Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THỊ XUYẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THỊ XUYẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH LIÊM

Đà Nẵng – Năm 2021




LOI CAM DOAN
Toi cam iloan ildy la c6ng trinh nghien cuu cua rieng t6i.
Cac s6 li¢u, kit qua neu trong luq,n van la trung th¥C va chua tirng ilu()'c
ai c6ng b6 trong bdt ky c6ng trinh nao khac.
Tac gia luq,n van

Trirung Thi Xuy/n


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Cấu trúc của đề tài ................................................................................. 3
6. Tổng quan nghiên cứu........................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................... 12
1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 12
1.1.2. Sự hình thành và phát triển thương mại điện tử ........................... 13
1.2. CÁC DOANH NGHIỆP SMEs VÀ VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ ......................................................................................................... 14
1.2.1. Lợi ích tiềm năng của thương mại điện tử đối với SMEs............. 16
1.2.2. Sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của SMEs .................. 17
1.2.3. Tồn cầu hóa và tác động của nó đối với việc áp dụng thương mại
điện tử của SMEs ............................................................................................ 17
1.2.4. Sự phát triển kỹ thuật số và áp dụng thương mại điện tử trong

SMEs ............................................................................................................... 20
1.3. CÁC LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG SMEs.............................. 21
1.3.1. Các yếu tố cá nhân ........................................................................ 21
1.3.2. Các yếu tố tổ chức ......................................................................... 24
1.3.3. Các yếu tố công nghệ .................................................................... 27
1.3.4. Các yếu tố môi trường................................................................... 27


1.3.5. Sự tương tác của các yếu tố và phạm vi của việc ứng dụng TMĐT30
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ỨNG DỤNG TMĐT TẠI SMEs .................................................................... 31
1.5. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI SMEs TP. ĐÀ NẴNG ........ 37
1.5.1. Khái quát tình hình ứng dụng TMĐT tại SMEs Việt Nam .......... 37
1.5.2. Đặc điểm của SMEs tại TP. Đà Nẵng ........................................... 42
1.5.3. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 44
CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 48
2.1 QUY MƠ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU .................................................. 48
2.2. MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................... 50
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................... 50
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 52
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 59
2.3.1. Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn mức độ thang đo ........................... 59
2.3.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ....................... 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 62
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU................................................................. 62
3.1.1. Đặc điểm của nhóm trả lời phiếu khảo sát .................................... 62
3.1.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ...................................................... 63
3.2 KIỂM ĐỊNH SỰ TIN CẬY THANG ĐO ................................................ 66

3.2.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Nhận thức lợi ích”...... 66
3.2.2. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Sự phù hợp”............... 67
3.2.3. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Chi phí” ..................... 68
3.2.4. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Cường độ thông tin” .. 69
3.2.5.Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Kiến thức của lãnh đạo”69


3.2.6. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Sự đổi mới của lãnh
đạo” ................................................................................................................. 70
3.2.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Quy mô kinh doanh” .. 71
3.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Sự cạnh tranh” ........... 72
3.2.9. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Sức ép của người mua /
nhà cung cấp” .................................................................................................. 73
3.2.10. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “Hỗ trợ từ các nhà cung
cấp công nghệ ” ............................................................................................... 74
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ NHÂN TỐ ................................. 74
3.3.1. Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất.............................................. 74
3.3.2. Kết quả phân tích EFA lần thứ hai................................................ 77
3.4. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH HỒI QUY VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 80
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 83
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 83
4.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TMĐT TẠI
SMEs TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG ........................................................ 84
4.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.......................................... 84
4.2.2. Đối với SMEs ................................................................................ 88
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 91
4.4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ................................... 91
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN;
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1;
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2;
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN;


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

ADSL

Đường dây thuê bao số bất đối xứng

ATM

Máy giao dịch tự động

B2B

TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2G


TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước

C2C

TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

EFT

Chuyển tiền điện tử


EEIT

Ứng dụng thương mại điện tử

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT

Hội đồng quản trị



Nghị định

NSNN

Ngân sách nhà nước

QTKD

Quản trị kinh doanh




Quyết định

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTg

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân


Ký hiệu

Ý nghĩa

VECOM

Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam

VNNIC

Theo Trung tâm internet Việt Nam


VPĐD

Văn phòng đại diện

SMEs

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

WAP

Giao thức truyền không dây

WIFI

Hệ thống mạng khơng dây sử dụng sóng vơ tuyến

WIRELESS

Đường dây thuê bao vô tuyến

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

42

3.1.

Đặc điểm nhóm trả lời khảo sát

62

3.2.

Phân bố doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực
sản xuất kinh doanh

63

3.3.


Phân bố DNNVV theo loại hình doanh nghiệp

64

3.4.

Hình thức kết nối Internet

64

3.5.
3.6.
3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

3.12.

3.13.

Ứng dụng TMĐT phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh
Mức độ tham gia sàn giao dịch TMĐT
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân

tố “Nhận thức lợi ích”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Sự phù hợp”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Chi phí”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Cường độ thơng tin”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Kiến thức của lãnh đạo”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “sự đổi mới của lãnh đạo” lần 1
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “sự đổi mới của lãnh đạo” lần 2

65
66
67

68

68

69

70

70

71



Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.14.

3.15.

3.16.

3.17.

3.18.

Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Quy mơ kinh doanh” lần 1
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Quy mô kinh doanh” lần 2
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Sự cạnh tranh”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Sức ép của người mua / nhà cung cấp”
Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân
tố “Hỗ trợ từ các nhà cung cấp công nghệ ”

Trang

71


72

73

73

74

3.19.

Kiểm định KMO lần 1

75

3.20.

Kiểm định phương sai trích lần 1

75

3.21.

Tổng hợp kết quả xoay các nhân tố lần 1

76

3.22.

Kiểm định KMO lần 2


77

3.23.

Kiểm định phương sai trích lần 2

77

3.24.

Tổng hợp kết quả xoay các nhân tố lần 2

78

3.25.

Đặt tên và giải thích nhân tố

79

3.26.

Tóm tắt mẫu

80

3.27.

Anova


80

3.28.

Bảng phân tích hồi quy

81


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Quy mơ thị trường TMDT B2C Việt Nam 2015-2019

38

1.2.

Loại hình hàng hóa/dịch vụ thường được mua trên mạng

39


2.1.

Quy trình nghiên cứu

48

2.2.

Mơ hình nghiên cứu tham khảo theo khung TOE

51

2.3.

Mơ HÌNH nghiên cứu đề xuất

52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tồn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Thương
mại điện tử không chỉ mở ra một phương thức kinh doanh mới hiệu quả –
Phương thức kinh doanh điện tử mà TMĐT cịn góp phần tạo ra “sân chơi”
công bằng, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cạnh tranh với các
doanh nghiệp lớn cả trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Quyết định 645/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025. Việt
Nam đã đặt mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong thương mại điện
tử đạt 50%, trong đó thanh tốn thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán chiếm 80%, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia theo
WEF thuộc TOP 40 (năm 2020 đạt TOP 50); 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa
chuyển dịch sang nền tảng số (năm 2020 đạt 10%); cơng nghiệp số đạt ít nhất
25% GDP (năm 2020 đạt 15%); phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp cơng
nghệ số Việt Nam [3].
Trước sức ép về cạnh tranh, thanh lọc chất lượng ngày càng gia tăng,
cộng thêm sự ảnh hưởng về kinh tế do đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị “chao đảo”. Đại
dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế - xã hội, thay đổi thói
quen và hành vi người tiêu dùng, mua sắm trực tuyến, mua sắm online nhiều
hơn, tạo điều kiện cho thương mại điện tử càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đại
dịch COVID -19 cũng chính là “chất xúc tác” thúc đẩy doanh nghiệp ngày
càng tham gia sâu rộng hơn vào công cuộc số hóa nền kinh tế và đây là xu thế
tất yếu.


2

Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng của đất
nước, để đạt được mục tiêu theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019
về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố động lực của Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung”, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã khơng ngừng
tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, ban hành những chính sách ưu đãi mang
tính đột phá để khuyến khích, hỗ trợ SMEs phát triển, đặc biệt là trong lĩnh
vực thương mại điện tử.

Mặc dù thời gian qua, thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi trong
các SMEs trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, SMEs luôn đứng trước
những khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở pháp lý để triển khai
TMĐT. Từ tâm lý e ngại thay đổi của Lãnh đạo đến việc hiểu biết hạn chế về
lợi ích mà TMĐT mang lại, chi phí đầu tư ban đầu nhiều,… đã phần nào gây
cản trở, làm cho doanh nghiệp chưa thực sự chủ động ứng dụng TMĐT trong
việc thay đổi phương thức kinh doanh.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng
thương mại điện tử tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng” là
thực sự cần thiết, giúp SMEs có những quyết định và chiến lược phù hợp để
ứng dụng thương mại điện tử nhằm thay đổi phương thức kinh doanh. Đồng
thời, giúp cho các nhà quản lý nhà nước đưa ra những giải pháp đúng đắn và
chính xác nhằm hỗ trợ cho SMEs ứng dụng và phát triển TMĐT một cách
hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trong
SMEs.
Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng từ năm 2017 trở lại đây và nghiên cứu


3

các nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng và phát triển thương mại điện
tử trong các doanh nghiệp nhở và vừa thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đơí tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng thương
mại điện tử tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chương,
với cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và đề xuất
6. Tổng quan nghiên cứu
Thực tế cho thấy, TMĐT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp (DN) và những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu của các
nhà khoa học được thực hiện xung quanh vấn đề về TMĐT; ứng dụng và phát
triển TMĐT tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Một trong số các
nghiên cứu đó là:
Trong q trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tìm
hiểu và đưa ra những đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực


4

TMĐT và vấn đề ứng dụng, phát triển TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu của Saif-Ur-Rehman và Alam (2016) đã sử dụng một mẫu
gồm 91 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia để điều tra các yếu tố ảnh hưởng
đến việc ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia. Các
tác giả đã đưa ra 5 yếu tố như sau: (1) yếu tố thuộc về tổ chức, (2) yếu tố tài

chính, (3) yếu tố kỹ thuật, (4) yếu tố thuộc về pháp lý và quy định và (5) yếu
tố thuộc về hành vi. Tác giả đã nhận thấy rằng tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử ở mức trung bình. Trong đó,
yếu tố thuộc về pháp lý và quy định là yếu tố quan trọng nhất đối với việc áp
dụng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia, tiếp
theo là yếu tố kỹ thuật, yếu tố tài chính, yếu tố hành vi và yếu tố thuộc về tổ
chức. Ngoài ra, họ cũng tiết lộ rằng việc thiếu đường truyền Internet, đào tạo
nghiệp vụ và kỹ năng về thương mại điện tử cũng là những yếu tố cần thiết
ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Abualrob và Kang (2016) đã khảo sát 161 chủ doanh
nghiệp ở Palestine và sử dụng mơ hình phương trình cấu trúc để điều tra các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử. Trong nghiên cứu
của họ, những yếu tố này có thể được phân thành hai nhóm chính như sau:
Yếu tố bên ngồi bao gồm sự bất ổn của chính phủ, hạn chế ngành nghề và
trở ngại về hậu cần; yếu tố bên trong bao gồm những tổn thất, tính khơng
chắc chắn và tính phức tạp. Nghiên cứu của họ cho thấy các hạn chế về ngành
nghề và các yếu tố chính trị có tác động đáng kể đến việc ứng dụng thương
mại điện tử của các chủ doanh nghiệp ở Palestine. Ngoài ra, một số yếu tố ảnh
hưởng yếu hoặc không ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử của
họ, chẳng hạn như thiệt hại về tài chính.
Nghiên cứu của Rahayu và Day (2015) đã khảo sát 292 SMEs để điều tra


5

các yếu tố quyết định đến việc ứng dụng thương mại điện tử của SMEs ở
Indonesia. Nghiên cứu của họ dựa trên mơ hình khung Cơng nghệ Tổ chức
Mơi trường (TOE) và chia các nhóm các yếu tố này thành bốn loại chính, đó
là yếu tố cơng nghệ, yếu tố tổ chức, yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân.
Trong nghiên cứu của họ, yếu tố công nghệ đề cập đến lợi ích nhận thức, khả

năng tương thích và chi phí ảnh hưởng đến việc áp dụng cơng nghệ thương
mại điện tử; yếu tố tổ chức đề cập đến các đặc điểm của cơng ty có thể ảnh
hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử; yếu tố môi trường đề cập đến
những ảnh hưởng bên ngoài như áp lực từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh và sự hỗ trợ từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại
điện tử. Cuối cùng, yếu tố cá nhân đề cập đến một quyết định chiến lược do
các nhà quản lý và chủ sở hữu khởi xướng. Kết quả của họ cho thấy nhận
thức được lợi ích, sự sẵn sàng về cơng nghệ, tính đổi mới của chủ sở hữu, khả
năng CNTT của chủ sở hữu và kinh nghiệm CNTT của chủ sở hữu là những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại điện tử của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia.
Nghiên cứu của Lawrence và Tar (2010) đã xác định bốn yếu tố chính
ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại điện tử ở các nước đang phát triển.
Các yếu tố này bao gồm: (1) các yếu tố về cơ sở hạ tầng (như cơng nghệ, viễn
thơng (mạng), chi phí vận hành và khả năng tiếp cận thiết bị máy tính), (2)
các yếu tố về văn hóa xã hội (sự tin tưởng trong giao dịch và thanh toán, giới
hạn về tiếp xúc cá nhân, ngôn ngữ và nội dung), (3) các yếu tố về kinh tế xã
hội (điều kiện kinh tế, hệ thống giáo dục, hệ thống thanh toán và hậu cần), (4)
các yếu tố về chính trị và sự hỗ trợ của chính phủ.
Nghiên cứu của Scupola và Dwivedi (2009) đã kiểm tra các yếu tố ảnh
hưởng đến việc ứng dụng và triển khai thương mại điện tử giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (B2B) ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đan Mạch và


6

Úc. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp tập trung vào mơ hình lý thuyết về các yếu
tố cơng nghệ, mơi trường và tổ chức ảnh hưởng đến việc ứng dụng và triển
khai thương mại điện tử đã được thực hiện trong nghiên cứu của họ. Họ kết
luận rằng sự sẵn có của các yếu tố cơng nghệ liên quan đến thương mại điện

tử có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm đáng kể việc ứng dụng và triển
khai thương mại điện tử ở cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đan Mạch và
Úc. Đối với yếu tố tổ chức, họ nhận thấy rằng những hạn chế về nguồn lực
của doanh nghiệp (nguồn nhân lực và tài chính) có thể là một yếu tố quan
trọng trong việc ảnh hưởng đến việc ứng dụng và triển khai thương mại điện
tử tại Đan Mạch và Úc. Hơn nữa, họ nhận thấy rằng sự hỗ trợ của lãnh đạo
cao nhất và đặc điểm của CEO là những yếu tố tổ chức quan trọng nhất trong
việc ứng dụng và triển khai thương mại điện tử. Đối với bối cảnh môi trường,
họ nhận thấy rằng áp lực từ các đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp là không
đáng kể đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đan Mạch và Úc. Tuy nhiên,
chỉ có một cơng ty Úc và hai cơng ty Đan Mạch chấp nhận rằng áp lực cạnh
tranh là một yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng thương mại điện tử của
cơng ty. Vai trị của chính phủ được cho là có ý nghĩa quan trọng đối với việc
ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Úc, nhưng bằng chứng này
khơng được tìm thấy đối với trường hợp của Đan Mạch.
Nghiên cứu của Hong và Zhu (2006) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chấp nhận và dịch chuyển thương mại điện tử ở cấp độ doanh
nghiệp đối với 1.036 doanh nghiệp Hoa Kỳ và Canada. Nghiên cứu của họ
cho thấy quy mô doanh nghiệp có liên quan tiêu cực đến việc ứng dụng
thương mại điện tử và đặc biệt là sự chuyển dịch thương mại điện tử từ các
kênh buôn bán truyền thống sang internet. Hơn nữa, họ nhận thấy rằng các
doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ có khả năng có mức độ dịch chuyển cao
hơn.


7

Nghiên cứu của MacGregor và Vrazalic (2005) đã sử dụng ma trận để
phân tích và xác định các yếu tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện
tử đối với 477 doanh nghiệp nhỏ ở Thụy Điển và Úc. Họ nhận thấy rằng các

yếu tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử có thể được nhóm lại
thành hai loại chính tùy thuộc vào việc thương mại điện tử “q khó” hoặc
“khơng phù hợp” đối với doanh nghiệp. (1) Các yếu tố “quá khó” bao gồm:
thiếu kiến thức kỹ thuật trong tổ chức, thương mại điện tử quá phức tạp để
triển khai, yêu cầu đầu tư tài chính quá cao, thiếu thời gian để triển khai
thương mại điện tử và khó khăn lựa chọn giữa các hình thức thương mại điện
tử khác nhau. (2) Các yếu tố “không phù hợp” được đề cập đến như: không
phù hợp với sản phẩm và dịch vụ, không phù hợp với loại hình kinh doanh,
khơng phù hợp với nhu cầu khách hàng và khơng có lợi thế từ thương mại
điện tử.
Nghiên cứu của Wymer và Regan (2005) cũng đã điều tra danh sách các
yếu tố khuyến khích và rào cản ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại
điện tử (EEIT) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả cũng hợp nhất các
yếu tố này và xác định tầm quan trọng của chúng ở các mức độ khác nhau
trong việc ứng dụng thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
ví dụ như: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng trang web doanh nghiệp,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có ý định áp dụng trang web doanh nghiệp và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có ý định sử dụng trang web kinh doanh.
Trong bài nghiên cứu có tất cả 26 yếu tố, bao gồm cả khuyến khích và rào
cản, được nhóm lại thành 4 yếu tố chính là: (1) yếu tố mơi trường, (2) yếu tố
tri thức, (3) yếu tố tổ chức và (4) yếu tố công nghệ. Theo nghiên cứu của họ,
sáu yếu tố được coi là rào cản cũng có tác động đối với quyết định ứng dụng
EEIT của họ như: (1) chi phí thiết lập và bảo trì, (2) mức độ ưu tiên so với các
dự án khác cần nguồn lực và thời gian hiện có, (3) vấn đề an ninh, (4) tiếp cận


8

vốn cho khởi nghiệp, (5) tính khả thi của thị trường và (6) các đối tác/nhà
cung cấp. Họ cũng nhận thấy rằng các yếu tố được nhìn nhận khác nhau tùy

theo các cấp độ khác nhau của quyết định ứng dụng EEIT cho SMEs. Tuy
nhiên, yếu tố nhất quán duy nhất trong tất cả các nhóm quyết định mức độ tác
động đến việc ứng dụng EEIT là chi phí thiết lập và bảo trì.
Tập trung vào các tác động của tồn cầu hóa đối với việc ứng dụng
thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Kraemer et al.
(2005) phát hiện ra rằng yếu tố toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến việc ứng dụng
thương mại điện tử đổi với các công ty kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có
tính cạnh tranh quốc tế cao, hiệu quả được thể hiện bằng mức độ và phạm vi
ứng dụng thương mại điện tử [22]. Nghiên cứu bao gồm mười quốc gia, cụ
thể là Brazil, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico,
Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ứng dụng
thương mại điện tử dẫn đến hiệu quả hoạt động của các công ty này tốt hơn.
Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu ngụ ý rằng các cơng ty kinh nghiệm tồn
cầu cao thì khả năng thu được lợi ích từ thương mại điện tử lớn vì họ có thể
tận hưởng lợi thế kinh tế theo quy mơ và phạm vi tồn cầu. Họ có thể sử dụng
các nguồn lực và khả năng nhận được từ kinh nghiệm và hoạt động toàn cầu
để nâng cao hoạt động và công nghệ thương mại điện tử của họ. Hơn nữa, quy
mô doanh nghiệp được đo lường bằng tổng số nhân viên có mối quan hệ tích
cực và đáng kể với phạm vi sử dụng thương mại điện tử cũng như hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả chi phí mua sắm, hàng tồn kho và sự
phối hợp ăn ý cùng với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng
đáng kể nào về các khía cạnh hoạt động khác của doanh nghiệp được đo
lường bằng hiệu quả và thị trường.
Nghiên cứu của Kraemer, Gibbs và Dedrick (2005) cũng so sánh phạm
vi sử dụng thương mại điện tử và hiệu suất của công ty trong các ngành như


9

sản xuất, phân phối và tài chính. Họ nhận thấy rằng các ngành dựa trên dịch

vụ, chẳng hạn như phân phối và tài chính, có khả năng ứng dụng thương mại
điện tử B2C nhiều hơn so với ngành sản xuất. Hơn nữa, ngành tài chính có
khả năng mở rộng phạm vi ứng dụng thương mại điện tử hơn so với ngành
sản xuất. Phát hiện này ngụ ý rằng các ngành phân phối và tài chính có liên
quan đến các hoạt động tương tác nhiều hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên,
ngành sản xuất tập trung nhiều hơn vào sự tương tác với các đối tác kinh
doanh.
Nghiên cứu của Simpson và Docherty (2004) cũng đã xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử từ các tài liệu và thực hiện
các cuộc phỏng vấn với chủ sở hữu-quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
và một cố vấn kinh doanh trực tuyến của Vương quốc Anh. Từ các cuộc
phỏng vấn, họ nhận thấy rằng áp lực nội bộ từ gia đình và bạn bè là yếu tố
ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử, tiếp sau đó là áp lực cạnh
tranh từ mơi trường bên ngoài. Ngoài ra, việc ứng dụng thương mại điện tử có
thể giúp giải cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Các nhà quản lý-chủ
sở hữu có thể thu được lợi ích xã hội thơng qua việc giảm giờ làm việc và chi
phí nhân cơng.
Trên thực tế cịn rất nhiều nghiên cứu khác liên quan trong cùng lĩnh
vực, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều vào ứng dụng mơ hình
chấp nhận cơng nghệ để xem xét tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ứng
dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, đa
số các nghiên cứu được thực hiện ở các nước phát triển. Tuy nhiên đặc điểm
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này rất khác so với Việt Nam. Tốc
độ phát triển các công nghệ, ứng dụng cũng như chất lượng công nghệ thơng
tin cũng có sự khác biệt, nhanh hơn Việt Nam rất nhiều. Vì vậy khó có thể áp
dụng hồn tồn các kết quả nghiên cứu đó để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng


10


đến việc ứng dụng thương mại điện tử cho một thị trường cụ thể như Việt
Nam nói chung và điển hình là thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cho tới nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về thương mại điện tử,
tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng và mức độ
chấp nhận của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, chưa có
nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích từng yếu tố tác động đến việc ứng dụng
thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh trong và sau đại dịch Covid-19 tại
thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu của Lê Văn Huy (2008) về hội nhập TMĐT trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam và chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hội nhập
TMĐT gồm: (1) nhóm các yếu tố về tổ chức của doanh nghiệp; (2) nhóm các
yếu tố về đặc điểm nhà lãnh đạo; (3) nhóm các yếu tố về đổi mới cơng nghệ;
và (4) nhóm các yếu tố về mơi trường bên ngồi. Ngồi ra, việc áp dụng
TMĐT còn phụ thuộc vào các giai đoạn hội nhập TMĐT cũng như mức độ
hội nhập TMĐT (mức độ ứng dụng và triển khai các hoạt động TMĐT) của
doanh nghiệp như giai đoạn đang áp dụng, giai đoạn thăm dò và giai đoạn đi
sau.
Ngoài ra, tại nghiên cứu “Việc áp dụng thương mại điện tử tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: nghiên cứu của người tiêu dùng và người điều
tra” của Lê Văn Huy và cộng sự (2006). Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra
hơn 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả cho thấy rằng quy mô doanh
nghiệp, nguồn tài nguyên và định hướng chiến lược, kiến thức của nhân viên
về thương mại điện tử, thái độ của người lãnh đạo đối với sự đổi mới và kiến
thức của họ về thương mại điện tử, mức độ cạnh tranh, mức độ hỗ trợ của
chính phủ, cơ sở hạ tầng quốc gia, các lợi thế tương đối tự cảm nhận, sự phức
tạp và sự tương thích của thương mại điện tử có ảnh hưởng tới tới việc áp


11


dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” của Lưu
Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) đã xác định các yếu tố tác động
đến việc ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành
phố Cần Thơ. Bài nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên của 215 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 yếu tố chính tác động
đến việc ứng dụng thương mại điện tử bao gồm môi trường bên trong và môi
trường bên ngồi. Mơi trường bên trong gồm nhóm yếu tố thuộc về tổ chức
của doanh nghiệp và nhận thức của chủ doanh nghiệp; mơi trường bên ngồi
gồm yếu tố thuộc Chính phủ và yếu tố thị trường đều ảnh hưởng đến việc ứng
dụng TMĐT của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố thuộc sự hỗ trợ của Chính
phủ là nhóm yếu tố đóng vai trị quan trọng, Chính phủ cần tạo lập mơi
trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, thu hút cơng nghệ tiên tiến và
khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng TMĐT và cung cấp các dịch vụ công
hỗ trợ hoạt động TMĐT của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trên đều đã phần nào làm sáng tỏ được những nhân tố
ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT vào lĩnh vực kinh doanh của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên vẫn cần thiết một nghiên cứu cụ thể cho một địa phương
như thành phố Đà Nẵng, đặc biệt trong bối cảnh trong và sau đại dịch Covid19, từ đó nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong
SMEs trên địa bàn từ đó đề xuất được các giải pháp góp phần đẩy mạnh ứng
dụng TMĐT trong SMEs cho TP. Đà Nẵng.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử được khái niệm theo nhiều cách tùy thuộc vào bối
cảnh và mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, thương mại điện tử thường được hiểu là việc sử dụng ICT và các ứng
dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh.
Theo một số tổ chức thế giới, khái niệm thương mại điện tử lại được
hiểu theo cách khác:
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và
phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet" (theo WTO).
"Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet. Các kỹ thuật thơng tin
liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ
thương mại điện tử” (theo APEC).
"Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi
hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư
nhân bằng các giao dịch điện tử thơng qua mạng Internet hay các mạng máy
tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng
và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển
hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương
pháp thủ công” (theo Ủy ban châu Âu).


13

Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh
mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau
thơng qua các cơng cụ, kỹ thuật và cơng nghệ điện tử. Ngồi ra, theo nghiên

cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh
điện tử đều bị bao hàm bởi Nền kinh tế Internet (Internet economy).
Trong nghiên cứu này, tôi xin được dùng định nghĩa TMĐT của
Turban và cộng sự (2010): “Thương mại điện tử là quy trình mua, bán,
chuyển giao hoặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ và/hoặc thơng tin qua mạng
máy tính, bao gồm Internet”[37].
1.1.2. Sự hình thành và phát triển thương mại điện tử
Nguồn gốc của thương mại điện tử có trước Internet. Sự phát triển ban
đầu của thương mại điện tử bắt đầu vào đầu những năm 1960, mặc dù hầu hết
các ứng dụng liên quan đến đổi mới xuất hiện vào khoảng những năm 1970
dưới hình thức chuyển tiền điện tử (EFT) [37]. Sau đó, việc trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI) cho phép các giao dịch kinh doanh xuất hiện như đơn đặt hàng
hoặc hóa đơn được chuyển qua điện tử bằng cách sử dụng các thủ tục và tài
liệu tiêu chuẩn [37].
Năm 1969, một hệ thống mạng máy tính và internet, được chính phủ
Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng. Từ đó trở về sau, sự phát triển
nhanh chóng của Internet và World Wide Web cho phép các tổ chức chia sẻ
và trao đổi thông tin vì nó có giá cả thấp hơn so với phương tiện trước đây
của EDI.
Từ năm 2000 đến nay, số lượng người dùng Internet đã tăng lên rất
nhiều và phổ biển ở tất cả các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp (B2B), và giữa các
tổ chức và người tiêu dùng cá nhân (B2C).


14

1.2. CÁC DOANH NGHIỆP SMEs VÀ VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là một thành phần quan trọng của

nhiều nền kinh tế trên thế giới. Điều này là do những đóng góp của họ trong
việc tạo ra việc làm, tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới đất nước. Sự
phát triển của SMEs nằm trong kế hoạch hành động của nhiều quốc gia và trên
tồn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin và truyền thông
(ICT), đặc biệt là Internet, đã mang lại nhiều thay đổi trên thế giới, cả ở các
nước phát triển và đang phát triển trong hầu như tất cả các tầng lớp xã hội.
Việc áp dụng thương mại điện tử trong các SMEs vẫn là một lĩnh vực
quan trọng trong nghiên cứu của hệ thống thông tin. Một số nghiên cứu áp
dụng thương mại điện tử trong các SMEs đã được thực hiện ở các nước phát
triển (Scupola, 2009, Tan, K.S., Chong, S.C., Lin, B. and Eze, U.C. (2009);
Teo, T.S.H., Lin, S. and Lai, K. (2009); Thong, J.Y.L. (2001) và các nước
đang phát triển (Tan, Tyler, Manica, 2007; Looi, 2005; Molla & Licker,
2005a). Các vấn đề đã được nghiên cứu rất đa dạng, từ các ngành khác nhau.
Một lĩnh vực chính đáng quan tâm trong các nghiên cứu này là thiếu chi tiết
về cách thức thực hiện thương mại điện tử trong các SMEs vì hầu hết các nhà
nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thăm dò như khảo sát
thiếu chiều sâu và nền tảng lý thuyết.
Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng một mơ hình phù hợp với tất cả có thể
khơng đạt được trong việc triển khai thương mại điện tử ở SMEs do sự phân
bổ không đồng đều về cơ sở hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ CNTT-TT giữa các
nước phát triển và đang phát triển, hoặc SMEs ở thành thị và nông thôn cũng
là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong cách đánh giá và áp dụng thương
mại điện tử trong các tổ chức. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự sẵn
có của các nguồn lực CNTT-TT ở các nước phát triển đã góp phần giúp họ có


×