Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nhân vật chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HĨA – THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TRẦN MINH PHƯỢNG

NHÂN VẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

CHUN NGÀNH: VĂN HĨA HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2006
 
 

 


NHÂN VẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG ................................................................................... 1
Hà Nội - 2006 ........................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn ............................................................................... 6
3. Giới hạn phạm vi đề tài ......................................................................................................... 7
4. Các nguồn tư liệu .................................................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 8


6. Mục đích và đóng góp của luận văn...................................................................................... 8
TĨM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 25
1. Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................................. 25
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn ............................................................................. 27
3. Giới hạn phạm vi đề tài ....................................................................................................... 28
4. Các nguồn tư liệu ................................................................................................................ 28
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 29
6. Mục đích và đóng góp của luận văn.................................................................................... 29
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................... 30
Chương 1 ..................................................................................................................................... 31
1.1. TỪ ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HÓA .................................................................................. 31
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM ............................................ 32
1.2.1. Khát vọng hịa mình với thiên nhiên và ý thức độc lập dân tộc trong quá trình tiếp
biến văn hóa ........................................................................................................................ 32
1.2.2. Khát vọng dân chủ, tinh thần nhân văn - nét nổi trội của văn hóa Việt .................... 37
1.3. NGHỆ THUẬT CHÈO - TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA ................................................. 40
1.3.1. Nghệ thuật Chèo - sản phẩm đặc trưng của văn hóa Việt ......................................... 40
Chương 2 ..................................................................................................................................... 60
2.1. NHÂN VẬT CHÈO - SỰ PHẢN ÁNH SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CỦA VĂN HÓA
LÀNG XÃ ............................................................................................................................... 60
2.2. NHÂN VẬT CHÈO - TINH THẦN LẠC QUAN (VĂN HÓA TRÀO LỘNG) CỦA
NGƯỜI VIỆT ......................................................................................................................... 71
2.2.1. Cười là thuộc tính của con người .............................................................................. 71
2.2.2. Hài hước vốn là một đặc điểm không thể thiếu được của nghệ thuật Chèo................... 73
2.3. NHÂN VẬT CHÈO HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THEO SỰ TIẾN TRIỂN CỦA
VĂN HÓA VIỆT .................................................................................................................... 81
Chương 3 ..................................................................................................................................... 90

2



3.1. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT - SÁNG TẠO TRỊ
DIỄN ....................................................................................................................................... 91
3.1.1. Đặc sắc trong ngơn ngữ nhân vật .............................................................................. 95
3.1.2. Đặc sắc trong âm nhạc và múa ................................................................................ 113
3.1.3. Đặc sắc trong phục trang và hóa trang nhân vật ..................................................... 118
3.2. DẤU ẤN VĂN HĨA TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN QUA MỘT SỐ NHÂN
VẬT CHÈO TIÊU BIỂU ...................................................................................................... 124
3.2.1. Đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn ......................................................................... 124
3.2.2. Vai diễn Thị Mầu .................................................................................................... 126
3.2.3. Vai diễn Súy Vân .................................................................................................... 128
3.2.4. Vai diễn Hề ............................................................................................................. 132
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 144

 

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc
Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một
hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng
bằng châu thổ sơng Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người
lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là cơng trình sáng tạo nghệ thuật
thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới
chân - thiện - mỹ.

Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường
nhắc đến văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất
cả các lĩnh vực của đời sống của hoạt động con người một chất lượng, một
trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự
địi hỏi được văn hóa hóa.
Vấn đề bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển
và hội nhập của mỗi quốc gia vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ
XXI này, khơng phải là vấn đề gì khác, xa lạ với việc nhận thức được đầy
đủ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo của mỗi nước.
Nghệ thuật Chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối
tượng nghiên cứu của văn học, mà cịn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ
mơn: âm nhạc học, vũ đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học…
Vẻ đẹp của hình tượng, hình ảnh của tư duy sáng tạo đậm chất dân
gian, những vấn đề xã hội - đạo đức tình cảm thường được gửi gắm trong
mỗi vở Chèo. Tìm hiểu nhân vật Chèo, ta có thể khám phá cả lời ăn tiếng
nói của nhân dân, những tri thức về phong tục tập quán, về những ứng xử
đạo đức tinh thần… đến cả những dấu ấn của tính thời đại, cấu trúc thơn
xã, những quan hệ chính trị - kinh tế - văn hóa.


Có thể nói, sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật Chèo nói
riêng đều được sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và đến lượt nó, nó
lại là cơ sở để chuyển tải các giá trị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn
hóa truyền từ đời này sang đời khác.
Tìm về đặc sắc của văn hóa dân tộc khơng phải chỉ để bồi dưỡng
lịng tự hào, không phải chỉ là để kế thừa theo lối lấy, bỏ, thêm, bớt, mà còn
để phát huy tiềm năng sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo. Về mặt này, thì
khi đi tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa, ta sẽ
thấy rõ thiên hướng, mục tiêu, cung cách sáng tạo đã bộc lộ trong quá khứ có phần là mặt mạnh, có phần là điểm yếu - từ đó giúp chúng ta những
kinh nghiệm trên bước đường bảo tồn và phát huy Chèo hiện đại trong

tương lai.
Thực tế hơn một nửa thế kỷ qua, đã có một sân khấu Chèo hiện đại
kế thừa và phát huy truyền thống, tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều đỉnh
cao và vẫn chưa có được những mơ hình vở diễn mẫu mực. Và hơn nữa, sự
thiếu vắng khán giả vẫn đang là căn bệnh trầm kha của ngành sân khấu nói
chung và ngành Chèo nói riêng… Bởi vậy nên việc tìm hiểu giá trị văn hóa
tự thân của nghệ thuật Chèo thực sự trở nên cần thiết. Nó có thể đánh giá
lại (hoặc phát triển thêm) những giá trị văn hóa truyền thống để làm điểm
tựa tinh thần cho sự phát triển.
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần
phải đổi mới sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong
muốn thì ngồi việc nhận thức đúng, quan điểm đúng, cần phải có một bản
lĩnh văn hóa vững vàng. Là người đã từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo
nhiều năm, lại đã từng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về
Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền
thống, tôi nhận thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện tượng Chèo từ góc
nhìn văn hóa mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên


trong và các giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Tìm hiểu
các hiện tượng cấu thành của Chèo như những chỉnh thể, đồng thời chỉ ra
được mối quan hệ nhân quả và các chức năng của hiện tượng văn hóa Chèo
để từ cơ sở đó đi sâu vào những tác nhân kích thích sự phát triển của nghệ
thuật Chèo trong xã hội hiện đại. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ thuật Chèo
dưới góc nhìn văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết đến cấp thiết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn
2.1. Đề cập đến vấn đề nhân vật Chèo, tuy chưa có cơng trình nào
chun sâu nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và tồn diện,
nhưng trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà
nghiên cứu đầu ngành của làng Chèo như: GS. Trần Bảng, PGS. Hà Văn

Cầu, nhạc sĩ Hoàng Kiều, TS. Trần Đình Ngơn, PGS. Trần Trí Trắc... đều
khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân vật Chèo.
2.2. Một số công trình nghiên cứu lý luận có giá trị về Chèo cũng
đã có phần nào đứng từ góc nhìn văn hóa. Đáng kể nhất là các cơng trình:
"Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc" của GS. Trần Bảng. Dù là một
tác phẩm nghiên cứu mang tính khái luận về Chèo, về các vấn đề lý luận cơ
bản của nghệ thuật Chèo, nhưng khi đề cập đến vấn đề Chèo - tiếng nói
tâm hồn dân tộc - ơng cũng khẳng định:
Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể
(theatre total) nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của
cả nền văn hóa gốc gác lâu đời của lưu vực sông Hồng. Xuất
phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo đã nhanh chóng phát triển
và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân tộc mang
màu sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đơng,
Chèo Đồi, Chèo Kinh Bắc, Chèo Sơn Nam... [5, tr. 6].


Hoặc trong một loạt những chuyên luận nghiên cứu với chủ đề "Đi
tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa", nghiên cứu về Thi
pháp Chèo dưới sức ép thẩm mỹ của ý đồ giáo huấn đạo đức, PGS Tất Thắng
cũng có những đóng góp đáng kể trong việc chỉ ra những bản sắc dân tộc
trong việc xây dựng các nhân vật nữ, trong ngôn ngữ Chèo, trong các yếu tố
Trò, hoặc cụ thể hơn là trong một vai diễn Thị Mầu, một vai diễn Súy Vân...
Hiện tượng Chèo chú trọng xây dựng các hình tượng nhân vật phụ nữ với quá
trình: tại gia - xuất gia - xa phu... được PGS phân tích tìm hiểu từ ngọn
nguồn: ý đồ giáo huấn đạo đức cùng với sức ép thẩm mỹ của nó.
2.3. Hướng nghiên cứu nghệ thuật từ góc độ văn hóa ở nước ta thực
sự chưa được chú trọng nhiều, tuy nhiên đó là một hướng nghiên cứu thực
sự cần thiết. Theo PGS.TS Phan Thu Hiền thì trong quá trình phát triển,
nghệ thuật học đã trải qua nhiều chặng đường và hướng nghiên cứu nghệ

thuật từ góc độ văn hóa "dần dà được manh nha từ thế kỷ XIX, Jacob
Burckhardt nghiên cứu nghệ thuật học từ hướng lịch sử văn hóa, xem nghệ
thuật có vị trí chủ đạo trong các bộ phận hợp thành của văn minh..." [18, tr.
10]. Nghệ thuật không đơn giản chỉ là bộ phận của văn hóa mà hơn thế,
theo M. Kagan: "Nghệ thuật một mặt trở thành sự "tự ý thức" của văn hóa,
mặt khác, trở thành mã (code) văn hóa của nó" [21, tr. 95].
3. Giới hạn phạm vi đề tài
Từ góc nhìn văn hóa, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nhân vật
Chèo trong các vở Chèo truyền thống - cụ thể hơn là các vở Chèo cổ.
4. Các nguồn tư liệu
- Từ các kịch bản Chèo cổ.
- Từ các nghệ nhân
- Từ các nghệ sĩ biểu diễn (các vở Chèo truyền thống của các đoàn
Chèo trong cả nước).


- Từ các thư tịch và chứng tích lịch sử liên quan đến sân khấu Chèo
qua các thời kỳ.
- Từ phim ảnh tư liệu (Nhà hát Chèo)
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn lựa việc hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, diễn
giải… làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Nhưng trên cơ sở thực tiễn
của nghệ thuật Chèo truyền thống, một nghệ thuật từ xa xưa, vốn là hình
thức sân khấu được sáng tạo theo chu trình mở: thế hệ này nối tiếp thế hệ
kia và bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm cơ sở cho thế hệ tiếp theo sáng
tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn sẽ phải kết hợp cả
phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành (triết học, mỹ học, lịch sử, dân
tộc học, xã hội học...).
6. Mục đích và đóng góp của luận văn
Từ góc nhìn văn hóa, luận văn đi tìm hiểu một số phương diện cần

thiết của nhân vật Chèo, qua đó để thấy được bản sắc văn hóa tiềm ẩn trong
nhân vật Chèo. Đây thực sự là một vấn đề nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý
luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Là một vấn đề nghiên cứu rất hay nhưng
khó, người viết khơng hy vọng trong phạm vi một luận văn thạc sĩ có thể
giải quyết được vấn đề ấy. Toàn bộ nội dung cơ bản của luận văn mới chỉ
bước đầu tiếp cận vẻ đẹp, sự độc đáo. dấu ấn văn hóa trong các nhân vật
Chèo truyền thống. Khám phá và cắt nghĩa thế giới văn hóa tinh thần kết
tinh trong các hình tượng nhân vật Chèo, khẳng định vị thế văn hóa của
nghệ thuật Chèo trong đời sống xã hội hiện đại, đưa ra nhận định rằng,
Chèo chỉ có thể đạt đến những đỉnh cao nghệ thuật, những thành tựu nghệ
thuật rực rỡ trên cơ sở đạt đến một mặt bằng văn hóa cao, đó là những nội
dung mà tác giả luận văn cố gắng lý giải, chứng minh. Hơn nữa, mỗi người
sáng tạo đồng thời phải là một nhà văn hóa hoặc ít ra là phải đạt được một
vài tiêu chí văn hóa tối thiểu nào đó. Ở đây chúng tơi cũng đưa ra một số


giải pháp nhằm góp phần gìn giữ bản sắc nghệ thuật Chèo - niềm tự hào của
dân tộc Việt Nam.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1
NGHỆ THUẬT CHÈO TỪ CỘI NGUỒN VĂN HĨA
1.1. TỪ ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HĨA
Nhận thức ln là một q trình biến đổi khơng ngừng và ngày
càng tiếp cận chân lý. Trong khoa học xã hội hiện đại, khái niệm văn hóa
gắn liền với số lượng những khái niệm cơ bản và khó có thể tìm thấy một
khái niệm nào có nhiều sắc thái ngữ nghĩa đến thế. Cho đến nay, đã có đến
hơn 500 định nghĩa về văn hóa.
Từ mục đích của luận văn, chúng tơi đặc biệt quan tâm đến một

định nghĩa về văn hóa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Văn hóa là tồn bộ những hoạt động sáng tạo và những
giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật
chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Khái
niệm văn hóa hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Nguyên tổng
giám đốc UNESCO, ông Mayo (F.Mayor), đưa ra một khái niệm
văn hóa vừa mang tính khái qt vừa có tính đặc thù: "Văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc
khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín
ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động". Khái niệm
này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính
phủ về các chính sách văn hóa tại Vơnidơ 1970 [47, tr. 789].
Như thế, văn hóa chính là cốt lõi sáng tạo của trí tuệ và tâm hồn
của mỗi dân tộc, là tính năng động đầy sáng tạo được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, nó thâu tóm, xác định bản thể và sự tiến triển của một dân
tộc đã được xác định. Văn hóa của mỗi một dân tộc đều có một bản sắc
riêng, bản sắc văn hóa là căn cước của mỗi dân tộc giữa cộng đồng quốc tế,


cái "căn cước" được xác nhận bởi cách suy nghĩ, cách cảm nhận của mỗi dân
tộc, bởi sự tiến triển của tâm hồn mỗi dân tộc trước thiên nhiên, trước nhân
loại và cuối cùng bởi cảm quan của mỗi dân tộc về thế giới, cảm quan đó
quyết định mọi ứng xử của mỗi dân tộc. Tất cả các nền văn hóa, Việt Nam
cũng như Trung Quốc hay Pháp, Mỹ, Cuba… đều cho thấy một tổng thể các
giá trị duy nhất và khơng thể thay thế được, bởi vì chính là nhờ vào văn hóa
mà mà mỗi dân tộc có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của
mình trên thế giới. Từ đây có thể phát hiện ra tính cách dân tộc, khám phá
những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc. Vấn đề bản lĩnh,
bản sắc mà chúng ta thường nhắc trong quá trình phát triển và hội nhập của
mỗi quốc gia khơng phải là vấn đề gì khác, xa lạ với vấn đề nhận thức đầy

đủ các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

1.2.1. Khát vọng hịa mình với thiên nhiên và ý thức độc lập
dân tộc trong quá trình tiếp biến văn hóa
Trước hết, bao trùm và thấm đượm trong tồn bộ nền văn hóa dân tộc Việt
là khát vọng chung sống hịa mình với thiên nhiên, khát vọng độc lập, đấu
tranh chống cường quyền địi tự do, bình đẳng, dân chủ.
Thiên nhiên Việt là điểm xuất phát của văn hóa Việt. Văn hóa cịn
là sự thích nghi và biến đổi thiên nhiên. Thiên nhiên đặt trước con người
những thử thách, những thách đố. Văn hóa là sản phẩm của con người, là
phản ứng, là sự trả lời của con người trước những thách đố của tự nhiên. Văn
hóa Việt cổ truyền vừa là sự hòa điệu, vừa là sự đấu tranh với thiên nhiên.
Ở vị trí ngã tư của nền văn minh người Việt tiếp nhận nhiều giá trị
văn hóa nhân loại: Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa, Inđonêxia, Phương
Tây…Ví như Tam giáo đồng nguyên vào Việt Nam không phải là phép
tính cộng mà thực chất là một sự sáng tạo Việt Nam. Trong giao lưu đa


phương ấy, người Việt biết chọn lọc tiếp thu những tinh hoa của các nước
này, Việt hóa chúng thành những tài sản nghệ thuật của dân tộc.
Đúng nhu nhận xét của thiền sư Nguyễn Đăng Thục: "Sáng hóa hay
Việt hóa tức là đứng trước hai, ba hay nhiều trào lưu mâu thuẫn để gây ra
xung đột nội bộ, nhân dân Việt cùng với giới lãnh đạo biết vượt lên trên
hình thức cố hữu để hợp hóa vào một trào lưu mới, thích hợp cho ý chí sinh
tồn của một dân tộc"
1.2.2. Khát vọng dân chủ, tinh thần nhân văn - nét nổi trội của
văn hóa Việt
Truyền thống dân chủ đã ăn sâu hàng ngàn năm vào tâm hồn người
Việt kể từ triều đại nhà Lý. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, khát vọng

dân chủ, tinh thần nhân văn ngày càng được phát huy bền chặt giữa những
con người ở cái làng Việt sau lũy tre xanh. Và tính dân chủ Việt Nam được
biểu hiện rõ ràng nhất là đối với người phụ nữ.
1.3. NGHỆ THUẬT CHÈO - TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA

1.3.1. Nghệ thuật Chèo - sản phẩm đặc trưng của văn hóa Việt
Các tích Chèo dường như đều lấy việc kể lại cuộc đời những số phận
con người khác nhau trong xã hội làm nhiệm vụ trung tâm. Có thể nói, mỗi
một tích Chèo là một câu chuyện kể về một thân phận con người mặc dầu
mỗi câu chuyện đều có một nội dung triết lý rõ ràng, nhưng vấn đề thân phận
con người đã là một đề tài nổi lên hàng đầu. ở mỗi vở đều có một nhân vật
đứng làm trung tâm trong quan hệ với các nhân vật khác và dường như vấn
đề mấu chốt của vở là phải giải quyết số phận của nhân vật này, số phận
của nhân vật này được xử lý thì tích trị có thể kết thúc được và kết thúc
thường là có hậu. Thị Kính cuối cùng được thành Phật, Thị Phương cuối
cùng được gặp chồng, mắt sáng lại. Lưu Bình thi đỗ và được làm quan, Phi
Nga thi đỗ và giải được oan cho cha.


Có thể nói, Chèo là một sản phẩm văn hóa đặc thù Việt Nam có hàm
lượng văn hóa lớn mang ý nghĩa đặc sắc, gần như một biểu trưng văn hóa
Việt, đây chính là một loại hình mang bản sắc Việt đậm đà do ông cha ta
đã nhào nặn những ý tưởng, những mong ước, những mẫu hình lý tưởng
sáng tạo nên. Nó tạo nên một xã hội trong Chèo, một thế giới riêng biệt để
có thể đến đấy mà chia sẻ, cảm thơng những cảnh đời, những nỗi lịng,
những éo le, ngang trái để cùng vui, cùng buồn, cùng mong ước... Cái "xã
hội" đó, cái thế giới đó được tạo nên bởi vô số các nhân vật trong Chèo.
Mỗi nhân vật một số phận riêng, với những tính cách riêng, mang một "mã
số văn hóa" riêng.
Để chứng minh cho nghệ thuật Chèo – sản phẩm đặc trưng của văn

hóa Việt, luận văn đi vào hai điểm:
1.3.1.1. Tính trào lộng biểu hiện qua hệ thống các vai Hề Chèo
1.3.1.2. Thân phận người phụ nữ (mẹ, vợ, chị, em) là nhóm nhân
vật trung tâm của Chèo


Chương 2
NHÂN VẬT CHÈO TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ
2.1. NHÂN VẬT CHÈO - SỰ PHẢN ÁNH SINH HOẠT CỘNG
ĐỒNG CỦA VĂN HĨA LÀNG XÃ

Từ góc nhìn văn hóa, chúng ta có thể thấy rất rõ các nhân vật Chèo
đều có thể coi như là những chứng tích của cuộc sống xã hội ngày xưa, nó
thực sự là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã.
Trong những dịp hội hè đình đám, trong những dịp thư nhàn vui vẻ,
Chèo được cần đến như là một phương tiện để góp vui cho dân làng, nó là
một hình thức sinh hoạt tinh thần và cũng là một sản phẩm của một cơ sở
kinh tế mang nhiều tính chất tự cung tự cấp.
Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe tiếng trống Chèo bế bụng đi xem
Người ta đến với nghệ thuật Chèo một cách hồn nhiên. Người diễn và
người xem không phải là ai xa lạ, toàn là anh em, họ hàng, chí ít cũng là
những người hàng xóm.
Và mối giao lưu đặc biệt đến kỳ lạ này được thể hiện qua tiếng đế, tạo
nên một điểm độc đáo của nhân vật Chèo mà khơng một loại hình sân khấu
nào có được. Nó cịn chứng tỏ ở sân khấu Chèo người xem và người diễn
hội nhập với nhau trong một trò chơi: diễn Chèo. Mối giao lưu giữa nhân
vật Chèo với khán giả qua tiếng đế phải chăng là do nguyên nhân xã hội
lịch sử, do nhân vật khơng tiện nói ra mà để cho người xem bổ sung vào?
Điều đó cũng có phần đúng, nhưng chúng tơi cho rằng cịn là vì ý chí chủ

quan của người nghệ sĩ xưa, bắt nguồn từ thói quen tâm lý của cuộc sống
cộng đồng: Cùng làm, cùng vui chơi, cùng hưởng thụ kiểu "con chấy cắn


đơi". Và, từ thói quen ấy dẫn đến thói quen cộng đồng trong sáng tạo và
hưởng thụ nghệ thuật.
2.2. NHÂN VẬT CHÈO - TINH THẦN LẠC QUAN (VĂN HÓA
TRÀO LỘNG) CỦA NGƯỜI VIỆT

2.2.1. Cười là thuộc tính của con người
2.2.2. Hài hước vốn là một đặc điểm không thể thiếu được của
nghệ thuật Chèo
Ngồi những nhân vật mang tính hài, thì những nhân vật hề trong
Chèo chính là đại diện của người nông dân - những người nông dân mang
tất cả trong mình sự khơn ngoan dân dã, thể hiện tâm hồn Việt Nam với
những khát khao hướng thiện. Hề phê phán những thói hư, tật xấu trong xã
hội (như trên đã nói), nhưng ẩn sau sự phê phán ấy người ta thấy có chút
châm biếm giễu cợt, ngẹ ra như có vị ngọt, vị đắng, vị chát, vị chua, chất
hài, chất bi pha lẫn... Nhưng dường như bao trùm lên tất cả vẫn là một tinh
thần khoan dung, đoàn kết. Bởi lẽ, người nông dân Việt Nam - qua nhân
vật hề - vốn là những con người nặng nghĩa, nặng tình. Họ chế giễu hay
phê phán cũng từ cái tâm để đến với cái tâm, bởi thế nên những điều họ
muốn nói sẽ đọng mãi để rồi đối phương thấm thía nghĩ suy mà giật mình,
gột rửa.
2.3. NHÂN VẬT CHÈO HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THEO
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA VĂN HĨA VIỆT

Lần về ngọn nguồn của việc hình thành nhân vật Chèo – từ các
cuộc diễn xướng dân gian, đến các yếu tố trò nhại với sự ra đời của trò
diễn vẫn được coi là vở Chèo đầu tiên của Chèo: Huyết hồ… tiếp theo sự

tiến triển của tiến trình phát triển lịch sử và của văn hóa Việt, nghệ thuật
Chèo – cụ thể là các nhân vật Chèo cũng có một sự tiến triển rõ rệt. Nhân
vật chính trong Chèo từ chỗ được mô tả là những nhân vật định hình với
một nét tính cách chủ đạo nổi bật nhất như Thị Phương hiếu thảo, Trinh
Nguyên thương con chồng, nàng Châu Long chung thủy với chồng, trọn
nghĩa với bạn. Chèo đã đưa nhân vật chính tới chỗ được miêu tả là những


nhân vật chuyển biến phức tạp hơn... như Súy Vân (trong vở Kim Nham
cổ)... các nhân vật trong các vở Chèo cũng giống như, một bó đuốc truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi thế hệ lại làm cho nó đẹp hơn, cho nó
sáng hơn.


Chương 3
BẢN SẮC VĂN HÓA TIỀM ẨN QUA NHÂN VẬT CHÈO
Tinh hoa nghệ thuật châu thổ sông Hồng đã mang lại cho nghệ thuật
Chèo Việt Nam một phong cách nghệ thuật không thể trộn lẫn. Vậy cái độc
đáo, cái bản sắc tiềm ẩn mà khán giả nước ngoài vẫn thường cho rằng nó
“rất Việt Nam”, nó khác với dân tộc khác là ở đâu?
3.1. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT SÁNG TẠO TRÒ DIỄN

Nhân vật hiện ra trong một tích truyện giản dị, dễ hiểu và được kể
bằng trị diễn, đó là nét đặc sắc của nhân vật Chèo (đồng thời cũng là nét đặc
sắc của nghệ thuật Chèo). Trị diễn trở thành ngơn ngữ nghệ thuật để thể hiện
nhân vật.
Xem Chèo, khán giả như được đắm mình trong sự thưởng thức vẻ
đẹp của thơ ca, của các làn điệu âm nhạc, của các dáng vẻ tạo hình thân thể
và múa, để rồi cười, rồi khóc, hịa nhập vào câu chuyện kể, bình luận khen
chê, phút chốc như lãng quên cái ý nghĩa sâu thẳm của tích truyện đã thấm

vào lịng mình mà khơng hay biết. Cái "say" của Chèo là ở đây, cái "hay"
của Chèo cũng là ở đây. Sự bất ngờ của người xem chính là ở sự xuất hiện
ở các lớp trò. Cảm giác xem vở diễn Chèo gần với cảm giác khi xem đốt
pháo bông. Từ khi phát hỏa, cây pháo đã lần lượt cho ta thưởng thức các
lớp trò và cuối cùng khi tới đỉnh, bất ngờ bật ra cái chủ đề của nó.
Và để thấy rõ được những yếu tố góp phần tạo nên bản sắc độc đáo
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật – sáng tạo trò diễn, luận văn đi vào tìm
hiểu cụ thể:
3.1.1. Đặc sắc trong ngơn ngữ nhân vật
Điểm đặc sắc đáng kể nhất của ngôn ngữ Chèo trước hết bắt nguồn
từ tiếng nói dân tộc, với những thanh điệu, ngữ điệu đặc biệt của nó trong


lối nói ví von vần vè, trong lời ca tiếng hát tự nhiên hàng ngày của nhân
dân. Đúng như nhà ngôn ngữ học người Italia A. Pazzi viết trong một cuốn
sách rằng: "Người Việt nói như hát", vì tiếng Việt có nhiều âm thanh, khi
nói lên nghe trầm bổng giống như hát vậy.
Ngôn ngữ kịch bản Chèo đã hội nhập được hầu như tất cả những
mặt nội dung của tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca... nên có một ý nghĩa và
phong vị riêng rất độc đáo. Nhưng không chỉ là ở ý nghĩa và phong vị, mà
quan trọng hơn, là sự hoà nhập của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian
– chính ngơn ngữ dân gian đã góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật, nó
khiến cho nhân vật Chèo gần gũi với người xem hơn, và nét đặc sắc của
ngôn ngữ nhân vật kể chuyện trong Chèo trước hết phải kể đến tính biểu
trưng cao.
3.1.2. Đặc sắc trong âm nhạc và múa
Đặc sắc của âm nhạc phải kể đến tiếng trống đế. Từ cuộc sống đi
vào Chèo, tiếng trống đã giữ một vai trò quan trọng"phi trống bất thành
Chèo".
Ngồi ra cịn phải kể đến tiếng đàn bầu. Cái hay của tiếng đàn bầu

không phải chỉ ở sự hài hòa âm thanh độc đáo mà còn là ở chỗ vẻ đẹp của
âm thanh quyện chặt với chất cảm xúc thiết tha của tiêng đàn. Chỉ cần một
chút nhấn, láy, rung rung của cần đàn... cũng đủ để diễn tả thật tinh tế các
sắc thái tình cảm của nhân vật.
Có thể nói, âm nhạc Chèo ra đời và hình thành từ những luồng
dân ca trong kho tàng âm nhạc dân gian, nhưng đều được "Chèo hóa"
thơng qua hàng loạt những thủ pháp: biến động về tiết tấu, phá vỡ trạng
thái tĩnh để tạo nên những đột biến nhằm nhấn mạnh được vào các trạng
thái tình cảm của nhân vật.


Múa Chèo cũng có những đặc sắc riêng, khác với lối múa ở các
nước phương Tây, múa tay thường khép ngón, múa bàn tay, các nhân vật
trong Chèo khi múa thường mở tay, guộn ngón, sinh động cả năm ngón tay
như những cánh hoa bắt đầu nở hé nhụy. Các nhà chuyên môn gọi là hoa
tay. Hoa tay nguyên là động tác cơ bản trong múa dân gian. Lúc này nó chỉ
mang tính chất trang trí. Sáng tạo của nghệ thuật Chèo là đã nâng nó lên
chức năng biểu hiện tính cách, biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhân vật.
Sáng tạo đã đạt thành tựu rực rỡ trong hình thành nhân vật Súy Vân ở các
lớp trò Súy Vân giả dại, nhân vật Thị Màu trong Thị Màu lên chùa, và
nhân vật Đào Huế trong Tuần Ty - Đào Huế.
3.1.3. Đặc sắc trong phục trang và hóa trang nhân vật
Hóa trang phục trang Chèo, như đã nói ở trên, không đơn thuần chỉ
là sự ăn mặc của các nhân vật, mà đã trở thành một yếu tố văn hóa trong bộ
mặt và cơ thể văn hóa Chèo. Ngồi tác dụng diễn tả phục trang hóa trang
như là một yếu tố mỹ thuật, nó cịn cho người xem cảm giác về những con
người của xã hội đương thời. Từ đó có thể góp phần tạo cho Chèo một lối
bỏ ngỏ để xã hội hóa về mặt nội dung.
3.2. DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
QUA MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÈO TIÊU BIỂU


3.2.1. Đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật sắm vai đòi hỏi người nghệ sĩ phải tinh thông những thủ
pháp của nghệ thuật biểu diễn Chèo như: hát, sử dụng các kỹ thuật (cách
cầm quạt, các động tác chân- những trình thức vốn có của từng loại vai)
người diễn viên là người mô tả nhân vật phải căn cứ vào hồn cảnh, vai trị
của câu chuyện kể, tính cách nhân vật. Người diễn viên khơng phải chỉ
khoe giọng hát hay của mình mà phải làm sao cho giọng hát đó lột tả được
đến tận cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả sự
rung động của trái tim người nghệ sĩ và bằng cả quá trình khổ luyện để tìm
ra được cách biểu hiện tốt nhất. Những kỹ thuật: gieo câu nhả chữ, ngừng


lặng, luyến láy... đều là kết quả bởi sự xúc động tình cảm sâu sắc của người
hát. Bằng hát và múa, người diễn viên phải lấy việc truyền đạt nội dung
nhân vật làm mục đích cuối cùng.
Để chứng minh cho dấu ấn văn hóa được thể hiện trong nghệ thuật
biểu diễn, luận văn đã đi vào một số vai diễn chính:
3.2.2. Vai diễn Thị Mầu
3.2.3. Vai diễn Súy Vân
3.2.4. Vai diễn Hề
Luận văn đã điểm qua tài năng diễn xuất của một số nghệ sĩ các thế
hệ để nói lên một điều rằng nghệ thuật diễn xuất của Chèo đã trở thành một
truyền thống được kế thừa, gìn giữ, phát triển và thăng hoa qua các thế hệ
nghệ nhân Chèo, nghệ sĩ Chèo. Và quan trọng hơn, nghệ thuật diễn xuất ấy
đã trở thành văn hóa biểu diễn, nó góp phần đáng kể vào q trình tạo nên
tồn bộ văn hóa Chèo Việt Nam.


KẾT LUẬN

00. Tiến trình lịch sử và văn hóa Việt Nam, trải qua các thời đại, từ
văn hóa Đơng Sơn, qua các thời kỳ chống nô dịch và tiếp xúc văn hóa Hán
ngàn năm Bắc thuộc, đến văn hóa Đại Việt và qua tiếp xúc với văn hóa
phương Tây đến một nền văn hóa mới Việt Nam theo định hướng xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơm nay... là
một tiến trình chứng tỏ sức sống kỳ diệu, tiềm tàng, tiểm ẩn của nền văn
hóa Việt.
Tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống từ góc nhìn văn hóa, luận
văn chỉ nhằm dẫn tới một kết luận: Chèo là một hiện tượng độc đáo của
Việt Nam; cụ thể hơn, sáng tạo Chèo - từ khâu chế tích đến khâu tạo trị,
từ viết kịch bản đến biểu diễn sân khấu - là một hành vi, một hành động
văn hóa. Những nét văn hóa đặc thù của Chèo khơng phải là những ngẫu
nhiên tùy hứng, mà chính là những đặc thù cơ bản, khoa học, đảm bảo
cho nghệ thuật Chèo tồn tại và phát triển.
01. Bởi thế cho nên, chúng tôi đã đưa ra một khái niệm chung về
văn hóa, và chốt lại bằng định nghĩa rút từ Từ điển Bách khoa Việt Nam,
trong đó đáng chú ý nhất là một bản sắc dân tộc - ẩn giấu trong lịng sâu
văn hóa. Từ đó chúng tơi đã khảo sát Chèo, một nghệ thuật dầy bản sắc dân
tộc Việt Nam, từ góc độ văn hóa, đặc biệt là khảo sát nhân vật Chèo - hình
bóng trung tâm của tồn bộ nghệ thuật Chèo từ góc nhìn văn hóa ấy.
02. Để khảo sát được nhân vật Chèo từ góc độ văn hóa, chúng tơi
đã buộc phải khảo sát các yếu tố cấu thành nhân vật Chèo, từ kịch bản đến
vở diễn Chèo, đặc biệt là các yếu tố của một nghệ thuật tổng hợp mà nghệ
thuật diễn xuất là trung tâm - để cho xoay quanh nó, kết hợp nhuần nhuyễn
với nó là các nghệ thuật ngơn từ, hát, múa, phục trang, hóa trang... và qua


sự khảo sát đó, chúng tơi đi đến kết luận về một thực thể văn hóa tổng hợp
của Chèo.
03. Những đặc sắc Chèo - thể hiện qua nhân vật luôn ln tiến

triển theo sự tiến triển của nền văn hóa dân tộc. Chính nhiều thế hệ nghệ
nhân - nghệ sĩ Chèo... đã tạo nên cái thưc thể văn hóa đó, và đến lượt
mình, cái thực thể văn hóa đó khi nó phát triển trong q trình sáng tạo
của nhiều thế hệ nghệ nhân nghệ sĩ Chèo, thì nó trở thành động lực cho sự
phát triển của nghệ thuật Chèo.
04. Bằng những hệ giá trị và các chuẩn mực xã hội, văn hóa có thể
điều tiết và là động cơ cho sự phát triển của xã hội theo hướng ngày càng
hoàn thiện hơn. Nằm trong dịng chảy của văn hóa, nghệ thuật Chèo đã có
khả năng tác động đến con người một cách mạnh mẽ, sâu sắc bởi những
đặc trưng ngôn ngữ mang tính đặc thù của loại hình nghệ thuật này.
Là một thực thể văn hóa tổng hợp, hội đủ trong đó những bản sắc
của văn hóa lúa nước, những phong tục tập quán, những ứng xử đạo đức
tinh thần của người Việt... một thực thể văn hóa tổng hợp đã có vị thế vững
chắc và tình cảm thiêng liêng trong tâm thức cộng đồng.
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần
phải đổi mới, sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong
muốn thì ngồi nhận thức, quan điểm đúng, cần phải có một bản lĩnh văn
hóa vững vàng.
Nhìn vào lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sẽ dễ dàng nhận
thấy những nhà văn lớn, những kịch tác gia lớn bao giờ cũng là những nhà
văn hóa lớn. Các sáng tạo của họ khi đạt đến các chuẩn mực nghệ thuật
đích thực thì đồng thời cũng đạt đến các chuẩn mực văn hóa. Trong lĩnh
vực nghệ thuật Chèo, tác giả Tào Mạt với bộ ba Bài ca giữ nước - tác phẩm
đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.


Bản sắc dân tộc chính là "sự đảm bảo bằng vàng" cho sáng tác
Chèo trên chặng đường đi tới. Không ai khác ngồi các nghệ sĩ Chèo có
trách nhiệm lớn nhất và giữ vai trò quyết định nhất trong việc giữ gìn và
phát triển bản sắc văn hóa dân tộc ở lĩnh vực nghệ thuật của mình.

Mỗi vở diễn Chèo ln là sự kết hợp trong đó cả văn chương và
nghệ thuật, cả vai trò cá nhân và tập thể. Do đó, cần thiết phải có một thái độ
văn hóa. Thái độ đó phải được thể hiện ở tất cả các khâu sáng tạo và tiếp nhận
nghệ thuật. Trước hết, trong ngành quản lý lãnh đạo là thái độ hiểu biết và tơn
trọng đặc thù, đặc trưng của văn hóa biểu diễn. Tiếp theo là trong hoạt động
sáng tạo, đó là ý thức chiếm lĩnh đỉnh cao bằng những sáng tạo mới trên cơ sở
vẫn giữ được bản sắc Chèo. Cuối cùng là khâu tiếp nhận nghệ thuật - phải
có chiến lược giáo dục thẩm mỹ cho khán giả ngay từ khi cịn ngồi trên ghế
trường phổ thơng.
Các giải pháp cụ thể:
1. Một mặt, tạo mơi trường văn hóa làng xã cho Chèo; mặt khác,
đưa Chèo lên xu thế bác học hóa.
Có thể chia ra làm hai khối: khối dân gian (các đoàn địa phương) và
khối bác học (các nhà hát). Nhà nước cần có sự đầu tư đáng kể cho việc
bảo tồn và phát triển theo hướng này.
2. Về tổng thể tác phẩm Chèo, theo chúng tôi, cần nhớ rằng Chèo
truyền thống từ cội nguồn là sân khấu dân gian, là sân khấu dân tộc mang
đậm tính dân gian, cho nên cần đặc biệt chú ý đến tính chất dân gian của
Chèo. Tuy nhiên, ở một bình diện cao hơn - bình diện hiện đại, thì cái chất
dân gian ấy phải được nâng cao trong xu thế bác học hóa. Tuy nhiên, chúng
tơi nói là xu thế bác học hóa, chứ khơng phải là bác học hóa một cách tồn
diện. Vả lại, bác học hóa khơng phải là hiện đại hóa trong ý nghĩa thơ thiển
của khái niệm này.


Và để thực hiện được điều đó cần phải tìm hiểu Chèo cho đến nơi
đến chốn, là phải tìm hiểu trên cơ sở văn hóa thì sự bảo tồn mới có thể
vững chắc được. Và nghệ sĩ - những thành phần tham gia sáng tạo Chèo
phải phấn đấu để có tầm của những nhà văn hóa.
Đặc biệt chú ý đến khâu đào tạo. Phải đào tạo cho được một đội

ngũ cán bộ nghệ thuật (tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, nghiên cứu, diễn
viên...) trở thành những Nhà văn hóa. Vừa am hiểu về Chèo lại vừa có vốn
hiểu biết xã hội và có trình độ văn hóa cao.
Riêng về đào tạo đội ngũ diễn viên, phải đặc biệt lưu ý sự kết hợp
chặt chẽ giữa nhà trường và các nhà hát Chèo để tạo cho học sinh có được
một mơi trường nghệ thuật, giúp các em có thể kiểm nghiệm hàng ngày
những kiến thức đã được học tập trên phương diện lý thuyết. Nên chăng cần
tuyển sinh và đào tạo các em từ khi còn nhỏ tuổi ở trình độ trung cấp, rồi
mới lên đại học (như các trường năng khiếu Xiếc, Múa, hoặc như Nhạc viện
Hà Nội) chứ không phải cứ tuyển sinh như hiện nay là thi vào đại học. Bên
cạnh đó cịn phải tạo cho các em một mơi trường văn hóa trong cuộc sống
cũng như trong học tập. Các em phải được trang bị một khối lượng kiến thức
và một phơng văn hóa nhất định.
Có thể giải pháp tình thế trước mắt là mở ngay các trại nghiên cứu
và sáng tác Chèo (để có những kịch bản Chèo hay); mở các lớp tập huấn về
nghề và nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao sự hiểu biết tối thiểu về văn
học, triết học, mỹ học… cho diễn viên của 18 đoàn nghệ thuật Chèo trong
cả nước.
05. Một kết luận cuối cùng đương nhiên được rút ra ở đây là phải
kiên quyết loại trừ những biểu hiện thiếu văn hóa, phi văn hóa, thậm chí vơ
văn hóa trong kế thừa, gìn giữ, phát triển - tức là trong sáng tạo Chèo hiện
đại.


Cuối cùng, xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn
GS.NGND Trần Bảng, đến các thầy: PGS. Tất Thắng, PGS.TS Trần Trí
Trắc, PGS.TS Trần Đức Ngơn và các thầy, cơ giảng viên lớp cao học khóa
2003 - 2006 là những người thầy trong nhiều năm đã giúp đỡ, tận tình
truyền dạy những kiến thức, những điều tâm huyết để tơi có những cơ sở
hồn thành luận văn này. Có gì sơ suất, kính xin được các thầy, cơ chỉ giáo

và lượng thứ.
 

 


×