Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người thái đen ở vùng mường lò, thị xã nghĩa lộ, yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 145 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

HÀ THUÝ HẰNG

NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở VÙNG MƯỜNG LÒ
THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 06 31 70
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HĨA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-TS Hồng Nam

Hà Nội – 2011


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở VÙNG MƯỜNG LÒ – THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

12

1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 12


1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................... 12
1.1.2. Tài nguyên .......................................................................................... 13
1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội........................................................ 14
1.2.1. Đặc điểm dân cư ................................................................................ 14
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................... 15
1.3. Khái quát về người Thái đen ở Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái ............ 18
1.3.1. Con người........................................................................................... 18
1.3.2. Văn hóa .............................................................................................. 19
1.3.2.1. Văn hóa vật chất của người Thái đen ............................................. 19
1.3.2.2. Văn hóa tinh thần của người Thái đen ........................................... 22
1.4. Khái quát về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đen ở thị xã Nghĩa Lộ - Mường Lò tỉnh Yên Bái 25
1.4.1. Truyện kể về nghề dệt của người Thái đen ở Nghĩa Lộ ..................... 25


3

1.4.2. Khái quát về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đen ở thị xã Nghĩa Lộ - Mường Lị tỉnh n Bái

27

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG NGƯỜI THÁI ĐEN Ở VÙNG
MƯỜNG LÒ - THỊ XÃ NGHĨA LỘ TỈNH YÊN BÁI .............................. 31
2.1. Quy trình của nghề dệt thổ cẩm truyền thống....................................... 31
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu ......................................................................... 32
2.1.2. Công cụ và kỹ thuật chế biến nguyên liệu ......................................... 33
2.1.3. Nhuộm màu ........................................................................................ 43
2.1.4. Quy trình và kỹ thuật dệt.................................................................... 46
2.1.5. Các sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm ................................................. 57
2.2. Giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm.................................................... 60
2.2.1 Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 60

2.2.1.1. Mơ típ hoa văn ................................................................................ 60
2.2.1.2. Màu sắc hoa văn ............................................................................. 65
2.2.1.3. Nơi trang trí hoa văn ...................................................................... 67
2.2.2. Giá trị nhân văn ................................................................................. 68
2.2.2.1. Ý nghĩa, biểu tượng hoa văn ........................................................... 69
2.2.2.2. Chủ thể văn hóa - văn nghệ ............................................................ 73
2.3. Thổ cẩm trong đời sống của người Thái Đen ở vùng Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái 79
2.3.1. Thổ cẩm trong đời sống kinh tế ......................................................... 79


4

2.3.2. Thổ cẩm trong đời sống xã hội .......................................................... 81
2.3.3. Thổ cẩm trong đời sống văn hóa ....................................................... 84
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở VÙNG MƯỜNG LÒ - THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

89

3.1. Những biến đổi của nghề dệt thổ cẩm truyền thống ............................. 89
3.1.1. Thực trạng biến đổi của nghề dệt thổ cẩm truyền thống ................... 89
3.1.2. Xu hướng biến đổi .............................................................................. 94
3.1.3. Nguyên nhân của sự biến đổi ............................................................. 95
3.2. Phương hướng, giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào người Thái đen vùng Mường Lò
thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái. ...................................................................... 99
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn ........................................................... 100
3.2.2. Một số phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đen
vùng Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái ........................................... 103
3.2.2.1. Phương hướng .............................................................................. 103
3.2.2.2. Một số giải pháp bảo tồn cụ thể ................................................... 105

3.2.3. Một số ý kiến đề xuất ....................................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc với mật độ dân số tuy không đông nhưng tập trung nhiều dân tộc anh em cùng nhau
sinh sống như Kinh, Thái, Tày, Mường, Mông, Khơ mú, Nùng, Dao…Trong cái nôi đa sắc tộc như vậy bản sắc văn hóa các dân
tộc ln có sự đan xen, giao thoa và nở rộ, làm cho văn hóa dân tộc ngày càng bộc lộ một cách đa dạng, phong phú. Đặc biệt
trong sự đa dạng phong phú đó khơng thể khơng kể đến sự đóng góp rất lớn của đồng bào dân tộc Thái cũng như nền văn hóa
Thái đặc sắc ở đây.
Trong sự tồn tại rất đông của tộc người Thái sống rải rác trên khắp mọi miền đất nước, Mường Lò – một địa danh cổ thuộc
huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái - được coi là cái nôi, là cội nguồn sinh sống đầu tiên của dân tộc Thái. Cho đến
ngày nay, nơi đây vẫn tập trung rất đông cộng đồng người Thái sinh sống, trong đó có cả Thái trắng và Thái đen, do vậy bản sắc
văn hóa Thái Mường Lị ln được duy trì như một hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng khơng ồn ào mà sinh động,
tạo nên đặc trưng văn hóa riêng biệt, đặc sắc, có sức gọi mời và giữ chân tất cả những ai đã từng tới mảnh đất này. Có thể nói đời
sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lị rất phong phú và hấp dẫn. Họ ln tự hào về
những lời khắp dân ca, những cổ tích lơi cuốn lịng người; những món ăn đậm đà hương vị đồng quê; những điệu xòe nhịp nhàng
nồng say và những tấm thổ cẩm rực rỡ làm nổi bật lên nét đẹp mặn mà của người con gái Thái trong bộ trang phục đặc biệt duyên
dáng. Đây chính là đặc điểm đầu tiên góp phần tơ đậm thêm nét đặc trưng riêng của đồng bào người Thái đồng thời cũng là cơ sở


6

phân biệt với các dân tộc khác. Để làm nên những bộ trang phục duyên dáng này, người Thái đã trải qua biết bao cơng đoạn trong
đó quan trọng nhất là quá trình sản xuất, dệt nên từng tấm thổ cẩm.
Thổ cẩm của người Thái tuy không rực rỡ như của nhiều dân tộc khác nhưng trên từng nét hoa văn, khoang màu sắc đã dệt
nên nét đặc sắc riêng của văn hóa Thái. Bằng kỹ thuật và sự khéo léo của mình, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lò đã tự biết

cách chế biến nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ và xử lý kỹ thuật để dệt nên những tấm thổ cẩm, từ đó tạo ra các sản phẩm khác
nhau như áo váy, khăn, chăn, gối, đệm…đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu của con người. Có thể nói dệt thổ cẩm khơng chỉ là
một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái mà còn là một trong những tiêu chuẩn chính để đánh giá
phẩm chất, tính cách và sự khéo léo đảm đang của người con gái Thái Mường Lò.
Cùng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, văn hóa xã hội
mạnh mẽ như hiện nay, Mường Lị cũng nhanh chóng hội nhập và phát triển, đời sống người dân được nâng cao với sự tràn ngập
của các loại mặt hàng trên thị trường trong đó có các loại vải, quần áo, chăn ga gối đệm, thậm chí có cả các loại thổ cẩm được dệt
từ máy công nghiệp…Tất cả đều rất đẹp và phù hợp với người dân, nhanh chóng được người dân sử dụng thay thế cho những tấm
thổ cẩm dệt thủ công trước kia. Điều đó đồng nghĩa với việc mất dần làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, một di sản mang đậm
bản sắc văn hóa của người Thái nói chung và người Thái ở Mường Lị (Văn Chấn – Nghĩa Lộ) nói riêng đã tồn tại có ý nghĩa từ
bao đời nay.
Đảng ta đã từng khẳng định:
“Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng
tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền


7

thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [ 6, tr.63 ]. “ ...Đầu tư
và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số” [ 6,
tr.63 ].
Như vậy, nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Mường Lị chính là một nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn, duy trì và phát
triển. Vấn đề này không chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lị mà cịn có ý nghĩa
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa du lịch của tỉnh Yên Bái nói chung và của Mường Lị nói riêng. Xuất phát từ
những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Nghề dệt thổ cẩm của người Thái đen ở vùng Mường Lò – thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh
Yên Bái” làm luận văn thạc sỹ khoa học của mình với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở hệ thống các tư liệu đã cơng bố và chưa cơng bố, luận văn tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người
Thái đen ở vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái nhằm mục đích nghiên cứu, hiểu được quá trình hình thành phát

triển, quy trình sản xuất, giá trị văn hóa trên các mơ típ hoa văn trên sản phẩm thổ cẩm và biến đổi trong nghề dệt hiện nay của
người Thái đen ở Mường Lò cũng như vai trò và thực trạng của nghề dệt thổ cẩm trong đời sống con người ở đây để từ đó có thể
đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Thái đen ở phần vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa
Lộ tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


8

Từ góc độ văn hóa học, người viết khảo sát tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giá trị văn hóa và những biến đổi
do tác động của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ chế thị trường trong nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đen
trong vùng đất Mường Lò – thị xã Nghĩa Lộ.
Do khn khổ luận văn có hạn đồng thời để tìm hiểu sâu, đạt hiệu quả cao cho nội dung bài viết nên đề tài chỉ nghiên cứu
trong phạm vi phần vùng đất Mường Lò trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình định
hướng nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của nghề dệt, coi nghề dệt là một bộ phận hữu cơ của hoạt động kinh tế - xã hội của người
Thái đen ở Yên Bái Mường Lị.
Luận văn có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thu thập tài liệu khác nhau trong đó có các phương pháp diền dã dân tộc
học, văn hóa học, văn hóa dân gian; phương pháp liên ngành: Điều tra xã hội học, điền dã, khảo sát và quan sát thực địa, thu thập
thơng tin, lập bảng biểu, phỏng vấn sâu.
Ngồi các phương pháp trên, luận văn cịn có sự tiếp thu, tìm hiểu, và hệ thống các tư liệu có liên quan đã được công bố;
tham khảo thêm một số luận văn của các tác giả đi trước.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành xử lý tài liệu và sử dụng các phương tiện cơng nghệ thơng tin để
hồn thành đề tài nghiên cứu này.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài


9


Dân tộc Thái là một trong những dân tộc chiếm đa số ở Việt Nam với một nền văn hóa vô cùng đặc sắc, đa dạng và phong
phú. Bởi vậy tìm hiểu về văn hóa Thái ln là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác như các tác phẩm “Luật tục
Thái ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng; “Về người Thái đen ở Việt Nam” của tác giả Hồng Lương; “Văn hóa
Thái Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng, Phan Hữu Dật... Đặc biệt với nguồn gốc là cái nôi của văn hóa Thái nên Mường Lị và
bản sắc văn hóa của người Thái ở Mường Lò đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu ở địa phương và ở các nơi khác tìm hiểu, xuất
bản nhiều tác phẩm khác nhau: Tác giả Bùi Huy Mai với tác phẩm “Dân tộc và bản sắc văn hóa vùng Văn Chấn Mường Lị”;
nhóm tác giả Hồng Thị Hạnh, Lị Văn Biến, Nguyễn Mạnh Hùng với tác phẩm “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái
đen ở Mường Lò”; “Tục thiêu xác và tín ngưỡng đua hồn về mường trời của người Thái đen ở Mường Lị” tác giả Hà Lâm Kỳ…
Ngồi ra văn hóa Thái ở Mường Lị cịn được đề cập đến trong rất nhiều các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí dân tộc học, các
bài viết đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng, báo chí, báo hình…Bên cạnh đó cũng đã có nhiều luận văn của học
viên các khóa đã chọn đề tài nghiên cứu về các khía cạnh các nhau của văn hóa Thái ở Mường Lị. Tuy nhiên vấn đề tìm hiểu về
nghề dệt thổ cẩm truyền thống với những thực trạng và biến đổi của người Thái đen ở vùng Mường Lò – thị xã Nghĩa Lộ thì gần
như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống.
6. Đóng góp khoa học của đề tài
Đề tài góp phần phác thảo diện mạo của một nghề truyền thống, sự hình thành phát triển, quy trình sản xuất, các mơ típ hoa
văn trên thổ cẩm của người Thái vùng Mường Lò – thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Đánh giá vai trò và thực trạng của nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái đen ở Mường
Lò. Khẳng định giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nói chung thơng qua đặc trưng sản phẩm thổ cẩm.


10

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Thái đen ở Mường Lị tỉnh n Bái.
Góp thêm tư liệu một cách đầy đủ và hệ thống hơn về nghề dệt thổ cẩm của người Thái đen ở Mường Lò tỉnh Yên Bái.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về vùng đất, con người và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đen ở
vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Chương 2: Giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm truyền thống người Thái đen ở vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ,
tỉnh Yên Bái.

Chương 3: Những biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đen ở
vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.


11


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI THÁI ĐEN
Ở VÙNG MƯỜNG LÒ – THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Thị xã Nghĩa Lộ là một vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Inđôxit với hệ thống kiến tạo địa máng mang đậm nét của vùng
Tây Bắc Việt Nam, là đới võng chồng Tú lệ đã tạo ra cho Nghĩa Lộ trong vùng hữu ngạn sông Hồng và tả ngạn sông Đà một bồn
địa rộng lớn. Thị xã nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, là vựa lúa lớn thưa hai của vùng Tây Bắc, cách thành phố n
Bái 80km về phía Tây. Thị xã có địa hình bằng phẳng, xung quanh là những dãy núi bao bọc. Địa giới thị xã tiếp giáp với các xã
thuộc huyện Văn Chấn và Trạm Tấu; phía Bắc giáp xã Sơn A huyện Văn Chấn, phía Nam giáp xã Thanh Lương, Hạnh Sơn
huyện Văn Chấn, phía Đơng giáp xã Phù Nham huyện Văn Chấn, phía Tây giáp xã Túc Đán, Pá Lan huyện Trạm Tấu và xã
Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn.
Thị xã nằm trong thung lũng ở vùng núi cao của tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2966,6 ha bao gồm 7 đơn vị
hành chính là 4 phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và 3 xã là Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc. Độ cao trung bình
so với mặt nước biển là 250m. Độ cao nền từ 246 – 278m, phía Tây và Tây Bắc thị xã có núi cao trên 650m.


13


1.1.2. Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trưng địa danh bồn địa, kiến tạo được bồi đắp bằng
vật liệu rửa trôi. Với tầng mùa tương đối tốt, tầng dầy phong hoá lớn, độ dốc nhỏ đã tạo nên một vùng trọng điểm cây lương thực
mà chủ yếu là cây lúa của tỉnh. Trong 2.966,6ha đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp1.100,75ha, chiếm 37%; đất lâm nghiệp là
550,03ha, chiếm 19%; đất chuyên dùng là 239,99ha chiếm 8%; đất ở là 117,4 ha chiếm 4%; còn lại đất chưa sử dụng là 958,6ha
chiếm 32% (trong đó có 14% đất chưa sử dụng là sơng suối, cịn lại là đất đồi núi). So với tổng quỹ đất, số đất được đưa vào canh
tác sử dụng chưa cao.
- Thủy văn: Trên một diện tích khá nhỏ song chế độ thuỷ văn ở đây rất phong phú. Bao quanh hai mặt là ngòi Thia, ngịi
Nung, suối Đơi, lớn nhất là ngịi Thia – là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Trạm Tấu với chiều dài
165km Độ cao bình qn của lưu vực ngịi Thia tới 907m, độ chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lên tới 480 lần. Đây là yếu tố
bất lợi cho khai thác tiềm năng nước mặt của ngòi Thia ở những nơi nó đi qua. Tuy nhiên, cùng với tài nguyên nước ngầm, hệ
thống ngòi, suối là nơi cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt.
Với lượng mưa trung bình một năm từ 1.400m – 1.600m, là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh.
Mưa lớn tập trung vào các tháng 5 và tháng 10, mưa nhỏ với lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11 và tháng 12.
- Khí hậu: Với vị trí địa lý và địa hình như trên đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậu mang đặc trưng của tiểu vùng
khí hậu Tây Bắc. Ở vị trí nội trí tuyến, xa biển và là khu vực chuyển tiếp từ vùng thấp lên vùng cao nên ngồi tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa, Nghĩa Lộ còn mang những đặc điểm riêng biệt thể hiện ở các chế độ nắng, mưa, độ ẩm, bốc hơi và các hiện tượng
thời tiết khác nhau như sương muối, mưa đá…


14

Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C, trong đó trung bình tháng cao nhất là 27,40C, trung bình tháng thấp nhất là 16,40C.
Là địa phương có số giờ nắng cả năm là 1.737h, cao hơn các nơi khác trong tỉnh. Lượng bức xạ nhiệt luôn dương tạo ra sinh khối
lớn thuận tiện cho sự phát triển của cây lúa và các loại cây ăn quả có hạt, có múi như nhãn, vải, cam, quýt…
Là khu vực nằm sâu trong nội địa, chế độ ẩm của Nghĩa Lộ thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối
là 84 %, thích hợp phát triển cây lương thực, cây cơng nghiệp và cây ăn quả.
- Khống sản: Khoáng sản của thị xã Nghĩa Lộ tương đối nghèo nàn. Khống sản tập trung ở nhóm vật liệu xây dựng. Cát
sỏi được tập trung khai thác ở ven ngòi, ven suối nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa phương.
Các yếu tố về địa hình, khí hậu, tài nguyên đất, thuỷ văn…đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên những mặt trái của nó cũng có nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống sinh hoạt.
1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Nghĩa Lộ là một miền đất từ lâu đời, là một trong những địa bàn cư trú của người Việt Cổ. Tổng dân số thị xã là 25.846
người với 5.974 hộ gia đình, chiếm mật độ đông thứ hai của tỉnh sau thành phố Yên Bái. Cư dân thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trưng
của cư dân đô thị miền núi Tây Bắc. Những năm đầu thế kỷ XX, dân cư ở Nghĩa Lộ thưa thớt, chủ yếu là người Thái, Tày…bản
địa, người Kinh rất ít. Sau này, Đảng và chính phủ có chủ trương chuyển dân Thái Bình, Nam Định…lên xây dựng vùng kinh tế
mới. Hiện nay, Nghĩa Lộ là địa bàn có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, người Kinh, Thái, Tày chiếm tỉ lệ đông hơn
cả.


15

Người Kinh chiếm 20% dân số toàn thị xã. Ngoài bộ phận cư trú lâu đời, hầu hết dân tộc này từ các tỉnh miền xuôi lên xây
dựng kinh tế mới miền núi và đội ngũ cán bộ công chức công tác trong các cơ quan nhà nước. Người Kinh sống tập trung ở vùng
trung tâm, họ chủ yếu làm nghề buôn bán, thợ thủ công, làm ruộng, công chức, viên chức…
Người Thái chiếm tỉ lệ 64% dân số, là cộng đồng dân tộc đông nhất ở thị xã Nghĩa Lộ. Người Thái ở nhà sàn, có sắc thái
văn hóa dân tộc đậm nét, thể hiện rõ nét trong phong tục, sinh hoạt cộng đồng, trong trang phục, lễ hội, ẩm thực và trong tục lệ về
đám cưới, đám ma…Họ có kỹ thuật thâm canh lúa nước hai vụ khá cao trong một hệ thống thuỷ lợi thích hợp được đúc kết như
một thành ngữ: Mương – Phai – Lái – Lin (khơi mương, đắp đập, dẫn nước, đặt máng). Ngồi ra người Thái cịn rất giỏi về đan
lát,dệt, đặc biệt là dệt thổ cẩm, làm chăn, đệm, túi…Người Thái ở đây có hai nhóm là Thái trắng và Thái đen. Miền đất Nghĩa Lộ
được coi là miền đất tổ của của người Thái đen ở Việt Nam.
Người Tày chiếm 6% dân số của thị xã, là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm lúa nước. Cộng đồng người Tày ở nhà
sàn, sống thành bản làng đông đúc. Người Tày ở thị xã Nghĩa Lộ cũng mang đầy đủ bản sắc văn hóa của dân tộc mình thể hiện
trong trang phục cổ truyền, các lễ hội mà đặc trưng là lễ hội Lồng Tồng, các làn điệu dân ca và các tục lễ cưới xin, ma chay…
Còn lại 10% dân số là các dân tộc khác như Mường, Dao, Khơmú, Mông, Hoa, Cao Lan…Các dân tộc sống quây quần xen
kẽ lâu đời bên nhau, có tinh thần đồn kết cao. Tuy có những đặc thù riêng nhưng có nhiều điểm chung tương đồng, khơng có sự
phân cách lớn. Đây là yếu tố thuận lợi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thị xã và tác động các vùng khác cùng phát
triển hình thành một cộng đồng gắn bó với bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội



16

Thị xã Nghĩa Lộ là địa bàn thứ hai sau thành phố Yên Bái có sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng hơn so với các huyện
thị khác trong toàn tỉnh. Đời sống người dân được nâng cao với nhịp sống tấp nập, hoạt động buôn bán sầm uất. Phần lớn cư dân
Thái đen ở vùng ven bao quanh thị xã vẫn duy trì hoạt động kinh tế chính là trồng lúa nước, bên cạnh đó họ cịn trồng các loại
cây hoa màu, cây bông, cây chàm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tằm, nuôi ong...
Tổng số lao động của thị xã là 13.165 lao động. Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp là 7.424 người chiếm 56%, phi nông
nghiệp là 5.741 người chiếm 44%. Lao động qua đào tạo chiếm 24,1% tổng lao động. lao động chưa có việc làm ổn định chiếm
10%.
Thu nhập bình qn đầu người năm 2003 đạt 3.009.000đ/người. Lương thực bình quân đầu người đạt 258kg/người/năm.
Cứ 1000 người có 8,2 người có trình độ đại học và trên đại học, 15 người có trình độ trung cấp, cao đẳng nghiệp vụ và 5 người
qua đào tạo cơng nhân kỹ thuật. Bình qn 3,6 người có 1 người đi học, 10.000 dân có 26 y bác sỹ.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cha mẹ và những người có cơng với đất nước, Nghĩa Lộ cịn có một nhà thờ Thiên
Chúa giáo với trên 800 giáo dân.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã luôn cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực. Ngành thương mại dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, trung tâm thương mại Mường Lò vừa là trung tâm thương mại lớn
nhất trong vùng, vừa là chợ văn hóa, nơi các dân tộc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hóa. Ngành cơng nghiệp mới hình thành
và có nhiều tiềm năng để phát triển đó là thu hút nguồn nguyên liệu nông lâm sản để chế biến các loại sản phẩm thiết yếu cung
cấp cho hai thị trường toàn vùng. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm đã đáp ứng được
thị trường cả về chất lượng và số lượng. Khơi phục và duy trì ngành tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống như đan lát, làm


17

chổi…đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương được duy trì và phát triển rất nhanh chóng. Thổ cấm cũng là một
trong các mặt hàng được trao đổi và bày bán nhiều nhất ở khu chợ trung tâm Mường Lò, vừa đảm bảo thu nhập, vừa đáp ứng việc
làm, chuyển đổi lao động theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng
nông nghiệp đô thị. Năm 2006 năng xuất lúa của thị xã đạt 12 tấn/ha/năm cao nhất vùng phía Tây tồn tỉnh.

Một trong những lĩnh vực góp phần tác động vào nền kinh tế ở Nghĩa Lộ đó là tiềm năng phát triển du lịch đã và đang
được khai thác, đưa vào hoạt động ngày càng mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên cả phương diện vật chất
lẫn tinh thần. Là một thị xã miền núi, miền đất, con người Nghĩa Lộ mang trong mình một khung cảnh rất hài hịa của núi rừng và
một bản sắc văn hóa đậm đà riêng biệt. Ai chưa một lần tới Nghĩa Lộ đều mong muốn có dịp được đến đây ngắm nhìn những
cánh rừng hoa ban trắng ngần bên dòng suối trong xanh, được bước chân lên cầu thang có “chín bậc tình yêu”, được ngủ một
đêm trên nếp nhà sàn xinh xắn nằm nép mình dưới chân rừng đại ngàn hoa thơm quả ngọt, được ngắm cảnh ruộng bậc thang, đồi
rừng sinh thái và ngắm con suối Nậm Thia, Nậm Đông uốn lượn quanh co, nước trong vắt. Đặc biệt đi sâu vào các thơn bản, q
khách có thể được thưởng thức hương vị của các món ăn dân tộc lạ miệng mà hấp dẫn, thấy lòng rộn ràng khi được hịa mình
trong buổi sinh hoạt văn hóa dân gian của các đội văn nghệ quần chúng, được tận mắt thấy sự duyên dáng của các cô gái Thái bên
chiếc khung cửi truyền thống, dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn thật đẹp mắt.
Nghĩa Lộ còn có các khu di tích lịch sử văn hóa đã được nhà nước cơng nhận: Khu di tích lịch sử văn hóa Căng và đồn
Nghĩa Lộ - được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1996; Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh thuộc chi nhánh thứ


18

mười ba của Bảo tàng Hồ Chí Minh; bảo tàng Nghĩa Lộ thuộc bảo tàng tỉnh Yên Bái là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử văn hóa
các dân tộc khu vực Tây Bắc
1.3. Khái quát về người Thái đen ở Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái
1.3.1. Con người
Người Thái đen ở Yên Bái có khoảng 41.000 người chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh, cư trú chủ yếu ở các huyện từ Mù Cang
Chải qua Tú Lệ xuống Văn Chấn, Nghĩa Lộ lên Trạm Tấu. Đặc biệt đồng bào cư trú tập trung đông trên đảo trên cánh đồng
Mường Lò, quần tụ men theo các con suối lớn như suối Thia, Nung, Nhì…
Người Thái ở Nghĩa Lộ có hai nhóm ngành là Thái đen (Táy Đăm) và Thái trắng (Táy Khao). Mường Lị có thể coi là đất
tổ của người Thái đen ở Việt Nam. Bộ phận người Thái từ Mường Ơm, Mường Ai sơng Hồng đầu tiên đến khai phá cánh đồng
Mường Lị, sau đó mới có nhiều cuộc di thiên tới các vùng khác dẫn đến sự sinh sống rải rác của người Thái ở nhiều tỉnh như
ngày nay. Tuy nhiên người Thái đen dù ở đâu cũng coi Mường Lị là đất tổ của mình.
Nằm trong nhóm ngơn ngữ Tày Thái, người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ngày nay tiếng nói và chữ viết được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng người Thái ở Mường Lò. Người Thái sử dụng chữ
Ấn Độ cổ từ rất lâu đời, thể hiện qua các văn tự cổ, còn lưu giữ lại được tại Mường Lò ghi lại lịch sử quá trình di thiên của dân

tộc Thái vào Việt Nam. Ngồi ra, chữ Thái cịn là “phương tiện” để giữ gìn thơ ca, văn hóa văn nghệ dân gian, các nghi lễ luật
tục với những bài cúng được lưu truyền cho tới ngày nay.


19

Làng bản người Thái đen ở thị xã Nghĩa Lộ, Mường Lị là một tổ hợp dân cư, trong đó có khoảng 25 – 30 nóc nhà. Mỗi gia
đình bất kể ở dạng lớn hay nhỏ đều có một nếp nhà riêng. Các nóc nhà trong cùng một bản đều nằm trong khối quan hệ thân
thuộc chặt chẽ do đường dây sinh thành và tình làng nghĩa xóm tạo ra. Mọi cố kết thân thuộc đó tạo nên một nền nếp phong tục
tập quán tương hỗ trục chính: Quan hệ láng giềng. Tiếng Thái gọi quan hệ này là “bốn nóc nhà” (xí che hươn). Bởi vậy, người
Thái đen ở đây vẫn có câu: “Cảu, xíp vả chặn dú cịn ti, báu to phủ pươn xí che hươn” (Chín, mười người cùng họ ở xa, khơng
bằng người dưng bốn nóc nhà). Trong không gian của nhà sàn, người Thái đen ln dành một vị trí thống đãng, rộng rãi nhất để
đặt bộ khung cửi dệt vải bởi khung dệt là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
1.3.2. Văn hóa
1.3.2.1. Văn hóa vật chất của người Thái đen
Kinh tế truyền thống của đồng bào người Thái đen ở Mường Lò là nền nông nghiệp lúa nước. Với vựa lúa khổng lồ và nổi
tiếng về sản phẩm gạo thơm, trữ lượng nhiều, người Thái đen ở đây đã đạt tới trình độ kỹ thuật cao trong việc thâm canh, cải tạo
nâng cao năng suất cây lúa. Những con suối lớn chạy qua vùng lòng chảo Mường Lò tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nơng
nghiệp, cho năng suất lớn. Ngồi trồng lúa nước, đồng bào còn biết thâm canh tăng vụ trên đồng ruộng với những loại cây ngắn
ngày như khoai lang, ngô, sắn, cây bông cây chàm vừa làm kinh tế, làm lương thực cho những ngày giáp hạt, vừa làm thức ăn
chăn nuôi gia súc.
Chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá là những cơng việc chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt để cải thiện đời sống của
người dân. Các loại thú rừng, thực phẩm từ rừng như măng, mọc nhĩ, rau rừng đều mang lại nguồn dinh dưỡng giàu calo cho
người dân.


20

Người Thái ở Nghĩa Lộ - Mường Lò còn lưu giữ được khá nhiều những công cụ lao động truyền thống của nền kinh tế tự
nhiên như chài, vó, xa, lưới, câu và các loại bẫy thú, bẫy chim…được đồng bào sáng tạo trong quá trong quá trình lao động, trở

thành công cụ đánh bắt truyền thống của người dân nơi đây.
Các nghề thủ công truyền thống của người Thái Mường Lị đều được hình thành và phát triển trong q trình lao động sản
xuất như trồng bơng dệt vải, đan lát, nghề mộc, rèn đúc…
Giống như các dân tộc khác cùng nhóm ngơn ngữ Tày Thái, người Thái đen cũng ở nhà sàn. Đó là loại nhà sàn truyền
thống được làm theo nguyên tắc nhất định ít biến đổi. Nhà được làm từ gỗ đẹp, chắc chắn, mái lợp gianh hoặc ván thơng, có hình
mai rùa, hai đỉnh đầu hồi mái nhà có khau cút – là đặc trưng văn hố riêng biệt của người Thái nói chung. Nhà có hai cầu thang,
một cầu thang chỉ dành riêng cho nam giới là cầu thang chính, cầu thang dành cho nữ giới ở phía cuối nhà. Sự bố trí, xắp xếp
trong gian nhà được quy định chặt chẽ theo những luật tục, tín ngưỡng riêng của đồng bào. Đặc biệt trong nhà nông, dù bộn bề
nhiều đồ dùng nhưng người Thái vẫn dành không gian trong nhà cho khung dệt, cho những chiếc xa kéo sợi, cán bông...dành chỗ
rộng rãi, thống đãng cho chị em có thể kéo sợi, dệt vải.
Trang phục, trang sức là một trong những dấu hiệu để nhận biết một dân tộc. Ở Nghĩa Lộ có những làng nghề dệt thổ cẩm
truyền thống, ngày đêm tiếng thoi đưa lách cách cùng với hình ảnh của các cô gái Thái chăm chỉ bên khung cửi thêu dệt nên
những vải thổ cẩm nhiều hoa văn và màu sắc đẹp mắt. Từ khuôn thổ cẩm, các cô gái đã tạo ra nhiều sản phẩm như chăn, đệm,
khăn, túi xách, đặc biệt là trang phục. Đối với đồng bào Thái ở Mường Lị, dựa trên trang phục có thể dễ dàng nhận biết và phân
loại hai ngành Thái đen, Thái trắng. Trang phục và trang sức của người Thái đen Mường Lị ít có sự biến đổi tuy nhiên chất liệu


21

để may trang phục phong phú và đa dạng hơn xưa. Trước kia, dân tộc Thái đen ở đây mặc áo chất sợi chàm đen nhưng ngày nay
các thiếu nữ Thái đen đã mặc nhiều loại áo với các màu khác nhau như trắng, đen, xanh, đỏ, hồng…áo được mặc với váy khâu
liền từ trên xuống. Cổ áo đứng ba phân ơm khít, váy chỉ sử dụng màu đen, khơng có màu nào khác thay thế. Nối liền giữa áo và
váy là thắt lưng (xài ẻo) dài hơn một sải tay được quấn quanh eo người phụ nữ tạo ra một điểm thắt quyến rũ eo kíu mang pị (thắt
đáy lưng con tị vị). Một phần khơng thể thiếu trong trang phục người phụ nữ Thái đen Mường Lị đó là chiếc khăn “Piêu”. Khăn
để đội lên đầu có màu đen, được thêu một số hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu.
Tôn thêm vẻ đẹp cho thiếu nữ dân tộc Thái là những đồ trang sức làm bằng bạc hoặc nhơm. Ngồi vịng tay, vịng cổ, phụ
nữ Thái đen cịn độc đáo với chiếc trâm cài đầu. Ngoài ra, dây xà tích (là dây kim loại bạc móc các dụng cụ gắn bó hàng ngày với
người phụ nữ Thái như quả nhạc, kéo nhỏ, bấm móng tay, cối giã trầu bằng bạc…) quấn quanh thắt lưng của người phụ nữ cũng
tăng thêm phần duyên dáng.
Sinh hoạt ẩm thực của người Thái không cầu kỳ mà được xắp xếp phù hợp với công việc của vụ mùa đồng áng. Cánh đồng

lúa đứng thưa hai Tây Bắc trong câu ca “Nhất Thanh, nhì Lị, tam Than, tứ Tấc” đã cho đồng bào người Thái đen ở Nghĩa Lộ
cũng như toàn thể cư dân sinh sống trên mảnh đất Mường Lò những hạt gạo thơm và những hạt nếp đặc sản như câu ca vẫn còn
vang mãi:
“Muốn ăn gạo trắng nước trong
Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”


22

Trước kia người Thái đen ăn gạo nếp là chính. Dưới bàn tay khéo léo của đồng bào, món cơm nếp xôi ngũ sắc, cơm lam,
cháo cốm…đều là những đặc sản khó qn nơi đây. Xơi Nghĩa Lộ dẻo thơm, ai đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi khơng quên.
Xôi được đồ bằng chõ gỗ, khi đơm không bày ra đĩa như người Kinh mà được đặt trong những chiếc giỏ đan bằng giang xinh xắn
(cịn gọi là Cng khẩu). Ngày nay kinh tế nông nghiệp phát triển, người Thái đen ở Ngĩa Lộ đã biết trồng lúa tẻ và thường
xuyên sử dụng làm lương thực chính trong ngày thường. Gạo nếp chỉ sử dụng trong các ngày lễ để đồ xơi làm bánh trái. Ngồi
gạo tẻ, gạo nếp, đồng bào cịn ăn phụ các loại sắn, ngơ, khoai sọ, khoai lang…và một số thực phẩm khác không kém phần hấp
dẫn như rau xôi, cá suối nướng, rêu vùi than, rêu hấp, măng chua và các loại côn trùng như bọ xít, dế…Các món ăn khơng q
cầu kỳ nhưng rất hấp dẫn bởi hương vị của các gia vị từ núi rừng (hạt xẻn, mắc khén…). Bát nước chấm của người Thái đen ở
đây có nhiều cơng thức pha phù hợp với từng đồ ăn nhưng không thể thiếu ớt, nậm pịa. Song song với nước chấm là các loại rau
ăn sống, ăn ghém hái từ rừng về, không thể thiếu trong các món gỏi cá. Các món ăn đều thể hiện lịng hiếu khách và tính cần cù
của người làm ra nó mà bất cứ ai đến đây đều muốn được ít nhất một lần thưởng thức. Thức uống có rượu trắng, nước trắng và
nước đun từ các loại lá cây có tác dụng chữa bệnh như khúc khắc, nhân trần, cây sa nhân…
1.3.2.2. Văn hóa tinh thần của người Thái đen
Là cư dân nông nghiệp, trải qua nhiều quá trình lao động sản xuất, chống trọi với những thử thách, những hiện tượng thiên
nhiên khơng giải thích được nên người Thái đen ở Nghĩa Lộ cũng giống như các dân tộc khác, họ ln tin có một lực lượng siêu
nhiên sẽ thay họ làm những việc ngoài khả năng của con người, tin rằng vạn vật đều có hồn, có vía. Đồng bào cho rằng cơ thể
người có trên 80 vía, gồm 30 vía trước và 50 vía sau (xam xíp khn măng nả, hả xíp khn măng năng), khi buồn phiền, hồn vía


23


sẽ lạc khỏi cơ thể gây đau ốm, bệnh tật. Do vậy, người Thái đen có nhiều tục cúng vía và các nghi lễ khác mà họ rất coi trọng.
Đồng bào cũng có nhiều lễ hội cổ truyền độc đáo như: Xên Bản, Xên Mường, Xên Đơng, tết Síp xí…
Một gia đình người Thái đen thường có ba thế hệ cùng chung sống đầm ấm, vợ chồng thuỷ chung. Những ngày vui của gia
đình, cộng đồng hay những dịp có khách quý mọi người đều cùng uống rượu, đặc biệt là rượu cần. Lễ cưới hỏi được chuẩn bị từ
nhiều tháng trước, nhà trai lo các lễ vật đi dạm hỏi, đón dâu, nhà gái lo đủ chăn, đệm, gối, váy áo, khăn phiêu… dành riêng tặng
bố mẹ chồng và gia đình nhà chồng. Đặc biệt tồn bộ số lễ vật đem về nhà chồng đều là những sản phẩm được dệt nên từ chính
đơi bàn tay khéo léo của cô dâu. Để chuẩn bị về nhà chồng, thiếu nữ Thái phải có thời gian dài để tự tay dệt nên các sản phẩm thổ
cẩm truyền thống. Do vậy các sản phẩm này thể hiện tâm tư tình cảm, niềm vui của người con gái Thái nên dường như chứa đầy
sự tinh tế, sáng tạo và đẹp mắt hơn. Tục ở rể vẫn còn phổ biến cho đến khi vợ chồng trẻ có con mới về nhà chồng. Thiếu nữ Thái
đen khi chưa lấy chồng thì tóc hng hoặc búi kẹp ngả phía sau, khi đã xây dựng gia đình thì tóc được búi thẳng đứng trên đỉnh
đầu gọi là tằng cẩu. Lễ tằng cẩu diễn ra rất thiêng liêng xúc động ngay khi nhà trai sang đón cơ dâu về nhà chồng. Tằng cẩu được
xem như lời hứa hẹn thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ trước họ hàng, làng xóm, xã hội.
Người Thái thờ cúng tổ tiên, bản mường, trời đất. Đồng bào quan niệm chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia nên đám ma
là lễ tiễn đưa người chết về “mường trời”. Người Thái đen tổ chức thiêu xác và cúng vía cho người quá cố.
Văn học Thái khá phong phú, hấp dẫn. Ngoài các thiên tình ca “Sóng trụ xơn xao” (Tiễn dặn người yêu), “Tản trụ siết
sương” (Tâm tình tiếc thương)…Các cuốn biên sử, thi sử bằng chữ Thái như: Quắm Tô Mường (Kể chuyện Mường Lò), Cầm
Hánh Tạp sấc klâng (Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng)…nói lên bề dầy về sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn cả về số lượng và chất
lượng của văn học Thái Đen ở vùng đất Nghĩa Lộ - Mường Lị nói riêng


24

Vốn văn nghệ dân gian của người Thái Đen ở Mường Lò cũng rất đa màu đa dạng. Dân ca được thể hiện bằng các làn điệu
“Khắp”, “Then” trong các hội xuân, trong các câu ca hát gọi người yêu, trong khơng khí vui, buồn của đám cưới, đám tang. Đồng
bào Thái ở đây có cảnh sống bình lặng nhưng lãng mạn, ham thích các sinh hoạt cộng đồng, sẵn sàng tham gia các đêm “Khắp
báo xao” (hát đối đáp), “Xé vòng” (hội xoè), “Hạn Khuống” (Giao duyên trên sàn), ném cịn, đánh yến, Tómaklẹ (chọi quả
lẹ)…Các loại khèn, Pí độc đáo được người dân nơi đây chơi thuần thục sơi nổi.
Một thực tế góp phần làm sinh động và nâng cao đời sống tinh thần cho người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lị đó là sự tồn tại
của các đội văn nghệ dân gian quần chúng và các hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian phổ biến, gắn với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân địa phương. Các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ dân gian được tổ chức thường xuyên từ quy mô

gia đình, thơn bản đến quy mơ xã, phường, thị xã. Với các hoạt động vui chơi, hát múa mang đậm bản sắc dân gian dân tộc, lại
được thể hiện bằng chính các nghệ nhân, các dân tộc nơi đây tạo nên một khơng gian văn hóa vơ cùng sơi động, gần gũi, hoà
đồng, thu hút mọi người dân háo hức tham gia, thu hút du khách phương xa say sưa muốn giao lưu, tìm hiểu. Những điệu dân ca,
dân vũ cùng tiếng dập dìu thúc giục, mời gọi của tiếng khèn, tiếng pí. Người Thái đen Mường Lị có câu: “Khơng xịe khơng tốt
lúa, khơng xịe thóc cạn bồ”. Xịe Thái có hai loại là xịe đơi và xịe đơng người được cải biên từ các điệu xòe cổ: Mơi lảu (Nâng
khăn mời rượu),......Âm thanh trầm bổng, vũ điệu nhịp nhàng của đội xịe tưng bừng, hối hả, thơi thúc mọi người đến với vịng
xịe tạo nên khơng khí đầm ấm, vui tươi đoàn kết, lưu luyến và ấn tượng khó quên của mảnh đất và con người nơi đây. Trong
những dịp như vậy, mọi làn điệu dân ca, tiếng nhạc dân tộc, điệu xoè nhịp nhàng và các trò chơi dân gian của đồng bào được dịp
hồ quyện, lơi cuốn trong sắc màu rực rỡ của những chiếc khăn, tấm áo thổ cẩm.


25

1.4. Khái quát về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đen ở thị xã Nghĩa Lộ - Mường Lò tỉnh Yên Bái
1.4.1. Truyện kể về nghề dệt của người Thái đen ở Nghĩa Lộ
Có những câu truyện kể dân gian xung quanh nghề dệt của người Thái đen ở Nghĩa Lộ mà cho đến nay vẫn được các thế
hệ đi trước kể cho con cháu nghe rồi lại truyền tụng nhau từ người này sang người khác như một lời chỉ bảo ân cần, lời dặn dò
chu đáo nhắc nhở mỗi người con gái Thái phải chăm chỉ, chịu khó, kiên trì học cách dệt vải, làm sao để dệt được nhanh, khéo léo
tạo ra những tấm vải thổ cẩm tinh tế nhất, đẹp mắt nhất. Đó gần như là một chuẩn mực để đánh giá đức tính, phẩm chất của người
con gái Thái đen nơi đây.
Truyện kể rằng trước kia người Thái đen ở Mường Lò chưa biết đến khung cửi và nghề dệt. Chủ yếu họ chỉ biết sử dụng
các loại chất liệu đơn giản, thơ sơ, sẵn có. Ngày ấy, ở đất Mường có hai người bạn gái chơi với nhau rất thân nhưng tính cách lại
trái ngược nhau hồn tồn. Một bạn thì hiền lành, dịu dàng, ít nói nhưng rất chăm chỉ cần mẫn, đặc biệt rất ham học hỏi, thích tìm
hiểu và sáng tạo những cái mới lạ; bạn kia ngược lại tính cách đanh đá, ham vui mải chơi. Nhưng người bạn ham vui này lại có
một người mẹ đặc biệt giỏi giang, biết thêu thùa may vá. Cô bạn gái hiền lành chịu khó kia đã đến nhờ mẹ của bạn chỉ dẫn, dạy
bảo mình, khơng lâu sau cơ đã trở thành cơ gái có tài thêu thùa may và giỏi nhất vùng. Tài năng của cô nổi tiếng khắp nơi nhưng
với bản tính ham học hỏi, cơ vẫn tiếp tục đi tìm hiểu ở các vùng khác và cô đã học được nghề dệt ra những tấm vải thật đẹp từ
chiếc khung cửi. Đem nghề này về truyền dạy cho đồng bào địa phương mình cơ gái đã được mọi người vơ cùng biết ơn, u q
và kính trọng. Lại nói về cơ bạn ham vui kia, thấy bạn mình làm được điều kỳ diệu như vậy, lại được mọi người yêu quý, cô cũng
muốn được như bạn nên đã quyết tâm tìm hiểu, xin học, nhờ bạn chỉ bảo tỉ mỉ. Cuối cùng cô cũng đã thành công và trở thành con

người khác hẳn, chăm chỉ chịu khó hơn, cần mẫn say sưa với cơng việc hơn.


×