Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường tự nhiên qua một số hương ước tiêu biểu vùng châu thổ sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.85 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ

TRẦN THỊ THU HÀ

VẤN ĐỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
QUA MỘT SỐ HƯƠNG ƯỚC TIÊU BIỂU
VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ

: 60

31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ VĂN KỲ

HÀ NỘI - 2007


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tồn thể q
thầy, cơ của Viện Nghiên cứu văn hố, Phịng Quản lí Khoa học và Đào tạo đã


tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Văn Kỳ, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ em hồn thành luận văn.
Trong q trình nghiên cứu và trình bày luận văn chắc khơng tránh khỏi
thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, các thầy cô chỉ dạy thêm để giúp em
được mở rộng kiến thức phục vụ cho công việc nghiên cứu và công việc sau
này.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các sự kiện và
tư liệu trong luận văn này là trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan nói trên.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu

2
3

4
5

Chương 1: Tổng quan về vùng châu thổ sông Hồng và Hương ước

11

1.1. Tổng quan về châu thổ Sông Hồng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện xã hội
1.2. Tổng quan về hương ước
1.2.1. Một số cách hiểu về hương ước
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của hương ước
1.2.3. Những nội dung chính của hương ước
Tiểu kết chương 1

11
11
16
18
18
20
19
43

Chương 2: Vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường
tự nhiên qua hương ước vùng châu thổ sông Hồng

45


2.1. Vấn đề sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Chế độ quân cấp công điền công thổ
2.1.2. Vấn đề khuyến nông
2.1.3. Quy định bảo vệ sản xuất nông nghiệp qua hương ước
2.2. Vấn đề môi trường tự nhiên qua hương ước
2.2.1. Giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt
2.2.2. Giữ gìn vệ sinh chung
2.2.3. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Tiểu kết chương 2

45
45
59
63
72
73
74
78
81

Chương 3: Từ hương ước xưa đến quy ước làng văn hoá hiện nay
với việc phát triển sản xuất và bảo vệ mơi trường
3.1. Sự thay đổi về chính trị, xã hội, phương thức sản xuất
và bảo vệ môi trường
3.2. Sự ra đời của quy ước làng văn hoá
3.3. Những quy định trong quy ước làng văn hoá hiện nay
về việc phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường
3.3.1. Trong bảo vệ sản xuất nông nghiệp
3.3.2. Trong bảo vệ môi trường tự nhiên
3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Về sản xuất nông nghiệp
3.4.2. Về bảo vệ môi trường tự nhiên
Tiểu kết chương 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

83
83
85
92
92
96
100
100
102
106
108
112
118


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đang được xác định là
nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Trên quan điểm bảo tồn "động", các giá trị
văn hóa truyền thống sẽ được bảo tồn tốt nhất khi nó được duy trì một cách phù
hợp trong mơi trường xã hội đương đại. Điều này khơng chỉ giúp các giá trị văn
hố truyền thống khơng bị lãng qn, mà cịn trực tiếp phát huy ảnh hưởng của

mình bằng những đóng góp thiết thực cho cuộc sống.
Hương ước có thể được xem là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hố của nơng
thơn Việt Nam truyền thống. Tìm trong vốn cổ đó, con người hiện đại khơng chỉ
thấy tính cộng đồng làng xã như một nét cốt cách điển hình của con người Việt
Nam, mà xa hơn, họ cịn có thể thấy khả năng tự chủ của một tập hợp dân chủ
biết tự tổ chức, quản lý cuộc sống của mình một cách rất hiệu quả. Trong tính
cộng đồng dân chủ bình đẳng đó, những quy định chặt chẽ về ứng xử giữa các
thành viên sẽ đóng vai trị ràng buộc, nâng cao ý thức công dân, tạo cho cộng
đồng một khả năng cố kết bền vững. Đây là tiền đề quan trọng để nơng thơn
Việt Nam trong truyền thống có thể duy trì sự ổn định của nhiều lĩnh vực đời
sống, đặc biệt là vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan mơi trường.
Con người hiện đại có thể tự hào vì làm chủ khoa học kỹ thuật để nâng
cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có thể tổ chức sản xuất và
đời sống cộng đồng tốt hơn, con người vẫn phải đối diện với những khó khăn,
thậm chí nguy hiểm về an tồn lương thực, nguồn nguyên liệu, vấn đề phát triển
bền vững và cải thiện môi trường. Trong bài “Những lá phổi đô thị đang bị huỷ
hoại”, báo Kinh tế đô thị đăng ngày 30/8/2006 có đoạn viết:
Trên địa bàn Hà Nội có tới 110 hồ nước với diện tích khoảng 1048ha
nhưng nhiều hồ đã và đang bị lấn chiếm biến thành ao (...). Hệ thống


hồ này đã đóng góp khơng nhỏ vào việc điều hồ cũng như thốt nước
cho các phường xung quanh. Quan sát hồ Linh Quang bây giờ mới
thấy được sự khủng khiếp bởi tình trạng ơ nhiễm nặng nề, tồn bộ đất,
rác thải, phế thải xây dựng, phế thải sinh hoạt được đổ thẳng trực tiếp
xuống hồ, nước hồ đen, đặc qnh, bốc mùi hơi thối” [28, tr.20].
Thực tế đó là hệ quả của tốc độ đơ thị hố q nhanh cũng như khả năng
tự chủ để đoàn kết cộng đồng dân chủ đang dần bị xem nhẹ. Những giải pháp
đồng bộ để khắc phục tình trạng này đang được nỗ lực thực hiện, trong đó, việc
tìm hiểu những kinh nghiệm mà cha ông đã thực hiện qua hương ước là một hướng khả thi. Nó khơng chỉ giúp con người hiện đại biết trân trọng quá khứ, bảo

tồn giá trị văn hố truyền thống qua tìm hiểu hương ước mà ở một mức độ nào
đó, cịn biết duy trì những giá trị tích cực của hương ước trong đời sống hiện đại
hơm nay.
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài Vấn đề sản xuất nông
nghiệp và bảo vệ môi trường tự nhiên qua một số hương ước tiêu biểu vùng
châu thổ sông Hồng để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
Là một yếu tố cấu thành văn hoá Việt Nam, hương ước được nhiều tác
giả quan tâm tìm hiểu. Tổng thuật những tài liệu viết về hương ước, có thể xếp
thành hai nhóm rõ rệt: nhóm các tài liệu mang tính chất sưu tầm và nhóm những
tài liệu nghiên cứu.
Những tài liệu mang tính chất sưu tầm thường đi theo hướng tập hợp
hương ước của từng địa phương. Điều này giúp người đọc dễ dàng nhận thấy
nét đặc thù trong quy định ứng xử của từng địa bàn, mối quan hệ giữa điều kiện
tự nhiên, xã hội tác động đến nội dung hương ước vì vậy mà cũng dễ được bộc
lộ. Có thể kể đến các tài liệu như: Hương ước cổ Hà Tây của Nguyễn Tá Nhí,


Đặng Văn Tu[38], Hương ước Thái Bình của Nguyễn Thanh biên soạn[44],
Hương ước cổ Hưng Yên do Kiều Thu Hoạch chủ biên[19]...
Nhóm tài liệu mang tính chất nghiên cứu về hương ước phong phú và đa
dạng hơn. Tiêu biểu có thể kể đến: Xã thôn Việt Nam của nguyễn Hồng Phong
[41], Nông thôn Việt Nam trong lịch sử của Viện Sử học [1], [2], Cơ cấu tổ
chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ của Trần Từ [57], Lệ làng phép nước[16]
và Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính [17], Về hương ước lệ
làng của Lê Đức Tiết [54], Tìm hiểu luật tục các tộc người Việt Nam của Ngơ
Đức Thịnh[46]. Ngồi ra cịn có các bài viết của Đinh Gia Khánh[22], Hoàng
Sơn Cường[11], Nguyễn Xuân Kính[25],...
Những cuốn sách và các bài viết nói trên là những cơng trình có giá trị
học thuật. Do mục đích nghiên cứu cụ thể của các tác giả, chưa có tài liệu nào

dành một dung lượng thích đáng để bàn một cách tập trung về hai vấn đề sản
xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, trong cuốn sách Văn hoá
dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, GS. Đinh Gia Khánh
chỉ nhận định khái quát như sau: “Có bốn loại quy ước chủ yếu trong các bản
hương ước: những quy ước về chế độ ruộng đất; những quy ước về việc khuyến
nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường; những quy ước về tổ chức xã hội và
trách nhiệm của các chức dịch trong làng; những quy ước về văn hoá tinh thần
và về tín ngưỡng [22, tr.64].
Trong cuốn Lược sử quản lí văn hố ở Việt Nam, tác giả Hồng Sơn
Cường cũng chỉ dành một mục hương ước với quy ước để bảo vệ sản xuất (từ
tr.150-155) để bàn về nội dung này.
Ngoài ra, đối với nội dung bảo vệ mơi trường trong các hương ước xưa,
các tác giả cịn dành ít số trang hơn.
Tuy các tác giả chưa dành được nhiều số trang để trình bày một cách hệ
thống và chi tiết về vấn đề bảo vệ sản xuất và môi trường, nhưng tất cả những ý


kiến của các tác giả đi trước đều là những gợi ý, những kinh nghiệm hết sức bổ
ích đối với chúng tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thơng qua việc khảo sát, đánh giá những quy định về vấn đề sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ môi trường trong hương ước nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đề tài nhằm nhấn mạnh những giá
trị tích cực của những quy định, từ đó, đặt trong tương quan so sánh với quy
ước để làm nổi bật vai trò của những quy định này trong đời sống đương đại,
góp phần làm đẹp nơng thơn mới như định hướng phát triển bền vững của Đảng
và nhà nước Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài xác định tập trung nghiên cứu các quy định trong hương ước về

vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan mơi trường. Các hương ước
đó bao gồm hương ước cổ (viết bằng chữ Hán, chữ nơm), hương ước cải lương.
Có khi chúng được gọi là quy ước, minh ước, cịn hương ước mới có người gọi
là quy ước làng văn hố sẽ được phân tích ở chương 3.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi tư liệu: Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tơi chỉ
tìm hiểu các bản hương ước viết về nơng thôn châu thổ sông Hồng. Những bản
hương ước này, bao gồm hương ước cổ, hương ước cải lương đã được xuất bản
thành sách trong thời gian gần đây. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, chúng
tôi sẽ sử dụng thêm các bản hương ước được lữu trữ tại thư viện Viện Thông tin
khoa học xã hội và một số tài liệu khác. Vì điều kiện thời gian và khả năng có
hạn, chúng tơi dựa vào kết quả sưu tầm, dịch thuật, công bố của người đi trước
mà không đặt vấn đề giám định tài liệu, cũng như giám định các bản dịch chữ
Hán, các bản phiên âm chữ Nôm.


- Phạm vi vấn đề: Khái niệm: “sản xuất nông nghiệp” và “môi trường tự
nhiên” bao hàm nội dung khá rộng. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập
trung vào những điểm cơ bản nhất của từng vấn đề. Cụ thể:
+ Với vấn đề sản xuất nông nghiệp: đề tài chỉ tập trung vào ba nội dung:
những quy định về chế độ quân cấp công điền công thổ, những quy định khuyến
nông và việc bảo vệ sản xuất.
+ Với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên: đề tài cũng giới hạn nội dung
nghiên cứu trong phạm vi ba yếu tố cơ bản nhất, bao gồm: những quy định về
việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, những quy định trong việc giữ gìn
vệ sinh chung, những quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Những nội dung khác chưa được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh. Ngồi ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, lần đầu
tiên, luận văn trình bày có hệ thống về vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ
môi trường tự nhiên trong hương ước.
Thơng qua việc tìm hiểu các hình thức quy định về khuyến nông, vệ
nông, bảo vệ môi trường trong hương ước cũ, đề tài bước đầu so sánh, đánh giá
việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của hương ước trong quy ước,
làm cơ sở để xây dựng những quy ước mới phù hợp với nơng thơn trên chặng
đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị


lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về châu thổ sông Hồng và hương ước
Chương 2: Vấn đề sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường tự nhiên
qua hương ước vùng châu thổ sông Hồng
Chương 3: Từ hương ước xưa đến quy ước làng văn hoá hiện nay với
việc phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường tự nhiên.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ HƯƠNG ƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Châu thổ sơng Hồng được hình thành là kết quả q trình bồi đắp phù sa
của sơng Hồng và sơng Thái Bình, qua nhiều đợt biển tiến thoái liên quan đến
các thời kỳ băng hà phát triển và các thời kỳ băng tan, đặc biệt là sự chinh phục
châu thổ của cư dân nơi đây với phương thức chủ yếu là lấn biển [18, tr.10].
Hàng chục vạn năm đã trôi qua kể từ thời phần châu thổ này được hình thành và
vùng đất này khơng ngừng tiến ra biển với một tốc độ hiếm có (sự tiến ra biển
của phù sa sơng là tiêu chuẩn chính để cấu tạo một châu thổ): vào khoảng 100m
một năm. Đến ngày nay, vùng châu thổ sông Hồng đã tiến ra được hơn 160 km
trên một diện rộng và ngày càng mở rộng về phía biển.
Ranh giới địa lý tự nhiên của châu thổ sông Hồng bắt đầu từ một số huyện
châu thổ của các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và tồn
bộ các tỉnh Hải Phịng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Đặc trưng cơ bản của châu thổ này là
thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10m 15m giảm dần đến độ cao mặt nước biển[26].
Niên giám thống kê (Nhà xuất bản Thống kê) cho biết sự phân bổ các
tỉnh, thành theo địa vực thì năm 1992, châu thổ sơng Hồng gồm có 6 tỉnh,
thành: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hà Tây, Hải Hưng, Thái Bình,
Hà Nam Ninh. Đến năm 1994, là 7 tỉnh, thành: Thành phố Hà Nội, thành phố
Hải Phòng, Hà Tây, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Năm 1996,
vùng châu thổ sông Hồng từ 7 tỉnh, thành được nâng lên thành 9 tỉnh, thành:
Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phịng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng n, Thái
Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Từ năm 2000 đến nay, châu thổ sông
Hồng gồm 11 tỉnh, thành: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hà Tây,


Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,
và Ninh Bình (Xem phụ lục 1).
Khí hậu của châu thổ sông Hồng rất phù hợp với việc gieo trồng lúa nước
và nhiều loại cây nhiệt đới khác, bởi nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,50C 23,50C và lượng mưa trung bình năm 1400 - 2000 m/m, tổng nhiệt độ 83000C 87000C đủ cho hai vụ lúa [26, tr.11]. Tuy nhiên, khí hậu châu thổ sơng Hồng

cũng khá độc đáo, khác hẳn với miền Trung và miền Nam. Đây là vùng châu
thổ duy nhất ở Việt Nam có dạng khí hậu bốn mùa, tính chất thất thường với
một mùa đơng lạnh (ba tháng có nhiệt độ dưới 180C) đã khiến cho mùa vụ lúa ở
châu thổ sông Hồng tối đa chỉ được hai vụ và trong khoảng thời gian đất nhàn
cư, dân nơi này lại canh tác hoa màu và một số cây ngắn ngày á nhiệt đới và ôn
đới, khiến cho cơ cấu cây trồng ở đây phong phú, đa dạng, làm giàu cho bữa ăn
của người dân. Thực tế trên, từ lâu đã được cao dao phản ánh một cách rõ nét
như sau:
Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bơng
Chẳng ương được đỗ thì giồng ngô khoai
Một đặc điểm nữa là môi trường nước, châu thổ sơng Hồng có một mạng
lưới sơng ngịi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0 km/km2. Ngồi hai con sơng chính là
sơng Hồng và sơng Thái Bình, cịn có sơng Đuống, sông Bạch Đằng, sông Luộc
ở bên trái sông Hồng và sông Đáy, sông Nhuệ, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Cơ ở
bên phải... Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa,
thủy chế của các con sơng này cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn dịng chảy nhỏ,
nước trong, ít phù sa và mùa lũ dòng chảy lớn, nhiều phù sa. Đặc biệt, lũ sông
Hồng thất thường mà mãnh liệt đã khiến cho vấn đề chống lũ lụt, chống úng là
mối quan tâm hàng đầu của cư dân sống trong châu thổ, mà biện pháp duy nhất


là đắp đê, và xã hội châu thổ sông Hồng, về căn bản là một xã hội thủy lợi hóa.
Đê sơng, đê biển là cơng trình chinh phục tự nhiên quen thuộc của cảnh quan ở
châu thổ sông Hồng. Hệ thống đê được con người bồi đắp ngày càng trở nên đồ
sộ, vững chắc trước tác hại thuỷ tai trong mùa bão lũ. Do hệ thống đê luôn được
củng cố nên hệ thống đất đai trong đê đều dần trở nên nghèo kiệt, ít màu mỡ.
Phần đất ngồi đê, được phù sa bồi đắp nên đất màu mỡ, cho năng suất thu
hoạch rất cao đối với các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Với mạng

chi lưu dày đặc, nên theo thuỷ lộ, các thuyền buôn từ thượng du xuống miền
duyên hải được thiết lập, tạo ra sự lưu thơng hàng hố giữa các vùng miền. Như
vậy, với chế độ thuỷ lưu tự nhiên và tác động của bàn tay, khối óc con người,
vùng châu thổ sơng Hồng từ bao đời nay ln ln là vùng đất có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội [26].
Đồng bằng châu thổ sông Hồng được bao bọc bởi rừng núi và biển vịnh
Bắc Bộ. Nhưng trong tâm thức của người dân thì lại “xa rừng, nhạt biển” và
hướng vào nền nông nghiệp thuần túy. Vốn họ từ vùng trước núi (trung du bán
sơn địa) tiến xuống khai thác châu thổ lầy trũng thành châu thổ trú phú, nhưng
chất “rừng núi” ở họ rất mờ nhạt, vì xa xưa, con người đã khai thác bằng
phương pháp “đao canh hỏa chủng” những vùng đất cao quanh châu thổ và đẩy
lùi các cánh rừng về phía miền núi Việt Bắc và Tây Bắc. Ngay vùng trung du
rộng lớn từ châu thổ sông Hồng qua các tỉnh miền Trung, đến vùng phía Đơng
dãy Trường Sơn, tận miền Đơng Nam Bộ là một vùng rộng tới 11 triệu ha (1/3
diện tích cả nước), nay phần lớn là đồi trọc, do rừng trước đã bị phá đi phá lại
nhiều lần và chế độ canh tác khơng tốt từ hàng nghìn năm nay. Đất nghèo chất
dinh dưỡng, các chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh. Mặt khác, biển cả bao
la luôn ở trước mắt họ, điều kiện đánh cá biển không phải là khơng thuận lợi.
Ven biển Đơng có những dải đáy biển rộng nằm ngang dưới nước sâu từ 40 cm
đến 60 cm, lượng cá khơng nhiều, nhưng có nhiều giống cá, trong đó có từ 250
đến 300 giống ăn được, cùng rất nhiều tôm cua và loại thân mềm (mực thẻ, mực


nang, tuộc). Tuy vậy, người Việt ít có khả năng đi biển, trong suốt hàng nghìn
năm lịch sử người nơng dân Việt không tổ chức việc đánh cá theo quy mô lớn,
nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Ngược lại, do địa hình nhiều sơng
ngịi, nên người dân lại trọng việc khai thác cá nước ngọt. Dù sao, người nông
dân Việt, về cơ bản là người nông dân canh tác nơng nghiệp trồng lúa và hoa
màu là chính. Tuy nhiên, cách thích ứng mơi trường và canh tác nơng nghiệp có
sắc thái riêng. Do canh tác lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép dân số cao và

nạn thiếu lương thực, nên người nông dân nơi đây đã sớm đi vào thâm canh,
vừa đắp đê ngăn lũ lấn biển, vừa Nam tiến để mở rộng diện tích, tăng nguồn
lương thực [26].
Người nông dân ở châu thổ sông Hồng đã đạt trình độ thâm canh cao, thể
hiện qua việc làm thủy lợi để tăng diện tích và tăng vụ, lựa chọn giống lúa trồng
để nâng cao năng suất, cải tiến kỹ thuật... Chính vì thế mà từ lâu, năng suất lúa
nơi đây đạt mức cao nhất so với các vùng khác trong nước ta. Khi P.Gourou
nghiên cứu châu thổ sơng Hồng (1931) thì lúc đó, bên cạnh năng suất bình quân
chưa cao (1,4 tấn/ha) đã thấy những năng suất 3,5 tấn/ha, tức khoảng 6-7
tấn/năm/ha. Ngày nay, năng suất bình qn ở châu thổ sơng Hồng là 5,5 tấn/ha,
năng suất cao khoảng 8-9 tấn/ha [26]
Tuy nông nghiệp từ lâu đã đi vào hướng thâm canh cao so với các vùng
khác, nhưng cũng để ứng phó với tình trạng dân số cao, luôn mất cân đối giữa
dân số và đất đai, lương thực, nên đã từ lâu vùng châu thổ sông Hồng cũng là
nơi phát xuất những luồng di dân đi các vùng đất mới. Ít hướng ra biển và đại
dương, nhưng lại đi vào khai thác cái đa dạng của tài nguyên và khả năng lao
động của các ngành nghề thủ công truyền thống, nhất là trong thời gian nơng
nhàn.
Các nghề thủ cơng có lịch sử lâu đời là nghề gốm, nghề dệt và nghề luyện
kim. Ngoài ba nghề này, cư dân châu thổ sơng Hồng cịn có các nghề khác,
trong đó nghề thủ cơng mỹ nghệ như: chạm khắc, chạm bạc, làm tranh dân gian,


nghề kim hồn. Hoạt động thương nghiệp cũng góp phần tạo nên nét đặc trưng
của đời sống văn hoá cư dân trong vùng đó là chợ quê. Các chợ thường lập ở
các trung tâm, các đầu mối giao thông của làng xã, ở cạnh các đình, chùa, qn,
nên thường có tên chợ Đình, chợ Chùa, chợ Quán.
Những vết hằn sâu sắc nhất trong tâm thức con người Việt cổ - chủ nhân
văn hóa Đơng Sơn, là tâm lý, tâm thức của một cư dân nông nghiệp, cư dân
trồng lúa nước. Bởi nơng nghiệp là nguồn sống chính của cộng đồng, nên mọi

hoạt động của con người trên mảnh đất này đều bị nghề nơng chi phối sâu sắc.
Do đó, tín ngưỡng, tơn giáo chính của họ là những lễ thức nơng nghiệp và hình
thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng cơ bản là những hội mùa. Lễ cầu mùa được
diễn ra hàng năm trong tất cả các làng xã. Những hoạt động hội rất tự do, tự
phát của người Việt thuở xưa đã được các lớp con cháu truyền tụng, phát triển
nó thành nhiều hình thức nghệ thuật. Bằng các lễ thức, trò diễn... lễ hội dân gian
đã phản ánh về đời sống tinh thần, văn hóa, cũng như cách làm ăn, cày cấy, lòng
ước mơ về những vụ mùa tươi tốt của người Việt ở châu thổ sông Hồng.
Đồng bằng châu thổ sơng Hồng là một vùng văn hố, lịch sử cổ, là cái nơi
hình thành dân tộc Việt và cũng là quê hương của các nền văn hoá nổi tiếng trải
suốt tiến trình lịch sử văn minh Việt Nam. Từ thời Hùng Vương tới ngày nay là
sự phát triển nối tiếp của ba nền văn hoá lớn: văn hố Đơng Sơn, văn hố Đại
Việt, văn hố Việt Nam, mà tiêu biểu cho các nền văn hoá ấy là trung tâm
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây là trung tâm văn hố quan trọng nhất,
góp phần làm nên những thành tựu cao nhất và tiêu biểu nhất cho nền văn hố
Đại Việt. Do vậy, nó mang trong mình truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích
ứng và theo kịp với những biến động lịch sử, vừa đóng vai trò hướng đạo đối
với cả nước.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Nói đến điều kiện xã hội của châu thổ sơng Hồng, trước hết, chúng ta
khơng thể khơng tìm hiểu, nghiên cứu về làng xã của nó. Làng xã cổ truyền của


người Việt, là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hoá truyền thống
của dân tộc. Cho nên: “Văn hoá dân tộc chỉ là sự mở rộng và nâng cao của văn
hố xóm làng, hay như có người nói, văn hố Việt Nam truyền thống về cơ bản
là văn hố xóm làng" [26, tr.111]. Những yếu tố văn hố như tín ngưỡng, tơn
giáo, lễ hội của làng xã cũng tạo ra mối liên hệ khắp vùng, miền toàn quốc.
Xét về cuội nguồn, làng thời phong kiến, là sự phát triển mở rộng của
một gia đình lớn, một gia tộc từ thủa khởi đầu. Những cứ liệu điều tra cho tới

gần đây cho thấy, hầu như các làng đều có một họ gốc, họ lớn nhất, rồi từ đó
tiếp nhận thêm các dịng họ mới bằng nhiều quan hệ khác nhau. Nhiều làng cho
tới nay vẫn giữ lại tên một dịng họ, một gia tộc nào đó, như Dương Xá, Đào
Xá, Đặng Xá, Ngô Xá, Nguyên Xá... Dần dần, cùng với quá trình tăng trưởng
dân số, xáo trộn dân cư, quan hệ hôn nhân,... các làng từ quan hệ thân tộc trở
thành quan hệ láng giềng. Cho tới nay, khoa học kỹ thuật đã đạt đến trình độ
hiện đại hoá cao, nhưng càng ngày, người ta càng nhận thức rõ rằng gia đình,
gia tộc, một hình thức cơ cấu xã hội mang tính tự nhiên là cơ cấu phù hợp nhất
với sản xuất nông nghiệp, không thể tổ chức sản xuất nơng nghiệp theo kiểu dây
chuyền của xí nghiệp cơng nghiệp [47].
Nhà nghiên cứu Diệp Đình Hoa khi nghiên cứu về người Việt vùng châu
thổ Bắc Bộ cho rằng: Tuy dựa trên một mẫu số chung, nhưng mỗi làng đều có
một kiểu tổ chức riêng để phù hợp với mọi sinh hoạt kinh tế - xã hội, mọi nhu
cầu và mục đích của từng làng. Làng Việt là một cộng đồng về phong tục, tập
quán, mỗi làng có tập tục về cưới xin, tang ma, khao vọng... riêng và được ghi
cụ thể trong hương ước. Làng còn là cộng đồng về tín ngưỡng, tơn giáo và các
sinh hoạt văn hoá, lễ hội của làng xã. Đời sống tâm linh của cư dân châu thổ
sông Hồng được biểu hiện qua rất nhiều hình thức mà cốt lõi vẫn là văn hoá
làng xã để được cộng cảm, cộng mệnh, cộng lãnh thổ, cộng đồng trong sự sống
và cái chết... cùng ý thức hướng về cuội nguồn. Cuối cùng, làng là một cộng


đồng về tiếng nói (tiếng làng), được biểu hiện qua tiếng nói, cách nói, và cách
diễn đạt khác nhau[18].
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, làng xã với diện mạo vật thể và phi vật
thể, là nơi gắn bó suốt đời và truyền đời của người nông dân, tạo cho họ một
nhận thức và một thái độ nhất quán: sống theo làng và vì làng, bám chặt lấy
làng và giữ làng bằng mọi giá.
Làng xã là tổ chức xã hội truyền thống, có tính tự quản thơng qua bộ máy
quản lý là hội đồng kỳ mục do dân bầu ra. Để điều hồ hoạt động trong làng xã,

gìn giữ thuần phong của xóm làng, đồng thời giữ gìn kỷ cương phép nước, các
quan viên trong làng xã cùng nhau họp bàn để lập ra hương ước cho làng mình
và lưu truyền cho đời sau.
Trong làng xã, quyền lực mang tính tự quản, phần lớn dựa trên cơ sở
quyền trưởng lão, trọng lão trong làng. Trong dân gian có câu: "Triều đình trọng
tước, làng nước trọng xỉ". Luật nước là sản phẩm của chính quyền, cịn lệ làng
dựa vào truyền thống được cộng đồng chấp nhận từ những kinh nghiệm của con
người và được truyền từ đời này sang đời khác. Lệ làng là những quy phạm hoạt
động của mỗi thành viên trong làng, còn hương ước tức lệ làng thành văn. Để
đảm bảo cho sự cân bằng xã hội, hương ước của từng làng, xã đã đáp ứng được
yêu cầu đó. Trong hương ước, có những quy định chặt chẽ về đời sống sản xuất,
về quan hệ xã hội, về đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Đồng thời,
hương ước cũng có những quy định về thưởng, phạt rõ ràng nhằm khuyến khích
những hoạt động có lợi cho làng xã.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG ƯỚC
1.2.1. Một số cách hiểu về hương ước
Các khái niệm hương ước, khoán ước, hương lệ, khế ước, hương khoán,
hương biên, khoán lệ, thể lệ, tục lệ, áp khoán, cựu khoán, quy ước... thường để
chỉ chung cho những quy định về một số các hoạt động của làng xã, như: thiết
chế tổ chức xã hội, hoạt động của các hội, phường, giáp, các hoạt động tín


ngưỡng, tôn giáo... Và thuật ngữ thông dụng nhất là hương ước hay khốn ước.
Vì vậy mà luận văn của chúng tôi sử dụng thuật ngữ hương ước làm thuật ngữ
nghiên cứu.
Trước hết, chúng tôi điểm lại những cách hiểu về hương ước được các
nhà nghiên cứu đề cập.
Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Hương ước là luật lệ do làng xã dưới
chế độ cũ đặt ra”. [71, tr.863]. “Khốn ước thì được định nghĩa là “Bản giao
kèo” [71, tr.910].

Cịn nhà nghiên cứu Diệp Đình Hồ thì định nghĩa: “Hương ước là biểu
hiện cho sự dung hòa về quyền lợi giữa làng xã với nhà nước, giữa “phép nước”
và “lệ làng” [Diệp đình hoa, tr.554].
Theo GS. Phan Đại Dỗn, “hương ước tức là lệ làng thành văn bản, hay
hương ước là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh của làng xã” [12, tr.20-21].
Tác giả Trần Từ cho rằng: “Dù khơng phải là một bộ luật hồn chỉnh,
hương ước với những điều quy định về một số nét sinh hoạt riêng biệt của làng
xã, vẫn đóng vai trị một “cương lĩnh”, có thể cịn khá chung chung, nhưng dù
sao vẫn đáng được xem là một cương lĩnh về nếp sống hàng ngày của làng xã,
mà mọi cá nhân, mọi tổ chức trong làng, trong xã phải tuân thủ” [57, tr.103].
Theo Phan Kế Bính thì khốn ước được định nghĩa như sau: “Chốn
hương thơn thường có ước hẹn với nhau, lập ra sổ sách, đồng dân ký tên gọi là
khoán ước. Trong khốn ước có thưởng có phạt, trừ ra các việc lớn đã có phép
của nhà nước, cịn việc nhỏ thì trong dân thơn thi hành lẫn nhau” [4, tr.180].
Nhà dân tộc học Bùi Xuân Đính - một trong những người đầu tiên đi sâu
nghiên cứu hương ước và có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài này đã định
nghĩa: “Hương ước (Hương khoán, Hương biên, Hương lệ...) là văn bản ghi lại
những tục lệ của Làng, bao gồm các quy định về thế ứng xử, về các nghĩa vụ
phải gánh vác, những việc được làm hay bị cấm đoán nhằm buộc từng tổ chức,


cá nhân vào đời sống cộng đồng” [51, tr.11]. Có thể nói, đây là một trong những
định nghĩa đầy đủ nhất, được nhiều người tán đồng nhất.
Nhìn chung, trong giới nghiên cứu Việt Nam, các từ hương ước, lệ làng
dùng để chỉ hương ước người Việt. Đối với các dân tộc thiểu số, chúng ta
thường dùng từ luật tục. Tuy nhiên, GS. TS. Ngơ Đức Thịnh, trong cơng trình
Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam lại có một cách sử dụng hơi khác.
Trong cơng trình này, ơng coi hương ước cũng là luật tục, một thứ “luật tục
thành văn của làng xã người Việt” [46, tr.111]. Ở chương ba, ơng viết:
Nếu căn cứ vào hình thức tồn tại và cả trình độ phát triển nữa thì có

thể chia luật tục của các dân tộc ở Việt Nam thành ba loại chính:
- Luật tục dưới dạng lời nói vần truyền miệng
- Luật tục thành văn hay đã được văn bản hoá
- Luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội
Nếu căn cứ vào trình độ phát triển của luật tục phản ánh trình độ phát
triển xã hội, thì có thể phân chia luật tục của các tộc người ở nước ta
thành ba cấp độ:
- Luật tục Tây Nguyên
- Luật tục của các tộc người thung lũng, mà đặc trưng là luật tục Thái.
- Hương ước của người Việt.[46, tr.88-89]
Theo chúng tôi, dù quan niệm như thế nào thì luật tục của các dân tộc
thiểu số và hương ước của người Việt vẫn là hai loại khác nhau, là những sản
phẩm của hai trình độ phát triển xã hội khác nhau. Trong cơng trình Luật tục với
đời sống (Cơng trình được Hội Văn nghệ dân gian tài trợ năm 2006, chưa xuất
bản). GS. Phan Đăng Nhật không quan niệm bộ luật tục Thái là luật tục dân
gian.


Hệ thống thiết chế của làng hình thành dần trong quá trình phát triển hàng
nghìn năm qua của xã hội nước ta đã ngày càng chặt chẽ, vững chắc và làm nên
sức mạnh của làng. Hệ thống ấy được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong bản
khế ước chung của dân làng, gọi là “hương ước”.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của hương ước
Trước khi nhà nước phong kiến trung ương tập quyền được hình thành
các nhóm cư dân đã tập hợp thành từng cộng đồng làng xã nhỏ lẻ và riêng biệt.
Thời kỳ này, số lượng dân cư cịn ít, các tổ chức xã hội mới được hình thành
nên chưa phức tạp về tổ chức và quan hệ xã hội. Nhưng để tồn tại được, những
cộng đồng nhỏ ấy phải đề ra những quy ước về tập tục, về việc thờ cúng, bảo vệ
phong tục tập quán của làng, bảo vệ đất đai thuộc lãnh thổ của làng, bảo vệ
thành quả lao động, việc ứng xử với những thành viên mới... Chính những nhu

cầu này của cộng đồng đã địi hỏi phải có quy tắc, nền nếp, trật tự. Đó chính là
u cầu tự nhiên của con người nên mỗi cộng đồng đã tạo cho mình những tục
lệ, tập quán riêng, và đưa nó trở thành lệ làng và truyền khẩu từ đời này sang
đời khác, nhằm ước thúc mỗi thành viên trong làng ln có nghĩa vụ tuân theo
để đảm bảo cho cộng đồng tồn tại và phát triển.
Theo thời gian, làng xã ngày càng phát triển, cư dân ngày càng đông đúc,
cuộc sống của làng mạc ngày càng phong phú thì tục lệ ngày càng nhiều nhằm
đáp ứng được những nhu cầu của dân cư trong cộng đồng. Khi làng Việt tiểu
nơng định hình, dân số mỗi làng ngày càng phát triển đến con số hàng nghìn thì
các quan hệ xã hội giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với các tổ chức
phe giáp, phường hội, xóm ngõ, bộ máy thơn xã truyền thống, giữa làng xã và
nhà nước phong kiến... ngày càng phức tạp. Trong tình hình đó, để giữ được thế
thăng bằng trong làng xã, những quy ước trước kia phải được bổ sung cho phù
hợp với sự phát triển của làng xã. Trước hàng loạt những quan hệ xã hội của
làng mạc tiểu nông chằng chéo như thế, những quy ước, tập tục truyền miệng sẽ
kém hiệu lực. Bởi vì khó có thể nhớ hết được, hơn nữa để thống nhất với nhau
được những điều này, điều kia về quy tắc ứng xử, về quyền lợi, nghĩa vụ của cá


nhân với cộng đồng cũng rất khó. Chính vì vậy, việc văn bản hóa những tập tục,
tập quán với những quy định chi tiết, cụ thể cần phải được ra đời để đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của làng xã.
Như vậy, hương ước ra đời là yêu cầu, đồng thời cũng là kết quả của quá
trình phát triển nội tại của đời sống làng xã. Nó là sự kế tục và hoàn chỉnh
những quy ước cơ sở của từng nhóm cư dân trong từng đơn vị cư trú.
Làng Việt buổi đầu là điểm tụ cư của những người trồng trọt. Quá trình
phát triển của làng gắn liền với lịch sử của đất nước. Trong thời Bắc thuộc, các
thư tịch cổ đã khơng ghi chép gì về các đơn vị tụ cư có tên gọi là làng mà chỉ
cho biết rất sơ lược về một đơn vị hành chính có tên gọi là “xã”. Trong thời kỳ
này bọn đô hộ Trung Quốc muốn với tay vào sâu những đơn vị tụ cư còn rất

nhỏ bé và giản đơn trong vùng nông thôn Việt nên đã chia và đặt các “hương” ở
dưới cấp huyện, mỗi hương lại có các đại xã và tiểu xã. Ở thời kỳ này các quan
hệ xã hội bên trong từng đơn vị tụ cư chưa phức tạp, diện mạo của các làng xã
lúc đó không khác công xã Hùng Vương nhiều.
Từ nửa đầu thế kỷ X trở đi, việc nước ta giành được độc lập đã thúc đẩy quá
trình phát triển mọi mặt của làng xã. Bên cạnh các thiết chế tổ chức truyền
thống, trong mỗi xã thôn của người Việt đã xuất hiện một thiết chế mới do
nhà nước trung ương tập quyền áp đặt nhằm hướng những đơn vị tụ cư đó
vào quỹ đạo của nhà nước. Từ đây, cuộc sống làng mạc trở lên phong phú,
phức tạp và quá trình lệ thuộc của nó vào nhà nước trung ương cũng ngày
càng rõ rệt.
Sang thời Trần, trật tự đẳng cấp theo các khn mẫu phong kiến dần dần
hình thành tạo ra những tiền đề cho sự phân hóa giai cấp [16]. Đời sống các
làng xã ngày càng phức tạp cả về cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ xã hội,
nhất là vào giai đoạn cuối thời Trần, đầu thời Hồ. Sự phức tạp này địi hỏi phải
có những quy ước bằng văn bản để điều chỉnh. Tuy nhiên, cuộc xâm lược và đô
hộ hai mươi năm của nhà Minh đã làm gián đoạn quá trình này.
Đầu thế kỷ XV, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh,
triều đại Hậu Lê ra đời và phát triển cực thịnh đã thúc đẩy nhanh sự phát triển
của các làng xã trên tất cả các mặt. Lúc này, cơ cấu tổ chức làng xã đã tương


đối hoàn chỉnh và đạt tới sự hoàn chỉnh. Dưới tác động của nhà nước phong
kiến, sự phát triển nội tại của các làng xã, sự hoàn chỉnh về thiết chế tổ chức
cũng diễn ra mạnh mẽ. Trật tự phong kiến được thể hiện qua vị trí ngơi thứ khi
họp hành, quyền hưởng phần chia biếu... được xác lập trên bình diện cả làng và
ngày càng lấn át trật tự theo tuổi tác của truyền thống cơng xã. Trong tình hình
đó, những quy ước truyền miệng khơng thể đáp ứng được u cầu quản lý làng
xã, nó địi hỏi các quy ước phải nhiều hơn tương ứng với các lĩnh vực của đời
sống xã hội và đồng thời cũng phải được ghi lại bằng văn bản. Đó chính là tiền

đề, là thời điểm để hương ước ra đời. Như vậy, hương ước được hình thành trên
nền của những phong tục, lệ tục làng xã. Tuy nhiên, để hương ước xuất hiện,
phải có ba điều kiện cụ thể:
- Cơ cấu tổ chức làng xã đã hoàn chỉnh, các phong tục tập quán ngày một
đầy đủ, phong phú và phức tạp.
- Trong mỗi cộng đồng làng xuất hiện một tầng lớp nho sĩ có đủ trình độ
soạn thảo các văn bản bằng chữ Hán.
- Nhà nước phong kiến ngày càng can thiệp sâu vào làng xã hay đời sống
làng Việt ngày càng bị phong kiến hóa sâu sắc nhưng vẫn cịn giữ được những
tập tục, truyền thống riêng.
Về thời điểm xuất hiện hương ước ở người Việt, cho đến nay, các nhà
nghiên cứu sử học, dân tộc học đều thống nhất cho rằng, hương ước xuất hiện
vào giữa thế kỷ XV, khi có đủ ba điều kiện cần thiết nêu trên của hương ước.
Chứng cứ mà các nhà nghiên cứu khẳng định là Đạo dụ 5 điểm được ban bố vào
năm Quang Thuận thứ năm (1464), ghi trong “Hồng Đức thiện chính thư”, có
nội dung như sau:
Nhà nước đã có điều luật để chiếu vào đó mà thi hành, dân an nước
thịnh, khơng nên có khốn ước riêng để trừ bỏ cái hại theo chính bỏ
tà. Nếu làng nào có tục khác lạ, lập khoán ước và cấm lệ, ắt phải nhờ
viên chức nho giảng, người nào đứng tuổi, có đức hạnh ngay thẳng


mới có thể tn hành. Khi đã lập khốn lệ rồi, phải trình lên quan
chức, các nha mơn xem xét các điều lệ có nên theo, sẽ phê chuẩn mà
cho thừa hành [13, tr.102-103].
Có thể nói, đây là cái mốc đánh dấu thời điểm ra đời của loại hình hương
ước với tư cách như là một bộ luật thành văn của làng xã được nhà nước cho
phép soạn thảo, chấp thuận.
Các bản hương ước cổ do các làng xã tự soạn thảo khá đa dạng về nội dung
và hình thức.

Về hình thức, đại đa số hương ước được viết trên giấy bản, còn một số
hương ước được khắc trên gỗ (làng Thọ Trai, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh),
trên lá đồng (làng Đơng Lao, huyện Hồi Đức, tỉnh Hà Tây). Cũng có làng
lại khắc hương ước trên bia đá (làng Đơng Linh, xã An Bài, huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình). Tùy theo cách ghi của từng làng mà hương ước được
gọi theo tên khác nhau như: hương khoán, hương lệ, khoán ước, tục lệ, điều
ước...[16]
Về nội dung, tùy theo từng làng mà hương ước có nhiều hay ít điều, mỗi
điều lại có từng phần cụ thể được chia theo các mục hoặc khoản. Có bản
hương ước lên tới hơn một trăm điều (hương ước làng Quỳnh Đơi có 115
điều). Nhưng cũng có bản hương ước chịu ảnh hưởng Luật pháp nhà nước
nên đã chia thành hai phần: phần chính trị (nói về cơ cấu tổ chức - hành
chính làng xã) và một phần là phong tục (ghi chép về tục lệ thờ cúng, ngôi
thứ, chia ruộng đất...). Tùy điều kiện của mỗi làng mà các bản hương ước
gồm nhiều hay ít điều khoản và tỷ lệ các điều về các mặt đời sống có những
chênh lệch khác nhau và được sắp đặt theo những trình tự khác nhau. Ví dụ
như làng có nhiều người làm quan thì các điều khoản về khao vọng, chúc
mừng sẽ chiếm ưu tiên (làng Mộ Trạch, Hải Dương); làng coi trọng việc thờ
cúng thì các điều khoản liên quan đến hội hè, tế lễ lại có số lượng nhiều
(làng Cổ Ninh ở Nam Định, làng Trang Liệt ở Bắc Ninh); làng có truyền
thống hiếu học và khoa bảng thì việc khuyến học, tổ chức đón mừng người
đỗ đạt được đặt lên hàng đầu và các điều khoản về nó cũng chiếm tỷ lệ cao
hơn. Cứ như vậy, những làng nào chú trọng về vấn đề nào thì vấn đề đó
được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hương ước làng Đơng Linh (Quỳnh Phụ,
Thái Bình) được khắc trên bia đá chỉ có phần nói về đạo lý...[16]
Như vậy, nội dung cụ thể của hương ước do làng quy định tùy thuộc vào
điều kiện lịch sử, kinh tế, tập quán, phong tục mà mỗi làng có những quy
định riêng. Tuy nhiên, nhìn chung chúng ta có thể thấy trong nhiều hương
ước thường có các điều khoản phản ánh những nội dung chính sau:



- Những quy ước liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội
trong làng;
- Những quy ước về việc bảo vệ an ninh làng xã;
- Những quy ước về việc bảo đảm đời sống tâm linh cộng đồng;
- Những quy ước về việc bảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch với
nhà nước phong kiến;
- Những quy ước về khuyến học, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sản
xuất nông nghiệp, lập quỹ nghĩa thương...
Gắn với các điều khoản về các nội dung trên là các quy định về việc
thưởng, phạt những người có công, những người thực hiện tốt hay những người
vi phạm hương ước. Các hình thức khen thưởng chủ yếu là: thưởng tiền, tặng vị
trí ngơi thứ (nếu có), cho giảm bớt một số nghĩa vụ phải đóng góp. Các hình
thức xử phạt thường là: phạt tiền hoặc hiện vật, đánh địn, hạ vị trí hoặc truất
ngơi thứ người vi phạm, tẩy chay, không cho tham dự các sinh hoạt cộng đồng...
Trên đây là những nội dung cơ bản của các bản hương ước cổ, nhưng
không phải bản hương ước nào cũng có đầy đủ những nội dung đó. Với những
nội dung này, chúng ta nhận thấy hương ước là sợi dây nối liền các tổ chức và
các cá nhân trong làng ở vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ. Nó trở thành một công
cụ quản lý làng, trở thành tri thức dân gian về quản lý cộng đồng và là thành tố
góp phần tạo ra lối sống của dân làng. Hương ước vừa là biểu hiện cho sựửtung
hòa về quyền lợi giữa làng xã và nhà nước, vừa thể hiện tính tự trị, tựa quản của
làng với nhà nước phong kiến.
Qua một số hương ước cổ còn lưu lại ngày nay chúng ta thấy nó có lịch
sử hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Để phù hợp với sự phát
triển của làng xã, với chủ trương chính sách của nhà nước phong kiến ở từng
thời kỳ, hương ước luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ví dụ hương ước
làng Dương Liễu (Hà Tây) sửa, bổ sung 9 lần (từ năm 1666-1800), hương ước
làng Mộ Trạch (Hải Dương) được bổ sung, sửa đổi 16 lần (từ 1665-1797),



hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) cũng thường xuyên được bổ sung từ
năm 1660 cho đến những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945[16].
Khi nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm và đặt ách thống trị thì hương
ước, lệ làng vẫn tác động vào đời sống của dân làng dù gặp phải sự cấm đoán,
cản trở của chính quyền thực dân vì hương ước, lệ làng đã thấm sâu vào máu
thịt của người nông dân Việt Nam. Khơng thể xóa bỏ, thực dân Pháp đã quyết
định cải tổ bộ máy tổ chức làng xã và các tục lệ trong làng bắt đầu từ tháng 8
năm 1921. Họ thay thế hội đồng kỳ mục bằng hội đồng tộc biểu hay hội đồng
Hương chính gồm đại biểu của các dòng họ trong làng để thi hành chỉ thị của
nhà nước để phân bổ sưu thuế,...
Cùng với việc thay đổi hội đồng kỳ mục, thực dân Pháp cũng chấn chỉnh
bộ máy lý dịch, chấn chỉnh hoạt động của làng theo ý đồ của chúng trong việc
ban hành các hương ước mẫu để buộc các làng xã Việt Nam sửa đổi theo hương
ước đó. Đó là lí do ra đời hương ước cải lương. Trong nội dung của hương ước
cải lương, thực dân Pháp đã cố tình bỏ đi những gì mà chúng cho là nguy hiểm
đối với chính quyền đơ hộ bằng cách đưa vào đó những điều khoản phân biệt
đẳng cấp, ngơi thứ ở chốn đình trung, khuyến khích việc dùng tiền để “mua
quan bán tước”, đặt ra nhiều lệ khao vọng tốn kém... tạo nên những tệ nạn, thói
tục hủ lậu ở các làng xã nơng thơn trong những năm dưới chính quyền thực dân
Pháp cai trị.
Tuy nhiên, cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp đã khơng đạt
được ý đồ như họ mong muốn vì hội đồng tộc biểu khơng có kinh nghiệm về
quản lý làng xã, vấp phải sự phản ứng quyết liệt của hội đồng kỳ mục. Đến năm
1941, hội đồng tộc biểu bị bãi bỏ, thay vào đó là hội đồng kỳ mục được tái lập
lại với thành phần mở rộng hơn.
Các bản mẫu hương ước được viết bằng chữ quốc ngữ, gồm hai phần:
phần chính trị và phần tục lệ.
- Phần chính trị: Quy định cách tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hội
đồng tộc biểu và bộ máy chức dịch. Việc thu chi ngân sách, việc sưu thuế, kiện



×