Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giá trị văn hóa nghệ thuật đền bạch mã thôn tân hà, xã võ liệt, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.19 MB, 121 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

CAO TIN DNG

Giá trị văn hóa nghệ thuật đền Bạch MÃ
thôn Tân Hà, xà Võ Liệt, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An

LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HóA HọC

Hà Nội - 2014


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

CAO TIN DNG

Giá trị văn hóa nghệ thuật đền Bạch MÃ
thôn Tân Hà, xà Võ Liệt, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An

Chuyên ngành: Văn hoá học
MÃ số: 60310640



LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HóA học

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sỹ Toản
Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc, kết quả nêu trong luận văn
được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội,

tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Cao Tiến Dũng


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ ĐỀN BẠCH MÃ .. 9

1.1. Tổng quan về huyện Thanh Chương ............................................................9
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..............................................................9
1.1.2 Dân cư và đời sống kinh tế .......................................................................12
1.1.3. Văn hóa – Xã hội ....................................................................................15
1.2. Đền Bạch Mã ...............................................................................................19
1.2.1 Sự tích vị thần được thờ trong đền Bạch Mã.............................................19
1.2.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại ......................................................26
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ ĐỀN BẠCH MÃ ............................29
2.1 Giá trị kiến trúc đền Bạch Mã .....................................................................29
2.1.1 Không gian cảnh quan ..............................................................................29
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể .........................................................................32
2.1.3. Kết cấu kiến trúc .....................................................................................32
2.1.4. Nghệ thuật trang trí ở đền Bạch Mã .........................................................44
2.2. Các di vật, hiện vật đền Bạch Mã ...............................................................48
2.2.1. Di vật bằng giấy ......................................................................................49
2.2.2. Hiện vật bằng gạch ..................................................................................53
2.2.3. Hiện vật bằng gỗ .....................................................................................54
2.2.4. Di vật và hiện vật khác ............................................................................56
2.2.5. Nhận xét, đánh giá về giá trị vật thể di tích đền Bạch Mã ........................56
2.2.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa vật thể đền Bạch Mã ......59
Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐỀN BẠCH MÃ ....................64
3.1. Lễ hội đền Bạch Mã.....................................................................................64
3.1.1. Nguồn gốc lễ hội đền Bạch Mã ...............................................................65


2

3.1.2. Cơng tác chuẩn bị ....................................................................................67
3.1.3. Diễn trình lễ hội ......................................................................................68
3.1.4. Các trò chơi, trò diễn trong lễ hội ............................................................72

3.2. Vai trò của lễ hội đền Bạch Mã trong đời sống văn hóa của cư dân xã Võ
Liệt ......................................................................................................................78
3.2.1. Lễ hội là nơi kết nối cộng đồng ...............................................................79
3.2.2. Giá trị hướng về cội nguồn ......................................................................81
3.2.3. Góp phần thỏa mãn đời sống tinh thần và đời sống tâm linh ....................82
3.2.4. Môi trường để giáo dục ...........................................................................83
3.2.5. Môi trường để sáng tạo và hưởng thụ văn hóa .........................................85
3.2.6. Mơi trường làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc.............................85
3.3. Những vấn đề đặt ra trong lễ hội đền Bạch Mã .........................................86
3.3.1. Những hiệu quả đạt được ........................................................................87
3.3.2. Những tồn tại ..........................................................................................88
3.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội đền Bạch Mã ........................90
KẾT LUẬN ............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................96
PHỤ LỤC ...............................................................................................................99


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

A.

Ảnh

Cb


Chủ biên

GS

Giáo sư

H.

Hình ảnh

Ha

Héc ta

KH

Kế hoạch

KHXH

Khoa học Xã hội

Km

Ki lơ met

Km2

Ki lơ met vng


M

Mét

m2

Mét vng

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

Tr.

Trang

TS

Tiến sĩ

TT – TT


Thơng tin – Thể thao

VHDT

Văn hóa Dân tộc


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay trong tiềm thức của mỗi người dân, di tích lịch sử - văn
hóa là những trang sử sống có sức thuyết phục với mọi người dân đất Việt vì ở
đó được lưu giữ những dấu ấn của lịch sử, mang hơi thở của thời đại và lưu
truyền lại cho những thế hệ mai sau. Những di tích lịch sử - văn hóa ấy được
coi như một “Bảo tàng sống” về tri thức, điêu khắc, nghệ thuật trang trí cùng
với đó là những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo và đặc sắc. Việc gìn giữ
những di tích này khơng chỉ đơn thuần là gìn giữ những thành quả vật chất của
cha ông đã tạo ra mà hơn hết đó cịn là sự kế thừa, phát huy và sáng tạo ra
những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tục ngữ Nghệ Tĩnh có câu: “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu
Trưng”. Đây là 4 ngôi đền mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa trên
mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này. Trong đó đền Bạch Mã tên chữ gọi
là “Bạch Mã Từ” được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà (Thần Bạch Mã) là
ngôi đền có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đền Bạch Mã đã
được Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng
là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993. Ngôi đền nằm trong không gian
văn hóa của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh
Nghệ An, là vùng đất địa linh nhân kiệt giàu truyền thống lịch sử văn hóa,

chính nơi đây diễn ra nhiều sự kiện cũng như những biến đổi của thời đại
nhưng những giá trị văn hóa vẫn cịn giữ được giá trị của ông cha ta.
Bởi vậy, việc nghiên cứu tồn diện giá trị di tích dưới góc độ văn
hóa học sẽ góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể của di tích trong điều kiện hiện nay. Vì lý do trên nên tôi


5

quyết định chọn đề tài “Giá trị văn hóa nghệ thuật đền Bạch Mã thôn Tân
Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp Cao học chun ngành Văn hóa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ với những giá trị tiêu biểu được thể hiện
trên nhiều lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc…Tuy nhiên,
những giá trị này vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Mặc dù
đã có một số cơng trình nghiên cứu giới thiệu về di tích nhưng mới chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát mà chưa đi sâu vào làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc
của di tích đền Bạch Mã. Dưới đây là tập hợp và thống kê bước đầu về tình
hình nghiên cứu đền Bạch Mã:
Năm 1993, Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã lập “Hồ sơ di tích đền Bạch Mã”
[31] trong đó có giới thiệu về di tích bao gồm các nội dung cơ bản như tên gọi
di tích, địa điểm phân bố và đường tới di tích, sự kiện - nhân vật lịch sử liên
quan tới di tích, khảo tả di tích, liệt kê một số di vật tiêu biểu, các phương án
bảo tồn và sử dụng di tích…Tuy nhiên, do giới hạn của một hồ sơ về di tích
cho nên những thơng tin nêu ra ở đây vẫn mang tính khái quát, liệt kê, chủ yếu
là miêu tả mà chưa đi sâu vào đánh giá một cách chi tiết, cụ thể các giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể của di tích.
Trong cuốn “Hoan Châu Kí” của tác giả Nguyễn Cảnh Sỹ nói về sự tích,
nguồn gốc, xuất xứ của di tích đền Bạch Mã cũng như là nói về vùng đất địa

linh nhân kiệt Thanh Chương. Ngồi ra cuốn sách cịn nói q trình phát triển
cũng như nhưng biến cố của ngôi đền qua từng thời kì lịch sử.
“Đại Việt sử ký tồn thư” tập 3 – 4 của Ngô Sỹ Liên [19]. “Thần tích
đền Bạch Mã” – thư viện khoa học trung ương [27] cũng có đề cập đến những
giá trị, cũng như nguồn gốc hình thành của di tích đền Bạch Mã.


6

Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây chưa thể khái qt hết được các
cơng trình đã nghiên cứu về đền Bạch Mã. Nhưng thơng qua một số tư liệu trên
có thể thấy rằng, hầu hết các nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ khái
quát, mang tính liệt kê hoặc miêu tả từng giá trị đơn lẻ của di tích chứ chưa đi
sâu vào nghiên cứu đền Bạch Mã một cách toàn diện về các mặt giá trị vật thể
cũng như phi vật thể của di tích dưới góc độ Văn hóa học. Tuy nhiên, những kết
quả nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu hết sức quý báu để
tiếp thu, kế thừa và vận dụng nhằm giải quyết mục đích nghiên cứu đã đặt ra.
3. Một số khái niệm liên quan
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam soạn thảo và được ban hành năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009
xác định:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
- Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.


7

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể của di tích.
Đánh giá giá trị văn hóa của đền Bạch Mã để phục vụ cơng tác quản lý di tích,
phát huy giá trị giáo dục truyền thống, giá trị tiềm năng du lịch của di tích.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị của di tích trong đời sống xã hội.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích các cơng trình nghiên cứu về đền Bạch Mã của
các tác giả đã viết từ trước tới nay để kế thừa và giải quyết mục tiêu của đề tài.
- Nghiên cứu đền Bạch Mã trong khơng gian văn hóa huyện Thanh Chương
+ Tìm hiểu lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, tơn tạo di tích
+ Tìm hiểu về những sự kiện, nhân vật liên quan đến di tích
- Xác định giá trị di tích trên hai phương diện:
+ Giá trị văn hóa vật thể thơng qua các nội dung cơ bản như giá trị kiến
trúc, điêu khắc và hệ thống di vật.
+ Giá trị văn hóa phi vật thể thơng qua lễ hội đền Bạch Mã.
- Đánh giá thực trạng di tích và đưa ra một số giải pháp góp phần bảo
tồn, phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đền Bạch Mã với các giá trị văn hóa vật
thể (các cơng trình kiến trúc, điêu khắc, di vật…) và giá trị văn hóa phi vật thể
(lễ hội) gắn liền với di tích.


8

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đối với giá trị văn hóa vật thể, nghiên cứu giá trị của
kiến trúc từ khi xây dựng đến nay. Đối với giá trị văn hóa phi vật thể, nghiên
cứu lễ hội ngày nay (lễ hội được khôi phục năm 2001).
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu đền Bạch Mã trong
khơng gian văn hóa huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó có so
sánh với các vùng khác trong tỉnh và trong khu vực.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp văn hóa học, có kết
hợp với các khoa học liên ngành như: sử học, dân tộc học, khảo cổ học, bảo
tàng học, kiến trúc, điêu khắc…
- Phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả,
thống kê…
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu tư liệu, tìm hiểu các vấn đề đã
được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập cùng với những giá trị
cịn lại của di tích.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về huyện Thanh Chương và đền Bạch Mã
Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể đền Bạch Mã
Chương 3: Giá trị văn hóa phi vật thể đền Bạch Mã



9

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ ĐỀN BẠCH MÃ
1.1. Tổng quan về huyện Thanh Chương
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thanh Chương nằm phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, với tọa độ từ 18°34’ 18°55’ vĩ độ Bắc, và từ 104°55 - 105°30 kinh độ Đơng; phía Bắc giáp huyện
Đơ Lương và Anh Sơn; phía Nam giáp Hà Tĩnh; phía Đơng giáp huyện Nam
Đàn, phía Tây và Tây Nam giáp Anh Sơn và tỉnh Bôlykhămxay (Lào) với
đường biên giới quốc gia 53km. Diện tích tự nhiên của Thanh Chương là
1.127,63 km2 đứng thứ 5 trên tổng số 19 huyện thành, thị trong tỉnh.
Địa hình Thanh Chương rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của
quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp. Núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếm
phần lớn đất đai của huyện. Núi non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Màn có đỉnh
cao 1026m, tạo thành ranh giới tự nhiên với tỉnh Bôlykhămxay. Núi đồi tầng
tầng lớp lớp tạo thành những cánh rừng trùng điệp. Phía hữu ngạn sơng Lam
đồi núi xen kẽ, cắt xẻ địa bàn Thanh Chương ra nhiều mảng, tạo nên những
cánh đồng nhỏ hẹp. Tả ngạn sông Lam núi đồi liên tiếp như bát úp nổi lên đỉnh
Côn Vinh cao 188m, núi Nguộc cao 109m.
Rừng Thanh Chương vốn có nhiều gỗ quý như: lim xanh, táu, dổi, vàng
tâm... cùng các loại lâm sản khác như song mây, tre nứa, luồng mét... Hệ thực
vật rừng phong phú về chủng loại trong đó rừng lá rộng nhiệt đới phổ biến
nhất. Rừng có độ che phủ 42,17% (năm 2000).
Về sơng ngịi: sơng Lam bắt nguồn từ thượng Lào, chạy theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn,
Đô Lương, chạy dọc Thanh Chương chia huyện ra thành 2 vùng: hữu ngạn và



10

tả ngạn. Sông Lam là đường giao thông thuỷ quan trọng. Nó bồi đắp phù sa
màu mỡ ven sơng, nhưng về mùa mưa nó trở nên hung dữ, thường gây úng lụt
cho vùng thấp.
Với cảnh núi non trùng điệp, sông nước lượn quanh, tạo cho Thanh
Chương dáng vẻ thơ mộng “Sơn thuỷ hữu tình”. Với những thắng cảnh như:
thác Muối, vực Cối, ngọn Tháp Bút, dãy Giăng Màn… đã làm cho quang cảnh
đất trời nơi đây thêm phần đẹp tươi. Người xưa đã từng ca ngợi: hình thế
Thanh Chương đẹp nhất ở xứ Hữu Kỳ (từ Quảng Trị ra Thanh Hố).
Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè có
gió Tây Nam rất nóng nực, mùa thu mưa nhiều kéo theo bão lụt. Mùa đông và
mùa xn có gió mùa Đơng Bắc rét buốt. Khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn
trong sản xuất và đời sống nhân dân.
Ngược dịng lịch sử, từ trước cơng ngun tới nay, vùng đất Thanh
Chương đã trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính với tên gọi khác nhau.
Năm 111 TCN (thời thuộc Hán) vùng đất này nằm trong huyện Hàm Hoan,
quận Cửu Chân. Năm 602 (thời thuộc Tuỳ) nằm trong huyện Cửu Đức, quận
Nhật Nam. Thời tiền Lê (980-1009) nằm trong Châu Hoan. Thời Lý (thế kỷ
XII) nằm trong châu Nghệ An. Năm Thiên ứng thứ 2 (1233) lập bản đồ đặt tên
vùng đất này là huyện Thanh Giang.
Đầu thế kỷ XV, nhà Minh đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, dưới quận là
phủ, châu, huyện. Phủ Nghệ An lúc đó có 16 huyện, trong đó có huyện Thanh
Giang. Năm 1469 vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước để thông thuộc
các phủ huyện vào các thừa tuyên. Thừa tuyên Nghệ An bao gồm cả đất Nghệ
An và Hà Tĩnh ngày nay. Huyện Thanh Giang là một trong sáu huyện của phủ
Đức Quang. Năm 1729 Trịnh Giang lên ngôi chúa, huyện Thanh Giang được
đổi tên là huyện Thanh Chương. Tên Thanh Chương bắt đầu xuất hiện từ thời



11

điểm đó và tổn tại cho đến ngày nay. Thanh Chương có thị trấn Dùng và 37
xã, trong đó có xã Võ Liệt. Võ Liệt được sát nhập từ 2 xã Thanh Tân và Thanh
Minh trước đây nằm phía hữu ngạn sơng Lam. Phía bắc giáp xã Ngọc Sơn và
Thanh Chi; phía Đơng giáp xã Thanh Long; phía Nam giáp xã Thanh Hà; phía
Tây giáp xã Thanh Khê và Thanh Thuỷ. Có tổng diện tích tự nhiên 1.633,36
ha, dân số l 0.363 người.
* Điều kiện tự nhiên
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh
Nghệ An. Phía tây nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; Phía đơng giáp huyện
Đơ Lương và Nam Đàn; phía tây bắc giáp huyện Anh Sơn; phía đơng bắc giáp
huyện Đơ Lương; phía nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ
cách thành phố Vinh 50 km.
Với những thung lũng của rừng nguyên sinh Thanh Thuỷ là khu rừng có
hệ sinh thái đặc trưng cho khu hệ động thực vật Bắc - Trung bộ, rừng có nhiều
loại cây gỗ quý như: Xoay, Sến, Táu mật, Dạ Hương, Kim Giao…và nhiều loại
động vật quý hiếm như : Voi, Hổ, Khỉ mặt chó, Gấu chó, Chó sói, chồn dơi,
voọc…Với đặc thù đó rừng nguyên sinh Thanh Thuỷ hứa hẹn là nơi quy hoạch
thành khu bảo tồn thiên nhiên và du lịch sinh thái.
Đường tuần tra biên giới được thiết kế mặt đường bê tông rộng 3 mét, đủ
cho xe cơ giới lưu thông dọc tuyến biên giới như con Rồng bay trên đỉnh
Trường Sơn hùng vĩ. Đi một hành trình từ các khu Tái định cư Thuỷ điện Bản
Vẽ rồi theo đường Tuần tra về cửa khẩu Thanh Thuỷ - Nậm On xuống Trung
tâm Thanh Thuỷ về dọc các xã Thanh Hà, Thanh Mai, Thanh Xuân…du khách
sẽ khám phá được nhiều điều thú vị, bổ ích.
Thanh Chương có nhiều hồ đập lớn và đẹp như: Hồ Cầu Cau thuộc xã
Thanh An có diện tích mặt nước 82,5 ha, dung tích 5,5 triệu m3, hồ Cửa Ông tại



12
xã Thanh Mai có diện tích 150 ha, dung tích 9,4 triệu m3 , hồ Sông Rộ tại xã Võ
Liệt có diện tích 45 ha, dung tích 2,1 triệu m3 …Các hồ này diện tích lớn, mặt hồ
quanh năm bồng bềnh nước trong xanh, giữa các mặt hồ nổi lên nhiều ốc đảo
lớn nhỏ, xung quanh là những đồi chè xanh ngút ngàn xen lẫn trời mây tạo ra
một vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Du khách dạo thuyền du ngoạn trên
những hồ này có cảm tưởng như đang lạc vào mê cung huyền ảo. Các hồ đập là
nơi lý tưởng phát triển du lịch sinh thái, điểm đến của mọi du khách gần xa
Tuy Thanh Chương là vùng đất thuộc huyện miền núi, nhưng ở vùng đất
này không thiếu đặc sản. Hầu hết các sản vật nơi này đều gắn liền với nông
nghiệp và vườn đồi của thổ nhưỡng miền núi trung du.
1.1.2 Dân cư và đời sống kinh tế
* Dân cư
Trải qua bao thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, thú giữ và giặc giã để tổn
tại và phát triển, cư dân Thanh Chương ngày càng đông đúc và tiếp nhận nhiều
nguồn dân cư từ nơi khác về khai khẩn đất hoang, lập thêm nhiều làng xã.
Thanh Chương là huyện có dân số đơng, chủ yếu là dân tộc Kinh. Theo
số liệu thống kê cùa Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Thanh Chương năm
2004 huyện có tổng dân số 233.157 người, trong đó số người dưới 15 tuổi
chiếm 42%, từ 26- 60 tuổi chiếm 45,8%, từ 61 tuổi trở lên chiếm 12,2%. Dân
số tập trung đông nhất ở xã Võ Liệt với 10.363 người. Người dân có truyền
thống dũng cảm, cần cù trong lao động sản xuất, trọng thầy hiếu học, có tinh
thần cách mạng.
* Đời sống kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đàng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ 27 (11/2000) huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiến hành
xây dựng, bổ sung điều chỉnh và thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội


13


giai đoạn 2000 - 2010, trong đó quan tâm quy hoạch phát triển kinh tế các
vùng, xác định cây con chủ lực trên địa bàn kết hợp với việc đẩy nhanh xây
dựng kết cấu hạ tầng. Mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế nhiều thành phần,
sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm địa phương và thị trường, chuyển từ
tư duy sản lượng sang tư duy giá trị; xây dựng nền kinh tế có cơ cấu tiến bộ,
giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành nghề tiểu thù công
nghiệp và dịch vụ. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
- Những thành tựu về kinh tế
+ Sản xuất nông nghiệp: người dân Thanh Chương vẫn tiếp tục truyền
thống sản xuất nông nghiệp. Ban chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền vận động
nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Tổng giá trị sản
xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp dự ước 984.267 triệu đồng, đạt 97,20%KH, so
cùng kỳ tăng 8,99% (trong đó nơng nghiệp 783.897 triệu đồng đạt 96,5%KH,
Lâm nghiệp 171.818 triệu đồng đạt 105,53% KH, Ngư nghiệp 28.552 triệu
đồng đạt 76,2% KH)
Ngồi việc cấy lúa, nhân dân cịn trồng xen canh các loại cây hoa màu, cây
lương thực khác Tổng sản lượng cây có hạt 104.846 tấn đạt 93,9%KH, bằng
99,3% so cùng kỳ.
Bên cạnh đó loại cây cơng nghiệp mới đó là chè cũng trồng mới dự ước
450 ha đạt 56,25% KH, so cùng kỳ tăng 54,11%; Đưa tổng diện tích chè cơng
nghiệp lên 4.446 ha.
+ Về chăn ni: nhân dân trong các làng, xã chủ yếu là chăn nuôi gia
cầm và các loại gia súc nhỏ như trâu, bò, lợn, cung cấp một sản lượng giống rất
lớn, không chỉ cho nhân dân địa phương mà còn cho cư dân nhiều vùng lân
cận. Một số hộ trong thôn xây dựng trang trại trồng cây thả cá kết hợp với chăn
nuôi gia cầm lợn lái, lợn thịt cho thu hoạch một năm từ 70 đến 100 triệu


14


đồng.Tính đến nay tổng đàn trâu, bị tăng 0,8%, tổng đàn lợn kỳ tăng 7,8%
(trong đó đàn lợn nái tăng 29,2%).
+ Lâm nghiệp: Thanh Chương vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè
công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo lai... Nhưng trong thời gian gần đây nhân
dân trên địa bàn huyện đang chuyển dần sang trồng cây xoan đâu và đã bước
đầu có kết quả tích cực.
Để phát huy và khai thác hết các lợi thế về tài nguyên đất, nguồn lao
động và nâng cao thu nhập của nhân dân, những năm gần đây, chính quyền địa
phương xã Thanh Hương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế rừng. Trong
đó tập trung chủ yếu vào thay đổi cơ cấu giống cây trồng. Vì vậy, với những
ưu điểm như giống cây rất dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh, bền vững
hơn so với các loại cây khác… thì cây xoan đâu đang là sự lựa chọn mới cho
người trồng rừng Thanh Hương.
Là một chủ rừng nhà nước lớn trên địa bàn, trong những năm gần đây,
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Thanh Chương cũng đã mạnh dạn đưa
giống cây xoan đâu vào trồng thử nghiệm và phát triển ở các hộ dân. Trong
đó, dự án thí điểm trồng đầu tiên là dự án Việt Đức với tổng số diện tích đã
trồng được là 50ha. Tiếp đó, năm 2010, thực hiện chương trình dự án 611 về
việc trồng cây xoan đâu thành rừng phân tán ở các cơ quan, đơn vị và
trường học trên địa bàn huyện, đến nay toàn huyện đã trồng được trên 150ha
với khoảng 25 vạn cây.
+ Thủ công nghiệp: những năm gần đây các ngành thủ công nghiệp phát
triển khá mạnh, đã thu hút số lao động tạo cơng ăn, việc làm, chính vậy đời
sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, làng xóm đổi mới từng ngày.
Theo báo cáo tổng kết năm 2013 thì giá trị sản xuất dự ước 416.669 triệu đồng,
đạt 97,8% KH, tăng 16,83% so cùng kỳ. Các sản phẩm chủ yếu đạt được, như:


15


Gạch nung đạt 75 triệu viên, đạt 96,15% KH, tăng 7,14% so cùng kỳ. Tinh bột
sắn 26.800 tấn, đạt 95,71% KH, bằng 95,71% so cùng kỳ. Sản lượng chè búp
khô 5.960 tấn đạt 91,69% KH, so cùng kỳ bằng 96,13%. Gạnh không nung 120
triệu viên đạt 109% KH năm, so cùng kỳ tăng 60%. Khai thác cát sạn đạt
968.000 m3 đạt 101,9% KH, so cùng kỳ tăng 7,6%.v.v.
UBND tỉnh công nhận 2 làng nghề (làng nghề sản xuất hương tại Thanh
Liên, làng nghề rèn Thanh Lương)
Làng rèn Ba Ba xã Thanh Lương - huyện Thanh Chương - là một trong
những làng nghề đã được cấp giấy chứng nhận. Được du nhập từ làng rèn
Trung Lương nổi tiếng của huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh khoảng từ 200 trăm năm
nay, Hiện tại làng nghề rèn Ba Ba xã Thanh Lương có gần 100 hộ với khoảng
200 người theo làm nghề rèn. Những lúc nông nhàn, rảnh rỗi việc đồng áng,
nghề rèn thu hút thêm nhiều lao động trên địa bàn và quanh vùng cùng tham
gia. Hầu hết sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, uy tín, được tiêu thụ thụ
trong và ngoài tỉnh. Nhờ phát triển bằng nghề rèn nên đời sống của bà con
nhân nơi đây ngày càng no đủ, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, cơ
sở hạ tầng từng bước được đầu tư và củng cố, đường làng ngõ xóm xanh sạch
đẹp, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo tốt hơn.
1.1.3. Văn hóa - Xã hội
Thanh Chương là huyện có bề dày lịch sử - văn hố, một trong những
đia phương đi đầu trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Nhân dân
Thanh Chương vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh bất khuất,
có tinh thần hiếu học.
Cũng như cư dân các vùng khác trong tỉnh và cả nước, nhân dân Thanh
Chương từ xưa đến nay, nhà nhà vẫn duy trì tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng
những bậc tiền bối có cơng với dân với nước. Ngồi những ngơi đền lớn như


16


đền Bạch Mã, một số làng cịn có đền thờ vị thành hoàng của địa phương như:
vùng Thanh Giang thờ thành hoàng Phạm Kinh Vỹ.
Đạo phật du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh vào thời Lý - Trần.
Mức độ phát triển đạo phật ở Thanh Chương không mạnh nên chỉ ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống tâm linh của một bộ phận cư dân. Tuy nhiên, làng nào cũng
có chùa, đây không chỉ là nơi thờ phật, nơi cộng đồng làng xã làm lễ cầu siêu
cho đồng bào gặp nạn. Nhiều nơi chùa còn là nơi tạm trú chung cho cả làng
mỗi khi làng bị ngập nước.
Là một huyện vùng núi thấp, đa số cư dân làm nghề nông, cấy lúa nước
và trồng trỉa các loại hoa màu như: ngơ, khoai, sắn. Ngồi ra cịn có nghề chăn
ni, khai thác lâm thổ sản và nhiều nghề thủ công khác: trồng dâu nuôi tằm
dệt lụa, đánh cá, đan lát, chài lưới...
Trong văn hố ẩm thực dân giã có món ăn nổi tiếng “nhút Thanh
Chương, tương Nam Đàn”. Nhút là món ăn hàng ngày của người dân nơi đây,
nguyên liệu chủ yếu để làm là mít xanh băm nhỏ, muối lẫn với những thứ khác
ăn dần quanh năm. Người dân còn có tục uống nước chè xanh đầm ấm và vui
vẻ, tình làng nghĩa xóm đậm đà, chất phác.
Đã từ bao đời nay, vùng đất Thanh Chương khơng chỉ có tiếng về cảnh
quan “sơn thuỷ hữu tình” mà cịn được mệnh danh là xứ sở của truyền thống
hiếu học. Đức tính hiếu học của người dân nơi đây cho đến tận bây giờ không
chỉ đơn thuần là ham học mà luôn ln phải vượt lên nghèo đói với đủ bề thiếu
thốn để dốc chí học tập. Thế kỷ XV nơi đây đã có những khoa bảng nổi danh
như thượng thư Đinh Bộ Cương được người đời ca ngợi là “Quang Thuận
chiếu bút đầu bảng”, đã từng làm giám thị khoa thi đời Cảnh Thống (14971504). Bước sang thời cận đại, đất Thanh Chương lại xuất hiện những nho sĩ
không chỉ học rộng tài cao mà còn giàu lòng yêu nước, xả thân vì cơng cuộc


17


giành độc lập, tự do cho Tổ quốc như: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa.
Trong thời đại ngày nay, nơi đây vẫn là đất học. Cái nôi quê hương với bề dày
truyền thống hiếu học đã hun đúc nên những nhà tri thức nổi tiếng như: GS
Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hoàng Đền Cầu...
Tuy lao động vất vả nhưng sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của người dân
vẫn được duy trì từ nhiều thế kỷ qua. Văn học truyền miệng dân gian: cổ tích,
truyện trạng, tiếu lâm, ca dao, tục ngữ, câu đối, vè. Nhiều làng có truyền thống
sáng tác văn học dân gian như: Võ Liệt, Cát Ngạn, Lương Điền... Đặc biệt là
dân ca với các điệu hò, hát ru, ví dặm. Vượt lên mọi khó khăn trong đời sống,
thiên tai, lũ lụt người dân vẫn chèo đò tới một địa điểm nào đó để hát ví
phường nốc (vùng Bích Hào). Người dân vùng bán sơn địa có ví phường củi,
ví phường măng; vùng làm lúa nước có ví phường cấy. Cịn dân đị dọc sơng
Lam, sơng Giăng có hát ví đị đưa. Hát dân ca là một nét bản sắc văn hoá nổi
bật của người dân Xứ Nghệ nói chung và Thanh Chương nói riêng:
“Hát cho đổ quán xiêu đền
Cho long lanh nước cho rung rinh trời”.
Thanh Chương cịn là nơi có nhiều di tích lịch sử. Theo thống kê của ngành
chức năng hiện nay còn trên 140 di tích các loại. Từ năm 2001 huyện đã phối hợp
với địa phương tổ chức lễ hội đền Bạch Mã hàng năm vào ngày 13/6 âm lịch, nay
chuyển sang ngày 9 và 10/2 âm lịch. Và đây là ngôi đền được nhà nước xếp hạng
di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia sớm nhất ở huyện Thanh Chương.
* Các di tích lịch sử cấp quốc gia ở Thanh Chương
Đền Bạch Mã nằm ở thôn Tân Hà, xã Võ Liệt
Đền Hữu ở làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên
Đình Võ Liệt nằm ở xã Võ Liệt
Nhà thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài
Nền tế cờ và nhà thờ họ Trần Tấn - xã Thanh Chi


18


Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách
Nhà thờ họ Nguyễn Duy và cây sui Diên Tràng
Nhà thờ và mộ Quận công Trần Hưng Học, Trần Hưng Nhượng
Nhà thờ và lăng mộ Phúc Khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy
* Các di tích lịch sử cấp Tỉnh
Nhà thờ họ Trần Võ ở xã Thanh Đồng
Đền thờ và mộ Phan Nhân Tường
Nhà thờ họ Đặng và nhà lưu niệm Đặng Thai Mai
Nhà thờ họ Nguyễn Duy
Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng tại Thanh Phong
Nhà thờ Nguyễn Hữu Điển
Nhà thờ và lăng mộ Nguyễn Thế Bình ở xã Cát Văn
Nhà thờ Phạm Kinh Vỹ
Nhà thờ họ Lê Kim
Đình Làng Thượng
Nhà thờ họ Tôn - xã Võ Liệt
Đền Hai Hầu và nhà thờ họ Nguyễn Phùng
Nhà thờ họ Nguyễn Lâm Thái - xã Thanh Tùng
Đền Bà Chúa
Nhà thờ Phan Sỹ Thục
Nhà thờ họ Nguyễn (chi trung tôn)
Khu mộ tổ và nhà thờ họ Chu
Đền thờ quận cơng Đậu Bá Tồn - xã Thanh Khê
Nhà thờ họ Nguyễn Như - tại Thôn Đại Định, Xã Thanh Văn
Phủ thờ Đàng Cao xã Thanh Văn thờ Cường Quận công Nguyễn Cảnh Vạn
Nhà thờ họ Trần đại tôn tại xã Thanh Phong
Đền Gia Ban xã Thanh Hòa.



19

1.2. Đền Bạch Mã
1.2.1 Sự tích vị thần được thờ trong đền Bạch Mã
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cùng với cả
nước, nhân dân Nghệ An đóng góp nhiều người nhiều sức của để đánh bại kẻ
thù và xây dựng đất nước.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược của nghĩa quân
Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo “căn cứ địa Nghệ An” đã đóng
góp vai trị quan trọng góp phần cho thắng lợi rực rỡ của kháng chiến.
Sử sách truyền thuyết ở Nghệ An và Việt Nam từ nhiều đời, đã ghi nhận
Nghệ An vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương của cả nước đã góp nhiều vũ khí,
quân lương cho đất nước những anh hùng nổi tiếng như: Nguyễn Xí ở Nghi
Lộc, Hồ Hân ở Quỳnh Lưu, Nguyễn Vĩnh Lộc ở Yên Thành, Nguyễn Tuấn
Thiện ở Hương Sơn và Phan Đà ở Thanh Chương.
Theo thần phả lưu ở đền và truyền thuyết dân gian ở Thanh Chương cho
biết: Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV ở thơn Chí Linh, xã Võ Liệt,
huyện Thổ Du (nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt) huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An. Xuất thân trong gia đình nghèo khổ sống bằng nghề chài lưới ven
sông Lam, cha là Phan Công Trứ, mẹ không rõ tên. Phan Đà sớm mồ cơi cha
mẹ, ơng được một ơng già có tên là Bảy có lịng nhân hậu, làm nghề rèn sắt ở
Võ Liệt đùm bọc cưu mang, lớn lên trong cảnh nghèo khổ ở vùng trung du khơ
cằn và gió bụi nhưng Phan Đà không hổ thẹn là người con trai xứ Nghệ với
bản tính cương trực, thơng minh, chịu khó nên Phan Đà đã sớm trở thành
người nổi tiếng ở vùng Thanh Chương, hàng ngày ông giúp cha nuôi thụt bể,
rèn sắt làm thành những công cụ như: dao, búa, liềm… cung cấp cho các nông
phu làm ruộng, đốn củi, lúc nhàn rỗi Phan Đà theo các bạn làng xuống sông
đánh cá hay vào rừng đốn củi, đốt than kiếm tiền sinh nhai, đặc biệt với vóc



20

dáng lực lưỡng, có sức khỏe trời cho “vật nổi cả trâu, đánh bại cả hổ” Ông say
mê tập luyện võ nghệ, bắn cung. Trai làng Võ Liệt và các vùng lân cận nhiều
lần bái phục tài cưỡi ngựa bắn cung, múa gươm của Ơng, trong các ngày hội
làng có tranh giải Phan Đà thường được mọi người gọi là đi đầu giật giải và
tôn làm bầu tướng khi chơi trò đánh trận hay luyện tập võ nghệ.
Thanh Chương là vùng đất nghèo khó nhưng con người sống có tình có
nghĩa và hết sức lạc quan. Hát ví dặm, hát đị đưa là những sinh hoạt dân gian
khơng chỉ lắng đọng ở các vùng quê làm say mê lòng người mà cịn gieo vào
tâm hồn chàng trai có tài nhưng đa cảm một tình yêu quê hương xứ sở, mải mê
với cơng việc rèn sắt đồng nội nhưng có thời gian Phan Đà cùng các trai làng
đi xem các buổi hát bội, hát giao duyên do các làng tổ chức. Chính trong các
cuộc gặp gỡ ở trong rừng, trên sơng hay trong các ngày hội làng tên tuổi và các
tài năng của Phan Đà đã đem đến cho ông niềm vui và có nhiều bạn bè cùng
chí hướng và lứa tuổi.
Khi Phan Đà khôn lớn, chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống
bình dị thì tai họa giặc ngoại xâm ập tới quê hương. Năm 1406 quân Minh
đánh chiếm và thống trị nước ta, giặc Minh gây nhiều tang tóc cho nước Đại
Việt, làng Võ Liệt quê hương của Phan Đà nằm gần Trà Long, Lam Thành
những sào huyệt của giặc Minh nên thường bị giặc đánh phá.
Căm thù sôi sục, Phan Đà và các bạn trai trốn lên núi, chuẩn bị đúc, rèn
nhiều vũ khí, bí mật cất giấu lương thực ngấm ngầm ôn luyện võ nghệ chờ
ngày nổi dậy.
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, sau nhiều lần kịch
chiến với giặc theo mưu kế của Nguyễn Chích nghĩa quân Lam Sơn lui về chọn
Nghệ An làm căn cứ tập hợp lực lượng, tiêu diệt từng bộ phận của địch để tạo
cơ hội giải phóng đất nước. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân



21

Nghệ An nổi dậy theo Hồ Quý Ly, Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Đặng Dung
đánh giặc nhưng thất bại mà vẫn ni ý chí anh hùng. Nguyễn Xí ở Nghi Lộc đã
lặn lội ra Thanh Hóa cùng nếm mật nằm gai cùng nghĩa quân, Nguyễn Vĩnh
Lộc, Phan Vân ở Yên Thành nghe tin lê lợi vào Nghệ An đã kéo đội dân binh
gia nhập nghĩa quân rồi tổ chức bố phòng làng Tràng Niên ngăn giặc. Biết tin
nhân dân các vùng đã nổi dậy theo Lê Lợi, mặc dù tuổi cịn ít và kinh nghiệm
trận mạc chưa có, nhưng Phan Đà và các trai tráng trong làng Võ Liệt vẫn hăng
hái tiến công đánh phá quân giặc, ban ngày nghĩa quân tản về làng cày cấy, đánh
cá vận động nhân dân khơng cống nạp lương thực, vũ khí cho qn Minh, kêu
gọi các trai tráng lên đường, tụ về vùng núi Võ Liệt để luyện tập, ban đêm được
nhân dân các làng chỉ đường, che chở nghĩa quân đột nhập vào các trại giặc lấy
trộm vũ khí, quân lương, ngựa chiến… trang bị cho mình. Mất của mất người, từ
chỗ nghi ngờ nội bộ, quân Minh và bọn ngụy quân cảnh giác, bố phịng. Với sự
dũng cảm vơ song, Phan Đà cùng với nghĩa quân của Ông đã làm cho bọn địch
khiếp sợ, mất ăn, mất ngủ, với phương sách bí mật đánh giặc lúc qn mình
mạnh, tránh giặc lúc quân mình yếu, khi thì lợi dụng địa hình phong thổ, nghi
binh phục kích, chặn diệt cả đội tuần tiểu của giặc, khi thì cơng khai truy đuổi
giặc khi về làng cướp bóc, trong nhiều trận kịch chiến Phan Đà đã thoát hiểm và
bảo vệ được đồng đội tránh khỏi sự truy đuổi của kẻ thù.
Nhân dân Thanh Chương bấy lâu bị địch kìm kẹp nức lịng hả dạ vì ở
q hương có người dũng tướng tinh thơng võ nghệ che chở. Truyền thuyết
vùng Thanh Chương cho biết Phan Đà là người say mê cưỡi ngựa bắn cung,
trong một lần Phan Đà đã cướp được từ tay địch một con Chiến Mã màu trắng
“phi ngàn dặm không biết mệt”. Để gây thanh thế với dân và uy hiếp kẻ địch,
khi ra trận Phan Đà thường mặc giáp trụ màu trắng và cưỡi chiến mã màu trắng
nên nhân dân quen gọi bằng cái tên “Thần Bạch Mã”.



22

Lúc này nghĩa quân Lam Sơn đã đứng chân vững chắc ở Nghệ An. Quân
Minh liên tiếp bị vậy hãm tiêu diệt ở thành Trà Long, địa bàn hoạt động của Lê
Lợi đã mở rộng đến hầu hết các vùng Thanh Nghệ An.
Biết được chiến cơng, tấm lịng u nước của vị tướng trẻ Phan Đà và
nhân dân Thanh Chương, Lê Lợi cho người tìm về Võ Liệt tìm Phan Đà. Phan
Đà được tin cảm động rơi nước mắt, ngay sau đó Phan Đà đã mang tồn bộ đội
nghĩa binh gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, thấy Ông nhanh nhẹn, thơng minh
sống được lịng dân và có uy với qn giặc, Lê Lợi thưởng và giao cho Phan
Đà đi đầu trong việc móc nối, liên lạc, dị la tin tức kẻ địch hoặc cản phá quân
giặc khi bị tấn công. Được chủ tướng tin u vì ln hồn thành nhiệm vụ,
cũng như gieo nỗi khiếp sợ cho quân giặc Phan Đà được bộ chỉ huy nghĩa
quân giao nhiệm vụ xâm nhập thành Nghệ An, thuyết phục một võ quan là Mai
Trọng Nghĩa bỏ hàng ngũ giặc và theo về giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn.
Với mưu đồ bắt sống Lê Lợi ở động Tiên Hoa, Trần Trí huy động quân
trấn thủ thành Nghệ An, phối hợp với quân tăng viện của Lý An mở cuộc tấn
công lớn lên căn cứ Đỗ Gia. Quân giặc tiến theo hai đường chính. Đường thủy
với đoạn thuyền chiến mạnh từ sông Lam qua ngã ba Tam Hoa vào sơng Ngàn
Phố. Đường bộ Trần Trí huy động lực lượng đội quân kỵ mã thiện chiến, tiến
qua vùng núi Thanh Chương, bí mật bao vây căn cứ Đỗ Gia.
Được mật báo, Lê Lợi đã có kế hoạch dàn trận tiêu diệt địch, Phan Đà
được giao nhiệm vụ cùng các tướng giỏi và đội kỵ mã thiện chiến bí mật cho
chặt gỗ, vần đá, đào hố làm bẫy ở nơi trọng yếu rồi ngụy trang cây rừng, chờ
giặc tới. Vì chiến trận xảy ra liên miên khơng quen phong thổ khi tiến vào
truông Trẩy hiểm trở quân Minh đã mệt mỏi. Phan Đà thúc ngựa ra khiêu chiến
rồi giả thua bỏ chạy để dụ giặc, bị mắc mưu của nghĩa qn và nơn nóng về Đỗ
Gia, qn Minh đuổi theo và rơi vào ổ phục kích của ta. Nghe hiệu lệnh quân



×