Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý di tích lịch sử văn hóa huyện trực ninh, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 167 trang )

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

********

PHM TH THU HÀ

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA Ở
HUYỆN TRC NINH, TNH NAM NH

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
MÃ số: 60310642

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN Lý VĂN HóA

Người hướng dÉn khoa häc: PGS.TS. Bùi Minh Tiến

Hµ Néi, 2015


1

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH
SỬ VĂN HĨA Ở HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH” là cơng trình
nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Văn
Tiến. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không
sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các


nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hà


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA VÀ TỔNG
QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA Ở HUYỆN TRỰC NINH.......15

1.1. Cơ sơ lý luận và pháp lý của công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa 15
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 15
1.1.2. Cơ sở pháp lý cho cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ................ 24
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ........................ 29
1.2. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh .. 31
1.2.1. Khái quát về huyện Trực Ninh............................................................. 31
1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh .......................... 39
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 48
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
Ở HUYỆN TRỰC NINH ............................................................................................... 49


2.1. Bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý ................................................... 49
2.1.1. Bộ máy quản lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý ................... 49
2.1.2. Cơ cấu nhân sự và cơ chế quản lý........................................................ 54
2.2. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh .. 57
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa ở huyện ......................................................................................... 57
2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật bảo vệ di
tích lịch sử văn hóa ......................................................................................... 59
2.2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử văn hóa ......................................................................................... 63
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giải quyết khiếu nại tố cáo.......... 77
2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chun mơn về quản lý di tích lịch
sử văn hóa ....................................................................................................... 78


3

2.3. Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở
huyện Trực Ninh...................................................................................... 80
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 80
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 81
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 84
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 86
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA Ở HUYỆN TRỰC NINH ...................... 87

3.1. Phương hướng và nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử văn hóa ......... 87
3.1.1. Phương hướng chung ........................................................................... 87
3.1.2. Phương hướng cụ thể giai đoạn 2015-2020......................................... 88
3.1.3. Nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020............................................................ 88

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa huyện
Trực Ninh ................................................................................................. 90
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách ............................................................. 90
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức và triển khai thực hiện công tác
quản lý và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa ............................... 100
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác quản lý của nhà nước đối với
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa .................................. 106
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng cấp trên ........... 111
3.3.1. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định 111
3.3.2. Kiến nghị với ủy ban nhân dân huyện Trực Ninh ............................. 111
Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 112
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 117
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 121


4

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL:

Ban quản lý

BQLDT:

Ban Quản lý di tích


CMKC:

Cách mạng kháng chiến

CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DSVH:

Di sản văn hóa

DTLSVH&DLTC: Di tích lịch sử văn hóa và Danh lam thắng cảnh
DTLSVH:

Di tích lịch sử văn hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội

LSCM:

Lịch sử cách mạng


LSVH:

Lịch sử văn hóa

Nxb:

Nhà xuất bản

Pl:

Phụ lục

QLDT:

Quản lý di tích

QLNN:

Quản lý Nhà nước

Tr:

Trang

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VHTT:


Văn hóa thơng tin

VH&TT:

Văn hóa và Thơng tin

VH,TT&DL:

Văn hố, Thể thao và Du lịch

VH-XH:

Văn hóa - Xã hội

XHH:

Xã hội hóa


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung bảng thống kê

Trang

1


Bảng 1.1

Số lượng các DTLSVH của huyện Trực Ninh

39

2

Bảng 2.1

Thực trạng đội ngũ cán bộ phịng văn hóa thơng

55

tin huyện Trực Ninh


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích lịch sử văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan,
trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con người
trong lịch sử sáng tạo ra. Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của di
sản văn hóa dân tộc, là nơi ơn lại các truyền thống hào hùng của một dân tộc: truyền
thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng chống kẻ thù xâm lược, minh chứng
cho quá trình lịch sử phát triển, khai phá, xây dựng và sáng tạo ra các giá trị văn hóa
của bao thế hệ cha ơng đi trước. Di tích lịch sử văn hóa là chứng tích, tư liệu sống
để các thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ lịch sử đã đi qua.
Chính vì những giá trị to lớn đó, trong những năm qua chính quyền và nhân

dân địa phương có nhiều nỗ lực nhằm gìn giữ, bảo tồn và trùng tu các di tích có trên
địa bàn tỉnh Nam Định nói chung và huyện Trực Ninh nói riêng với những cơng
việc bảo tồn cụ thể như sau: Bảo tồn những giá trị vật thể và phi vật thể của q
hương. Nhiều di tích có giá trị lịch sử và văn hóa trên địa bàn đã được cơng nhận là
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, quần thể các di tích đã được bảo tồn
và qui hoạch phát triển trong tương lai, hiện tại nhiều di tích đã được nhà nước và
nhân dân đầu tư trùng tu, tôn tạo lại một cách khoa học giữ nguyên những yếu tố
gốc và phục dựng lại những lễ hội đã bị mai mốt theo thời gian phục vụ ngày một
tốt hơn đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.
Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa một cách hiệu quả,
bền vững, địi hỏi cơng tác quản lý văn hóa phải nắm bắt được thực trạng cũng như các
giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa của huyện một cách khoa học, dự báo được
xu thế phát triển, từ đó đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy quản lý, định hướng và
xây dựng các kế hoạch, giải pháp cho công tác quản lý và bảo tồn các di tích lịch sử
văn hóa có như vậy mới giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói
chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát
triển bền vững.


7

Huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định hiện còn lưu giữ được nhiều di tích ở các
thời kỳ khác nhau của lịch sử đất nước. Tính đến tháng 5/2014 tồn huyện có 35 di
tích, được nhà nước xếp hạng trong đó có: 06 cấp Quốc gia, 29 cấp tỉnh. Ngồi ra
cịn nhiều di tích có đủ tiêu chí xếp hạng nhưng đang trong q trình hồn thiện hồ
sơ khoa học đề nghị nhà nước xếp hạng. Tuy nhiên, khá nhiều di tích trong huyện
đang ở trong tình trạng xuống cấp cần được bảo tồn vì thế cơng tác quản lý và bảo
tồn di tích lịch sử văn hóa đang là vấn đề cấp bách đặt ra của địa phương.
Trong thời gian qua, cơng tác quản lý di tích tại huyện Trực Ninh đã được
các cấp, các ngành quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên công

tác này vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn và vướng mắc: vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của
một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến cơng tác bảo tồn,
một số Ban Quản lý di tích cịn tùy tiện, thiếu kiến thức trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích dẫn đến làm thay đổi yếu tố gốc vi phạm Luật di sản,… nhiều di
tích xuống cấp trong khi việc đầu tư chống xuống cấp di tích cịn q ít so với nhu
cầu thực tế, thiếu đồng bộ, còn tồn tại những bất cập trong cơng tác quản lý như:
tình trạng tự ý tu bổ, làm thay đổi di tích đã xảy ra ở một số địa phương trong huyện
(Chùa Hương Cát thị trấn Cát Thành, Chùa Ngọc Đơng xã Trực Thanh) nhiều di
tích có đủ tiêu chuẩn xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa nhưng chưa được xếp hạng
với lý do về mặt đất đai chưa được cấp giấy sử dụng đất (Nhà thờ họ Hà xã Trực
Khang, Quần thể Chùa Hạ Đồng xã Trực Đạo, Quần thể Chùa Kênh thị trấn Cổ Lễ
nguyên nhân của các vi phạm trên là do việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác quản lý di tích
chưa nhiều, hiểu đúng giá trị của các di tích và hưởng ứng tham gia bảo vệ, trùng tu
di tích của chính quyền, người dân chưa cao.
Trước tình hình đó cơng tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích
lịch sử văn hóa đang là một vấn đề đặt ra của địa phương. Với mục đích góp phần
vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, bảo
tồn, quảng bá và phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới tác giả đã lựa chọn


8

vấn đề “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây do nhu cầu của nhân dân và nhu cầu của việc
nghiên cứu, đánh giá các di tích lịch sử phục vụ cho việc xếp hạng di tích nên địa
phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm tịi, nghiên cứu và biên soạn lịch sử các di

tích cũng như việc sưu tầm và bảo vệ các hiện vật gắn liền với di tích, trước u cầu
của việc giữ gìn di tích lịch sử, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong việc phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín
ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên qua những tập hợp tài liệu và phân tích bước đầu
cho thấy hiện nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống di tích
lịch sử văn hóa huyện Trực Ninh. Tất cả các tài liệu đề cập đến vấn đề này chỉ được
tiếp cận về mặt giá trị di tích, lịch sử, lễ hội, danh nhân trên địa bàn huyện mà không
đi vào nghiên cứu về công tác quản lý di tích và giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng
mắc và chủ yếu được viết chung trong các tác phẩm về các di tích lịch sử văn hóa của
tỉnh Nam Định hoặc có nhắc đến trong q trình lịch sử hình thành như:
Sách: Di tích lịch sử văn hóa Nam Định do ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh
Nam Định viết và xuất bản năm 2008, trong đó giới thiệu 71 di tích lịch sử văn hóa trên
toàn tỉnh Nam Định, riêng huyện Trực Ninh được giới thiệu 5 di tích bao gồm:
- Di tích chùa Cổ Lễ do Tác giả Phạm Văn Huyên viết với những nội dung
như: tên gọi của di tích, nơi tọa lạc, do quốc sư Minh Không xây dựng từ thời Lý
khoảng thể kỉ XII, nhưng đến cuối thế kỉ XIX cảnh chùa chỉ cịn lại một am nhỏ với
nhiều di tích đổ nát. Năm 1902 Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho xây dựng, kiến
tạo lại ngôi chùa trong khoảng thời gian 1914-1919, sau này để ghi nhận công lao
của Đức Thánh tổ nhân dân đã tạc tượng thờ ngài theo nghi thức tiền Phật, hậu
Thánh. Đặc điểm kiến trúc: chùa Cổ Lễ kết hợp khéo léo giữa kiến trúc cổ truyền
với kiến trúc Gôtic của Gia tô giáo, tác giả mô tả tồn bộ cơng trình kiến trúc có giá
trị nghệ thuật cao là tháp đa giác còn gọi là “cửu phẩm liên hoa”, tháp được xây
dựng vào niên hiệu Bảo Đại thứ 2 (1927). Di vật cổ còn lưu giữ: một chuông đồng


9

thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh 7 (1799), một chuông đồng nặng hơn 9 tấn đúc
năm 1936, một trống đồng trơn tương truyền từ thời Lý, một lá cờ thần hai mặt có
ghi “Nam thiên Thánh tổ” và “Lý triều Quốc sư”, lễ hội chùa được diễn ra từ 1316/9 âm lịch hàng năm [tr.91- 97].

- Chùa Cự Trữ được Tác giả Vũ Đại An viết, bao gồm nội dung tên gọi của
chùa là Thanh Quang tự, nơi chùa tọa lạc, q trình hưng cơng xây dựng chùa vào
niên hiệu Mạc Vĩnh Định thứ 11 (1556), sang thế kỷ XVII - XVIII ngơi chùa được
chuyển về vị trí ngày nay, quá trình tu sửa bắt đầu từ thời Hậu Lê, thế kỉ XVII XVIII cho đến thời Nguyễn thế kỉ XIX. Tổng thể chùa Cự Trữ xây theo bình đồ
kiến trúc hình chữ Sơn: giữa là ngơi chùa với kích thước sâu và rộng nhất, hai bên
là đền thờ Đức Ông và phủ Mẫu [tr.119-122].
- Chùa Cổ Chất do Tác giả Đinh Ngọc Dự viết với nội dung: tên gọi của
chùa là Phổ Quang, nơi chùa tọa lạc, về lịch sử hình thành làng đến thời vua Lý
Nhân Tơng (1072 - 1128) tại vùng đất này có 3 anh em Nguyễn Công Tham,
Nguyễn Công Văn, Nguyễn Công Phạn lên kinh ứng thí và được bổ giữ những chức
vụ quan trọng trong triều, ông Nguyễn Công Phạn từ quan về quê đi tu và xây dựng
chùa Phổ Quang để tu hành. Sau này để tưởng nhớ công lao của ba người con q
hương lúc sinh thời đã có cơng giúp đỡ nhân dân, người dân Cổ Chất đã lập đền thờ
ngay sau chùa theo kiểu tiền Phật hậu Thánh. Giới thiệu tổng thể kiến trúc của chùa:
Tam quan, chùa, đền phủ, nhà tổ cùng các cơng trình bổ trợ [tr.119-122].
- Các Đồn binh thời Trần do Tác giả Phạm Văn Huyên viết. Nội dung bao
gồm địa điểm các đồn binh thời Trần gồm 3 ngôi đền Xối Đông Thượng, Xối Đông
Trung, Xối Đông Hạ nằm trên địa bàn xã Trung Đơng, viết về giá trị lịch sử của cụm
di tích này trong cuộc kháng chiến trống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ 2
(1885), dưới sự chỉ huy của các vị tướng Bùi Khiết, Bùi Tuyết, Trần Phạm và Trương
Long nhân dân xã Xối Đơng cùng binh lính lập nên 3 đồn binh trấn giữ bờ biển phía
nam, tổ chức nhiều trận đánh lớn. Sau khi bốn vị tướng qua đời, để ghi nhớ công lao
của các vị nhân dân đã cho lập 3 ngôi đền thờ ngay trên mảnh đất mà trước kia là
những đồn binh nhà Trần, tại ba ngơi đền cịn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá


10

trị lịch sử và nghệ thuật cao như: ngọc phả, văn bia, câu đối, đại tự, đặc biệt là 45 đạo
sắc phong (2 đạo niên hiệu Cảnh Hưng 44 (1783) và 43 đạo thời Nguyễn). Lễ hội

làng vào ngày mùng 9, 10 tháng giêng nhân dân ba làng tổ chức dâng hương, rước
kiệu, tế lễ tưởng nhớ công lao các vị thần làng [tr.246-250].
- Chùa Ninh Cường do tác giả Vũ Đại An viết. Nội dung bao gồm tên gọi
của chùa là Phúc Ninh tự, địa điểm chùa tọa lạc, thời gian xây dựng, quá trình tu
sửa: năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), đời vua Khải Định năm thứ 10 (1925), đến năm
1930 trong xã tu sửa lại toàn bộ chùa. Những kết cấu kiến trúc của chùa và những
giá trị về kiến trúc. Lễ hội xuân được diễn ra ba năm một lần với các nghi thức tế lễ
dâng cơm mới lên tổ lập làng, tế thần đất, thần lúa cùng các trò chơi dân gian
[tr.268 - 271].
Sách: Địa chí Nam Định do tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Nam Định xuất bản
năm 2003: Chương I Địa lý hành chính có viết về vị trí địa lý thay đổi hành chính các
thời kì và các đơn vị hành chính huyện Trực Ninh (21 đơn vị) [tr.35-39], chương II Địa
lý tự nhiên tồn tỉnh nam định nói chung và huyện Trực Ninh nói riêng [tr.139-160].
Chương XIX viết về Di tích và danh thắng, cơng trình kiến trúc tiêu biểu của Nam
Định, ở mục II có viết về chùa Nam Lạng xã Trực Tuấn là cơng trình kiến trúc tơn giáo
đồng thời là di tích cách mạng và kháng chiến [tr.808-809], ở mục III có viết về chùa
Cổ Lễ được đánh giá là một cơng trình kiến trúc tiêu biểu [tr.811-813], viết về vị thế
đền thờ Đào Sư Tích ở thị trấn Cổ Lễ [tr.816]. Chương XX Những nhân vật lịch sử văn
hóa tiêu biểu: viết về Đào Sư Tích (1350-1396) [tr.838].
Sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Trực Ninh (1930-2000), Ban chấp hành Đảng
bộ huyện Trực Ninh, xuất bản năm 2000. Trong chương 1 Trực Ninh mảnh đất, con
người và lịch sử, viết về Trực Ninh sau khi tái lập, địa hình, địa giới hành chính,
ngành nghề thủ cơng truyền thống, văn hóa làng xã, phong tục tập quán và những
cơng trình kiến trúc tiêu biểu của huyện [3, tr.9-26].
Ngồi ra cịn có tài liệu đề cập đến cơng tác quản lý di tích của huyện trong
các báo cáo tổng kết cơng tác văn hóa hàng năm của Phịng văn hóa thơng tin


11


huyện. Nhưng vì đây là báo cáo đánh giá kết quả của tất cả các hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa nói chung của huyện nên những nội dung liên quan đến cơng tác quản
lý di tích lịch sử văn hóa cũng chỉ được đề cập đến ở một mức độ nào đó.
- Báo cáo tổng kết cơng tác văn hóa - thơng tin 2010 phương hướng nhiệm
vụ năm 2011.
Mục bảo tồn - bảo tàng: Năm 2010 đã khảo sát, kiểm kê các di tích được tỉnh
xếp hạng. Xây dựng kế hoạch trùng tu các di tích Đền Tuân Lục đang xuống cấp,
phối hợp với ban quản lý di tích tỉnh làm lễ khởi công trùng tu, tôn tạo chùa Cổ Lễ
dự án quốc gia trị giá 27 tỉ đồng. Tiếp nhận và phối kết hợp với bảo tàng tỉnh Nam
Định tổ chức sưu tầm và trưng bày Bảo tàng huyện Trực Ninh. Hướng dẫn cho các
xã có lễ hội vào dịp đầu xuân thực hiện đúng quyết định 681 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Mục công tác quản lý: các di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng từng bước
đã làm tốt công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống,
tuy nhiên một số di tích chưa làm tốt cơng tác bảo vệ cịn để mất cổ vật, cổ thư,
cơng tác trùng tu, tơn tạo cịn tùy tiện khơng xin phép làm ảnh hưởng đến di tích, …
Ở phần phương hướng và nhiệm vụ năm 2011: làm tốt công tác dịch vụ văn
hóa, thơng tin, các di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng, tiếp tục phối kết hợp với
Bảo tàng tỉnh Nam Định sưu tầm và trưng bày Bảo tàng huyện Trực Ninh, đưa Bảo
tàng huyện vào sử dụng phục vụ mục đích chính trị và giáo dục truyền thống cho
mọi tầng lớp nhân dân.
- Báo cáo tổng kết công tác văn hóa - thơng tin 2012, phương hướng nhiệm
vụ năm 2013: mục công tác quản lý hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch,... Về
cơng tác Bảo tồn, Bảo tàng: năm 2012 đã khảo sát, kiểm kê các di tích được Ủy ban
nhân dân tỉnh xếp hạng. Xây dựng kế hoạch trùng tu các di tích đền Tuân Lục, di
tích Ba đồn binh, Chùa Cổ Lễ. Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư tu
sửa Chùa Dưa (Liêm Hải) và Chùa Phúc Ninh (Trực Cường) năm 2013. Ở phần
phương hướng nhiệm vụ: lập hồ sơ khoa học cho các di tích Nhà thờ trạng nguyên



12

Đào Sư Tích từ cấp tỉnh lên cấp Bộ, 02 di tích đền chùa kênh thị trấn Cổ Lễ, chùa
Hạ Đồng xã Trực Đạo.
Tuy nhiên những con số cụ thể và những đánh giá được nêu trong các bản
báo cáo này cũng là nguồn tư liệu quý giá, giúp cho tác giả luận văn có cái nhìn
chính xác hơn về thực trạng và gợi cho những giải pháp cần có để nâng cao hiệu
quả hoạt động của công tác này trong thời gian tới.
Nhìn chung cho đến thời điểm này chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ về công tác quản lý di tích lịch sử, văn hóa ở
huyện Trực Ninh. Trong q trình triển khai đề tài “Quản lý di tích lịch sử văn hóa
ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các tác
giả đi trước để có thể tạo được cái nhìn hệ thống đối với các di tích lịch sử trên địa
bàn huyện, góp phần trong việc khảo sát, đánh giá, xếp hạng các di tích cũng như
đánh giá về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của các di tích. Từ đó nêu lên tầm quan trọng
của việc bảo tồn, trùng tu, tơn tạo các di tích trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Trực Ninh trong thời gian qua, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá những kết
quả đạt được và hạn chế trong cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực
Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng, nâng cao hiệu quả của
cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của huyện Trực Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về huyện Trực Ninh và hệ thống di tích lịch sử văn hóa của
huyện Trực Ninh (Nghiên cứu số lượng và loại hình, giá trị, hiện trạng, tình trạng sở
hữu di tích lịch sử văn hóa).
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở khoa học và pháp lý trong cơng
tác di sản văn hóa nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng.



13

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử văn
hóa của huyện Trực Ninh từ năm 2010 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích
lịch sử văn hóa của huyện Trực Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn trong không gian của huyện Trực
Ninh ngày nay, có thể mở rộng ra các vùng phụ cận để so sánh.
Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước về quản lý di sản văn hóa dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử, quản lý
văn hóa, bảo tàng học và phương pháp logic. Do đặc thù của đề tài quản lý di tích
lịch sử văn hóa, chúng tơi chú trọng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: Để có nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu,
tác giả tiến hành sưu tầm, tham khảo và tích lũy tài liệu thư viện. Sao chép các tư
liệu, hình ảnh. Thu thập tài liệu các di tích, tìm kiếm tư liệu lưu trữ tại Phịng văn
hóa thơng tin, Ban quản lý di tích của Phịng văn hóa huyện Trực Ninh, gặp gỡ với
các cán bộ địa phương, người phụ trách tại các di tích tiêu biểu của huyện. Từ đó
tiến hành tổng hợp, thống kê lại một cách hệ thống các tư liệu phục vụ cho công tác

nghiên cứu được chính xác hơn.


14

Phương pháp tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp tổng hợp, logic để trình bày một cách có hệ thống về q trình xây
dựng, bảo tồn di tích lịch sử theo thời gian, diễn biến của lịch sử.
Phương pháp điền dã do tác giả thực hiện thông qua việc xuống trực tiếp một
số di tích để phỏng vấn tại địa điểm làm đề tài. Điều này giúp tác giả có điều kiện
quan sát, gặp gỡ, ghi chép tư liệu của các nhà quản lý văn hóa, của các nhà giáo, các
bậc cao niên và những nhà sưu tầm, nghiên cứu để đánh giá, phân tích, tổng hợp
nêu lên mối quan hệ chặt chẽ, sự tác động qua lại giữa các di tích với nhau và ảnh
hưởng đối với đời sống nhân dân và sự phát triển của lịch sử địa phương.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ, hệ thống tồn diện về
tình hình quản lý di tích văn hóa ở huyện Trực Ninh. Do đó, kết quả nghiên cứu của
luận văn là cơ sở khoa học giúp các cấp lãnh đạo của Ủy ban nhân dân và Phịng văn
hóa thơng tin huyện có giải pháp phù hợp trong việc đổi mới công tác quản lý di tích
lịch sử văn hóa tại huyện Trực Ninh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các huyện lân cận có
điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng xem xét, vận dụng vào quá trình đổi mới cơng
tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của địa phương mình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được bố cục trong 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa, tổng quan về
hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Trực Ninh

Chương 3. Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
di tích lịch sử văn hóa ở huyện Trực Ninh trong thời gian tới


15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA
Ở HUYỆN TRỰC NINH
1.1. Cơ sơ lý luận và pháp lý của công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm
Trong phần này chúng tơi tập trung trình bầy nội hàm của một số khái niệm cơ
bản có liên quan tới cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa như: di sản văn hóa, di tích
lịch sử văn hóa, quản lý, quản lý văn hóa, quản lý di tích lịch sử văn hóa…
1.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tồn bộ sản phẩm do các thành viên trong cộng đồng dân
tộc sáng tạo, thể hiện ra dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật
thể (vơ hình) mang tính biểu tượng được lan tỏa và trao truyền từ cộng đồng này
sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
Theo Luật Di Sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần
gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên
quan; có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng
đồng; khơng ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn

hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [40, tr.8].
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO)
chia di sản văn hóa thành hai loại: DSVH vật thể và DSVH phi vật thể. DSVH vật


16

thể bao gồm các di tích cơng trình lịch sử đền đài, cung điện, sách cổ, mẫu vật ở bảo
tàng, công cụ sản xuất ở từng giai đoạn lịch sử, các di tích danh thắng. DSVH phi
vật thể bao gồm các loại hình văn học - nghệ thuật (âm nhạc, ca múa, sân khấu,
ngôn ngữ, truyền thuyết, huyền thoại), các sinh hoạt và kinh nghiệm dân gian (lễ
hội, nghi lễ, phong tục tập quán, y học dân tộc, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết trong
sản xuất đồ thủ cơng mỹ nghệ).
Như vậy DSVH chính là thành quả của q trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của các thể hệ người qua hàng nghìn năm lịch sử, phản ánh tiến trình phát
triển, thành tựu và khả năng của chính dân tộc đó; là minh chứng sống động cho sự
vận động giao thoa và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời phản
ánh những đặc trưng cơ bản để làm rõ sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc
khác, quốc gia này với quốc gia khác trong những môi trường, cảnh quan cụ thể của
không gian và thời gian. Nói cách khác, DSVH là vốn tài sản q giá nhất, là tinh
hoa văn hóa của một dân tộc, là nền tảng tinh thần và động lực cho mọi sự phát
triển, đồng thời, khi nhìn vào vốn tài sản này người ta có thể nhận ra bản sắc dân tộc
của nền văn hóa đó. Có thể nói DSVH chứa đựng sức mạnh tiềm tàng của một nền
văn hóa, sức mạnh này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tồn vong và phát triển của
dân tộc. Chính vì vậy cần phải được trân trọng giữ gìn.
1.1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng cấu thành DSVH. Sở dĩ
gọi là DTLSVH, vì chúng được tạo ra bởi con người. Văn hóa ở đây bao gồm cả
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Khái niệm DTLSVH được đề cập ở nhiều

ngôn ngữ khác nhau và hàm nghĩa của nó cũng rất phong phú, đa dạng như: tiếng
Anh gọi là Vestige; tiếng Pháp cũng gọi là Vestige, tiếng Trung Quốc gọi là Cổ
tích, tiếng Nga gọi là Pamiatnik,...
Theo Điều 1 Hiến chương Venice - Italia năm 1964 thì:
Di tích lịch sử khơng chỉ dùng để chỉ một cơng trình kiến trúc đơn chiếc
mà là cả một khung cảnh đơ thị hoặc nơng thơn có chứng tích của một
nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc sự kiện lịch sử. Khái


17

niệm này khơng chỉ áp dụng với những cơng trình to lớn mà cịn áp dụng
với cả những cơng trình có kiến trúc khiêm tốn hơn vốn đã cùng với thời
gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hóa [34, tr.145].
DTLSVH là một khái niệm với hàm nghĩa rất rộng. Vì vậy, ở Việt Nam cũng
có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về DTLSVH, chẳng hạn theo Đại từ
điển tiếng Việt thì: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, chủ yếu là nơi cư trú
và mộ táng của người xưa được khoa học nghiên cứu. Theo nghĩa di tích văn hóa
thì nó là di tích lịch sử, văn hóa bất động” [52, tr.533].
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Di tích (lịch sử văn hóa - PTH) là
các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học... Di
tích là di sản văn hố - lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tuỳ tiện dịch
chuyển, thay đổi, phá huỷ” [49, tr. 667].
Theo giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa” của Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội thì: “Di tích lịch sử văn hóa được tạo ra do con người (tập thể hoặc cá nhân)
hoạt động sáng tạo lịch sử, con người hoạt động văn hóa mà hình thành nên” [31, tr.11].
Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN7 ngày 04 tháng 4 năm 1984 của Hội đồng nhà
nước về “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh” thì quy
định: “DTLSVH là những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm
có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật cũng như có giá trị về văn hóa khác hoặc có liên

quan đến những sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hóa xã hội” [36].
Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì coi
DTLSVH là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
cơng trình địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học [40, tr.33].
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định tại Điều 11 nêu rõ: “Di
tích là các di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di
tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh” [23].
Chúng ta cũng tìm thấy có những ý kiến khác nhau tương tự trong các cơng
trình nghiên cứu, trong các văn bản pháp qui có liên quan tới di tích lịch sử văn hóa.


18

Song, dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng các khái niệm đó đều có
chung một nội dung, đó là DTLSVH là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan của quá khứ còn tồn tại đến ngày nay, trong đó chứa đựng các giá trị điển
hình của lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Có thể nói rằng
văn bản qui định nội hàm của khái niệm DTLSVH được xem là đầy đủ nhất và cụ
thể nhất phải kể đến Luật Di sản văn hố do Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung thành Luật Di sản văn
hoá năm 2009. Điều 28 của Bộ Luật này còn qui định thêm rằng DTLSVH phải có
một trong các tiêu chí cụ thể như sau:
a) Cơng trình xây dựng địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
c) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kì cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

e) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá
trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất [40, tr.45-46].
Như vậy, có thể nói rằng DTLSVH là những nơi lưu giữ các giá trị văn hóa
khảo cổ, những địa điểm ghi dấu tích về lịch sử dân tộc, những nơi diễn ra những sự
kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương,


19

những địa điểm ghi dấu chiến công trống xâm lược, chống áp bức, những nơi có giá
trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học,
những cơng trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Mỗi một DTLSVH đều mang một
giá trị văn hóa, lịch sử nhất định, phản ánh một chặng đường lịch sử của cộng đồng
dân cư, quá trình hình thành và phát triển xã hội qua mỗi thời đại.
1.1.1.3. Khái niệm quản lý
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, chế độ xã hội, về nghề
nghiệp, v.v... mà nội dung của quản lý cũng được giải thích, lý giải bằng nhiều cách
khác nhau. Với sự phát triển của phương thức sản xuất xã hội và sự mở rộng trong
nhận thức của con người hiện nay, sự khác biệt về nhận thức và lý giải về khái niệm
quản lý ngày càng trở nên rõ rệt. Chính vì vậy mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa
thấy có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Xuất phát từ những góc độ nghiên
cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngồi nước đã nêu ra những quan niệm
khơng giống nhau về khái niệm quản lý.

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp tác lao động
C.Mác đã viết: "Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên
quy mô khá lớn đều u cầu có sự chỉ đạo, điều hịa giữa những hoạt động cá
nhân... một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng" [43, tr.3].
Taylor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và
hãy chú ý tới cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [33, tr.22].
Fayol: “quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều
chỉnh và kiểm soát ấy” [33, tr.22].
Quản lý khơng chỉ đơn giản là khái niệm, nó cịn là sự kết hợp của ba
phương diện:


20

Thứ nhất, thơng qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
Thứ hai, điều hịa quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa
hai bên.
Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm
được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác
tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể.
Ngồi ra, khái niệm quản lý cịn được định nghĩa như một công việc
nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí, các hoạt động trong tổ chức cụ thể, thể
hiện ở những lĩnh vực sau:
- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung
và hướng mọi lỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó.
- Tổ chức điều hòa phối hợp và hướng mọi nỗ lực các nhân, của tổ chức
vào mục tiêu chung đó.

- Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, đánh
giá, khen thưởng những người có cơng, uốn nắn những lệch lạc, sai sót
của cá nhân trong tổ chức nhằm giảm bớt những thất thốt, sai lệch trong
q trình quản lý.
- Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm
bảo phát triển ổn định, bền vững là hiệu quả.
- Để tiến hành công việc quản lý, chúng ta phải dựa vào các phương tiện
và chính sách về luật pháp, tài chính, nghiên cứu khoa học, phát triển
nguồn nhân lực để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra [33, tr.25].
Quản lý ra đời chính nhằm tới hiệu quả nhiều hơn, năng suất nhiều hơn
trong công việc. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì “quản lý” có thể hiểu là
hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý
vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con


21

người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã
định. Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định, do
chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các động tác
quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp. Do đó, quản lý là
một quá trình tác động giữa chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, thông qua những
biện pháp, phương pháp, phương tiện quản lý nhằm hồn thiện hóa hoặc làm thay
đổi tình trạng hiện hữu. Quản lý bao giờ cũng có tính mục đích, tính tổ chức và
hướng tới tính hiệu quả.
Qua một số quan điểm, chúng ta thấy rõ bản chất của quản lý và hoạt động
quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Quản lý một hoạt động khách
quan nảy sinh cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở
mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ tới phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với xã
hội có trình độ phát triển càng cao, yêu cầu quản lý càng lớn và vai trị quản lý ngày

một tăng lên.
Như vậy, có thể hiểu rằng quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi của từng cá nhân nhằm hướng đến một mục đích hoạt động chung và phù
hợp với qui luật khách quan, dựa trên những chuẩn mực được thừa nhận trong
những thời điểm cụ thể.
Với cách hiểu như vậy, chúng ta thấy rằng chủ thể quản lý là người quản lý,
tổ chức quản lý; khách thể hay đối tượng quản lý là các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, v.v… Hoạt động quản lý diễn ra tuân theo một hệ thống pháp luật,
các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý.
1.1.1.4. Khái niệm quản lý văn hóa
Quản lý văn hóa thường được hiểu là hoạt động của Nhà nước được thực
hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện


22

các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần
phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
Ngồi ra, quản lý văn hóa cịn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng
nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà
nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách
nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên
đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất
lượng sống của người dân...).
Quản lý văn hóa bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội,
đạo đức...), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa - là

cơ sở của việc xác lập nội dung và phương thức quản lý văn hóa... (trong
các văn kiện chính thức của Đảng, Hiến pháp, trong Chiến lược phát triển
văn hóa của Chính phủ).
+ Bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng quản lý văn hóa từ Trung
ương đến địa phương và theo các lĩnh vực.
+ Cơ chế phối hợp liên ngành (bộ, ban, ngành, đoàn thể, cơ cấu dân sự...).
+ Hệ thống pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị, văn
bản hướng dẫn, quy chế, quy tắc, quy định,...)
+ Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn họcnghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc,...) và theo địa bàn lãnh thổ
(trung ương - địa phương, đô thị, nông thôn, đồng bằng - miền núi, trong
nước - ngoài nước,...). Cần lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách
đầu tư phát triển các nguồn lực (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực) và phương tiện cho văn hóa.
+ Cơng tác giám sát, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm [33, tr.26].


23

1.1.1.5. Khái niệm quản lý di tích lịch sử văn hóa
Trong thực tiễn quản lý hiện nay, chúng ta có thể hiểu quản lý DTLSVH là
hoạt động tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan quản lý di tích ở các cấp độ khác
nhau, tùy theo quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Trong lĩnh vực DTLSVH cơ
quan quản lý di tích có trách nhiệm trơng coi, giữ gìn; tổ chức các hoạt động bảo
quản, tu bổ, tơn tạo di tích, tổ chức bảo vệ di tích với mục tiêu chống xuống cấp cho
di tích, để di tích tồn tại lâu dài; tổ chức lập hồ sơ, xếp hạng xác định giá trị và cơ sở
pháp lý bảo vệ di tích. Như thế, chúng ta có thể thấy rằng bảo tồn và phát huy giá trị
của di tích lịch sử văn hóa là hai nhiệm vụ trung tâm của hoạt động quản lý di tích
lịch sử văn hóa.
Quản lý DTLSVH là một hoạt động nằm trong cơng tác quản lý DSVH.
Theo quan điểm khoa học phổ biến hiện nay, quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là

quản lý những giá trị vật thể mà quan trọng hơn là người làm công tác quản lý phải
biết cách “đánh thức” những giá trị văn hóa phi vật thể để có tác động tích cực đến
đời sống cộng đồng.
Quản lý DTLSVH cũng chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức điều
hành việc bảo vệ gìn giữ các DTLSVH làm cho các giá trị của di tích được phát huy
theo chiều hướng tích cực. Các DTLSVH cần được tơn trọng và bảo vệ vì đây là tài
sản vơ giá, là tài nguyên kinh tế du lịch không bao giờ cạn kiệt nếu chúng ta biết
khai thác một cách khoa học. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di
tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của
nhân dân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như đặc
thù của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ
cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của
của bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ những khái niệm quản lý, quản lý di sản văn hóa, quản lý di tích lịch sử
văn hóa có thể hiểu đó là một hoạt động ln có hướng đích giữa chủ thể quản lý và


24

đối tượng quản lý (khách thể quản lý) theo đúng những những đường hướng mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đó chính là q trình tác động giữa chủ thể quản lý
(chính là hệ thống các cơ quan quản lý di tích) tới đối tượng quản lý (là hệ thống
DTLSVH). Để cơng tác quản lý có hiệu quả cần thông qua những biện pháp,
phương pháp, phương tiện quản lý nhằm hồn thiện hóa hoặc làm thay đổi tình
trạng hiện hữu. Trong trường hợp cụ thể với các đối tượng là DTLSVH thì mục tiêu
cần hướng tới là bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH phục vụ cộng đồng trong
nước và quốc tế.
1.1.2. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa
Trong khi tiến hành nhiệm vụ quản lý di tích cần phải tuân thủ đi đúng

hướng theo những đường hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những đường
hướng thể hiện rõ trong các văn bản đã được ban hành, đó chính là cơ sở pháp lý
cho cơng tác quản lý DTLSVH.
Dưới các triều đại phong kiến, ý thức giữ gìn, bảo quản, kiểm kê và tu bổ di
tích đã được cả chính quyền trung ương và tồn xã hội quan tâm. Trong các bộ sử
ký, các sách địa chí đều có các ghi chép về di tích như: đình, đền, chùa, quán, miếu,
thành quách và các nhân vật lịch sử. Bộ Luật Hồng Đức ban hành dưới triều vua Lê
Thánh Tơng có điều khoản ghi việc trừng phạt những người lấy cắp, phá huỷ tượng
Phật và chuông đồng cổ. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã tiến
hành điều tra, nghiên cứu về các di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học trên đất
nước ta nhưng việc ban hành các văn bản pháp lý để quản lý và điều hành các hoạt
động có tính chất bảo vệ di tích thì hầu như chưa có.
Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền năm 1945, dù cịn bộn bề
nhiều cơng việc phải làm để đối phó với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm,
nhưng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm ngay đến việc gìn giữ
và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến,
xây dựng đất nước và nâng cao dân trí. Điều đó được thể hiện bằng việc Hồ Chủ
Tịch ký Sắc lệnh số 65-SL ngày 23/11/1945 về việc thành lập Đông Phương Bác


×