Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý khu di tích lịch sử và danh thắng côn sơn kiếp bạc (tỉnh hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 188 trang )

1

Bộ giáo dục v đo tạo

Bộ văn hoá , thể thao v du lịch

Trờng Đại học Văn hoá H Nội

-------------------------

Phạm khắc cờng

Quản lý khu Di tích Lịch sử v Danh thắng
Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dơng)

Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
MÃ số: 60 31 73

TóM TắT LUậN VĂN THạC Sĩ Quản lý văn hoá

Ngời hớng dẫn khoa học:
pGS. TS. trịnh thị minh đức

H NộI - 2010


2

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn, với tình cảm chân thành, tác giả
xin trân trọng cảm ơn:


+ PGS – TS. Trịnh Thị Minh Đức, người hướng dẫn khoa học;
+ Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng Ban quản lý di tích Cơn Sơn Kiếp Bạc;
+ Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; các thầy giáo,
cô giáo tham gia quản lý và giảng dạy trong thời gian học tập tại trường;
+ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
+ Ban quản lý di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc;
+ Bảo tàng tỉnh Hải Dương;
+ Thư viện tỉnh Hải Dương;
+ Cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tơi hồn thành luận văn này.
Chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong được góp
ý và chỉ dẫn.
Côn Sơn, tháng 7 năm 2010
Tác giả

Phạm Khắc Cường


3

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………….… 03
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….04
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH CƠN SƠN – KIẾP BẠC;
CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ…………..12
1.1. Vài nét về thị xã Chí Linh……………………………………………..12
1.2. Tổng quan về khu di tích Cơn Sơn- Kiếp Bạc………………………..15
1.2.1. Những di tích ở Cơn Sơn……………………………………………...15
1.2.2. Những di tích ở Kiếp Bạc……………………………………………..27

1.2.3. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp bạc………………...........................................34
1.3. Những giá trị tiêu biểu của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc……….38
1.4. Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý khu di tích………..43
1.4.1. Cơ sở khoa học………………………………………………………..43
1.4.2. Cơ sở pháp lý………………………………………………………….47
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH
CƠN SƠN – KIẾP BẠC…………………………………………………….54
2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDT
Côn Sơn - Kiếp Bạc……………...................................................................54
2.2. Thực trạng công tác quản lý khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc….......59
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, trung hạn………...59
2.2.2. Cơng tác tổ chức hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại khu di tích………..62
2.2.3. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di tích…………………65
2.2.4. Tổ chức kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục hồi và tơn tạo di tích………..69
2.2.4.1. Cơng tác kiểm kê, bảo quản, tu bổ di tích…………………………..70
2.2.4.2. Cơng tác phục hồi, tơn tạo di tích………….......................................72
2.2.5. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, hội thảo và tọa đàm tìm hiểu về……... 74


4

2.2.6. Chủ trì, phối hợp với địa phương quản lý di tích, tổ chức lễ hội……..83
2.2.7. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội…………………………………………..84
2.2.8. Tổ chức hoạt động dịch vụ và vệ sinh môi trường……………………86
2.2.9. Quản lý, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức………….89
2.2.10. Huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho bảo tồn…..91
2.2.11. Công tác thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm .......94
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CƠN SƠN - KIẾP BẠC….............97
3.1. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý

khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc………………….......................................97
3.1.1. Ưu điểm………………………….........................................................97
3.1.2. Hạn chế………………………………………………………………..98
3.1.3. Nguyên nhân…………………………………………………………..99
3.2 Định hướng phát triển của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc….........100
3.2.1. Định hướng của Chính Phủ…………………………….....................100
3.2.2. Định hướng của UBND tỉnh Hải Dương……….................................101
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và
phát huy giá trị khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc………………………..104
3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác cán bộ …...104
3.2.2. Giải pháp về cơng tác phát triển tồn diện tại khu di tích……...........108
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn và phát huy…...112
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch lại các dịch vụ phục vụ khách tham quan.....115
3.2.5. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững….........117
3.2.6. Giải pháp thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm…………………………119
KẾT LUẬN………………….......................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….............127
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL

:


Ban quản lý

BTDT

:

Bảo tồn di tích

CHXHCH

:

Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa

DSVH

:

Di sản văn hóa

DTLS – VH

:

Di tích lịch sử - văn hóa

GS.TS

:


Giáo sư tiến sỹ

HĐKH

:

Hội đồng khoa học

KHLS

:

Khoa học lịch sử

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS.TS

:

Phó giáo sư tiến sỹ

TW

:


Trung ương

VHTT

:

Văn hóa thơng tin

VHTT&DL

:

Văn hóa thể thao và Du lịch

UBND

:

Ủy ban nhân dân

[37]

:

Xem tài liệu tham khảo số 37

[32, tr.12]

:


Xem tài liêu tham khảo số 32, trang 12

[79, T1, tr.667]

:

Xem tài liệu tham khảo số 79, tâp 1, trang 667


6

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………… 04
MỞ ĐẦU……………………………………………………05
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH CƠN SƠN – KIẾP BẠC;
CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ………..13
1.1. Vài nét về thị xã Chí Linh…………………..............13
1.2. Tổng quan về khu di tích Cơn Sơn- Kiếp Bạc………………..16
1.2.1. Những di tích ở Cơn Sơn………………………………...16
1.2.2. Những di tích ở Kiếp Bạc………………………………..28
1.2.3. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp bạc………………...............34
1.3. Những giá trị tiêu biểu của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc……….38
1.4. Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý khu di tích
………..42
1.4.1. Cơ sở khoa học……………………………………..42
1.4.2. Cơ sở pháp lý……………………………………….47
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH
CƠN SƠN – KIẾP BẠC……………………………….53

2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDT
Côn Sơn - Kiếp Bạc……………...53
2.2. Thực trạng công tác quản lý khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc…....58
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, trung hạn.58
2.2.2. Cơng tác tổ chức hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại khu di tích…..61
2.2.3. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di tích………64
2.2.4. Tổ chức kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục hồi và tơn tạo di tích…...67
2.2.4.1. Cơng tác kiểm kê, bảo quản, tu bổ di tích…………..68


7

2.2.4.2. Cơng tác phục hồi, tơn tạo di tích…………..................70
2.2.5. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, hội thảo và tọa đàm tìm hiểu về 72
2.2.6. Chủ trì, phối hợp với địa phương quản lý di tích, tổ chức lễ hội81
2.2.7. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội……………………………82
2.2.8. Tổ chức hoạt động dịch vụ và vệ sinh môi trường……………84
2.2.9. Quản lý, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức….87
2.2.10. Huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho bảo tồn…88
2.2.11. Công tác thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm ...91
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CƠN SƠN - KIẾP BẠC….......94
3.1. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý
khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc…………………...........94
3.1.1. Ưu điểm………………………….....................94
3.1.2. Hạn chế…………………………………………..95
3.1.3. Nguyên nhân………………………………..96
3.2 Định hướng phát triển của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc…........97
3.2.1. Định hướng của Chính Phủ……………………………...97
3.2.2. Định hướng của UBND tỉnh Hải Dương……….................98

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và
phát huy giá trị khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc……………101
3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác cán bộ ..96
3.2.2. Giải pháp về cơng tác phát triển tồn diện tại khu di tích……...100
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn và phát huy..104
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch lại các dịch vụ phục vụ khách tham quan.....107
3.2.5. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững…...109
3.2.6. Giải pháp thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm………..111
KẾT LUẬN…………………...............114


8

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...117
PHỤ LỤC


9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL

:

Ban quản lý


BTDT

:

Bảo tồn di tích

CHXHCH
DSVH

:
:

DTLS – VH

Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa

Di sản văn hóa
:

Di tích lịch sử - văn hóa

GS.TS

:

Giáo sư tiến sỹ

HĐKH

:


Hội đồng khoa học

KHLS

:

Khoa học lịch sử

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS.TS

:

Phó giáo sư tiến sỹ

TW

:

Trung ương

VHTT

:


Văn hóa thơng tin

VHTT&DL

:

Văn hóa thể thao và Du lịch

UBND

:

Ủy ban nhân dân

[37]

:

Xem tài liệu tham khảo số 37

[32, tr.12]

:

Xem tài liêu tham khảo số 32, trang 12

[79, T1, tr.667]

:


Xem tài liệu tham khảo số 79, tâp 1, trang 667


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Hải Dương, đặc biệt là vùng Chí Linh, nổi tiếng là nơi “tụ sơn hội
thủy linh thiêng”, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, nơi
sinh thành và hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, nơi tìm về và lập nên nghiệp lớn
của nhiều danh nhân đất nước. Vì vậy, cũng như vùng đất Kinh Bắc và xứ Đồi
(Hà Tây), xứ Đơng xưa - Hải Dương nay - lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa đặc
sắc. Đây là gia tài hương hỏa của tổ tiên truyền lại, là vốn quý, nguồn nội lực to
lớn của tỉnh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giữ gìn, tu bổ và
phát huy có hiệu quả di sản văn hóa này khơng chỉ là trách nhiệm, biểu hiện
tình cảm thiêng liêng và sự trân trọng của chúng ta đối với lịch sử dân tộc, mà
cũng là thái độ của chúng ta đối với quá trình phát triển, với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Côn Sơn - Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử và danh thắng đặc biệt quan
trọng của quốc gia. Nơi đây gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân
nổi tiếng như: Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; ba vị
Phật tổ của thiền phái phật giáo Trúc Lâm thời Trần: Đệ nhất tổ Hoàng đế Điều
ngự Giác hồng Trần Nhân Tơng; đệ nhị tổ Pháp Loa; đệ tam tổ Huyền Quang;
quan đại Tư đồ Trần Nguyên Đán; anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế
giới Nguyễn Trãi. Cũng trên mảnh đất này, đã từng in dấu những kỷ niệm sâu
sắc về Bác Hồ và các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và nhiều bạn bè
quốc tế... Uy đức của họ đã góp phần hun đúc lên hồn thiêng sơng núi, để lại
tiếng vang muôn thuở. Trải qua hơn 700 năm tồn tại, phát triển, Côn Sơn - Kiếp
Bạc là một trong những trung tâm tơn giáo, tín ngưỡng lớn của đất nước. Vì vậy,

đây là cái nơi sản sinh và hội tụ của nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của cư dân
châu thổ Bắc bộ và các vùng miền trong cả nước.


11

Ngay trong thời kỳ kháng chiến đánh giặc giữ nước gian khổ, khu di tích
Cơn Sơn - Kiếp Bạc đã được xếp hạng bảo vệ đợt đầu tiên (ngày 28 tháng 4
năm 1962). Năm 1992, được xác định là một trong những di tích đặc biệt
quan trọng quốc gia. Để thực hiện chương trình quốc gia về "Bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa Việt Nam", ngày 22/2/1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh
Hải Hưng (nay là Hải Dương) ra quyết định số 153/QĐ-UBND thành lập Ban
quản lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc, trực thuộc Sở Văn hóa Thơng tin, đúng
với tinh thần văn bản Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa của Nhà nước.
Từ thực tế, có thể thấy là mơ hình tỏ rõ ưu thế và phù hợp, chỉ sau mười
năm, hoạt động của Ban quản lý di tích đã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả khá
khả quan. Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
phê duyệt nhiều dự án tu bổ và tơn tạo Cơn Sơn - Kiếp Bạc. Từ đó đến nay,
nhờ tập trung đầu tư kinh phí, nhiều hạng mục cơng trình đã được hồn thiện,
các cơng trình đều bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật, do các hiệp thợ lành nghề
thi công, thể hiện được truyền thống kiến trúc, điêu khắc tinh tế, uyển chuyển,
hài hòa của dân tộc.
Hàng năm, ở Cơn Sơn - Kiếp Bạc có hai kỳ lễ hội lớn. Tính theo lịch âm,
mùa xuân chính hội từ 16 đến 22 tháng giêng (tưởng niệm ngày mất của đệ
tam tổ Trúc Lâm - Huyền Quang tôn giả). Mùa thu, diễn ra từ 15 đến 20 tháng
tám, tưởng niệm Nguyễn Trãi cùng gia quyến ông bị oan khuất trong vụ án Lệ
Chi Viên, ngày 16 thánh 8 năm Nhâm Tuất (19/9/1442) và Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn qua đời tại phủ đệ Vạn Kiếp ngày 20 tháng 8 năm
Canh Tý (5/9/1300). Trong các ngày hội chính, có tới vài chục vạn người về
dự, trở thành truyền thống tốt đẹp đã được đúc kết trong câu ca: "Tháng Tám

giỗ cha...". Việc mở hội, đón khách chiêm bái và nghiên cứu di tích có nghĩa
sâu sắc giáo dục ý thức vào đạo lý nhớ ơn những người có công với dân, với
nước. Tuy số lượng cán bộ, nhân viên khơng đơng nhưng Ban quản lý di tích


12

đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, tiến hành tổ chức lễ hội trang
trọng, chu đáo và an toàn. Đồng thời, sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung và biên soạn,
dịch thuật tài liệu, kết hợp khai quật khảo cổ học, tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, làm phim tư liệu, cung cấp thông tin
phong phú và chuẩn xác hơn về Cơn Sơn - Kiếp Bạc. Tuy nhiên, ngồi những
việc đã và đang làm được, công tác quản lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc hiện
nay vẫn cịn nhiều mặt hạn chế, cần phải có những giải pháp khắc phục nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị di tích tốt hơn. Chính vì vậy, nhận thức được tầm
quan trọng của cơng tác quản lý di tích đó, tơi đã chọn đề tài: “Quản lý khu di
tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương)” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình, bài viết về khu di tích Cơn
Sơn - Kiếp Bạc. Chúng tơi xin được khái quát tình hình nghiên cứu của
các tác giả đi trước như sau:
2.1. Sách xuất bản, khóa luận tốt nghiệp đại học
Cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” [65] tập trung giới thiệu các
di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và như vậy khu di tích Cơn Sơn Kiếp Bạc cũng được giới thiệu trong cuốn sách này. Nội dung cơ bản ở đây
người viết giới thiệu những nét khái quát về địa danh, niên đại, nhân vật
được thờ, kiến trúc và một số cổ vật có giá trị tiêu biểu…“Địa chí Hải
Dương” [76], cơng trình này đã dành một chương giới thiệu một cách khái
quát về vùng đất, con người, đặc điểm kinh tế, văn hóa Chí Linh “Địa linh
nhân kiệt”. Trong đó ở phần văn hóa có giới thiệu về khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. “Di sản Hán nôm Côn Sơn – Kiếp Bạc – Phượng Sơn” [7], giới

thiệu toàn bộ những giá trị về di sản hán nôm như nội dung văn bia, câu đối
đại tự cũng như các tác phẩm hán nơm có liên quan đến của khu di tích Cơn


13

Sơn - Kiếp Bạc và khu di tích Phượng Hồng. “Lịch sử đảng bộ huyện Chí
Linh” [4], cuốn cách này đã dành chương đầu để giới thiệu khái quát về đặc
điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, văn hóa về vùng đất Chí linh. “Khảo
sát văn bia chùa Cơn Sơn” [53], đây là cơng trình tốt nghiệp đại học Những tư liệu trong văn bia chùa Côn Sơn đã cho biết khá chi tiết về lịch sử
hình thành, thân thế và sự nghiệp của Trúc lâm tam tổ, các lần trung tu, tu bổ
di tích… “Di tích đền Kiếp Bạc” [46], khóa luận tốt nghiệp đại học ngành
bảo tàng. Tác giả tập trung khai thác giá trị kiến trúc, điêu khắc, các di vật
cổ vật thuộc cơng trình, bài viết cho biết về niên đại của di tích, những lần
trùng tu, tu bổ trong diễn trình lịch sử tồn tại của di tích. Từ đánh giá thực
trạng và hiện trạng kỹ thuật; bài khóa luận đã đưa ra các giải pháp bảo tồn,
phát huy di tích đền Kiếp Bạc trong đời sống văn hóa cộng đồng.
2.2. Tạp chí
Đã có nhiều tác giả quan tâm đến di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc; những bài
báo khoa học của họ đã được đăng tải trên các tạp chí của trung ương và địa
phương: Tác giả Nguyễn Khắc Minh với bài viết: “Bảo vệ phát huy giá trị
văn hoá khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc” [45], đã đề cập đến nhiều vấn đề đạt
được trong quá trình quản lý như: Hoạt động bảo vệ, trùng tu tôn tạo di tích,
hoạt động phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý di tích, hoạt
động tổ chức lễ hội… Từ đó nêu nên được những ưu điểm và hạn chế trong
công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc.
Bài viết đã xuất phát từ góc độ và nội dung quản lý được vận dụng vào trường
hợp cụ thể mà ở đây là góc độ quản lý khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc. Tác
giả Vũ Đức Thuỷ với bài: “Một vài suy nghĩ về công tác tổ chức lễ hội truyền
thống Côn Sơn - Kiếp Bạc” [74], bài viết đã nêu ra những đặc điểm của lễ hội

trên các mặt tổ chức, tuyên truyền, an ninh trật tự trong thời gian diễn ra lễ
hội… Tuy nhiên, ở đây tác giả bàn về việc tổ chức lễ hội như thế nào? Những


14

mặt tốt và những hạn chế cần khắc phục từ góc độ quản lý di sản văn hóa phi
vật thể… Chúng tơi quan tâm đến hai bài viết này vì đó là những kinh nghiệm
được đúc kết trong q trình quản lý tại khu di tích. Ơng Tăng Bá Hồnh với
bài báo: “Cơn Sơn – Kiếp Bạc q trình hình thành và phát triển” [38], từ góc
độ lịch sử tác giả đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của di tích
Cơn Sơn- Kiếp Bạc. Trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu thân thế và sự nghiệp
của các nhân vật được thờ tại di tích. Giáo sư Trần Quốc Vượng với bài viết:
“Đôi điều cảm nhận về khu di tích Kiếp Bạc” [87] đã nêu nên những nét đặc
trưng, tiêu biểu về vị trí, q trình tồn tại và đời sống tâm linh thông qua khu
di tích Kiếp Bạc. Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Việt
Cường: “Vị thế của Côn Sơn – Kiếp Bạc trong hệ thống di tích tỉnh Đơng”
[24]. Ở đây tác giả đã nêu lên được những giá trị tiêu biểu như giá trị lịch sử,
quân sự, kiến trúc, cảnh quan của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc để so sánh
với các di tích khác trong tỉnh. Từ đó, tác giả đánh giá một cách khách quan
về vị trí, vai trị của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc trong hệ thống di tích
thuộc tỉnh Hải Dương.
2.3. Hồ sơ khoa học, đề án, dự án về khu di tích
Để có căn cứ và cơ sở khoa học về giá trị của khu di tích này, đề xuất nhà
nước xếp hạng cho khu di tích, Ban quản lý di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc đã
khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học căn cứ theo những quy định của Cục
di sản văn hóa. Năm 2006, lập 3 bộ hồ sơ: Hồ sơ khoa học khu di tích lịch sử
Kiếp Bạc, hồ sơ khoa học khu di tích lịch sử và danh thắng Cơn Sơn, hồ sơ
khoa học khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc. Lý lịch di tích đã nêu đầy đủ các nội
dung từ lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, nhân vật lưu niệm, tưởng niệm, giá

trị lịch sử văn hóa và khoa học của khu di tích này. Kèm theo lý lịch di tích cịn
có các văn bản như: Khoanh vùng bảo vệ di tích, bản vẽ kỹ thuật mặt bằng và


15

kiến trúc di tích; ảnh chụp di tích… Hồ sơ khoa học đã xác định giá trị tiêu biểu
cho khu di tích và xếp hạng cấp quốc gia cho 2 di tích này.
Ngồi hồ sơ khoa học cịn có các dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn khu
di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương đến năm 2020; đề án lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc giai
đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh Hải Dương…
2.4. Kỷ yếu hội thảo khoa học
Những giá trị tiêu biểu của khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc được thể
hiện trên nhiều mặt, nổi trội ở đây là gắn với anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn, thiền phái Trúc Lâm và anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Vì vậy, đã có những cuộc hội thảo nhằm tập
trung những ý kiến của các nhà khoa học để xác định về giá trị, định hướng
bảo tồn và phát huy khu di tích này được tốt hơn. Những tài liệu hội thảo đã
giúp cho tác giả luận văn trong quá trình triển khai đề tài.
Kỷ yếu hội thảo xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi; kỷ yếu hội thảo xây
dựng đền Trần Nguyên Đán; kỷ yếu hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát huy
di sản đệ tam tổ thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả và lễ hội Côn
Sơn”; kỷ yếu hội thảo: “Bảo tồn lễ hội truyền thống Kiếp Bạc” (do UBND
tỉnh Hải Dương phối hợp với Viện nghiên cứu văn hố nghệ thuật tổ chức)…
Những tập hợp và phân tích trên cho thấy, mặc dù đã có nhiều cơng
trình, bài báo nghiên cứu và viết về khu di tích lịch sử và danh thắng Côn
Sơn – Kiếp Bạc nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun khảo
nhìn nhận từ góc độ quản lý văn hóa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tìm
kiếm tư liệu phục vụ cho luận văn, tác giả nhận thấy một số tài liệu, cơng

trình nghiên cứu phù hợp với u cầu đề tài sẽ kế thừa để từng bước làm
sáng tỏ thêm vai trị của cơng tác quản lý di tích có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn hiện nay.


16

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
+ Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về đặc trưng giá trị khu di tích lịch sử
và danh thắng Cơn Sơn – Kiếp Bạc.
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý di tích lịch sử văn hóa.
+ Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử và
danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc, trên cơ sở nhận diện những ưu khuyết điểm,
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong cơng tác quản lý di tích.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý
di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nội dung hoạt động quản lý khu di tích lịch sử
và danh thắng Cơn Sơn – Kiếp Bạc. Trong điều kiện có thể mở rộng đến các
đối tượng quản lý khác để so sánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn cơng tác quản lý di tích lịch sử
và danh thắng Cơn Sơn - Kiếp Bạc.
+ Khu di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc nằm trên địa bàn 3
xã, phường: Cộng Hòa, Hưng Đạo và Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
+ Nghiên cứu khu di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc và hoạt
động của ban quản lý di tích từ khi có Luật Di sản đến nay (2001 trở lại đây).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Về mặt khoa học

+ Luận văn cung cấp một cái nhìn tồn diện về thực trạng cơng tác quản
lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc.
+ Luận văn góp phần vào nguồn tài liệu tham khảo, làm phong phú thêm
nội dung nghiên cứu trong chuyên ngành Quản lý văn hóa.


17

5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di
tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Luận văn vận dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để nhìn nhận, xem xét, đánh giá
các sự vật, hiện tượng trong quá trình nghiên cứu.
+ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, bảo tàng học,
văn hóa học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và vận dụng những lý
luận của khoa học quản lý, quản lý di sản văn hóa.
+ Phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích, áp dụng các kỹ năng
phỏng vấn, thống kê, quan sát, miêu tả, ghi hình… Nghiên cứu thực trạng
đồng thời thu thập, phân tích những tư liệu về khu di tích lịch sử và danh
thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc; cơ sở
khoa học và pháp lý cho công tác quản lý khu di tích
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu di
tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc



18

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH CƠN SƠN - KIẾP BẠC;
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ
CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH
1.1. Vài nét về thị xã Chí Linh
Chí Linh là thị xã ở phía đơng bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải
Dương gần 40km, nằm giữa miền rừng núi phía Đơng bắc Bắc Bộ và miền
đồng bằng của châu thổ sông Hồng. Địa giới hành chính của thị xã bao gồm:
+ Phía Bắc giáp huyện Lục Nam, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Nam giáp các huyện Nam Sách, Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đơng giáp huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Tây giáp huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Là thị xã mới được thành lập ở nút giao thông quan trọng của tỉnh Hải
Dương, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Chí Linh có vị trí địa lý
thuận lợi về kinh tế, có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua. Quốc lộ
18 là đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, chạy qua địa bàn thị xã 20km; quốc
lộ 183 nối Chí Linh với thành phố Hải Dương và quốc lộ 5 nối Chí Linh với
thành phố Hải Phịng. Đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ
trung tâm thị xã đi Bắc Giang. Về đường thuỷ, thị xã có 40km đường sông với
3 con sông bao bọc là sông Kinh Thày, sơng Thương, sơng Đồng Mai, đó là
những tuyến giao thông thuỷ thuận lợi giữa thị xã với các vùng lân cận.
Từ xa xưa, Chí Linh đã trở thành địa bàn cửa ngõ giữa rừng núi Đông
Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, những đặc điểm riêng về địa lý đã tạo cho Chí
Linh có vị trí chiến lược qn sự, kinh tế quan trọng. Chí Linh có điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhất là kinh tế rừng. Rừng Chí Linh có
nhiều loại thực vật khác nhau, có nhiều loại gỗ quý như: Lát hoa, lim, sến,



19

táu, giổi, thơng… nơi có nhiều thơng nhất là Cơn Sơn. Thơng vừa có giá trị
kinh tế, vừa tạo nên cảnh đẹp cho di tích Cơn Sơn lịch sử. Ngồi ra, rừng Chí
Linh cịn có nhiều loại chim, thú q như: Hươu, nai, hoẵng, tắc kè. Từ xưa
Chí Linh có nguồn cát (sa thạch) có giá trị lớn cho phát triển công nghiệp, tập
trung nhiều nhất là ở hai địa phương Cổ Thành và Cộng Hoà. Ven đường 18
thuộc khu vực phường Cộng Hồ có mỏ đất chịu lửa, khu vực Văn Đức có mỏ
than Cổ Kênh được khai thác từ khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp
khai thác mỗi năm trên mười năm vạn tấn [4].
Chí Linh có vị trí ở cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn thị xã
có nhiều tuyến giao thơng huyết mạch chạy qua, tạo nhiều cơ hội cho thị xã đón
nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Bên cạnh đó với địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sơng ngịi
và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ơn hồ, nguồn nước dồi dào, môi
trường trong lành là những lợi thế đáng kể để Chí Linh có thể chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong tương lai.
Chí Linh là nơi “tụ sơn hội thuỷ” linh thiêng, có vị trí địa lý đặc biệt,
nằm án ngữ trên đường giao thông thuỷ, bộ từ biên giới phía bắc về Hà
Nội, là nơi nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh
Sông Hồng, cận kề kinh thành Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế và
văn hố của cả nước, nền văn minh Sơng Hồng, văn hố Thăng Long trực
tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên mảnh đất này.
Chí Linh là một vùng núi non kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình, nhiều danh
thắng đẹp nổi tiếng từ xưa: Trán Rồng, Kỳ Lân, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng…
Đây là vùng đất lý tưởng để các bậc tiên hiền thấm nhuần lẽ xuất xử của đạo
Nho lựa chọn. Ở đây khi bất đắc chí, phải lui về, chỉ đi qua vài dốc núi, nhà

nho đã vào đến chốn lâm tuyền, đã tìm được nơi vơ cùng thanh tĩnh, yên ả để ở


20

ẩn, tránh thế tục, “lánh đục về trong”. Khi cần ra tay giúp đời, chỉ một, hai khắc
giờ đã kịp về với đồng bằng, với cuộc đời rộng lớn, thậm chí chỉ một, hai ngày
đường bộ hoặc ngồi thuyền là đã về tới Thăng Long, hoặc dễ dàng, mau chóng
tới những địa phương khác - nơi cuộc đời đang cần họ ra tay “trị quốc, bình
thiên hạ”. Có thể nói: Chí Linh là địa bàn thuận lợi cho các danh nhân, cả dụng
văn và dụng võ, cả khi hành và khi chỉ, cả lúc xuất lẫn lúc xử. Người Chí Linh
có truyền thống hiếu học, khao khát tri thức, tơn trọng nhân tài, giàu ân nghĩa
với người có cơng với nước, ln nhiệt tình chào đón và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các nhân tài đến Chí Linh sống và phấn đấu vì nghiệp lớn.
Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người nói trên là nguyên nhân làm
cho Chí Linh trở thành nơi sinh thành, hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, nơi tìm
về và lập nên nghiệp lớn của nhiều bậc danh nhân đất nước. Không phải ngẫu
nhiên mà Trần Hưng Đạo – Anh hùng dân tộc, vị tướng tài kiệt xuất thế giới;
Nguyễn Trãi – Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Chu Văn An Người thầy tiêu biểu mẫu mực của mn đời, đó là những nhân vật vĩ đại bậc
nhất của đất nước đã tìm về và gắn bó máu thịt với đất Chí Linh. Cuộc đời, sự
nghiệp của các nhân vật lịch sử cùng quá trình lao động sáng tạo của đông đảo
nhân dân qua nhiều thế hệ đã làm cho Chí Linh - “đất học”, “đất danh nhân”,
“đất văn hiến” - xây dựng được nhiều truyền thống quý báu, để lại một kho
tàng lịch sử - văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo. Đó là khối lượng lớn di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất giá trị, với 9 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia, trong đó Cơn Sơn - Kiếp Bạc là hai di tích được xếp hạng đặc biệt
quan trọng của quốc gia. Hệ thống di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống đã
làm cho Chí Linh trở thành một vùng đất lịch sử - văn hoá đặc biệt hấp dẫn.
Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, vùng đất Chí Linh đã in dấu ấn
đậm nét các nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc trong hàng loạt di tích, gắn

liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, đặc biệt là dưới các


21

triều đại Trần - Lê - Mạc (từ thế kỷ XIII – XVII). Với đạo lý uống nước nhớ
nguồn, giàu ân nghĩa với những người có cơng nên nhiều thế kỷ trơi qua các
nhân vật lịch sử ấy vẫn có vai trị, vị trí to lớn trong đời sống tâm linh của
nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
1.2. Tổng quan về khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc
1.2.1. Những di tích ở Cơn Sơn
Khu di tích Cơn Sơn có hai dãy núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, chùa Côn Sơn,
Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, giếng Ngọc, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động
Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, Ngũ Nhạc linh từ...
* Chùa Cơn Sơn
Chùa Cơn Sơn nhìn về hướng Đông Nam, tên chữ là “Thiên Tư Phúc
tự”, nghĩa là ngôi chùa được trời ban phúc lành, thời Trần thuộc xã Chi Ngại,
huyện Phượng Nhãn, nay thuộc phường Cộng Hồ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương. Đây là nơi tụ hội linh khí của trời đất để ban phát cho dân lành, nhất
là cho chúng sinh có phật quả. Nhân dân thường gọi là chùa Hun, với ý nghĩa
như sau: Theo sự tích truyền lại thì Cơn Sơn xưa rừng rậm um tùm, dân trong
vùng thường vào rừng đốt củi lấy than, khói bụi mù mịt cả vùng lên được gọi
là núi Hun. Một thuyết khác lưu truyền rằng, vào thế kỷ thứ X, trong quá trình
thống nhất quốc gia, Đinh Bộ Lĩnh đã sai tướng Nguyễn Bặc dùng kế hoả
cơng vây bắt sứ qn Phạm Phịng Át (tức Phạm Bạch Hổ) làm cả vùng núi
Cơn Sơn khói mù mịt nên gọi là núi Hun và tên chùa được gọi theo tên núi.
Côn Sơn là nơi "tôn quý của trời đất", đất thiêng đạt được quy chuẩn đối
đãi âm dương, về cảnh sắc thì "gió hồ tươi tốt" đẹp tựa chốn bồng lai. Nên Côn
Sơn đã thu hút nhiều bậc cao tăng về đây để hoằng dương phật pháp, là nơi di
dưỡng tinh thần của bao bậc quân vương hiền triết, các tao nhân mặc khách và

muôn vàn kẻ sĩ của mọi triều đại. Trong đó tiêu biểu là Trần Nhân Tông, Pháp
Loa, Huyền Quang, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Nguyên Đán, Chu


22

Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, các chúa Trịnh, chúa
Nguyễn… Đều về đây tu tâm dưỡng tính và suy ngẫm, học cách ứng xử, phép trị
nước của các bậc tiền nhân. Theo các thư tịch cổ cịn lưu giữ lại di tích và một
số truyền thuyết thì chùa Cơn Sơn được xây dựng từ thế kỷ X. Đến thế kỷ
XIV, Côn Sơn đã là chốn danh lam cổ tích, nơi có 3 vị tam tổ Trúc Lâm
thường về đây tu hành thuyết pháp lập tăng viện Kỳ Lân, đã trở thành một
trong những trung tâm phật giáo nổi tiếng của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam:
"Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm; Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành".
Mục đích thống nhất 3 tơn giáo: Phật - Nho - Lão, trong mơ hình tam giáo
đồng ngun. Nhằm quy tụ nhân tâm trong xã hội lấy thần quyền phục vụ cho
vương quyền, góp phần củng cố sự thịnh trị của đất nước. Thiền sư Huyền
Quang (1254 - 1334) - Trúc Lâm đệ tam tổ đã về trụ trì chùa Cơn Sơn. Tại đây
ơng đã tơn tạo mở rộng chùa Côn Sơn, xây dựng nơi đây thành tăng viện đào
tạo tăng ni, giảng kinh thuyết pháp, lập đài cửu phẩm liên hoa có 385 pho
tượng… xây dựng Cơn Sơn thành một nơi chốn tổ quốc tự được xếp vào hàng
đại già lam. Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, sư tổ Huyền Quang viên tịch,
thương tiếc vị quốc sư mẫu mực, đức vua Trần Minh Tông đã về Côn Sơn ban
tước hiệu và tiền vàng để xây "Đăng Minh bảo tháp". Đây là một cơng trình
kiến trúc nghệ thuật độc đáo của thời Trần còn lưu lại. Ngày giỗ tổ Huyền
Quang từ nhiều thế kỷ qua nhân dân và phật tử thập phương nô nức trảy hội,
trở thành ngày hội truyền thống, là nét văn hoá đặc sắc của chùa Côn Sơn.
Từ thế kỷ XIV, chùa đã cơ bản hồn chỉnh hệ thống các cơng trình tơn giáo
như đã từng tồn tại trong lịch sử phát triển. Kiến trúc chính của chùa là nội cơng
ngoại quốc, quy mơ di tích khá lớn với đầy đủ các cơng trình kiến trúc đồ sộ và

hoành tráng từ hồ Bán Nguyệt lên đến đỉnh núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc như:
Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, 2 dãy tiền hành lang và hậu hành lang,
cửu phẩm liên hoa, các toà tháp, am Bạch Vân, Ngũ Nhạc năm cung… Đây là


23

kết quả sự quan tâm của Nhà nước và công đức tiền của lớn lao của nhân dân,
trong đó có các vương hầu, quý tộc như vua: Trần Anh Tông, Trần Minh Tông.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay chùa Cơn Sơn vẫn cịn dấu ấn kiến
trúc thế kỷ XIV, XVII, XVIII, XIX, vẫn tầng tầng lớp lớp theo lối cung đình:
Hồ Bán Nguyệt, sân đá, tam quan ngoại, gác chuông, phật điện, tổ đường, hậu
hành lang… Hệ thống tượng thờ khá phong phú biểu hiện thế giới phật giáo
thu nhỏ với ý nghĩa triết lý nhân sinh, giáo dục hướng thiện khai tâm cho
chúng sinh. Đặc biệt trên thượng điện chùa Cơn Sơn có 3 pho tượng tam thế
được đánh giá là 3 pho tượng cổ, quý hiếm vào loại bậc nhất của nước ta có
niên đại thế kỷ XVII, pho tượng A Di Đà cao 258cm, toạ thiền trên toà sen
cao 60cm càng tăng thêm vẻ bề thế, uy nghi nơi phật điện. Hiện chùa còn lưu
giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú: Hệ thống
văn bia từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX. Đặc biệt tấm bia tạo thời Long Khánh
có bút tích của vua Trần Duệ Tông và Trần Nghệ Tông, tấm bia "Côn Sơn tư
phúc tự bi" hình lục lăng tạo thời hậu Lê đã được Bác Hồ đọc khi Người về
thăm di tích (15/2/1965), hệ thống tảng kê chân cột thế kỷ XIV, tháp Đăng
Minh thế kỷ XIV, hệ thống các đôi câu đối, hoành phi của nhiều triều đại:
"Tứ Hải Trạng Nguyên", dịch nghĩa: Bốn biển trạng nguyên
"Đông thổ tâm tông truyền pháp hải
Tây càn diệu chỉ hiển Côn Sơn"
(Đông thổ tâm tông truyền phật pháp,
Tây trúc diệu chỉ hiển Côn Sơn) [7].
Ngồi ra, cịn các bộ sách kinh phật, bộ cúng đàn Mơng Sơn Thí Thực, bùa

chú của Huyền Quang, hệ thống phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi. Những hiện vật
khảo cổ học được khai quật năm 1979, 2000, 2005 và năm 2006 tại khu vực chùa
Cơn Sơn: Ngói mũi hài kép, bình, lọ, bát, đĩa, đặc biệt đầu đao bằng đất nung có


24

niên đại thế kỷ XIV, XVII. Những hiện vật ấy đã minh chứng một thời vàng son
của chùa Côn Sơn trong hào khí văn hố Đơng A của quốc gia Đại Việt.
Năm 1962, thực hiện Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ
các di sản văn hố dân tộc, khu di tích Cơn Sơn được xếp hạng là di tích lịch
sử văn hố Quốc gia. Đến năm 1992, Côn Sơn với ý nghĩa là một trong những
nơi Quốc tự lâu đời nhất trong lịch sử phật giáo Việt Nam gắn với những
danh nhân văn hoá nổi tiếng của đất nước, đồng thời là một khu du lịch nghỉ
mát lý tưởng. Khu di tích Cơn Sơn được xếp hạng là di tích lịch sử - danh
thắng đặc biệt quan trọng quốc gia. Ngày nay Côn Sơn được Đảng, Nhà nước
và nhân dân quan tâm đầu tư tôn tạo và bảo vệ. Thực hiện Nghị quyết TW 5
khoá 8 về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
văn hoá là nền tảng cho một xã hội phát triển bền vững. Giá trị văn hố tâm
linh, cảnh quan thiên nhiên cùng các cơng trình kiến trúc cổ của Cơn Sơn là di
sản văn hoá vật thể, phi vật thể quý báu, là tài sản vơ giá của đất nước. Chùa
Cơn Sơn ngót ngàn năm tồn tại và phát triển, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, tư
tưởng, văn hoá, nghệ thuật… của mọi thời đại.
Ở các triều đại phong kiến: Trần, Lê, Nguyễn, chùa Côn Sơn luôn là
Quốc tự; là 1 trong 3 trung tâm phật giáo lớn của đất nước. Đến nay chùa Cơn
Sơn khơng những cịn ngun giá trị văn hố tâm linh từ ngàn xưa, mà còn là
nơi giáo dục truyền thống yêu nước hướng về cội nguồn của dân tộc. Bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hố của khu di tích Cơn Sơn trong cơng
cuộc đổi mới, mở rộng giao lưu quốc tế là việc làm có ý nghĩa chiến lược, cấp
thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm.

* Đền Thanh Hư
Đền Thanh Hư thờ Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán thuộc quần thể di tích
Cơn Sơn. Trần Ngun Đán (1325 - 1390) hiệu là “Băng Hồ”, con của Uy
Túc hầu Trần Văn Bích - chắt của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải,


25

quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Nguyên Đán thuộc họ tôn thất, nên từ sớm được bổ
nhiệm làm quan theo quy chế tập chức. Cuộc đời, sự nghiệp của ông gắn với
công cuộc củng cố, xây dựng vương triều nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV.
Hơn 30 năm làm quan, Trần Nguyên Đán là tướng quốc của ba triều vua:
Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tơng. Năm 1369, ơng có cơng dẹp
loạn Dương Nhật Lễ, giành lại vương triều Trần, lập Trần Phủ lên ngôi vua (Trần
Nghệ Tơng) được phong chức Tư đồ phụ chính, tước Chương túc Quốc thượng
hầu. Trần Nguyên Đán có nhiều cơng đóng góp trên các lĩnh vực văn hố, tư
tưởng, khoa học… Ông để lại nhiều trước tác như: “Băng Hồ ngọc hác thi tập”,
“Bách Thế thông khảo”, đến nay cịn 51 bài thơ chép trong “Tồn Việt thi lục”.
Cuối thế kỷ XIV, triều Trần xuy vong, báo trước sự sụp đổ khơng cịn xa
nữa, tư đồ Trần Ngun Đán xin với 2 vua (Nghệ Tơng, Duệ Tơng) về trí sĩ ở
Côn Sơn. Lý do ông chọn Côn Sơn về trí sĩ, có lẽ khơng chỉ Cơn Sơn cảnh
đẹp "núi xanh mn lớp như bức bình phong vẽ" (Chu Văn An), một "danh lam
nơi đất Bắc, tiêu biểu của trời Nam" (bia Bảo Thái thứ 3 (1721)) mà còn là một
trong 3 chốn tổ của dòng thiền Trúc Lâm do chính tổ nội của ơng khởi dựng.
Chính vì vậy trước khi về cáo lão ở Côn Sơn, ông đã cho gia nhân về xây dựng
khu động phủ ở sườn núi Côn Sơn: “Một tiếng trống vang, muôn người xúm lại,
phạt bụi san đồi, thế là suối nguồn được gạn trong, cỏ rác được dọn sạch, phu
thợ đủ các nghề, xây đắp không nghỉ. Chưa đầy một tháng mà việc dựng cột xây
tường đều xong”[7]. Trong động Thanh Hư, ông cho trồng trúc "Thanh Hư đầy

động hàng ngàn trúc" (Nguyễn Trãi), trên núi trồng thơng. Truyền thuyết "Ơng
thơng, bà giễ" cịn lưu lại đến bây giờ. Ông muốn tạo dựng động Thanh Hư
thành một miền đất thánh thiện: “Khói ngàn ráng đỏ như gấm cuốn, như lụa
giăng, cỏ rừng, hoa suối hoặc mầu biếc đung đưa, hoặc mầu hồng rực rỡ.
Cảnh mát dịu trong lành, thơm đến muốn nuốt, xinh đến muốn ăn” [7].


×