Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.59 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

NGUYỄN CHÍ LÂM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ VĂN HÓA
Mã số: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. ĐINH THỊ VÂN CHI

Hà Nội, 2011


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số
liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


3

Lời cảm ơn
Là người làm công tác Vận động quần chúng nhiều năm
qua, tôi rất muốn viết về một đề tài nghiên cứu nhằm quản lý tốt
hoạt động văn hóa cho sinh viên. Biết rằng đây là một lĩnh vực
vực khó khăn, phức tạp, song được sự động viên, chỉ bảo của các
thầy, cô trong khoa Sau đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
và các bạn đồng mơn, đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
"Tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm
nghiệp hiện nay" làm Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa cho
mình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo trong Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội. Các thầy, cô là những người đã động viên, giúp đỡ
tôi trong việc chọn đề tài. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS,TS. Đinh Thị Vân Chi, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, người đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tơi rất nhiều về phương pháp nghiên cứu khoa học. Kiến
thức sâu rộng và tâm huyết nghề nghiệp của cô sẽ mãi là tấm
gương sáng cho tôi trong những bước đường học tập và nghiên
cứu sau này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Chí Lâm



4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

Chương 1. HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA VÀ VAI TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI

8

SINH VIÊN

1.1. Một số khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

1.2. Phân loại các hoạt động văn hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3. Đặc điểm của sinh viên và vai trị của hoạt động văn hóa đối 15
với sinh viên
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN 28
HÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

2.1. Khái quát về Trường Đại học Lâm nghiệp và sinh viên trong 28
Trường
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên Trường 34
Đại học Lâm nghiệp

2.3. Đánh giá việc tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên 56
Trường Đại học Lâm nghiệp
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM 64
PHÁT HUY HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

3.1. Dự báo tình hình sinh viên và xu hướng biến đổi nhu cầu hoạt 64
động văn hóa của sinh viên trong những năm tới
3.2. Những phương hướng cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.3. Những giải pháp nhằm pháp huy hiệu quả tổ chức hoạt động 70
văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu trên các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác
giao lưu quốc tế về kinh tế và văn hóa. Những thay đổi lớn trên các phương
diện này đã dẫn đến sự vận động, biến đổi trong toàn bộ đời sống tinh thần
của xã hội. Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt động
văn hóa đối với thế hệ trẻ nói chung và với sinh viên nói riêng là lĩnh vực
thiết yếu và phải được phát triển tương xứng, nhằm xây dựng đội ngũ trí
thức trẻ tương lai phát triển toàn diện.
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra đường lối, quan
điểm là “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động

văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính
trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hố,
quan hệ hài hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hố trở thành nhân
tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách
mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16, tr.114]. Quan điểm của Đảng đã định hướng
việc tổ chức mọi hoạt động văn hóa phải hướng vào việc xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tổ chức hoạt động văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng là góp phần thực hiện quan điểm của Đảng: Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển


6

kinh tế - xã hội ở đất nước ta. Điều 2 Luật Giáo dục cũng nêu rõ “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [24].
1.2. Thanh niên là nguồn nhân lực rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi quốc gia. Trong đó, sinh viên là tầng lớp có tri thức, ln đi đầu trong
mọi hoạt động của thanh niên. Không một quốc gia nào không danh sự quan
tâm đặc biệt cho tầng lớp này.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản
về xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, xây dựng con người mới, trong đó
có quan điểm thứ 4 là “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn
dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng” [15,

tr.57].
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay, vai trò của sinh viên
càng nổi bật vì tầng lớp có tri thức là nguồn nhân lực q của cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, cần xây dựng cho sinh viên ngày
nay có ý thức đạo đức tốt, có lối sống đẹp, có lý tưởng hồi bão; cần tạo ra
cho họ niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng xã hội ngủ nghĩa ở đất
nước ta. Đó là lý do quan trọng khiến chúng ta phải quan tâm đến việc tổ chức
các hoạt động văn hóa nhằm xây dựng tư cách phẩm chất, góp phần hồn
thiện sinh viên - nguồn nhân lực quý của đất nước.
1.3. Trường Đại học Lâm nghiệp hiện có 13.590 sinh viên các hệ đào
tạo ở các nơi. Tại cơ sở chính (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội) có 7.098 học
sinh, sinh viên. Trong đó: Hệ Chính qui là 5.921 sinh viên; hệ Cử tuyển là


7

149 sinh viên; hệ Vừa làm vừa học là 750 sinh viên; hệ Phổ thông Dân tộc nội
trú là 278 học sinh. Ngoài đặc điểm chung của sinh viên các trường đại học là
khối lượng học tập, nghiên cứu, thực hành tương đối nặng nề; phải chủ động
hết mình trong phương pháp học tín chỉ; căng thẳng với các mơn thi..., sinh
viên Trường Đại học Lâm nghiệp có đặc thù riêng là: Trường thuộc khối
ngành nơng lâm nghiệp, thuộc nhóm ngành kỹ thuật (thi tuyển đầu vào hầu
hết là khối A, khối B) nên còn hạn chế về mặt kiến thức lịch sử, văn hóa, xã
hội; vị trí địa lý nhà trường cách trung tâm Hà Nội 35 km, điều kiện được
tham gia các hoạt động văn hóa tại Thủ đơ cịn khó khăn; sinh viên trong
Trường phần lớn là con em nơng thơn, miền núi, nơi cịn nhiều thiếu thốn về
cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần. Khi tốt nghiệp ra trường
rất nhiều em về công tác tại địa phương nơi sinh ra và lớn lên... Do vậy, nhu
cầu được tham gia các hoạt động văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần cao hơn
sinh viên ở nội đơ.

Trong những năm qua, có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức cho
sinh viên nhà trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số những
hạn chế.
Là người trực tiếp tổ chức các hoạt động văn hóa trong sinh viên nhiều
năm qua ở Trường, với trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp, tác giả chọn đề
tài “Tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm
nghiệp hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Tác giả rất hy vọng được nâng cao
về trình độ lý luận để làm cơ sở cho các hoạt động thực tiễn, góp phần vào
việc xây dựng, tổ chức, giáo dục toàn diện sinh viên hiện nay.


8

2. Tình hình nghiên cứu
Tổ chức hoạt động văn hố đã có nhiều cơng trình, bài viết, các luận
văn, luận án nghiên cứu có tầm cỡ. Những cơng trình tiêu biểu, liên quan đến
đề tài như:
- Đại cương lý luận về quản lý hoạt động văn hóa (1983), tủ sách
nghiệp vụ Trường Bồi dưỡng cán bộ Quản lý văn hóa ấn hành.
- Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần
Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, NXB Văn hóa-Thơng tin, Hà
Nội.
- Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các cơng trình luận văn Thạc sĩ:
- Trần Thị Thu Nhung (2006), Tổ chức hoạt động văn hóa cho thanh
niên quận Hồng Mai thành phố Hà Nội.
- Hồ Văn Đắc (2008), Tổ chức hoạt động giải trí cho thanh niên thành
phố Đà Nẵng.
- Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2008), Đời sống văn hóa của sinh viên

Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay.
Qua các cơng trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra những kết luận,
nhận định khoa học có giá trị cao trong việc tổ chức hoạt động văn hóa, hoạt
động giải trí cho thanh niên. Tuy nhiên, trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH HĐH đất nước, nhiệm vụ xây dựng con người mới, đặc biệt là xây dựng đội
ngũ trí thức trẻ, địi hỏi phải có bước phát triển mới. Sinh viên khơng những
là người có năng lực, có thể chất tốt, mà cịn phải có phẩm chất, lối sống lành


9

mạnh. Các cơng trình phần lớn nghiên cứu về hoạt động văn hóa, hoạt động
giải trí của thanh niên, trong đó sinh viên chỉ là một đối tượng.
Hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu về tổ chức hoạt động văn hóa cho
sinh viên một cách tồn diện và sâu sắc. Vấn đề này hầu hết được Đảng ủy,
Ban giám hiệu các trường đại học rất quan tâm.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động văn hoá
cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp, tác giả đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu
cầu phát triển con người và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến cơng tác tổ
chức hoạt động văn hóa và vai trị của hoạt động văn hóa đối với sinh viên;
- Khẳng định giá trị của việc tổ chức các hoạt động văn hóa trong việc
xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên;
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên
Trường Đại học Lâm nghiệp trong những năm qua;
- Đưa ra nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế,
đồng thời đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức

hoạt động văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp.


10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động văn hóa và việc tổ chức hoạt động văn hoá cho sinh viên
Trường Đại học Lâm nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động văn
hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn hiện nay (từ năm
2008 đến năm 2011).
5. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên; tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên; các khoa, phòng,
ban trong Trường Đại học Lâm nghiệp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học tác giả sử dụng là: Phỏng vấn, điều
tra xã hội học, quan sát xã hội học và phân tích tài liệu.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu thành cơng sẽ có những đóng góp sau:
- Khẳng định vai trị của việc tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên;
- Đánh giá thực trạng hoạt động văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa
cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp;
- Tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế,
đồng thời đề xuất kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
tổ chức hoạt động văn hóa trong sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp;


11


- Là tài liệu tham khảo đối với các nhà tổ chức hoạt động văn hóa cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Hoạt động văn hóa và vai trị của nó đối với sinh viên.
Chương 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên
Trường Đại học Lâm nghiệp.
Chương 3. Phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả
tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp.


12

Chương 1
HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Khái niệm Văn hóa đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra định nghĩa, đa
số đó là ở mỗi góc nhìn hoặc cách tiếp cận khác nhau. Xét một cách tổng
quát, văn hóa thể hiện bản chất năng lực của con người trong mối quan hệ với
thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình, văn hóa gắn liền với hoạt
động sống của cá nhân và của cộng đồng. Văn hóa là dấu hiệu phân biệt đặc
trưng và trình độ của lồi người. Như vậy, văn hóa phản ánh các mặt trong
hoạt động của cá nhân và cộng đồng, từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại đến các

hoạt động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập
qn, tín ngưỡng... Ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can
thiệp và định hướng của nhân tố văn hóa.
Nhà ngơn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng văn hóa bắt nguồn từ
một động từ tiếng La-tinh “culture”, nghĩa là cày cấy, vun trồng. Từ agriculture là trồng trọt ngoài đồng. Sau này culture chuyển nghĩa từ “trồng trọt
cây cối” sang “vun trồng tinh thần, trí tuệ”. Nhà chính trị hùng biện thời La
mã Cicéron nói Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần. Đây là nói về
quá trình giáo dục, bồi dưỡng về mặt tinh thần, trí tuệ cho con người.


13

Theo Lưu Hướng thời Tây Hán (Trung Quốc) thì văn hóa được nói đến
theo nghĩa “văn trị, giáo hóa, lễ nhạc…”, tức giáo hóa dân chúng bằng sự phát
triển đức tính tốt đẹp ở họ.
Ở Việt Nam, trong tác phẩm Việt Nam Văn hóa sử cương xuất bản năm
1938, Đào Duy Anh coi “Văn hóa tức là sinh hoạt”; năm 1949, trong cuốn
Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Trường Chinh cho rằng văn hóa là một
vấn đề rất lớn, gồm cả văn học nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tơn
giáo…
Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII: “Văn hố Việt Nam là thành
quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và
giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu
tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình.
Văn hố Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam,
làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [15, tr.40].
Trong đề tài này, tác giả tập trung vào các định nghĩa về văn hóa có
liên quan trực tiếp đến hoạt động văn hóa, nhằm tiến hành tốt việc định
hướng, quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa. Đó là:
- Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng

tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị ấy nói lên
trình độ phát triển của lịch sử lồi người (Từ điển triết học do NXB CT
Masxcova ấn hành năm 1972) [34, tr.35];
- Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống giá trị, các giá trị truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc (Federico Mayo, cựu Tổng Giám đốc
UNESCO) [34, tr.42];


14

- Văn hóa là sự phát triển các lực lượng bản chất người của con người
nhằm vươn tới sự hoàn thiện con người, xã hội theo hướng nhân bản hóa
(thuật ngữ của Kark Marx) [34, tr.35];
- Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hố. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và địi hỏi của sự sinh tồn [22, tr.431].
- Văn hố là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong
lịch sử. Là đời sống tinh thần của con người [6].
Trên cơ sở các khái niệm về văn hóa trên đây, chúng ta thấy việc tiếp
cận khái niệm văn hóa hết sức quan trọng nhằm tiến hành tổ chức các hoạt
động văn hóa tại các cơ quan, địa phương trên toàn đất nước Việt Nam.
1.1.2. Hoạt động văn hóa
“Hoạt động văn hóa là những q trình thực hành của cá nhân và các
thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu và tiêu

dùng những giá trị tinh thần nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những
tác phẩm văn hóa của con người sinh ra và cũng chính là để hồn thiện chất
lượng sống của con người trong xã hội” [19, tr.7].
Theo GS. Hoàng Vinh, một số dạng hoạt động văn hóa phổ biến như:
- Hoạt động sáng tác và biểu diễn văn nghệ, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào đời sống;


15

- Hoạt động khai trí - giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho mọi người:
dạy học, diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin;
- Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu giữ, triển lãm, sưu tập;
- Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe nhạc,
xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm, bảo tàng, tham quan, du lịch...;
- Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng phong tục, nếp sống gia đình
văn hóa ;
- Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong thời gian rỗi.
Trong đời sống tinh thần của mỗi người, có 5 yếu tố cơ bản là: nhận
thức, sáng tạo, định hướng giá trị, giao tiếp và thẩm mỹ. Đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa chính là phát huy 5 yếu tố kể trên của con người, giúp con
người phát triển toàn diện. Đặc biệt đối với sinh viên, hoạt động văn hóa có
thể phát huy khả năng của họ ở mức độ cao nhất: giàu về trí tuệ, giỏi về
chun mơn, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về
tâm hồn, lành mạnh trong cuộc sống.
Nói về hoạt động văn hóa, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng hoạt
động văn hóa đồng nghĩa với các hoạt động “cờ, đèn, kèn, trống, đóng đinh,
leo thang”; là ca, múa, nhạc, kịch, phim ảnh, bóng đá, bóng chuyền, du lịch,
lễ hội v.v... nói chung là các trị vui chơi giải trí.
Mọi nhận định trên đây đều không sai nhưng chắc chắn rằng chưa đầy

đủ và không đơn thuần chỉ là như vậy. Theo những nhận định đó, các hoạt
động văn hóa đã được gắn liền với các dạng hoạt động trên. Khái niệm hoạt
động văn hóa rất phong phú và đa dạng. Trong các hoạt động văn hóa đều
chứa đựng các yếu tố hoạt động trên, song nó khơng chỉ đơn thuần chú trọng
vào một dạng hoạt động này hay hoạt động khác.


16

“Trong xã hội nguyên thủy, bất cứ hoạt động nào của con người cũng
được xem là hoạt động văn hóa. Về sau này khi đời sống phát triển cao lên,
phân hóa thành nhiều dạng hoạt động khác nhau, người ta mới phân định một
cách quy ước rằng chỉ những hoạt động hướng về các giá trị (chân, thiện,
mỹ...) mới thuộc phạm vi của văn hóa” [34, tr.124].
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các hoạt động nhằm vào sự đáp ứng nhu
cầu văn hóa của con người - đó chính là hoạt động văn hóa. Trong đề tài này,
những hoạt động văn hóa được đề cập tới ở phạm vi nhỏ hơn, cụ thể hơn. Đó
là các hình thức sinh hoạt văn hoá quần chúng nhằm nâng cao đời sống tinh
thần cho sinh viên và đó là những hoạt động văn hóa diễn ra trong thời gian
rỗi của sinh viên.
Thời gian rỗi là thời gian còn lại trong tổng số thời gian sinh sống của
mỗi người sau khi đã trừ đi thời gian lao động, học tập bắt buộc và thời gian
tất yếu dành cho những sinh hoạt chung và bản thân. Thời gian rỗi của sinh
viên được xác định cụ thể trong 1 ngày là những lúc như: đi dạo, chơi thể
thao, truy cập internet, chơi game...; thời gian rỗi trong tuần là ngày nghỉ; thời
gian rỗi trong năm học là kỳ nghỉ hè.
Trong những thời gian rỗi, các hoạt động văn hóa sẽ giúp con người có
được trạng thái cân bằng tâm sinh lý, tránh stress, phát triển hài hịa con
người, tái sản xuất sức lao động, kích thích tính năng động sáng tạo, hứng thú
giao tiếp và hoạt động xã hội của con người sau một thời gian lao động, học

tập mệt nhọc để kiếm sống và để thực hiện mục tiêu, hoài bão, lý tưởng của
mỗi người. Hiện nay các hoạt động văn hóa của sinh viên trong thời gian rỗi
được tổ chức tự giác nhằm mang lại những hiệu quả này.
Để tổ chức được tốt các hoạt động văn hóa, cần đảm bảo hai yếu tố
ln gắn bó chặt chẽ với nhau: Một là yếu tố tổ chức, vai trò của nhà nước,


17

các cấp chính quyền, các tổ chức, các đồn thể xã hội trong việc tổ chức các
hoạt động văn hóa; hai là yếu tố tự giác tham gia các hoạt động của chính mỗi
con người xuất phát từ chính nhu cầu hoạt động của mỗi cá nhân. Thông qua
các hoạt động văn hóa, con người thể hiện được mọi khả năng của mình, tự
bộc lộ và thể hiện những năng lực đã có. Hơn thế nữa, đó là sự tự khẳng định
mình trong cuộc sống.
Chúng ta thấy rằng hoạt động văn hóa tồn tại dưới các dạng hoạt động
cơ bản và được cụ thể hóa bằng những hoạt động cụ thể như: tuyên truyền,
giáo dục truyền thống; đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo,
tình nguyện, bảo vệ môi trường, tham quan du lịch trở về cội nguồn lịch sử;
sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa văn nghệ - thể dục
thể thao...
Như vậy, các hoạt động văn hóa chính là yếu tố góp phần xây dựng nền
tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển không ngừng của
xã hội.
1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA

1.2.1. Phân theo tính chất hoạt động văn hóa
- Các hoạt động thưởng thức nghệ thuật như: Xem biểu diễn sân khấu:
ca nhạc, kịch, biểu diễn thời trang…; triển lãm mỹ thuật, bảo tàng, tranh ảnh,
đồ họa…;

- Các hoạt động thể dục, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng,
bóng bàn, việt dã, đi bộ, bơi lội…;
- Các hoạt động du lịch, tham quan, dã ngoại, picnic, đi chơi…;
- Các hoạt động giao lưu, kết nghĩa: Hội trại, hội chợ, festival; sinh
hoạt lớp, chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm…;


18

- Hoạt động vì cuộc sống cộng đồng: Phong trào Sinh viên tình nguyện,
tuyên truyền cổ động, làm một việc gì đó ưu thích…;
- Các hoạt động văn hóa, trí tuệ, giải trí khác: Xem tivi, nghe radio,
nghe nhạc, đọc sách báo, truy cập internet, chơi game, xem phim, hội thi Nữ
sinh thanh lịch, Olympic tiếng Anh, chương trình Rung chuông vàng…
1.2.2. Phân theo địa điểm thực hiện hoạt động
- Các hoạt động văn hóa trong nhà (hội trường, thư viện, nhà thi đấu,
nhà văn hóa…): Sinh hoạt các câu lạc bộ, đội, nhóm; xem tivi, đọc sách báo...
- Các hoạt động văn hóa ngồi trời (sân vận động, sân đa năng, khu du
lịch…): Hội chợ, hội trại, festival, thi đấu thể thao...
- Các hoạt động văn hóa có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời: Hội
diễn, hội thi, triển lãm, giao lưu văn nghệ, chiếu phim, sinh hoạt lớp, chi
đoàn, chi hội...
1.2.3. Phân theo cấp độ thời gian rỗi
- Các hoạt động văn hóa hàng ngày: Được diễn ra trong thời gian rỗi
cấp ngày, nghĩa là thời gian cịn lại sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho
việc học tập, lao động. Tiêu biểu là các hoạt động: thể dục thể thao, đi dạo,
chơi game, truy cập internet, đọc sách báo, xem tivi, nghe radio, nghe nhạc...
- Các hoạt động văn hóa hàng tuần: Sau một tuần lao động, học tập
theo một nhịp độ đều đặn, mỗi người đều có nhu cầu được giải tỏa và lấy lại
sự cân bằng để có thể tiếp tục bắt đầu một tuần làm việc mới. Hàng ngày sinh

viên thường tham gia các hoạt động quen thuộc, lặp đi lặp lại, do đó dễ gây
nhàm chán; hoạt động văn hóa cấp tuần có thể tạo ra sự mới mẻ, hưng phấn
hơn. Tiêu biểu như hoạt động của các câu lạc bộ, các lớp học năng khiếu; hát


19

karaoke; hoạt động thăm quan du lịch, bảo tàng, triển lãm, tuyên truyền cổ
động, dã ngoại hay làm một việc gì đó ưa thích...
- Các hoạt động văn hóa hàng năm: Gồm các hoạt động văn hóa mang
tính tổng hợp, phong phú, đa dạng và thường thu hút nhiều sinh viên tham gia
trong một không gian rộng lớn như: các hội diễn, cuộc thi, hội thi, hội thao,
hội chợ, hội trại, festival, lễ ra quân, mít tinh kỷ niệm...
Trên đây là một số cách phân loại hoạt động văn hóa nhưng chỉ mang
tính tương đối. Hoạt động văn hóa cịn phụ thuộc vào những yếu tố khác như
chủ thể tổ chức, đối tượng tham gia. Song đây là những yếu tố rất quan trọng
và hết sức cần thiết để chúng ta phân loại, định hướng các hoạt động văn hóa
nào cần phát triển nhanh, mạnh cho sinh viên trong thời gian tới; đồng thời
giúp các nhà quản lý tổ chức tốt các hoạt động văn hóa nhằm thu hút sinh
viên tham gia, góp phần xây dựng đội ngũ trí thức trẻ tương lai phát triển toàn
diện.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VÀ VAI TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG
VĂN HĨA ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1.3.1. Đặc điểm của sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại
học Lâm nghiệp nói riêng
“Sinh viên là tất cả những ai đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
tương đương, đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng thuộc mọi loại
hình đào tạo” [30, tr.11].
“Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người

đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao
động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội”
[12, tr.16].


20

Mở đầu luận văn, tác giả đã nêu sinh viên là một tầng lớp xã hội, có tri
thức, ln đi đầu trong mọi hoạt động của thanh niên. Sinh viên trước hết
mang những đặc điểm chung của con người, mà theo Marx thì bản chất con
người là tổng hịa những mối quan hệ xã hội. Do vậy, trong môi trường đặc
thù sống và học tập của mình, người sinh viên bộc lộ những đặc điểm riêng.
Việc nhìn nhận đúng đặc điểm của sinh viên giúp chúng ta có thể định hướng
họ, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực.
* Đặc điểm chung của sinh viên
Hầu hết sinh viên ở độ tuổi thanh niên nên họ cũng có những đặc điểm
của thanh niên. Đó là:
Sinh viên là những người trẻ tuổi nên họ có tốc độ trí nhớ nhanh, khả
năng chú ý tốt, ngôn ngữ và tư duy logic phát triển; phát triển cao về năng
lực, tình cảm và thẩm mỹ; có cá tính và có xu hướng dần ổn định; có tính độc
lập và chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
Sinh viên là đối tượng khá nhạy cảm với cái mới, ham thích cái mới và
dễ tiếp thu cái mới, thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học
công nghệ, kỹ thuật mới. Do đó, sinh viên là những người tương đối năng
động và sáng tạo, thích tìm kiếm những sự thay đổi và không ngừng thay đổi.
Trong sự thay đổi đó, có sự tiếp thu những cái mới thật sự và tốt đẹp và có sự
du nhập thiếu chọn lọc. Xuất hiện những mâu thuẫn tâm lý - xã hội trong con
người sinh viên: có xu hướng tự lập nhưng vẫn phụ thuộc gia đình, có nhu cầu
về nhiều mặt nhưng khả năng thực tế có hạn, ước mơ phong phú nhưng việc
hiện thực hóa lại hạn chế.

Sinh viên rất nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, thể hiện sự tích
cực ra nhập vào đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Họ ln hăng hái đi đầu
trong các hoạt động chính trị - xã hội. Mỗi một thay đổi trong các lĩnh vực


21

này đều tác động nhanh và mạnh đến sinh viên. Đôi khi, sự nhạy cảm này nếu
không được định hướng đúng, sinh viên sẽ dễ bị lơi kéo và kích động nhất
thời.
Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đã xuất
hiện những ứng dụng rất thuận lợi cho sinh viên như: Internet, email, forum,
chat, SMS, blog... Các tiện ích này mở rộng khơng gian hữu ích và rút ngắn
thời gian vô ích khi giao tiếp, hình thành kiểu giao tiếp trong mơi trường ảo.
Sinh viên hầu hết là những người có tình u, ước mơ khát vọng, hoài
bão trong cuộc sống; họ xác định được mục tiêu, động cơ học tập của mình.
Tình yêu trong sáng của sinh viên có thể làm họ thấy yêu đời, yêu cuộc sống
gấp nhiều lần và là động cơ thúc đẩy họ thực hiện ước mơ hoài bão của mình.
Bên cạnh những đặc điểm chung của thanh niên đó, sinh viên có những
đặc điểm riêng bởi mơi trường sống và học tập. Đó là có trình độ văn hóa
tương đối cao. Bởi lẽ họ là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông
hoặc tương đương và hiện là sinh viên đại học hay cao đẳng.
Sinh viên biết tự ý thức về bản thân. Trong quá trình học tập ở đại học,
những sinh viên có kế hoạch lâu dài thường biểu hiện tính tích cực tự nhận
thức trong hoạt động. Thực tế cho thấy, những sinh viên có kết quả học tập
cao thường chủ động tích cực trong việc tự giáo dục, tìm tịi những tri thức
mới, tích cực hoạt động nhận thức. Cịn những sinh viên có kết quả học tập
thấp thường bị động trong việc tự giáo dục, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn hoạt
động nhận thức.
Cũng trong quá trình này, sinh viên đã tự ý thức được trách nhiệm cơng

dân, nghĩa vụ của mình với Tổ quốc, với vận mệnh của dân tộc. Trong khi
học tập, sinh viên ý thức được vị trí của mình qua các chủ trương, chính sách,


22

qui định, qui chế hiện hành, từ đó có sự tự điều chỉnh, tự rèn luyện, sự vươn
lên trong môi trường đại học.
Sinh viên biết tự đánh giá bản thân. Quá trình học đại học là giai đoạn
quan trọng trong q trình xã hội hóa nhân cách. Giai đoạn này, sinh viên bắt
đầu cuộc sống lao động trí tuệ căng thẳng, nhận được sự thỏa mãn nhu cầu cơ
bản của con người là nhận thức về thế giới. Cùng với sự tăng lên về tri thức,
trong quá trình học tập, các chức năng tâm lý như tư duy, trí nhớ, chú ý...
cũng được phát triển. Trong giai đoạn này, sinh viên tham gia vào nhiều hoạt
động và các mối quan hệ xã hội. Do vậy, học tập và giao tiếp là hai hoạt động
tích cực, biểu hiện trong nhân cách của sinh viên và tự đánh giá các phẩm
chất quy định tính cách sinh viên.
Trong q trình học đại học, sinh viên tiếp thu những tri thức từ các
môn khoa học và tham gia vào các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội
nên xu hướng nghề nghiệp của sinh viên được hình thành và phát triển. Đó là
ý định của cá nhân muốn sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, năng lực của
mình vào nghề nghiệp đã chọn. Trong xu hướng nghề nghiệp của nhân cách
thì thái độ tích cực đối với nghề, khuynh hướng và hứng thú nghề nghiệp, ý
muốn hoàn thiện việc chuẩn bị cho nghề nghiệp, muốn chiếm lĩnh hoạt động
trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình được thể hiện.
Sinh viên học tập mang tính chất nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
giảng viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề
nghiệp tương lai của mình.
Cũng trong quá trình học đại học, sinh viên có xu hướng phát triển
nhân cách. Đây là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng

thành về phương diện xã hội. Quá trình học tập của sinh viên là quá trình vận
động, lớn lên về nhiều mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là năng lực trí


23

tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển; khả năng khái quát, trừu
tượng hóa được nâng lên; khối lượng ghi nhớ những thông tin không ngừng
tăng lên theo thời gian và cách thức ghi nhớ cũng biến đổi.
Ngồi ra, sinh viên cịn chịu ảnh hưởng của tâm lý nhóm có tính học
thuật và nghề nghiệp chun mơn - cộng đồng mà họ gia nhập với tư cách
thành viên; nhiều quan điểm, hành vi của họ chịu ảnh hưởng của nhóm.
Về hạn chế trong sinh viên, chúng ta có thể thấy như: Lối sống cá nhân
thực dụng, xa rời truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân
tộc ta; một số sinh viên lười học, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong
thi cử, ý thức học tập tập vì ngày mai lập nghiệp chưa cao, nhiều sinh viên vi
phạm nội qui, qui chế công tác học sinh, sinh viên; một bộ phận sinh viên mơ
hồ về lý tưởng cách mạng, thờ ơ với chính trị, ý chí phấn đấu chưa cao; hay
có những suy nghĩ hoặc kết luận rất hấp tấp, bồng bột, vội vàng, chủ quan,
bệnh anh hùng... như để khẳng định mình, song lại thiếu kinh nghiệm trong
cuộc sống; nhiều người nhẹ dạ, cả tin, lúc gặp khó khăn dễ sinh ra hoang
mang dao động. Đây có thể do đặc tính trẻ người non dạ, hoặc do hoạt động
của hệ tim mạch chưa ổn định, khiến cho tuổi thanh niên có lúc dễ bốc đồng
và dễ bị lợi dụng.
Ở nước ta hiện nay có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng, trong đó
cơng lập là 295 trường; dân lập và tư thục là 81 trường. Tổng số sinh viên đại
học khoảng 1.700.000 người. Đây là tầng lớp chiếm số lượng khá đông trong
xã hội, tập trung lớn nhất ở 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
* Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp
Ngoài những đặc điểm chung của sinh viên trên đây, sinh viên Trường

Đại học Lâm nghiệp có những đặc điểm riêng, chủ yếu do đặc thù ngành nghề
đào tạo của Trường.


24

Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của Trường, ngay từ khi
bước chân vào trường và sau “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV”, sau các buổi
giao lưu, giới thiệu ngành nghề của các khoa đối với sinh viên mới nhập
trường, sinh viên đã nhận thức rõ về Trường, về ngành nghề đào tạo và có
định hướng trong tương lai cho mình.
Đại học Lâm nghiệp hiện nay là trường đào tạo đa ngành, đáp ứng nhu
cầu xã hội và luôn giữ vị thế đầu ngành về lĩnh vực lâm nghiệp của cả nước.
Sinh viên tốt nghiệp các ngành khối Lâm nghiệp có thể trở thành cán bộ ở các
cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phịng hộ, cảnh sát mơi trường, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các doanh nghiệp có liên quan tới tài
nguyên rừng và môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm
nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường các cấp; các cơ quan nghiên cứu,
đào tạo và tư vấn các cấp về nông lâm nghiệp và lâm đặc sản; các tổ chức
quốc tế, phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông
thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường...
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực lâm nghiệp địi
hỏi phải là những con người phải có sức khỏe tốt, kiến thức vững vàng, năng
động, sáng tạo, yêu ngành nghề... Vì vậy, trong quá trình học đại học, hầu hết
sinh viên nhà trường đều tích cực trong rèn luyện sức khỏe, đặc biệt qua các
hoạt động thể dục thể thao; trang bị cho mình phơng nền kiến thức vững vàng
trong học tập và thực hành; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, hoạt
động giải trí...
Đa số xuất thân từ nơng thơn, miền núi, nơi cịn nhiều thiếu thốn về cả
đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần nên sinh viên nhà trường là

những người khơng quản ngại khó khăn, vất vả khi tham gia bất kỳ hoạt động


25

nào. Họ là những người trung thực, thẳng thắn, hăng hái tham gia vào các
hoạt động tập thể...
Trường Đại học Lâm nghiệp đóng trên địa bàn một huyện ngoại thành,
cách trung tâm Hà Nội 35 km nên sinh viên ít được tham gia các hoạt động
văn hóa của thành phố, của các ngành, các tổ chức như: biểu diễn nghệ thuật,
triển lãm, hội chợ… như các trường ở nội thành.
1.3.2. Vai trị của hoạt động văn hóa đối với sinh viên
Qua các nghiên cứu cho thấy hoạt động văn hóa trong trường đại học là
một trong những hoạt động thu hút được nhiều sinh viên tham gia với tinh
thần và thái độ hứng khởi.
Tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh
thần, nhu cầu giải trí cho sinh viên là một biện pháp để giúp họ phát triển tồn
diện.
Vai trị của các hoạt động văn hóa đối với con người nói chung và với
sinh viên nói riêng vơ cùng quan trọng, bởi lẽ nó không chỉ giúp sinh viên thư
giãn sau một ngày (một tuần, một năm) học tập, mà nó cịn xây dựng nên một
mơi trường mới bình đẳng, mơi trường mà họ được phát huy mọi khả năng, sở
thích của mình. Khi tham gia các hoạt động văn hóa, sinh viên hồn tồn
được hưởng các quyền lợi như nhau, thốt khỏi những ràng buộc mang tính
nguyên tắc bắt buộc hàng ngày ở trường mà mình đang học tập.
Thực tế hiện nay, nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều cơ hội cho sự
phát triển kinh tế xã hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên
trong việc xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, tốt đẹp. Sinh viên ngày nay
dành nhiều thời gian cho việc học tập, thực hành và các hoạt động nghề
nghiệp chun mơn của mình, trang bị cho mình kiến thức nghề nghiệp vững

chắc khi tốt nghiệp ra trường, phấn đấu thành danh. Điều đó rất tốt, song bên


×