Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố cần thơ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.16 KB, 120 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
---------------------

ĐẶNG XUÂN PHƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS Nguyễn Duy Bắc

Hà Nội – 2006.


2

Danh mục các từ viết tắt


BCH. TW

Ban Chấp hành Trung ương

CLB

Câu lạc bộ

CVTV1

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ 1

CVTV2

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ 2

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GS.TS

Giáo sư Tiến sĩ

NVH

Nhà văn hóa

PGS.TS


Phó Giáo sư Tiến sĩ

TDĐXDĐSVH

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

TDTT

Thể dục thể thao

TNCS. HCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TP.

Thành phố

TTLĐ

Thông tin lưu động

TW

Trung ương

UBND

ủy ban nhân dân


USD

Đồng đô la Mỹ

VH - TT

Văn hóa - Thông tin

VHNT

Văn hóa nghệ thuật


3

MỤC LỤC
Tr.
Phần mở đầu

1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thể chế văn hóa và
thiết chế văn hóa

8

1.1. Quan niệm về thể chế

8


1.2. Quan niệm về thể chế văn hóa và thiết chế văn hóa

11

1.3. Về thiết chế văn hóa cơ sở

16

1.3.1. Quan niệm về cơ sở

16

1.3.2. Các loại hình thiết chế văn hóa cơ sở

18

1.3.3. Chức năng xã hội của các thiết chế văn hóa cơ sở

24

1.3.4. Nhiệm vụ cơ bản của các thiết chế văn hóa cơ sở

28

Chương 2: Thực trạng hoạt động của các thiết chế văn
hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ

32

2.1. Khái quát đặc điểm lịch sử – địa lý – kinh tế


32

2.1.1. Khái quát về lịch sử

32

2.1.2. Vị trí địa lý, dân cư

33

2.1.3. Kinh tế – xã hội

35

2.1.4. Một số kết quả đạt được: 2001 –2005

39

2.2. Những nét văn hóa đặc sắc ở thành phố Cần Thơ

41

2.3. Một số đặc điểm của các thiết chế văn hóa cơ sở ở
TP.Cần Thơ

43

2.4. Thực trạng của các thiết chế văn hóa cơ sở ở TP.Cần
Thơ


46

2.4.1. Nhà văn hóa xã phường trước khi chia tách tỉnh

46


4

Cần Thơ
2.4.2. Nhà văn hóa xã phường sau khi chia tách tỉnh Cần
Thơ

50

2.4.3. Nhà thông tin ấp, khu vực

54

2.4.4. Khu văn hóa gia đình

58

2.4.5. Khu văn hóa trong nhà thờ, nhà chùa

61

2.4.6. Thuyền văn hóa


64

2.4.7. Xe thông tin

67

2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của các thiết
chế văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ

69

2.5.1. Những hiệu quả tích cực đạt được

69

2.5.2. Những hạn chế yếu kém

71

2.6. Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về thiết chế văn
hóa cơ sở và nhu cầu văn hóa của công chúng

73

2.6.1. Tổng hợp điều tra xã hội học

73

2.6.2. Nhận xét về nhu cầu văn hóa của quần chúng


75

Chương 3: Phương hướng, giải pháp tổ chức tốt hoạt
động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở thành phố Cần
Thơ

77

3.1. Phương hướng phát triển văn hóa và hệ thống thiết chế
văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ

77

3.2. Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động của các thiết chế
văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ

79

3.2.1. Thống nhất trong biện pháp chỉ đạo, đẩy mạnh
phong trào TDĐK xây dựng ĐSVH

79

3.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
thiết chế văn hóa cơ sở

83


5


3.2.3. Củng cố xây dựng và hoàn thiện các mô hình thiết
chế văn hóa cơ sở
3.2.4. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa văn hóa

86
91

3.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán
bộ văn hóa

95

3.2.6. Tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất,
trang thiết bị phương tiện

97

3.2.7. Một số kiến nghị
Kết luận

100
102


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ V (1982) đến nay. Đây là một chủ trương quan trọng có ý nghĩa
chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa phù hợp
với địi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” của tỉnh Cần Thơ trước đây cũng như thành phố Cần
Thơ hiện nay đã có bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, tạo nên diện mạo mới ở các xóm ấp, xã, phường.
Nhiều xã, phường tập thể và gia đình đã được cơng nhận danh hiệu xã,
phường văn hóa, gia đình văn hóa.
Mơ hình thuyền văn hóa của tỉnh Cần Thơ có thể coi là một thiết
chế văn hóa đặc biệt ra đời từ những năm 1987 đã phát huy nhiều tác
dụng trong việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, truyền bá văn hóa
của địa phương. Các thiết chế văn hóa cơ sở khác như: Nhà văn hóa,
nhà thơng tin ấp, xe thơng tin, khu gia đình văn hóa…đã có những đóng
góp đáng kể trong việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.
Các nhà thờ đạo Thiên chúa, Tin lành, chùa Khmer là những
thiết chế văn hóa khơng chính thống cũng có những hoạt động văn hóa
góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu văn hóa cho bà con giáo
dân và đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, tổ chức hoạt động nhà văn hóa xã, phường chậm đổi
mới, cịn rơi vào lối mịn, đơn điệu, nhàm chán, ít thu hút được các tầng


7

lớp nhân dân đến tham gia, nhất là chưa tạo ra được “sân chơi” lành
mạnh cho thanh thiếu niên.
Xây dựng và tổ chức hoạt động mạng lưới thiết chế văn hóa,
trong đó nổi lên là nhà văn hóa xã, phường, thuyền văn hóa, xe thơng

tin, nhà thơng tin ấp, khu vực... là những thiết chế văn hóa cơ bản nhất
ở thành phố Cần Thơ đang đặt ra những vấn đề cấp bách, cần phải có
những định hướng, giải pháp đúng đắn để phát triển phù hợp với tình
hình hiện nay. Đây là lý do mà luận văn này mong muốn giải quyết,
góp phần vào mục tiêu xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh và
nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Một số tác giả trong nước đã có các cơng trình nghiên cứu lý
luận, thực tiễn về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, về thể
chế và thiết chế văn hóa. Tiêu biểu như các cơng trình của GS.TS
Hồng Vinh [38], Nguyễn Khoa Điềm [7], GS.TS Nguyễn Đình Phan
[18], PGS.TS Hồ Sỹ Vịnh [39], Lương Hồng Quang [19], PGS.TS
Nguyễn Duy Bắc [1].
GS.TS Hoàng Vinh cho rằng trong bất cứ xã hội nào dù trình độ
phát triển cao thấp đến đâu, cũng có đủ 6 loại thể chế căn bản, đáp ứng
6 nhu cầu căn bản của con người. Đó là: Thể chế gia đình, thể chế kinh
tế, thể chế giáo dục, thể chế chính trị, thể chế tơn giáo, thể chế văn hóa.
Các thể chế trên khơng tồn tại cơ lập mà chúng thường xâm nhập vào
nhau, tác động chi phối lẫn nhau làm nên diện mạo của đời sống xã hội.
Các thể chế hoạt động trong mạng lưới đều tuân thủ những nguyên tắc
chung, đó là nguyên tắc hợp hiến, nguyên tắc nhân dân [38, tr.15-18].


8

Nhà nghiên cứu Hoàng Vinh cũng nhận xét: “Trong hệ thống
chính trị ở nước ta, về phương diện quản lý lĩnh vực văn hóa có sự kết
hợp hai hình thức pháp trị và nhân trị thì hệ thống thiết chế văn hóa
cũng bao gồm các chuẩn mực điều chỉnh của Đảng, của Nhà nước; của
đạo đức và các qui phạm, qui ước của các hội nghề nghiệp, tôn giáo...”

[38, tr.20-21].
PSG.TS Hồ Sỹ Vịnh: “Thể chế văn hóa là hệ thống tổ chức, cơ
chế, biện pháp, phương tiện khả thi để đưa những đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống một cách
hữu hiệu” [39, tr.117].
Theo nhóm tác giả do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên : “Thể chế
văn hóa là tổng hợp các hình thức tổ chức, các quy định quy ước và
phương pháp điều hành hoạt động văn hóa”[7, tr.150] và phân tích rõ
“Nếu quan niệm thiết chế văn hóa với tư cách là một bộ phận của khách
thể quản lý, coi hoạt động văn hóa như một loại sản xuất tinh thần, có
thể chia cơng đoạn vận hành của nó để nhìn nhận các thiết chế văn hóa
như sau: Cơng đoạn sáng tạo; công đoạn bảo quản, truyền bá, phổ biến
sản phẩm; công đoạn tiếp nhận của dân chúng” [7, tr.154 -155].
Nhóm tác giả Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương xác định:
“Thể chế văn hóa là một hệ thống những qui định về việc quản lý, xây
dựng và phát triển văn hóa, bao gồm: Hệ thống tổ chức, bộ máy cán
bộ...; cơ chế hoạt động và phối hợp của các tổ chức; hệ thống phép tắc
chuẩn mực; hệ thống chính sách văn hóa...; hệ thống các thiết chế văn
hóa ở trung ương và địa phương” [23, tr.70]... Tóm lại, thiết chế văn
hóa được hiểu như hệ thống các tổ chức (cơ quan) văn hóa tiến hành


9

các hoạt động văn hóa như nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện,
khu vui chơi giải trí....
Các cuộc Hội thảo, Hội nghị chuyên đề [12], [21], [22], [24],
[25] về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Đồng bằng sông Cửu Long
do Bộ VH-TT, Cục VHTT cơ sở phối hợp với Sở VH-TT Cần Thơ tổ
chức trong các năm 1991, 1997, 2001, 2004 không đi sâu vào phân tích

các thuật ngữ chun mơn , chức năng, mối quan hệ...của thể chế văn
hóa, thiết chế văn hóa...mà chủ yếu tổng kết đánh giá những thành tựu
đạt được trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, những
khó khăn đặt ra và đề xuất những giải pháp để tổ chức vận hành các
thiết chế văn hóa (hệ thống nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, ấp - xã văn
hóa, thuyền văn hóa...) hoạt động mang lại hiệu quả xã hội cao hơn.
Nhìn một cách tổng quan, các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý
văn hóa từ Trung ương tới địa phương đều đã đề cập và phân tích khá
sâu sắc khái niệm thể chế, thiết chế văn hóa, chức năng xã hội cơ bản;
mối quan hệ giữa thể chế văn hóa và thiết chế văn hóa; các cơng đoạn
vận hành thiết chế văn hóa; các định hướng, giải pháp xây dựng và
hoàn thiện thiết chế văn hóa ở cơ sở trên địa bàn cả nước và ở các tỉnh
Đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có thành phố Cần Thơ.
Tuy nhiên, vấn đề tổ chức hoạt động và xây dựng các mơ hình
thiết chế văn hóa cơ sở ở tỉnh Cần Thơ vẫn chưa dành được sự quan
tâm thỏa đáng, nhất là từ khi việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành
phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đến nay. Việc nghiên cứu đề tài “Tổ
chức hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố
Cần Thơ hiện nay” sẽ góp phần vào việc bổ khuyết những thiếu hụt đó


10

và bổ sung thêm những nhận thức mới về hệ thống các thiết chế văn
hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài.
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thể chế văn hóa,
thiết chế văn hóa, về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở
ở thành phố Cần Thơ thời kỳ 2000 - 2005.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động của các thiết
chế văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của các thiết
chế văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ hiện nay; trọng tâm là nhà văn
hóa xã, phường; nhà thơng tin ấp; thuyền văn hóa và xe thơng tin những thiết chế văn hóa do ngành Văn hóa - Thơng tin quản lý và tổ
chức hoạt động. Ngoài ra luận văn cũng chú ý đến các điểm sinh hoạt
văn hóa trong nhà thờ, Chùa Khmer do các tổ chức tôn giáo quản lý và
các khu văn hóa gia đình do tư nhân quản lý.
5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Thời gian: Tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở
thành phố Cần Thơ từ năm 2000 đến nay.
Không gian: Địa bàn tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ sau
khi tách từ tỉnh Cần Thơ (2004).
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lý luận.


11

* Đề tài quán triệt và vận dụng đường lối quan điểm của Đảng
và Nhà nước về văn hóa, thơng tin .
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW (khóa VIII) về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
- Kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCH TW (khóa IX) về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW (khóa VIII).
* Các chủ trương phát triển văn hóa vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long và thành phố Cần Thơ.
- Nghị quyết số 45 - NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị

về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa”.
- Đề án phát triển văn hóa thơng tin vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2010 của Bộ Văn hóa - Thơng tin
- Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 10
BCH TW (khóa IX) của Thành ủy thành phố Cần Thơ.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu là: Tổng hợp, phân
tích, lơgic, lịch sử, điều tra xã hội học…nhằm giải quyết các vấn đề
nghiên cứu.
7. Những đóng góp về khoa học của luận văn.
- Làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thể chế văn hóa, thiết chế
văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.


12

- Khẳng định sự ra đời và phát triển những mơ hình văn hóa cơ
sở tỉnh Cần Thơ từ những năm 1995 là sự sáng tạo của những người
làm văn hóa ở địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân
dân vùng sơng nước miệt vườn Cần Thơ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tổ
chức có hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở như nhà văn
hóa, nhà thơng tin - những thiết chế văn hóa cơ bản nhất, quan trọng
nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa của nhân dân thành phố Cần Thơ.
8. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thể chế văn hóa và thiết

chế văn hóa.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ
sở ở Cần Thơ.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tổ chức tốt hoạt động của
các thiết chế văn hóa cơ sở ở thành phố Cần Thơ.


13

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ VĂN HÓA
VÀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA

1.1. Quan niệm về thể chế.
Theo từ điển OXFORD và từ điển LONGMAN thì thể chế
(Institution), đó là hệ thống luật và các hành vi xã hội trở thành thói
quen được xã hội thừa nhận, thực hiện như đạo luật của đất nước và hệ
thống các tổ chức. Chúng hợp lại với nhau, gắn bó với nhau và trở
thành mơi trường mà trong đó các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân
tồn tại, hoạt động và phát triển.
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Phan cho rằng: “Mơi trường thể
chế là tổng hợp các nhân tố và điều kiện pháp lý, luật lệ mà tại đó các
cơ sở sản xuất - kinh doanh tồn tại, hoạt động, phát triển” [18, tr.14].
Theo tác giả, thể chế bao gồm 4 bộ phận hợp thành.
Một là, hệ thống văn bản pháp quy áp dụng ở phạm vi cả nước.
Đó là các luật, các văn bản dưới luật và các chính sách.


14


Hai là, hệ thống bộ máy tổ chức quản lý (...) bao gồm: Bộ máy
quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ... Đó là
hệ thống các chủ thể quản lý làm nhiệm vụ soạn thảo, ban hành mới
hoặc sửa đổi các văn bản pháp qui, thực hiện và kiểm tra, giám sát,
giúp đỡ việc thực hiện các luật và chính sách.
Ba là, cơ chế quản lý (cơ chế vận hành). Đó là các hoạt động
dựa theo nguyên lý và qui tắc được tuân thủ của mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân.
Bốn là, những qui định, nội qui, qui chế, điều lệ, thỏa ước của
cộng đồng, của địa phương, các làng xã (ví dụ lệ làng, qui định của
tỉnh, huyện, xã....).
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hồng Vinh: “Thể chế xã hội có thể hiểu
là hệ thống quy phạm xã hội, thành văn hoặc bất thành văn, do cơ quan
quyền lực, các tổ chức xã hội hoặc cộng đồng xã hội chế định ra, nhằm
điều tiết hành vi của mỗi người, sao cho phù hợp với lợi ích của tập thể.
Nó tạo điều kiện cũng như đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ,
khi tiến hành các hoạt động thực tiễn” [39, tr.14].
GS.TS Hoàng Vinh cho rằng thể chế bao gồm 5 đặc điểm chính:
Thứ nhất, thể chế sinh ra nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của
xã hội;
Thứ hai, các thể chế thường mang tính ổn định trong một thời
gian dài;
Thứ ba, các thể chế được tổ chức thành cơ cấu với sự phối hợp
của các yếu tố;


15

Thứ tư, mỗi hệ thống thể chế là một đơn vị vận hành, đáp ứng

một loại nhu cầu nào đó của xã hội. Nó mang tính độc lập tương đối.
Nhưng toàn bộ hệ thống các thể chế này sẽ dẫn đến sự thay đổi của thể
chế kia (và ngược lại);
Thứ năm, thể chế biểu hiện giống như một giá trị. Điều đó có
nghĩa là các trạng thái lặp đi lặp lại của thể chế trở thành chuẩn mực
ứng xử [38, tr.14-16].
Cũng theo GS.TS Hoàng Vinh, trong bất cứ xã hội nào dù là
trình độ phát triển cao đến đâu, cũng có đủ loại 6 loại thể chế căn bản,
đáp ứng 6 nhu cầu căn bản của con người, đó là:
Thể chế gia đình, là hệ thống qui tắc ổn định, xác định rành
mạch về mối quan hệ tính giao, đảm bảo sự di truyền nòi giống của con
người.
Thể chế kinh tế, là những hình thái qui tắc được chuẩn hóa,
nhằm đảm bảo sự tồn tại vật chất của con người với các khâu chủ yếu là
sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm.
Thể chế giáo dục, có nhiệm vụ cơ bản là tổ chức trao truyền
kinh nghiệm (kiến thức) cho thế hệ sau, thực hiện quá trình xã hội hóa
cá nhân.
Thể chế chính trị, đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu về đảm bảo đời
sống trật tự và an ninh cộng đồng, duy trì sự thống nhất hành động của
các thành viên trong xã hội, thông qua hệ thống lập pháp, tư pháp, hành
pháp, công an, quân đội....
Thể chế tơn giáo, đáp ứng nhu cầu siêu hình, nhu cầu giao cảm
với thần linh của con người.


16

Thể chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ, hướng
tới sự thanh lọc và trạng thái thăng hoa trong đời sống tinh thần.

Các thể chế trên không tồn tại cô lập mà chúng thường xâm nhập
vào nhau, tác động và chi phối lẫn nhau [38, tr.15-18].
GS.TS Hoàng Vinh xác định các chức năng cơ bản của thể chế
là:
- Thể chế có chức năng điều tiết việc duy trì và phát huy nội lực
cố kết của cộng đồng tạo điều kiện ổn định cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
- Thể chế thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát xã hội.
Nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Bên cạnh các tác dụng tích
cực ở trên, thể chế vẫn có nguy cơ chứa đựng những biểu hiện tiêu cực
do chúng có khuynh hướng dễ trở nên xơ cứng và bảo thủ, gây cản trở
đến hoạt động sáng tạo của cá nhân [38, tr. 15-18].
1.2. Quan niệm về thể chế văn hóa và thiết chế văn hóa.
Thể chế văn hóa là một trong những thể chế xã hội quan trọng
nhất, góp phần quy định sự tồn tại và phát triển xã hội. Thể chế văn hóa
có mối quan hệ chặt chẽ với thể chế chính trị, luật pháp, kinh tế, song
vẫn có tính độc lập tương đối.
Thể chế văn hóa theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm có thể coi là
“Tổng hợp các hình thức tổ chức, các qui định, qui ước và phương pháp
điều hành hoạt động văn hóa” [7, tr. 150].
Theo PGS.TS Hồ Sĩ Vịnh thì: “Thể chế văn hóa là một hệ thống
tổ chức, cơ chế, biện pháp, phương tiện khả thi để đưa những đường


17

lối, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc
sống một cách hữu hiệu” [39, tr. 117].
GS.TS Hồng Vinh cho rằng: “Thể chế văn hóa là một dạng của
thể chế xã hội thành văn hoặc bất thành văn, vận hành trong các hoạt

động sản xuất (sáng tạo), bảo quản, phân phối (lưu thông) và tiêu dùng
các loại văn hóa phẩm” [38, tr. 19].
Nhóm tác giả Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương xác nhận: “Thể
chế văn hóa là một hệ thống những qui định về việc quản lý, xây dựng,
phát triển văn hóa” [23, tr. 70].
Như vậy, nói đến thể chế văn hóa là nói đến hệ thống các qui
định, qui ước bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động văn hóa.
Thể chế văn hóa ở nước ta, theo nhóm tác giả Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương bao gồm:
- Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ trên lĩnh vực văn hóa.
- Cơ chế hoạt động và phối hợp của các tổ chức nói trên.
- Hệ thống các phép tắc, chuẩn mực văn hóa qui định hoạt động
văn hóa trong xã hội, các hành vi văn hóa của mỗi cá nhân trong cộng
đồng.
- Hệ thống các chính sách văn hóa.
- Hệ thống các thiết chế văn hóa ở trung ương và địa phương [23,
tr.70].
Như vậy, có thể thấy thể chế văn hóa ở nước ta là hệ thống các
quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa và các qui phạm pháp luật, các
chính sách của Nhà nước, cùng hệ thống các qui định, qui ước, thiết chế
văn hóa nhằm lãnh đạo, quản lý điều chỉnh các hoạt động văn hóa


18

hướng đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Ở đây, cần đề cập tới khái niệm thiết chế văn hóa. Văn kiện Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII vừa nêu
khái niệm thể chế văn hóa vừa đồng thời nêu khái niệm thiết chế văn
hóa (nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo,

khu vui chơi giải trí...). Nghị quyết đánh giá: Hoạt động của các thiết
chế văn hóa gần đây đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu
quả [23, tr.45].
Như vậy, thiết chế văn hóa được hiểu như hệ thống các tổ chức
(cơ quan) văn hóa tiến hành các hoạt động văn hóa. Nhóm tác giả do
Nguyễn Khoa Điềm chủ biên phân tích: “Nếu quan niệm thiết chế văn
hóa với tư cách là một bộ phận của khách thể quản lý, coi hoạt động
văn hóa như một loại sản xuất tinh thần, có thể chia các cơng đoạn vận
hành của nó để nhìn nhận các thiết chế văn hóa như sau:
- Cơng đoạn sáng tạo:
Nhóm các cơ quan nghiên cứu, cục, vụ, viện.....
Nhóm các chủ thể sáng tạo (Hội Nhà văn, Mỹ thuật, Âm nhạc,
Nhiếp ảnh...).
Nhóm những người sáng tạo nghiệp dư (câu lạc bộ, nhóm thơ
văn, nghề nghiệp dân gian...).
- Công đoạn bảo quản, phổ biến, truyền bá:
+ Viện bảo tàng, thư viện...
+ Các cơ sở đào tạo, giáo dục, dạy nghề.
+ Các cơ quan biểu diễn, phổ biến nghệ thuật.


19

+ Các hoạt động dịch vụ văn hóa.
- Cơng đoạn tiếp nhận.
+ Cơng chúng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin....
+ Giới lãnh đạo, quản lý.
+ Nhà phê bình [7, tr.154- 155].
Như vậy thiết chế văn hóa là một bộ phận gắn liền với thể chế
văn hóa. Thiết chế văn hóa là nơi thực thi, hiện thực hóa, cụ thể hóa thể

chế văn hóa [1, tr.93]. Nếu hiểu thể chế văn hóa là cái “vơ hình” là
“phần mềm” tức là các quan điểm, đường lối, cơ chế chính sách quản
lý, điều hành, các qui định thỏa ước của cộng đồng...thì thiết chế văn
hóa chính là cái “hữu hình” “phần cứng” tức là bộ máy quản lý, hệ
thống tổ chức, hệ thống cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động văn
hóa, thực thi, cụ thể hóa thể chế văn hóa. Đặc điểm của “phần mềm”
“vơ hình” thay đổi nhanh hơn. Trong khi “phần cứng” “hữu hình” thay
đổi chậm hơn [18, tr. 16-17].
Theo GS.TS Hoàng Vinh: Thiết chế là một thuật ngữ xã hội học
được dịch từ phương Tây: Tiếng Pháp: Institution, Tiếng Anh:
Institution. Tuy vậy, việc chuyển ngữ này còn chưa thống nhất. Trong
khi miền Bắc dịch là “thể chế”, “thiết chế”, thì ở miền Nam trước ngày
giải phóng dịch là “định chế”. Trong một số cuốn Từ điển tiếng Việt,
hai từ thể chế và thiết chế thường được giải thích như các từ đồng
nghĩa. Thể chế là sự chỉ định về luật lệ đặt ra cho mỗi cộng đồng quốc
gia, để các thành viên trong cộng đồng cứ theo đó mà thực hiện. Thiết
chế cũng như vậy. Nhưng một số văn bản khác thì giữa hai từ trên đã có
sự khu biệt về nghĩa. Ví dụ, trong nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII có những đoạn viết như sau:


20

“Hệ thống thể chế văn hóa được xây dựng tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng
về căn bản bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước. Thể chế văn hóa mới khuyến khích nhân dân lao động tham gia
sự nghiệp xây dựng văn hóa trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ”
[23, tr. 45] hay “Một bộ phận quan trọng thiết chế văn hóa (nhà văn
hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi
giải trí...) gần đây đã có phương thức mới hoạt động có hiệu quả” [23,

tr. 45].
Trong các đoạn văn kiện trên, thuật ngữ thể chế văn hóa chỉ hệ
thống luật lệ trong lĩnh vực văn hóa, cịn thiết chế văn hóa chỉ các dạng
cơ quan văn hóa như: Nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện v.v...
Xét về mặt từ nguyên, hai từ thể chế và thiết chế là đồng
nghĩa, nhưng dựa vào tính qui ước của ngơn ngữ thì sự tách nghĩa của
hai từ trên: Thể chế chỉ luật lệ, thiết chế chỉ cơ quan cũng là hợp lý và
cần thiết [9, tr. 351-352].
Thể chế văn hóa và thiết chế văn hóa có vai trị rất lớn với sự
phát triển văn hóa. Nó là nhóm nhân tố bên trong thúc đẩy sự hình
thành và phát triển văn hóa xét trên qui mơ tồn xã hội cho đến từng
hoạt động văn hóa riêng lẻ của mỗi cá nhân. Do đó, việc bảo vệ và kế
thừa các thể chế văn hóa tiến bộ, cải tạo thể chế văn hóa lạc hậu, lỗi
thời là việc làm thường xuyên của các Nhà nước và cộng đồng dân cư
trong lịch sử. Sự thống nhất và đa dạng trong văn hóa giữa các vùng
miền cũng là sự thống nhất và đa dạng của thể chế văn hóa. Những đổi
mới về thể chế văn hóa chỉ có thể diễn ra tồn diện, đồng bộ, sâu sắc
nhờ có những đổi mới về thể chế kinh tế, thể chế chính trị [1, tr. 93].


21

Thời đại nào, chế độ nào cũng cần đến những thể chế, thiết chế
văn hóa để chuyển tải văn hóa chính thống của Nhà nước đến mọi tầng
lớp nhân dân, đồng thời tổ chức những hoạt động văn hóa phù hợp với
yêu cầu tư tưởng, với chuẩn mực đạo đức, lối sống, nếp sống của chế
độ, thời đại đó. Như vậy, trong thực tế có cả thiết chế văn hóa truyền
thống và thiết chế văn hóa mới. Ví dụ: Đình làng là thiết chế văn hóa
làng xã vùng đồng bằng thời phong kiến; nhà Rơng là thiết chế văn hóa
vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên; đền, chùa, nhà thờ là thiết chế văn

hóa tơn giáo; nhà văn hóa xã, rạp chiếu bóng… là thiết chế văn hóa thời
hiện đại. Những thiết chế văn hóa đó được tạo dựng nên để phục vụ cho
nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Thiết chế văn hóa có cả phần hữu hình và vơ hình; có phần cơ
sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và cả phần về tổ chức bộ máy,
cơ chế, chính sách, kinh phí hoạt động.
Vì vậy để trở thành một thiết chế văn hóa, mỗi tổ chức phải có 3
yếu tố:
- Có bộ máy nhân sự để quản lý, điều hành.
- Có thể chế (luật, lệ, chính sách...) vận hành.
- Có trụ sở và trang thiết bị chuyên dùng, gọi chung là cơ sở vật
chất, để tồn tại và hoạt động lâu dài.
Sự vận hành của mạng lưới thiết chế văn hóa ở nước ta hiện nay
đều phải tuân thủ các nguyên tắc là tính đảng, tính hợp hiến và tính
nhân dân. Tính đảng là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo định
hướng chính trị của Đảng và Nhà nước trong hoạt động văn hóa. Tính
hợp hiến nhằm đảm bảo mọi hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa phải
tn theo pháp luật. Tính nhân dân yêu cầu các hoạt động văn hóa phải


22

xuất phát từ lợi ích của nhân dân, gắn bó thiết thực với đời sống nhân
dân, làm giàu đẹp thêm đời sống tinh thần của nhân dân. [9, tr. 363367]
1.3. Về thiết chế văn hóa cơ sở.
1.3.1. Quan niệm về cơ sở.
Khái niệm “cơ sở” ở đây được hiểu là một địa bàn, địa điểm cụ
thể, gắn với một đơn vị hành chính cơ bản hoặc một đơn vị cụ thể của
một tổ chức chính trị xã hội. Đơn vị cơ sở hành chính và mang tính
hành chính có 4 loại hình cơ bản:

- Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Đơn vị lực lượng vũ trang (bộ đội và cơng an).
- Gia đình là đơn vị cơ sở đặc biệt.
Theo tinh thần Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII thì đơn vị cơ sở là: Nhà máy, công trường, nông trường, lâm
trường, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện, làng xã,
phường ấp, bản, cụm dân cư, gia đình, họ tộc... Đó là những cộng đồng
người có địa bàn sinh sống ổn định, có tổ chức hành chính, kinh tế - xã
hội và liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất, tinh thần diễn ra
trong đời sống hàng ngày.
Ở nước ta, trong hệ thống chính quyền 4 cấp thì: xã (phường,
thị trấn) là cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng. Đây là cấp chấp hành,
làm cầu nối trực tiếp giữa tồn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước với


23

nhân dân; động viên, hướng dẫn, tổ chức nhân dân đoàn kết phấn đấu
xây dựng địa bàn cơ sở vững mạnh về mọi mặt.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, hiện nay cả nước có
10.751 đơn vị xã, phường, thị trấn (riêng thành phố Cần Thơ có 67 xã,
phường, thị trấn). Đây là địa bàn được Đảng và Nhà nước ta dành nhiều
sự quan tâm chỉ đạo củng cố hệ thống chính trị và phát triển kinh tế văn hóa -xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước. Chính
vì vậy, sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở xã, phường được
các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, đầu tư xây dựng. Để thực
hiện tốt những chủ trương về phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn
hóa trên địa bàn cấp xã, Nghị quyết TW5 khóa VIII của Đảng chỉ rõ:
“Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng

cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp
sống văn minh”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX u
cầu: “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã
hội và sinh hoạt của nhân dân” và đề ra những chỉ tiêu cụ thể về xây
dựng đời sống văn hóa, thiết chế văn hóa ở địa bàn làng, thơn, ấp, xã,
phường. Phấn đấu đến năm 2005 có 85% số hộ gia đình đạt chuẩn gia
đình văn hóa, 50% làng, xóm, ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa quốc gia,
78% xã phường có nhà văn hóa. Nhiều chỉ thị nghị quyết, đề án xây
dựng xã, phường văn hóa, qui hoạch thiết chế văn hóa thơng tin xã,
phường kèm theo các cơ chế chính sách cụ thể cho các hoạt động văn
hóa thơng tin trên địa bàn cơ sở, do ngành Văn hóa-Thơng tin phối hợp
cùng các ban, ngành có liên quan tham mưu xây dựng đã được các cấp
chính quyền thơng qua và ban hành, bước đầu tạo căn cứ pháp lý cho
việc triển khai xây dựng xã, phường văn hóa được thuận lợi.
1.3.2. Các loại hình thiết chế văn hóa cơ sở.


24

Nhu cầu văn hóa của nhân dân rất đa dạng, các hoạt động văn
hóa cũng phải phong phú, đa dạng đáp ứng cao nhất nhu cầu văn hóa
của nhân dân. Thiết chế văn hóa cơ sở được tạo dựng nên để phục vụ
cho nhu cầu văn hóa của nhân dân ở cơ sở như: Nhà văn hóa xã,
phường; thuyền văn hóa; nhà thơng tin; trạm truyền thanh; nhà truyền
thống; phịng đọc sách; đội văn nghệ quần chúng; khu biểu diễn văn
nghệ; khu vui chơi giải trí; khu tập luyện thi đấu, thể dục thể thao; khu
văn hóa gia đình. Tên gọi của những thiết chế văn hóa thường dựa theo
tính chất hoạt động của mỗi dạng thiết chế. Mỗi thiết chế văn hóa cơ sở
đều tương ứng với mỗi dạng hoạt động. Ví dụ: Hoạt động của nhà
truyền thống, hoạt động của trạm truyền thanh, hoạt động của phòng

đọc sách v.v...
Hiện nay, tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương có nơi
ghép vài ba dạng hoạt động trong một thiết chế văn hóa như phịng
truyền thống, phịng đọc sách báo, các câu lạc bộ... trong nhà văn hóa
xã phường. Có nơi lại chia lẻ thành các nhóm nhỏ như đội văn nghệ
quần chúng thành các nhóm kịch, múa, thơ...
Thiết chế văn hóa cơ sở là cụm từ dùng để chỉ các thiết chế do
ngành Văn hóa - Thơng tin ở cơ sở quản lý, để phân biệt với thiết chế
văn hóa do cấp huyện, quận, tỉnh, thành phố, Trung ương quản lý như:
Cụm tượng đài, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du lịch văn
hóa - sinh thái, trung tâm văn hóa thơng tin...
Nhìn chung có thể thấy có các thiết chế văn hóa cơ sở chủ yếu
là:
+ Nhà văn hóa xã, phường.


25

Về tên gọi nhà văn hóa, cũng có ý kiến cho rằng nên đổi thành
“Trung tâm văn hóa” để diễn tả được bao quát hơn các hoạt động trong
nhà và ngồi trời. Phần này trong phần những giải pháp tơi sẽ trình bày
kỹ hơn, ở đây chỉ nói một cách khái quát:
Thời điểm bắt đầu phát triển mạng lưới nhà văn hóa, câu lạc bộ ở
nước ta có thể tính từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất
nước. Ngày 30/06/1976 Nhà văn hóa Trung ương được thành lập, đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của mơ hình nhà văn
hóa. Chỉ trong 10 năm (1976 - 1986), hệ thống nhà văn hóa đã phát
triển lan rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chúng ta có 4 hệ
thống nhà văn hóa:
- Hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ lao động do Tổng Cơng đoàn

(nay là Liên đoàn lao động) quản lý.
- Hệ thống nhà văn hóa thanh thiếu niên do Đồn TNCS HCM
quản lý.
- Hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ quân đội do Bộ Quốc phòng
quản lý.
- Hệ thống nhà văn hóa do ngành VH-TT trực tiếp quản lý.
Trong hệ thống câu lạc bộ, nhà văn hóa thuộc ngành Văn hóa Thơng tin, đến nay cả nước có 95% số tỉnh, thành phố có nhà văn hóa
thơng tin; 65% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa hoặc trung tâm
văn hóa; hơn 2.200 đơn vị cơ sở xã, phường và các đơn vị khác có nhà
văn hóa, câu lạc bộ.
Trong tất cả các loại hình thiết chế văn hóa cơ sở, nổi lên nhà
văn hóa xã, phường là thiết chế văn hóa quan trọng nhất, một thiết chế


×