Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011. Môn thi: Ngữ văn. Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) . I.Tiếng Việt: (2.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là quan hệ từ? Đặt một câu với cặp từ “Tuy - nhưng”. Câu 2: (1.0 điểm) Phát hiện và chữa những chỗ chưa hợp lí trong các câu dưới đây: a) Em Thủy luôn luôn bảo vệ quần áo sạch sẽ. b) Thực dân Pháp ngoan cường chống cự đã bị nhân dân ta tiêu diệt. c) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. d) Họ đã tìm ra được giải pháp tối ưu nhất. II. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm). Câu 1: (1điểm): Hãy chép lại bài thơ “Cảnh khuya” và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Câu 2: (2 điểm): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. III.Tập làm văn: (5.0 điểm).Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo,…). ……………………Hết………………….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: Ngữ văn Lớp 7. . I. Tiếng Việt: (2.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm). * Nêu đúng quan hệ từ.(0.5 điểm): Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu so sánh, nhân quả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. * Đặt câu đúng (0.5 điểm). Tuy hôm nay em không khỏe nhưng em vẫn đi học. Câu 2: (1.0 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,25đ). a. Bảo vệ giữ gìn. b. Ngoan cường ngoan cố. c. Giá nếu. d. Tối ưu nhất tốt nhất (tối ưu). II. Đọc hiểu văn bản: (3 điểm). Câu 1: (1điểm) Chép lại đầy đủ, đúng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu đầy đủ, đúng nội dung và nghệ thuật bài thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng long cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.. * Nghệ thuật: - Phương thức biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. - Biện pháp so sánh, giọng thơ linh hoạt. - Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc. * Nội dung:Bài thơ miêu tả cảnh chiến khu Việt Bắc qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Câu 2: Đúng cả 2 đạt (2 điểm), chỉ đúng 1 ý cho (0,5 điểm). - Cụm từ “ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là: + Chỉ tác giả và bạn của mình + Sự hòa hợp giữa tình bạn : đậm đà, thắm thiết, một niềm vui trọn vẹn…). - Cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là: + Chỉ tác với nỗi niềm của chính mình (0,5 đ). + Sự cô đơn nhỏ bé của con người trước non nước bao la. (0,5 đ). III. Tập làm văn: (5.0 điểm). a.Nội dung: (4,0 điểm). * Yêu cầu: - Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm. - Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... về người thân thực sự chân thành, sâu sắc. - Biết thông qua các kỷ niệm, các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc. - Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm, liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm. 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ,....) - Tình cảm yêu quý, kính trọng của em đối người đó. 2. Thân bài: (3,0 điểm) - Hoàn cảnh sống của người thân: Người thân sống ở đâu? Sống như thế nào? (Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…). - Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào? 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân. b) Hình thức: (1 điểm) - Bố cục rõ ràng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc… - Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học. - Không sai chính tả . ……………………Hết………………….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>