Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.8 KB, 18 trang )

I. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
I. Những quy định chung
1.
Cơ chế thay đổi thuế suất
2. Cơ chế trưởng thành
II.
Những quy định khuyến khích đặc biệt
III.
Các nước kém phát triển
IV. Thu hồi tạm thời chế độ GSP
V.
Đình chỉ ưu đãi đối với những sản phẩm phải tuân theo những biện
pháp chống phá giá
VI. Cơ chế bảo vệ
VII. Quy tắc xuất xứ
1.
Tiêu chuẩn xuất xứ
2. Quy định về vận chuyển thẳng
3.
Chứng từ
4.
Danh sách các nước được hưởng GSP của EU

Áp dụng những nguyên tắc trong hệ thống ưu đãi phổ cập của UNCTAD, chế độ
ưu đãi phổ cập của EU được ban hành vào ngày 1/7/1971, chế độ này khác với
những quy tắc của GATT và chế độ tối huệ quốc, và được GATT công nhận như là
một ngoại lệ chính thức, mà thường được biết như là "điều khoản uỷ quyền". Điều
khoản này được thông qua lần đầu tiên vào ngày 25/7/1971 và được sửa đổi vào
28/11/1979.
Chế độ GSP của EU, kể từ khi ban hành lần đầu tiên, đã được ban hành mới,
với quan điểm toàn diện diễn ra 10 năm một lần. Lần sửa đổi đầu tiên là vào


1/1/1981 và được áp dụng đến 1/1/1986. Việc sửa đổi định kỳ 10 năm một lần vào
ngày 1/1/1991 được hoãn cho đến 1/1/1995, lúc này là lúc một chế độ mới có hiệu
lực dựa trên sự chỉ đạo của Uỷ ban vào tháng 6 năm 1994 và được Hội đồng nhất trí
thông qua vào 19/121994.
Nội dung chính chế độ GSP của EU
Chế độ GSP là một công cụ chính sách thương mại độc lập nhằm mục tiêu
khuyến khích phát triển, không sử dụng một trong những công cụ chính sách thương
mại truyền thống, là thuế quan. Chế độ nhằm cho những nước đang phát triển hưởng
mức thuế quan thấp hơn mức thuế quan áp dụng cho các nước phát triển, cho hàng
hoá xuất khẩu của những nước được hưởng đó khi thâm nhập thị trường EU.
Ngày nay, quan điểm được chấp nhận trên vẫn là một trong những cách tốt
nhất để khuyến khích phát triển chung của nền kinh tế. Vai trò của GSP là trợ giúp
các nước đang phát triển công nghiệp hoá, đa dạng hoá hàng xuất khẩu và do đó
tăng kim ngạch xuất khẩu. (Ngoài ra, GSP, với vai trò hiện nay của mình, đưa ra
những động lực tích cực cho những nước được hưởng mà đang tuân thủ các hiệp định
quốc tế và bảo vệ môi trường và bảo vệ trẻ em và cấm lao động cưỡng bức).
Trong những năm đầu tồn tại, chế độ GSP là công cụ duy nhất cho phép các
nước liên quan khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu không được phát triển,
những nước này không có vị trí tham gia vào cơ chế tự do hoá thương mại (GATT),
và do đó không thể hưởng ưu đãi đầy đủ từ cơ chế này, cơ chế được dựa trên cơ sở
có đi có lại.
Do đó GSP được cho là một sự lựa chọn đối với cơ chế GATT đối với các nước
liên quan; vì vậy nó rất quan trọng.
Tình hình ngày nay đã có một số thay đổi. Các nước phát triển đã tự nhận ra
rằng quyền lợi của họ là tham gia vào hệ thống thương mại đa phương và họ có khả
năng tham gia vào hệ thống này. Gia nhập GATT, và ngày nay là WTO đã trở thành
mục tiêu chính của họ, và công cụ lựa chọn, GSP, đã được coi chỉ là cơ chế đa
phương bổ sung. Xu hướng này đã được xác nhận bởi việc xoá dần các giới hạn ưu
đãi dành cho các nước đang phát triển như hàng rào thuế quan đã được giảm dần
sau mỗi một cuộc họp mới của tự do hoá GATT. Hiệp ước Maastricht tạo ra sức đẩy

mới cho chính sách đối ngoại của EU nói chung và chính sách phát triển của Eu nói
riêng bằng cách xác định sự phát triển xã hội và kinh tế của các nước liên quan và sự
hoà nhập dần dần vào kinh tế thế giới của họ như là mục tiêu chủ yếu.
Chế độ GSP hoạt động như thế nào
Trước đây, các quy định được Hội đồng phê chuẩn mỗi năm về ưu đãi thuế
quan áp dụng từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm đó cho những sản phẩm
thuộc chế độ và xuất xứ từ nước được hưởng. Tuy nhiên ngày nay với quan điểm tạo
ra một môi trường thương mại công bằng hơn, chế độ GSP là chế độ nhiều năm.
Chế độ GSP đầu tiên của EU tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm (1971 -
1981) và được sửa đổi cho thập niên thứ hai (1981 - 1991). Trong khoảng thời gian
này, GSP của EU đã được xem xét lại hàng năm, các quy định của EU được ban hành
hàng năm, thường trong tháng 12, và được áp dụng cho năm dương lịch tiếp theo.
Thay đổi hàng năm là về phạm vi sản phẩm, hạn ngạch, giới hạn cao nhất và hoạt
động hành chính, các nước được hưởng và ưu đãi về thuế đối với nông sản. Trong
năm 1991, lúc kết thúc thập niên thứ hai, chế độ này đã đến hạn phải sửa đổi. Tuy
nhiên, trong khi chờ kết quả của vòng đàm phán Urugoay, chế độ năm 1991 được
mở rộng với nhiều sửa đổi cho đến năm 1994, khi Cộng đồng đưa ra một chế độ 10
năm khác. Vào 1/1/1995, EU chấp thuận chế độ GSP đầu tiên cho giai đoạn 1995 -
2004. EU đã ban hành những quy định cho giai đoạn 5 năm đầu 1995 - 30/6/1999.
Đối với giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001, EU đã sửa đổi chế độ GSP của mình.
Tuy nhiên cấu trúc căn bản của chế độ 1995-2004 không thay đổi.
Trên thực tế, sửa đổi năm 1995 thay đổi cấu trúc tổng thể của chế độ, chế độ
này kể từ đó luôn xoay quanh ba vấn đề chủ yếu, đó là cắt giảm thuế suất, cơ chế
trưởng thành ngành quốc gia, và các quy định khuyến khích đặc biệt.
Sửa đổi xoá bỏ giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu hưởng GSP. Nó được thay
thế bởi "cắt giảm thuế suất", theo cách này "khối lượng miến thuế cố định" và giới
hạn tối đa (liên quan đến sản phẩm công nghiệp nhạy cảm) và "khối lượng giảm thuế
cố định" (liên quan đến hàng nông sản) đã được thay thế bằng thuế suất giảm theo
hai loại nhạy cảm của sản phẩm.
Thay đổi chính thứ hai là đưa ra chính sách mở trưởng thành, bao gồm tiêu

chuẩn đối với sự trưởng thành của ngành - quốc gia.
Thay đổi chủ yếu thứ ba quy định về khuyến khích đặc biệt để có hiệu lực từ
1/1/1998. Những khuyến khích đặc biệt này được áp dụng trên cơ sở giới hạn ưu đãi
bổ sung dành cho những nước được hưởng tuân thủ một số điều kiện về tiêu chuẩn
lao động và tiêu chuẩn môi trường.
1. Những quy định chung
Những quy định chung được dựa trên hai cơ chế bổ sung, đó là thay đổi thuế suất và
cơ chế trưởng thành.
1.1. Cơ chế thay đổi thuế suất
Không giống như trước kia, chế độ hiện hành của EU không áp đặt giới hạn ưu
đãi (hạn ngạch, khối lượng hàng được hưởng thuế suất 0, các hạn mức tối đa). Nói
cách khác thuế ưu đãi được áp dụng cho đến khi nào chế độ hết hiệu lực, mà không
có giới hạn về số lượng. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhạy cảm (trước đây bị
áp dụng hạn ngạch và hạn mức tối đa), thuế ưu đãi không còn được giảm xuống
bằng 0 một cách tự động nữa, nhưng sẽ được thay đổi tuỳ theo tính nhạy cảm đối
với mỗi sản phẩm.
Tiêu chuẩn và mục tiêu của cơ chế thay đổi thuế suất
Có bốn loại sản phẩm:
- Sản phảm rất nhạy cảm: về cơ bản là hàng dệt, một số sản phẩm nông
nghiệp và hợp kim sắt, đối với những sản phẩm này thuế ưu đãi sẽ bằng 85% thuế
tối huệ quốc (MNF) (giới hạn ưu đãi là 15%).
- Sản phẩm nhạy cảm: bao gồm rất nhiều sản phẩm từ hoá chất đến giày dép,
điện tử, đến một số sản phẩm nông nghiệp, ô tô và bàn chải, đối với những sản
phẩm này thuế ưu đãi sẽ bằng 70% thuế tối huệ quốc (MNF) (giới hạn ưu đãi là
30%);
- Sản phẩm bán nhạy cảm: cũng rất đa dạng, đối với chúng thuế ưu đãi sẽ
bằng 35% thuế tối huệ quốc (MNF)(giới hạn ưu đãi là 65%);
- Sản phẩm không nhạy cảm, những sản phẩm này sẽ được miễn thuế hoàn
toàn (giới hạn ưu đãi là 100%).
Bởi vì cơ chế thay đổi thuế suất được dựa trên tính nhạy cảm của sản phẩm mà

không dựa trên tính cạnh tranh của quốc gia liên quan, thuế suất ưu đãi sẽ được áp
dụng cho mọi nước được hưởng mà không có sự phân biệt, trừ những nước kém phát
triển và những nước được hưởng theo quy định đặc biệt về "ma tuý".
Thuế ưu đãi và danh sách sản phẩm nhạy cảm sẽ có giá trị theo thời hiệu của
chế độ. Theo quy định mới nhất của EU áp dụng chế độ GSP cho giai đoạn 2002 đến
2004, sản phẩm sẽ chỉ còn được chia làm hai loại: sản phẩm không nhạy cảm và sản
phẩm nhạy cảm. Theo đó, sản phẩm không nhạy cảm sẽ được miễn thuế hoàn toàn,
sản phẩm nhạy cảm sẽ được giảm xuống 3,5% nếu thuế đối với sản phẩm cụ thể đó
là thuế tính theo trị giá hàng; được giảm xuống 30% nếu thuế cho sản phẩm cụ thể
đó là thuế đặc biệt.
Yếu tố duy nhất mà làm thay đổi tình trạng của sản phẩm trong thời gian có
hiệu lực của chế độ là việc áp dụng cơ chế bảo vệ, cơ chế này có thể được áp dụng
trong những trường hợp ngoại lệ, những trường hợp mà nhà sản xuất EU thấy trước
hoặc bị ảnh hưởng bởi những khó khăn nghiêm trọng. Cơ chế này gần giống với cơ
chế bảo vệ của GATT, việc áp dụng cơ chế này sẽ tuân theo một thủ tục là sự tổng
hợp của sự cần thiết điều tra chiều sâu (bởi Uỷ ban Điều hành mới) và sự phản ứng
mau lẹ.
1.2. Cơ chế trưởng thành
Theo chế độ trước, mức độ cạnh tranh khác nhau của các nước được hưởng có
thể được cho phép đối với một số sản phẩm bằng cách áp dụng hạn ngạch riêng lẻ
hoặc thậm chí loại trừ một số nước (sự phân biệt). Cơ chế trưởng thành là một cách
tiếp cận hoàn toàn khác. Để xác định đúng hơn tính cạnh tranh của một nước đối với
một số sản phẩm nhất định, chế độ hiện hành sẽ đánh giá khả năng công nghiệp mà
mỗi nước đạt được trong mỗi ngành sản xuất chính để xác định, trong khi xem xét
mức độ phát triển, nước nào vẫn cần được hưởng GSP để duy trì mức xuất khẩu đầy
đủ. Khi một nước đã phát triển tới một mức độ mà GSP không còn cần thiết để duy
trì mức xuất khẩu này, những ưu đãi GSP sẽ được rút dần dần trong những ngành
liên quan, trong khi cho những nước kém phát triển những lợi thế ưu đãi so với nước
vượt trội hơn. Nói cách khác, cơ chế trưởng thành có nghĩa là đối với một số sản
phẩm công nghiệp và nông nghiệp, những nước nhất định sẽ bị loại khỏi chế độ GSP.

Đây là một thay đổi chủ yếu mà sẽ nhấn mạnh lại vai trò chính của GSP là một
công cụ nhằm đến sự cần thiết phát triển.
1.2.1. Điều kiện áp dụng
Những ngành bị ảnh hưởng bởi cơ chế trưởng thành tại một nước sẽ được EU công
bố. Việc áp dụng cơ chế trưởng thành được dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể của EU.
Những tiêu chuẩn này bao gồm chỉ số chuyên môn cụ thể hoá đối với mỗi nước trong
mỗi ngành, cộng với chỉ số phát triển. Chỉ số chuyên môn hoá được dựa trên tỷ lệ
giữa phần của nước được hưởng trong tổng số hàng nhập khẩu của EU trong một
ngành hàng với phần của nước được hưởng trong tổng số hàng nhập khẩu của EU
trong tất cả các ngành hàng. Phần của một ngành hàng so với tất cả các ngành càng
lớn thì tính chuyên môn hoá càng cao. Chỉ số phát triển của nước được hưởng được
tính trên cơ sở thu nhập trên đầu người và mức xuất khẩu, so sánh với mức xuất
khẩu của EU. Tổng hợp hai tiêu chuẩn này nhằm tránh tác động mạnh đến tiêu chí
chuyên môn hoá đơn, theo tiêu chí này một nước thu nhập thấp có thể được coi là
trưởng thành trong ngành hàng mà nước đó chuyên môn hoá.
1.2.2. Phương pháp
Có ba phương pháp trong cơ chế trưởng thành
- Điều khoản trưởng thành phụ thuộc và điều khoản tối thiểu.
Theo điều khoản trưởng thành phụ thuộc, cơ chế trưởng thành cũng áp dụng
cho những nước mà hàng xuất khẩu của họ vào EU vượt quá 25% lượng hàng xuất
khẩu của tất cả các nước ưu đãi tới EU trong cùng ngành hàng trong năm tài chính
của chế độ trước. Điều khoản này áp dụng không kể chỉ số phát triển.
Theo điều khoản tối thiểu, cơ chế trưởng thành không áp dụng cho những nước
mà hàng xuất khẩu của họ vào EU không vượt quá 2% lượng hàng xuất khẩu của tất
cả các nước ưu đãi tới EU trong cùng ngành hàng trong năm tài chính của chế độ
trước.
- Thực hiện cơ chế trưởng thành
Việc áp dụng cơ chế trưởng thành đối với những sản phẩm công nghiệp được
thực hiện dần dần, tuỳ theo tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người của nước trưởng
thành trong những ngành cụ thể:

+ Đối với những quốc gia/lãnh thổ có tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người
hơn 6000 đô la trong năm 1991 (Ba -Ranh, Bru-nây, Hồng - Kông, Cô-Oét, Li-Bi, A-
rập Gia-Ma-Hi-Ri-Ya, NauRu, Ô-Man, Qua-ta, Hàn Quốc, A-Rập Xê-Út, Xingapo, Các
Tiểu vương quốc A-Rập thống nhất), theo dữ liệu cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới,
giới hạn ưu đãi sẽ được giảm xuống tới 50% từ 1/4/1995 và được huỷ bỏ
từ1/6/1996;
+ Đối với những nước khác, giới hạn ưu đãi được giảm đến 50% từ 1/1/1997
và huỷ từ 1/1/1998;
- Cơ chế trưởng thành quốc gia
Những nước tiến bộ nhất đáp ứng tiêu chuẩn sau sẽ bị loại khỏi danh sách các
nước và lãnh thổ được hưởng:
+ Tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người vượt quá 8210 đô la Mỹ trong năm
1995 theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới.
+ Chỉ số phát triển, tính theo công thức và số liệu do EU quy định, lớn hơn -1.
2. Những quy định khuyến khích đặc biệt
Đây là điểm nổi bật của chế độ GSP từ 1995. Nguyên nhân chính của điều này
là sự cần thiết phải mang tất cả các phương tiện hiện có - bao gồm thương mại - liên
quan tới việc giúp đỡ những nước được hưởng cải thiện khối lượng phát triển của họ
bằng cách chấp nhận những chính sách về môi trường và xã hội ưu việt hơn. Những
ưu thế ưu đãi bổ sungmà GSP đưa ra được thiết lập nhằm bù đắp chi phí phụ trội
phát sinh trong khi ban hành những chính sách như vậy cho những nước liên quan.
Khuyến khích đặc biệt hoạt động trên cơ sở giới hạn ưu đãi bổ sung, giới hạn
này được dành cho những nước được hưởng mà tuân thủ theo các tiêu chuẩn về lao
động và môi trường. Cụ thể hơn, khuyến khích đối với quyền lao động có thể được
dành chỉ cho những nước yêu cầu bằng văn bản và cung cấp bằng chứng rằng họ đã
chấp nhận và áp dụng vào luật quốc gia các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Thế
giới.
Khuyến khích về bảo vệ môi trường áp dụng chỉ cho những sản phẩm xuất xứ
tại những vùng rừng nhiệt đới và có thể cho những nước có yêu cầu và cung cấp
bằng chứng rằng họ thể chế hoá các tiêu chuẩn của Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế

(ITTO).
3. Các nước kém phát triển.
Từ 1977, và theo những thoả thuận tại cuộc họp Tokyo, EU đã ban hành chế độ
đặc biệt cho những nước được Liên Hợp Quốc coi là "kém nhất" trong số những nước
đang phát triển. Mặc dù hầu hết các nước này là thành viên của Công ước Cotonou,
và do đó không liên quan đến GSP, Băng-la-đet, Ap-ga-nis-tan, Y-ê-men, Man-di-vi,
Nê-pal, Bu-tan, My-an-ma, Lào và Cam-pu-chia đều hưởng ưu đãi từ những quy định
GSP cho những nước kém phát triển.
Những quy định này bao gồm việc miễn thuế hoàn toàn đối với sản phẩm công
nghiệp và thêm vào đó là lượng lớn hàng nông sản được hưởng thuế bằng 0. Dù có
chế bảo vệ cũng áp dụng cho những nước này, họ vẫn có thẻ được hưởng ưu đãi khi
vi phạm quy tắc xuất xứ
4. Thu hồi tạm thời chế độ GSP
Khái niệm thu hồi ưu đãi GSP đối với một nước trên cơ sở thực tế không có gì
mới. Đây là đặc điểm vốn có của GSPvà đã được sử dụng trong quá khứ đối với
những thực tiễn về gian lận thương mại và phân biệt. Tuy nhiên, những quy định mới
chính xác hơn và chỉ tới những thực tiễn rõ ràng không thể chấp nhận được và hạ
cấp, như nô lệ và lao động cưỡng bức, xuất khẩu hàng hoá do tư nhân làm và thiếu
kiểm soát về vận chuyển ma tuý và rửa tiền.

×