Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận tây hồ ( TP hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.44 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI

NGUYỄN DỖN VĂN

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN TÂY HỒ (TP.HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRỊNH THỊ MINH ĐỨC

HÀ NỘI – 2009


1

Lời cảm ơn

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn đến:
- PGS, TS, NGƯT Trịnh Thị Minh Đức - Ngời hớng dẫn khoa học
- Khoa Sau Đại học, trờng Đại học Văn hoá Hà Nội;
- Các thầy giáo, cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy trong suốt quá trình
học tập.
- Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội.
- Phòng VHTT - TDTT quận Tây Hồ.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đà giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn


thành luận văn này.
Chắc chắn, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
đợc lợng thứ và chỉ dẫn.

Hà Nội, tháng 6năm 2009
Tác giả

Nguyễn Don Văn


2

Mục lục
Mục lục ...................................................................................................

1

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ..................................................

3

Mở đầu ....................................................................................................

4

Chơng 1: Tổng quan về quận Tây Hồ và hệ thống DTLS-VH ........

11

1.1. Khái quát chung về quận Tây Hồ.....................................................


11

1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ..................................................

11

1.1.2. Tây Hồ một vùng "linh địa". ......................................................

14

1.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của quận Tây Hồ. .......................

20

1.2.1. Số lợng và loại hình. ....................................................................

20

1.2.2. Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa ........................................

30

1.2.3. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ................................

30

Tiểu kết chơng 1 .......................................................................

34


Chơng 2: Thực trạng công tác quản lý DTLS-VH của quận Tây Hồ ..

35

2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý di tích lịch sử - văn
hóa của quận Tây Hồ ......................................................................

35

2.1.1. Cơ sở khoa học. .............................................................................

35

2.1.2. Cơ sở pháp lý. ................................................................................

40

2.2. Hệ thống tổ chức quản lý DTLS -VH của quận Tây Hồ ..................

46

2.2.1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý di tích ...............................

46

2.2.2. Cơ cấu nhân sự và tổ chức hoạt động. ..........................................

49


2.3. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa của quận Tây Hồ. .

51

2.3.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân pháp luật về di
tích lịch sử - văn hóa....................................................................... .

51


3

2.3.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm gìn giữ và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa .............................................
2.3.3. Huy động nguồn lực để bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị DTLS-VH

53
65

2.3.4. Thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết đơn th
khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử - văn hóa...............................
2.3.5. Đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý DTLS-VH.

67
69

2.3.6. Tổ chức khen thởng, kỷ luật trong viêc bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa .................................................................

70


Tiểu kết chơng 2 .......................................................................

74

Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý di tích lịch sử - văn hóa của quận Tây Hồ ......................................

75

3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý DTLS-VH của quận Tây Hồ

75

3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý. ...............................................................

75

3.1.2. Những tồn tại trong hoạt động quả lý, bảo tồn và phát huy DTLS-VH

77

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích
lịch sử - văn hóa của quận Tây Hồ. ................................................

80

3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự. ..........................

80


3.2.2. Giải pháp cho công tác quản lý nhằm gìn giữ DTLS - VH

84

3.2.3. Giải pháp cho công tác quản lý nhằm phát huy giá trị di tích lịch
sử - văn hóa ....................................................................................

91

Tiểu kết chơng 3 ........................................................................

95

Kết luận ..................................................................................................

96

Tài liệu tham kh¶o ................................................................................

99

Phơ lơc ....................................................................................................

104


4

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

bql

Ban quản lý

chxh

Cộng hoà xà hội

Dtls - vh

Di tích lịch sử - văn hoá

nxb

Nhà xuất bản

qldt

Quản lý di tích

tncs

Thanh niên cộng sản

ubnd


Uỷ ban nhân dân

Vh - tt

Văn hoá- thông tin

Vhtt - tdtt

Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao

[65 tr125]

Xem tài liệu tham khảo số 65 trang125


5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, phong phú và đa dạng
hơn. Các giá trị văn hoá, tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ngày càng
được tôn vinh và trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của
đất nước. Bởi vậy, trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, di sản văn hố dân
tộc nói chung và các di tích lịch sử văn hóa nói riêng cũng cần được quan tâm
gìn giữ, tơn tạo và phát huy giá trị.
1.2. Với vị trí địa lý thuận lợi, là một trong chín quận nội thành Hà Nội,
có lịch sử hình thành và phát triển cùng với Thăng Long -Hà Nội. Quận Tây

Hồ là mảnh đất có bề dày lịch sử, là nơi chứa đựng một hệ thống các di tích
lịch sử khơng chỉ nhiều về số lượng, mà cịn rất phong phú về loại hình. Các
di tích lịch sử văn hố này là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, là nơi lưu giữ
những dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tây Hồ nói
riêng và kinh đơ Thăng Long nói chung.
1.3. Hiện nay, hệ thống các di tích lịch sử văn hố của quận Tây Hồ
đang phải chịu tác động của thời gian, của thiên nhiên, của q trình đơ thị
hố và sự bùng nổ dân số…. Hậu quả là rất nhiều các di tích đã xuống cấp,
cảnh quan của nhiều di tích bị lấn chiếm vi phạm, cần có sự đầu tư, tu bổ, tơn
tạo. Đây là một vấn đề cấp thiết, địi hỏi phải có sự vào cuộc của các ngành
chức năng.
1.4. Hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hơn bao
giờ hết, công tác quản lý, bảo vệ, tơn tạo hệ thống di tích của Quận Tây Hồ


6

cần phải được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa. Có như vậy, mới phát huy hết
giá trị, tác dụng của các di tích, góp phần giáo dục và giới thiệu về truyền
thống văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến tới đông đảo du khách trong
nước và quốc tế.
1.5. Là cán bộ hoạt động trong ngành Bảo tồn - Bảo tàng, xác định rõ
giá trị của các di tích lịch sử -văn hoá trên địa bàn quận Tây Hồ với sự phát
triển văn hố xã hội của Thủ đơ nói riêng và cả nước nói chung. Tơi xin chọn
đề tài: “Quản lý di tích lịch sử - văn hố trên địa bàn quận Tây Hồ” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, các di tích lịch sử- văn hố trên địa bàn quận Tây Hồ
đã trở thành đối tượng được nhiều người quan tâm tìm hiểu, nghiêm cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Chúng tơi bước đầu tập hợp được như sau:

* Những đề tài khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên
- Sinh viên Lê Thị Thanh Hà với đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành Văn hoá Du lịch “Tiềm năng du lịch quận Tây Hồ”. Nội dung
khoá luận đã nêu ra một số vấn đề cơ bản như: Giới thiệu khái quát quận Tây
Hồ, các tiềm năng để phát triển du lịch; Trong các phần các tiềm năng, tác giả
đã tập trung giới thiệu khái quát về hệ thống các di tích lịch sử - văn hố và có
thể coi đó là nguồn di sản văn hố vật thể có sức hấp dẫn cao đối với du
khách. Cũng từ đó, căn cứ vào lý thuyết du lịch học tác giả của bản khoá luận
này đã nêu ra hướng phát triển du lịch của quận Tây Hồ trong tương lai.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học
của sinh viên chuyên ngành Bảo tàng. Có thể nhận thấy hàng loạt các di tích
ven Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ đã được chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
- Năm 2000, sinh viên Hà Xuân Ái với đề tài khố luận tốt nghiệp là
“Tìm hiểu quần thể di tích đình Phú Gia- chùa Bà Già”.


7

- Năm 2003, sinh viên Nguyễn Thị Sâm với đề tài khố luận tốt nghiệp
là “Tìm hiểu di tích đình Quán La xã và chùa Khai Nguyên, phường Xuân La,
quận Tây Hồ”.
- Trần Tuyết Hồng với đề tài khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu di tích
chùa Trấn Quốc”, sinh viên Hồ Minh Tuấn với đề tài khoá luận tốt nghiệp “Di
tích chùa Kim Liên”.
Các di tích khác trên địa bàn quận Tây Hồ đã được lựa chọn làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Bảo tàng “Di tích Phủ Tây Hồ”, “Tìm
hiểu di tích chùa Thiên Niên”, “Bước đầu tìm hiểu di tích chùa Trích Sài”,
“Di tích đền Voi Phục”, “Tìm hiểu di tích chùa Quảng Bá”, “Di tích đình
n Phụ”…
* Luận văn Thạc sĩ chun ngành quản lý văn hoá, văn hoá học của hai

tác giả Đào Thị Huệ với đề tài “Quản lý di tích lịch sử -văn hố trên địa bàn
quận Hồn Kiếm” bảo vệ năm 2008. Và Nguyễn Khánh Hồng với đề tài
“Quản lý di tích nhà tù Hoả Lị” bảo vệ năm 2008. Tuy đề tài không viết về
đề tài quận Tây Hồ, song những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn quản lý,
những giải pháp nêu ra trong các công trình này đã là tài liệu tham khảo có
ích cho tác giả luận văn.
Có thể đánh giá đây là những tư liệu q, vì hầu hết các bài khố luận
của chúng tôi nêu ra trên đây đều đề cập đến các nội dung cơ bản đó là: Giới
thiệu tổng quan về địa danh nơi di tích tồn tại; xác định niên đại khởi dựng và
quá trình trùng tu, sửa chữa di tích trong diễn trình lịch sử; tập trung sâu hơn,
khai thác các giá trị ở các di tích này cũng xuất phát từ đặc điểm chuyên
ngành, mà các bản khoá luận giới thiệu khá kỹ về giá trị văn hoá vật thể (kiến
trúc, điêu khắc, di vật).
Hầu như các khoá luận tốt nghiệp đều dành một chương để viết về thực
trạng và nêu ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích.


8

Chúng tơi nhận thấy các cơng trình này, tuy khơng tiếp cận từ góc độ quản lý
văn hố, nhưng những vấn đề đặt ra ở đây là rất cần thiết cho các nhà quản lý,
từ việc xác định giá trị của đối tượng, thực trạng của các đối tượng quản lý.
Để từ đó có những giải pháp cho hoạt động quản lý di tích lịch sử- văn hố có
hiệu quả cao hơn.
* Các sách đã xuất bản
Ngồi các khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên đã nêu trên, còn có rất
nhiều các sách viết về các di tích của quận Tây Hồ đã xuất bản như:
- Năm 2000, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban
quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử - văn
hố Hà Nội” do TS. Nguyễn Doãn Tuân (chủ biên). Trong cuốn sách này,

chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên
cứu cụ thể như một số bài viết về quản lý di tích:
+ Ngơ Thị Hồng Hạnh với bài viết “Cơng tác quản lý di tích ở Thủ đơ
Hà Nội trong thời gian qua”
+ Nguyễn Quốc Hùng với bài viết “Công tác nghiên cứu khoa học bước
đầu của việc quản lý nhà nước đối với di tích”
+ Nguyễn Văn Hùng với bài viết “Cơng tác quản lý cổ vật trong di tích
lịch sử - văn hoá ở Hà Nội”
+ Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thế Hùng “Quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hoá và danh thắng trên địa bàn Hà Nội”.
+ Nguyễn Thị Thanh Mai “Công tác xếp hạng - một biện pháp quản lý
di tích”.
Những bài viết mà chúng tôi nêu ra trên đây, tuy không đề cập cụ thể
đến vấn đề quản lý di tích lịch sử - văn hoá của quận Tây Hồ, song thiết nghĩ
rằng Tây Hồ là một quận có nhiều di tích, có giá trị và là một quận phát triển


9

du lịch khá nhanh. Vì vậy, những nội dung cơ bản nêu ra của các bài viết này
đều rất cần thiết cho quá trình tìm hiểu, vận dụng để triển khai đề tài nghiên
cứu của tác giả luận văn.
Trong phần 2 của cuốn sách này đã giới thiệu một số di tích - danh
thắng. Trong phần này, các di tích nổi tiếng ở quận Tây Hồ cũng được lựa
chọn để giới thiệu như Phủ Tây Hồ, đình Yên Phụ, chùa Kim Liên…một cách
ngắn gọn về giá trị cơ bản của di tích.
Phần 3 của cuốn sách, đã giới thiệu danh mục di tích lịch sử văn hố đã
xếp hạng tính đến tháng 6/2000. Đến thời điểm này quận Tây Hồ đã có 21 di
tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tuy số liệu này cho tới nay đã có những
thay đổi theo hướng tăng thêm số lượng, nhưng đó cũng là nguồn tài liệu

tham khảo rất tốt cho chúng tôi.
- Cuốn sách “Danh tích Tây Hồ”, do UBND qn T©y Hồ chủ biên
c xut bn vo nm 2000. Cuốn sách bao gồm một số bài khảo cứu về các
di tích lịch sử văn hoá đà đợc nhà nớc xếp hạng và một số di tích khác ở
khu vực Tây Hồ, trong đó trình bày khái quát các mặt địa lý, lịch sử, kiến trúc,
nghệ thuật, tôn giáo và truyền thuyÕt.
Tổng hợp tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy, các
cơng trình đã tập trung viết về giá trị của di tích, của một số di tích, thậm chí
giới thiệu hệ thống tương đối đầy đủ về diện mạo và giá trị di tích quận Tây
Hồ. Thực tiễn cho tới nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập tồn diện
về quản lý di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn quận Tây Hồ.
Tác giả luận văn trân trọng tiếp thu, kế thừa những tư liệu của các tác
giả đi trước và vận dụng một cách hợp lý để giải quyết những mục tiờu c bn
t ra ca ti.
3. Mục đích và nhiƯm vơ nghiªn cøu


10

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò của công tác quản lý di tích lịch sử
văn hoá trong giai đoạn hiện nay, đề tài tập trung vào khảo sát phân tích, đánh
giá những kết quả đạt đợc cùng những hạn chế trong công tác quản lý di tích
lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ từ năm 2006 đến nay, từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể góp phần định hớng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý di
tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về quận Tây Hồ và hệ thống di tích lịch sử văn hoá
trên địa bàn quận;
- Trình bày những vấn đề về cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác

quản lý di sản văn hoá nói chung và di tích lịch sử văn hoá nói riêng;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích lịch
sử - văn hoá của quận Tây Hồ từ năm 2006 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
quản lý di tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ trong thời gian tới.
4. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng
Công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ từ năm
2006 đến nay là đối tợng của luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ di tích lịch sử văn hoá do UBND thành phố Hà Nội phân cấp
cho UBND quận Tây Hồ quản lý theo quyết định số 2618-QĐ/UB cđa UBND
thµnh phè Hµ Néi, ngµy 7/6/1988 vỊ viƯc ban hành quy chế phân công bảo vệ
và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu


11

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, các
quản điểm, chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về quản lý di sản văn hoá dân tộc
5. 2. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Phơng pháp nghiên cứu liên ngành: Quản lý văn hoá, lịch sử, bảo
tàng học, xà hội học.
- Phơng pháp khảo sát điền dà với các kỹ năng: Phỏng vấn, thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh, trao đổi.
6. Đóng góp của luận văn

- Đánh giá về thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá của
quận Tây Hồ từ năm 2006 đến nay.
- Đa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
di tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ trong thời gian tới.
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá
cho các quận huyện trên địa bàn Thành Phố, cũng nh độc giả muốn tìm hiểu
về công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Tổng quan về quận Tây Hồ và hệ thống di tích lịch sử văn hoá.
Chơng 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hoá của
quận Tây Hồ.
Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
di tích lịch sử - văn hoá của quận Tây Hồ.


12

Chơng 1
Tổng quan về quận Tây Hồ
và hệ thống di tích lịch sử văn hoá

1.1. Khái quát chung về quận Tây Hồ
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Theo đơn vị hành chính hiện nay, quận Tây Hồ nằm ở phía bắc nội
thành Thủ Đô Hà Nội. Phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp huyện
Từ Liêm; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận Tây Hồ đợc thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995 theo Nghị
định số 69/cp của Chính phủ, có diện tích 24km2 với số dân là 115.163ngời,

mật độ dân số 4.647ngời/km2., là quận lớn thứ 4 về diện tích tự nhiên, (sau
quận Hà Đông, Long Biên và Hoàng Mai) khoảng 2401ha, chiếm 13,4% diện
tích đất nội thành Hà Nội. Quận Tây Hồ có điều kiện môi trờng thiên nhiên
u đÃi, nổi bật với hồ Tây rộng khoảng 526ha, đợc coi là lá phổi của Thành
Phốvà đợc xác định là vùng có cảnh quan thiên nhiên, trung tâm dịch vụ
du lịch văn hoá của Hà Nội. Quận Tây Hồ chia thành 08 phờng là: Yên
Phụ, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Phú Thợng, Xuân La, Thụy Khuê và
Bởi. Theo định hớng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây
Hồ sẽ là một trong những trung tâm phát triển của Hà Nội, là khu vực có khả
năng thu hút các nguồn lực về tài chính, nhân lực và khoa học công nghệ,
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xà hội của quận Tây Hồ nói riêng và Thủ đô
Hà nội nói chung.
Hồ Tây và vùng đất xung quanh hồ có từ bao giờ thì cho đến nay vẫn
cha có tài liệu nào khẳng định. Phần lớn, ngời ta cho rằng đây là một phÇn


13

của sông Nhị Hà, sau khi đổi dòng chảy. Còn các chuyện thần thoại xung
quanh việc diệt trừ cáo chín đuôi ở rừng gỗ lim ấp Long Đỗ thời Hùng Vơng
thì giải thích sự hình thành vùng đất này nh một cuộc kiến tạo rất xa xa.
Nhng dù đợc hình thành nh thế nào thì thế đất Hồ Tây vẫn là thế Long
phọng trình tờng, phợng hoàng ẩm thuỷ. Trên thì thuận canh tác tằm
tang, dới thì tiện giao thông chài cá. Cứ theo truyền thuyết và các di tích còn
lại ven hồ nh đền Uy Linh Vơng, đền Cao Sơn Đại Vơng, đền Sóc Thiên
Vơng thì từ thời Hồng Bàng ngời ta đà biết khai phá vùng đất này. Ngay
từ thời đó, ngời ta đà vạch địa lý của vïng nh− sau: Theo Hïng triỊu kû, “thêi
cỉ hå thc làng Long Đỗ, động Lâm ấp, phía tây bến đến động Già La (nay
là quán Già La)phía đông là động Nha Lâm (nay là các thôn thuộc tổng An
Thành), phía nam bến có động Bình Sa. Họ Lý (Lý Bí) dời dân Bắc động đến ở

đó là Giáp Cơ xá, phía bắc giáp sông [55, tr 8].
Còn theo những ghi chép của các tài liệu th tịch cổ nh: Khâm Định
Việt sử thông giám cơng mục, Việt Điện u linh do Lý Tế Xuyên soạn trớc
năm 1329, Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn, D địa chí
của Nguyễn TrÃi soạn năm 1435, Đại Việt sử ký toàn th do Ngô Sỹ Liên soạn
vào nửa sau thế kỷ XV, Phơng Đình d địa chí, Sự học bị khảo, Đại Nam
nhất thống chíthì lịch sử hình thành của vùng Tây Hồ nh sau:
Vùng đất nằm ở phía tây kinh thành Thăng Long, thuộc huyện Vĩnh
Thuận, có sông Nhị bao bọc phía bắc, sông Tô Lịch vòng quanh phía nam và
một vùng hồ rộng, nớc trong suốt nh gơng, chu vi 21 dặm, chỗ nông nhất
là 1 thớc, chỗ sâu nhất lên tới 1 trợng, sóng vỗ dạt dào, ngời phơng Bắc
tởng đây là Thuỷ quốc nên đặt tên là hồ LÃng Bạc và tên này đà trở thành tên
gọi chung cho cả vùng đất xung quanh hồ.
Trong suốt thời Bắc thuộc đến thời Đinh Lê, vùng LÃng Bạc tiếp tục
phát triển, nhiều di tích đà đợc xây dựng trong thời kỳ này nh: quán Khai
Nguyên nay là chùa Khai Nguyên, ấp Già La (nay là phờng Xuân La) đợc


14

xây dựng vào những năm Khai Nguyên Đờng Minh Hoàng (713 -714), chùa
Bát Tháp làng Trích Sài, chùa An Trì bÃi An Hoa, huyện Quảng Đức...
Đặc biệt từ khi họ Lý định đô ở Đại La thì khu vực này với tên gọi là
Dâm Đàm ( theo sách Từ Nguyên Dâm nghĩa là ma dầm ; Đàm là cái
đầm nớc, chỗ nớc đọng. Có lẽ là vì vào mùa ma, hồ Tây mịt mù sơng
khói nên có tên này) trở thành trung tâm của sự phát triển đô thị hoá. Hàng
loạt cung quán, đền đài, chùa tháp đợc xây dựng.
Đến các triều Trần Lê, nơi đây càng trở nên phồn thịnh. Làng xà đợc
củng cố, phố phờng đợc quy hoạch, hàng loạt các làng nghề đợc hình
thành và phát triển trở nên nổi tiếng nh nghề dệt ở làng An Thái và ấp tây

Hồ, Nghề làm giấy ở An Thái và Bởi, nghề xây dựng ở Yên Phụ, nghề nuôi
tằm ở Nhật Chiêu, nghề đúc đồng ở Ngũ XÃ, nghề trồng hoa ở Nhật Chiêu,
Yên Phụ... quang cảnh vùng đất này đợc mô tả nh sau: Bến sông có nhiều
thơng thuyền nớc ngoài đến buôn bán, lại có nhiều dân địa phơng làm
nghề đánh cá [55, tr 9].
Đời Lê Thánh Tông (1460 1497) khi qui hoạch lại kinh đô Thăng
Long với hai huyện, 36 phờng, thì cả vùng Hồ Tây là đất kinh thành thuộc
huyện Quảng Đức với 11 phờng tính từ phía bắc xuống, ở bờ đông là các
phờng Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, và Yên Hoa; bờ nam từ
đông sang tây là các phờng Thuỵ Chơng, Hồ Tây, Yên Thái; bờ tây từ nam
đến bắc là các phờng Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài rồi gặp lại Nhật Chiêu.
Trên ba thế kỷ nhà Lê trị vì, vùng đất Tây Hồ luôn là một phần của kinh thành
Thời Nguyễn, vùng đất Tây Hồ vẫn đợc chia thành 11 phờng
Thời Pháp thuộc, ban đầu từ 1889 vùng Hồ Tây thuộc khu ngoại thành
Hà Nội. Đến 1915, khu này đổi là huyện Hoàn Long.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, các làng ven hồ trở thành các xÃ
trong số 120 xà hợp thành ngoại thành Hà Nội, trong kháng chiến chống
Pháp, vùng đất Tây Hồ thuộc một trong 3 quận ngoại thành.


15

Sau ngày hoà bình lập lại (1954), thành phố Hà Nội gồm bốn quận nội
thành (từ quận I đến quận IV) và bốn quận ngoại thành (từ quận V đến quận
VIII), thì vùng ven Hồ Tây thuộc quận V.
Năm 1961, thành phố Hà Nội mở rộng địa giới, gồm bốn khu phố và
bốn huyện, thì vùng này thuộc huyện Từ Liêm, cho đến tận năm 1995 mới trở
thành nội thành với tên gọi quận Tây Hồ.
1.1.2. Tây Hồ một vùng ô linh địa ằ
Gió đa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xơng
Mịt mù khói toả ngàn sơng
Nhịp chày Yên Thái, mặt gơng Tây Hồ.
Câu ca xa nh một bức hoạ, một bản nhạc đa ngời ta vào không gian
của vùng đất Tây Hồ, một quận mới của Thủ đô Hà Nội, đợc thành lập năm
1995. Tuy mới đựoc thành lập, nhng đây không phải là vùng đất mới, mà
ngợc lạ, mảnh đất này là một vùng đất thiêng, vừa huyền ảo, vừa uy nghiêm
của Thăng Long xa. Nơi đây còn lu giữ đợc rất nhiều những giá trị đặc
trng của văn hoá Thăng Long- Hà Nội.
Giá trị của vùng đất Tây Hồ trớc hết biểu hiện ở hệ thống các di tích
lịch sử văn hoá nổi tiếng nh chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đình Nhật Tân,
phủ Tây Hồvới vốn văn hoá vật thể quí báu đợc lu giữ trong nó (gồm 102
bia đá, 165 đôi câu đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong,
trên 300 pho tợng bằng đồng, gỗ, đá) cùng những huyền thoại bao phủ lên
chúng. Và còn vì cả sự gợi cảm của các địa danh, địa điểm nh Thiên Phù,
Trâu Vàng (Kim Ngu), Chùa Hang, Xác CáoTheo phong thuỷ, vùng đất
xung quanh hồ Tây mang nhiều hình dáng của các vật linh: phía đền Quan
Thánh là đất hình phợng, phía Yên Ninh là hình Rồng, phía Quảng Bá là


16

hình Rùa, phía Quán La là hình Ngựa, phía Ngũ XÃ là hình Lân. Tất cả các
linh vật này đều chầu về Hồ Tây, tâm điểm của một vùng linh địa.
Ngoài hệ thống các di tích, vùng đất này còn chứa đựng các lễ hội
dân gian đặc sắc nh: hội thổi cơm thi ở làng Nghè, hội chèo thuyền cạn
ở làng Hồ hội thề Đồng Cổ ở làng Đông có từ thời Lý mà sử sách đà phải
ghi là: Ngày hôm ấy trai gái bốn phơng đứng ở cạnh đờng ®Ĩ xem chËt
nÝch” [42, tr. 12].
LƠ héi vïng T©y Hå không nằm ngoài hệ thống lễ hội Việt Nam và

không vợt ra ngoài hằng số của lịch sử văn hoá Việt Nam cổ là Nông
nghiệp- nông thôn- nông dân. Vì thế, lễ hội vùng Tây Hồ vẫn là hội làng, gắn
liền với đời sống tinh thần của những ngời làm nghề nông, với hạt nhân là tín
ngỡng của văn minh nông nghiệp. Điểu đó thể hiện rất rõ trong hội Hồ Khẩu
với trò bắt chạch trong chum và hội Phú Xá với tục rớc Đức Thánh Tăng
mang tín ngỡng phồn thực, biểu dơng sự ghép đôi, giao duyên, giao phối
trai gái.
Không chỉ mang sắc thái văn hoá nông nghiệp, lễ hội vùng Tây Hồ còn
là sự tích hợp nhiều lớp tín ngỡng từ tín ngỡng nguyên thuỷ ẩn tàng sâu
xa, đến những tín ngỡng tôn thờ danh nhân, tín ngỡng ngoại lai du nhập
đợc phong kiến hoá, lịch sử hoá nh hội Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, tục thờ Linh
Lang bắt đầu từ thời Lý, tục thổi cơm thi ở Nghĩa Đô, hội đua thuyền ở Yên
Phụ, Nghi Tàm
Tây Hồ là vùng đất cận kinh đô, cho nên cha nhất thanh thì cũng
nhị lịch, có điều kiện để vợt các trấn, chắt lọc những tinh tuý của bốn
phơng mà tạo ra bản sắc riêng của mình. Chất thanh lịch của văn hoá cận đô
thị đà làm mềm mại đi, duyên dáng lên, bay bổng hơn những yếu tố thô phác
ở văn hoá của các vùng quê khác, để đảm bảo tính thanh lịch, phù hợp với
thẩm mỹ của dân đô thị và tạo nên những giá trị riêng của vùng ®Êt nµy.


17

Cũng chính vì thế Tây Hồ đà là nguồn cảm høng, ngn thi tø cđa bao
thÕ hƯ ng−êi Hµ Néi và trở thành một vùng văn học rất đặc biệt. Nơi đây, hội
tụ đủ mọi chủ đề tiêu biểu nhất của huyền thoại, truyền thuyết, chuyện, thơ,
phú nh truyện con Trâu vàng ở núi Tiên Du, chạy ngợc lên thành sông Kim
Ngu, rồi ẩn vào Hồ Tây, cho nên hồ còn có tên là hồ Trâu vàng, đây là một
truyền thuyết cổ và rất kỳ lạ về sự hình thành Hồ Tây. ở phía bắc hồ là làng
Nhật Tân, xa có 7 cây gạo là bằng chứng của câu chuyện bà Lạc Phi sinh ra

một bọc 7 trứng, nở thành 7 chú rồng bay đi khắp nớc mà chăm sóc cho dân
làng
Các truyện cổ tích về các vị tổ nghề, các nhân vật lịch sử của vùng đất
này cũng vô cùng phong phú. Đó là chuyện về Thái Luân (ông tổ nghề giấy),
Ngọc Đô (tổ nghề dệt lĩnh), Quỳnh Hoa (tổ nghề chăn tằm) rồi Phùng
Hng, Mục Thận, Lê Văn Thịnh, ông Dầu bà Dầu tất cả đều đợc gắn với
những vật thể trong vùng quanh Tây Hồ.
Ngoài các thể loại văn trên, vùng Tây Hồ chứa đựng cả một kho tàng ca
dao tục ngữ long lanh sáng giá nh:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang
Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua.
Hay :
Gơng kia nỡ để bụi nhoà
Sông có Nhị Hà, núi có Tản Viên
Thề kia nỡ để lỡ duyên
Trăng còn soi mÃi vùng sen Tây Hồ...
Trong mảng văn học thành văn viết về vùng Tây Hồ có một bộ phận
chủ chốt là những sáng tác văn chơng đủ hình, đủ vẻ và rất phong phú. Thật


18

không ngờ nơi đây lại thu hút đợc nhiều danh sĩ đến với mình nh vậy. Mảnh
đất này là nơi gặp gỡ của các văn chơng kỳ ngộ: Nguyễn TrÃi Thị Lộ, với
hai bài thơ hỏi đáp nổi tiếng trong giai thoại văn học:
Cô ở đâu mà bán chiếu gon
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon.
Trạng Bùng Liễu Hạnh, Nguyễn Du -Xuân Hơng. Đây còn là một

khoảng trời để nhiều nhà thơ suy ngẫm tự tình từ thời Nguyễn Mộng Tuân,
Thái Thuận tới Ngô Thì Sĩ, Bùi Huy Bích, Cao Bá Quát, Nguyễn Siêu với
những câu thơ tuyệt diệu, đợc nhiều ngời biết tới nh:
Điên đảo xuân tâm bất tự trì
Tây Hồ chân cá thị Tây Thi
Doanh doanh thúy đại ba bình hậu
Khúc khúc quần yêu thảo lục thi
Nghĩa:
Lòng xuân nghiêng ngả không tự kìm nổi
Tây Hồ quả thật là làng Tây Thi
Mày xanh đầy đặn là khi sóng mới lặng
Vòng lng uốn éo là lúc cỏ đang xanh.
Cho đến Tản Đà, Phan Kế Bính, Khái Hng, Thạch Lam, Vũ Trọng
Phụng rồi Tô Hoài, Quang Dũng, Bằng Việt, Vũ Quần Phơngvới những
câu thơ gọn gẽ và ý tình nhuần nhuyễn nh:
Tiễn nhau buổi sớm lên xe,
Em về phố Quảng, anh về Hồ Tây;
Nắng lên nắng hết một ngày,
Sơng mai trắng mặt hồ đầy xa nhau
(Buổi sớm qua Hồ Tây, Vũ Quần Phơng)


19

Đặc biệt, trong văn học cổ có ba nhà thơ nữ tài danh thì cả ba đều đÃ
sống ở vùng Tây Hồ: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hơng.
Vì vậy có thể khẳng định rằng đây quả là một vùng đất địa linh nhân kiệt.
Không chỉ có thơ văn, lễ hội và truyền thuyết, vùng ven Hồ Tây còn là
khu vực tập trung các làng nghề truyền thống. Nếu nh khu phố cổ Hà Nội là
nơi tập trung các phố nghề truyền thống với đặc trng thiên về buôn bán hơn

sản xuất, thì ngợc lại, vùng Tây Hồ lại là trung tâm của các làng nghề trực
tiếp làm ra các sản phẩm truyền thống. Cho đến đầu thế kỷ XIX, trong bài phú
Tụng Tây Hồ, Nguyễn Huy Lợng đà nêu ra tới 9 làng nghề bên bờ hồ Tây,
hồ Trúc: Chày Yên Thái (già dó làm giấy), lới Nghi Tàm (đánh cá), thoi oanh
ghẹo hai phờng dệt gấm (Bái Ân, Trích Sài), tiếng hàn châm nghe cách dải
sông Tô (tiếng chày đá nghè giấy sắc Nghĩa Đô), bến giặt tơ (Võng Thị), vờn
hái nhị (Tây Hồ, Yên Phụ), lò thạch khối (nấu vôi bên hồ Trúc), thuyền
thơng khách chen buồm (dọc sông Tô), lửa đóm ghen năm xà gây lò (lò đúc
đồng Ngũ XÃ). Hiếm có nơi nào mà lại tập trung nhiều làng nghề nh vậy.
Tại sao lại tập trung nhiều làng nghề nh vậy? Có nhiều lẽ:
Có thể vì các làng này đất nông nghiệp ít ỏi, các làng phía nam thì bị
kẹp giữa hồ Tây và sông Tô, phía tây cũng nằm cạnh hồ và sông Thiên Phù,
phía đông bị đê Quai Vạc đóng khung (trừ thôn bắc của Nhật Tân có bÃi trồng
màu). Tất cả đều là những dải đất hẹp, mỏng viền lấy bờ hồ, nếu cấy lúa,
trồng ngô thì không đáp ứng đợc cuộc sống.
Song cũng chính vị trí đó đà tạo ra những thuận lợi cho sự thông thơng
với mọi miền đất nớc. Thuyền bè ngợc xuôi sông hồng, sông Tô, có thể cập
bến bờ của khu vực, hoạt động buôn bán từ nguyên vật liệu đến sản phẩm đều
thuận lợi. Thêm vào đó, đất đai thổ nhỡng lại tạo ra những điều kiện phù hợp
vì nguyên là đất phù sa ba con sông cổ, màu mỡ, tiện cho việc trồng các loại


20

cây khó tính mà giá trị kinh tế lại cao. Nguồn nớc, vốn rất cần cho nghề làm
giấy, đúc đồng và cả nghề trồng hoa thì thực sự phong phú.
Nhng cơ bản vùng này nằm cạnh ngay khu Hoàng thành của các triều
Lý, Trần, Lê, đầu nÃo hành chính của cả kinh đô (và cả nớc), đông đúc quí
tộc, đại gia, có nhu cầu lớn đối với những sản phẩm thủ công. Thêm vào đó
bên trái Hoàng thành là khu phờng phố, một thị trờng lớn nhất nớc thời

trung đại trăm ngời bán, vạn ngời mua. Đó lại còn là một thị trờng đòi
hỏi chất lợng cao, có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với việc sản xuất
cung ứng và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của khu vực hồ Tây.
Nhiều nghề thủ công đà có tới nghìn năm tuổi, nay dù thị hiếu có đổi
thay và sự hiện diện của các mặt hàng công nghiệp, các làng nghề đang
chuyển đổi cơ cấu để theo kịp thị trờng, nhng nghề thủ công truyền thống
Tây Hồ vẫn là niềm tự hào, kiêu hÃnh của Hà Nội ngàn năm.
Với những giá trị đặc trng của mình, vùng Tây Hồ đợc coi là vùng
đất có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực du lịch. Du lịch vốn là một nhu cầu
xuất phát từ văn hoá, là một phạm trù giải trí tích cực. Du lịch quanh hồ Tây
không chỉ biết thêm về không gian văn hoá, mà còn đợc mở rộng cả về thời
gian văn hoá. Đến với vùng Tây Hồ, bạn không chỉ đợc ngắm cảnh hồ đẹp,
mây trời đẹp, đình chùa đẹp mà còn có dịp đợc trở về với cội nguồn, với các
truyền thuyết về Lạc Long Quân khi ông diệt hồ tinh, với ông trạng Lê Văn
Thịnh và nghi án hoá hổ, với Vũ Nh Tô xây cửu trùng đài, với Nam Đồng th
xà - một nhà sách tiến bộ vào năm 1926 - 1927, với bến đò Phú Xá, dải đất
đầu tiên của Hà Nội đợc đón Bác Hồ
Các giá trị cảnh quan, kiến trúc, kinh tế, lịch sử, văn họcvùng đất Tây
Hồ cũng là một giá trị đặc biệt, một chủ đề văn hoá đáng kể trong nền văn hoá
Việt Nam và không hổ danh là một vùng linh địa.


21

1.2. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa của quận Tây Hồ
Tây Hồ là vùng đất có truyền thống lịch sử và cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp, với rất nhiều những truyền thuyết, những sự tích gắn liền với mặt
gơng Tây Hồ, gắn liền với các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.
Những giá trị văn hoá , tinh hoa đó của dân tộc đà đợc chắt lọc và lu giữ
trong hệ thống các di tích lịch sử văn hoá của quận Tây Hồ.

1.2.1. Số lợng và loại hình
Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ có tổng số 62 di tích phân bố trên 8
phờng với nhiều loại hình phong phú gồm: 18 chùa, 18 đình, 07 miếu, 06 nhà
thờ họ, 07 đền, 02 di tích cách mạng, 01 am, 01 phủ, 01 lăng mộ. Trong số đó
có 28 di tích đà đợc Nhà nớc xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá (xem phụ
lục số 2).
1.2.1.1. Loại hình di tích gắn với tôn giáo - tín ngỡng
Trong hệ thống các di tích gắn với tôn giáo tín ngỡng thì đình, chùa và
đền chiếm vị trí chủ đạo.
*. Đình: có 18 ngôi đình, chiếm 29,5% trong tỉng sè 62 di tÝch cđa
qn T©y Hå. Các ngôi đình là nơi thờ thành hoàng và các vị thần có công với
vùng đất Tây Hồ trong các giai đoạn lịch sử, đồng thời cũng là nơi diễn ra các
sinh hoạt văn hoá của nhân dân trong vùng.
Thông qua th tịch, thần phả, sắc phong hiện còn lu giữ đợc, ta có thể
thấy các vị đợc thờ trong các đình của quận Tây Hồ rất đa dạng, đó có thể là
các vị thần trong truyền thuyết nh: ông bà Dâù Vũ Phục đợc thờ ở đình
An Thái, đức thánh Uy Linh Lang, con của Lạc Long Quân đợc thờ ở đình
Nhật Chiêuđó cũng có thể là các nhân vật có thật trong lịch sử nh: Thái uý
Mục Thận (thời Lý) thờ ở đình Trích Sài, Bố Đại vơng Phùng Hng thờ ở
đình Quảng BáHiện nay, một trong những ngôi đình có giá trị về mặt lịch


22

sử, kiến trúc nghệ thuật và còn giữ đợc rất nhiều các di vật có giá trị là đình
Nhật Tân.
Đình Nhật Tân đợc xây dựng trên một khu đất cao ráo, kề đờng quốc
lộ 23 (đờng Âu Cơ ngày nay), phía trớc mặt là Hồ Tây, tạo cho ngôi đình
một địa thế và cảnh quan rất đẹp. Ngôi đình cũ trớc kia có qui mô đồ sộ với
ba toà Thợng, Trung, Hạ. (Sau năm 1947, giặc pháp đà cho lính về đốt hai

toà Trung và Hạ, chỉ còn cung Thợng, đợc địa phơng tu sửa nhiều, vết tích
hai toà bị phá còn lại trên nền sân đình có 12 chân tảng đá xanh hạt mịn, có
kích thớc 50x50). Đình quay hớng đông nam, tòa tiền tế gồm năm gian hai
dĩ. Nhà xây theo kiểu tờng hồi bít đốc, toà chính kết cấu vì kèo kiểu chồng
giờng giá chiêng và kèo cầu quá giang cột trốn, nền lát gạch, mái cung
lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đốc mái hạ đắp hai hình nghê ở
t thế chạy vào nóc mái. Phía bên trái đình có một cây sanh cổ thụ rất đặc
biệt, thân cây không to lắm nhng lại bao bọc bên trong lõi một tảng đá to
không biết có từ bao giờ, tạo thêm nét linh thiêng, cổ kính cho ngôi đình.
Theo nội dung tấm bia cổ nhất có niên đại Hoằng Định thứ 13 (1612) còn lu
lại trong đình thì tiền thân của đình là điện Nhật Chiêu, thờ bảy anh em Uy
Linh Lang đà phò giúp Trần Hng đạo ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông
thế kỷ XIII, sau đợc phong làm thành hoàng làng. Tại đình Nhật Tân ngày
nay còn giữ đợc bức hoành phi ca ngợi các ngài :
Đông A hiển thánh danh thiên cổ,
Nam quốc phong thần điện Nhật Chiêu
Tạm dịch là:
Hiển thánh vào Trần, danh nổi mÃi mÃI,
Nớc Nam phong thần điện Nhật Chiêu.
Đình Nhật Tân còn là nơi ghi dấu và chứng kiến những sự kiện lịch sử
quan trọng, gắn liền với nhân dân địa phơng trong cuộc kh¸ng chiÕn chèng


23

Pháp. Tháng 12 1946, đình Nhật Tân là nơi đội quyết tử quân LÃng Bạc
thành lập. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Liên khu I đà chọn
đình là trạm tiếp tế lơng thực, thực phẩm cho mặt trận, trạm cứu thơng đón
tiếp các thơng binh từ các nơi về và chuyển đi an toàn. Trong kỳ bầu cử đại
biểu Quốc hội khoá II năm 1960, tại đình Nhật Tân, nhân dân đà vinh dự đợc

đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và trực tiếp kiểm tra một số hòm phiếu
của xà đặt tại đình. Ngời đà căn dặn : Các đồng chí cán bộ phải làm tốt
công tác bầu cử, thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ đợc giao
Với những giá trị của mình, đình Nhật Tân đà đợc Bộ Văn hoá Thông
tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn
hoá ngày 25 tháng 1 năm 1994.
*. §Ịn: cã 7 trªn tỉng sè 62 di tÝch cđa quận chiếm 11,5%. Những ngôi
đền đợc dựng lên để thờ thần thánh những ngời có công với dân làng địa
phơng, có thể kể đến một số ngôi đền tiêu biểu của quận Tây Hồ nh: đền
Thọ Phúc Lộc (còn đợc gọi là am Gia Hội), thuộc làng Trích Sài, phờng
Bởi, thờ ba vị công chúa họ Lý; đền Vệ Quốc và đền Dực Thánh thuộc Giáp
Đông, phờng Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nay thuộc
phờng Bởi là hai ngôi đền thờ hai anh em song sinh Cống Lễ và Cá Lễ vào
thời Hùng Vơng thứ 18; đền Voi Phục thuộc 251 đờng Thuỵ Khuê, đền thờ
đức thánh Linh Lang triều Lý Thái Tông.nhng ngôi đền đợc nhắc đến
nhiều nhất, nổi tiếng nhất phải kể đến là đền Đồng Cổ.
Đền Đồng Cổ ở làng Đông nằm sát bờ sông Tô Lịch, (nay thuộc
phờng Bởi, quận Tây Hồ), đền đợc xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI). Sử
sách chép rằng Lý Thái Tổ đem quân đi đánh Chiêm Thành. Một đêm ngủ
tại đền Đồng Cổ thuộc làng Đan Nê -Thanh Hoá, vua đợc báo mộng có một
vị thần xin đi theo để trừ giặc. Trận đó quả thắng to. Tám năm sau, năm 1028
trớc hôm Lý Thái Tổ qua đời (mùng 3 tháng 3 âm lịch), Lý Phật MÃ đợc


24

thần Đồng Cổ báo mộng rằng có loạn tam vơng. Quả nhiên, sáng hôm sau
khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, ba con trai là Vũ Đức Vơng, Đông Chinh Vơng
và Dực Thánh Vơng đem quân ém trong tử cấm thành để đánh úp. Do có
phòng bị, lại đợc các tớng giúp nên Thái tử đà dẹp đợc cuộc nổi loạn này.

Mời ngày sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông cho xây dựng ngay một ngôi đền
thờ thần Đồng Cổ ở bên phải Hoàng thành và quyết định lấy ngày 25 tháng 3
tiến hành hội thề tại đền với lời thề : Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần
minh chu diệt [55, tr .90].
Cho đến nay, đền Đồng Cổ vẫn giữ đợc tục lệ hội thề trung hiếu
truyền thống. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bởi, mà còn có đông
đảo bà con các vùng khác. Hội thề đền Đồng Cổ là một hội thề độc đáo và
lành mạnh, có nội dung, ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức và truyền thống dân
tộc sâu sắc. Trong đền hiện vẫn còn giữ đợc rất nhiều các di vật có giá trị,
đặc biệt là đôi câu đối ë gian trung tÕ cã néi dung nh− sau:
Toµn b»ng Thanh Hoá Sơn Đông linh tích trứ,
Bất hủ Hoàng Long Thành Bắc ngỡng tiên truyền.
Tạm dịch là:
Dựa vào Thanh Hoá Nê Sơn linh tích nổi
Bất hủ Long Thành Đồng Cổ hội thề lu.
*. Chùa: Có tỷ lệ bằng với đình, 18 cái, chiếm trên 29,4% . Theo truyền
thống của ngời Việt, những ngôi chùa đợc dựng lên để thờ Phật. Bên cạnh
đó, những s trụ trì chùa có đức độ khi viên tịch cũng đợc phối thờ làm hậu
Phật và những ngời có tâm, công đức nhiều cho chùa cũng đợc thờ làm
hậu thần.
Trên địa bàn quận Tây Hồ, có nhiều ngôi chùa gắn liền với lịch sử dân
tộc và đẹp nổi tiếng, đợc liệt vào hạng đại danh lam của quốc gia nh:chùa
Hoằng Ân (còn gọi là chùa Quảng Bá) thuộc thôn Quảng Bá, phờng Quảng


×