Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

GA PowerPoint Luat hien phapcuc hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.36 KB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LLCT Giáo viên :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾT CẤU NỘI DUNG I- NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP 1- Khái niệm 2- Đối tượng điều chỉnh II- HIẾN PHÁP- LUẬT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp 2- Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I- NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP 1- Khái niệm Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật , là tổng thể các quy phạm pháp luật thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong tổ chức nhà nước.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2- Đối tượng điều chỉnh * Chia theo nhóm lĩnh vực a - Nhóm quan hệ xã hội cơ bản trên các lĩnh vực chính trị kinh tế , văn hoá – xã hội quốc phòng, an ninh , đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc việt nam XHCN b - Nhóm quan hệ cơ bản giữa nhà nước và cá nhân c - Nhóm quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a - Nhóm quan hệ xã hội cơ bản trên các lĩnh vực chính trị kinh tế , văn hoá – xã hội quốc phòng, an ninh , đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc việt nam XHCN. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ trên LHP thể chế hoá đường lối cách mạng của Đảng , xác lập các thể chế pháp lý cơ bản của chế độ XHCN.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xác định bản chất của NN CHXHCNVN và nguồn gốc của quyền lực nhà nước * Về bản chất : + NN có bản chất giai cấp công nhân + Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN + Là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân , do dân, vì dân + Là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN + NN bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ văn minh......

<span class='text_page_counter'>(7)</span> *Nguồn gốc của quyền lực nhà nước: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giưa giai cấp công nhân vời giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức . Các cơ quan nhà nước và cá nhân không tự quyền mà chỉ có thẩm quyền do nhân dân uỷ nhiệm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HP 1992 sửa đổi 2001 Điều 2 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HP 1992 sửa đổi 2001 Điều 4 Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HP 1992 sửa đổi 2001 Điều 5 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HP 1992 sửa đổi 2001 Điều 6 Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> xác định cơ chế làm chủ của nhân dân trên cơ sở thể chế hoá mối qun hệ Đảng lãnh đạo , nhân dân làm chủ , nhà nước quản lý. + Xác định nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân Điều 2 ...Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.".

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - xác định các phương thức và các bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp Điều 3 - Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.".

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Điều 9 -Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tăng cường mối quan hệ trách nhiệm của cơ quan nhà nước , cán bộ , nhân viên NN trước nhân dân và bằng việc nhân dân trực tiếp tham gia các công việc của nhà nước và xã hội ở cơ sở , thực hiện các quyền công dân Điều 8 Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.".

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Xác định hình thức chính thể của nhà nước là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa - Xác định một hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước như: nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp chế, NN quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan, cá nhân phải chấp hành PL.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> xác định hệ thống các chính sách cơ bản của nhà nước về đối nội, đối ngoại , như: - Chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Điều 15 Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.".

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Chính sách văn hoá- xã hội Điều 30 Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.".

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Chính sách văn hoá- xã hội Điều 31 ` Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân,... giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa Điều 32 Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Chính sách quốc phòng an ninh và đối ngoại - Chính sách xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang .......................

<span class='text_page_counter'>(21)</span> b- Nhóm quan hệ xã hội cơ bản giữa nhà nước và cá nhân - Các nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân gồm: + Nguyên tắc quyền con người về: Chính trị , dân sự , kinh tế, văn hoá và xã hội Điều 50 Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Nguyên tắc quyền con người về: Chính trị , dân sự , kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều 57 Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Điều 58 Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Nguyên tắc quyền con người về: Chính trị , dân sự , kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều 61 Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích NN , tập thể và cá nhân + Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật + Nguyên tắc nam nữ đều có quyền ngang nhau, quyền công dân và nghĩa vụ không tách rời nhau + Nguyên tắc ràng buộc về quyền và nghĩa vụ. đảm bảo cho mỗi cá nhân có cơ hội và đièu kiện phát triển toàn diện.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Luật hiến pháp trên cơ sở các nguyên tắc quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngành luật HP quy định thành + Chế độ và trách nhiệm phục vụ nhân dân + Các bảo đảm về mặt pháp lý để thực hiện các quyền đó + Quy định các quyền ưu tiên đối với những đối tượng đặc biệt ( Trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn..).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> c- Nhóm quan hệ CB về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. - Quy định nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ - Quy định cơ cấu bộ máy NN trình tự hình thành , các nguyên tắc tổ chức và hoạt động , chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan NN , các bảo đảm để các cơ quan thực hiện được chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của mình.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bộ máy nhà nước theo HP 1992 - Quốc hội Điều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Chủ tịch nước Điều 101+ Điều 103 - Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. - Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Chính phủ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc chính phủ Bộ cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành , lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành , lĩnh vực; thưucj hiện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp , có nhiệm vụ bảo vệ + Pháp chế xã hội chủ nghĩa , + Chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân + Tài sản NN, của tập thể + Bảo vệ tính mạng , tài sản , tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Điều 126 Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bộ (19) 1 Bộ Quốc phòng 2- Bộ Công an 3- Bộ Ngoại giao 4- Bộ Xây dựng 5- Bộ Tư pháp 6- Bộ Tài chính 7- Bộ Công thương 8- Bộ Giao thông Vận tải 9- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 10- Bộ Thông tin và Truyền thông.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Bộ (19) 11- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 12- Bộ Giáo dục và Đào tạo 13- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 15- Bộ Y tế 16- Bộ Nội vụ 17- Bộ Khoa học và Công nghệ 18 - Ủy ban Dân tộc 19- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Cơ quan ngang Bộ (4) 20 -Thanh tra Chính phủ 21- Ngân hàng Nhà nước 22- Văn phòng Chính phủ 18 - Ủy ban Dân tộc 23- Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia 18 - Ủy ban Dân tộc.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Cơ quan thuộc chính phủ (8) 1- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3- Thông tấn xã Việt Nam 4- Đài Tiếng nói Việt Nam 5- Đài Truyền hình Việt Nam 6- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 7- Học viện CC - HC Quốc gia Hồ Chí Minh 8- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> II- HIẾN PHÁP- LUẬT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp 2- Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp *LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM Có hai luồng tư tưởng lập hiến chủ yến là: - Đối với bọn tư sản phản động mà đại diện là Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng Lập hiến 1923) thì nảy sinh tư tưởng muốn thực dân Pháp ban bố cho Việt Nam (dân An Nam) một bản Hiến pháp với một số quyền tự do, dân chủ, thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và thiết lập chế độ dân chủ ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp. Như vậy, khuynh hướng này đã thể hiện rõ sự thỏa hiệp, sự dung hoà lợi ích giữa triều đình phong kiến, thực dân Pháp và với dân ta bằng một bản Hiến pháp..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp Tính không khả thi của tư tưởng - Một là: Muốn dung hoà các lợi ích vốn đã không dung hoà được giữa đế quốc thực dân và người dân thuộc địa. Việc đảm bảo lợi ích của một bên nhất định sẽ đi đến chỗ hạn chế lợi ích của bên kia và ngược lại. - Hai là: Vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề có tính chất cơ bản xung quanh việc xây dựng một bản Hiến Pháp như: ai sẽ là nguời xây dựng bản Hiến pháp, nó có đảm bảo khách quan trong việc dung hòa các lợi ích trên hay không… Cho nên, thực chất đây là tư tưởng hoàn toàn sai lầm, mang tính chất mị dân là chủ yếu..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp Tư tưởng thứ hai - Tư tưởng của những nhà cách mạng yêu nước mà đại diện là Nguyễn Ái Quốc với chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng một bản Hiến pháp của NN độc lập đó . Tư tưởng lập hiến của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rất rõ trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguời đã gởi cho Hội nghị Vessailles năm 1919. Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp Các bản hiến pháp của việt nam 1- Hiến pháp 1946 2- Hiến pháp 1959 3 - Hiến pháp 1980 4 - Hiến pháp 1992.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> * Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1946. Sau Quốc khánh 2/9/1945 , trong phiên họp đầu tiên của Chính Phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 1- Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp *Bản chất của Hiến pháp - Là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội , thể hiện tập trung ý chí của giai cấp cầm quyền thống trj trong xã hội - Hiến pháp ra đời trong các chế độ nhà nước dân chủ . Tư tưởng lập hiến tư sản và bản HP tư sản đầu tiên pháp lý tiến bộ không chỉ của CMTS mà là thành quả của cuộc đấu tranh dân chủ liên tục lâu dài của nhân loại.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2- Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN. - Nội dung của hiến pháp + Do QH soan thảo , thông qua và sửa đổi + Các quy định của HP xác lập hệ thống thể chế của chế độ nhà nước XHCN , làm cơ sở cho việc tổ chức NN , tổ chức xã hội theo quan điểm của chính đảng giai cấp công nhân - Về giá trị pháp lý của Hiến pháp.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2- Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN - Về giá trị pháp lý của Hiến pháp + HP là cơ sở của hệ thống pháp luật và công tác xây dựng pháp luật + Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất . Mội văn bản khác phải phù hợp với HP ( Kể cả các điều ước quốc tế).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Hiến pháp Hoa kỳ Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Nó là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Hiến pháp Hoa kỳ Lời mở đầu Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc, với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước và sự phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong liên minh, giữ vững nền tự do cho bản thân và các thế hệ mai sau, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này cho Hợp chúng quốc Mỹ châu..

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

×