Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Dân ca của người dao đỏ ở huyện văn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 129 trang )

1

Bộ GIáO DụC V ĐO TạO

Bộ VĂN HOá, THể THAO V DU LịCH

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá H NộI

đinh thị hải yến

DÂN CA CủA NGƯờI DAO Đỏ
ở HUYệN VĂN YÊN, TỉNH YÊN BáI
Chuyên ngành: Văn hoá học
MÃ số: 60 31 70

LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HóA học

NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC:
Pgs.ts. phạm lê hòa

H Nội - 2012


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ DÂN CA NGƯỜI DAO
ĐỎ Ở HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI .............................................. 13 
1.1. Tộc người Dao đỏ ở huyện Văn Yên ................................................. 13 
1.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên ............................................................... 13 


1.1.2. Đặc trưng về tộc người ................................................................... 14 
1.1.3. Các giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu ............................................... 15 
1.1.4. Giá trị văn hóa phi vật thể .............................................................. 19 
1.2. Sự hình thành dân ca tộc người Dao đỏ ở huyện Văn Yên ............ 26 
1.2.1 Khái niệm dân ca ............................................................................. 26 
1.2.2. Nguồn gốc hình thành .................................................................... 30 
1.2.3. Quá trình phát triển ........................................................................ 32 
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 33 
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CA TỘC NGƯỜI DAO ĐỎ
Ở HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI ..................................................... 34 
2.1. Loại hình dân ca.................................................................................. 34 
2.1.1. Dân ca lao động .............................................................................. 34 
2.1.2.Dân ca sinh hoạt .............................................................................. 36 
2.1.3. Dân ca lễ nghi phong tục ................................................................ 40 
2.2. Đặc trưng về lời ca và diễn xướng..................................................... 45 
2.2.1. Lời ca .............................................................................................. 45 
2.2.2. Mơi trường và hình thức diễn xướng ............................................. 47 
2.3. Đặc trưng âm nhạc ............................................................................. 49 
2.3.1. Giai điệu ......................................................................................... 49 
2.3.2. Thang âm, điệu thức ....................................................................... 51 
2.3.3 Cách hát theo nhịp tự do ................................................................. 57 
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 59 


3

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY DÂN
CA TỘC NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI...........61 
3.1. Thực trạng dân ca của người Dao đỏ ở Văn Yên hiện nay ............ 61 
3.2. Vai trò của dân ca trong sinh hoạt cộng đồng của tộc người Dao đỏ

ở huyện Văn Yên ........................................................................................ 65 
3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca người Dao đỏ
huyện Văn Yên hiện nay ........................................................................... 69 
3.3.1. Khái niệm về bảo tồn và phát huy .................................................. 69 
3.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca người Dao đỏ
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 71 
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 88 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 
 


4

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lịng biết ơn chân thành, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
tới các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng Khoa học, Khoa Sau Đại học của
trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Phạm Lê Hịa – người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tơi trong
suốt qúa trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Phịng Văn hóa thơng tin huyện Văn
n, các đồng chí lãnh đạo xã, các nghệ nhân xã Đại Sơn, Ngòi A, Viễn Sơn
huyện Văn n đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi tìm hiểu và nghiên cứu những bài
dân ca của tộc người Dao đỏ để hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè - những người
đã ủng hộ, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần
cho tơi trong suốt q trình đi học cũng cũng như làm luận văn tốt nghiệp

trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện
nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi thành
thật mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và đồng nghiệp
gần xa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Đinh Thị Hải Yến


5

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CĐVHNT

Cao đẳng văn hóa nghệ thuật

GS.TS

Giáo sư tiến sĩ

GS.TSKH

Giáo sư, tiến sĩ khoa học

Nxb


Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

PGD

Phịng giáo dục

TTLĐ

Thơng tin lưu động

TTVH

Trung tâm văn hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

VHTT

Văn hóa thơng tin


VNDG

Văn nghệ dân gian

2T

2 trưởng

3t

3 thứ



4 đúng



5 đúng

6T

6 trưởng


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người cùng chung sống trên một

cương vực, chính đặc trưng này đã tạo nên những sắc thái văn hóa đa dạng và
phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Tuy nhiên, văn hóa của mỗi
tộc người lại được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, chúng được
quy định những điều kiện hoàn cảnh lịch sử, không gian địa lý cụ thể quyết
định và chi phối. Nền văn hóa của mỗi tộc người cũng được biểu hiện khá
phong phú về loại hình, cấu trúc, thể loại cũng như đặc trưng văn hóa. Trong
nền cảnh đó, âm nhạc là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể điển hình
mang tính truyền thống lâu đời và độc đáo. Ở mỗi địa phương lại có những
làn điệu dân ca với những nét đặc trưng khác biệt
Huyện Văn Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, nơi đây có 11 cộng
đồng dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm tỉ lệ khá đông.
Trước kia, người Dao đỏ sống rải rác dọc theo các con sông, con suối, phá
rừng làm nương, du canh, du cư, cuộc sống vơ cùng khó khăn, nghèo đói, lạc
hậu. Ngày nay, họ đã sống tập trung thành làng bản riêng biệt, lấy nguồn sống
chính là nơng nghiệp và trồng cây công nghiệp như quế, chè. Tuy cuộc sống
vật chất của người Dao đỏ ngày nay đã có nhiều biến đổi theo chiều hướng
tích cực. Đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ khá phong phú, đa
dạng và mang đậm bản sắc tộc người. Họ có những nét đặc trưng riêng như:
chữ viết riêng, truyện, thơ ca, tục ngữ, dân ca, dân vũ, nhạc cụ…đặc biệt là
âm nhạc dân gian của người Dao đỏ có q trình phát triển lâu dài, ngày càng
hoàn thiện về mặt nghệ thuật và sắc thái dân tộc.
Dân ca các dân tộc người thiểu số ở nước ta nói chung cũng như dân ca
của người Dao đỏ ở tỉnh Yên Bái và cụ thể là huyện Văn n nói riêng ln


7

gắn liền với đời sống tinh thần của người dân. Loại hình này đã phản ánh
cuộc sống lao động, sinh hoạt, phong tục - tập tục, lễ nghi và những tâm tư
tình cảm, khát vọng của họ trong cuộc sống. Trong sinh hoạt đời sống hàng

ngày của cộng đồng cư dân, dân ca phản ánh trực tiếp tới công việc hoặc tâm
trạng của người lao động một cách chân thực; những khi lên nương, dưới
ruộng, quăng chài, đốn gỗ, dựng nhà mới cho đến các nghi lễ vòng đời như:
cúng mụ, Cấp sắc, trao duyên với bạn tình, cưới hỏi, ma chay…Những làn
điệu dân ca thể hiện nỗi niềm suy tư, khát vọng cũng như làm phong phú
thêm đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân nơi đây.
Chính vì lẽ đó, trong q trình lao động, sáng tạo, người dân nơi đây đã
để lại nhiều dấu tích vật chất và tinh thần. Trong sách Đại Nam nhất thống
chí đã từng ghi về nhân dân vùng này rằng: “ Phong tục thì thuần hậu, biết văn
tự, lễ phép, phần nhiều ăn gạo nếp, mặc vải chàm, phụ nữ lưng đeo địu con, gần
nhà đặt cối để giã gạo, làm guồng nước để tưới ruộng, dùng ống vầu để múc
nước”. [23, tr.13]
Ngày nay, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa để bắt nhịp với sự thay đổi của thời đại. Sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã
hội…nhất là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ tăng nhanh về văn hóa trong mọi
tầng lớp nhân dân đã làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa của tộc người trên
hai phương diện, văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó bao hàm cả yếu tố tích
cực và tiêu cực. Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện
nghe nhìn hiện đại và các thể loại âm nhạc ngoại lai đang xâm nhập mạnh mẽ
vào nước ta. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy nền âm nhạc dân gian các
dân tộc Việt Nam, mà cụ thể là dân ca của tộc người Dao đỏ là vấn đề đang đặt
ra hiện nay cho các cấp, ngành quản lý văn hóa, xã hội.
Là người con của quê hương, với mong muốn được tìm hiểu, sưu tầm
và nghiên cứu một cách toàn diện về các làn điệu dân ca của người Dao đỏ ở


8

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, với mục tiêu đóng góp nguồn tư liệu cho địa
phương trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của loại

hình nghệ thuật này. Mặt khác, việc nghiên cứu này nhằm bổ xung thêm kiến
thức về dân ca của người Dao đỏ cho tác giả luận văn để phục vụ cho công tác
giảng dạy trong nhà trường tại tỉnh Yên Bái. Chính vì lẽ đó, tác giả quyết định
chọn đề tài: “Dân ca của người Dao đỏ ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”
làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế cho thấy, việc tìm hiểu về người Dao đã được nhiều
tác giả đề cập tới trong các công trình nghiên cứu chuyên khảo về các lĩnh vực
khác nhau như: dân tộc học, bảo tàng học, lịch sử học, xã hội học, ngơn ngữ học,
văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian.... Đó là những nguồn tài liệu quan trọng,
mang những giá trị tiêu biểu, được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau
trong đời sống xã hội của người Dao đỏ. Những tập hợp và thống kê bước đầu
cho thấy, cho tới nay đã có những cơng trình nghiên cứu đề cập tới như:
- Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Yên do Ban chấp hành Đảng
bộ huyện Văn n xuất bản. Cơng trình được chia làm 02 phần, gồm 07
chương, đã đề cập đến các nội dung lớn như: 1/Giới thiệu một số nét khái
quát về miền đất, con người huyện Văn Yên; 2/Truyền thống cách mạng trước
khi thành lập huyện (1930-1945); 3/Đảng bộ huyện Văn Yên lãnh đạo phong
trào cách mạng ở địa phương. Trong phần một khi giới thiệu chung về vùng
đất con người Văn Yên, cuốn sách đã giới thiệu một cách khái lược nhất về
người Dao với các đặc điểm: nơi phân bố ở trong huyện; hình thức canh tác,
nhà ở, nghề thủ công truyền thống.
- Cuốn sách Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Đỗ
Quang Tụ và Nguyễn Liễn chủ biên. Cuốn sách bao gồm 5 phần lớn được kết
cấu thành 12 chương với các nội dung tương ứng như: Quá trình nhập cư;


9

phân nhóm, ngành; nhân dân Việt Nam đón nhận anh em người Dao…; các

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như nhà cửa, phong tục tập quán, các
nghi thức nghi lễ, các thơ cổ trong nghi lễ vòng đời của người Dao.
- Cuốn Sự phát triển Văn hóa - Xã hội của người Dao: Hiện tại và
tương lai do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia biên soạn. Kỷ
yếu tập hợp những bài viết của các học giả trong nước và ngoài nước giới
thiệu về người Dao trong quá khứ cũng như trong tương lai. Trong cuốn kỷ
yếu có đăng tải bài viết của GS.TS. Hoàng Nam với tiêu đề “Nghề trồng quế
của người Dao đỏ ở Văn Yên (Yên Bái)” dung lượng 06 trang. Bài viết đi sâu
giới thiệu về nghề trồng cây quế truyền thống của bà con dân tộc Dao đỏ từ
dân số, câu chuyện kể dân gian về nguồn gốc của cây quế và hiệu quả kinh tế
của nó.
- Khố luận tốt nghiệp “Tìm hiểu dân ca người Dao đỏ ở huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái” của học viên Nguyễn Thị Dung, khoa Lý luận - Sáng tác Chỉ huy, hệ Tại chức thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chia thành
hai nội dung lớn: Tộc người Dao đỏ trong khơng gian văn hóa ở huyện Văn
n và việc tìm hiểu một số phương diện biểu hiện trong dân ca Dao đỏ ở
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ở hai nội dung này được tác giả trình bày một
cách khái lược nhất về địa lý, điều kiện tự nhiên vùng đất Văn Yên; về phong
tục tập quán; về làn điệu dân ca với những chi tiết như: lời ca, thang âm - điệu
thức, quãng, giai điệu, tiết nhịp - tiết tấu, cấu trúc…
- Hồ sơ khoa học “Văn hóa dân tộc Dao đỏ, bản Động Ính, xã Tân
Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” thuộc đề tài “Thực trạng và giải pháp bảo
tồn văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và
du lịch” do tác giả Đồng Thị Hồng Hạnh thực hiện. Trong hồ sơ trình bày các
nội dung như: khái quát chung về bản Động Ính, lịch sử hình thành bản,
những nét tiêu biểu của văn hóa bản gồm cảnh quan mơi trường, phong tục,


10

tập qn, lễ hội, trị chơi sinh hoạt văn hóa dân gian, các lễ hội truyền thống…

Ngoài ra, khi nghiên cứu về người Dao và đặc biệt là người Dao đỏ cịn có
một số cơng trình nghiên cứu khác như:
- Cuốn sách “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn”
do tác giả Nơng Thị Nhình viết năm 2000.
- Cuốn sách “Người Dao ở Việt Nam” do các tác giả Bế Viết Đẳng,
Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến biên soạn năm 1971.
- Cuốn “Sự phát triển Văn hóa Xã hội của người Dao. Hiện tại và
tương lai” biên soạn năm 1998.
- Cuốn sách “Người Dao ở Hà Giang” do Nhà xuất bản Văn hóa Dân
tộc năm 1999.
- Cuốn sách “Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội” do tác giả Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn biên soạn
năm 2005.
- Đề tài luận văn Thạc sỹ Văn hóa học “Phong tục cưới xin của người
Dao đỏ ở huyện Lục yên tỉnh Yên Bái”, do học viên Triệu Thị Bình, thực hiện
khóa 2004 - 2007.
- Đề tài Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học “Lễ hội cầu mùa của người
Dao đỏ, xã Phúc Lợi - Lục Yên, Yên Bái” do học viên Đào Đức Tồn thực
hiện khóa 2000- 2003.
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu về người Dao nói chung và người
Dao đỏ nói riêng chủ yếu là nghiên cứu mang tính khái quát về tộc người
hoặc đi sâu vào khía cạnh văn hóa tín ngưỡng, truyền thống cũng như nguồn
gốc, quá trình di cư của tộc người Dao. Song đến nay, vẫn chưa có một cơng
trình chun khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về giá trị
văn hóa tinh thần và ảnh hưởng của các làn điệu dân ca trong đời sống văn
hóa của tộc người Dao cũng như phương hướng bảo tồn, phát huy các giá trị


11


văn hóa của loại hình này trong đời sống cộng đồng người Dao đỏ ở huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về các thể loại dân ca của người Dao đỏ
ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Xác định giá trị tiêu biểu và vị trí của dân ca
trong đời sống văn hóa của cộng đồng tộc người Dao đỏ ở huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu đặc điểm không gian văn hóa huyện Văn Yên, Yên Bái sự giao lưu văn hóa giữa tộc người Dao với nhau và với các tộc người khác
trong cùng khơng gian văn hóa đó.
+ Nghiên cứu đặc trưng, thể loại và giá trị của các làn điệu dân ca
người Dao đỏ, từ đó đánh giá thực trạng và bước đầu đề ra các giải pháp bảo
tồn, phát huy các giá trị của dân ca tộc người Dao đỏ trong đời sống văn hóa
cộng đồng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các làn điệu dân ca trong
không gian văn hóa của người Dao đỏ ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Luận văn nghiên cứu về các làn điệu dân ca trong không gian văn hóa
huyện Văn Yên - nơi có tộc người Dao đỏ sinh sống.
+ Đối với các làn điệu dân ca của tộc người Dao đỏ, luận văn nghiên
cứu lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển; mơi trường, hình thức diễn
xướng, những đặc trưng về âm nhạc…


12

5. Phương pháp nghiên cứu

+ Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát điền dã tại địa phương, quan
sát, miêu tả, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, phỏng vấn…
+ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, văn
hóa học dân gian, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học...
+ Trên cơ sở những nguồn tài liệu có được, tiến hành tập hợp, hệ thống
hóa để phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
+ Luận văn sẽ là cơng trình giới thiệu một cách có hệ thống về dân ca
và khơng gian văn hóa của tộc người Dao đỏ ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái,
góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị của chúng trong giai đoạn
hiện nay.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu để nâng cao trách
nhiệm bảo vệ, giữ gìn dân ca cho chính cộng đồng; đồng thời, đây cũng là
nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học
cùng hướng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về tộc người và dân ca người Dao đỏ ở huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Chương 2: Những đặc điểm của dân ca tộc người Dao đỏ ở huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái
Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy dân ca tộc người
Dao đỏ ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái


13

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ DÂN CA NGƯỜI DAO ĐỎ

Ở HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
1.1. Tộc người Dao đỏ ở huyện Văn Yên
1.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên
Văn Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái với
diện tích tự nhiên là 1.390,23 km2, phía Nam giáp với huyện Trấn Yên, phía
Đơng giáp với huyện Lục n và n Bình, phía Tây giáp với Văn Chấn và
Mù Cang Chải, phía Bắc giáp với Văn Bàn và Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). Văn
Yên từ lâu được biết đến là vùng đất trù phú, nguồn nước dồi dào, cây cối tốt
tươi quanh năm lại chịu khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, độ ẩm cao. Địa hình ở
đây được chia làm 3 loại: địa hình núi cao ở thượng huyện, địa hình núi thấp
và các đồi bát úp ở giữa, địa hình thung lũng và sơng ngịi ở khu vực sơng
hồng và suối thia. Với vị trí cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, cách thủ đô Hà Nội
hơn 200 km, cách thành phố Lào Cai 140 km, huyện Văn Yên có hệ thống
giao thông vận tải thuận tiện về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Huyện Văn Yên có 26 xã và một thị trấn với 312 khu phố, thôn bản,
dân số 114.235 người, mật độ dân số 82 người/km2; huyện Văn Yên có 11
dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 62%, dân tộc Dao chiếm 19%, dân tộc
Tày chiếm 14% còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có những đặc
trưng văn hóa riêng, đặc biệt là hình thức dân ca, dân vũ với nghệ thuật biểu
diễn đạt đến đỉnh cao như hòa tấu khèn bè của người H’Mông, hát lượn của
người Tày, lễ Cấp sắc của người Dao - lễ này vừa mang tính phong tục vừa có
ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì nó đánh dấu một giai đoạn trưởng thành của một
đời người… tất cả tạo cho Văn Yên một bức tranh văn hóa vơ cùng phong
phú đậm đà màu sắc văn hóa dân tộc.


14

1.1.2. Đặc trưng về tộc người
Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ từ các tỉnh Phúc Kiến,

Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam di cư vào Việt Nam. Quá trình di cư của
họ vào Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ và trong một thời gian dài. Người Dao
xuất hiện sớm nhất vào khoảng từ thế kỷ XIII, cho tới đầu thế kỷ XX, với
nhiều nhóm người, bằng nhiều con đường bộ, thủy khác nhau.
Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái, người Dao là dân tộc
có dân số khá đơng, hiện nay có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số
toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa - vùng tiếp giáp
giữa vùng thấp và vùng cao. Người Dao sống tập trung đông nhất ở huyện
Văn Yên, chiếm đến hơn 30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các
huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên.
Người Dao có nhiều tên gọi khác nhau như: người Động, người Xá,
người Mán... nhưng Dao là tên gọi chính thức. Chính người Dao tự gọi mình
là “Kiềm miền” (tức là người ở rừng).
Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh n Bái có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ
(cịn gọi là Dao Sừng, Dao Cóc Ngáng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (cịn
gọi là Dao Nga Hồng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tuyển
(còn gọi là Dao Tuyển). Để phân biệt các nhóm Dao, chủ yếu dựa vào sự khác
nhau trong bộ trang phục của phụ nữ. Phụ nữ Dao đỏ có đặc điểm dễ nhận
thấy là dùng rất nhiều màu đỏ, nhiều tua và núm bông đỏ. Trong đám cưới
hay trong lễ cúng Bàn Vương, phụ nữ Dao đỏ đội mũ rất to có khung gỗ hay
nan tre nứa bẻ thành hai góc nhọn nhơ ra phía trước mặt. Bên ngồi phủ vải
đỏ hay khăn thêu. Phụ nữ Dao Quần Chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân.
Trước đây phụ nữ nhóm Dao Quần Trắng có đặc điểm nổi bật là yếm rất to
che kín cả ngực và bụng. Tên gọi Dao Quần Trắng bắt nguồn từ phong tục


15

trong lễ cưới phải mặc quần trắng. Người Dao Làn Tuyển mặc áo dài, đội mũ
nhỏ như cái đấu gỗ.

Các nhóm Dao cũng có sự khác nhau ít nhiều về tiếng nói song đều
thuộc nhóm ngơn ngữ H’Mơng - Dao (dịng ngơn ngữ Nam Á). Mặc dù có tên
gọi, trang phục, tiếng nói có một số điểm khác nhau nhưng tất cả các nhóm
Dao đều có chung một nguồn gốc và cùng thờ ông tổ Bàn Vương. Cho đến
nay trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền câu chuyện Bàn Hồ, được ghi
lại rất rõ ràng trong một số cuốn Quả sơn bảng.
Huyện Văn Yên là địa bàn có nhiều ngành Dao và người Dao cư trú
đông nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, chiếm đa số là người
Dao đỏ. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao đỏ ở Văn Yên là vùng núi thấp
và cư trú thành làng, thơn, xóm tập trung, mỗi thơn chỉ có vài nóc nhà. Trước
kia đồng bào cư trú phân tán dọc theo các con suối thành các bản riêng biệt,
khoảng cách giữa các nhà thưa thớt vì phải chạy theo nương rẫy. Người Dao
đỏ sống tập trung đông nhất ở các xã Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Đại Sơn. Thơn
xóm hiện nay đã định cư, nhà cửa thiết lập trên sườn đồi, gần suối nước hay
nơi có điều kiện dẫn nước về tận nhà.
1.1.3. Các giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu
1.1.3.1. Nhà ở
Nhà của người Dao đỏ ở huyện Văn Yên cũng giống như nhà của người
Dao đỏ ở nhiều nơi khác là kiểu nhà đất, nhà hình chữ nhật thường có hai
mái, trong nhà có từ 3 đến 5 gian. Nguyên liệu làm nhà thường kiếm tại chỗ,
chủ yếu là cây rừng. Phần gian nhà bên phải dành đặt giường ngủ của khách,
buồng ngủ của chủ nhà đặt ở phía bên phải gần bàn thờ, giường ngủ của con
trai thường đặt ở sau giường của khách, cịn giường ngủ của con gái thường
đặt ở phía trong gần bếp. Bàn thờ được đặt ở gian giữa, nhà thường có hai bếp
(một bếp ở gian ngồi để sưởi ấm vào mùa đông dành cho đàn ông và khi có


16

khách đến, một bếp để nấu ăn và nấu cám lợn). Nhà của người Dao đều theo

một nguyên tắc: bếp là nơi tập của cả gia đình, là nơi rộng nhất trong nhà.
Người Dao sử dụng hơi ấm của bếp và cả khói bếp để chống ẩm, chống mốc,
chống sâu bọ, ruồi, muỗi… bếp lửa cháy cả ngày. Nhà của họ ít có cửa ra vào,
đặc biệt là cửa sổ. Loại nhà nền đất của người Dao đỏ ở đây vẫn là loại nhà có
tính chất ổn định ở miền núi cao, và đây là loại nhà tổng hợp, bếp, chuồng gia
súc, các công cụ sản xuất và sinh hoạt đều thuộc phạm vi nhà ở.
1.1.3.2. Trang phục
Trang phục của mỗi ngành Dao đều có sự khác biệt rất rõ và đó cũng là
căn cứ để gọi tên cho các ngành Dao. Chẳng hạn, tên của ngành Dao hay Mán
Thanh Y được dựa đặc điểm màu xanh chủ đạo của trang phục. Ngành Dao
Quần Chẹt là dựa vào đặc thù quần của nữ giới được may bó sát vào đùi, bắp
chân vấn xà cạp. Đối với người Dao ở huyện Văn Yên, đa số thuộc ngành
Dao Đại Bản nhưng trang phục của nữ giới được tạo điểm nhấn bằng những
gam màu đỏ của vải hoặc sợi trên nền vải đen nên còn được gọi là Dao đỏ.
Riêng với trang phục của cơ dâu người Dao đỏ thì chỉ cần chiếc mũ cũng đã
chiếm tới hơn nửa màu đỏ trong tổng thể của cả bộ trang phục.
Kết cấu bộ trang phục truyền thống của người Dao đỏ ở Văn Yên được
thể hiện bằng các đặc điểm nhận diện như: đối với nam giới khơng có gì khác
biệt lắm so với trang phục nam giới trong các ngành Dao cũng như trang phục
nam giới của một số dân tộc khác. Đàn ông Dao đỏ thường đội mũ nồi hoặc
vấn khăn dài như một chiếc mũ rộng vành, áo chàm được may theo lối cổ
khoanh bí, áo dài gần trùm mơng, vạt áo may thẳng có cài khuy lộn dọc từ
ngực xuống bụng, sau lưng áo có miếng vải hoa văn hình bùa chú nhằm
chống lại sự tấn công của thú dữ, ma quỷ làm hại từ phía sau. Một loại áo
khác được may ngắn qua thắt lưng một chút, vạt cài khuy lộn từ nách trở
xuống. Quần của đàn ông là quần thụng vải đen, may kiểu chân què bổ đũng


17


dài gần chạm cổ chân và cạp quần luồn dây rút bằng sợi vải hoặc sợi gai.
Trang phục của nữ giới thường được may cơng phu hơn và gồm có các bộ
phận: khăn, áo, thắt lưng, quần, xà cạp. Khăn là một băng vải màu đen khá
dài và khi vấn thì một đầu khăn được áp vào tóc, đầu cịn lại được vấn quanh
đầu thành tháp nhịn, sau đó vắt đuôi khăn qua đỉnh đầu buông dài ngang lưng.
Áo phụ nữ thường may dài gần ngang mông và phần cổ cũng được viền
những băng vải hoa văn màu đỏ trông rất đẹp và vạt áo bên phải là vạt bên
trong có cúc bấm vào phía trong của vạt ngồi (vạt trái) rồi kéo vạt trái sang
bấm vào hàng cúc dọc hạ theo sườn phải. Hai bên cổ áo thường được đính
những chùm sợi màu đỏ bng dài xuống bụng. Sau lưng áo của nữ giới cũng
có một mảng hoa văn có hình bùa chú.
Quần của phụ nữ Dao đỏ được máy theo kiểu quần bổ đũng, đũng rộng
nhưng ống quần may thn, bó dần xuống phía gấu và quần chỉ dài gần tới
mắt cá chân, gấu quần rất to được làm bằng một băng vải hoa văn và ống
chân được quấn xà cạp. Cạp quần được đai chặt vào eo bởi dây lưng vải và
tiếp tục đai thêm một băng dây lưng khác có rất nhiều sợi màu bng tua dài
xuống đùi để tôn thêm vẻ sặc sỡ của trang phục. Cùng với vẻ đẹp khi mặc bộ
trang phục này thì hình thức bên ngồi của phụ nữ Dao đỏ càng được tôn lên
rất nhiều bởi bộ trang sức như các vòng bạc to đeo cổ và nhiều sợi dây xà tích
bằng bạc.
Theo những nghiên cứu về dân tộc học thì việc trang phục người Dao
nói chung và người Dao đỏ nói riêng, được thể hiện bằng nhiều màu lá, bởi
chúng gắn với sự tích về tướng quân họ Bàn tên Hộ. Ngài đã hố thân thành
con long khuyển mình rồng với màu ngũ sắc để đột nhập vào thành với mục
đích giết chết Cao Vương cứu đất nước của Bàn Vương khỏi bị tiêu diệt. Vì
vậy, Bàn Vương truyền dạy con cháu người Dao đời đời về sau phải mặc
quần áo có nhiều màu sắc để nhớ ơn tướng quân Bàn Hộ.


18


Các nghiên cứu về trang phục truyền thống của người Dao đỏ còn cho
thấy, trang phục của người Dao đỏ vừa bảo đảm yếu tố thực dụng nhưng cũng
rất sâu đậm sắc thái văn hố. Quần áo đàn ơng may rộng là để phù hợp với
đặc thù công việc leo núi, chặt cây, săn bắn… thường phải vận động nhanh,
mạnh mẽ. Trang phục của phụ nữ có nhiều màu và may bó sát vào cơ thể
nhằm tơn lên vẻ đẹp, sức hấp dẫn hình thể của phụ nữ. Đồng thời, kiểu trang
phục này lại ngăn chặn được bụi bặm khi làm nương, hạn chế được khí hậu,
thời tiết lạnh, ẩm xâm nhập vào cơ thể. Xà cạp có tác dụng chống lạnh, ngăn
ngừa muỗi, vắt, vật cứng, nhọn làm tổn thương ống chân, nhất là nó hạn chế
được cả nguy cơ rắn cắn.
Đồ trang sức của người Dao đỏ chủ yếu làm bằng bạc hoặc đồng, vịng
tai thường có đường kính khoảng 4 đến 5cm, vịng cổ có nhiều cỡ to, nhỏ, hoa
văn khác nhau, vịng tay có nhiều kiểu thanh trịn khơng có hoa văn trang trí,
hoặc dẹp có hoa văn, nhẫn chủ yếu là nhẫn bạc, dẹp hoặc trịn.
1.1.3.3. Loại hình canh tác và các nghề thủ cơng truyền thống
Hình thái kinh tế chủ yếu của người Dao đỏ ở huyện Văn Yên là sản
xuất nông nghiệp với hai loại hình: lúa nương và lúa nước. Trong đó lúa nước
chiếm tỷ lệ ít hơn. Ngồi ra, đồng bào cịn trồng một số loại cây hoa màu như
ngơ, sắn... Rau của người Dao đỏ có các loại bầu, bí, mướp đắng, các cây họ
đậu, khoai, củ từ, dưa gang... Đặc biệt, ở người Dao đỏ ở Yên Bái phát triển
mạnh 2 loại cây cơng nghiệp đó là quế và chè. Quế là cây trồng truyền thống
của đồng bào Dao ở huyện Văn Yên, khi sinh con gái bố mẹ lại trồng thêm
quế dành làm của hồi môn, khi sinh con trai cũng trồng thêm quế làm của để
dành cho con. Ngoài cây lúa, hoa màu và quế, chè người Dao n Bái cịn có
thu nhập thêm từ chăn ni trâu, bị, lợn, gà...
Nghề thủ cơng truyền thống là làm giấy, dệt vải, nhuộm chăn, in và
thêu hoa văn trên vải. Đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, mây song.



19

Nghề rèn của đồng bào Dao cũng phát triển, chủ yếu là các nông cụ như: dao,
cuốc, cào cỏ, lưỡi cày, súng kíp. Nghề làm đồ trang sức bằng bạc, sanh căng
và bằng đồng làm thành vòng cổ, vòng tay, khun tai, nhẫn, xà tích.
Người Dao cũng có nghề làm giấy, giấy của đồng bào Dao sản xuất khá
tốt nên còn được các dân tộc khác như Tày, Nùng ưa dùng. Nguyên liệu chính
để làm giấy là rơm rạ, vỏ cây, tre nứa… loại giấy này có ưu điểm là mỏng và
mịn, tương đối trắng, ăn mực, khơng nhịe và giữ được lâu. Cho đến nay,
người Dao còn giữ được những cuốn sách cúng, gia phả đã ghi từ lâu cũng là
nhờ có giấy này. Giấy cịn làm vật trang trí ngày lễ, ngày tết, làm vàng mã
cúng tổ tiên.
1.1.4. Giá trị văn hóa phi vật thể
Tộc người Dao đỏ cũng như những tộc người thiểu số khác ở huyện
Văn Yên và ở các vùng khác thuộc tỉnh Yên Bái đều có một đời sống tinh
thần phong phú, đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như tín ngưỡng
dân gian, lễ hội dân gian, văn học dân gian. Những giá trị VH phi vật thể ở
đây được biểu hiện thông qua phong tục cổ truyền của tộc người Dao đỏ ở
vùng đất này.
1.1.4.1. Ma chay
Người Dao đỏ quan niệm về tái sinh và tin rằng mọi vật đều có linh
hồn, khi một thực thể chết đi, thể xác lìa khỏi cõi trần nhưng linh hồn vẫn
sống và tái sinh thành người khác hoặc các con vật khác như chó, ngựa, lợn,
trâu… Cuộc sống linh hồn khơng có gì khác cõi trần nên con người phải sống
thiện, sống tốt, nếu ai làm điều ác sẽ bị các linh hồn quở trách. Quan niệm đó
được thể hiện rất rõ trong tang ma cho người chết. Trong tang ma, người Dao
đỏ thường tiến hành các lễ sau: Lễ khâm niệm, lễ xôi gà và lập bàn thờ (lễ cấp
thủy và dâng rượu, gia súc); lễ làm chay, lễ nhập quan yểm bùa, lễ đưa đám,



20

lễ hạ huyệt và lễ cúng cơm. Gia đình nào có người chết, mọi người trong nhà
khơng được khóc ngay, tang chủ phải đeo dao và mang một gói muối tới đặt
trước cửa nhà thầy cúng lạy ba lạy để mời thầy cúng đến cúng ma. Nếu thầy
cúng nhận lời, tang chủ mới đưa gói muối cho thầy cúng đặt vào bàn thờ và
khấn vài câu biến báo tổ tiên được biết. Khi tang chủ về, thầy cúng mới đi
mời thêm một số thầy phụ giúp cho mình rồi mới lên đường đi cúng giúp.
Ngồi ra, tang chủ cịn phải tới trước cửa từng nhà để báo tang và xin hộ
tang. Người Dao đỏ cũng như hầu hết các nhóm người Dao ở n Bái khơng
có tục cải táng người chết. Nếu là người đã qua lễ Cấp sắc đều được gọi
hồn về nhà lớn để thường xuyên thờ cúng, người Dao có tục lệ ăn sinh
nhật, cúng sinh nhật cho cha mẹ khi cịn sống, khơng tổ chức cúng giỗ khi
đã chết. Đồng bào rất kiêng kỵ việc dựng vợ gả chồng cho con hay làm nhà
mới, trồng cấy, gieo hạt giống trùng với ngày mất của người thân và họ rất
e ngại giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong
gia đình vì tin rằng làm như vậy hồn người chết sẽ bắt người sống đi. Nếu
không nhớ giờ sinh của những người sinh của những người trong gia đình
thì trong khi làm lễ khâm liệm mọi người phải tránh mặt. Chúng ta thấy
quan niệm về xác và hồn của người Dao đỏ rất rõ dệt và mang tính ngun
thủy. Khơng chỉ con người mới có linh hồn mà một số khúc sơng, hịn đá
to, cây to cũng có linh hồn của nó.
Người Dao tin rằng khi một thực thể chết đi thì hồn lìa khỏi xác và biến
thành ma. Người ta chia làm hai loại ma, ma dữ và ma lành, ma lành mang
phúc lộc và ma dữ giáng họa cho con người.
1.1.4.2. Một số nghi lễ liên quan đến nông nghiệp
Người Dao đỏ cịn có nhiều tín ngưỡng, nghi lễ liên quan đến nông
nghiệp. Thường trong mỗi khâu sản xuất người ta phải chọn giờ tốt, ngày tốt



21

kỹ lưỡng và có những tục kiêng kị rất phức tạp trong sản xuất như kiêng gió,
kiêng sấm, kiêng chim, kiêng chuột phá hoại mùa màng.
Một trong những tín ngưỡng liên quan đến nơng nghiệp có thể thấy rõ
nhất ở người Dao đỏ ở huyện Văn Yên là tục thờ cúng thóc giống, cúng
nương, lễ cầu mùa, cúng dịp lập thu, cúng cơm mới, cúng hồn vía…
* Cúng thóc giống là một nghi lễ không thể thiếu, lễ cúng thường được
tiến hành trước khi mang thóc giống ra nương, cúng trong dịp lễ tết Thanh
minh và cúng tại nhà. Trong lúc cúng họ cấm người ngồi (kể cả hàng xóm
thân quen) vào nhà, họ quan niệm rằng người ngoài vào nhà trong lúc đang
cúng thì hồn thóc lúa sẽ theo người đó đi mất, hoặc sợ hồn người xấu làm ảnh
hưởng đến lễ cúng.
* Lễ cúng nương được tiến hành vào ngày tra lúa nương, sau khi chọn
được ngày tốt, giờ tốt. Hơm đó chủ nhà dậy thật sớm mang theo một số lễ
gồm: một con gà luộc, xôi, rượu, giấy (tiền của ma) ra nương dựng một cái
lều nhỏ để cúng. Khoảng hai tháng sau, sau khi làm cỏ lúa, đồng bào còn làm
lễ cúng nương một lần nữa nhưng lần này chỉ cúng ở nhà, lễ cúng tương tự
như cúng tra lúa.
Đặc biệt nhất là lễ cầu mùa tiến hành từ mùng ba đến mùng năm tết trong
ngôi nhà chung của cả bản ở ngồi đồng (thường thì ba năm một lần tổ chức lễ
này). Lễ cầu mùa diễn ra trong hai ngày và có sự góp cơng, góp sức của cả bản.
Trong lễ này ngồi cúng nói thì âm nhạc cũng chiếm một vị trí quan trọng - là
phần đệm cho cúng nói, thậm chí nó cịn được diễn tấu độc lập trong lễ này. Vào
dịp lập thu người Dao đỏ cũng tiến hành cúng, lễ này thì đơn giản, họ lấy giấy
các màu (xanh, đỏ, vàng) cắt thành nhiều kiểu hình khác nhau rồi đem dán ở các
ngả đường cả trên nương, ngoài ruộng…với dụng ý khi ma qua lại thấy sẽ sợ và
không dám phá hoại mùa màng, càng không dám bắt hồn người sống.



22

* Lễ cúng cơm mới, đây là một trong những lễ quan trọng và được cúng
trong nhà, cũng như lễ cúng thóc giống, người lạ khơng được vào trong nhà.
Lễ cúng này để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng được bội thu.
Thờ cúng: Người Dao đỏ Văn Yên cũng thờ cúng tổ tiên như nhiều dân
tộc khác. Tổ tiên được thờ riêng trong từng gia đình hoặc nhà tộc trưởng. Tổ
tiên thường được thờ từ bảy đến chín đời (tùy theo từng dịng họ) điều này
thường được thể hiện rõ trong các nghi lễ lớn như Cấp sắc, tảo mộ hoặc trong
các dịp lễ lớn của gia đình. Trong những dịp ấy, đồng bào thường khấn tổ tiên
từ đời thứ chín trở xuống. Nhưng trong việc thờ cúng hàng ngày người ta chỉ
cầu khấn đến ông tổ ba đời. Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất
trong nhà. Đồng bào quan niệm rằng không phải tổ tiên lúc nào cũng ở trên
bàn thờ mà ở chủ yếu là trên trời, tổ tiên thường về thăm con cháu vào những
dịp cúng giỗ hoặc khi con cháu cầu viện tới.
* Tết nhảy: Người Dao đỏ ở Văn n cịn có một nghi lễ rất quan trọng,
gọi là “Tết nhảy” (Nhiàng chồm đao). Nghi lễ này nhằm mục đích cúng Bàn
Vương và luyện binh tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt gia đình.
Tết nhảy thường được tổ chức vào tháng chạp (từ 15-25 tháng chạp). Nội dung
chính của nghi lễ này là múa “Tam nguyên an ham”, múa bắt ba ba, múa sản
xuất diễn tả quá trình lao động của người Dao. Nghi lễ “Nhiàng chồm đao” chủ
yếu phục vụ cho sinh hoạt tơn giáo – tín ngưỡng nhưng nó khơng tồn tại như
ngày hội, ít nhiều mang màu sắc văn nghệ, vui khỏe. Ngày nay một số động tác
múa đã được cải biến và phục vụ cho sinh hoạt văn hóa dân tộc.
* Lễ Cấp sắc: Trong sinh hoạt xã hội – gia đình của người Dao đỏ ở
Văn Yên, “Cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều
phải qua lễ này, thậm chí lúc cịn sống chưa được Cấp sắc sau khi chết con
cháu phải làm lễ cho, đây là một nghi thức của tàn dư lễ thành đinh. Đồng bào
Dao quan niệm: Người nào được Cấp sắc được nhận là con cháu của Bàn



23

Vương; người được Cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, được Cấp sắc
thì làm ăn mới may mắn, dòng họ mới được phát triển và đặc biệt, nếu muốn
làm được nghề thầy cúng thì bắt buộc phải qua lễ Cấp sắc, sau lễ Cấp sắc,
người được Cấp sắc sẽ có một tên mới gọi là tên âm, cho tới khi chết các thầy
cúng sẽ gọi tên Cấp sắc mà khơng sử dụng tên như khi cịn sống thường ngày.
Những người qua lễ Cấp sắc thì sẽ được làm quan khi sang thế giới bên kia và
sẽ được sung sướng. Cịn những người khơng được Cấp sắc thì khi sang thế
giới bên kia sẽ bị khổ, phải làm người hầu cho những người đã qua Cấp sắc.
Chính vì quan niệm như vậy nên tốn kém bao nhiêu, gia đình nào có con trai
đến tuổi (từ 13 tuổi trở lên) đều phải tổ chức lễ này.
* Lễ cưới của người Dao đỏ Văn Yên cũng rất độc đáo, trước ngày cưới
khoảng một năm bên nhà trai đã phải trao các khoản thách cưới bằng tiền cho
nhà gái để cô dâu kịp chuẩn bị cho ngày cưới. Suốt một năm ấy, cô gái phải
chuẩn bị nhiều thời gian để thêu thùa, sắm sửa trang phục, chuẩn bị của hồi
môn. Đến ngày cưới nhà trai cử người sang đón dâu, cùng đi cịn có cả một
dàn nhạc nhỏ bao gồm ba kèn pí lè, một trống to, một chiêng, diễn tấu từ khi
bắt đầu rời nhà trai đến khi sang nhà gái và một số các bà, các cô hát đối đáp
khi sang đến nhà gái.
Các nghi lễ trong cưới xin và tang ma của người Dao đỏ bao gồm nhiều
bước và khá phức tạp. Nhưng những nghi lễ đó của họ vẫn giữ được nhiều nét
cổ truyền và đậm chất văn hóa dân tộc.
1.1.4.3. Văn hố ẩm thực của người Dao đỏ đơn giản hơn so với các tộc
người khác thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái, thức ăn chính của người Dao đỏ
là cơm tẻ và gạo nương, thực phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái
trong rừng, măng, mộc nhĩ và các loại thảo mộc khác. Ngày nay, đồng bào đã
trồng nhiều loại rau khác nhau ngay tại vườn nhà để phục vụ nhu cầu hàng
ngày khi không vào rừng hái rau. Các loại gia súc gia cầm được nuôi chủ yếu



24

để phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng dân gian của đồng bào. Thịt lợn là loại
thực phẩm không thể thiếu trong tết nhảy, lễ Cấp sắc, lễ chay, lễ cưới và tang
ma… mỗi nghi lễ của người Dao đỏ thường mổ từ 5- 7 con lợn. Các món ăn
chủ yếu của người Dao đỏ trong ngày thường được chế biến theo kiểu luộc và
xào, thỉnh thoảng cũng nướng và lam.
1.1.4.4. Y học dân gian: Trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm sống
của mình, người Dao đỏ đã có những hiểu biết về thời gian, thời tiết, khí
hậu, y học. Cách tính thời gian của người Dao đỏ hồn tồn theo cách tính
lịch Trung Quốc. Qua kinh nghiệm sản xuất họ cũng có kinh nghiệm phán
đốn thời tiết, khí hậu trên cơ sở nhận xét sự thay đổi của các hiện tượng tự
nhiên. Đặc biệt người Dao đỏ đã tích lũy được nhiều vốn y học cổ truyền
quý giá, các vị thuốc chủ yếu là hái lượm trong rừng ít khi trồng sẵn, có
loại lấy rễ, có loại lấy lá hoặc vỏ. Nhìn chung họ chia ra làm ba loại thuốc
lá: thuốc bổ, thuốc chữa bệnh và thuốc độc để giết thú rừng phá hoại mùa
màng của họ.
1.1.4.5. Văn nghệ dân gian: Người Dao đỏ ở huyện Văn Yên đã gìn giữ
và phát triển, sáng tạo vốn văn hóa tinh thần khá đa dạng và phong phú của
dân tộc mình, họ có chữ viết riêng (chữ nơm Dao) và một kho tàng văn học
dân gian truyền miệng rất phong phú, những truyện kể và truyện thơ như
truyện Phàm Pé - Ành Tòi (Lương Sơn Bá, Trúc Anh Đài), truyện Quả bầu và
nạn hồng thủy, truyện Sịa Pham (truyện cô con gái thứ 3) nói về đức tính hiền
dịu, chăm chỉ của cơ con gái thứ ba có tên là Tam trong một gia đình chị gái
giết và cướp chồng của em. Truyện kể và truyện thơ dân gian Dao đỏ có nội
dung đa dạng: vui, buồn, gây cười, khuyên răn, đả kích. Có những câu truyện
truyền miệng đã được ghi chép lại thành văn, tuy nhiên không được phổ biến
rộng rãi. Các truyện cổ tích của người Dao đỏ đều mang tính giáo dục sâu sắc

như anh em phải sống hòa thuận, thương yêu nhau.


25

Ngồi truyện kể, truyện thơ thì thơ ca tục ngữ, câu đố dân gian của
người Dao đỏ cũng rất phong phú, những lời thơ, tục ngữ, câu đố chủ yếu là
đề cao lao động, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi tình u và đúc kết kinh nghiệm
cuộc sống. Nó là nguồn động viên, cổ vũ, đồng thời là nguồn an ủi lớn của
đồng bào trong đời sống hàng ngày, vì vậy, nó được truyền từ đời này sang
đời khác, từ người này sang người khác. Thể loại thơ thường là thất ngôn và
thường cứ hai câu hoặc bốn câu là diễn đạt gọn một ý nào đó. Lối nói bóng
gió rất nhiều trong đời sống hàng ngày nên người Dao đỏ hay nói với nhau
bằng thơ ca, tục ngữ. Chính vì thế đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần
của người Dao đỏ, làm cho họ thêm gắn bó với nhau.
Bên cạnh truyện, thơ ca, tục ngữ thì người Dao đỏ cũng có kho tàng
tranh dân gian phong phú, trong đó phải kể đến bộ tranh Tam Thanh, gọi “Tam
Thanh” nhưng có tất cả mười bảy bộ tranh cúng đó la; Tam Thanh, Hành Phây,
Piền Hùng, Hịi Phan nhỏ, Hịi Phan lớn, Thìn Chiếu, Thìn Phây, Tày Phấu,
Dàng Kên, Súi Phấu, Tảng Dìn Súi, Chiêu Dìn Súi, Chồng Tàn, Thài Vải,
Chàng Thin, Nhiệt Hùng, Cùng Trồ, trong đó đáng chú ý nhất là các tranh vẽ
Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Sứ, Binh Âm, Thiên Tề, Địa Tề, Dương Tề,
Thủy Tề và Thần liên lạc. Mỗi nhân vật trong từng tranh có chức năng, nhiệm
vụ khác nhau nên màu sắc, sắc thái của từng nhân vật cũng khác nhau.
* Múa: Múa của người Dao đỏ đơn điệu hơn nhảy, nhảy là hình thức
phổ biến tồn tại lâu đời diễn ra vào dịp lễ Trái Miến, Tết nhảy. Múa được thể
hiện trong các ngày tết, lễ Cấp sắc. Tết nhảy là một nghi lễ rất quan trọng của
người Dao (Tết này thường được tổ chức vào tháng chạp), nghi lễ này là múa
bắt ba ba, múa sản xuất diễn tả quá trình lao động. Nghi lễ này chủ yếu chủ
yếu phục vụ tơn giáo - tín ngưỡng, nhưng nó tồn tại như ngày hội, ít nhiều

mang màu sắc vui khỏe. Ngày nay một số động tác trong nghi lễ múa này đã
được cải biên phục vụ cho sinh hoạt văn hóa dân tộc.


×