Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật cụm di tích làng tam tảo ( xã phú lâm huyện tiên du tỉnh bắc ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.34 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HỐ THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HỐ - NGHỆ THUẬT
CỤM DI TÍCH LÀNG TAM TẢO
(XÃ PHÚ LÂM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN TIẾN

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

2


CHƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤM DI TÍCH LÀNG TAM TẢO

6

1.1.Đặc điểm địa lý hành chính của cụm di tích làng Tam, xã

6

Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
1.2. Lịch sử hình thành, mối quan hệ và q trình tồn tại của

10

cụm di tích (Nghè - Chùa Tam Tảo (chùa Phúc Lâm), đền Phụ
Quốc, đình Tam Tảo).
1.2.1. Lịch sử hình thành cụm di tích

10

1.2.2. Mối quan hệ của cụm di tích với các di tích quanh vùng

23

CHƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT CỤM DI TÍCH

43

LÀNG TAM TẢO

2.1. Giá trị văn hố vật thể


43

2.1.1. Giá trị văn hoá vật thể Nghè - chùa Phúc Lâm

43

2.1.2. Giá trị văn hoá vật thể Đền Phụ Quốc

53

2.1.3. Giá trị văn hố vật thể Đình Tam Tảo

57

2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể

65

2.2.1. Giá trị văn hoá phi vật thể Nghè - Chùa Phúc Lâm

66

2.2.2. Giá trị văn hố phi vật thể Đền Phụ Quốc và Đình Tam Tảo

71

CHƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HỐ -

75


NGHỆ THUẬT CỤM DI TÍCH LÀNG TAM TẢO


3.1. Vai trị của cụm di tích trong đời sống văn hoá cộng đồng

76

3.2. Thực trạng các giá trị văn hố cụm di tích

77

3.2.1. Nghè - Chùa Tam Tảo

77

3.2.2. Đền Hộ Quốc

77

3.2.3. Đình Tam Tảo

78

3.3. Những giải pháp về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn

78

hoá cụm di tích làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.

3.3.1. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể

78

3.3.2. Phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể

87

KẾT LUẬN

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

PHỤ LỤC

99

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi
Văn Tiến - người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn tới Ban lãnh đạo Trường, khoa
Sau Đại Học và các giảng viên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong thời gian học tập, làm luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Bảo tàng Bắc Ninh, UBND
xã Phú Lâm, chính quyền thơn Tam Tảo, Ban quản lý di tích làng Tam
Tảo, các bạn đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều



kiện, giúp đỡ cung cấp tài liệu, thông tin quan trọng và động viên khích lệ
tơi trong q trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện đề tài, song
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý
và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và bạn đồng nghiệp.

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Theo tinh thần Nghị quyết 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc thì việc nghiên cứu di tích là một trong những trọng
tâm đi vào văn hoá truyền thống đúng với đường lối của Đảng và Nhà
nước.
1.1. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản vô giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Di sản văn hoá là sản phẩm kết tinh trí tuệ, tình cảm và
cơng sức của mỗi cá nhân và tập thể, hình thành nên những chuẩn mực giá
trị xã hội, phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thực tiễn đã khẳng định, ở đâu di sản văn hố được bảo tồn và
phát huy thì ở đó có nguồn động lực cho sự phát triển. Tiếp thu tinh hoa


văn hoá nhân loại đồng thời với bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
là một trong những nhiệm vụ to lớn và cấp bách của nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam.
1.2. Việt Nam là một đất nước có nhiều loại hình di tích lịch sử văn
hố, trong đó loại hình di tích Kiến trúc - Nghệ thuật chiếm một số lượng

lớn. Cụm di tích làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh (Sau đây gọi là cụm di tích Tam Tảo) là những cơng trình nghệ thuật
độc đáo ở Bắc Ninh.
1.3. Cụm di tích Tam Tảo hiện nằm ở trung tâm làng Tam Tảo, xã
Phú Lâm. Với những giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo cụm di tích này đã
được Bộ Văn hố Thơng tin xếp hạng năm 1988.
Cụm di tích Tam Tảo được biết đến không chỉ bởi quy mô lớn về
kiến trúc mà cịn mang trong mình những giá trị văn hoá nghệ thuật đặc
sắc với nghệ thuật điêu khắc hết sức tinh xảo. Đặc biệt sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc. Ở đây chúng ta tìm
thấy bài học lớn cho giáo dục truyền thống văn hố, cho cơng tác tu bổ di
tích kiến trúc nghệ thuật.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn xin chọn đề tài “Bảo tồn
giá trị văn hố - nghệ thuật cụm di tích làng Tam Tảo, xã Phú Lâm,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sỹ chun ngành Văn
hố học của mình.
1.4. Nghiên cứu để tìm ra và giới thiệu những giá trị văn hóa nghệ
thuật độc đáo, đặc sắc để trên cơ sở đó có những giải pháp bảo tồn, tơn tạo
và phát huy cụm di tích trong đời sống văn hố hơm nay là nội dung cơ bản
của luận văn này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Cụm di tích Tam Tảo cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Chúng ta mới chỉ thấy lẻ tẻ một vài bài viết về cụm di tích này trên một
vài tập sách giới thiệu với những nét khái qt nhất về tình hình di tích của
tỉnh như: “Lễ hội Bắc Ninh” [19] - Sở Văn hố Thơng tin Bắc Ninh xuất
bản năm 2003. “Các di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh” [21] do Bảo
tàng Bắc Ninh ấn hành năm 2004 hay một số bài viết đăng trong Tập san
Văn hoá Bắc Ninh. Ngay cả hồ sơ di tích được lập để cơng nhận cụm di

tích này cũng chưa giới thiệu một cách đầy đủ về giá trị nhiều mặt của cụm
di tích.
Có thể nói rằng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun
khảo nào giới thiệu một cách đầy đủ và có hệ thống về các giá trị văn hóa,
nghệ thuật của cụm di tích q giá này.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu, khảo sát, tập hợp một cách đầy đủ và có hệ thống
tồn bộ những tư liệu hiện có về cụm di tích Tam Tảo.
3.2. Đánh giá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với cụm
di tích.
3.3.Tìm hiểu hiện trạng cụm di tích và đề xuất các giải pháp bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hố - nghệ thuật cụm di tích.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các giá trị văn hoá vật
thể và phi vật thể của cụm di tích làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là: Nghè - chùa Phúc Lâm (Tam Tảo), đền Hộ
Quốc, đình Tam Tảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là không gian và thời gian tồn tại
của cụm di tích (chùa Phúc Lâm, đền Hộ Quốc, đình Tam Tảo).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận Mac-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận và đánh giá một số giá trị văn hoá vật thể
và phi vật thể của cụm di tích.

5.2. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong
Văn hoá học: Khảo cổ học, Mỹ thuật học, Bảo tàng học, Sử học...
5.3. Luận văn sử dụng phương pháp điền dã trên thực địa sử dụng
các thao tác thu thập các tư liệu bằng đo, vẽ, chụp ảnh, rập các thác bản
hoa văn và văn bia...các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể ở cụm di tích.

6. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

6.1. Xác định một số giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu
của cụm di tích (chùa Phúc Lâm, đền Hộ Quốc, đình Tam Tảo) ở làng Tam
Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
6.2. Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc bảo tồn, phát
huy giá trị văn hố của cụm di tích trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã
hội hiện nay.
6.3. Tập hợp một cách có hệ thống những tài liệu về văn hố vật
thể và phi vật thể có liên quan đến cụm di tích.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CỤM DI TÍCH LÀNG TAM TẢO
(XÃ PHÚ LÂM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH)
1.1. Đặc điểm địa lý hành chính của cụm di tích làng Tam Tảo,
xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phú Lâm ngày nay là xã đồng bằng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.128,1 ha, có 5 làng là: Đơng Phù, Tam
Tảo, Vĩnh Phục, Giới Tế và Ân Phú. Trung tâm của xã cách huyện lỵ Tiên
Du, thị trấn Lim 3km về phía Tây Bắc, phía Nam giáp xã Nội Duệ, (huyện
Tiên Du) và xã Tương Giang, (huyện Từ Sơn), phía Bắc giáp xã Long
Châu, phía Đơng giáp xã Phong Khê (huyện n Phong), phía Tây giáp xã

Trung Nghĩa, huyện Yên Phong và xã Tam Sơn (huyện Từ Sơn).
Đặc điểm nổi bật nhất của xã Phú Lâm là khơng có núi, đồi;
đồng ruộng bằng phẳng, thấp trũng, độ chênh lệch cao so với mặt nước
biển từ +1,9m đến 2m.


Phú Lâm có ưu thế về vị trí địa lý, có tỉnh lộ 270 chạy qua theo
chiều dài của xã, sơng Ngũ Huyện Khê bao bọc phía Bắc và phía Tây Bắc,
tạo thành ranh giới hành chính giữa xã Phú Lâm với các xã thuộc huyện Từ
Sơn và Yên Phong.
Sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ Đông Anh (Hà Nội) chảy qua
huyện Từ Sơn, xuống Hạ Giang - Phú Lâm, xuôi xuống xã Phong Khê
(huyện Yên Phong) rồi đổ vào sông Cầu. Theo truyền thuyết, thuở khai
sinh, sông Ngũ Huyện Khê có tên là Hồng Giang, nối liền sơng Hồng với
sơng Cầu rồi chạy về Lục Đầu giang ở phía Đông. Năm 179 trước Công
Nguyên, Thục Phán - một thủ lĩnh nhóm Việt đã thống nhất bộ tộc vua
Hùng, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và dời đô về
Cổ Loa dựng thành Cổ Loa trên một khu đất cao ở phía Tây tả ngạn Hoàng
Giang.Truyền thuyết kể rằng: Bà “chúa vườn hồng” Quả Cảm (Bắc Ninh)
từ kinh thành Cổ Loa về thăm quê hương dùng thuyền đi lại trên Hoàng
Giang, về mùa cạn thấy thuyền bè đi lại khó khăn nên đã tâu với An Dương
Vương huy động sức dân nạo vét khơi dòng, đắp tôn cao bờ để thuyền bè
đi lại được quanh năm, vì thế nhân dân quanh vùng cịn gọi sơng Ngũ
Huyện Khê là sơng Thiếp.
Phía Tây, khu vực giáp với xã Tương Giang (huyện Từ Sơn) cịn
dấu tích của dịng sông Tiêu Tương gắn với câu chuyện truyền thuyết
Trương Chi - Mỵ Nương. Trương Chi là chàng trai làm nghề đánh cá trên
dịng sơng Tiêu Tương, tuy nhà nghèo, xấu xí nhưng hát rất hay. Mỵ
Nương con một viên quan, có nhan sắc tuyệt trần. Mỵ Nương mê giọng hát
của Trương Chi, Trương Chi mê Mỵ Nương về sắc đẹp, nhưng cha mẹ Mỵ

Nương chê chàng trai xấu xí, nghèo hèn. Kết thúc chuyện tình họ khơng
đến được với nhau, chàng họ Trương trẫm mình xuống dịng sơng, để lại
cho Mỵ Nương những thương tiếc nhớ nhung, để lại cho người dân Kinh
Bắc trên dòng Tiêu Tương những câu hát tương tư mong nhớ.


Phải chăng theo dịng trơi chảy của lịch sử câu chuyện này như một
hiện tượng nghệ thuật hóa về một khúc mắc trong mối quan hệ giữa kinh tế
nông nghiệp (luôn chiếm thế chủ động) với kinh tế chài lưới. Tới thời gần
đây, trong sự phát triến của xã hội, vai trị cá nhân được chú ý tới nhiều
hơn, thì những câu chuyện cổ thường được thêu thêm hoa gấm của thời đại,
để tình người như được đề cao hơn, đó là những dấu hiệu “cựa mình” trong
lĩnh vực văn hóa để vượt ra ngồi số phận cố hữu của thời trung cổ.
Sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương xưa là hai dòng phù sa
bồi tụ và tưới nước cho đồng ruộng Phú Lâm.
Buổi bình minh, thuở mới khai thiên lập địa Phú Lâm là vùng đầm
lầy, mênh mông trời nước. Trong khung cảnh thiên nhiên đó, trải qua thời
các vua Hùng thay nhau kế nghiệp, đã khuyến khích các cư dân khai khẩn
đất đai mở mang bờ cõi, cư dân đã biết săn bắn, hái lượm, chài lưới, đánh
cá. Lâu dần họ đã biết dựng nhà, đóng thuyền, đánh cá, trồng lúa nước,
trồng dâu nuôi tằm, chế tạo khung dệt vải...để nâng cao đời sống bằng bàn
tay lao động và khối óc sáng tạo của mình, từng bước phát triển lịch sử quê
hương, gắn liền với lịch sử dân tộc, mỗi tên làng tên đất đều mang một dấu
ấn lịch sử vẻ vang.
Thời Bắc thuộc, xã Phú Lâm sáp nhập vào huyện Long Biên - quận
Giao Chỉ. Bước sang thời kỳ đất nước giành được độc lập tự chủ, dưới
triều Trần, nhà nước phong kiến đổi địa danh này thành Kinh Bắc lộ, bao
gồm 4 phủ với 20 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Quế Dương, Yên Phong,
Vũ Ninh. [ Bắc Ninh địa dư chí - Đỗ Trọng Vỹ. tr: 13].
Đời Lê Thánh Tông (niên hiệu Quang Thuận 1460-1469) huyện

Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; đời Lê Tương Dực (Hồng
Thuận 1509-1516) đổi tên là huyện Yên Phú, sau đó lại lấy tên cũ. Thời
Nguyễn, năm 1831 thành lập tỉnh Bắc Ninh, thời kỳ này huyện Yên Phong
có 6 tổng: Hương La, Nội Trà, Dũng Liệt, Mẫn Xá, Nguyễn Xá, Châu Khê.


Năm 1903, tổng Mẫn Xá tách ra làm 2 tổng: Phong Quang và Ân
Phú. Tổng Ân Phú có 8 xã: Tam Tảo, Giới Tế, Vĩnh Phục, Đông Phù, Ân
Phú, Tiêu Sơn, Tiêu Thượng và Hồi Quan.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, nước Việt Nam dân
chủ Cộng hồ ra đời, đầu năm 1946 xã Vĩnh Phục sáp nhập với xã Đông
Phù thành xã Giang Thượng - tổng Ân Phú - phủ Từ Sơn - huyện Yên
Phong - tỉnh Bắc Ninh.
Cuối năm 1946 xã Tam Tảo sáp nhập với xã Hồi Quan thành xã
Nhật Tân - tổng Ân Phú - phủ Từ Sơn - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
Đầu năm 1947, xã Giang Thượng giải thể, sau đó, giữa năm 1948
Phú Lâm được thành lập, bao gồm 4 thôn (làng): Đông Phù, Vĩnh Phục,
Giới Tế, Ân Phú.
Tháng 2 năm 1952, xã Nhật Tân giải thể, thôn Tam Tảo chuyển về
xã Phú Lâm, thôn Hồi Quan chuyển về xã Tương Giang, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh. Xã Phú Lâm tiếp nhận thêm một thôn mới, nâng
tổng số thôn trong xã lên thành 5 thôn: Đông Phù, Vĩnh Phục, Giới Tế, Ân
Phú, Tam Tảo. Lúc này xã Phú Lâm thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số
25/QĐ sáp nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn. Cũng
theo quyết định này 2 xã Tương Giang và Phú Lâm thuộc huyện Yên
Phong sáp nhập vào huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính Phủ ra Nghị Định số
68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện Từ Sơn và Tiên Du.

Huyện Tiên Du chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ
ngày 01/9/1999. Xã Phú Lâm thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.


Làng Tam Tảo, ngày xưa gọi là làng Rừng, vì nơi đây ngập nước,
lau sậy, cây cối mọc um tùm. Theo “Thiền Uyển Tập Anh”, cách đây trên
dưới 3000 năm, thời kỳ các vua Hùng dựng nước, làng cịn có tên gọi là
trang Tam Tảo - lộ Giao Châu - quận Giao Chỉ - Nhà nước Âu Lạc. Đến
thời Tiền Lê thế kỷ thứ X gọi là hương Tam Tảo - phủ Thiên Đức. Thời
Hậu Lê gọi là xã Tam Tảo - tổng Ân Phú - phủ Từ Sơn - huyện Yên Phong
- đạo Kinh Bắc. Đến thời Nguyễn gọi là xã Tam Tảo - tổng Ân Phú - phủ
Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
Tam Tảo ngày nay thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh - một làng quê có lịch sử lâu đời của xứ Kinh Bắc, nằm bên bờ sông
Tiêu Tương xưa, nơi hợp lưu với dịng Ngũ Huyện Khê rồi đổ vào sơng
Cầu. Nơi đây là miền trũng thấp, trước kia quanh năm lầy lội, dân thường
đi lại bằng thuyền vào mùa nước, nay còn lưu lại trong trí nhớ dân gian:
“Thuyền Tam Tảo, gạo Hồi Quan”
Xưa Tam Tảo là một làng quê nghèo, dân sống bằng làm ruộng,
nhưng chỉ cấy được vụ chiêm. Ngoài ra còn làm các nghề phụ như trồng
dâu, chăn tằm, chài lưới và rất thạo nghề bắt lươn bằng tay - một trong
những nghề giúp cho Tam Tảo ngày nay trở nên trù phú.
1.2. Lịch sử hình thành, mối quan hệ và q trình tồn tại của
cụm di tích (Nghè - chùa Tam Tảo (chùa Phúc Lâm), đền Phụ Quốc,
đình Tam Tảo).
1.2.1. Lịch sử hình thành cụm di tích
Trên q hương Việt Nam, mỗi một vùng quê có một vẻ đẹp độc
đáo riêng. Cảnh quan thiên nhiên Bắc Ninh như ta thấy ngày nay thật đa
dạng và phong phú. Bắc Ninh khơng có biển và như để bù đắp chỗ thiếu
hụt đó, thiên nhiên đã ưu đãi tặng cho cả một hệ thống sơng ngịi dày đặc.

Và, gió biển đơng vẫn thổi lộng lan khắp vùng. Trải trường kỳ lịch sử, sự


biến đổi của thiên nhiên đã quá rõ ràng bởi sự tác động của con người và
nay còn lưu lại những di tích văn hóa có giá trị, đủ kể lại một cách sinh
động những trang lịch sử rõ rệt trong sáng của sự nghiệp dựng nước và giữ
nước trên vùng đất này.
Cách ngày nay chưa bao lâu, du khách vượt qua sông Nhị Hà là đã
sang đến miền Kinh Bắc, bởi vậy nhà thơ Kinh Bắc Nguyễn Tư Giản đã
giới thiệu với bạn của mình - nhà thơ người Gia Định Nguyễn Thông về
quê hương Bắc Ninh trong đất nước Việt Nam thống nhất:
Nhà tôi ở Bắc Nhị Hà
Quê hương của bác lại là Cửu Long
Một nguồn toả xuống đôi sông
Từ đây mở ra một vùng đất lâu đời với bao kỷ niệm cổ kính được
vật chất hố bởi bao đình, đền, chùa...
Kinh Bắc xưa là một trong những vùng thể hiện sinh động và
phong phú nền văn minh sông Hồng. Từ TK3 TCN ở đây đã xuất hiện
thành thị...Những sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước đầu tiên đã gắn
chặt kinh đô Cổ Loa với vùng Vũ Ninh. Sau Cổ Loa 3- 4 thế kỷ, các thành
thị Luy Lâu và Long Biên đã vang bóng một thời, bởi đó là điểm giao tiếp
thương mại và văn hố giữa Ấn Độ, Đơng Nam Á với Trung Quốc, nơi thể
hiện tập trung bản lĩnh dân tộc và bản lĩnh văn hoá dân tộc trong cuộc đấu
tranh trực diện với chính sách đồng hố dai dẳng và dã man của bọn đô hộ
Trung Hoa, đồng thời là cửa ngõ trong việc tiếp thu một số ảnh hưởng của
văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, nơi dồn tụ của nhiều cuộc đấu tranh nổi lên
giải phóng dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng (năm 40) của Lý
Bôn (năm 542)...Vùng quê này đời đời ghi nhớ những võ công của hàng
chục nữ tướng của Hai Bà Trưng, và truyền lại 200 làng ven sông Cầu thờ
các anh hùng Trương Hống, Trương Hát - tướng của Triệu Việt Vương.



Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) thời kỳ độc lập tự chủ lâu
dài được mở ra. Các di tích lịch sử văn hoá nở rộ trên xứ Bắc. Hầu như tất
cả các cơng trình đều kể về những trang lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc. Nhân dân (bằng lao động và tài hoa) đã dựng lên những ngơi chùa,
ngơi đình nổi tiếng: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Bách
Mơn, đình Hồi Quan, đình Đình Bảng, đền Hộ Quốc, đình Tam Tảo...
Cảnh quan Kinh Bắc trở nên tươi đẹp vì có những cơng trình sáng
tạo của con người. Nhiều thi sỹ, văn nhân của các thời đại đã say sưa ca
ngợi vẻ đẹp của vùng non nước này:
Bóng chiều vương tháp, bóng chùa xa
Bốn nhịp cầu soi, sông giát trắng ngà
Sương vén, lúa đồng chân mây rộn
Mưa tạnh chòm phong đỏ sắc hoa
(Nguyễn Ức-TK14)
Di tích lịch sử là những cột mốc, những dấu nối của lịch sử văn
hoá liên tục, những giá trị vừa là văn hoá vật thể, vừa là phi vật thể được
sáng tạo nên bởi đầu óc thơng minh, trái tim nghệ sỹ, bàn tay khéo léo của
người dân lao động.
Người dân Tam Tảo khơng chỉ có niềm tự hào là một làng quê có
lịch sử lâu đời, mà nơi đây còn lưu giữ kỷ niệm về danh nhân triều Lý - Lý
Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp một triều đại vàng son và hiển hách trong
lịch sử dân tộc. Tại đây hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử
với nhiều nguồn tài liệu phong phú cùng với những địa danh, truyền tích,
phong tục, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng về Lý Cơng Uẩn.
Riêng tại làng quê Tam Tảo hiện lưu giữ một hệ thống các di tích
đẹp và có giá trị về mặt nghệ thuật. Trong đó, cụm di tích làng Tam Tảo,



xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một những cụm di tích độc
đáo và tiêu biểu của vùng quê Kinh Bắc.
1.2.1.1. Lịch sử hình thành Nghè - Chùa Phúc Lâm (chùa Tam
Tảo):
Tại chùa Phúc Lâm hiện nay có một văn bia mang niên hiệu
Dương Hồ năm thứ 2 (đời vua Thần Tôn nhà Lê), một văn bia niên hiệu
Vĩnh Trị năm thứ 3 (đời vua Hy Tôn nhà Lê) ghi chép về những người
công đức để chữa chùa. Như vậy chùa Phúc Lâm đã phải có trước những
niên đại này. Trong khơng gian này thì Nghè mới được xây dựng vào thời
Nguyễn, nơi đây thờ hai anh em tướng qn họ Đào, có cơng giúp nhà
Thục chống Triệu Đà.
Thần phả “Nhị Đào miếu” cho ta biết về thân thế và sự nghiệp của
hai anh em họ Đào như sau: Thuở ấy đồng Ân Phú, huyện Lương Giang(?)
có gia đình họ Đào, ơng tên là Sam đã 5 đời làm nghề thuốc chữa bệnh, gia
đình hào phú, quản thống y viện triều đình. Bà là Trương Thị Hoằng, giỏi
nghề xem thiên thời. Nhưng tuổi đã cao, gần nửa cuộc đời mà gia cảnh
vẫn neo hiếm, khơng tiếng khóc của hài nhi. Ông thường than thở với vợ
rằng: Tiên tổ năm đời làm thuốc, ta một lịng tích thiện, cứu nhân độ thế,
khơng làm gì thương hại đến sinh linh mà sao vợ chồng ta vẫn hiếm hoi,
neo muộn? Ta thiết nghĩ phải chăng lòng trời chưa thuận, hoặc đạo làm
người ta có điều gì sơ xuất, hay bởi ta ham mê quốc lộc không trọn đạo thờ
cúng tổ tiên. Ta có ý định nộp biểu cáo bệnh từ quan xin về tu dưỡng gia
đình, phụng thờ tổ tiên, ý ta như vậy phu nhân nghĩ sao? Bà Trương Thị
đáp: thiếp xin một lịng ưng thuận. Ơng nói: chí phải, rồi liền viết biểu
dâng lên triều đình, xin nạp ấn từ quan với lý do bệnh hoạn. Vua ưng thuận
ban thưởng vàng bạc, gấm vóc cho binh sỹ đưa về quê.
Về gia đường, ông bà nhất tâm đem gia tài tu sửa đình chùa, giúp
người nghèo túng, đem thuốc thang cứu chữa cho nhân dân. Một buổi trăng



trong gió mát, bà Trương Thị ngồi nghỉ ở xuân viên ngắm hoa thưởng
nguyệt và đã thiếp đi, bỗng nhiên bà nằm mộng thấy một lão Tăng mặc áo
thanh y, tay cầm gậy tầm xích đi thẳng đến chỗ bà nói rằng: Ta phụng
mệnh Phật đường đem đến cho Trương Thị hai cành Tùng, để làm giường
cột cho đất nước và là báu vật cho gia đình, bà đón lấy cành tùng, hai cành
tùng biến thành hai con rồng bay thẳng vào miệng bà rồi biến mất. Tỉnh
cơn mộng bà liền kể với Đào Cơng. Đào Cơng lịng mừng, ơng nói: thật là
phúc đức, bà ắt hẳn là có thai sinh ra quý tử phi thường. Cũng từ đấy bà
Trương Thị có thai. đến ngày mồng 4 tháng giêng năm Giáp Thìn sinh hạ
được hai người con trai, mặt hoa da phấn, mắt như hào quang sáng rực, hai
tai rủ xuống như hạt châu. Nuôi được trăm ngày ông mới đặt tên cho con:
Anh là Đào Đạt, em là Đào Minh.
Năm lên chín tuổi hai anh em đến học trường của Dương tiên sinh
ở trong huyện, theo học mấy năm các sách của bách gia đều tinh thông, học
một biết mười, văn võ tinh thơng, mưu trí như thần, bạn hữu đều kính nể.
Đến năm 14 tuổi thì cha mẹ hai anh em họ Đào qua đời, lo việc tang lễ cho
song thân, ba năm hương khói phụng thờ, gia cảnh gặp cơn hoạn nạn,
nhưng hai anh em một lòng khẳng khái, không chịu luồn cúi ai. Lúc này
người anh rể họ làm tù trưởng ở đông Ân Phú, là người cường bạo, muốn
nuôi dưỡng thủ hạ. Thấy hai anh em họ Đào có tài thao lược hơn người, trí
dũng song tồn nên có ý muốn gọi hai anh em về làm tham tán quân trung.
Nhưng hai ông biết anh rể là người bạo ngược, khơng có tứ khí, phản nước,
hại dân, nên kiên quyết không theo lệnh. Nhưng nếu khơng theo ý chúng
thì sẽ khó lịng sống được n thân. Hai anh em bàn bạc kỹ càng và thu xếp
sách vở, áo quần hành lý bỏ quê hương đi nơi khác. Một buổi đi đến trang
Tam Tảo, huyện Ân Phú, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc thì trời đã về chiều,
hai anh em hạnh ngộ với vị thiền sư trụ trì tại chùa Tam Tảo, thiền sư mời
hai anh em về chùa nghỉ, để cùng thiền sư đàm đạo.



Về đến chùa, hai anh em ngắm nhìn cảnh vật phong thuỷ ngơi chùa
(chùa được xây dựng phía Tây Bắc trang), hai anh em am thông địa lý nên
thấy nền chùa là một thần quy, án phục là hình một cái ao, ngồi có dịng
nước uốn quanh như rắn vàng uốn khúc, hai dải trên như có hình rắn rết,
phía nam có hình thiên mã chầu về, nước chảy như dải lụa, phương bắc có
những hình chim nhạn cùng với hình rùa rắn hiệp đồng. Đơng có chim
phượng đứng chầu về giới ấp. Thật là nơi đất quý.
Hai ông đã ở lại đây và mở trường dạy học, được vài năm, lúc này
Thục An Dương Vương cũng mở trường tuyển sỹ, cho hịch truyền khắp
trong thiên hạ, chọn những người hiền lương, chính trực, học vấn un bác
về kinh đơ, hai ông cũng lên đường tham gia hội thi. Văn chương tuyệt thế,
võ nghệ cao cường, sỹ tử trong trường thi đều kính nhường. Vào chầu
Thục Vương hai ơng đều ứng đối lưu loát, từ thiên văn, địa lý, Nho y, đạo
Thích đều uyên bác, nên Thục Vương phong anh là: Lại Bộ Tả Thị Lang,
em là Lại Bộ Hữu Thị Lang. Lúc này Thục Vương ban thưởng cho hai ông
châu báu, vàng bạc, gấm vóc và cho về bái tổ. Ngày mồng 10 tháng 10 hai
ông về trang Tam Tảo, sửa lễ bái yết tiên tổ, thăm lăng mộ cha mẹ, tu sửa
nhà thờ, trường học, mở tiệc khao thưởng dân làng.
Về thăm quê được 3 tháng thì Thục Vương xuống chỉ mời hai ông
về triều.
Thục Vương cử ông anh đi trấn ngoại phiên giữ chức Tổng đốc,
em làm Bộ trưởng xứ Tuyên Quang. Được năm năm thì Triệu Đà (quan
đại thần nhà Tây Hán) tiến quân đánh Thục Vương, Thục Vương cho
tướng sỹ ra chống cự, nhưng sức giặc quá mạnh, quân triều đình thường
thua, tướng sỹ bị giết hại rất nhiều. Thục Vương lo sợ xuống chiếu triệu hai
ông về triều, ban cho hai con ngựa chiến, một sắc hồng, một sắc trắng, một
đôi kim đao, hai áo chiến, cộng ba vạn quân, hai ông lĩnh lệnh xuất quân,
đồng thời truyền hịch về Tam Tảo và các trang lân cận triệu tập thêm binh



mã. Hai ông khao thưởng binh sỹ rồi tiến đánh Triệu Đà, trải qua 50 trận,
quân Triệu Đà thua to. Đến ngày 10 tháng 12, hai ông tiến quân về, đến địa
phận Vũ Ninh sơn thì thấy ba con hổ đi xuống phủ phục trước sa giá của
hai ông. Thấy sự kỳ lạ, hai ông bảo bầy hổ: Hổ tướng sơn thần xuống đón
ta, phải chăng trên núi có thần linh ứng hiện báo, các người quay về đỉnh
núi, anh em ta sẽ tiếp bước theo sau, hai ông vừa dứt lời ba cậu hổ quay
mình tiến lên đỉnh núi. Hai ơng truyền lệnh cho qn tướng sỹ đóng đồn ở
trên núi, rồi cưỡi ngựa tiến theo ba cậu hổ. Khi lên đến đỉnh núi, đất trời tối
sầm, hai ông xuống ngựa và cùng hoá. Ba quân tướng sỹ thấy hai ơng
khơng xuống, đi lên tìm, gần đến đỉnh núi thì một tiếng nổ vang từ trên trời
vọng xuống, quan quân khiếp sợ, ngửa mặt nhìn lên thấy hai con rồng xanh
từ nơi hai ơng hố bay thẳng lên khơng trung rồi biến mất. Trời sáng trở
lại, quan quân tiến lên đỉnh núi thấy mối đã đùn kín thành mộ. Các tướng tá
thấy vậy cho lưu binh tại sườn núi và lập biểu tâu về Thục Vương.
Thục Vương thương sót hai vị bày tôi trung hậu, liền truyền lệnh
làm đại lễ ở nơi hai ơng hố, truyền cho nơi có gia thần sở tại lập miếu
phụng thờ.
1.2.1.2. Lịch sử hình thành đền Hộ Quốc:
Tương truyền di tích này có từ thời Lý được dựng lên trên mảnh
đất sinh phần của hai vợ chồng ông bà Trần Quý và Đặng Thị Phương
Dung. Từ đó đến nay ngơi đền vẫn ở đó. Vậy ông bà Trần Quý và Phương
Dung là ai?
Thần phả đền Hộ Quốc cho biết: Làng Quỳnh Khê, huyện Thanh
Hương, phủ Kinh Mơn, đạo Hải Dương, có gia đình họ Trần, ơng tên là
Cơ, bà là Nguyễn Thị Lương. Ơng là người thợ ngỗ, khéo tay, nhà giàu
có. Hai ơng bà bản chất từ thiện, phúc hậu, thương người. Năm ông 58 tuổi
vẫn cảnh neo hiếm, sau khi ông tu bổ xong và làm lễ hồn thành ngơi chùa
trên núi n Tử, đêm đó ơng nằm mộng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ,



mũ áo chỉnh tề, tay ôm con thạch lộc (hươu đá) từ trên trời đi thẳng xuống
bảo ông rằng:
“Nhà ngươi ăn ở phúc hậu, phật đường có con thạch lộc đem cho
để làm của báu”. Ơng nghe đoạn lịng cả mừng và nhận lấy thạch lộc. Sực
tỉnh dậy biết là mộng.
Từ đấy bà có thai, đủ 12 tháng đến ngày 10 tháng 2 năm Giáp Dần
thì bà sinh hạ được một người con trai, thân hình cao lớn, mặt mũi khơi
ngơ, tay dài q gối, chân có 28 cái lơng, ông đặt tên cho cậu bé là Quý.
Năm 12 tuổi cha mẹ cho đi học cậu Quý học rất chuyên cần, nhưng văn
chương khơng có phần tiến thủ, mà có tài thao lược. Năm 16 tuổi cậu bỏ
học văn chương mà theo học võ nghệ, cậu là người cương trực, trí dũng.
Thời ấy trong làng có ơng Đặng Vinh và bà Vương Thị Phục sinh
một gái tên là Dung, cô bé có nhan sắc khuynh thành, tư dung tuyệt thế, đủ
đức tam tịng. Trong trang nội có gia đình tên quản tổng sang hỏi Phương
Dung làm vợ bé, ông Đặng Vinh khơng gả mà Phương Dung cũng khơng
bằng lịng. Ơng bà Trần Cơ nay tuổi đã già gần đất xa trời thấy con trai đã
trưởng thành, nên ông sang nhà họ Đặng cầu hôn nàng Phương Dung cho
Trần Quý. Lời thỉnh cầu của Trần Cơ đã được ông bà Đặng Vinh chấp
thuận. Trần Quý với Phương Dung loan phượng sánh đơi.
Vợ chồng lấy nhau được 7, 8 năm thì đột nhiên một lúc tứ thân đều
tạ thế. Vợ chồng lo tang lễ thờ cúng, khói hương trọn đạo là người con hiếu
thảo.
Trước đây sự cầu hôn của tên quản tổng không thành, nên hắn hận
thù. Lúc này tên quản tổng đã trở thành tên hùng trưởng ở trang Quỳnh
Khê, nhân việc song thân của cả hai đã mất. Tên quản tổng, thường xuyên
bắt Trần Quý ra quân dịch, hạch sách hết việc này đến việc khác, chửi
mắng không ngớt lời.


Bản thân Trần Quý là người cương trực, dũng cảm, khảng khái nên

đã chống lại tên quản tổng. Bất nhược vợ chồng tìm nơi khác lấy việc cầy
cấy và thương mại làm kế sinh nhai, hai vợ chồng bàn bạc thống nhất và
mời anh em họ mạc lại giao phó tài sản, rồi sửa soạn hành lý lên đường.
Một ngày kia, vợ chồng đến trang Tam Tảo, huyện Ân Phú, phủ Từ
Sơn, đạo Kinh Bắc, trú chân tại khu đồng, ở nhờ nhà một người họ
Nguyễn. Trang Tam Tảo bấy giờ có một chợ nhỏ, nên Phương Dung tạm
lấy việc chợ búa mua bán gạo thóc làm kế sinh nhai, cịn Trần Q đem
nghề ngỗ tượng dạy bảo con các nhà họ Nguyễn, ơng nặn những con
giống nung chín đem ra chợ bán làm đồ chơi cho trẻ. Trần Quý là người
khéo tay, nên con giống làm ra được mọi người ưa chuộng. Với bản tính
thuận hồ, khiêm tốn, nên dân chúng từ già đến trẻ ai cũng mến phục.
Ngoài việc dạy nghề ngỗ tượng ơng cịn chăm lo việc cày ruộng cấy lúa.
Ở nhờ nhà Nguyễn Công một năm, thỉnh thoảng đi cày đi bừa giúp gia
đình, nhưng lần nào mà ông cày bừa giúp là trâu của gia đình Nguyễn
Cơng bị mắc bệnh. Một đêm Nguyễn Cơng nằm mộng thấy nhân thần đến
trách mắng là vô lễ, mộng ứng bất thường. Nguyễn Cơng khơng hiểu vì
sao, nên sửa lễ tạ thiên địa thì gia đình lại được yên ổn. Nhưng, cứ mỗi lần
ông Trần Quý giúp việc cày cấy là gia đình lại xảy ra bệnh hoạn, đêm lại
thấy thiên quan quở trách. Nguyễn Công từ đấy không dám nhờ ông Trần
Quý giúp nữa.
Thời ấy trang Tam Tảo thường hay bị bọn trộm cướp đến quấy
nhiễu, ông Trần Quý một mình tay thủ một cây trượng ra đánh nhau với
bọn cướp, bắt sống được chúng, nên chúng đều thán phục, làng xóm được
yên ổn làm ăn, nhân dân thấy ơng trí dũng kỳ dị, nên tơn nhường kính
trọng và nhất trí cử ơng là trưởng thủ trang, từ đấy ơng thành danh vị và
giàu có. Lúc này vợ chồng bàn việc mua đất lập dương cơ, trong lúc suy
nghĩ tính tốn việc tìm đất, thì một đêm nằm mộng thấy một ông già râu


tóc bạc phơ, mũ áo chỉnh tề từ ngồi đi vào chỗ ơng Trần Q nằm và nói:

Ta nghe nhà ngươi muốn mua đất lập dương cơ, nay ta có một ngôi vườn ở
xứ đồng Dinh, ta bán cho nhà ngươi để lập gia cư, ý ngươi như thế nào thì
xin cho biết. Ơng Trần Q chợt tỉnh biết là mộng báo chắc là vị thổ thần
nơi đồng Dinh ứng hiện.
Ngày hơm đó ơng đến xứ đồng Dinh, đương trên đường đi ông
chợt thấy lão ông cầm gậy trúc, mũ áo chỉnh tề, theo sau có một tiểu đồng
tay bưng la bàn, lão ơng đương ngắm xem địa hình, ơng lấy làm mừng liền
đến trước mặt lão ông vái chào và thưa rằng: May mắn được bái yết lão
ông, nay xin thưa lão ông bản tâm vi hạ muốn lập gia cư ở trên mảnh đất
này, xin lão ông mở lượng từ bi cắm hướng và chỉ bảo cho cất nền ở nơi
nào. Lão ông cười, cầm gậy chỉ vào khu vườn và bảo rằng: “Muốn hưởng
quốc lộc lâu dài, giúp thành hồng trị nước an dân, nền móng xây dựng
gia cư nên hình phượng vũ. Trên mảnh đất nào có: hai bên có dịng nước
chảy về trước mặt, tả hữu có tinh bồng thất được như ao vàng yểm trị
trước một núi non , nước chảy như vó ngựa phi quanh theo suối nhỏ tựa
hình rồng lượn múa. Tất cả mọi hình tượng núi non, gị đống, dịng nước
đều tụ hợp hướng vào phượng hoàng vũ được để bảo vệ châu long thật một
ngơi đất tuyệt đẹp sinh phần”.
Nói xong lão ông biết mất, ông lấy làm lạ vội quay về hỏi ý kiến
Nguyễn gia và được biết đây là mảnh đất của gia đình họ Vũ, ơng đến nhà
họ Vũ và hỏi để mua, Vũ gia ông vui vẻ nhượng lại cho thửa vườn khơng
nhận tiền. Ơng bắt đầu xây dựng nhà ở theo hướng lão ông đã cắm, ông bà
lại tiếp tục buôn bán và làm ruộng, trải qua 12 năm ngày thêm vinh hiển,
thịnh vượng. Một hơm nhàn rỗi ơng nằm nghỉ ngồi nhà, hốt nhiên nằm
mộng thấy một vị quan, mình mặc áo bào trắng, đai mũ chỉnh tề, từ ngồi
đi thẳng vào chỗ ơng nằm nghỉ theo sau lưng có mấy chục quan nhân ở bên
ngồi. Thấy vậy ơng liền hỏi: “ Xin hỏi quan nhân ở nơi nào đến nơi quê


mùa thơn dã hẳn có điều chi dạy bảo?” Vị quan nhân nói: Ta là thần Tam

Giang, ta với ơng là lưu hữu trên thiên đình, nay ta đến bảo với ơng một
việc: Ngày mai Lý hồng bị thất trận, quan quân nhà Lê đuổi bắt sẽ chạy
qua đây, ông nên ra cạnh đường mà cứu Lý hoàng, Lý Hoàng được thốt
nạn ơng sẽ được lừng danh trong thiên hạ, ý trời đã định ơng nên hết lịng.
Giật mình tỉnh giấc, nhớ đinh ninh lời của thần Tam Giang, sáng ngày ông
lấy cuốc ra đồng, đến thửa ruộng bên đường sửa sang bờ, đắp đường để
xem xét nghiệm hư thực của giấc mộng. Quả nhiên, quá trưa thấy một
người trai trẻ, mặt vuông chữ điền, mắt phượng, mày ngài, khôi ngơ tuấn tú
đang chạy tới, mỗi bước chân có in hình chữ vương xuống đất, ơng thấy
vậy biết là người này ứng vào giấc mộng, thật đúng là vị thiên tử. Ông vội
quay xuống bên đường vái tạ, người ấy hỏi ơng là ai, ơng nói: “Thưa, thần
là người thơn dã được Thánh Tam Giang báo mộng: hoàng đế lâm nạn bị
quan quân nhà Lê truy bắt, nên đón ở đây để cứu giúp”. Người ấy là Công
Uẩn liền hỏi: “Ngài có kế chi cứu ta thốt nạn?”. Thưa ơng: Nay hạ thần
xin chặt búi tóc của thiên tử, để thiên tử giả làm người dân. Công Uẩn cho
là phải và nghe lời. Ông Trần Quý gọi bà Phương Dung đến lấy đất bùn ở
ruộng trát khắp người và quần áo giả làm người nông dân cày ruộng, quan
quân nhà Lê chạy qua mà khơng phát hiện được.Sau đó ơng bà Trần Q
đưa Cơng Uẩn về nhà, đào hầm bí mật cho ở, chứa nước ở trên hầm để
Công Uẩn tránh nạn an tồn.
Cịn quan qn nhà Lê tìm khơng thấy Lý Công Uẩn, quay binh về
triều thưa với vua. Lê Đại Hành bốc một quẻ dịch xem bói, thấy quẻ bói
nói “Nước ở trên người”, vì thế Lê Đại Hành tưởng Công Uẩn đã chết ở
sông rồi, nên không truy tìm nữa. Đến lúc Lý Cơng Uẩn lên ngơi, bèn
phong cho Trần Quý là Phụ quốc đại vương và bà Đặng Thị Phương Dung
là Minh Phúc Hoàng Thái Hậu, làm nhà cho ở phường Phượng Vũ. Sau khi
ông bà chết, người địa phương lập đền thờ ngay tại chỗ nhà ở.


1.2.1.3. Lịch sử và truyền thuyết xây dựng đình Tam Tảo:

Đình Tam Tảo cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 7km. Theo
đường quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn) đến huyện lỵ Tiên Du (núi Lim) rẽ
tay phải qua ga Lim hỏi vào xã Phú Lâm, làng Tam Tảo 2km là đến đình.
Khởi thuỷ, đình được dựng từ thời Lê Trung hưng.
Ngơi đình hiện tồn được làm lại vào thời Nguyễn (niên hiệu Gia
Long thập tứ niên) - năm 1815.
Thơn Tam Tảo vốn có một ngơi cổ đình là hội sở, hàng năm cứ đến
mùa xuân lại mở hội hát vui chơi, ngơi đình đó được xây dựng từ lâu đời
nên đã bị siêu nát. Vì thế tồn dân Tam Tảo họp lại bàn việc làm mới lại.
Ngày 8 tháng 8 năm Gia Long thứ 14 (1815), nhân dân Tam Tảo cử 8,9 vị
hương hào ra thành Thăng Long mua gỗ. Khi mua được gỗ kết thành bè
lớn, thẳng dịng sơng Nhị Hà xi về giữa đoạn sơng Đức Giang, đóng lại,
các vị hương hào lên bộ nghỉ ngơi và hỏi thăm đây là nơi nào để tìm cách
đưa bè gỗ sang qua hồ Châu Đàm, thì được biết đây là xã Xuân Dục thuộc
hạt Đông Ngàn.
Các vị tôn trưởng thơn Xn Dục thấy vậy thì trực tiếp đến hỏi
xem có việc gì. Các vị hương hào thơn Tam Tảo trình bày: chúng tơi là
người xã Tam Tảo, hạt n Phong, nhân dân xã tơi có quy hoạch làm ngơi
đình mới, chúng tơi được cử đi mua gỗ, nay gỗ đã mua xong, bè gỗ đã đưa
về đến đây đang tìm cách cho bè gỗ qua hồ Châu Đàm để đưa về địa
phương nhưng lại gặp khó khăn lớn, muốn qua Châu Đàm lại vướng cánh
đồng lúa và tràm xanh tốt, khơng cịn kế nào đưa gỗ sang được.
Các vị tôn trưởng thôn Xuân Dục đã đỡ lời: Việc thờ kính thần ai
là người khơng một lịng tơn kính, vậy dù khó khăn đến mấy cũng qua


được, nên các vị chớ ngại và tha thiết mời vào nhà vị tôn trưởng làm cơm
thiết đãi nghỉ lại một đêm.
Đêm đó nhân dân thơn Xn Dục đã hết lòng giúp đỡ chuyển cả bè
gỗ sang Châu Đàm mà tuyệt nhiên cánh đồng lúa, tràm dài hơn một dặm

không bị thiệt hại. Sáng ngày hôm sau, các vị hương hào thôn Tam Tảo rất
lấy làm ngạc nhiên, cho việc chuyển gỗ ấy khơng phải là do sức người mà
có thể làm được.
Sau đó nhân dân Tam Tảo đến chuyển bè gỗ về địa phương một
cách thuận lợi. Khi làm xong ngơi đình, nhân dân hội họp nhắc lại chuyện
cũ, ai nấy đều nói: trên một đoạn đường dài ngàn dặm gió có nhiều hướng,
nhiều luồng, nhưng nhân dân Xuân Dục đã giúp đỡ ta trên một tinh thần
anh em kết nghĩa lâu đời. Vậy ta cũng nên trong sự việc này nhân dân Tam
Tảo cùng nhân dân Xuân Dục kết nghĩa huynh đệ ngàn năm.
Từ trước đến nay ngôi đình vẫn ở đó, gắn liền với lịch sử kết chạ 2
làng Tam Tảo - Xuân Dục (Gia Lâm - Hà Nội). Cho đến thời kỳ kháng
chiến chống Pháp (1949-1952) thực dân Pháp đã phá hoại phần mái đình,
tháo dỡ tồn bộ sàn đình, các chấn song con tiện xung quanh đình và một
số đồ thờ, đồ tế khí bị chúng phá huỷ.
Đến năm 1959 nhân dân địa phương đã sửa lại, gồm: thay hoành,
rui và lợp lại mái, xây tường vây xung quanh và lát lại toàn bộ cửa đình.
Năm 1985, nhân dân địa phương đã sửa chữa lại khu vực thuỷ toạ,
tồn bộ mái đình được lợp lại, bờ dải, bờ nóc được xây đắp, tất cả sàn gỗ,
nhà thuỷ toạ và hệ thống cửa chấn song con tiện chạy 4 mặt đều được tu
bổ xung quanh đổ lan can bằng bê tơng cốt sắt, rộng 1,2m, có cầu nối liền
từ sân đình ra nhà thuỷ tọa.
Theo thần phả để lại ở đình thì có nhiều thần/ người được thờ là:


+ Hai anh em ơng Đào Lại Bộ, có cơng giúp nhà Thục chống lại
Triệu Đà.
+ Hai vợ chồng ông bà Trần Q - Phương Dung có cơng giúp Lý
Cơng Uẩn thốt nạn hồi cịn hàn vi.
1.2.2. Mối quan hệ của cụm di tích với các di tích quanh vùng.
1.2.2.1. Mối quan hệ của cụm di tích.

*Ơng bà Trần Q với Lý Công Uẩn thời hàn vi
*Ngôi đền Phụ Quốc.
Sự kiện thứ nhất: Ơng bà Trần Q với Lý Cơng Uẩn thời hàn
vi
Theo Thần phả ở đền Phụ Quốc (thôn Tam Tảo) thì người được thờ
ở đền là vợ chồng ông bà Trần Quý - có công cứu Lý Công Uẩn (người
khai sáng ra vương triều Lý) khi trốn chạy sự truy đuổi của qn triều đình
nhà Tiền Lê.
Thần tích kể lại rằng: Khi ông bà Trần Quý về thôn Tam Tảo cư
trú, trong một buổi đi làm đã gặp Lý Công Uẩn đang bị quan quân triều Lê
(Ngoạ triều) truy lùng, vì có tin đồn Lý Cơng Uẩn sẽ lên thay nhà Lê.
Trước tình hình ấy, ơng bà Trần Q đã xố hết dấu vết của Lý
Cơng Uẩn để che mắt quân nhà Lê và đem Lý Công Uẩn giấu đi, sau đó
đưa Lý Cơng Uẩn về ẩn ở chùa Tiêu Sơn. Sau khi thốt nạn ít lâu, Lý Công
Uẩn được đưa lên nối ngôi, lập ra triều Lý thay thế triều Lê. Bởi vậy khi
nghĩ tới công lao người cứu mình trong thuở hàn vi, Lý Cơng Uẩn đã trả ơn
cho hai vợ chồng ông bà Trần Quý và khi vợ chồng Trần Quý mất, vua đã
cho dân làng lập miếu và đền thờ phụng, đền đó gọi là đền Hộ Quốc. Hàng
năm, khi tổ chức lễ, triều đình có cử quan về tế thờ, nên đền này gọi là đền
Quốc Tế. Như vậy trong Thần phả có hai vấn đề đặt ra cần phải bàn là:


×