Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

MĐ 17 trục khuỷu thanh truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 60 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI VÀ THỦY LỢI

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

Mô đun: Sửa chữa và Bảo dưỡng cơ
cấu trục khuỷu thanh truyền
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ

NĂM - 2018


TÊN MÔ ĐUN
SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
− Vị trí của mơ đun: mơ đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun
sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ
kỹ thuật Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ơ tơ; Mơ đun
này được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các
mơn học, mô đun sau: Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật;điện kỹ thuật, điện tử cơ
bản, sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí.
− Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
− Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo các chi tiết cố định và các chi tiết chuyển động của
động cơ
− Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa:
nắp máy, thân máy, xi lanh, các te, pít tơng, chốt pít tơng, xéc măng, thanh truyền, trục
khuỷu, bạc lót và bánh đà.
− Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng phần cố định và chuyển động đúng quy
trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
− Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết cố


định và các chi tiết chuyển động của động cơ đảm bảo chính xác và an toàn.

2


BÀI 1
SỬA CHỮA THÂN MÁY
Mục tiêu:
− Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy.
− Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy
trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong
quá trình thực hiện công việc.
Nội dung chính:
1.1 THÂN MÁY
1.1.1. NHIỆM VU
Thân máy (khối xy lanh) là bộ phận dung để lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm chi tiết
của động cơ như: xy lanh, nhóm trục khuỷu, nhóm piston thanh truyền bơm dầu, bơm
nước,…
Thân máy kết hợp với các chi tiết khác (xylanh, nắp xylanh, piston,...) hình thành
không gian công tác của môi chất, thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy – giãn nở và thải
sản vật cháy ra khỏi động cơ tạo nên chu trình làm việc liên tục. Trong quá trình làm việc,
thân máy đóng vai trị truyền nhiệt giữa môi chất công tác và môi trường để làm mát động
cơ. Thân máy là chi tiết bố trí các đường dầu bôi trơn để dẫn dầu đến ổ trục khuỷu, ổ trục
cam,...
1.1.2. PHÂN LOẠI
Căn cứ vào cách bố trí xy lanh, thân máy được chia thành 2 loại: thân đúc liền và đúc
rời.
1.1.3. CẤU TẠO
Thân máy là một chi tiết cơ bản của động cơ. Thân máy có nhiều kiểu với kết cấu

khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí xy lanh, thân máy được chia thành 2 loại: thân đúc liền
và đúc rời.
Loại đúc liền: là hợp chung cho các xy lanh, dung cho động cơ cỡ nhỏ và trung bình
Loại đúc rời: các xy lanh đúc riêng từng khối và ghép lại với nhau, dung cho các
động cơ cỡ lớn.
Loại thân máy có xy lanh đúc liền với thân máy thành một bộ phận gọi là thân xy
lanh. Loại thân máy có ống lót xy lanh làm riêng rồi lắp vào thân máy gọi là thân máy kiểu
vỏ thân.
Hiện nay thân máy có thể đúc liền với nửa trên của các te hoặc thân máy đúc liền với
các te. Hình dáng kích thước của thân máy tuỳ thụơc vào từng loại động cơ, số lượng xy
lanh, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí, phương án làm mát,…
Thân máy động cơ 4 kì dung xuppap đặt có cấu tạo phức tạp ở thân máy không
những là nơi gá lắp các cơ cấu hệ thống chính của động cơ mà cịn là nơi có cửa nạp cửa xả
và ống dẫn hướng xuppap

3


Thân máy động cơ 4 kì dung xupap treo có cấu tạo đơn giản hơn so với thân máy
động cơ bốn kì dung xuppap đặt. Đối với động cơ làm mát bằng nước bên trong thân máy
có các khoang chứa nước. Đối với động cơ làm mát bằng khơng khí bên ngồi thân máy có
các phiến tản nhiệt.
Thân máy động cơ 2 kì loại khơng có xuppap có đặc điểm là trên thân xy lanh có
đường nạp thơng với các te đường thổi thông từ các te lên phần dung tích làm việc của xy
lanh và đường xả thơng từ xy lanh ra ngoài.

Hình 1.1. Cấu tạo thân máy
1.2. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA
CHỮA THÂN MÁY
1.2.1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG

− Chờn lỗ ren, gãy vít cấy do chịu áp suất nén lớn, tháo lắp nhiều lần vặn chặt quá
mức quy định
− Mặt phẳng có vết lõm và khơng phẳng
− Thân máy nứt thủng do chịu va đập chịu tác dụng của nhiệt độ cao, rót nước vào khi
động cơ cịn q nóng, chịu lực ép lớn khí lắp xy lanh đế xúppap xiết các bulơng.
− Mịn lỗ nắp bạc trục cam và bạc trục khuỷu
− Nứt, vỡ do sự cố của nhóm piston - thanh truyền hoặc đổ nước lạnh đột ngột khi
nhiệt độ động cơ đang cao.
− Vùng áo nước bị ăn mịn hố học, bám cặn bẩn, tắc đường nước.
− Bị tắc đường dầu bơi trơn do dầu có cặn bẩn.
− Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.


Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bị cong vênh.

− Xi lanh liền thân bị mịn cơn, méo do tiếp xúc với xéc măngvà piston.
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA

4


1. Phương pháp kiểm tra sửa chữa nắp máy
Kiểm tra lỗ ren và vit cấy: Kiểm tra bằng mắt thường
Kiểm tra vết nứt và lỗ thủng: Vết nứt và lỗ thủng lớn có thể kiểm tra bằng mắt thường. Cịn
vết nhỏ ở bên trong có thể kiểm tra bằng một số phương pháp sau đây:
− Dùng thiết bị chuyên dùng
− Dùng phấn trắng và dầu hoả để xác định vết nứt .Trước hết dùng bông hoặc giẻ
thấm dầu hoả rồi xát lên khu vực nghi vấn có vết nứt, sau đó lau sạch dầu hoả bên
ngồi rồi bơi phân lên bề mặt và gõ nhẹ chỗ cần kiểm tra để cho dầu hoả trong vết
nứt thấm ướt lớp phấn. Quan sát vết dầu hoả thấm trong ra qua lớp phấn hình dáng

chiều sâu vết nứt sẽ được lộ ra.
Ngoài ra có thể dùng kính phóng đại để soi hoặc dùng tia X hay sóng siêu âm qua
khu vực nghi vấn và quan sát bước sóng nếu bị biến dạng gãy khúc chứng tỏ có vết nứt.
Kiểm tra mặt phẳng thân máy
Dùng thước thẳng đặt lên mặt phẳng lắp ghép của thân máy sau đó dùng căn lá đo
khe hở giữa thân máy và thước thằng nếu khe hở ở các vị trí khơng đồng đều chứng tỏ mặt
lắp ghép của thân máy với nắp máy không phẳng

Hình 1.2. Kiểm tra mặt phẳng lắp ghép thân máy
Kiểm tra độ mòn của lỗ gối đỡ chính: Dùng đồng hồ so trong có độ chính xác
0.01mm. Lắp các nắp gối đỡ chính và xiết các bulơng đúng lực quy định Sau đó xác định
độ côn và độ méo. Kiểm tra độ đồng tâm dãy lỗ gối đỡ chính.
2. Phương pháp sửa chữa thân máy
a. Tháo các vít cấy gãy ghim
Khoan phá: dùng mũi khoan có đường kính 0.85M, khoan suốt chiều dài vít cấy, sau
đó taro gia cơng lại lỗ ren.
Dùng chốt tháo: Khoan chính tâm vít gãy với đường kính mũi khoan bằng 0.6 M.
dùng dạng trụ trịn cơn trên bề mặt khía nhiều rãnh dọc suốt chiều dài chốt, đóng chặt chốt
vào lỗ khoan trên chốt và dùng clê quay chốt để tháo
Hàn: đặt lên mặt lỗ vít một tấm đệm dày khoảng 2-3mm để bảo vệ lỗ khỏi bị hư
hỏng. dùng hàn điện để hàn một đầu thanh thép với đầu vít gãy sau đó quay thanh thép để
tháo vít ra

5


b. Sửa chữa lỗ ren
Khi thân máy bị trờn hay lỗ ren có thể taro lại hoặc lắp thêm ống ren
Phương pháp taro lỗ ren: khi lỗ ren bị trờn hay bị hỏng có thể khoan rộng rùi taro lại
và dùng vít cấy khác có kích thước mới

Phương pháp lắp ống ren: khi lỗ ren bị hỏng nhiều có thể khkoan rộng lỗ ren rồi lắp
vào đó một đoạn ống ren trong và ren ngồi theo u cầu của vít cấy ban đầu.
c. Sửa chữa các vết nứt và lỗ thủng
Phương pháp vá: dùng cho các vết nằm ngoài thân máy ở những chỗ chịu lực nhỏ
Phương pháp cấy đinh vít: phương pháp này dùng trong trường hợp vết nứt nhỏ và
kéo dài trên thân máy
Phương pháp hàn: phương pháp này dùng cho các vết nứt nằm bên trong thân máy
nắp máy khi hàn có thể hàn nguội hay hàn nóng.
Phương pháp dán bằng chất dẻo( nhựa êpơxi )Khi sửa chữa có thể dùng một số loại
nhựa có tính chất đặc biệt để dán
d. Sửa chữa các lỗ đỡ ổ đỡ chính
Khi các lỗ ổ đỡ chính khơng thẳng hàng bị biến dạng hoặc có kích thứoc q lớn có
thể phải loại bỏ thân máy. Khi độ lệch tâm giữa các lỗ và độ biến dạng nhỏ có thể khơi
phục lại bằng cách sử dụng các cách lắp ổ đoẽ thay thế như vậy phải gia công các lỗ ổ đỡ
chính.
1.3. KIỂM TRA, SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA THÂN MÁY
1.3.1. KIỂM TRA
1. Kiểm tra các vết nứt.
2. Mòn gối đỡ trục khuỷu
3. Mòn gối đỡ trục cam
4. Chờn các lỗ ren
1.3.2. SỬA CHỮA
1. Sửa chữa vết nứt.
2. Sửa chữa gối đỡ trục khuỷu
3. Sửa chữa gối đỡ trục cam
4. Sửa chữa các lỗ ren bị chờn
CÂU HỎI ÔN TẬP.
1.Trình bày công dụng và điều kiện làm việc của thân máy?
2.Trình bày các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thân máy?
3. Trình bày phương pháp kiểm tra vết nứt trên thân máy và phương pháp sửa chữa?


6


BÀI 2
SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ CÁC TE
Mục tiêu:
− Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, cácte
− Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và cácte
đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn và
chất lượng cao.
Nợi dung chính:
2.1. NẮP MÁY
2.1.1. NHIỆM VU
Nắp xylanh là chi tiết đậy kín một đầu phía trên của xylanh, cùng với xylanh và
piston tạo thành không gian buồng cháy.
Để gá lắp các chi tiết và các hệ thống khác như: bougie, vịi phun, cơ cấu phân phối
khí,...Ngồi ra nắp máy cịn là chi tiết để bố trí các đường nạp, thải, dẫn dầu bôi trơn,...
2.1.2. PHÂN LOẠI
2.1.3. CẤU TẠO

Hình 2.1. Cấu tạo nắp máy
Nắp máy là một chi tiết phức tạp nên cấu tạo đa dạng. Tuy nhiên tuỳ theo loại động
cơ nắp máy có một số đặc điểm riêng:
− Nắp máy có kết cấu tuỳ thuộc vào kiểu buồng cháy số xy lanh cách bố trí xupap và
bugi, kiểu làm mát cũng như kiểu bố trí đường nạp và đường xả

7



− Nắp máy của động cơ bốn kỳ dùng cơ cấu phối khí xupap đặt có cấu tạo đơn giản .
Ở nắp máy có các lỗ để lắp bugi hoặc vịi phun và lỗ nắp gugiơng
− Nắp máy của động cơ 4 kì dùng cơ cấu phối khí xupap treo có cấu tạo phức tạp hơn.
Nắp máy có thêm đế xupap ống dẫn hướng xupap cửa nặp cửa xả
− Nắp máy có thể đúc liền thành một khối hoặc đúc rời cho từng xy lanh. Để lắp ghép
được kín, mặt tiếp xúc của nắp máy với thân máy được gia cơng rất cẩn thận chính
xác và nhẵn.
Để làm kín khít người ta dùng gioăng. Tấm đệm thường làm bằng amiang có chiều
dày khoảng 1.5 -1.75 mm
2.2. CÁCTE
2.2.1. NHIỆM VU
Các te để chứa dầu bơi trơn động cơ và che kín phần dưới động cơ
2.2.2. PHÂN LOẠI
2.2.3. CẤU TẠO

Hình 2. 2. Cấu tạo cát te
Các te có thể đúc liền hoặc đúc rời. Các te thường có cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên ở
một số động cơ cácte có cấu tạo phức tạp hơn
Bên trong các te chia thành 3 ngăn, ngăn giữa sâu hơn 2 ngăn bên, giữa các ngăn có
các vách ngăn để khi ơ tơ chạy đường dốc, tăng tốc độ dầu khơng bị dồn về một phía làm
thiếu dầu bơi trơn.
Tại vị trí thấp nhất của các te có nút xả dầu trong có gắn một nam châm để hút các
mạt kim loại trong dầu
Các te được lắp ghép với thân máy bằng bu lông giữa chúng có đệm lót để làm kín.
Đệm lót có thể làm bằng bìa các tơng. Hai đầu các te có phớt chắn dầu

8



2.3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA
CHỮA HƯ HỎNG CỦA NẮP MÁY
2.3.1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
Những hư hỏng của nắp máy cũng giống như thân máy : nứt trờn lỗ ren và gãy vít
cấy. Ngồi ra nắp máy cịn bị cong vênh làm cho mặt tiếp xúc với thân máy khơng được
kín khít
2.3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA HƯ HỎNG
1. Phương pháp kiểm tra
Khi nắp máy bị nứt trờn ren hay gãy vít cấy thì kiểm tra như thân máy. Cịn nắp máy
bị cong vênh có thể kiểm tra như sau:
- Dùng thước thẳng hoặc bàn rà
Khi kiểm tra cong vênh của nắp máy đặt căn lá vào giữa mặt tiếp xéc của nắp máy và
thước thẳng hay bàn rà để đo trị số sai lệch.

Hình 2.3. Kiểm tra độ phẳng của nắp máy (nắp quylát)
- Dùng bột màu
Bôi một lớp mỏng bột màu đỏ lên mặt phẳng nắp máy hoặc bàn rà . Cho mặt lắp ghép
của nắp máy và bàn rà tiếp xúc với nhau rồi bị kéo lại một hai lần, sau đó lật lên xem nếu
thấy bột màu tiếp xúc không đều là nắp máy bị cong vênh. Trong trường hợp khơng có bàn
rà, có thể dùng một miếng kín dày trên có bơi một lớp bột màu mỏng rồi úp lên mạt nắp
máy sau đó xoay hay kéo lại để kiểm tra.
Ngồi ra có thể phán đốn qua thời gian sử dụng bằng cách lắp đệm hoặc gioăng mới
và xiết chặt nắp máy đúng yêu cầu kĩ thuật nếu vẫn thấy bọt khí ở trong xy lanh xì ra thì
chắc chắn nắp xy lanh bị cong vênh.
2. Phương pháp sửa chữa
Khi nắp máy bị nứt trờn lỗ ren gãy vít cấy có thể sửa chữa như thân máy.
Khi toàn bộ chiếu dài phần cong vênh của nắp máy lớn hơn 4 – 5% tổng chiều dài nắp
máy thì thay mới, cịn nhỏ hơn thì có thể sửa chữa như sau :
- Dùng mũi dao để cạo


9


Nếu mặt phẳng lắp ghép bị cong vênh ít dùng dao cạo để các chỗ nhô cao cho phẳng
và phải làm nhiều lần cho đến khi các điểm tiếp xúc trên nắp máy tiếp xúc đều với bàn rà
thì thôi.
- Dùng bột rà
Khi nắp máy bị cong vênh có thể dùng bột rà bằng cách bôi một lớp bột rà mặt phẳng
lắp ghép với thân máy rồi cho nắp máy và thân máy hoặc nắp máy với bàn rà rà với nhau
- Dùng máy mài phẳng
Khi nắp máy bị cong vênh hơn 0.5 mm ta có thể mài để cắt gọt bớt một lượng kim loại
nhất định cho mặt phẳng ở trên máy mài phẳng hoặc máy mài đứng nhưng phải chú ý bảo
đảm không cắt gọt quá nhiều để làm khhỏi ảnh hưởng đến tỷ số nén đối với động cơ có
buồng cháy nằm ở nắp máy.
2.4. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA,
SỬA CHỮA CÁCTE
2.4.1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
Hư hỏng các te thường là móp thủng vênh mặt phẳng lắp ghép do chịu va đập mạnh
tháo lắp kĩ thuật sai
2.4.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA
Khi các te bị biến dạng thủng có thể nhận biết bằng mắt thường
Các te bị biến dạng dùng phương pháp gò để sửa chữa. Các te bị nứt thủng dùng
phương pháp hàn để làm kín.
2.5. QUY TRÌNH THÁO LẮP NẮP MÁY VÀ CÁCTE
Ghi chú:
− Khi tháo roong nắp xy lanh ron các te, không được làm nó bị gấp khúc hay hư hỏng
bề mặt.
− Để đảm bảo an toàn, chỉ được tháo nắp xy lanh khi nhiệt độ của nước làm mát động
cơ thấp hơn 380C
− Lần lượt tháo nắp máy theo hình ảnh hướng dẫn.

− Làm dấu tất cả các đường dây điện và các đường ống mềm, để tránh sai sót khi lắp
lại.
− Trước khi tháo nắp xy lanh, phải kiểm tra dây curoa trục cam.
− Quay pu ly truc cam đến vị trí điểm chết trên của xy lanh 1
Thực hiện các bước sau để tháo nắp máy
1. Tháo cực âm (–) của accu.
2. Xả nước làm mát động cơ.
Tháo nắp két nước để xả nhanh hơn.
3. Tháo cụm đường ống nạp
4. Tháo bu lông cố định rồi tháo dây curoa máy nén A/C.
5. Nới lỏng bu lông cố định và tháo dây curoa máy phát điện.
6. Tháo các đường ống nhiên liệu vào và ra.
7. Tháo ống thơng khí nắp cị mổ.
8. Tháo ống thơng khí hộp cạcte (PVC) và ống chân không bộ trợ lực thắng.
9. Tháo dây ga.

10


10. Tháo lần lượt các chi tiết theo hình ảnh hướng dẫn

11


Lắp lại nắp máy và các te ngược với các bước tháo. Chú ý sử dụng ron nắp máy mới.
2.6. SỬA CHỮA NẮP MÁY
− Nắp máy cong vênh tiến hành sửa chữa bằng cách phay lại mặt máy. nếu cong vênh
vượt qua tiêu chuẩn thì thay mới
− Nắp máy nứt, vỡ tiến hành thay mới
CÂU HỎI ƠN TẬP.

1.Trình bày cơng dụng nắp máy, cácte?
2.Trình bày các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra sửa
chữa nắp máy và các te?

BÀI 3

12


SỬA CHỮA XY LANH
Mục tiêu:
− Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương
pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanh
− Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của xi lanh đúng phương pháp, đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn
Nợi dung chính:
3.1. XI LANH
3.1.1. NHIỆM VU
Xy lanh cùng với đỉnh piston mặt dưới của nắp máy tạo ra buồng cháy và dẫn hướng
cho piston chuyển động
3.1.2. PHÂN LOẠI
3.1.3. CẤU TẠO
Đa số các loại động cơ đốt trong để tiết kiệm được vật liệu tốt và đảm bảo tính kinh tế
trong quá trình sửa chữa ống lót xy lanh được đúc rời rồi ép vào thân máy. Ống lót được
làm bẳng vật liệu tốt đắt tiền hơn vật liệu làm thân máy.
Ống lót xy lanh khô:
Nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với ống lót. Ưu điểm là ứng suất nhiệt nhỏ nên
độ biến dạng khơng cao nhưng có nhược điểm là khó chế tạo, phức tạp trong quá trình sửa
chữa làm mát chưa hồn thiện.
Ống lót xy lanh ướt:

Nước làm mát trực tiếp xúc với thành ống lót xy lanh. Ưu điểm là làm mát hoàn thiện
hơn chế tạo và sửa chữa dễ dàng và được sử dụng rộng rãi với tất cả các loại động cơ nhất
là động cơ diezel nhưng có nhược điểm là gây ứng suất nhiệt, dễ bị rò nước làm mát qua bề
mặt lắp ghép giữa ống lót và thành xy lanh. Để khắc phục hiện tưọng rò nước xuống các te
nên lắp gioăng cao su ở dưới ống lót xy lanh.

Hình 3.1. Cấu tạo lót xi lanh

13


3.2. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA
CHỮA XI LANH
3.2.1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
Xy lanh hay ống lót xy lanh thường có những hư hỏng như vết xước rạn nứt có mịn
cơn mịn ơ van hay méo
1. Vết xước và rạn nứt nhỏ
- Do nhiệt đô động cơ quá cao
- Dầu bôi trơn không đủ hoặc không sạch
- Khe hở giữa piston và xéc măng quá nhỏ
- Xéc măng bị gãy hoặc vòng hãm chốt piston bị hỏng
2. Mịn cơn và mịn méo
- Hiện tượng ăn mòn tự nhiên do ma sát giữa piston xéc măng và ống lót xy lanh
- Dùng nhiên liệu dầu bôi trơn không đúng quy định
- Nhiệt độ động cơ thấp hơn 353 K
- Thanh truyền bị cong

Hình 3.2. Mịn xi lanh
a) Mịn hình cơn c) Mịn ơ van b) Lực ngang
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA

1. Kiểm tra vết xước rạn nứt
Kiểm tra bằng mắt thường hay dùng kính phóng đại để soi.
2. Kiểm tra độ ơvan và độ côn

14


AI

10
I

a

III
AII

II

b

10

Hình 3.3. Kiểm tra độ côn, độ ôvan
a) Đo độ côn, ô van xi lanh bằng đồng hồ so, b) Vị trí đo kiểm tra

Hình 3.4. Vị trí kiểm tra kích thước xi lanh.
Phương pháp kiểm tra độ mịn xi lanh bằng dụng cụ chuyên dùng.

15



16


3.3. SỬA CHỮA XI LANH.
3.3.1. THÁO ỐNG LÓT XI LANH
3.3.2. KIỂM TRA
1. Mặt gưong xi lanh
Quang sát để kiểm tra tình trạng bề mặt gương xy lanh
2. Độ mịn cơn, mịn ơvan
3.3.3. SỬA CHỮA
Khi xy lanh bị vết xước sâu hơn 0.25 mm hoặc độ ô van độ côn lớn hơn cho phép
thì phải tiến hành sửa chữa
1. Vết cạo xước
Khi sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng động cơ thường chỉ thay piston và xéc măng mà
không doa xylanh, nhưng trong thời gian sử dụng miệng xylanh bị xéc măng cọ xát tạo
thành gờ làm cho việc tháo lắp cụm piston gặp nhiều khó khăn và dễ làm gãy xecmăng.
mặt khác trong quá trình làm việc xecmăng có thể va chạm vào gờ của miệng xy lanh tạo
nên tiếng gõ không bình thường. Vì vậy cần phải cạo rà miệng xy lanh.

a)

b)
Hình 3.5. Sửa chữa xi lanh
a. Gờ xéc măng, b. Doa gờ xéc măng

17



3. Mịn cơn, mịn ơ van
Khi ống lót xy lanh bị nứt vỡ hoặc xi đã hết cos sửa chữa thì phải thay ống lót xy lanh
mới
Đối với ống lót khô sau khi ép vào thân máy thì phải tiến hành doa đánh bóng đến cốt
nguyên thuỷ
Đối với ống lót ướt khi thay mới cần chú ý thay ống gioăng làm kín và đảm bảo
khơng bị rị nước
4. Lắp ớng lót xi lanh
.
CÂU HỎI ƠN TẬP.
1.Trình bày cơng dụng, điều kiện làm việc của xi lanh?
2.Trình bày các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra sửa
chữa xilanh?

BÀI 4
BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH CỦA ĐỘNG CƠ.
Mục tiêu:
− Trình bày được mục đích, nội dung của cơng tác bảo dưỡng bộ phận cố định của
động cơ
− Bảo dưỡng bộ phận cố định của động cơ đúng quy trình, quy phạm, đúng u cầu
kỹ tḥt
Nợi dung chính:
4.1. MỤC ĐÍCH.
Bảo dưỡng bộ phận cố định của động cơ nhằm các mục đích sau:

- Tránh cho động cơ khơng bị va đập khi hoạt động
- Phát hiện kịp thời hiện tượng rị nước chảy dầu bơi trơn
- Bảo đảm cơng suất động cơ không bị giảm do mặt lắp ghép giữa nắp máy và thân
máy khơng kín


- khơng có hiện tượng kích nổ do đóng nhiều muội than trong buồng cháy
4.2. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG:
4.2.1. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN.

- Lau chùi bụi bẩn ở động cơ và kiểm tra tình trạng của nó .cạo đất bụi bẩn ở động cơ
bằng que cạo dùng chổi lông thấm dung dịch bột giặt cọ rửa sau đó lau khơ. Khơng
đươc dùng xăng để rửa động cơ vì làm như vậy có thể xảy ra hoả hoạn

18


- Kiểm tra độ chặt của bệ động cơ
4.2.2. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG ĐỊNH KY

- Kiểm tra độ kín của chỗ nối nắp máy, đầu các te phớt chắn dầu cácte
- kiểm tra độ hở của nắp máy có thể xác định bằng cách căn cứ vào sự rò rỉ ở thân
máy

- Độ hở của hộp dầu trục khuỷu có thể xác định bằng cách căn cứ vào sự rò chảy dầu.
- Xiết chặt các đai ốc nắp máy. Nếu nắp máy bằng hợp kim nhôm thì phải xiết chặt nó
khi động cơ nguội

- Xiết chặt các bu lơng các te nên tiến hành khi đặt ô tô trên hầm sửa chữa. trong
trường hợp này phải hãm ô tô bằng phanh tay gài số chậm đóng khố điện kê chèn dưới
bánh xe.

- Ngoài ra động cơ làm việc sau thời gian dài trong buồng cháy ở nắp máy sẽ có muội
than do nhiên liệu dầu bôi trơn cháy để lại. vì vậy có thể phải tháo nắp máy làm sạch
muội than đồng thời cần phải kiểm tra các đường dẫn dầu đường dẫn nước để đảm bảo
bôi trơn và làm mát tốt

4.3. BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH
4.3.1. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUN
1. Làm sạch bên ngồi
2. Kiểm tra tởng qt
4.3.2. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KY
1. Tháo nắp máy, cácte làm sạch muội than, thông các đường dẫn dầu
2. Thay đệm nắp máy, đệm cácte
3. Kiểm tra, xiết chặt các bulông cố định thân máy với khung xe
4. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp máy
5. Kiểm tra, xiết chặt bulông cácte
CÂU HỎI ÔN TẬP.
1.Trình bày mục đích bảo dưỡng các bộ phận cố định của động cơ?
2.Trình bày các nội dung bảo dưỡng định kỳ các bộ phận cố định của động cơ?

19


Bài 5
THÁO, LẮP NHẬN DẠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
VÀ NHÓM PISTON
Mục tiêu:
− Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền và nhóm piston
− Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston đúng quy trình, quy
phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật.
− Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận chuyển động của động cơ.
Nội dung chính:
5.1. NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ của bộ phận chuyển động động cơ là biến lực tác dụng của khí cháy thành
chuyển động quay của động cơ để dẫn động cấu chủ động của ô tô, máy phát bơm nước,

bơm dầu…
5.2. CẤU TẠO CHUNG
Cấu tạo chung như hình vẽ:

Hình 5.1. Các chi tiết chuyển động của động cơ
5.3. LỰC TÁC DỤNG LÊN CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM
PISTON
5.3.1. LỰC KHÍ CHÁY
Trong quá trình cháy giãn nở, khí cháy trong xi lanh có áp suất cao, đẩy piston dịch
chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm quay trục khủy và phát sinh công. Lực

20


khí cháy có trị số biến đổi và phụ thuộc vào vị trí piston trong xilanh hay góc quay của trục
khuỷu.
5.3.2. LỰC QUÁN TÍNH
Lực quán tính chuyển động tịnh tiến sinh ra do sự chuyển động khơng đều của nhóm
piston, và phần trên của thanh truyền (bằng ¼ khối lượng đầu nhỏ của thanh truyền chuyển
động tịnh tiến đã được quy dẫn về tâm chốt)
Khi động cơ làm việc, nếu piston ở ĐCT hoặc ĐCD, thì tốc độ của piston bằng khơng
và piston đổi hướng chuyển động, cón gia tốc của nó lại có trị số lớn nhất, như sau khi đã
qua điểm chết tốc độ của piston lại tăng dần và có trị số lớn nhất ở khoảng giữa của hành
trình, cịn gia tốc của nó giảm dần cho đến khi có trị số băng khơng. Như vậy piston
chuyển động tịnh tiến đi lại là chuyển đông không đều hay chuyển đơng có gia tốc thay
đổi.
Lực qn tính chuyển động quay.
Lực quán tính chuyển động quay hay lực quán tính ly tâm sinh ra do sự chuyển động
quay đều của các bộ phận không cân bằng bao gồm: chốt khủy, má khuỷu, và phần dưới
thanh truyền.

5.3.3. HỢP LỰC VÀ MƠ MEN

Hình 5.2. Lực và mơ men tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Lực tác dụng lên đỉnh piston hay chốt pis ton P là lực tác dụng của khí cháy Pk và lực
quán tính chuyển động tịnh tiến Pj.
P = Pk + Pj (N)
Tại tâm chốt piston, lực P được phân tích bằng hai lực sau:
Lực Ptt tác dụng trên đường tâm thanh truyền và đẩy thanh truyền đi xuống.

21


Ptt = P/Cosβ
Trong đó: β là góc lệch giữa đường tâm xilanh và tâm thanh truyền.
Lực N (lực ngang) Tác dụng theo đường thẳng góc với đường tâm xi lanh, ép piston
và xilanh gây nên sự mài mòn của piston và xéc măng, xilanh.
N = P.Tg β
Dời lực Ptt tới tâm chốt khuỷu rồi phân tích thành hai lực:
Lực tiếp tuyến T làm quay trục khuỷu và truyền công suất ra ngồi. Lực T tạo ra mơ
men quay của đơng cơ .
M = T.R
Trong đó :
− M là mơ men quay động cơ,
− T là lực tiếp tuyến,
− R là khoảng cách từ tâm trục khuỷu tới tâm chốt khuỷu.
Lực pháp tuyến Z gây nên sự mài mòn cho cổ trục khuỷu. Như vậy, ngồi lực T có
ích cịn có các lực có hại như lực ngang N lực pháp tún Z làm cho đơng cơ chóng mịn
hư hỏng. lực quán tính li tâm Pq làm cho động cơ rung động.
Để cân bằng lực qn tính chuyển đơng quay Pq, thường dùng đối trọng đặt trên
phương kéo dài của má khuỷu, ngược chiều cới chốt khuỷu hay còn gọi là cổ biên. Cịn các

lực khác để than đơng cơ chịu đựng.
5.4. QUY TRÌNH VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO, LẮP CƠ CẤU TRỤC KHUỶU
THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON
- Nới lỏng các đai ốc cố định bánh đà với trục khuỷu
- Tháo các te đệm và phao lọc ống dầu và bơm dầu
- Tháo nhóm piston- thanh truyền ra khỏi động cơ
Quay cho piston cần thao xuống điểm chết dưới và kiểm tra xem thanh truyền có dấu
thứ tự khơng, nếu khơng có dấu thì phải dùng đột để đánh dấu. Số thanh truyền được đánh
dấu về phía lỗ phun dầu trên thanh truyền và đánh dấu từ đầu máy đánh lại. Đánh dấu cả
trên đỉnh piston
Tháo đai ốc thanh truyền lấy nắp thanh truyền. Khi tháo 2 đai ốc thanh truyền cần
phải tháo đều đối xứng và phải dùng tuýp đúng cỡ đúng loại
Tháo nắp bạc lót thanh truỳên.Nếu nắp này quá chặt hãy gõ nhẹ bằng búa cao su hoặc
búa có đầu chì hoặc đồng để lấy ra. Nhấc nắp và bạc lót ra, chú ý khơng để bạc rơi ra
ngoài.
Dùng thanh gỗ tì vào vai đầu to thanh truyền để đẩy ngựocnhóm piston thanh truyền
lên phía trên để thanh truyền rơi khỏi trục khuỷu
Chú ý : nếu xy lanh có gờ thì phải lấy dao dể doa hết gờ trước khi lấy piston.
Sau khi tháo ra khỏi xy lanh thì phải lắp trả lại các nắp dệm và đai ốc của các thanh
truyền.

22


- Tháo vấu khởi động và puly dẫn động chú ý không được dùng búa gõ lên mép puly
để tránh nứt vỡ

- Tháo nắp che bánh răng dẫn động trục cam và đệm. Chú ý kiểm tra dấu ăn khớp
giữa bánh răng dẫn động trục cam và bánh răng trục khuỷu nếu chưa có thì dùng đột đánh
dấu để thuận tiện khia lắp lại


- Tháo trục khuỷu ra khỏi động cơ
- Lật ngược động cơ tháo trục khuỷu theo trình tự sau
- nạy đệm các đai ốc cố định bạc lót. Kiểm tra nắp bạc lót có dấu hoặc có số thứ tự
khơng nếu khơng có thì phải đánh dấu đúng thứ tụ

- Tháo bulông cố định, lấy nắp bạc lót căn đệm và đặt theo thứ tự
- Khiêng trục khuỷu ra khỏi thân máy
- Lắp các đệm bạc lót trở về vị trí cũ và vặn bulơng cố định
- Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu
- Tháo vòng chắn dầu ra khỏi trục khuỷu
- Tháo rời nhóm piston thanh truyền
- Tháo các xéc măng ra khỏi piston băng dụng cụ chuyên dụng để tránh làm cho xéc
măng gãy

- Tháo vòng hãm 2 đầu chốt piston
- Tháo chốt piston tách thanh truyền ra khỏi piston : dùng chày đồng để đóng chốt
piston hoặc dùng bộ gá chuyên dùng để tháo chốt piston
Các chi tiết của nhóm piston thanh truyền phải được sắp xếp thành từng nhóm theo
thứ tự xác định
5.5. THÁO, LẮP CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON
5.5.1. THÁO RỜI CÁC CHI TIẾT (thực hiện theo quy trình tháo rời)
5.5.2. NHẬN DẠNG CÁC CHI TIẾT

- Các chi tiết nhóm piston

- Các chi tiết nhóm thanh truyền
23



- Các chi tiết nhóm trục khuỷu

- Bánh đà
5.5.3. LÀM SẠCH
5.5.4. LẮP CÁC CHI TIẾT

- Lắp ngược lại với quy trình tháo
- Chú ý: lau khô sạch sẽ các chi tiết
- Lắp piston vào thanh truyền:

Trước hết phải chọn thân thanh truyền và nắp thanh truyền phải cùng số và cùng màu

24


Nếu đỉnh piston có dấu tam giác lắp về phía đầu động cơ hoặc chữ trên mặt vát của
chốt và chữ trên thanh truyền lắp về một phía
Đối với động cơ xăng: piston có xẻ rãnh thì lỗ phun dầu trên đầu to thanh truyền và
phần xẻ rãnh phải đối diện với nhau
Đối với động cơ diezel : đầu to thanh truyền cắt xiên 45 độ lắp theo chiều quay của
động cơ phần lõm ở đỉnh piston quay về phía lắp vịi phun
Lắp chốt pítơn vào bệ chốt và dầu to thanh truyền. Yêu cầu chốt piston phải chuyển
động êm dịu trong bệ chốt và trong đầu nhỏ thanh truyền

- Lắp các xéc măng vào piston

Những xéc măng có vát cạnh lõm bậc thang hoặc mạ crôm thì lắp vào rãnh thứ nhất
và quay rãnh vát lên trên. Những xéc măng phía ngồi có vát canh thì lắp vào rãnh thứ 2
trở xuống và quay goc vát xuống dưới. Nếu xec mang có chữ hoặc dấu thì quay mặt chữ
hoặc dấu lên trên

Chú ý: tránh miệng xéc măng trùng với bệ chốt và pháp tuyến N, không được cho các
miệng xéc măng trên cùng một piston trùng nhau. Các miệng xec mang phải đặt lệch nhau
Dùng cán búa tay hoặc chày gõ nhẹ lên đỉnh piston để đẩy piston vào trong xy lanh
cho đến khi đầu to thanh truyền tỳ sát vào cổ biên.
Bôi dầu nhờn vào nắp đầu to thanh truyền và lắp vào xiết dều các bu lông và dùng clê
lực để xiết chặt đúng mômet quy định
Kiểm tra độ lỏng chặt của gối đỡ bằng cách dùng búa tay gõ nhẹ phía trứoc và phía
sau thanh truyền cho nhúc nhích một tý khi quay trục khuỷu khơng chặt
Khố các bulơng thanh truyền bằng chốt chẻ sau khi đã lắp xong các nhóm piston
thanh truyền vào xy lanh
Sau khi lắp xong mỗi nhóm piston thanh truyền phải quay được nhẹ nhàng và kiểm
tra độ dịch dọc của thanh truyền. Phải tiến hành sau khi lắp xong mỗi nhóm để phát hiện
kịp thời xử lí

25


×