Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 154 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH TIẾN

QUẢN LÝ
DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 06 31 73

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS Bùi Văn Tiến

HÀ NỘI - 2010


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................01

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG DTLS - VH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến DTLS-VH và quản lý DTLS-VH........................08
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................08
1.1.2. Khái quát chung về tỉnh Hải Dương..................................................14


1.2. Hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương...............................................24
1.2.1. Những tiền đề cơ bản cho việc hình thành hệ thống di tích.............24
1.2.2. Đặc điểm chung của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.....25
1.2.3. Số lượng và phân loại di tích..............................................................26
1.3. Giá trị của hệ thống DTLS-VH trong đời sống cộng đồng...........................36
1.3.1. Giá trị về mặt lịch sử...........................................................................36
1.3.2. Giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật....................................................38
1.3.3. Giá trị về mặt văn hóa........................................................................39
1.3.4. Giá trị về mặt tâm linh........................................................................40
1.3.5. Giá trị về giáo dục...............................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DTLS-VH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2001 ĐẾN NAY (2009)
2.1. Thực trạng của hệ thống quản lý DTLS-VH trên địa bàn tỉnh...................41
2.1.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự....................................................41
2.1.2. Tình hình phân cấp quản lý...............................................................51
2.1.3. Việc triển khai hoạt động quản lý nhà nước đối với DTLS-VH.....................53
2.1.4. Tổ chức hoạt động, quản lý bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH...............57
2.2. Những hạn chế của hoạt động quản lý DTLS-VH trên địa bàn tỉnh.........................80
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................................82
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan (từ các cấp quản lý).....................................82
2.3.2. Nguyên nhân khách quan (từ nhận thức của công chúng và những
yếu tố khác tác động từ bên ngoài)..........................................................................82


3
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI
TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy và việc chỉ đạo ban hành các văn bản pháp qui.........83
3.1.1. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý...........................83
3.1.2. Tăng cường các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản

qui phạm pháp luật..................................................................................................86
3.1.3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng bộ máy, đội ngũ làm công tác quản lý....87
3.2. Giải pháp cho công tác quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH..........88
3.2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch theo giai đoạn cụ thể (dài hạn,
ngắn hạn).................................................................................................................88
3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kỷ
luật một cách kịp thời việc vi phạm về DTLS-VH..................................................90
3.2.3. Về công tác bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật, đồ thờ tại di tích..............91
3.2.4. Về cơng tác thám sát khảo cổ học trong việc tu bổ, tơn tạo, phục hồi di tích........92
3.2.5. Khai thác giá trị DTLS-VH gắn với việc phát triển du lịch............................92
3.2.6. Tuyên truyền, xây dựng và áp dụng mô hình giáo dục truyền thống ở
một số DTLS-VH tiêu biểu......................................................................................96
3.2.7. Quảng bá hình ảnh giá trị về DTLS-VH...........................................99
3.2.8. Có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư..........................................101
3.29. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá bảo tồn DTLS-VH........................101
3.3. Giải pháp về đào tạo nhân lực quản lý di tích lịch sử - văn hoá................103
KẾT LUẬN...........................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….................……………..........................107


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GS

:


Giáo sư

PGS

:

Phó Giáo sư

QLDT

:

Quản lý di tích.

CHXH

:

Cộng hồ xã hội.

DTLS-VH

:

Di tích lịch sử - văn hố.

DLTC

:


Danh lam thắng cảnh

DSVH

:

Di sản văn hoá

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học.

Nxb

:

Nhà xuất bản.

UBND

:

Uỷ ban nhân dân.

HĐND

:


Hội đồng nhân dân

VH&TT

:

Văn hố và Thơng tin.

VH,TT&DL

:

Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

[ 25, tr.32]

:

Xem tài liệu tham khảo số 25, trang 32.

[ 10, T.1, tr.26]

:

Xem tài liệu tham khảo số 10, tập 1, trang 26.


5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đứng trước sự hội nhập và phát triển của đất nước, việc tìm hiểu những
giá trị lịch sử dân tộc chính là hướng về với cội nguồn, là việc làm đang được Đảng,
Nhà nước và cơng chúng quan tâm. Có nhiều đối tượng khác nhau và nhiều cách
tiếp cận khác nhau, trong đó DTLS-VH là một trong những đối tượng được mọi
người quan tâm hàng đầu, vì DTLS-VH là những tài liệu, hiện vật chân thực, bằng
chứng cụ thể chứa đựng nhiều đặc điểm, lịch sử của mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi
quốc gia. Trong mỗi DTLS-VH chứa đựng hầu như toàn bộ những giá trị tốt đẹp
nhất của con người như kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ được thể hiện dưới bàn tay, khối
óc của các nghệ nhân, chính vì vậy mà DTLS-VH là thông điệp của lịch sử mà các
thế hệ đi trước sáng tạo, trao truyền lại cho thế hệ hơm nay. Trên cơ sở đó, thế hệ
trẻ có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống trong xu thế hội nhập và phát triển.
1.2. Tỉnh Hải Dương nằm cách Thủ đơ Hà Nội 60 km về phía Đơng Bắc, tiếp
giáp với sáu tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang và
Quảng Ninh. Nằm trong vùng tam giác kinh tế-văn hóa-chính trị Hà Nội-Hải Phịng-Quảng
Ninh. Là vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai trù phú, mầu mỡ,
hàng năm được được phù sa của các con sơng Thái Bình, sơng Kinh Thầy...bồi đắp.
Khơng chỉ vậy, Hải Dương còn được biết đến khá sớm trong lịch sử, bằng chứng là
sự tồn tại của người tiền sử như: di chỉ hang động núi Nhẫm Dương (Kinh Môn)
hoặc thời vua Hùng con người đã biết đến đây khai phá để tồn tại, điều đó được thể
hiện bằng các di tích mộ quách, mộ thuyền được khai quật tại thơn Kiệt Đặc (Văn
An-Chí Linh); tại thơn La Đôi (Hợp Tiến-Nam Sách); tại xã Ngọc Lặc (Tứ Kỳ) và
việc phát hiện trống đồng Hữu Chung (Hà Thanh-Tứ Kỳ); trống đồng làng Gọp (Tiền Tiến),
trống đồng, thạp đồng thôn Hồng Lại (An Lương-Thanh Hà) đều minh chứng điều đó.
Cùng với các di chỉ khảo cổ học đó, tỉnh Hải Dương cịn bảo tồn, lưu giữ
được nhiều DTLS-VH có giá trị, các di tích được phân bố trên địa bàn tỉnh một cách
đậm đặc. Theo số liệu kiểm kê năm 1994 của Bảo tàng tỉnh Hải Dương cho biết,
trên địa bàn tỉnh có 1.098 DTLS-VH, đến nay có 146 di tích, cụm di tích được xếp
hạng cấp quốc gia, 91 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số những

di tích được xếp hạng quốc gia có những quần thể, cụm, khu di tích có giá trị lớn về
lịch sử, văn hố, có tiềm năng thu hút và phát triển du lịch như: Đền Sượt (thành
phố Hải Dương); Khu di tích Cơn Sơn (Cộng Hịa), đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo), khu


6
di tích danh thắng Phượng Hồng (Văn An), di tích chùa Thanh Mai (Hoàng Hoa
Thám), đền Cao (An Lạc), huyện Chí Linh; Di tích đền Tranh (Đồng Tâm), đền thờ
Khúc Thừa Dụ (Kiến Quốc), huyện Ninh Giang; Cụm di tích thờ Tuệ Tĩnh gồm đền
Bia (Cẩm Văn), đền Xưa (Cẩm Vũ), chùa Giám (Cẩm Sơn), Văn miếu Mao Điền
(Cẩm Điền), huyện Cẩm Giàng; Khu di tích - danh thắng An Phụ (An Sinh), động
Kính Chủ (Phạm Mệnh), huyện Kinh Mơn.
1.3. Một điểm chung đối với tất cả các DTLS-VH còn lại đến nay trên địa
bàn tỉnh Hải Dương nói riêng cả nước nói chung đều được xây dựng bằng chất liệu
gỗ, niên đại cách ngày nay từ 200 - 350 năm, trải qua thời gian chiến tranh, sự khắc
nghiệt của thiên nhiên làm cho các di tích bị xuống cấp ở nhiều cấp độ khác nhau.
Nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp một cách nghiêm trọng rất cần được
tu bổ, tơn tạo và phục hồi. Ngồi sự tác động của thiên nhiên và thời gian thì con
người cũng là một trong những nhân tố tác động làm hư hại, ảnh hưởng đến các
DTLS-VH. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định và làm rõ các giá trị lịch sử văn hoá,
nhằm đề ra những biện pháp quản lý, khai thác và phát huy giá trị của hệ thống
DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Hải Dương là vấn đề hết sức cấp thiết.
1.4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước đã ban
hành các văn bản có liên quan đến việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các
DTLS-VH như: Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
việc Bảo tồn cổ tích trên tồn cõi Việt Nam. Sắc lệnh nêu rõ: Cấm phá huỷ đình,
chùa, đền, miếu, bia ký, văn bằng, chiếu sắc, giấy má, sách vở có tính chất tơn giáo,
nhưng có ích cho lịch sử, mà phải bảo tồn; Nghị định số 519-TTg, ngày 19/10/1957
của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo tồn di tích; Pháp lệnh số 14/PL ngày 31/ 3/1984
về việc bảo vệ và sử dụng DTLS-VH và DLTC. Đặc biệt là từ năm 2001 đến nay, Luật

Di sản văn hoá (DSVH) được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác
bảo tồn và phát huy DSVH nói chung trong đó có DTLS-VH. Thực hiện chủ trương
của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua công tác quản lý DTLSVH trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được tăng cường, DTLS-VH được phát huy một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, công tác quản lý các DTLS-VH vẫn cịn gặp nhiều khó.
Việc đầu tư chống xuống cấp di tích chưa đáp ứng được yêu cầu, việc lấn chiếm,
tranh chấp đất đai, nhân vật thờ tự tại di tích vẫn cịn xảy ra, việc tuyên truyền, phổ
biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước về công
tác quản lý và việc hưởng ứng tham gia bảo vệ DTLS-VH của người dân trong việc
phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh là một trong những vấn đề hàng đầu được
đặt ra đối với công tác quản lý DTLS-VH của các cấp, các ngành hữu quan trong đó


7
ngành VH,TT&DL cơ quan quản lý trực tiếp tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý hệ
thống DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
1.5. Là một cán bộ được đào tạo chuyên ngành Bảo tàng, nhận thức được
tầm quan trọng của công tác quản lý DTLS-VH trước công cuộc hội nhập và phát
triển, với vốn kiến thức đã được học và trách nhiệm của người làm công tác di sản
trong ngành VH,TT&DL tỉnh Hải Dương, để góp phần xác định rõ giá trị lịch sửvăn hố-kinh tế trong sự phát triển của tỉnh và vai trò của việc quản lý DSVH nói
chung, DTLS-VH nói riêng tại Hải Dương, tôi đã chọn đề tài: Quản lý di tích lịch sửvăn hố trên địa bàn tỉnh Hải Dương làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học chuyên
ngành Quản lý văn hố. Qua đó hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
cơng tác quản lý DTLS-VH của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý DTLS-VH là việc làm quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị của các di tích. Phạm vi nghiên cứu khá rộng, dù không phải là mới nhưng
quản lý một cách hệ thống, khoa học và phù hợp trong tình hiện nay thì chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về các DTLS-VH trên địa bàn
tỉnh Hải Dương đã được nhiều người quan tâm. Xin đề cập đến vấn đến một số
công trình tiêu biểu:

- Năm 1999, Sở VH,TT&DL tỉnh Hải Dương đã xuất bản cuốn sách "Hải
Dương di tích và danh thắng" (tập 1), giới thiệu với độc giả 97 di tích và cụm DTLSVH địa bàn tỉnh Hải Dương được Bộ VH,TT&DL xếp hạng quốc gia.
- Năm 2001, học viên Nguyễn Thành Trung, cơng tác tại Trung tâm Văn
hố-Thơng tin (VH-TT) thuộc Sở VH,TT&DL tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu và
viết luận văn tốt nghiệp bậc cao học chuyên ngành văn hoá học với đề tài: "Làng
nghề chạm khắc gỗ Đông Giao, huyện Cẩm Giàng", bước đầu đã tập trung nghiên
cứu, tìm hiểu và làm rõ về vấn đề lịch sử địa phương, sự hình thành và phát triển
của nghề chạm khắc gỗ, vật liệu chính tạo lên các giá trị của di tích, xác định rõ các
nguồn tài nguyên quý giá của địa phương, đồng thời đề xuất một số giải pháp về
việc đào tạo, phát triển mở rộng làng nghề và sự thu hút đầu tư để phát triển tài
nguyên du lịch làng nghề gắn với việc bảo tồn và khôi phục các giá trị truyền thống.
- Năm 2004, Sở Xây dựng, Bảo tàng tỉnh và Hội sử học Hải Dương phối hợp
tổ chức nghiên cứu và viết đề tài: "Kiến trúc cổ qua các di tích trên địa bàn Hải
Dương", bước đầu đã đưa ra những nét khái quát về các DTLS-VH tại địa phương và


8
đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn, tôn tạo và hướng
phát triển cho các di tích.
- Năm 2007, Ban quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc phối hợp với Viện Hán
nôm xuất bản sách: "Di sản Hán nôm Côn Sơn-Kiếp Bạc", giới thiệu với độc giả
một khối lượng đồ sộ về DSVH vật thể và phi vật thể tại khu di tích Cơn Sơn-Kiếp Bạc.
- Năm 2009, học viên Phạm Thu Liên, công tác tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hải
Dương đã nghiên cứu viết luận văn bậc cao học chuyên ngành kinh doanh và quản
lý với đề tài: "Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương hiện nay". Luận văn tập
trung nghiên cứu và làm rõ một số nội dung: Đánh giá thực trạng du lịch Hải Dương
từ 2001 đến 2009, và việc phát triển du lịch bền vững, công tác quản lý nhà nước
đối với việc phát triển du lịch, trong đó có đề cập đến các DTLS-VH, đề ra những
giải pháp cơ bản và khả năng ứng dụng thực tiễn tại Hải Dương.
- Năm 2009, học viên Nguyễn Thị Hương, công tác tại Bảo tàng tỉnh Hải

Dương đã nghiên cứu viết luận văn bậc cao học chuyên ngành Văn hoá học với đề
tài: "Tìm hiểu về danh nhân Chu Văn An từ góc nhìn văn hố học". Luận văn tập trung
nghiên cứu và làm rõ nhân vật, về cuộc đời và sự nghiệp của ơng tại q nhà và tại
Chí Linh (Hải Dương); Về hệ thống, thực trạng các di tích thờ hoặc phối thờ cũng
như công tác quản lý một số di tích và đề xuất, kiến nghị việc quản lý và phát huy
tác dụng của hệ thống di tích.
- Ngồi các luận văn và cơng trình đã được xuất bản trên, cịn có một số đề
án, dự án, các bài viết, ấn phẩm về các DTLS-VH tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, nhưng chủ yếu tập trung vào việc khảo tả, đánh giá về giá trị lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật, văn hoá của tỉnh. Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu khoa học,
các đề tài, đề án mới chỉ dừng lại việc ghi chép, sưu tầm, đánh giá thực trạng của
các di tích một cách riêng lẻ mà chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về công tác
quản lý DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Hải Dương như là một cơng trình chun biệt.
Trong q trình triển khai và viết đề tài: "Quản lý di tích lịch sử-văn hoá trên
địa bàn tỉnh Hải Dương", tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả của các tác giả
đi trước, vận dụng một số nội dung vào trong cơng trình nghiên cứu của mình, đặc
biệt là phần đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp của các di tích trên địa bàn tỉnh.


9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ và vai trị của cơng tác quản lý
DTLS-VH trong giai đoạn hiện nay, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá
những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý
DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay (2009), từ đó đề xuất
một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý DTLSVH trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý DTLS-VH trên

địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay (2009);
- Tìm hiểu về giá trị hệ thống các DTLS-VH và loại hình DTLS-VH trên địa
bàn tỉnh, trong đó tập trung nghiên cứu về một số di tích, cụm di tích tiêu biểu có
giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, giá trị tâm linh ảnh hưởng lớn đối
với nhân dân và khách thập phương;
- Đánh giá thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá DTLS-VH
tỉnh Hải Dương;
- Trình bày những cơ sở khoa học và pháp lý trong cơng tác quản lý di sản
văn hố nói chung và DTLS-VH nói riêng và việc phân cấp quản lý DTLS-VH trên
địa bàn tỉnh;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý DTLS-VH;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng, hiệu quả
và vai trị trong cơng tác quản lý DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Việc khai
thác giá trị hệ thống DTLS-VH góp phần vào việc giáo dục truyền thống đối với cộng
đồng cũng như gắn với việc phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của tỉnh, trong đó đặt trọng
tâm là gắn với việc phát triển du lịch, chú trọng về du lịch tâm linh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Luận văn đi sâu nghiên cứu về giá trị hệ thống DTLS-VH và công tác quản
lý DTLS-VH;


10
- Nghiên cứu về Bộ máy và thực trạng đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý
di tích từ tỉnh tới cơ sở;
- Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý DTLS-VH;
- Trong điều kiện cần thiết, tác giả luận văn sẽ mở rộng phạm vị nghiên cứu
sang một số tỉnh, thành khác để đối chiếu, so sánh, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác
QLDT, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào việc giải quyết đối
với công tác quản lý DTLS-VH tỉnh Hải Dương.

4.2. Phạm vi
4.2.1. Về không gian nghiên cứu:
- Trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
- Trong điều kiện cần thiết, tác giả luận văn sẽ mở rộng phạm vị nghiên cứu
sang một số tỉnh, thành khác để đối chiếu, so sánh, trao đổi kinh nghiệm.
4.2.2. Về thời gian:
Từ năm 2001 đến nay (2009)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý
DSVH hoá dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và nhà nước chỉ
đạo về DSVH.
- Sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát; phân tích, tổng hợp; thống kê;
phỏng vấn; đối chiếu, so sánh; nghiên cứu đa/liên ngành về: Quản lý văn hố, Lịch
sử, Bảo tàng, Giáo dục...
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng giá trị của hệ thống DTLS-VH trên địa
bàn tỉnh Hải Dương;
- Đưa ra cái nhìn tồn diện về cơng tác quản lý DTLS-VH từ năm 2001 đến nay;


11
- Làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý
DSVH và độc giả có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về quản lý DTLS-VH từ tỉnh đến cơ sở
trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần hồn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác quản lý DTLS-VH trong những năm tiếp theo.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 03 chương:
Chương 1: Hệ thống di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hố trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác quản lý
di tích lịch sử-văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương.


12
CHƯƠNG 1
HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HỐ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến DTLS-VH và quản lý DTLS-VH
Trước khi đi vào thực trạng về công tác quản lý DTLS-VH trên địa bàn tỉnh
Hải Dương, tác giả xin được trình bày một số vấn đề về lý luận chung liên quan đến
DTLS-VH để làm công cụ hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan.
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm di tích.
Di tích là một bộ phận của DSVH, là thành tố quan trọng của mơi trường xã
hội, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ
ngày nay. Di tích là thơng điệp của quá khứ truyền lại cho các thế hệ mai sau, nó có
chức năng giáo dục và sống cùng thời gian.
Việc đưa ra khái niệm về di tích là rất ít nhưng thuật ngữ nói đến di tích thì
được nhiều tài liệu và sách đề cập đến như: Từ điển tiếng Việt đưa ra "Di tích là dấu vết
xưa cịn lại" [56, tr.292], hoặc "Di tích là cái của người xưa để lại", tất cả những
thuật ngữ trên đều có nghĩa: Di tích là dấu vết hoặc di vật của con người và những
giai đoạn lịch sử đã qua còn hiện hữu đến tận ngày nay thì được gọi là di tích [44, tr.246].
Từ điển từ và ngữ Việt Nam giải thích, di có nghĩa là cịn lại, tích có nghĩa là

dấu vết, hay nói cách khác di tích là dấu vết của thời quá khứ tương đối xa còn để
lại và có giá trị lịch sử. Trong sách tác giả có trích dẫn câu nói của cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng "Một nước khơng có di tích lịch sử thì mất ý nghĩa đi” . Vì vậy, di
tích có thể coi như nền tảng để xây dựng nên truyền thống đạo đức uống nước nhớ
nguồn, tôn sư trọng đạo và giáo dục truyền thống đối với cộng đồng dân cư trong đó có
thế hệ trẻ ngày nay.
Nói đến khái niệm về di tích khơng chỉ có các tài liệu, sách chuyên khảo
bằng tiếng Việt mà các sách song ngữ, chẳng hạn như Từ điển Việt- Anh cũng đề cập đến:
Di tích được dịch là Vestiges hay Remains, có nghĩa là những cái còn lại sau khi
các phần khác đã bị loại bỏ hay những tồ nhà cổ xưa cịn lại khi những toà nhà
khác đã bị phá huỷ [61, tr.207]. Như vậy, di tích là khơng gian vật chất cụ thể,
khách quan, nó nằm ngồi ý muốn của con người và khơng do con người quy định
mà nó do sự sáng tạo của con người trong quá trình lao động mà hình thành nên. Di
tích được hình thành trong quá trình sáng tạo của cộng đồng người hoặc cá nhân


13
riêng lẻ trong lịch sử để lại, nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với màu sắc
phong phú về loại và loại hình, được cấu thành với nhiều bộ phận như mơi trường,
địa hình, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, cơng trình kiến trúc nghệ thuật...Tuy
nhiên tuỳ theo những đặc tính của mỗi loại, loại hình mà tạo nên sự khác biệt của di tích.
Di tích dù được hiểu dưới khía cạnh và góc độ nào, theo ngơn ngữ của quốc
gia, dân tộc nào thì nó vẫn có ý nghĩa là những hiện vật của quá khứ còn lại và đang
hiện hữu như một tất yếu của lịch sử. Tại điều 29 của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP
đã nói rõ: Tất cả các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tich khảo cổ học,
danh lam thắng cảnh thì được gọi là di tích [40, tr.57].
1.1.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử-văn hố
Di tích lịch sử-văn hóa (DTLS-VH) là một thành tố quan trọng cấu thành
DSVH. Khái niệm DTLS-VH được đề cập ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và hàm
nghĩa của nó cũng rất phong phú, đa dạng như:

Tiếng Anh là Vestige, tiếng Pháp cũng gọi là Vestige, tiếng Nga gọi là
Pomiatnik, tiếng Trung Quốc gọi là Cổ tích. Đối với các chuyên gia về tu sửa di
tích, trong hiến chương Vinece-Italia năm 1964 quy ước DTLS-VH bao gồm những
cơng trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đơ thị hay ở nơng thôn, là bằng
chứng của một nền văn minh riêng biệt, của sự tiến hố có ý nghĩa hay là một biến
cố lịch sử.
Ở Philippin, Luật về giữ gìn, bảo vệ các DTLS-VH công bố ngày 18/06/1964
nêu rõ: DTLS-VH được gọi là DSVH.
Pháp lệnh của nhà vua Ả rập Xê út quy định về quản lý di tích cơng bố ngày
03/8/1972 nói: DTLS-VH được định nghĩa chung là cổ vật bất động sản và cổ vật
động sản.
Ở Nhật Bản, Luật số 214 ngày 01/7/1975 quy định về bảo vệ DSVH, các
DTLS-VH được gọi chung là Di sản văn hóa (DSVH) vật chất và DSVH phi vật
chất, DSVH dân gian, các công trình kỷ niệm.
Ở Việt Nam, vấn đề này được khẳng định trong Pháp lệnh số 14/LCTHĐNN ngày 04/4/1984 về "Bảo vệ và sử dụng DTLS-VH và danh lam thắng cảnh
(DLTC)" thì DTLS-VH được quy định như sau: "DTLS-VH là những cơng trình
xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ
thuật cũng như có giá trị về văn hố khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch
sử, q trình phát triển văn hoá, xã hội".


14
Căn cứ vào các quan niệm trên cho thấy DTLS-VH là những địa điểm còn
lưu giữ được những giá trị hoặc một bộ phận giá trị của lịch sử về khảo cổ học, về
sự ra đời của loài người, hoặc ghi dấu về sự kiện chính trị cách mạng đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc hoặc của địa phương. Ngồi ra DTLS-VH cịn
bao gồm những cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân văn hoá, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; DTLS-VH cịn là cơng trình
kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú

có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [37, tr.46].
Ngày 22/7/2001, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
sắc lệnh số: 09/2001/L-CTN công bố Luật DSVH đã được kỳ họp thứ IX Quốc hội
khố X thơng qua ngày 29/6/2001. Ngày 11/11/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Nghị định số: 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH.
Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khố XII thơng qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2001. Theo nội dung của Luật DSVH
và Nghị định của Chính phủ, DTLS-VH được hiểu như sau:
Chương 1: Những quy định chung của Luật DSVH, điều 4 điểm 3 nêu các
khái niệm, trong đó có khái niệm về DTLS-VH: "Di tích lịch sử-văn hố là cơng
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình,
địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học". Mỗi di tích được xếp hạng là
DTLS-VH phải đảm bảo các tiêu chí được quy định tại chương IV, điều 28 của Luật
DSVH như sau:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá tiêu biểu
của quốc gia hoặc của địa phương.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đơ
thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật.
Thông qua những khái niệm được đưa ra cho thấy từ Pháp lệnh "Bảo vệ sử
dụng DTLS-VH và DLTC" đến "Luật DSVH năm 2001 và 2009", các văn bản dưới


15
luật hướng dẫn ngày càng được bổ sung về nội dung chặt chẽ hơn trong câu từ
nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội và thế giới, đáp ứng và hạn chế những tiêu

cực, những vấn đề nảy sinh đối với lý luận và thực tiễn.
Việc đưa ra những khái niệm về DTLS-VH và những lý giải, phân tích dựa
trên cơ sở khoa học là tiền đề để tiếp tục xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật
quan trọng trong công tác quản lý DTLS-VH và thực hiện một cách hiệu quả đối với
việc bảo tồn, khai thác và phát huy tác dụng tốt các DTLS-VH từ đó góp phần vào sự thúc
đẩy về kinh tế-xã hội trong dịng chảy cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước
và thế giới.
1.1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý di tích lịch sử-văn hố.
Con người sinh ra, lớn lên và tồn tại trong một cộng đồng cư dân nhất định,
được sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Con người muốn tồn tại và phát
triển phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân và tuân thủ theo quy định chung của cộng
đồng, pháp luật, theo thể chế của tổ chức chính trị dù ở tầm vi mô hay vĩ mô, tầm
quốc gia hay quốc tế, địa vực khác nhau đều phải tuân thủ những quy định chung và
chịu sự quản lý về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong điều kiện nhà nước cho phép.
Về nội dung, thuật ngữ "Quản lý" có thể hiểu theo nhiều cách diễn đạt khác
nhau. Theo nghĩa thông thường trong từ điển tiếng Việt thuật ngữ "Quản lý" được
hiểu là trông nom, chịu trách nhiệm về công việc [57, tr.953]. Nếu hiểu theo âm
Hán Việt thì "Quản" là lãnh đạo một việc, "Lý" là trơng nom, coi sóc. Đối với các
nước phương Tây dùng từ "Management" có nghĩa là quản lý, là bàn tay hoặc liên
quan đến hoạt động của bàn tay, từ đó chuyển sang nghĩa là hành động theo một
quan điểm tác động để dẫn dắt.
Theo Các Mác: "Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã
hội của quá trình lao động" [8, T.2, tr.29]. Nhấn mạnh cho nội dung này ông viết
"Tất cả mọi hoạt động trực tiếp hay mọi cơ chung nào tiến hành trên quy mơ tương
đối lớn thì ít nhiều đều cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và
thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản
xuất khác với khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng" [9, T.23, tr.480].
Bản chất của quản lý và hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp
tác lao động. Quản lý là hoạt động khách quan nảy sinh khi cần nỗ lực tập thể để

thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ


16
đơn giản đến phức tạp. Trình độ dân trí con người trong xã hội càng cao địi hỏi
cơng tác quản lý càng lớn và vai trò của quản lý càng tăng lên.
Ngày nay việc dùng thuật ngữ quản lý đã trở lên phổ biến, đặc biệt là các
nước phát triển, nhưng chưa có định nghĩa nào thống nhất. Tổng hợp các ý kiến
chung từ nhiều định nghĩa có thể đưa ra "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra" [28, tr.15].
Vì vậy, quản lý cần đảm bảo 2 yếu tố cơ bản là: đối tượng thực hiện chức
năng quản lý và đối tượng bị quản lý. Chính vì thế, quản lý là một trong những khái
niệm khá rộng, bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn
hố, giáo dục, an ninh quốc phịng...Ở lĩnh vực nào cũng cần có chức năng này,
nhằm định hướng cho các chương trình, kế hoạch hoạt động đi đúng hướng, đúng lộ
trình và thời gian đề ra, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện mục
đích đề ra.
Quản lý văn hố là một thuật ngữ mới, chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng nên chăng sử dụng thuật ngữ quản lý về lĩnh vực văn hoá, bởi lĩnh vực về
văn hoá là khá rộng. Từ đó chữ "quản lý" có thể dùng ghép với với bất kỳ một hoạt
động nào cần có sự quản lý.
Đối với lĩnh vực DSVH, trong đó DTLS-VH là đối tượng đặc biệt, quan
trọng cần được gìn giữ, bảo quản và phát huy tác dụng. Vì vậy, quản lý DTLS-VH
có thể được xem như là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
DTLS-VH, giúp DTLS-VH tồn tại một cách bền vững không chỉ về chiều rộng mà
cịn về chiều sâu, nhằm góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
1.1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về Di sản văn hố.
Như trên đã nói, cơng tác quản lý là vô cùng rộng lớn, bao trùm ở nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý DSVH. DTLS-VH là một dạng vật thể

của DSVH, quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là quản lý cái hiện có, điều quan
trọng và đáng quan tâm chính là vai trò của việc quản lý làm sống lại các giá trị văn
hố phi vật thể đang tồn tại thơng qua yếu tố vật thể, nhằm góp phần vào việc tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và giáo dục truyền thống cho các thế hệ người
Việt Nam.
Thể hiện trên lĩnh vực quản lý DSVH, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật như: Luật DSVH được ban hành và có hiệu lực, cơng tác quản lý về
DSVH từng bước được cụ thể hoá bằng các văn bản, các Nghị định, Thông tư


17
hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý một cách cao nhất về việc bảo tồn và phát
huy giá trị di sản của dân tộc.
DSVH có tầm quan trọng và được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương
V khoá VIII về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc",
nhưng vấn đề đặt ra là quản lý ra sao? quản lý như thế nào? đang là vấn đề được
nhiều hội nghị và trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cấp tới. Việc quản lý
nhà nước về DSVH được quy định cụ thể tại chương V của Luật DSVH:
Chương V: Quản lý nhà nước về DSVH, gồm 15 điều, từ điều 54 đến điều
64, được chia thành 4 mục:
Mục 1: Nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH
hoá gồm 34 điều, từ điều 54 đến điều 56, trong đó điều 54 quy định 8 nội dung cụ
thể quản lý nhà nước về DSVH: Xây dựng và chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; Tổ chức chỉ đạo
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về DSVH; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; Huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong
việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ

và phát huy giá trị DSVH; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết,
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH. Điều 55, 56, quy định trách
nhiệm của Chính phủ, Bộ VH,TT&DL, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND các cấp trong việc quản lý nhà nước về DSVH; Hội đồng DSVH
quốc gia là hội đồng tư vấn về DSVH, Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và
hoạt động của Hội đồng DSVH quốc gia.
Mục 2: Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH gồm 6
điều từ điều 57 đến điều 62, quy định những nội dung: Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Khuyến khích việc xã hội hố hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá
trị DSVH; Chính sách đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
DSVH; Việc xã hội hoá đối với các hoạt động sử dụng nguồn vốn, nguồn thu từ phí
tham quan, lệ phí sử dụng từ DSVH; Chính sách của nhà nước đối với việc tài trợ,
đóng góp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Việc quy định quản lý và sử
dụng các nguồn tài chính phải đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.


18
Mục 3: Hợp tác quốc tế về DSVH gồm 3 điều từ điều 63 đến điều 65, quy
định như sau: Chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH Việt Nam theo quy định của Pháp luật.
Mục 4: Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về DSVH gồm 3 điều từ
điều 66 đến điều 68, quy định về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về
văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL), trong đó thực hiện chức năng chuyên
ngành về lĩnh vực DSVH; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; Quyền khiếu
nại, khởi kiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về DSVH và thẩm quyền, thủ
tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về DSVH theo quy định của pháp luật.
Điều đó chứng minh rằng, Luật DSVH là văn bản quan trọng nhất trong việc

quản lý, đưa ra định hướng và mục tiêu quản lý một cách cụ thể. Xác định rõ đối
tượng quản lý nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp,
các ngành, từ trung ương tới địa phương ngày càng bền chặt, tạo sự phát triển về kinh
tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền.
1.1.2. Khái quát chung về tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một vùng đất có mặt sớm trong tiến trình phát triển của lịch sử
dân tộc, là phên dậu phía Đơng của kinh thành Thăng Long. Hiện nay Hải Dương
có vị trí quan trọng nằm trong tam giác chính trị, văn hố, kinh tế (Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh). Nơi tiếp giáp và giao thoa về văn hố của 6 tỉnh, thành: Hưng
n, Hải Phịng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Bình. Là vùng đất trù
phú, cảnh quan đa dạng, hệ thống sơng ngịi chằng chịt, giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy thuận tiện, với nhiều tuyến đường huyết mạch của cả nược
chạy qua; Là địa bàn chiến lược, với những vị trí trọng yếu trong các cuộc chiến
tranh và bảo vệ nền độc lập dân tộc; Là vùng đất có thế núi hình sơng hiểm yếu (đặc
biệt là vùng Chí Linh, Kinh Môn), rất thuận lợi cho việc chỉ huy tác chiến quân sự
công, thủ, tiến, lui; Là vùng đất sinh ra nhiều danh nhân và mời gọi nhiều anh tài 4
phương về đây lập nghiệp đã làm cho Hải Dương trở thành "đất học, đất danh nhân,
đất văn hiến"; Là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như chạm
khắc đá Kính Chủ (Kinh Mơn), chạm khắc gỗ Đơng Giao (Cẩm Giàng), vàng bạc
Châu Khê (Bình Giang), gốm Chu Đậu (Nam Sách), Khắc ván in Hồng Lục, Liễu
Tràng (Gia Lộc), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)...;Văn hóa ẩm thực của Hải
Dương phong phú, đa dạng, dân dã, hấp dẫn như gạo nếp cái hoa vàng (Cẩm Giàng,
Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà), dưa hấu (Gia Lộc), bánh đa (Bình Giang), rượu
Phú Lộc (Cẩm Giàng), bánh gai (Ninh Giang), bánh đậu xanh (thành phố Hải Dương),


19
mắm rươi (Kim Thành), mắm cáy (Thanh Hà)...;Là vùng đất hiếu học và khoa bảng, là
tỉnh đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa với 488 tiến sỹ, nổi tiếng là dịng họ
Vũ tại làng Mộ Trạch (Bình Giang) -Lị tiến sỹ Xứ Đơng; Là tỉnh có 1.098 di tích,

trong đó có 146 di tích xếp hạng quốc gia và 91 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Một số di
tích tiêu biểu như Cơn Sơn-Kiếp Bạc, Phượng Hồng (Chí Linh), đền Cao An Phụ,
Kinh Chủ (Kinh Mơn). Các di tích trên địa bàn mang dấu ấn của nhiều thời đại: đồ
đá cũ với khu hang động Nhẫm Dương (Kinh Mơn), thời đại đồ đồng có các di chỉ,
di vật quý tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp, An Lương
(Thanh Hà)...;Với 781 lễ hội được tổ chức 2 mùa trong năm, các lễ hội mang đậm
yếu tố lịch sử, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, trong đó có Lễ hội
Cơn Sơn-Kiếp Bạc được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia. Các lễ hội tiêu biểu
như: Cơn Sơn-Kiếp Bạc (Chí Linh) với nghi thức chạy đàn mơng sơn thí thực, hội
qn, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu; đền Quát (Yết Kiêu-Gia Lộc) với nghi thức
bơi chải; hát đối tại lễ hội đền Vàng (Gia Xuyên-Gia Lộc); đền tranh (Đồng TâmNinh Giang) với hát chầu văn...Trong xu thế hội nhập và phát triển, Hải Dương
đang trên đà khởi sắc, phát triển đồng bộ, xứng đáng trở thành điểm đến của mỗi du
khách trong nước và quốc tế.
1.1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và cư dân
- Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh nằm ở khu vực Đông bắc vùng đồng bằng
châu thổ sơng Hồng, có toạ độ địa lý từ 20o41'10" đến 21o14'20" vĩ độ bắc, từ
106o07'20" đến 106o36'35" kinh độ đơng. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang vùng đất
trung du và những dải đồi nhấp nhô; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía đơng và
đơng nam giáp thành phố Hải Phịng; Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía
tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và phía đơng bắc giáp tỉnh Quảng Ninh [53, T.1, tr.4].
- Diện tích: Đất tự nhiên có 1.651,85km2, trong đó đất đồng bằng 1.389,00
km2 (chiếm 84,09%), đất miền núi 262,85 km2 (chiếm 15,91%). Riêng thị xã Chí
Linh (trước ngày 31/2/2010 là huyện Chí Linh) là một trong các huyện, thị, thành
phố có diện tích lớn nhất 281,9 km2, thành phố Hải Dương có diện tích 36,2 km2.
Khoảng cách từ bắc xuống nam của tỉnh Hải Dương nơi dài nhất là 63 km, từ đông
sang tây nơi rộng nhất là 53 km, cách bờ biển đông từ 20 đến 25 km.
- Đất đai: Địa hình Hải Dương nghiêng từ tây bắc sang đông nam, chia làm
hai vùng đồi núi và đồng bằng. Khu vực phía bắc và đơng bắc là vùng đồi núi thuộc
mạch núi của vịng cung Đơng Triều gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí
Linh) và 18 xã thuộc huyện Kinh Mơn, chiếm 11% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khu

vực phía nam và đông nam là dải đồng bằng thuộc tam giác châu thổ đồng bằng bắc


20
bộ chiếm 89% diện tích cịn lại. Về kiến tạo địa chất, địa bàn tỉnh Hải Dương nằm
trong vùng đồng bằng sụt võng Hà Nội, được hình thành trên nền đá kết tinh sụt lún
vào cuối thời cổ sinh cách ngày nay khoảng 200 triệu năm. Cấu trúc địa chất, địa
hình tỉnh Hải Dương có hướng tây bắc-đơng nam, trùng với mạch đứt gãy cùng
phương tạo nên thung lũng sông Hồng, sơng Thái Bình, chia đồng bằng Hà Nội
thành những đới kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Các yếu tố địa hình âm
(sơng, hồ), các yếu tố địa hình dương (cảnh quan, núi đồi) đã hình thành bởi quy
luật trên. Hai vùng địa lý cảnh quan tự nhiên này đã hình thành bởi hệ cấu trúc địa
chất khác nhau.
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ. Hải Dương nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa
hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ khơng khí trung bình ở Hải Dương là 23,4oC.
- Sơng ngịi, ao hồ: Hệ thống sơng ngịi tỉnh Hải Dương nằm trong hệ thống
sơng Thái Bình, là con sơng hợp lưu của các con sông: sông Cầu, sông Thương và
sông Lục Nam đổ vào đất Hải Dương. Từ ngã 3 Lấu Khê (cách Phả Lại 4 km) sơng
Thái Bình tách ra thành các chi lưu gồm các sông: Kinh Thầy, Thái Bình, sau đó lại
tách ra thành các sơng Kinh Mơn, sông Rạng, sông Hàn Mấu, sông Đá Vách, sông
Văn Úc, sơng Lạch Tray, sơng Gùa, sơng Mía... rồi đổ ra biển đơng. Hệ thống sơng
Thái Bình đều chảy theo hướng tây bắc-đơng nam. Dịng chảy quanh co uốn khúc
và phân thành các nhánh đi sâu vào các làng xóm, ruộng đồng. Các cửa sông đổ ra
biển gồm cửa Nam Triệu (Bạch Đằng), cửa Lạch Tray, cửa Văn Úc, cửa sông
Luộc...Hệ thống các cửa sông này là đầu mối giao thông từ biển đông vào nội địa,
tập trung ở khu vực Lục Đầu Giang (Vạn Kiếp) rồi lên Kinh đô Thăng Long và sau
đó toả đi các vùng phụ cận khác. Đối với hệ thống ao hồ, trên địa bàn tỉnh có rất
nhiều ao hồ, trong đó phải nói đến các hồ có diện tích lớn như: Hồ Bến Tắm
224,00ha, hồ Mật Sơn 62,50ha, hồ Đáp Khê 82,04ha, hồ Côn Sơn 42,80ha...

- Thổ nhưỡng khoáng sản: Đất của Hải Dương chủ yếu được bồi đắp của phù
sa sơng Thái Bình và một phần phù sa sơng Hồng, cịn lại phần nhỏ là đất đồi sa
thạch, phiến thạch sét và đá vôi rắn chắc.
- Cư dân: Thời Tiền sử, trên đất Hải Dương đã có con người sinh sống, điều
đó được thể hiện qua những hoá thạch của loại đười ươi (Pongo), voi, tê giác, lợn
rừng phát hiện tại động Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, (Duy Tân-Kinh Môn), thuộc
thời đại đồ đá giữa và đồ đá mới, có niên đại cách ngày nay từ 5 đến 3 vạn năm.
Ngoài ra các nhà khảo cổ học còn xác định khu cư trú của người Hán, người Việt cổ


21
ở Kiệt Thượng (Văn An-Chí Linh); Thành Dền, thơn Ngọc Lặc (Ngọc Sơn-Tứ Kỳ);
Mộ cổ Vũ Xã (Ái Quốc-Nam Sách)-nay là thành phố Hải Dương.
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, Hải Dương có dân số 1,7 triệu người,
diện tích đất tự nhiên 1.651,85km2, năm 1955, mật độ dân số của tỉnh chiếm 418
người/1km2, từ năm 1960 đến 2005, mật độ dân số trung bình trên 1000
người/1km2.
Mức tăng trưởng dân số tự nhiên của Hải Dương là 9,96%/năm. Điều này
dẫn đến Hải Dương có tháp tuổi so với độ tuổi từ 15 đến 59 là không trẻ, tỷ lệ dưới
14 tuổi chiếm 25,50%, từ 15-59 tuổi chiếm 63,50% (hai nhóm này chiếm tới 89%),
số cịn lại chiếm 11%.
Về cơ cấu dân số, có tới 84,43% dân cư sống ở nơng thơn, có 15,57% dân cư
sống ở thành thị. Điều đó cho thấy nền kinh tế của Hải Dương chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, nhịp độ đô thị hoá những năm gần đây đã tăng mạnh, tạo sự
chuyển biến sâu sắc, đặc biệt có nhiều địa phương từ làng, xã trở thành phường, thị trấn.
Hải Dương có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ
lệ cao nhất 99,74%, dân tộc Sán Dìu chiếm 0,09%, dân tộc Hoa chiếm 0,06%, dân
tộc Tày chiếm 0,01%, số còn lại 0,4% là các dân tộc khác. Các dân tộc thiểu số ở
Hải Dương sống tập trung tại huyện Chí Linh. Các dân tộc này có số lượng ít, hầu
hết được di chuyển từ các tỉnh: người Hoa từ Quảng Đông (Trung Quốc), người Tầy

từ huyện Sơn Động (Bắc Giang), người Cao Lan từ (Tuyên Quang), người Sán Dìu
từ vùng đồi trung du đơng bắc Việt Nam như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn,
Quảng Ninh đến. Mặc dù đã phần nào khơng cịn giữ được nét văn hoá truyền
thống, nhưng các tộc người cũng tạo nên một sắc thái văn hoá riêng trong các nghi
thức, nghi lễ của họ trên địa bàn tỉnh Hải Dương [53, T1, tr.321- 323].
1.1.2.2. Truyền thống lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước.
Hải Dương được coi là trọng trấn của trung tâm đất nước. Thời vua Hùng,
nước ta chia thành 15 bộ, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền. Sau gần 1000 năm
chống Bắc thuộc, đặc biệt khi Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ đặt tên cho vùng đất
này là Hồng Châu. Thời Đinh-Tiền Lê vẫn có tên là Hồng Châu. Thời Lý-Trần Hải
Dương thuộc đất Hồng Lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi tên thành Hải Đông
lộ. Thời nhà Minh đô hộ được đổi tên là Nam Sách. Thời Lê, Hải Dương thuộc đất
Đông Đạo. Năm 1466, gọi là Thừa tuyên Nam Sách. Năm 1469, gọi là Thừa tuyên
Hải Dương. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), đổi trấn Hải Dương thành xứ Hải
Dương, biệt danh là xứ Đông. Niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516), gọi là trấn Hải


22
Dương. Thời Mạc (1527- 1592), nhập một số phủ của Kinh Bắc, Thái Bình vào trấn Hải
Dương và đổi tên là Dương Kinh. Thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Quang Hưng
(1578-1599), đổi Dương Kinh thành trấn Hải Dương. Năm Cảnh Hưng thứ 2
(1741), chia Hải Dương thành 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An
Lão. Thời Tây Sơn (1789-1802), một phần đất Hải Dương nhập vào đất Yên Quảng.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1832), đổi trấn thành tỉnh. Trấn Hải Dương đổi thành tỉnh
Hải Dương hay còn gọi là tỉnh Đông. Lúc này, tỉnh Hải Dương gồm 3 phủ, 17
huyện. Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải
Hưng gồm 20 huyện và 2 thị xã, đến tháng 01 năm 1997, tỉnh Hải Dương và tỉnh
Hưng Yên tách ra thành 2 tỉnh như cũ. Tháng 8 năm 1997, thị xã Hải Dương được
nâng cấp thành thành phố Hải Dương (đô thị loại III), năm 2009 thành phố Hải
Dương được nhà nước công nhận đô thị loại II thuộc tỉnh.

Mặc dù tên gọi được thay đổi nhiều lần qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng Hải
Dương với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi cư trú của người tiền sử nên đã để lại
nhiều DSVH có giá trị. Gần 1000 năm Bắc thuộc, đất Hải Dương đã sản sinh và hội
tụ nhiều anh hùng kiệt xuất phất cờ khởi nghĩa, chống ách đô hộ của các triều đại
phong kiến phương Bắc. Thời Hai Bà Trưng có Thiện Nhân, Thiện Khánh; Thời kỳ
tự chủ có dịng họ Khúc; Thời Trần có danh tướng Trần Hưng Đạo với 3 lần kháng
chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, với những cơng lao đó, người Hải
Dương có quyền tự hào về những truyền thống vẻ vang của mình, được thể hiện qua một số
mặt sau:
- Truyền thống lao động cần cù sáng tạo, chinh phục và cải tạo thiên nhiên
để phát triển sản xuất, tạo dựng cuộc sống: Là mảnh đất chia thành 2 vùng rõ rệt là
đồng bằng và đồi núi, đây là thành quả của bao đời người dân Hải Dương đã đổ mồ
hồi, công sức, cần cù làm lụng, biến những khu vực đầm lầy, đất sỏi hoang vu thành
những cánh đồng phì nhiêu, mầu mỡ để cấy lúa, trồng ngô khoai, cây dược liệu, cây
ăn quả…tươi tốt, cho bốn mùa hoa thơm quả ngọt, nổi tiếng vải thiều Thanh Hà.
Nhưng kiên cường và bền bỉ nhất vẫn là công cuộc chống lũ lụt, hạn hán, đắp đê để
ngăn chặn và điều tiết nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, cho cuộc sống của nhân
dân địa phương. Tuyến đê sơng Thương, sống Thái Bình, sơng Kinh Thầy dài vài
chục cây số trên địa bàn tỉnh Hải Dương là những cơng trình trị thuỷ khổng lồ, là
biểu tượng của ý chí và nghị lực của hàng triệu người nông dân đời này qua đời
khác bền bỉ dẻo dai gánh đất đắp đê, phòng lụt. Dưới triều Nguyễn, huyện Văn
Giang 18 lần vỡ đê, thời Tự Đức 12 năm liền đê bị vỡ điều đó đã gây ảnh hưởng lớn
đến đời sống và việc làm ăn của người dân Hải Dương [35, tr.6]. Nửa cuối thế kỷ


23
XX Hải Dương đã nhiều lần bị vỡ đê vào các năm 1945, 1968, 1971, 1996 làm thiệt
hại rất nhiều hoa màu và gia súc, gia cầm làm ảnh hưởng lớn về kinh tế của nhân
dân địa phương [53, T1, tr.231]. Công cuộc chống hạn hán mạnh mẽ và rộng rãi
nhất là từ khi miền Bắc được giải phóng, Hồ Chủ Tịch 4 lần về thăm Hải Dương,

lần nào Bác cũng phát động và nêu cao tinh thần về công tác chống úng, được thể
hiện bằng hai câu thơ:
"Trăm năm trong cõi người ta,
Chống úng thắng lợi mới là người ngoan" [27, tr.82]
Từ cơng trình đại thuỷ nơng Bắc-Hưng-Hải và tiếp theo đó là hệ thống kênh
mương dẫn thuỷ nhập điền, ngày nay Hải Dương đang tiếp tục sự nghiệp đó với
chương trình hồn chỉnh hệ thống thuỷ nơng, kiên cố hố kênh mương, nội đồng,
thực hiện cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng
thơn, khơng chỉ đảm bảo đủ ăn mà cịn tăng nhanh về sản phẩm để xuất khẩu...
- Truyền thống nổi bật của người Hải Dương là tinh thần yêu nước, yêu quê
hương, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước: Các
nguồn tư liệu được ghi lại trong sử sách và các thần phả, thần tích, các dấu tích tại
các di tích cho thấy: Hải Dương là 1 trong bốn kinh trấn, là phên dậu phía đông của
kinh thành Thăng Long, mảnh đất này từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, nhiều
chiến công oanh liệt. Vùng ô trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sơng Thái
Bình, trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, địa bàn Hải Dương từ khu vực Đông
Triều, Kinh Môn đến thành phố Hải Phòng là địa bàn hoạt động của nữ tướng Lê
Chân thuộc Trang An Biên, nay là xã An Biên, huyện Đông Triều. Tại đây bà cho
lập căn cứ chống giặc gọi là Hải Tần Phòng Thủ. Năm 906, Khúc Thừa Dụ khởi
nghĩa giành quyền độc lập chấm dứt 1000 năm đơ hộ của phương Bắc. Thời Lý,
Đồn Thượng lấy căn cứ vùng Thanh Hà, Gia Lộc, Nam Sách, Cẩm Giàng để chống
Trần Thủ Độ và Nguyễn Nộn (Bắc Giang). Thời Trần, địa điểm Vạn Kiếp, sông Lục
Đầu là chiến thắng quân Nguyên-Mông hùng mạnh. Thời Mạc, vùng Nam Sách,
Chí Linh là căn cứ để chống lại nhà Lê. Thời nào Hải Dương cũng xuất hiện những
tấm gương yêu nước sáng ngời được lưu danh muôn thủa như: Đoàn Thượng, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Sư Mệnh, Yết Kiêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Trãi, nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, nữ du kích Mạc Thị Bưởi anh dũng hiên ngang
trước sự tra tấn của kẻ thù, những trận đánh mìn như "tiếng sấm đường 5"...Trong
kháng chiến chống Mỹ "thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người",
lớp lớp thanh niên Hải Dương lên đường vào Nam diệt giặc và điều đó được thể

hiện qua câu ca dao ca ngợi về mảnh đất, con người Hải Dương:


24
"Hải Dương anh dũng tuyệt vời
Đánh Tây, Tây đổ, chống trời, trời thua"
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có
16.317 trận chiến đấu, tiêu diệt 38.733 tên, bắt sống và gọi hàng 27.805 tên, tháo gỡ
và phá bom đạn 2.005 quả, bắn rơi 83 máy bay, thu súng và pháo các loại 8.011
khẩu. Số người tham gia chống Pháp và chống Mỹ, thanh niên xung phong là
232.560 người, 39.296 người là liệt sĩ, 16.082 thương binh, 8.017 người, có 60 tập
thể, 30 cá nhân được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 6 tập thể,
2 cá nhân được phong tặng anh hùng thời kỳ dổi mới, 1.630 bà mẹ Việt Nam anh
hùng và 12/12 huyện, thị xã, thành phố được nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng
vũ tran nhân dân...[21, tr.416 - 429].
- Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó thành tà: Tuy là
một tỉnh còn nghèo về kinh tế, nhưng nhờ đức tính và truyền thống hiếu học, vượt
khó thành tài, Hải Dương là một trong những tỉnh có nhiều nhà khoa bảng và danh
nhân văn hoá, tên của họ được lưu danh trên văn bia Văn miếu Quốc tử giám Hà
Nội, Văn miếu Huế, Văn miếu Mao Điền (xưa là Văn miếu trấn Hải Dương). Hải
Dương hiện có 488 tiến sĩ, chiếm 17% trong cả nước, huyện có số tiến sĩ nhiều nhất
là Nam Sách với 125 tiến sĩ, tiếp đến là huyện Bình Giang có 101 tiến sĩ, đặc biệt là
làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng-Bình Giang) có 39 tiến sĩ, được dân gian quen gọi là
"Lò tiến sĩ" xứ Đông [22, tr.7]. Người Hải Dương rất tự hào khi nhắc đến những
danh nhân và nhà khoa bảng, họ là những nhân vật tiêu biểu cho đội ngũ trí thức của nước ta
như: Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mệnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ...
Những truyền thống tốt đẹp và nổi bật trên là tài sản quý báu của mỗi người
dân Hải Dương. Truyền thống đó đã, đang và sẽ góp phần quan trọng xây dựng tỉnh
Hải Dương ngày càng giầu đẹp, văn minh, theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIV đã đề ra.

1.1.2.3. Về kinh tế, văn hoá-xã hội hiện nay.
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã đề ra việc xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp tục được khẳng định
tại Nghị quyết 10 (khóa IX) và Đại hội X của Đảng. Qua quá trình thực tiễn phát
triển xã hội, tỉnh Hải Dương cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong nước đều đi đến
nhận thức rằng tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi
tỉnh, song cần phải đi đơi với phát triển văn hố. Mỗi tỉnh đều có nét văn hố riêng
của vùng, miền, chứa đựng trong đó những yếu tố truyền thống và hiện đại mang


25
tính nhân văn, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nhân tố điều tiết sự phát triển
kinh tế-xã hội. Đây chính là quy luật tất yếu của sự phát triển hướng tới một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, đem lại cuộc sống ổn định và hạnh phúc cho mọi người.
Hải Dương hiện nay nằm trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch lớn như: Thành phố Hà Nội, Hải Phịng,
Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh...Có hệ thống giao thơng thuận lợi, có một số tài
ngun, khoáng sản, đất đai, lao động và những điều kiện thuận lợi khác để phát
triển và hội nhập. Những năm qua kinh tế của tỉnh Hải Dương có bước phát triển
khá rõ, 10,8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiêp-dịch vụ.
Kinh tế nông nghiệp nông thơn phát triên tồn diện, đạt hiệu quả ngày càng
cao. Năm 2005 so với năm 1995 giá trị sản xuất nơng nhiệp tăng 1,74 lần. Giai đồn
2001-2005 tăng 5,0%. Cơng nghiệp phát triển với tốc độ cao tăng 22,3%/năm. Hoạt
động dịch vụ chuyển biến, bình quân tăng 11%/năm.
Đầu tư phát triển có nhiều khởi sắc. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt
22,615 tỷ đồng, hết năm 2006 có 521 dự án được chấp thuận, tổng số vốn đăng ký
là 10,862 tỷ đồng, trong đó có 235 dự án đã đi vào sản xuất. Tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2006 có 132 dự án nước ngồi với tổng số vốn là 1.519 triệu USD, trong đó
có 76 dự án đi vào sản xuất.

Quyết định số 154/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt "Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020" thực hiện đối với 8 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh với mục đích đi đầu về hợp tác quốc tế,
thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng
cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường.
Xuất phát từ nhận thức mới về vai trò của văn hố, coi văn hố là động lực
đóng vai trị then chốt trong sự nghiệp phát triển xã hội, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
tỉnh Hải Dương đề ra mục tiêu xây dựng các chính sách văn hố đáp ứng 10 nhiệm
vụ lớn của q trình xây dựng nền văn hố do Nghị quyết Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ 5 (khố VIII) đã đề ra:
- Xây dựng con người, bảo đảm phát triển nguôn lực lớn nhất của xã hội
- Xây dựng mơi trường văn hố


×