Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KY THUAT HOC TICH CUC Luoc do tu duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.19 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỸ THUẬT HỌC TÍCH CỰC</b>
<b>Lược đồ tư duy</b>


<i><b>1. Khái niệm</b></i>


Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình
bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm
việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết
trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.


<i><b>2. Cách làm</b></i>


•Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.


•Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó
được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết
trên các nhánh.


•Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in
thường.


•Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
<i><b>3. Ứng dụng của lược đồ tư duy</b></i>


Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
•Tóm tắt nội dung, ơn tập một chủ đề;


•Trình bày tổng quan một chủ đề;



•Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
•Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;


•Ghi chép khi nghe bài giảng.
<i><b>4. Ưu điểm của lược đồ tư duy</b></i>


•Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;


•Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
•Nội dung ln có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;


•Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
<b>Phương pháp liên tưởng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nói cụ thể, phương pháp liên tưởng là cách kết nối một vấn đề đang học,
một vấn đề đang gặp phải cần được ghi nhớ, một vấn đề chưa thật quen
thuộc, chưa thật hiểu rõ, nay ta móc nối nó vào cái mà mình đã biết rành rẽ
thì sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu.


Để ứng dụng, ta cần xem lại các định luật liên tưởng như sau:


1- Luật tương tự: các sự vật tương tự về tính chất hoặc đặc trưng có thể
hình thành liên tưởng. Như sắt thép làm ta liên tưởng đến sự cứng rắn,
truyện “Tấm Cám” làm ta liên tưởng đến tình cảm gia đình…


2- Luật tương phàn: Các sự vất có những đặc điểm tương phản có thể hình
thành liên tưởng. Như: sáng-tối, nóng-lạnh, nhút nhát-can đảm, thành
công-thất bại…



3- Luật gần nhau: các sự vật gần nhau về thời gian và khơng gian cũng
hình thành liên tưởng. Như thấy hoa thì có thể liên tưởng đến bướm, đến
ong…


4- Luật quan hệ: Hình thành liên tưởng do mối quan hệ giữa các sự vật.
Như: do cây cối ta nghĩ đến rừng, thấy ong ta nghĩ đến mật lại có thể tiếp tục
liên tưởng đến sự ngọt ngào…


5- Ba luật phụ là:


- Luật sáng rõ: liên tưởng càng rõ ràng thì ấn tượng càng sâu sắc.


- Luật lập lại: ấn tượng càng sâu sắc khi liên tưởng được lập đi lập lại nhiều
lần.


- Luật (thời gian) xa gần: thời gian hình thành liên tưởng càng gần càng
sâu sắc, càng xa chúng ta thì càng mờ nhạt.


Mỗi loại liên tưởng sẽ là một kết nối, là một “móc dính” với các nội dung tư
liệu cần ghi nhớ. Vì thế, nếu bạn muốn có một trí nhớ tốt hãy thường xuyên
rèn luyện: Khéo léo kết nối nó với những sự vật, sự việc mn màu mn
sắc trong cuộc sống chung quanh. Chắc chắn bạn sẽ có một trí nhớ ngày
càng tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tóm lại, phương pháp liên tưởng là một phương pháp tư duy quan trọng rất
thường được sử dụng. Nó khơng chỉ có tác dụng và cần thiết trong đời sống
học tập hiện nay của bạn, mà phương pháp liên tưởng này sẽ còn rất hữu
dụng và cần thiết cho suốt cả cuộc đời.


<b>Kĩ thuật thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích</b>


<b>cực hố</b>


Thiết kế phương pháp dạy học (PPDH) là chức năng và công việc chuyên
môn của giáo viên (GV). Nhưng GV phải dựa vào lí luận phương pháp và
những quy tắc kĩ thuật nhất định để thiết kế mới đạt hiệu quả cao, mặc dù
đương nhiên phải vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp cá nhân nữa. Vấn đề
thiết kế hay lựa chọn PPDH cho đến nay chưa được làm rõ, nên GV gặp
nhiều khó khăn trong việc đổi mới PPDH dạy học của mình. Chúng tơi
khơng tán thành quan niệm cho rằng để đổi mới PPDH, GV phải biết lựa
chọn PPDH phù hợp, theo những yêu cầu nào đó. Điều này khơng chính xác,
hơn nữa cịn gây lạc hướng và hiểu sai nhiệm vụ. Nếu đã có sẵn những
PPDH mới để lựa chọn, thì GV không cần phải đổi mới, mà chỉ việc áp dụng
mẫu có sẵn mà mình thích hoặc thấy phù hợp, cịn đổi mới PPDH là việc của
ai đó. Mặt khác, những PPDH mới này tư dưng ở đâu mà ra, nếu khơng phải
do chính giáo viên tạo ra ? Chúng tôi xin bàn về thiết kế PPDH, do GV thực
hiện, sau đó dựa vào chính thiết kế mới của mình mà tạo ra PPDH và tiến
hành trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục của mình, chứ khơng phải PPDH
của người khác.


I. Những nguyên tắc thiết kế PPDH


I.1. Thiết kế PPDH phải tuân thủ bản chất khái niệm PPDH


Từ sự thừa nhận PPDH là cách thức hoạt động của GV, được thực hiện trong
quá trình dạy học để tác động đến người học và việc học của họ nhằm hướng
dẫn họ học tập và giúp họ đạt mục tiêu học tập, đương nhiên phải thừa nhận
PPDH tồn tại hiện thực trên lớp học, trong quá trình dạy học thực tế, chứ
không phải trên giấy, trên sách báo và bài giảng ở trường sư phạm. Các
PPDH xuất hiện ở mỗi bài học, trong sự tương tác giữa GV và người học,
giữa họ và các yếu tố của mơi trường dạy học lúc đó. Điều đó có nghĩa GV


cùng người học của mình tạo ra và tiến hành PPDH trên lớp, trong tiến trình
bài học, trên cơ sở thiết kế của mình hoặc thiết kế mượn của người khác. Cái
có sẵn khơng phải là PPDH, mà là sự mơ tả, lí thuyết, mơ hình và cùng lắm
là thiết kế PPDH.


Mỗi PPDH luôn cấu thành từ 3 thành phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

của PPDH, nó xác định bản chất của PPDH, làm cho PPDH này khác PPDH
kia.


2) Hệ thống KN phù hợp để thực hiện phương pháp luận này trong bài học
với nội dung học vấn đặc trưng của lĩnh vực học tập đó (bài học Tốn, Khoa
học, Thể dục,… khác nhau thì phương pháp luận đó địi hỏi những KN khác
nhau) – chúng xác định với khả năng hành động thế nào và bằng cách nào
GV có thể biến phương pháp luận đã chọn thành phương thức tác động thật
sự đến người học và quá trình học tập. Đây là mơ hình tâm lí của PPDH.
3) Những kĩ thuật, công cụ, phương tiện,… được sử dụng để thực hiện các
KN (thiếu chúng thì các KN khơng được thực thi) và được tổ chức theo
phương pháp luận đã chọn – PPDH có thực sự là PPDH hay khơng là do
phần vật chất này quyết định, vì chỉ có phần này của PPDH mới tác động
đến người học và quá trình học tập. Đây là hình thức vật chất của PPDH,
chẳng hạn lời nói, chữ viết, tranh, ảnh, dụng cụ thí nghiệm, tài liệu media,
hành vi giao tiếp,...


Sự tổ chức thống nhất của 3 phần này trong tư duy và trong hoạt động vật
chất mới tạo nên một PPDH cụ thể. Riêng phần 1 chỉ là phương pháp luận,
phần 2 chỉ là KN dạy học, còn phần 3 chỉ là phương tiện và kĩ thuật dạy học.
Gộp cả 3 lại một cách tùy tiện thì khơng thành PPDH nào rõ ràng, mà phải
tổ chức chúng theo một logic nhất định, trước hết là logic trình bày nội dung
bài học, mơn học như Toán, Văn, Đạo đức,… Nguyên tắc này tương tự như


thiết kế nhà. Nhà có những phần nào thì phải thiết kế những phần ấy. Đó là
thiết kế kiến trúc và kiểu dáng, thiết kế cơng trình và kết cấu, thiết kế cảnh
quan và nội thất,…


I.2. Thiết kế PPDH phải thích hợp, hài hịa với thiết kế tổng thể của bài học
Các thành phần thiết kế bài học gồm: thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung,
thiết kế các


hoạt động của người học, thiết kế nguồn lực và phương tiện, thiết kế môi
trường học tập, đặc biệt quan trọng là thiết kế hoạt động. Từ thiết kế bài học,
GV mới thiết kế PPDH một cách chi tiết và đây chính là thiết kế họat động
của người dạy. Toàn bộ thiết kế bài học cho thấy diện mạo chung của PPDH,
bên cạnh mục tiêu, nội dung, phương tiện, các yếu tố và tổ chức môi trường,
chứ chưa phản ánh thiết kế chi tiết của PPDH.


Cần đặc biệt lưu ý hoạt động của người học khi thiết kế PPDH. Khi đặt trong
thiết kế chung, có 4 loại hoạt động cơ bản mà người học phải thực hiện để
hoàn thành mỗi bài học (tương ứng với một khái niệm hoặc đơn vị giá trị
như KN, chuẩn mực,…).


1) Hoạt động phát hiện-tìm tịi, giúp người học sinh phát hiện sự kiện, vấn
đề, tình huống, nhiệm vụ học tập và tìm ra những liên hệ, xu thế, dữ liệu,
thông tin giá trị,… trong các tình huống, sự kiện,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3) Hoạt động áp dụng kết quả xử lí-biến đổi và phát triển khái niệm, giúp
người học hoàn thiện tri thức, KN mơn học qua hành động thực tế, trong tình
huống khác trước và nhờ đó phát triển thêm các sự kiện, bổ sung thông tin,
trải nghiệm giá trị.


4) Hoạt động đánh giá quá trình và kết quả, giúp người học điều chỉnh nội


dung và cách học, phát triển những ý tưởng mới.


Mỗi hoạt động có thể bao gồm một hoặc một số hoạt động cụ thể khác nhau
tùy theo nội dung và yêu cầu cụ thể của bài học.


Việc thiết kế PPDH phải bám sát từng loại hoạt động này, cũng như phương
tiện, môi trường của bài học. Tương ứng với loại hoạt động 1 của người học,
có một thiết kế PPDH và một phương án dự phòng. Giống như thế, thiết kế
PPDH cho loại hoạt động 2, 3 và 4 của người học. Sự vận hành chung của 4
loại thiết kế PPDH cho mỗi loại hoạt động sẽ tạo nên thiết kế chi tiết PPDH
cho toàn bộ bài học.


I.3. Thiết kế PPDH phải dựa vào những phương thức học tập và các kiểu
PPDH chung


Các phương thức học tập tổng quát của con người mà bất kì ai cũng trải qua
trong học tập là:


1) Học bằng cách bắt chước, sao chép mẫu-đó là cơ chế tự nhiên và phổ biến
nhất của học tập, giúp con người thu được hầu hết những bài học trực quan
trong đời mình.


2) Học bằng làm việc (bằng hành động có chủ định), đó là cách học chủ yếu
bằng tay chân, vận động thể chất và tập luyện, qua làm việc mà biết, hiểu và
lĩnh hội giá trị.


3) Học bằng trải nghiệm các quan hệ chia xẻ kinh nghiệm, đó là cách học
chủ yếu bằng rung cảm, xúc cảm, cảm nhận, có rất nhiều dạng kinh nghiệm
xã hội như đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật phải học bằng cách này.
4) Học bằng suy nghĩ lí trí, tức là bằng ý thức lí luận, tư duy trừu tượng, suy


ngẫm trên cơ sở hoạt động trí tuệ để giải quyết vấn đề.


Dựa theo những phương thức học tập mà lựa chọn phương pháp luận dạy
học hoặc lí thuyết PPDH. Bởi vì, để thực hiện chức năng tích cực hóa,
PPDH bắt buộc phải dựa vào người học (khả năng, thiện chí) và hoạt động
của người học.


Tương ứng với những phương thức học tập như vậy, có thể có những kiểu
PPDH được phân biệt với nhau về nguyên tắc lí luận. Đó là:


1. Kiểu PPDH thơng báo-thu nhận
2. Kiểu PPDH làm mẫu-tái tạo
3. Kiểu PPDH kiến tạo-tìm tịi


4. Kiểu PPDH khuyến khích-tham gia


5. Kiểu PPDH tình huống (hay vấn đề)-nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

của GV và người học. Mỗi kiểu PPDH có nhiều KN, mỗi mơ hình này lại có
vơ vàn hình thức vật chất. Do đó trong hiện thực, các hiện tượng của PPDH
là vô hạn, mặc dù về lí luận (bản chất) chỉ có hữu hạn các kiểu PPDH. Khi
thiết kế PPDH cần dựa vào quan niệm hoặc lí thuyết khoa học mà mình tin
cậy về các phương thức học tập và kiểu PPDH, và nói chung là những lí
thuyết học tập và giảng dạy.


I.4. Thiết kế PPDH phải dựa vào kinh nghiệm sư phạm và trình độ phát triển
KN dạy học của GV


Điều này là đương nhiên, vì chủ thể thiết kế và thực hiện PPDH chính là nhà
giáo trực tiếp dạy học. Những KN dạy học thiết yếu gồm 3 nhóm: nhóm kĩ


năng thiết kế giảng dạy; nhóm kĩ năng tiến hành giảng dạy; nhóm kĩ năng
nghiên cứu học tập và nghiên cứu người học.


Khi thiết kế PPDH, GV phải cân nhắc về chính mình và lớp học của mình để
tạo ra bản thiết kế khả quan nhất trong giới hạn khả năng của mình. Thiết kế
tốt là thiết kế mà không chỉ GV này thực hiện được, mà các đồng nghiệp
cũng thực hiện được nếu tuân thủ đúng nội dung thiết kế, song chính GV
thiết kế là người thực hiện hiệu quả nhất.


II.Quy trình thiết kế PPDH


II.1. Thiết kế bài học và phân tích thiết kế đó


Kĩ thuật thiết kế bài học là việc phức tạp. Qua thiết kế này, GV đã xác định
và thiết kế mục tiêu, nội dung học tập, các hoạt động của người học, các
nguồn lực và phương tiện, môi trường học tập. Đây là chỗ dựa chủ yếu để
thiết kế PPDH nhưng chưa đủ để thiết kế thành công.


II.2. Lựa chọn kiểu PPDH và thiết kế phương án kết hợp các kiểu đã chọn
Dựa vào thiết kế bài học và nhận thức lí luận của mình về các kiểu PPDH
(tức là phương pháp luận cụ thể), GV lựa chọn các kiểu PPDH và thiết kế
trình tự, cách thức kết hợp chúng với nhau trong phạm vi bài học đó và có
thể trong cả chuỗi bài học kế tiếp nhau. Điều này có nghĩa là: kiểu PPDH
phải được tổ chức thống nhất với từng loại họat động của người học, theo
các phương án thiết kế chính thức và dự phịng.


Ví dụ: đối với loại hoạt động phát hiện-tìm tịi của người học, có thể chọn
kiểu PPDH kiến tạo-tìm tịi kết hợp với kiểu khuyến khích-tham gia trong 1
hoạt động. Nếu dự cảm thấy có thể chưa thành cơng thì GV nên dự phòng
phương án khác, chẳng hạn kiểu PPDH làm mẫu-tái tạo kết hợp với kiểu


kiến tạo-tìm tịi,... Trong những loại hoạt động khác cũng thực hiện những
bước tương tự.


II.3. Xác định những KN cần thiết của mỗi mơ hình cụ thể thuộc kiểu PPDH
đã chọn và thiết kế chúng thành hệ thống


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ví dụ 1: kiểu PPDH khuyến khích-tham gia có những mơ hình phổ biến sau:
1. Đàm thoại


2. Heuristic hay tìm tịi từng phần
3. Làm sáng tỏ giá trị


4. Song đề


5. Tình huống quan hệ
6. Thảo luận tham gia


Ví dụ 2: kiểu PPDH kiến tạo-tìm tịi có những mơ hình:
1. Tìm tịi thực nghiệm di chuyển


2. Tìm tịi thực nghiệm biến đổi


3. Tìm tịi bằng hành động theo giai đoạn
4. Thảo luận thực nghiệm


5. Động não...


Ví dụ 3: kiểu PPDH vấn đề-nghiên cứu có những mơ hình:
1. Thảo luận giải quyết vấn đề



2. Tranh luận động não
3. Nghiên cứu ngẫu nhiên
4. Nghiên cứu tổng hợp hóa
5. Xử lí tình huống


6. Nghiên cứu độc lập...


Ví dụ 4: kiểu PPDH thơng báo-thu nhận có những mơ hình sau:
1. Giải thích-minh họa


2. Thuyết trình
3. Giảng giải


4. Trình bày tài liệu
5. Đọc-chép


6. Kể chuyện...


Ví dụ 5: kiểu PPDH làm mẫu-tái tạo có những mơ hình:
1. Các trị chơi dạy học


2. Thị phạm trực quan
3. Trình diễn trực quan
4. Luyện tập hệ thống hóa


5. Ơn tập theo tín hiệu điểm tựa...


Những mơ hình như thế vơ cùng phong phú trong kinh nghiệm dạy học ở
nhà trường. Khi thiết kế KN, GV phải chọn một vài mô hình cho mỗi kiểu
PPDH thích hợp với mình bằng cách đối chiếu chúng với vốn KN mà mình


có và khả năng hoạt động của người học (nhất là KN học tập của họ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

quản lí thời gian, đánh giá tiếp diễn kết quả họat động, tổ chức môi trường
và chỗ ngồi trong lớp, giao tiếp văn hóa trên lớp với cá nhân, nhóm và cả
lớp, KN quan sát và ghi chép bảng, KN thiết kế và sử dụng phiếu học tập
(phiếu sự kiện, phiếu làm việc),… Muốn vậy, phải có điều kiện là người học
biết phát biểu ý kiến, có tính sẵn sàng chia xẻ quan điểm trong nhóm, biết
làm việc cá nhân và hợp tác với người khác, có khả năng tri giác nhạy bén
và nhanh hiểu, biết thu thập dữ liệu, đánh giá và xử lí thơng tin trong quá
trình trao đổi ý kiến, biết lắng nghe người khác và thu hút người khác nghe
mình,...


II.4. Xác định và thiết kế các phương tiện, công cụ, kĩ thuật phù hợp với
những mơ hình PPDH đã chọn


Đây là thiết kế hình thức vật chất của PPDH. Các PPDH thường bị lẫn với
nhau chính ở điểm này, và GV mất phương hướng. Cũng điểm rắc rối này
làm cho đa số GV lúng túng khơng thể giải thích được mình đổi mới PPDH
nào, và chân dung thực sự của nó ra sao. Xét riêng về mặt phương tiện, công
cụ, tất cả các PPDH đều trùng nhau, như nhau, và là tất cả những hiện tượng
sư phạm mà chúng ta thấy trên lớp trong khi quá trình dạy học đang diễn ra.
Chỉ khi nào những bước trên được thực hiện đúng và nghiêm túc, tổ chức,
thì đến bước này GV mới ý thức rõ được mình tổ chức các phương tiện,
cơng cụ theo kiểu và mơ hình PPDH nhất định nào. Khi đó GV mới thực sự
là chủ thể tự giác của PPDH và có thể đổi mới PPDH.


Theo ví dụ đã nêu trên về mơ hình thảo luận nhóm, GV phải chọn các phiếu
học tập phù hợp với nội dung và chủ đề học tập và thiết kế các loại phiếu
vừa đủ và hợp lí; chọn và thiết kế các kiểu câu hỏi với số lượng và tính chất
thích hợp; chọn các học liệu bổ trợ như tranh, phim, phần mềm, bảng thống


kê,…; chọn những dụng cụ đo, thiết bị trình diễn thơng tin; thiết kế các bài
trắc nghiệm, các phiếu điều tra, bài tập và tình huống, chọn và tổ chức sơ đồ
thảo luận theo quy mơ nhóm, ghép nhóm người học và kĩ thuật quản lí thời
gian;… Bước này cần được kết hợp chặt chẽ với việc thiết kế phương tiện từ
khâu thiết kế bài học nói chung. Đến đây, hệ thống phương tiện, công cụ,
học liệu, các điều kiện bên trong của hoạt động giảng dạy mới thực sự được
xác định chắc chắn và đáng tin cậy-chúng vừa thích hợp với thiết kế bài học,
vừa thích hợp với thiết kế bài học, vừa thích hợp với thiết kế PPDH cụ thể
của bài học


<b>Kết luận:</b>


Tóm lại, để đổi mới PPDH theo quan điểm thiết kế cần nhấn mạnh những
phương hướng sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

được mơ tả lí luận trong khoa học giáo dục, xác định đúng và tối ưu những
mơ hình tâm lí (KN) của kiểu PPDH đã chọn - tức là đúng khả năng sư
phạm của mình và đặc điểm của lớp học, người học.


* Cải thiện KN đã có nhưng chưa hiệu quả, học và bổ sung cho mình những
KN cịn thiếu nhưng cần phải có để thực hiện kiểu PPDH mà mình chưa
quen sử dụng hoặc chưa có đủ nhận thức lí luận.


* Thay đổi thói quen khơng phù hợp trong suy nghĩ và hành động dạy học,
nhờ thường xuyên chú ý áp dụng nhận thức lí luận về đổi mới dạy học và
những phương pháp luận dạy học hiện đại.


* Phát triển những mơ hình KN mới của PPDH theo những kiểu PPDH mà
mình đã trải nghiệm thành cơng nhiều lần. Đó chính là sáng tạo PPDH mới ở
hình thái KN và kĩ thuật, đồng thời là sự phát triển giá trị, kinh nghiệm nghề


nghiệp, nâng cao tay nghề. GV thực hiện việc này qua suy nghĩ tìm tịi và
trao đổi với đồng nghiệp hàng ngày, học hỏi lẫn nhau.


* Phát triển những phương tiện, học liệu và cơng cụ phù hợp nhất với mình
và phong cách của lớp, với nội dung và tính chất mơn học và tổ chức chúng
có hiệu quả nhằm thực hiện những kiểu và mơ hình PPDH mà mình đã chọn,
đã phát triển và đã có kinh nghiệm sử dụng thành công.


* Trước khi tiến hành dạy học và thực hiện PPDH, cần phải thiết kế nó cùng
với thiết kế bài học, trong đó cố gắng đưa những đóng góp và sáng tạo của
riêng mình cũng như sáng kiến của đồng nghiệp vào thiết kế.


</div>

<!--links-->

×