Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

luận văn khoa khách sạn du lịch Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chùa Quang Khánh(chùa Muống)- xã ngũ phúc- huyện Kim Thành- Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.03 KB, 27 trang )

GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi đất nước chuyển mình trong hội nhập việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc mà bao nhiêu năm qua ông cha ta đã để lại là một
vấn đề vô cùng cấp thiết. Việc các thế hệ không còn mặn mà với lễ hội như
trước nữa không còn là điểm lạ lẫm. Trước đây sắp đến ngày lễ hội là bọn trẻ
con phải chờ đợi từng ngày, để rồi khi lễ hội đi qualaij nuối tiếc và chờ đợi mùa
lễ hội năm sau. Không chỉ là trẻ nhỏ, mà người lớn cũng háo hức không kém, là
nơi để họ cầu mong hạnh phúc, may mắn, tài lộc và vui chơi ,giải trí, tâm hồn
thanh thản.
Là quốc gia có truyền thống lâu đời, đất nước Việt Nam có hơn 500 lễ hội
lớn nhỏ diễn ra lhawps bốn mùa xuân ,hạ, thu, đông. Và lễ hội chùa Quang
Khánh xã Ngũ PHúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là một lễ hội nằm
trong những lễ hội tiêu biểu của mảnh đất xứ đông. Trong bài báo tiểu luận nhỏ
này của mình, em rất vinh dự được ông Nguyễn Văn Phú, trưởng Ban công tác
văn hóa xã Ngũ Phúc, sư bà Thích Thị Nga chủ trì chùa Quang Khánh đã cung
cấp tư liệu cho em. Đồng cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Linh giảng viên trường
Đại học Văn hóa Hà Nội đã hướng dẫn em làm bài tập.
Đây là bài tiểu luận đầu tiên của em, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng
vẫn khó tránh khỏi sai sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
2
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Đề Tài : Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chùa
Quang Khánh(chùa Muống)- xã ngũ phúc- huyện Kim Thành- Hải Dương.
Chương 1.Phần mở đầu:
1.1 Nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu : bảo tồn và phát huy các giá trị văn


hóa của lễ hội chùa Quang Khánh.
1.2 Lý do chọn đề tài.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Việt
Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp đặc biệt. Người Việt Nam từ
hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện
thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng
thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử
dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất
cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những
người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi
với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện,
giữ gìn cuộc sống hạnh phúc Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công
đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Là một con người được sinh ra ở mảnh đất “ xứ Đông anh hùng” hiện đang
lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098
di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng; giá trị đặc trưng của văn hoá xứ Ðông được
thể hiện qua các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng
đồng dân cư Hải Dương xưa và nay. Tôi rất mong muốn qua bài tiểu luận của
mình có thể giới thiệu đôi chút về lễ hội chùa Quang Khánh ở xã Ngũ Phúc-
huyện Kim Thành- Hải Dương để nhiều người biết tới giá trị và đến tham quan
di tích này.
1.3 Mục đích nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu lễ hội chùa Quang Khánh nhằm cung cấp một số thông tin về
cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị
tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi. Từ đó, đề xuất
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
3
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội chùa

Quang Khánh huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài
liệu, phân tích
Chương 2: khái quát về lễ hội chùa Quang Khánh
2.1. Tên gọi của lễ hội.
Chùa Muống xã Ngũ phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là di tích
Lịch sử- văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng theo Quyết định số 97/QĐ ngày
21 tháng 1 năm 1992. Chùa có tên tự là Quang Khánh tự, di tích đã tồn tại từ
nhiều thế kỷ trước, hiện nay là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành. Lễ
hội chùa Muống gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhà sư Tuệ Nhẫn - có
công chữa khỏi mắt cho vua Trần Minh Tông và là môn đệ trung thành của vị tổ
thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam- vua Trần Nhân Tông.
Căn cứ vào dấu tích hiện còn, những di tích lịch sử- văn hoá thì vùng đất
này vốn là vùng đất phù sa cổ, do dòng sông Văn úc bồi đắp từ hàng nghìn năm
trước. Tương truyền, vào thời Lý Công Uẩn đã có nhiều dòng họ đến đây khai
khẩn, đất đai lúc đầu chua phèn, chưa thuần thục. Rau muống là thức ăn chính,
cây lương thực khó trồng, cây rau muống được mọi người chú trọng, cái tên
Dưỡng Mông (tức "nuôi muống") cũng được bắt nguồn từ đó. Thời gian trôi đi,
số người đến đây lập nghiệp ngày một nhiều thêm, những cánh đồng hoang dần
được đẩy lùi, ruộng đất chua phèn dần được cải tạo. Hiện nay, tại thôn Dưỡng
Mông còn khá nhiều địa danh gắn với sự tích khai phá đất hoang như đồng Công
đầu cầu, Đống Rúi, Đống Ông, Rộc Cò, Rộc Ma, Rộc Mét, Rộc Sâu, Rộc
Ghếch, Rộc Súng, Đầm Đông, Đầm Am
Cùng với việc khai hoang lập ấp, bao thế hệ người làng Muống (tên gọi
nôm của làng Dưỡng Mông) đã xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng
mang đậm tính bản địa. Mặc dù trải bao biến cố của lịch sử, làng Muống vẫn
còn một số di tích như miếu Mã Bến, miếu Thiên Lâu, đình thờ Thành hoàng
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
4

GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
làng và đặc biệt là chùa Quang Khánh. Trong hệ thống di tích còn tồn tại ở đây
thì miếu Mã Bến, miếu Thiên Lâu và đình Dưỡng Mông là những di tích cùng
thờ hai vị thành hoàng làng, từng có công đánh giặc dưới triều Lý và triều
Trần. Lịch sử ở địa phương ghi lại rằng:
Vào thời Lý, có một người làng Muống tên là Phạm Công, huý Lỗ, thời trai
trẻ học rất giỏi, lại có khí phách phi thường, được vua Lý trọng dụng cho đi
đánh giặc giúp nước. Do có công lao to lớn, ông được bổ nhiệm làm quan trong
triều. Khi tuổi đã già, ông về nghỉ tại quê. Là vị quan thanh liêm, chính trực,
nên ông vẫn được các quan kế nhiệm đến thăm. Lúc bấy giờ ở gần nhà ông có
một bến nhỏ, các quan thường dừng lại tắm ngựa. Sau khi ông mất, nhân dân
lập miếu thờ ông gần bến và được gọi là miếu Mã Bến (Bến tắm ngựa).
Vào thời Trần, làng Muống có Nguyễn Công, huý Đại có công giúp vua
Trần đánh giặc ở thế kỷ 13. Sau khi mất ông được nhân dân tôn làm thành
hoàng làng và lập miếu thờ, miếu có tên là Thiên Lâu. Hiện nay trong miếu có
đôi câu đối nói đến công lao của vị thành hoàng này:
"Địa chỉ Đông A kim cổ tích,
Thiên Lâu miếu vũ nhật nguyệt trường".
Ngoài 2 ngôi miếu trên, làng Muống còn có ngôi đình chung thờ các vị
thành hoàng làng đã từng tồn tại suốt thời Lê và thời Nguyễn, di tích đã bị tàn
phá trong kháng chiến chống Pháp, nay nhân dân mới khôi phục lại.
Chùa Muống có tên tự là Quang Khánh, được xây dựng vào năm nào? ai là
người khởi công xây dựng? đến nay vẫn chưa xác định được, nhưng đến thời
Trần, chùa có quy mô lớn, di tích tồn tại vào thời Lê và thời Nguyễn. Trải qua
chiến tranh tàn phá, chùa còn hệ thống tháp thời Lê và thời Nguyễn khá đồ sộ, di
tích đang được khôi phục với quy mô lớn, từng bước trả lại dáng vẻ ban đầu của
di tích.
Chùa Quang Khánh là nơi thờ phật theo thiền phái Trúc Lâm, đồng thời là
nơi thờ nhà sư Tuệ Nhẫn, là môn đệ trung thành của thiền phái Trúc Lâm, do
vua Trần Nhân Tông sáng lập. Đồng thời, nhà sư còn có công truyền giáo lý và

SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
5
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
xây dựng 72 ngôi chùa lớn nhỏ. Đối với nhân dân làng Muống, nhà sư không chỉ
là người có công xây dựng chùa, mà ông còn là người đầu tiên khai khẩn đất đai,
lập nên làng Muống ngày nay, vì vậy ông lại là một vị thành hoàng được nhân
dân địa phương thờ phụng.
Lễ hội chùa Muống được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của nhà sư
Tuệ Nhẫn, ông là người tu hành có công chữa khỏi mắt cho vua Trần Minh
Tông và là môn đệ trung thành xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Theo sách "Đại Nam nhất thống chí"NXB KHXH, HN năm 1971; tr 411- 412
viết: "Chùa Quang Khánh ở xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành, sư ông Mộng
trụ trì ở đây, tu luyện đắc đạo, phép thuật tinh thông. Vua Trần Minh Tông đau
mắt, các thầy thuốc điều trị không khỏi, đêm mộng thấy một thầy thuốc tự xưng
là ông Mộng, khi tỉnh dậy, không cần thuốc thang mà mắt tự khỏi, bèn lấy tên
người trong mộng hỏi khắp châu huyện, khi đến chùa này mới thấy, nhà vua sắc
phong là Từ Giác Quốc Sư, lại phát tiền kho tu bổ chùa quán, cho tên là chùa
Quang Khánh, Lê Thánh Tông có đề thơ khắc vào đá nay vẫn còn”
(1)
Theo tấm bia “Quang Khánh tự bi minh tự”, do tiến sĩ khoa Đinh Mùi
(1487) Phạm Cảnh Chiêu soạn, khắc dựng vào năm Hồng Thuận thất niên
(1515), thì Tuệ Nhẫn Quốc Sư là người từng trụ trì chùa Dưỡng Mông thời Trần,
sư họ Vương, hiệu là Quán Viên, quê ở xã Dưỡng Mông, thuở nhỏ bố mất sớm,
mẹ ở vậy nuôi con. Từ năm 10 tuổi, sư khắc khổ chuyên cần học, 19 tuổi đọc
rộng các sách, rồi chán cảnh trần tục, yết kiến Kiêm Tuệ đại sư chùa Báo Ân đi
tu, Sau thụ trụ, túc giới hai sư Nghĩa Trụ và Chân Giám, giới hạnh, tài biện hơn
người. Sư được vua Trần và triều đình rất kính trọng, vua Anh Tông ban cho
pháp hiệu là Tuệ Nhẫn Quốc Sư. Năm Ất Sửu (1325) sư viên tịch. Như vậy, Tuệ
Nhẫn với sư ông Mộng trong Đại Nam Nhất Thống chí chỉ là một. Tuệ Nhẫn là
một nhà sư nổi tiếng nhà Trần, cùng thế hệ với Pháp Loa, Huyền Quang thuộc

thiền phái Trúc Lâm, do vua Trần Nhân Tông sáng lập .
Theo tài liệu điền dã tại làng Muống cho biết Tuệ Nhẫn Quốc Sư còn được
nhân dân kính trọng gọi là Thánh tổ Non Đông (Thánh tổ Đông sơn), tên thật là
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
6
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Vương Thiên Huệ là thuỷ tổ họ Vương, đồng thời là người có công khai khẩn
vùng đất Dưỡng Mông thời Trần. Cha của Vương Thiên Huệ là cụ Vương Quý
Lan và mẹ là người họ Hoàng. Lúc còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi con,
nhưng vì nghèo, nên phải gửi cho người cậu ruột nuôi hộ. Tương truyền: Vương
Thiên Huệ còn nhỏ không được đi học, cậu mợ giao cho chăn bò, bắt cáy, vì vậy
nay vẫn có câu ca:
“Con cậu, cậu cho học nho,
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò, chăn trâu,
Hai sương một nắng dãi dầu,
ở ăn chẳng được, cháu hầu tha phương”.
Trong hoàn cảnh vắng mẹ, lại ở với cậu mợ, không được đi học, lại bị cậu
mợ mắng nhiếc, Vương Thiên Huệ dời nhà đi tìm mẹ, trên đường đi gặp một gia
đình bán mía, liền xin nước uống và nghỉ chân. Sau khi dò hỏi chủ nhà biết cậu
bé đi tìm mẹ mà không thấy, chủ nhà ngỏ lời đề nghị ở lại giúp việc. Hàng ngày
chuyên lo dọn mía, rửa mía. Bỗng có một hôm ông thấy một cây mía có 72
gióng, thấy đó là điều lạ, ông đem dấu kín, buổi tối hôm đó ông xin nghỉ việc và
không cần chủ nhà trả công, chỉ xin một cây mía. Chủ nhà vui vẻ cho ngay, và
Vương Thiên Huệ lại lên đường về Kinh Bắc. Trên đường đi Kinh Bắc, ông vào
chùa Nghĩa Trụ, yết kiến Hoàng Kiên đại sư (Kiên Tuệ đại sư) được thu nhận.
Từ đó, ông trau dồi Phật pháp, đến năm 30 tuổi ông đã đắc đạo. Sau đó ông xin
rời khỏi chùa để tuyên truyền Phật pháp, Phật pháp của ông chính là giáo lý của
thiền phái Trúc Lâm. Nơi đến đầu tiên là Mạo Khê (Quảng Ninh), nơi đây được
gọi là Non Đông gần Yên Tử, là trung tâm của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần
Nhân Tông sáng lập. Ông quyết định trụ trì tại đó và ra công tu tạo 72 ngôi chùa

lớn nhỏ. Riêng huyện Kim Thành, quê hương ông, ông xây dựng 4 ngôi chùa
lớn: chùa Phí Gia (xã Đồng Gia), còn gọi là chùa Bùi; chùa Lành, chùa Gạo (xã
Kim Tân); chùa Linh Quang (xã Kim Lương). Cho đến nay, trong dân gian vẫn
lưu truyền một số câu ca phản ánh thời kỳ hưng thịnh của các ngôi chùa ở vùng
này: "Lên chùa Muống, xuống chùa Bùi, lui chùa Gạo, dạo Hải Ninh (nơi có
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
7
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
chùa Lành)"; hay :"Nhịp chùa Lành, canh chùa Muống" (nghĩa là nhịp chuông,
mõ chùa Lành và đọc canh ở chùa Muống khó có nơi nào sánh kịp).
Ngoài các ngôi chùa ở Mạo Khê, ở quê hương, ông còn xây dựng nhiều
ngôi chùa khác như chùa Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), chùa Siêu Loại (Bắc
Ninh), chùa Đông Khê huyện An Hải (Hải Phòng), chùa Do Nha huyện An
Dương (Hải Phòng) Trong số 72 ngôi chùa mà ông gia công tu tạo, chùa
Muống vẫn là nơi gắn bó với cả cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Vào thời Trần chùa đã được tu tạo nhiều lần, có lần vua sai Nguyễn Công
Củng là quan trong triều về chỉ đạo thi công, hoàng hậu Nguyễn Thị Lương cấp
tiền, bạc. Chùa có quy mô tới 120 gian lớn nhỏ, xây dựng theo kiểu "nội công
ngoại quốc" trên khuôn viên rộng 15.000m
2
, bao gồm tam quan, tiền đường,
thượng điện, nhà tổ, nhà tăng, hành lang, gác chuông, gác khánh Chùa có 32
tháp sư và hàng trăm pho tượng lớn nhỏ.
Trải qua thời gian, chùa Muống có khá nhiều nhà sư nổi tiếng trụ trì như sư
Như Nhàn, quê ở Kim Lũy (Đông Triều), có cha là người họ Phạm, mẹ là người
họ Lê, sinh vào năm Thuận Đức tam niên (1655). Năm 24 tuổi đi tu tại Yên Tử,
cầu đạo với Chân Hiền thiền sư, sau khi đắc pháp, chu du nhiều nơi, rồi trụ trì
tại chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, sau đó về chùa Quang Khánh. Năm Tân Sửu
(1721) Uy tổ Nhân Vương (Trịnh Cương) mời về kinh, cầu đảo ở tháp Báo
Thiên, được chúa ban thưởng Tử y Kim Lũ cà sa, phong chức tăng phó. Năm

1724 sư viên tịch. Do loạn ly và đói kém, đến năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767),
môn nhân, phật tử mới xây được tháp, nay tháp vẫn còn.
Đương thời, chùa Muống là một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, có nhiều nhà thơ
đã xúc cảm làm thơ ca ngợi, đáng chú ý nhất là 2 bài thơ của Lê Thánh Tông
khắc trên bia hiện nay còn lưu giữ tại chùa. Bài thứ nhất khắc vào năm Quang
Thuận thứ 6 (1465), đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp
của chùa. Bài thứ hai khắc vào năm Bính Ngọ (1486), đây là một bài thơ nôm
với những lời thơ thật xúc cảm:
"Dắng dõi chào ai tiếng phép chung,
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
8
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Ngang đây thoắt lộ trạnh bên lòng,
Trừng thanh leo lẻo trần hiệu cách,
Gác thẳm làu làu ngọc giá đông.
Sực nức đưa hoa hương mượn gió,
Lúi lô chào khách vẹt thay đồng.
Nhủ đoàn tự đắc ngao du đấy,
Cho biết cơ mẫu vẫn chẳng dong”.
Chùa Muống là một trong những ngôi chuà được xây dựng sớm ở đất Kim
Thành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc Lâm
chủ trì xây dựng, mở rộng khang trang. Đến thời Nguyễn chùa có trên 120 gian,
có tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng cổ và nhiều bia ký
có giá trị. Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng 15.000m². Chùa Muống là
ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương. Lê Thánh Tông hai lần viếng thăm
đều có thơ khắc vào bia đá. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn
toàn. Sau ngày miền Bắc giải phóng, chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũng
chỉ đạt một phần nhỏ của kiến trúc cũ. Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồn
như xưa.
Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, một cao

tăng đồng thời còn là một lương y, người công xây dựng nhiều chùa lớn như:
Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha (Hải
Phòng). Nhà sư viên tịch ngày 27 tháng giêng, năm Ất Sửu, Khai Thái thứ hai
(1325). Sau khi mất, nhà sư được nhân dân tôn làm Thành hoàng làng.
2.2. Thời gian diễn ra lễ hội.
Thông lệ, hội bắt đầu từ 24-26 tháng giêng, 27 là ngày trọng hội.
- Ngày 24 làm lễ nhập tịch, cỗ chay gồm hoa quả, bánh dầy, bánh nếp.Sư
sãi tụng kinh cả đêm, không khí thật sôi nổi.
- Ngày 25, theo lệ là ngày rước bánh dầy quanh chùa trước khi đưa vào
tiền đường thờ Thánh tổ. Đây là một nghi thức mong mùa màng bội thu
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
9
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
- Ngày 26, lễ tập ngơi, thực chất là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho ngày
đại lễ. Trong ngày tổ chức tập rước kiệu, chuẩn bị chu đáo các thứ cho trọng hội,
buổi tối, các sư làm lễ mộc dục.
- Ngày 27 phật tử các nơi tiếp tục đến lễ và buổi tối có đọc kinh và kết thúc
lễ hội
Chương 3: Tìm hiểu lễ hội
Diễn trình lễ hội gồm 2 phần:
3.1. Phần lễ:
a) Ngày 24 làm lễ nhập tịch, cỗ chay gồm hoa quả, bánh dầy, bánh nếp.Sư
sãi tụng kinh cả đêm, không khí thật sôi nổi.
Điều đặc biệt trong lễ hội chùa Muống đó là tục lệ làm bánh dày để dâng
cúng. Đây là điều mà ít lễ hội truyền thống nào còn duy trì được. Theo những
người cao niên ở đây kể lại rằng: Cứ gần đến ngày lễ hội, trong từng gia đình và
khắp cả xóm làng lại rộn ràng tiếng chày giã bánh cùng với mùi thơm ngào ngạt
của những nồi xôi, tạo cho không khí ngày hội thật tưng bừng và ấm cúng. Bánh
dày làng Muống tượng trưng cho mùa màng bội thu mà con cháu dâng lên
Thánh tổ, như thành quả của một năm lao động. Việc giã bánh dày trong ngày

hội rất được coi trọng. Gạo nếp làm bánh phải là nếp cái hoa vàng được lựa
chọn kỹ do đó bánh dày nơi đây rất dẻo và thơm.
Trước khi giã bánh, người ta ngâm gạo nếp 6 tiếng rồi mới đồ xôi đến khi
xôi chín thì dàn mỏng ra một mảng mo cau. Người được chọn giã bánh phải là
những chàng trai, cô gái khỏe mạnh. Để bánh thật dẻo, quá trình giã bánh không
được gián đoạn. Khi bột đã nhuyễn, người ta dùng tay vắt bánh vào từng đĩa lá
chuối được quấn lá dừa xung quanh. Nước dùng để làm bánh phải là nước giếng
ở chùa. Người ta cho rằng, việc lấy nước giếng chùa làm bánh sẽ giúp bánh tinh
khiết, mềm dẻo và thơm ngon hơn. Ông Nguyễn Xuân Quy – xã Ngũ Phúc cho
biết: Ngày nay việc làmn bánh dày đơn giản hơn trước. Cứ đến dịp lễ hội, mỗi
dòng họ trong làng đều làm bánh dày dâng lên lễ hội. Năm 2012 vừa qua, xã tổ
chức hội thi làm bánh dày và có 12 dòng họ tham gia. Mặc dù bánh dày ngày
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
10
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
nay làm nhỏ hơn trước, song trước khi giã bánh, các dòng họ đều phải bày một
mâm hoa quả, thắp hương cầu mong Phật tổ phù hộ để cho bánh được ngon hơn.
Nếu không may gia đình nào làm bánh bị hỏng thì phải đến chùa thắp hương,
cầu mong Phật tổ xá tội và phù hộ cho gia đình. Dân làng rất kiêng kỵ việc làm
bánh bị hỏng vì họ quan niệm đó là điềm không may trong cả năm tới.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, phong tục giã bánh dày trong lễ hội
chùa Muống vẫn lưu truyền cho tới ngày nay và ăn sâu vào tâm thức của người
dân làng Muống. Lễ hội chùa Muống là niềm tự hào, nơi hội tụ của dân làng để
giáo dục cháu con luôn luôn làm việc thiện, cùng nhau đoàn kết xây dựng quê
hương, giữ gìn bản sắc văn hóa của làng quê mình.
b) Ngày 25, theo lệ là ngày rước bánh dầy quanh chùa trước khi đưa vào
tiền đường thờ Thánh tổ.
Theo tập tục của người dân nơi đây là dùng những sản vật do chính họ làm
ra trên mảnh đất này, để dâng lên Thánh tổ, sản vật của họ là những hạt gạo nếp
thơm ngon tròn trịa, đồ thành sôi, thơm nức, giã mịn tạo thành những chiếc bánh

to nhỏ đủ cỡ đặt lên mâm, có những chiếc bánh dầy lớn đặt trên mâm gỗ, đây là
tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa nước thuộc đồng bằng châu thổ sông
Hồng.
Những chiếc bánh dầy đưa lên kiệu, rước quanh chùa, trong tiếng nhạc âm
vang và dòng người trang nghiêm, kính cẩn đi theo các kiệu sơn son thếp vàng.
Sau đó, những chiếc bánh dầy được đưa vào tiền đường, tam bảo, nhà tổ để làm
lễ. Tại đây các sư trụ trì và phật tử đọc nhiều bài kinh ca ngợi công lao của đức
Phật và mong muốn có mùa màng bội thu.
c) Ngày 26, lễ tập ngơi, thực chất là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho ngày
đại lễ. Trong ngày tổ chức tập rước kiệu, chuẩn bị chu đáo các thứ cho trọng hội,
buổi tối, các sư làm lễ mộc dục.
Từ sáng sớm nhân dân địa phương và các Phật tử gần xa đã tấp nập tập kết
ở chùa, xếp thành đội ngũ để chuẩn bị rước. Cũng giống như các lễ hội ở đình
làng, các dụng cụ như kiệu bát cống, bát bửu, long đình, tàn, tán, lọng được
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
11
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
chuẩn bị kỹ càng và là dụng cụ rước truyền thống ở đây. Đây là một điểm khác
biệt của chùa Muống so với các ngôi chùa khác. Đi đầu đoàn rước là phường bát
âm, rồi đến bát bửu, đến tàn lọng, kiệu hoa lễ, kiệu bát cống rước tượng Thánh
tổ Từ Giác Quốc Sư, sau cùng các Phật tử và nhân dân. Trước đây, có 3 kiệu bát
cống trên có tượng Thánh Phụ, Thánh Mẫu và tượng Từ Giác Quốc Sư, 3 pho
tượng này thường được rước đến tam quan chùa để làm lễ, sau đó lại rước về an
vị trong điện tổ. Lễ rước kiệu ở di tích giống như lễ rước kiệu ở các đình đền
Việt Nam.
Buổi tối ngày 26 có lễ "Mộc dục" (Lễ tắm tượng): sau khi đọc kinh, các sư
cùng các Phật tử tiến hành nghi lễ tắm tượng. Tất cả các pho tượng đều được
tắm rửa bằng nước sạch, có pha nước ngũ vị thơm lừng, nghi lễ này chỉ diễn ra
một lần trong năm và vào đúng tối 26 tháng giêng.Kiệu rước nước về, cộng
đồng làng cử hành luôn lễ mộc dục, công việc này giao cho những người có uy

tín trong cộng đồng làng tín nhiệm và lựa chọn. Họ thắp hương dâng lễ rồi tiến
hành một cách nghiêm trang thận trọng. Tượng thần linh được tắm rửa hai lần,
lần thứ nhất là bằng nước kiệu rước về, lần thứ hai là bằng nước ngũ vị hương
đã được chuẩn bị từ trước. Lễ mộc dục được gọi là lễ tắm rửa thực chất là lấy
khăn, vải sạch nhúng vào nước thơm rồi lau chùi nhẹ lên tượng phật, thánh thần.
d) Ngày 27 là ngày trọng hội, khách đến dự rất đông từ sáng sớm. Lễ rước
thực hiện như ở các đền và đình làng, gồm có bát biểu, tàn, long, đòn bát cống
rước tượng Thánh tổ Non Đông, Thánh phụ, Thánh mẫu. Đoàn rước diễu xung
quang chùa rồi ra tam quan làm lễ, xong lại chuyển vào chùa để các thần tượng
được an vị. Hội kết thúc vào đêm 27.
3.2. Phần hội: các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội.
Do thân thế của vị sư tổ nổi tiếng, lại được tổ chức vào đầu xuân, chùa
Muống là ngôi chùa lớn, nên lễ hội ở đây là lễ hội lớn nhất trong vùng. Khách
đến dự lễ hội đủ mọi lứa tuổi, trang phục phù hợp. Đặc biệt khách đến dự lễ
được các phật tử trong làng đón tiếp chu đáo, thân mật. Tục mời trầu khá đặc
biệt: trước cổng chùa là các cụ bà mặc áo dài thâm, nét mặt phúc hậu, tươi vui
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
12
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
đón khách và mời trầu với cử chỉ thân thiện như những người khách đã quen
biết từ lâu, đây là cử chỉ hiếu khách đã từng tồn tại từ bao đời nay của lễ hội
này. Khách đến dự lễ không chỉ là khách trong vùng mà còn có rất đông khách ở
các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội gồm: đánh đu, đấu vật, thi diều
sáo, cờ người, chọi gà…
Đánh đu
Khen ai khéo dựng đu này,
Để cho trai gái chơi ngày chơi đêm…
Câu ca ấy diễn tả cái thú của đánh đu. Quả thật đu hội tụ cả sức bền, lòng
dũng cảm và việc chọn lựa bạn tình. Đu phải đánh từng đôi, có trai, có gái chứ

hiếm khi cùng giới. Đu có nhiều loại. Đu bay dường như đâu cũng có. Đó là
trồng bốn cây tre ở bốn góc, ép ngọn bởi một chiếc then ngang. Lại thêm một
chốt nữa xỏ hai cây trẻ thả dọc xuống, buộc một bàn đặt chân. Hai người lên đu
quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, nhún đẩy cho đu bay bổng, càng vượt
cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Đu cọn, còn gọi là đu tiên, đu xe vì
giống chiếc guồng nước của đồng bào thiểu số miền bắc. Hai cột gỗ trôn chắc
dưới đất, giữa cột có trụ gỗ bắc ngang và một bánh xe xuyên qua trục, có các
nan cách đều nhau xếp các bàn ngồi. Người chơi ngồi trong bàn, cứ xen kẽ một
nam, một nữ dùng chân đạp xuống đất cho đu quay mỗi lúc một nhanh. Đu ngóc
được chơi nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Tấm ván gỗ dài 5 mét, rộng độ gang tay,
khoét lỗ ở giữa đặt vào mấu của chiếc cột đóng sẵn cao khoảng 1m. Hai người
ngồi trên hai đầu ván đạp đất, bên đầu này ngóc lên thì đầu kia hạ xuống kết hợp
với quay tròn quanh trục. Đu ngóc là trò chỉ dành cho những người khoẻ mạnh
và lanh lợi.
Đấu vật
Người tham dự là các đô vật cởi trần, đóng khố. Trước khi vào cuộc, hai
đấu thủ làm lễ "se dài" với những động tác co duỗi chân tay đẹp mắt vừa chào
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
13
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
người xem vừa tự giới thiệu và thăm dò. Trong tiếng trống của người cầm chầu,
lúc hối thúc, khi dìu dặt để điều khiển, hai bên lao vào để đua tài. Vật đòi hỏi
phải dẻo dai và mưu trí. Có nhiều miếng vật như "bốc một", "bốc đôi", "bốc
trong", "bốc ngoài", "ngóc","ngáng", "đệm" chủ yếu dùng tay đẩy chân, móc
kheo hoặc ôm lưng quật, "gồng" là đột ngột chuyển từ thế vờn sang quỳ, chui
đầu qua nách, bắt tay hất chân và lật đối phương qua đầu mình, "bò" thì nằm ép
sát đất giữ thế chủ động, lừa sự sơ hở nhổ dậy tấn công dứt điểm. Người thua bị
ngã phơi bụng hoặc bị nhấc bổng lên.
Trò thi diều sáo.
Đã từ hàng trăm năm nay như lời cụ Khiếu Văn Luyến cho biết; luật chơi

không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức
cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai
bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Việc đó được làm với tất cả
cánh diều nào vào cuộc thi. Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh
chuẩn diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo
lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây n_. Như vậy
cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối
cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải.
Cờ Người
Cờ Người thực chất là một môn cờ tướng do người đóng thế thành các
quân cờ. Bàn cờ được chọn là sân đất rộng hoặc sân đình, chùa. Mỗi ván cờ lúc
bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. Đây là những nam thanh,
nữ tú của các gia đình nề nếp được dân làng quý trọng và đồng tình. Hai tướng
(Tướng ông và tướng bà) là những người có ngoại hình đẹp nhất và nổi bật nhất
trong số 32 quân cờ. Ngoài 32 người chơi trong sân cờ, Cờ Người không thể
thiếu người thứ 33 là tổng cờ, tức là trọng tài của bàn cờ. Đây là người trực tiếp
giúp Ban giám khảo theo dõi việc thắng, thua của cuộc đấu cờ.
Trang phục trên sân cờ là màu quân đỏ hoặc vàng (16 chàng trai) và màu
quân đen hoặc xanh (16 thiếu nữ). Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
14
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
thống nhất. Tướng được đội mũ tướng soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân
đi hài, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Trước khi cuộc thi diễn ra,
các “quân cờ” sẽ tiến hành tập luyện các thế đi, đường võ để khi chuẩn bị xung
trận biểu diễn cho từng thế cờ.
Trước khi vào vị trí trên sân, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách.
Sau khi đã vào vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn
xếp xuất hiện để giới thiệu danh tính; mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ
sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Theo quy định, đấu thủ cầm quân đỏ được đi

trước, sau đó đến quân đen và luân phiên theo thứ tự cho đến hết. Cứ thế, Cờ
Người diễn ra trong không khí tưng bừng của ngày hội. Cứ mỗi lần ăn quân của
đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự
vệ. Các “quân cờ” phải trải qua sự tập luyện lâu dài và gian khổ vì các đòn thế
biểu diễn không phải dễ dàng.
Cùng với dòng người đổ về với lễ hội, là hàng hoá muôn sắc màu tràn ngập
khắp mọi nơi, đó là các sản phẩm nông nghiệp, tò he, quần áo dành cho các phật
tử, nón, mũ và các hàng hoá thiết yếu khác.
Phần hội được tổ chức khá sôi nổi, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức
như đấu vật, chọi gà, đánh cờ người, bịt mắt bắt dê từ năm 2009, tại đây đã
xuất hiện những trò chơi mới như: đu quay truyền thống, xiếc người bay, mô tô
bay, tàu hoả đi trên đường ray
3.3. Giá trị văn hóa của lễ hội
Là một ngôi chùa lớn, lại có nhiều vị cao tăng trụ trì, đồng thời lại thờ Phật
theo thiền phái Trúc Lâm, vì thế lễ hội tại di tích có quy mô khá lớn và có mối
liên hệ chặt chẽ với các ngôi chùa thuộc thiền phái này. Nhìn chung các ngôi
chùa theo thiền phái Trúc Lâm ở Hải Dương đều có quy mô lớn như chùa Bạch
Hào (Bạch Hào tự) xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà; chùa Cả (Đại từ Khâm
Thiên tự) xã Tân An, huyện Thanh Hà; chùa Minh Khánh thị trấn Thanh Hà;
chùa Hun (Thiên tư phúc tự) tức chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa
Thám, huyện Chí Linh, ở tỉnh Quảng Ninh có lễ hội chùa Yên Tử
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
15
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Chùa Muống đã trải qua 7 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa này đã ghi vào lịch sử
của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiện nay, chùa còn 32 ngôi tháp lớn nhỏ, chủ
yếu là tháp đá thời Lê và thời Nguyễn. Với số lượng đó chưa có ngôi chùa nào ở
Hải Dương sánh kịp. Trải bao thăng trầm của lịch sử, hầu hết các công trình của
chùa đã bị phá huỷ trong kháng chiến. Hoà bình lập lại, nhất là từ những năm
đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, chùa Muống như được hồi sinh.

Nhiều công trình được khôi phục như nhà tổ, tăng phòng, chùa chính và nhiều
hạng mục khác dần dần được khôi phục. Lễ hội truyền thống cũng từ đó mà
được phục hồi, phát triển và là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hải Dương.
Trong những năm tới, địa phương đã có phương án tổ chức lễ hội có quy mô
lớn, khôi phục những nét đẹp truyền thống, nhằm gìn giữ văn hoá phi vật thể đã
từng tồn tại trong lịch sử, từng bước bảo vệ và phát triển nền văn hoá Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng ta đã đề ra.
Chương 4: Thực trạng các hoạt động lễ hội hiện nay.
4.1. Tích cực.
Được sự quan tâm ủng hộ hướng dẫn của Sở Văn Hóa, Thể Thao và du lịch
tỉnh Hải Dương, Sở Văn Hóa Thể Thao và du lịch huyện Kim Thành và các đoàn
thể địa phương, những năm gần đây, việc tổ chức, quản lí lễ hội chùa Quang
Kháng được diễn ra và đi vào nề nếp. Ban tổ chức lễ hội đã điều hành lễ hội theo
đúng chương trình được cấp phép, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không khí
nghiêm trang trong phần lễ, vui tươi lành mạnh trong phần hội. Lễ hội ngày càng
được nâng tầm so với trước đây, phù hợp với sự phát triển kinh tế địa phương.
Lễ hội được tổ chức theo hướng bảo lưu các giá trị tích cực của lễ hội
truyến thống kết hợp với một số yếu tố mới để phù hợp với yêu cầu của văn hóa
trong giai đoạn hiện nay.
Kế quả hoạt động của lễ hội chúa Quang Khánh trong những năm gần đây
đã phát huy được các tiếm năng, thế mạnh của văn hóa để phục vụ cho việc phát
triển du lịch, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, giải trí của nhân dân
địa phương và các vùng lân cận.
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
16
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Nguồn tài chính thu chi trong lễ hội được địa phương và nhà chùa quản lí
khá chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đúng mục đính, đúng quy định và hiệu quả.
Công tác an ninh trật tự, an toàn tại lễ hội đến nay đã được đẩy mạnh, đảm
bảo an toàn tuyệt đống cho nhân dân, về người và tài sản khi tham gia lễ hội.

Đồng thời công tác kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ ăn uống trong lễ hội
được tăng cường và chặt chẽ nên giảm được nhiều hiện tượng tiêu cực, góp phần
lành mạnh môi trường văn hóa tại khu vực trước, trong và sau thời gian tổ chức
lễ hội.
Lễ hội góp phần to lớn trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của cư dân địa
phương, giáo dục truyền thống văn hóa với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của
nhân dân
4.2. Tiêu cực.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, lễ hội chúa Quang Khánh còn
những hạn chế cần khác phục như sau:
Còn tồn tại nhiều hiện tựng mê tín dị đoan, bói toàn cúng bái không có cơ
sở khoa học… một số các trò chơi không lành mạnh như cá cược, tổ tôm, xóc
đĩa tồn tại trong quá trình diễn ra lễ hội.
Trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội nhất là phần lễ còn lúng túng, chưa
đúng trình tự truyến thống. Trong phần hội chưa có sự kết hợp được các trò chơi
dân gian với các trò choi hiện đại nên lễ hội kém hấp dẫn, thiếu sự lôi cuốn.
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc
các quy định vế giữ gìn di tính lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội chưa được thướng xuyên. Rất nhiều bạn trẻ để lại các kí tự,
biểu tượng riêng trên di tích. Nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường
xung quanh chùa như: xả rác bứa bãi, phá cây bẻ cành… Đây là lễ hội cấp xã lên
chưa tích cực huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào hoạt động
tuyên truyền, phổ biến lễ hội.
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
17
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Công tác đào tạo còn nhiều bất cập, các bộ làm văn hóa ở xã mới chỉ được
đào tạo ở bậc trung cấp, nên còn nhiều lúng tung trong quá trình thực hiện và tổ
chức lễ hội.
Chương 5:Giải pháp phát triển lễ hội

5.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội
Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý văn hóa nói chung,
quản lý lễ hội nói riêng ở cấp xã. Cụ thể là tiến hành điều tra, đánh giá đúng
thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng
lực quản lý và tổ chức thực hiện. Qua đó, có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ
cán bộ làm việc đúng ngành, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của họ.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực để
đảm bảo ở mỗi cơ quan quản lý văn hóa dù là cấp huyện hay cấp xã cũng có một
cán bộ quản lý chuyên trách về di tích – lễ hội được đào tạo về chuyên môn và
nghiệp vụ, đáp ứng những nhu cầu của công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong
tình hình mới.
Cần ổn định tổ chức bộ máy cán bộ và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức
hoạt động lễ hội ở các cấp nói chung và ở xã Đồng Quý nói riêng.
Nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng các thể chế văn hóa mang tính tự quản
của nhân dân ở địa phương nơi tổ chưc lễ hội.
Các tiểu ban dựa trên chương trình kế hoạch đã được phê duyệt của Ban tổ
chức, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể về số lượng người tham gia,
dự kiến kinh phí, nội dung chương trình, đồng thời đưa ra các tình huống, các
biện pháp xử lý kịp thời mang tính tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao.
Ban tổ chức cần tiến hành rút kinh nghiệm thường xuyên ngay trong và sau
khi kết thúc lễ hội, báo cáo tổng kết lễ hội bằng văn bản với các cơ quan quản lý
cấp trên để lấy đó làm cơ sở, bài học rút kinh nghiệm cho tổ chưc lễ hội lần sau.
5.2. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
18
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Ban tổ chức cần phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ
hội phù hợp với thực tế địa phương. Nội dung chương trình kế hoạch gồm:
Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp nguồn gốc, sự tích cũng như vai trò và ý
nghĩa của lễ hội để xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội có các nghi lễ phù hợp thật

sự mang tính chất là lễ hội truyền thống.
Ban Tổ chức thống nhất chọn địa điểm, thiết kế không gian hội và diễn
trình lễ hội; Quy định lộ trình đám rước của hội; Quy định thời gian chuẩn bị và
thời gian mở hội.
Xây dựng nội dung chương trình tổ chức lễ hội với các công việc: Xác định
nội dung chủ đề tư tưởng và ý nghĩa, vai trò của lễ hội; Soạn thảo biên tập
chương trình (có thể dưới dạng kịch bản sân khấu hóa) cụ thể các bước nghi lễ
và quy định thời gian, nội dung cho các lễ thức với số lượng người tham gia,
thời gian tiến hành, xử lý công việc, phục lễ, đạo cụ, phần lễ, trình tự đội ngũ lễ
rước, lộ trình đi của đám rước, nội dung văn tế, các bước nghi thức tế lễ.
Thực hiện nội dung các nghi lễ, nguồn nhân lực chủ yếu lựa chọn, sử dụng
những người có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Trong trò diễn xây dựng hình
thức, nội dung phù hợp với tính chất, chủ đề của lễ hội.
Căn cứ vào nội dung của lễ hội, quy định thời gian diễn xướng, trang phục,
động tác diễn xuất, số lượng người tham gia, cử người dàn dựng, quy định thời
gian luyện tập. Phải có kịch bản và sự chuẩn bị tập luyện chu đáo.
Các hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức trên cơ sở khai thác, phục
dựng các trò chơi dân gian. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tổ chức thi đấu, giao
lưu các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông đặc biệt với lợi thế
của địa phương có núi ở hai bên hồ nước, có thể tổ chức thi leo núi để khích lệ
mọi người tham gia rèn luyện sức khỏe.
Kết hợp tổ chức các hoạt động kinh tế văn hóa như giới thiệu sản phẩm
hàng hóa địa phương và tạo ra những món quà lưu niệm của các tộc người cư trú
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
19
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
trên địa bàn xã; Tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm hàng hóa phục
vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động dịch vụ.
5.3. Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội

Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự,
tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hoá, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế -
văn hoá du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, bổ
sung nguồn lực quốc gia, chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội cụ thể như sau:
Tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội
dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn
hoá cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và
uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh,
thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân.
Tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng
khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống gắn với
việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân
phố văn hoá, bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi
trường. Quan tâm lồng ghép việc đón nhận danh hiệu về văn hoá với việc tổ
chức lễ hội vừa tiết kiệm, vừa có ý nghĩa sâu sắc.
Coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, tránh
làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét
riêng của lễ hội, gắn với truyền thống của địa phương, vùng, miền khu vực. Cụ
thể:
- Không trần tục hoá, làm cho lễ hội mất đi bản chất và giá trị vốn có của
nó. Không áp đặt lễ hội theo kịch bản, theo ý chí chủ quan; kịch bản hoá lễ hội
là đi ngược lại với bản chất của lễ hội truyền thống.
- Khi xây dựng kịch bản phục vụ lễ hội phải chú trọng đến những giá trị
lịch sử, những sự kiện chính trị và bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương. Vì
vậy, chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù
hợp, cô đọng và xúc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
20
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
phí, gây phản cảm. Các chương trình phục vụ lễ hội cần có nội dung phù hợp

với lễ hội.
5.4.Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội
Chính quyền xã cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, tổ chức việc
tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, quản lý
văn hóa và lễ hội nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành.Ngành Văn hóa –
Thông tin các cấp phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, cơ sở cần
tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và nội dung
phong phú góp phần giới thiệu, phổ biến các giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc,
quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương.
Về hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
Đài phát thanh, hệ thống loa truyền thanh, báo chí, mạng internet, pa nô, áp
phích xung quanh không gian lễ hội và tuyên truyền lưu động qua các hình
thức loa phát thanh trên xe thông tin lưu động, thông tin lưu động tổng hợp.
Về nội dung: Đẩy mạnh hướng dẫn tuyên truyền về ý nghĩa của lễ hội gắn
với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của các vị thần được thờ tại di tích và
các khu vực tổ chức lễ hội. Thường xuyên tuyên truyền nội dung mang tính phổ
biến, giáo dục pháp luật, hành vi lối sống, cách ứng xử văn hóa để không chỉ
người tổ chức lễ hội mà cả người tham gia lễ hội hiểu được giá trị di sản văn
hóa, nắm được quy định quản lý để tự điều chỉnh thông qua hành vi cụ thể ; hạn
chế được các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội Đồng thời, chính quyền địa
phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung trên vào các nội
dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và coi
đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn
hóa lễ hội; Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn
nơi thờ tự, bảo vệ môi trường tự nhiên – xã hội của nhân dân trong các di tích
lịch sử - văn hóa gắn với tổ chức lễ hội.
5.5. Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội
Cần xây dựng kế hoạch trùng tu và giữ gìn, bảo quản di tích đình làng,
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
21

GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
hiện vật theo thời hạn, theo cấp độ và giá trị của di tích. Giao trách nhiệm và xây
dựng phương án chịu trách nhiệm cho người quản lý di tích. Chính quyền địa
phương và Ban Văn hóa xã duy trì kiểm tra, giám sát hiện trạng di tích và công
tác tổ chức vận hành tại di tích. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các hoạt động để
phục dựng lại lễ hội, cụ thể là:
Tổ chức điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá hiện trạng lễ hội, đánh giá
hiện trạng di tích, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thương mại – du
lịch. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn,
phục hồi và phát triển.
Cử cán bộ đi học các lớp nâng cao năng lực để hướng dẫn tổ chưc, quản lý
và phục dựng lại lễ hội. Đồng thời, tăng cường truyền dạy, phổ biến, trình diễn
và phục dựng các diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian trong lễ hội.
Tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống,
phục dựng có chọn lọc các nghi lễ, tế lễ, lễ rước gắn với lễ hội.
Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn đầu tư cho việc tổ chức phục
dựng lại lễ hội, các sinh hoạt, các trò diễn văn hóa dân gian, tu bổ các Di tích
lịch sử - văn hóa.
Công tác phục dựng lễ hội cần chú ý phương thức tổ chức lễ hội phù hợp
với tính chất của lễ hội căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của địa phương. Phục dựng có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc,
coi trọng tính đặc thù, độc đáo của lễ hội, loại bỏ dần những hủ tục rườm rà,
lãng phí, tốn kém, mất thời gian của nhân dân làm ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế và tâm lý.Do đó, cần đầu tư nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành, tồn tại, phát
triển của lễ hội và ảnh hưởng của nó đối với các phong tục, tập quán, đời sống
văn hóa ở địa phương.
Bố trí cân đối thời gian và nội dung các hoạt động giữa phần lễ và phần
hội, chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa hiện đại làm phong phú các hoạt
động của phần hội. Khai thác những trò chơi, trò diễn dân gian phản ánh lịch sử
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A

22
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
hình thành lễ hội. Việc phục dựng những trò chơi dân gian, những lễ hội truyền
thống phải dựa trên những tiêu chí khoa học đảm bảo không làm sai lệch lễ hội.
5.6.Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng
Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội
phải có quy định các sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh, các loại hình
dịch vụ được phép tổ chức hoạt động, tránh tình trạng hàng quán lộn xộn, lấn
chiếm không gian lễ hội. Duy trì kiểm tra, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, niêm yết gía cả sản phẩm hàng hóa và các loại hình dịch vụ. Thực
hiện chế độ đăng ký, kiểm duyệt và cam kết giữa các chủ kinh doanh với chính
quyền địa phương và Ban tổ chức lễ hội. Tăng cường lực lượng quản lý, giám
sát chặt chẽ trong thời gian lượng khách về dự hội đông và thời gian nghỉ trưa
để khắc phục tình trạng bán hàng rong, tổ chức trò vui chơi có thưởng mang tính
chất cờ bạc, tự tăng giá đột biến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường như:
Thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động của du khách và
các dịch vụ phục vụ trước, trong và sau lễ hội tại khu vực tổ chức lễ hội. Tăng
cường bố trí các thùng đựng rác có dung tích lớn đặt ở những nơi thuận tiện trên
các tuyến giao thông, đường đi lại, nơi nghỉ ngơi, mua bán, ăn uống của du
khách và nhân dân dự hội.
Duy trì trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung phổ biến nội quy, quy
chế lễ hội nâng cao ý thức tự giác vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường và trên
các phương tiện cổ động trực quan.
Ban tổ chưc cần xây dựng biện pháp phân tán và kiểm soát du khách để
giảm bớt tác động đến môi trường thông qua các quy định hoặc thông tin tuyên
truyền và thuyết phục.
Quản lý an ninh trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ cần được duy trì,
tăng cường và đặc biệt chú trọng ở khu vực đình và nơi tổ chức hội. Ban Tổ
chức lễ hội cần xây dựng nội quy, quy định, tuyệt đối không để xảy ra mất an

ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ
và các tai nạn, tệ nạn khác làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
23
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Khuyến khích, kêu gọi thành lập đội thanh niên, học sinh tình nguyện kết
hợp với công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên của xã, các trường phổ thông
trung học và chính quyền địa phương có mặt trên các tuyến đường giao thông đi
vào khu vực lễ hội, có nhiệm vụ hướng dẫn, ngăn chặn các hành vi gây rối.
5.7 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
Cùng với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, văn hóa là của dân, do dân và
vì dân. Ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nguồn ngân sách tài chính của
Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa thì xã hội hóa văn hóa trở thành
quy luật tất yếu khách quan. Thực hiện xã hội hóa thông các hình thức sau:
- Kêu gọi các cá nhân, dòng tộc trong và ngoài địa phương đóng góp tiền,
đồ vật để tổ chức lễ hội.
- Xây dựng các dự án đấu thầu kinh doanh các hoạt động trong lễ hội và
kêu gọi các nhà thầu tham gia.
- Mở rộng hợp tác trong nước và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn vốn
của các tổ chức, của ngành văn hóa ở Trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho
hoạt động lễ hội ở địa phương.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh
nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa
- Tích cực khai thác và huy động nguồn thu qua các hoạt động văn hóa và
kinh doanh dịch vụ văn hóa – du lịch để lại chi bổ sung cho hoạt động lễ hội nói
riêng và hoạt động Văn hóa Thông tin nói chung.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và
các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình
văn hóa, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở ăn nghỉ và

tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của chính quyền các cấp để đảm bảo không
gian tổ chức lễ hội và phục vụ nhu cầu du khách về tham dự lễ hội.
Xây dựng phương án đề phòng việc thái quá trong thực hiện xã hội hóa
thành tư nhân hóa các hoạt động lễ hội, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý.
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
24
GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Ngoài ra, duy trì quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu – chi trong tổ chức lễ
hội cũng như nguồn nhân lực cố định và di động tham gia vào lễ hội theo quy
định của Nhà nước và của địa phương cơ sở.
5.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi
phạm trong hoạt động lễ hội
Xây dựng các phương án tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên, liên
tục, lâu dài; Quản lý, hướng dẫn và kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm
trong lĩnh vực tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn xã. Các hình thức xử lý vi
phạm phải dựa trên các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước, quy chế, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương. Đổi
mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa
với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tránh để sự việc xảy ra rồi
mới xử lý.
Hoàn thiện và bổ sung các văn bản quản lý làm cơ sở pháp lý cho các chủ
thể kinh doanh dịch vụ văn hóa tự điều chỉnh hành vi hoạt động của mình cũng
như điều chỉnh các hành vi của cơ quan quản lý nhà nước.
Kiện toàn đội ngũ thanh tra, giám sát của ngành từ tỉnh đến cơ sở: Tăng
cường bổ sung, bố trí lực lượng tham gia đoàn kiểm tra có khả năng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực
cho cán bộ làm công tác thanh tra. Trang bị phương tiện, kỹ thuật cho công tác
kiểm tra và chi mức bồi dưỡng cho cán bộ tham gia kiểm tra, có chế độ động
viên, khuyến khích kịp thời bằng các hình thức khen thưởng vật chất (tiền) và
tinh thần (giấy khen).

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành trong quản lý lễ hội: Cơ quan
Quản lý nhà nước, Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra văn hóa giúp cho
công tác kiểm tra đạt chất lượng và hiệu quả.
Ban tổ chức lễ hội thực hiện khen thưởng vật chất và tinh thần nhằm động
viên, khuyến khích các cá nhân, địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị
lễ hội. Đồng thời, phê bình và xử lý những tập thể, cá nhân chưa làm tốt trách
nhiệm.
SV: Phạm Thị Hương Lớp: DL19A
25

×