Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán mới tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HỒNG DIỆU

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG BỐI
CẢNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỚI TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HỒNG DIỆU

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG BỐI
CẢNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỚI TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 8 34 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUN

Đà Nẵng – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi – Lê Thị Hồng Diệu, học viên Cao học khoá K37.KTO.QB Khoa Kế
toán Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, xin cam đoan luận văn là công trình
nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu trong luận văn hồn tồn trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Đà Nẵng , ngày…tháng…năm 2020
Tác giả

Lê Thị Hồng Diệu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 9
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP CĨ THU ............................................ 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP CĨ THU ........ 10
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 10
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu .................................... 11
1.1.3. Đặc điểm tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu .............. 13
1.2. CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU ............ 20
1.2.1. Khái niệm, vai trị của cơng tác kế tốn .......................................... 20

1.2.2. Nội dung cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp có thu .................. 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 34
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI ............................. 35
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA
ĐỒNG HỚI ..................................................................................................... 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện .............................. 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện .............................................. 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện ........................................................ 38
2.1.4. Bộ máy kế tốn của Phịng Tài chính Kế tốn................................ 41
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI ..................................................... 46


2.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán................................................................ 46
2.2.2. Kế toán một số hoạt động đặc thù trong bối cảnh vận dụng kế tốn
mới ................................................................................................................... 55
2.2.3. Cơng tác lập báo cáo tài chính và quyết tốn ngân sách................. 70
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI ........................................... 73
2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 73
2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong cơng tác kế tốn tại Bệnh viện ...... 76
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................... 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 81
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG BỐI CÁNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỚI TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI ............................. 82
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................. 82
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba
Đồng Hới ......................................................................................................... 82

3.1.2. Định hướng hồn thiện cơng tác kế tốn của Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới .......................................................................... 83
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI ........................................... 85
3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................. 85
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán .................................. 89
3.2.3. Giải pháp hồn thiện tổ chức tài khoản kế tốn .................................. 91
3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác lập báo cáo và quyết toán ngân sách .. 97
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

BCQT

Báo cáo quản trị

BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp cơng lập

HCSN

Hành chính sự nghiệp

KCB

Khám chữa bệnh

NSNN

Ngân sách nhà nước

SNCL

Sự nghiệp công lập


SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại bệnh viện Hữu
2.1


nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới giai đoạn năm

42

2017 – 2019
2.2

Mẫu chứng từ về tiền tệ tại đơn vị tại Bệnh viện

47

2.3

Mẫu chứng từ về lao động, tiền lương tại Bệnh viện

48

2.4

Mẫu chứng từ về vật tư tại Bệnh viện

48

2.5

Mẫu chứng từ về tài sản cố định tại Bệnh viện

49


Bảng phân bổ chi phí khấu hao và hao mịn của
2.6

Bệnh viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba

69

Đồng Hới năm 2018
2.7

Danh mục BCTC và báo cáo quyết toán áp dụng tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới

71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1

2.2
2.3
2.4

2.5
2.6


Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam –
Cu Ba Đồng Hới
Cơ cấu tổ chức phịng Tài chính kế toán tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Trình tự luân chuyển chứng từ
Quy trình kiểm tra, luân chuyển chứng từ chi tiền mặt
tại Bệnh viện
Quy trình kiểm tra, luân chuyển chứng từ thu tiền mặt
tại Bệnh viện
Trình tự kế tốn thu viện phí tại Bệnh Viện

Trang

40

41
47
52

53
59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới cơ chế hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập là

một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên hàng đầu. Trước yêu cầu
đó, chế độ kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập đã dần được hồn thiện
để đáp ứng yêu cầu đổi mới này.
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TTBTC hướng dẫn chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp thay thế Quyết định số
19/2016/QĐ-BTC và Thơng tư số 185/2010/TT-BTC. Theo đó, kế tốn đơn vị
hành chính sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp cơng lập (ĐVSNCL) nói
riêng có những đổi mới quan trọng. Thứ nhất, kinh phí NSNN cấp được ghi
nhận là khoản thu của ĐVSNCL. Thứ hai, đối với các khoản chi phí trong
đơn vị sự nghiệp cơng lập thì việc tách bạch chi phí với chi tiêu là cơ sở xác
định giá dịch vụ sự nghiệp cơng theo lộ trình Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và
chi phí từ nguồn thu phí khi đã chuyển cơ chế giá dịch vụ sẽ được ghi nhận là
khoản chi phí hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ. Thứ ba, theo Thơng tư số
107/2017/TT - BTC, ngồi việc thực hiện quyết tốn nguồn kinh phí thì đơn
vị còn phải xác định thặng dư, thâm hụt của các hoạt động. Thứ tư, hệ thống
báo cáo kế toán của ĐVSNCL được đổi mới theo hướng phân định rõ BCQT
phục vụ cho quyết toán ngân sách và BCTC để cung cấp thơng tin về tình
hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.
Điểm nhấn quan trọng khi áp dụng Thông tư 107 là kế toán chuyển từ nhấn
mạnh cơ sở tiền sang việc nhấn mạnh đến cơ sở dồn tích.
Trong bối cảnh việc ban hành các chính sách cơ chế quản lý tài chính,
chế độ kế tốn các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) mới sửa đổi đã có tác
động nhất định làm thay đổi tổ chức kế toán tại các đơn vị bệnh viện công lập.


2

Vì vậy việc tổ chức tốt cơng tác kế tốn sẽ cung cấp thơng tin kịp thời, chính
xác, đầy đủ khơng chỉ giúp cho việc lập báo cáo tài chính và điều hành các
hoạt động của bệnh viện mà còn giúp kiểm soát tốt nhiều hoạt động, tăng
cường giám sát thu chi một cách chặt chẽ, tránh lãng phí, thất thốt góp phần

ổn định tài chính của mỗi đơn vị. Bên cạnh đó, nhờ có thơng tin kịp thời,
chính xác, kế toán sẽ tham mưu phương hướng, biện pháp quản lý tài chính,
thực hiện các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn đúng
quy chế và hiệu quả nhất.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới thuộc Bệnh viện
Trung ương hạng I, trực thuộc Bộ Y tế với 1.040 giường bệnh, 40 khoa phòng
và hơn 750 nhân viên. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là
đơn vị sự nghiệp có thu, được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép thực hiện tự chủ
một phần chi phí hoạt động kể từ tháng 7 năm 2009 và ngày 23 tháng 01 năm
2018 Bộ Y tế đã có Quyết định số 589/QĐ-BYT về việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị theo quy định tại Nghị định số
43/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với sự nghiệp cơng lập. Hiện nay, cơng tác tổ chức kế tốn tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã dần được hoàn thiện cả chất
lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Mặc dù vậy, trong bối cảnh
những năm đầu vận dụng chế độ kế toán mới theo Thơng tư 107/2017/TTBTC cơng tác tổ chức kế tốn vẫn còn một số hạn chế như doanh thu ghi nhận
trên cơ sở số tiền thu được hay cơ sở số lượng bệnh nhân đăng kí khám chữa
bệnh là một ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định chệnh lệch thu chi và
phân phối kết quả tài chính của bệnh viện. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế
giá đã bao gồm chi phí cũng dẫn đến các khoản chi thường xuyên thực tế sau
năm 2016 phụ thuộc vào nguồn thu do áp dụng giá dịch vụ khám chữa bệnh


3

đã cơ cấu chi phí lương, phát sinh thặng dư. Những vấn đề trên cần được
nghiên cứu thực tiễn để xem xét các khó khăn và đề xuất các hướng giải quyết
phù hợp. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác kế tốn
trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán mới tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt

Nam – Cu Ba Đồng Hới” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục tiêu sau:
- Phân tích thực trạng cơng tác kế toán trong bối cảnh vận dụng chế độ
kế toán mới tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơng tác kế tốn trong bối cảnh vận
dụng chế độ kế toán mới tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng
Hới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Nam – Cu Ba Đồng Hới.
- Phạm vi nghiên cứu: Các cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, trong đó tập trung hướng đến những điểm mới
trong Thông tư 107 khi vận dụng tại Bệnh viện trong giai đoạn 2018-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thực tế, khảo cứu các tài liệu, khảo
sát thực tế kết hợp mơ tả, giải thích để tổng hợp các nội dung có liên quan về
cơng tác kế toán hiện tại của Bệnh viện.
+ Phương pháp phân tích: Trên cơ sở thu thập các số liệu, luận văn tiến
hành phân tích để làm rõ thực trạng cơng tác kế toán tại Bệnh viện trong bối
cảnh áp dụng chế độ kế toán mới trong thời gian qua; trên cơ sở đó rút ra
những kết quả làm được và hạn chế trong cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.


4

+ Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp lại các kết quả đã
được phân tích, đối chiếu để đề xuất các giải pháp giúp hồn thiện cơng tác kế
toán tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong thời gian tới.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơng tác kế tốn
tại đơn vị sự nghiệp cơng lập.
- Đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn trong bối cảnh vận dụng chế độ
kế toán mới tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới để tìm ra
những điểm hạn chế, tồn tại. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm cải
thiện cơng tác kế toán trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán mới tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến cơng tác kế tốn trong các
đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ sở y tế của các tác giả được thực hiện trong
vài năm gần đây như:
Trong nghiên cứu “Hồn thiện cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Tâm
thần thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế tốn hành chính
sự nghiệp mới” của ThS. Đặng Công Văn (2019), Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng đã phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn hành chính tại
Bệnh viện tâm thần Thành phố Đà Nẵng để đưa ra định hướng và giải pháp
hoàn thiện. Trên cơ sở thực tế tại Bệnh viện, tác giả đã chỉ ra kết quả đạt được
trong công tác kế tốn hành chính tại đơn vị như: “trong điều kiện cơ chế
quản lý tài chính có nhiều thay đổi nhưng bệnh viện đã tuân thủ theo quy định
tại Nghị Định 16/2015/NĐ – CP, Nghị Định 85/2012/NĐ – CP và Nghị định
43/2006/NĐ – CP, theo đó, những kết quả mà bệnh viện đã đạt được về cơng
tác tài chính; Bệnh viện cũng áp dụng tương đối đầy đủ cà đúng các quy định
của chế độ kế toán”. Bên cạnh đó, có những hạn chế về việc điều chỉnh giữa


5

các nội dung của nguồn kinh phí thường xun, khơng tự chủ trong q trình
thực hiện giải ngân kinh phí; hạn chế do năm đầu tiên áp dụng chế độ kế tốn

hành chính sự nghiệp theo Thơng tư 107/2017/TT – BTC. Tuy nhiên, cơng tác
hướng hồn thiện cơng tác kế toán của nghiên cứu vẫn chưa nêu được các giải
pháp thực thi cụ thể dành cho những người đang thực hiện cơng tác kế tốn
hành chính sự nghiệp tại Bệnh viện. [15]
Luận văn thạc sĩ “Quản lý nguồn thu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam
– Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017”của thạc sĩ
Nguyễn Thị Vân (2019), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Luận văn hệ
thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn thu đối với bệnh
viện cơng lập đồng thời tìm hiểu các kinh nghiệm về quản lý nguồn thu bệnh
viện công trên thế giới (như tại bệnh viện Ban Phaco Thái Lan, bệnh viện
Tabanan Indonesia) và thực tiễn tại một số bệnh viện Việt Nam (bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Năng, bệnh viện K) từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện công lập Việt Nam và bệnh viện Hữu
Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Luận văn trực tiếp phân tích thực trạng và
những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nguồn thu tại bệnh viện Hữu
Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, nghiên
cứu đưa ra đánh giá công tác quản lý nguồn thu tại bệnh viện Hữu Nghị Việt
Nam – Cu Ba Đồng Hới thông qua số liệu điều tra thực tế và tổng kết thành
các đánh giá chung gồm các kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế trong công tác quản lý nguồn thu tại bệnh viện khi thực hiện
cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ – CP và Nghị định
16/2015/NĐ – CP. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý nguồn thu tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng
Hới như: “(1) nâng cao nhận thức về công tác quản lý nguồn thu, nâng cao
năng lực và vai trò của cơng tác tài chính kế tốn; (2) giải pháp về chuyên


6

mơn nghiệp vụ bao gồm hồn thiện cơng tác lập dự tốn thu, nhóm giải pháp

về các nguồn thu tài chính, hồn thiện cơng tác quyết tốn, cơng khai nguồn
thu hàng năm, tăng cường cơng tác kiểm tra kế tốn, kiểm tra nội bộ trong
bệnh viện; (3) nhóm giải pháp khai thác nguồn thu tiềm năng như tăng số
lượng thẻ BHYT khám chữ bệnh, mở rộng các dịch vụ y tế, mơ hình khám
chữa bệnh; (4) các nhóm giải pháp khác…”. Dù phân tích chi tiết và đánh giá
chính xác nhưng khuôn khổ của bài nghiên cứu chỉ mới đề cập đến cơng tác
thu trong hoạt động tài chính kế tốn, chưa đề cập đến khía cạnh chi hay các
khía cạnh khác trong cơng tác kế tốn tại Bệnh viện. [16]
Đề tài “Hồn thiện cơng tác kế tốn trong bối cảnh vận dụng chế độ kế
toán mới tại trường Đại học tài chính – kế tốn” của thạc sỹ Huỳnh Thị Anh
Tùng (năm 2019), Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Đà Nẵng. Nghiên cứu đã
tổng hợp các cơ sở lý luận về cơng tác kế tốn trong các trường đại học công
lập, khảo sát và nêu lên thực trạng cơng tác kế tốn trong bối cảnh vận dụng
chế độ kế tốn mới tại trường Đại học Tài chính – Kế toán. Tác giả đã khéo
léo sử dụng các minh họa, tình huống để miêu tả một số hoạt động đặc thù
của hoạt động kế toán taị Trường trong bối cảnh vận dụng kế tốn mới. Trên
cơ sở đó đưa ra các định hướng chiến lược phát triển của Trường về đào tạo,
nghiên cứu khoa học, tài chính và hoạt động khác. Đề xuất ý kiến nhằm hồn
thiện cơng tác kế toán khi áp dụng chế độ kế toán mới hiện nay như: hồn
thiện áp dụng chứng từ kế tốn, luân chuyển chứng từ, về vận dụng kế toán cơ
sở dồn tích, giá thành dịch vụ cơng, phân bổ chi phí khấu hao, hao mịn
TSCĐ,... và cơng tác lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn.[14]
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị Thúy Hằng (năm 2017) với đề tài
“Hồn thiện tổ chức kế tốn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình”. Nội dung
luận văn chủ yếu tập trung phân tích thực trạng tổ chức kế tốn tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Ninh Bình, một trong hệ thống bệnh viện công lập của cả nước.


7


Bệnh viện đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường cơng tác quản
lý trong đó chú trọng đến nâng cao vai trị của thơng tin kế toán nhưng trong
điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, tổ chức kế tốn tại đơn vị vẫn
cịn nhiều bất cập cần hoàn thiện và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để khắc
phục những mặt còn hạn chế, hồn thiện tổ chức kế tốn trong tương lai. Tuy
nhiên các kiến nghị và các giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý kế
tốn, hành chính chứ chưa đi sâu vào việc hoàn thiện và tăng cường vị thế của
tổ chức kế toán. [5]
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đoàn Nguyên Hồng (2010) với đề tài
“Hồn thiện cơng tác kế tốn tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu
Ba Đồng Hới”, trường đại học Kinh tế, Đại Học Đà Nẵng. Đề tài đã góp phần
hệ thống hóa và hồn chỉnh thêm lý luận cơ bản về cơng tác kế tốn tài chính,
nguồn tài chính, phương thức cấp phát kinh phí và nội dung chi, xác lập mơ
hình tổ chức cơng tác kế tốn, hệ thống thơng tin kế tốn trong cơng tác tài
chính kế tốn, cơng tác lập chấp hành dự tốn và quyết tốn thu chi của đơn
vị hành chính sự nghiệp có thu, các báo cáo tài chính áp dụng tại các đơn vị
sự nghiệp có thu. Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, luận văn đã phân tích và đánh giá
thực trạng cơng tác kế tốn tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu
Ba Đồng Hới trong năm 2008 khi áp dụng cơ chế tài chính mới, phù hợp với
tinh thần của Nghị định 43/2006/ND-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu cơng lập. Qua đó, luận văn đã nêu lên những ưu điểm đạt được
cũng như hạn chế trong cơng tác tài chính cần phải khắc phục. Những hạn chế
đó vừa do nguyên nhân chủ quan của đơn vị về năng lực chuyên môn, chất
lượng đội ngũ kế toán đồng thời cũng một phần do nguyên nhân khách quan
của chế độ tài chính chưa phù hợp và đồng bộ. Trên cơ sở thực trạng công tác


8


kế tốn tài chính của Bệnh viện trong chương 3, luận văn đưa ra những giải
pháp phù hợp nhằm góp phần cải tiến phương pháp quản lý, điều hành cũng
như hồn thiện cơng tác kế tốn tài chính của Bệnh viện sao cho thật hiệu quả
nhằm tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ.[7]
Bên cạnh đó, trong nước cũng có nhiều bài báo, tạo chí, bài viết tham
luận hội thảo khoa học phân tích vấn đề về tổ chức kế toán như: bài viết
“Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện Bạch Mai và giải
pháp” của thạc sỹ Phạm Thị Hồng Thắm (năm 2018), khoa Kế tốn, trường
Đại học kinh tế kỹ thuật Cơng nghiệp. Bài viết đi vào đánh giá những thực
trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai và đi sâu vào phân tích giai
đoạn 2015 - 2017. Trên cơ sở đó, đề xuất đưa ra một số giải pháp nhằm hồn
thiện tổ chức kế tốn tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian tới. Bài viết đã
tổng hợp những kết quả đạt được của Bệnh viện trong công tác quản lý tài
chính nói chung và tổ chức kế tốn nói riêng về tổ chức bộ máy kế tốn, tổ
chức chứng từ kế toán, tổ chức tài khoản kế toán, tổ chức báo cáo kế toán, tổ
chức kiểm tra kế tốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Cơ chế quản lý tài chính nói
chung và riêng cơng tác hạch tốn kế tốn tại Bệnh viện Bạch Mai cịn nhiều
hạn chế.[13]
Những nghiên cứu trên rất có ý nghĩa trong cơng tác kế toán, tuy nhiên
các đề tài chỉ đi vào nghiên cứu tổ chức kế tốn nói chung hoặc một số mảng
cụ thể như tổ chức bộ máy kế tốn hay cơng tác quản lý hành chính, nguồn
thu, phân tích đặc điểm của đơn vị để đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức
cơng tác kế tốn chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các nội dung chi tiết cơng
tác kế tốn từ khâu tổ chức bộ máy, lập chứng từ, ghi sổ, hệ thống tài khoản
theo dõi và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị nhằm tiến tới thơng tin kế toán
được phản ánh trực tuyến các hoạt động kinh tế phát sinh trong việc cung cấp
dịch vụ của Bệnh viện. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào



9

được thực hiện về cơng tác kế tốn trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán
mới tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới nên đề tài nghiên
cứu mà tác giả chọn là một công trình độc lập, có tính cấp thiết cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp
công lập
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tại bệnh viện Hữu Nghị Việt
Nam – Cu Ba Đồng Hới
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác kế toán trong bối cảnh vận
dụng chế độ kế toán mới tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng
Hới.


10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP CĨ THU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP CĨ THU
1.1.1. Khái niệm
Theo Điều 2, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập: “Đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập là tổ
chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế

toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y
tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức
năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm
nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số
- kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe
(sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế)”.
Theo giáo trình Tài chính Hành chính sự nghiệp, tác giả Phạm Duy
Linh (2008) định nghĩa : đơn vị sự nghiệp Nhà nước (Đơn vị sự nghiệp công
lập) là “Các đơn vị có hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ cơng cho xã
hội và các hàng hóa, dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa
thơng tim, thể dục thể thao, nơng – lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì
hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của
các đơn vị sự nghiệp là hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính
chất phục vụ cộng đồng là chính”.


11

Căn cứ vào khả năng tự trang trải chi phí hoạt động có thể chia ra thành
đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu và đơn vị sự nghiệp thuần t.
Các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu là các đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, phát thanh truyền
hình…Các đơn vị này thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các
dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc
dân. Do hoạt động mang tính phục vụ để thực hiện các chức năng của Nhà
nước là chủ yếu nên nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị này chủ yếu do
NSNN cấp. Ngoài ra gắn với chức năng hoạt động, các đơn vị này được Nhà
nước cho phép tiến hành thu phí, lệ phí, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh để bổ sung nguồn kinh phí NSNN cấp, tăng thu nhập cho người lao

động.
Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp có
thu cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương.
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chun mơn và thực hiện một số khoản thu do chế độ nhà nước
quy định.
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế tốn theo
chế độ Nhà nước quy định, được chủ động sử dụng biên chế được cấp có
thẩm quyền giao.
- Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chi
tài chính.
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu
Đơn vị sự nghiệp cơng lập được phân loại theo các tiêu chí sau:


12

- Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như
sau:
+ Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà
nước cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự
toán cấp dưới;
+ Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự tốn cấp I có
nhiệm vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp
I và cấp III trong một hệ thống;
+ Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để
thực hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách
từ đơn vị cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp khơng có đơn vị cấp II);

+ Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự tốn cấp III được nhận kinh phí để
thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và
quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán
cấp III với cấp II và cấp II với cấp I.
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thể
phân loại thành:
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế;
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin;
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao;
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường;
+ Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế;
+ Đơn vị sự nghiệp khác.
- Căn cứ vào khả năng tự chủ về tài chính đối với chi thường xuyên và
chi đầu tư.


13

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp
công lập thành 4 loại:
+ Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
+ Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên là các đơn vị có nguồn thu từ
hoạt động sự nghiệp ln ổn định nên bảo đảm được tồn bộ chi phí hoạt
động thường xun, NSNN khơng phải cấp kinh phí cho hoạt động thường
xuyên của đơn vị;
+ Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là những đơn vị có
nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải tồn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt

động thường xuyên của đơn vị;
+ Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là những đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt
động thường xun theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
1.1.3. Đặc điểm tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu
a. Có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị
Nguồn thu của các đơn vị SNCL có thu bao gồm: Nguồn do kinh phí
ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; Nguồn viện trợ,
tài trợ, quà biếu, tặng, cho; Nguồn khác.
Thứ nhất, nguồn do kinh phí ngân sách nhà nước cấp gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm
vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao;


14

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ, chương trình
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, các chương trình mục tiêu quốc gia, các
nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà
nước quy định;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng để thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được
cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí khác.
Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo
quy định của pháp luật;
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả
năng của đơn vị;
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân
hàng.
Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho không phải nộp
ngân sách theo chế độ: Đây là những khoản thu khơng thường xun, khơng
dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ.
Thứ tư, nguồn khác gồm:
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ,
viên chức trong đơn vị;


15

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
b. Có cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu
Đơn vị SNCL có thu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu
phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng
thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
trường hợp ngược lại, mức thu được xác định trên cơ sở dự tốn chi phí được
cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động
dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt
động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ

thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
c. Nội dung chi đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu bao gồm chi thường
xuyên, chi không thường xuyên; chi các hoạt động dịch vụ
Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, được
hướng dẫn như sau:
Đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
- Chi thường xuyên: Một số nội dung chi được quy định như sau:
+ Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức
vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng
thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý:
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết


16

định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức
chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình.
+ Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Tiền trích khấu hao tài
sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân
sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí

quy định tại Điểm b (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết
bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí), Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước
về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về
nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng
và điện thoại di động; chế độ cơng tác phí nước ngồi; chế độ tiếp khách nước
ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên
- Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài
chính giao tự chủ quy định tại Điểm a, Điểm b (phần được để lại chi hoạt
động thường xuyên) và Điểm c Khoản 1 Điều này để chi thường xuyên theo
quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
- Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí
quy định tại Điểm b (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết
bị, tài sản phục vụ công tác thu phí), Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.


17

Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
- Chi thường xuyên: Một số nội dung chi được quy định như sau:
+ Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức
vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng
thêm từ các nguồn theo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước
cấp bổ sung;
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được
giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động
chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chi nhiệm vụ khơng thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí
quy định tại Điểm b (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết
bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí), Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều này.
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, khơng có
nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)
Chi thường xun: Đơn vị được sử dụng nguồn tài chính giao tự chủ
quy định tại các Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này để chi thường xuyên. Một
số nội dung chi được quy định như sau:
+ Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức
vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng
thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước cấp
bổ sung;


×