Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VIỆT HÂN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐƠNG GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng, Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VIỆT HÂN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐƠNG GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH BẢO NGỌC

Đà Nẵng, Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Việt Hân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Bố cục của đề tài ..................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................... 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 11
1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng thƣơng
mại ................................................................................................................... 11
1.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ............... 12
1.1.3. Vai trò hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại.......... 17
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm về huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thƣơng
mại ................................................................................................................... 18
1.2.2. Các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thƣơng
mại ................................................................................................................... 19
1.2.3. Đặc điểm huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thƣơng mại..20
1.2.4. Nội dung hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm ............................ 26
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
của ngân hàng thƣơng mại .............................................................................. 31


1.2.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm của ngân hàng thƣơng mại ..................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI .................... 37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG GIA
LAI .................................................................................................................. 37
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Đông Gia Lai ........................................................................ 37
2.1.2. Chức năng và nghiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai ...................................... 40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai .............................. 41
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai ...................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐƠNG GIA LAI ................................................. 44
2.2.1. Bối cảnh mơi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm của Chi nhánh................................................................................... 46
2.2.2. Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ..................... 51
2.2.3. Kết quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh ........ 59
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI ..................................... 69


2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 69
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 71
Kết luận Chƣơng 2 .......................................................................................... 81
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
ĐÔNG GIA LAI ............................................................................................ 76
3.1. CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ............................................. 76
3.1.1. Định hƣớng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................ 76
3.1.2. Định hƣớng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai .......
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VN CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI.......................... 83
3.2.1 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai ....................................................... 83
3.2.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam ................................................................................................. 96
Kết luận Chƣơng 3 .......................................................................................... 97

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Ký hiệu
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Đông Gia Lai

Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai

ATM

Máy rút tiền tự động

CDM


Ngân hàng tự động Autobank

NH

Ngân hàng

KH

Khách hàng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm


USD

Đơ la Mỹ

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2016-2018

41

2.2.

Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2016-2018

42


2.3.

Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn 2016-2018

43

2.4.

Lãi suất huy động VND từ dân cƣ của một số ngân
hàng trên địa bàn năm 2018

56

2.5.

Quy mô huy động TGTK giai đoạn 2016– 2018

59

2.6.

Cơ cấu TGTK theo loại tiền giai đoạn 2016-2018

61

2.7.

Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2018


62

2.8.

Chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2016-2018

64

2.9.
2.10.
2.11.

2.12.
3.1.

Khảo sát yếu tố ảnh hƣởng đến quyết dịnh lựa chọn gửi
tiết kiệm của khách hàng
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về lãi suất TGTK
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm
TGTK
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng
phục vụ
Kế hoạch kinh doanh chính yếu đến năm 2020

66
66
67

68
82



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1.

Tên hình
Sơ đồ tổ chức Agribank Đông Gia Lai

Trang
39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc
tế, cùng với sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ, sự phát triển của kinh tế thì
đời sống của ngƣời dân ngày một nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ
còn rất lớn và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng có xu hƣớng ngày càng
tăng. Nguồn vốn của các ngân hàng đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau
nhƣng chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vốn huy động từ TGTK
trong dân cƣ. Vì thế, đây là thị trƣờng rất quan trọng, đầy tiềm năng để ngân
hàng đẩy mạnh huy động TGTK và mở rộng cung cấp các sản phẩm tiền gửi
để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động huy động vốn, nhất là huy động TGTK
trong dân cƣ còn gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế khu vực Tây Nguyên nói
chung và tỉnh Gia lai nói riêng giai đoạn hiện nay phát triển mạnh, các ngân

hàng đã và đang tiến hành mở rộng mạng lƣới, thêm nhiều Chi nhánh, Phòng
giao dịch để tiếp cận thị trƣờng dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng tiền gửi; cộng với thói quen
của ngƣời dân là liên tục mở rộng diện tích canh tác, dự trữ nơng sản, ngoại
tệ, kim loại quý và đầu tƣ bất động sản thì thị trƣờng cạnh tranh về vốn huy
động càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Trong thời gian qua, Nguồn vốn huy động tại Agribank Đông Gia Lai
liên tục tăng trƣởng qua các năm, tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn
vốn và góp phần tích lũy vốn để cho vay, nâng cao hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Theo báo cáo thƣờng niên Agribank
Đơng Gia Lai năm 2016-2018: Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 là 3.854
tỷ đồng, năm 2017 là 4.526 tỷ đồng đến năm 2018 là 5.104 tỷ đồng, nguồn
vốn huy động tại địa phƣơng của Agribank Đông Gia Lai đạt tốc độ tăng
trƣởng khá với quy mô tăng trƣởng ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc.


2
Tuy nhiên nguồn vốn huy động chi nhánh chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng
theo chỉ tiêu kế hoạch Hội sở chính Agribank giao hàng năm; Năm 2016 hồn
thành vƣợt mức (102%) chỉ tiêu kế hoạch, năm 2017 đạt 99,2% kế hoạch
nhƣng đến năm 2018 chỉ đạt 98% kế hoạch giao. Quy mô nguồn vốn huy
động chƣa đạt yêu cầu nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn, gây
mất cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn (tính đến 31/12/2018, huy động
vốn đạt 5.104 tỷ đồng, tín dụng đạt 10.263 tỷ đồng), vì vậy chi nhánh cần
phải có biện pháp khắc phục và đẩy mạnh tăng trƣởng trong thời gian tới.
Thêm vào đó là sự chênh lệch lớn giữa kỳ hạn huy động và sử dụng vốn, vốn
huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó cơ cấu sử dụng vốn nằm
phần lớn ở cho vay trung và dài hạn.
Cơ cấu vốn huy động của Agribank Đơng Gia Lai thì chủ yếu là nguồn
vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và nguồn vốn tập

trung vào một số khách hàng lớn nên không bền vững. Đặc biệt trong bối
cảnh NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa đối với các kỳ hạn dƣới 6
tháng (5,5%/năm), các kỳ hạn còn lại do NHTM quyết định và thời gian gần
đây các NHTM, kể cả NHTM có vốn Nhà nƣớc điều chỉnh tăng khá mạnh lãi
suất huy động, trong khi đó chính sách lãi suất của Agribank chƣa thật sự
cạnh tranh. Vì vậy Agribank Đơng Gia Lai cần có đề tài nghiên cứu hoạt
động huy động TGTK phù hợp và gắn liền với thực tiễn.
Đứng trƣớc thực tế nhƣ vậy, vấn đề đặt ra đối với Agribank Đông Gia
Lai là phải khắc phục đƣợc những hạn chế, tạo dựng đƣợc uy tín và thƣơng
hiệu đối với khách hàng, duy trì và tăng trƣởng đƣợc nguồn vốn ổn định và
cân đối với việc sử dụng vốn để có thể đứng vững và vƣợt qua khó khăn trong
mọi tình huống. Với cơng việc đƣợc giao là phụ trách bộ phận Kế hoạch
Nguồn vốn của Agribank Đơng Gia Lai, tơi có thuận lợi trong việc nắm bắt
diễn biến nguồn vốn huy động và nhìn nhận đƣợc những mặt hạn chế đối với
hoạt động huy động TGTK. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lớn


3
lao của vấn đề trên, nên tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai.” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng qt: Thực hiện phân tích tình hình huy động tiền gửi
tiết kiệm tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Đơng Gia Lai để từ đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện
hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:

- Nội dung của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm là gì?
- Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai
trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Cần đề xuất những khuyến nghị gì để hồn thiện hoạt động huy động
tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai ?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Đông Gia Lai. Đối tƣợng khảo sát là một số khách hàng gửi tiền tiết
kiệm tại các tất cả các Chi nhánh trực thuộc.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động
tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt


4
Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai. Đối tƣợng khảo sát là một số khách hàng gửi
tiền tiết kiệm tại chi nhánh.
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động huy động TGTK tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Gia Lai.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trên cơ sở số liệu giai đoạn 20162018. Những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động huy động TGTK tại chi
nhánh đƣợc xem xét áp dụng giai đoạn 2018-2020 và một số năm tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thống
kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các chỉ tiêu tƣơng đối và tuyệt đối theo diễn
biến về thời gian, về không gian. Phƣơng pháp điều tra khảo sát sự hài lòng
của khách hàng về chất lƣợng hoạt động TGTK tại chi nhánh. Đồng thời tác

giả cũng đã tham khảo các bài nghiên cứu trƣớc đây có cùng nội dung liên
quan, đề tài liên quan đến hoạt động huy động TGTK của NHTM để phân
tích, đánh giá, từ đó đi đến các kết luận và đề xuất những khuyến nghị nhằm
hoàn thiện hoạt động huy động TGTK tại Agribank Đông Gia Lai.
5. Bố cục của đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của
ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi Nhánh Đông Gia
Lai.
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
Nhánh Đông Gia Lai.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài: “Hồn thiện hoạt động huy động
tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn –


5
Chi nhánh Đông Gia Lai”, tác giả đã tiến hành thu thập và tham khảo một số
bài báo khoa học và một số luận văn Thạc sĩ tại Đại học Đà Nẵng trƣớc đây
có liên quan đến đề tài để làm nền tảng nghiên cứu cho luận văn. Cụ thể:
6.1. Các bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí khoa học trong 3
năm gần nhất
 Tác giả Võ Thị Phƣơng (2017), “Nâng cao vai trò của dịch vụ ngân
hàng trong chuỗi giá trị nông sản của Tây Nguyên” Tạp chí Khoa học Kinh
tế - Đại học Kinh tế Đà Nẵng (số 5). Nông nghiệp Tây Nguyên muốn tạo ra
chuỗi giá trị cao, trƣớc hết phải tạo đƣợc sự liên kết trong sản xuất, thực hiện
quy trình khép kín: Sản xuất-chế biến-thị trƣờng. Tuy nhiên để thúc đẩy đƣợc
sự phát triển đó cần một lƣợng vốn lớn và hệ thống NHTM là nơi trung

chuyển vốn cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vai trị của Agibank với nơng
nghiệp. Bài báo có điểm mạnh là nêu bật đƣợc vai trị của ngân hàng trong
điều phối vốn từ nơi dƣ vốn đến nơi cần vốn để phát triển. Và vai trò của huy
động tiền gửi tiết kiệm rất quan trọng. Tuy nhiên đây là bài báo có phạm vi
nghiên cứu lớn nên phần nói về huy động TGTK ở hệ thống ngân hàng rất
tổng quát và chiếm một phần nhỏ các vấn đề đƣợc nói đến của bài báo. Do đó
thiếu mức độ chi tiết và đầy đủ về nội dung huy động TGTK ở ngân hàng.
 Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Sƣơng (2016), “Hoạt động tiền gửi ngân
hàng đóng góp tích cực cho nâng cao năng lực kinh doanh của Thủ đơ” Tạp
chí Ngân hàng số 6 - 2016. Bài báo đã nêu lên một số giải pháp cho hoạt
động của ngành ngân hàng trong thời gian tới cụ thể là: Tiếp tục nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức. Đẩy
mạnh hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và ứng dụng cơng nghệ tin học tiếp
tục đƣợc xác định là nhân tố quan trọng nâng cao chất lƣợng và phát triển
dịch vụ ngân hàng trình độ cao, chất lƣợng cao. Chú trọng phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của NHNN và bộ máy kiểm tra, kiểm


6
soát nội bộ của các TCTD. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với ngân
hàng, đơn giản hóa thủ tục tạo thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận và sử dụng
dịch vụ ngân hàng.
 Tác giả Nguyễn Nhƣ Đôn (2016), “ Hệ thống Ngân hàng tỉnh Bắc
Ninh đẩy mạnh các giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm và tăng trưởng tín
dụng, hướng tới phát triển bền vững” Tạp chí Ngân hàng số 6-2016. Trƣớc
những dự báo về tình hình kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều diễn biến
phức tạp, khó khăn hơn, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã chủ động bám sát
các mục tiêu, định hƣớng, chỉ đạo điều hành của NHNN và của Tỉnh, xây

dựng kế hoạch mục tiêu phấn đấu năm 2016, trong đó tập trung vào một số
nhiệm vụ trọng tâm là : Huy động TGTK và phấn đấu tăng trƣởng tín dụng
khoảng 18-20% so với năm 2015. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, hệ thống Ngân
hàng tỉnh Bắc Ninh đã triển khai quyết một số nhiệm vụ, giải pháp sau nhƣ :
Đẩy mạnh huy động TGTK dài hạn, vì đây là nguồn vốn có tính ổn định.
Tăng cƣờng cơng tác thanh tra, kiểm tra kiểm sốt nội nội bộ nhằm xử lý kịp
thời những vi phạm trong ngành Ngân hàng, tạo môi trƣờng kinh doanh lành
mạnh, hiệu quả.
 Thạc sĩ Trịnh Thế Cƣờng (2015) “Giải pháp nâng cao hoạt động
huy động tiền gửi tiết kiệm của Agribank”; Tạp chí Tài chính số 8 kỳ 2 –
2015. Bài báo tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động TGTK của Agrbank. Nêu lên những những thành tích đạt đƣợc về hoạt
động vốn của Agribank trong giai đoạn 2009-2014. Và mục tiêu tăng trƣởng
vốn huy động của Agribank trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời tác giả
cũng nêu lên những giải pháp Agribank cần phải thực hiện để đạt đƣợc những
mục tiêu đề ra nhƣ: về cơ cấu huy động TGTK, về sản phẩm huy động
TGTK, về quy trình giao dịch trong hoạt động huy động TGTK, về kênh phân


7
phối, về cơ chế khuyến khích trong huy động TGTK, về công nghệ thông tin
trong hoạt động huy động.
6.2. Các luận văn Cao học đã bảo vệ gần nhất tại Đại học Đà Nẵng
 Trần Minh Tuấn (2018) “Hoàn thiện hoạt động marketing trực tiếp
trong huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín - Chi
nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Tại Ngân hàng TMCP
Sài Gịn Thƣơng Tín - Chi nhánh Đà Nẵng các hoạt động marketing đƣợc
xem là 1 bộ phận trong tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong
điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh, việc triển khai và hồn thiện
cơng tác marketing trực tiếp có ý nghĩa lớn đến việc duy trì và mở rộng khách

hàng, tăng trƣởng thị phần, thực sự hỗ trợ tốt công tác bán hàng, phát triển
khách hàng mới và hỗ trợ công tác quản trị khách hàng, làm giàu cơ sở dữ
liệu khách hàng tại chi nhánh. Tuy nhiên đây là đề tài không mới và hoạt
động marketing của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín - Chi nhánh Đà
Nẵng rất khác với các ngân hàng khác nên có tính ứng dụng rộng rãi khơng
cao. Bên cạnh đó mặc dù marketing là một hoạt động hỗ trợ rất lớn cho công
tác huy động tiền gửi, nhƣng đây là đề tài để tác giả tham khảo ở góc nhìn
marketing trong hoạt động ngân hàng chứ khơng có tính tham khảo nhiều.
 Ngơ Thị Minh An (2017), “Phân tích tình hình huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín Chi nhánh Quảng Nam”, luận văn
Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả hệ thống hóa đƣợc những lý luận cơ bản
về hoạt động huy động vốn, các hình thức, vai trò của hoạt động huy động
vốn. Nêu lên những nội dung phân tích cơng tác tổ chức hoạt động huy động
vốn, các giải pháp chi nhánh đã áp dụng nhằm đạt đƣợc mục tiêu huy động
vốn. Tác giả đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân để từ
đó đề ra những giải pháp hồn thiện hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh.
Tuy nhiên, luận văn chỉ nêu lên đƣợc các giải pháp về huy động vốn chƣa đề


8
cập đến công tác huy động TGTK và bối cảnh huy động TGTK của chi nhánh
trong thời gian qua.
 Võ Thị Hồng Thắm (2016) “Phân tích tình hình huy động tiền gửi
tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi
nhánh Đắk Lắk” luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã nêu lên đƣợc
thực trạng và nguyên nhân hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh trong giai
đoạn 2014 - 2016 và đề ra các giải pháp huy động TGTK. Tuy nhiên, luận
văn này chỉ nêu ra các nội dung nhƣ các biện pháp đối với hoạt động huy
động tiền gửi, cơ cấu nguồn vốn huy động,… Tác giả chƣa nêu đầy đủ các nội
dung hoạt động huy động TGTK, mức độ hợp lí của chi phí huy động cũng

nhƣ đánh giá chất lƣợng dịch vụ. Do đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP
Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã đƣợc sát nhập với Ngân hàng
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nên tính ứng dụng trong thực tế khơng cao.
 Phan Thị Kim Cúc (2016), “Hồn thiện cơng tác huy động tiền gửi
tại Agribank chi nhánh tỉnh Đăk Nông ”, luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
Tác giả khái quát hóa nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM,
đồng thời nêu lên những hoạt động chính của NHTM từ đó đƣa ra các nhân tố
ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn. Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, tác
giá nêu tổng quan về Agribank Chi nhánh Đăk Nông, đánh giá thực trạng và
đƣa ra những đánh giá chung về công tác huy động vốn. Từ những phân tích
cụ thể, tác giả nêu lên căn cứ để đề xuất các giải pháp, những kiến nghị để
hồn thiện cơng tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đăk Nông. Tuy
nhiên, luận văn chỉ nêu đƣợc các giải pháp về huy động vốn chƣa đề cập đến
thực tiễn và giải pháp về công tác huy động TGTK của chi nhánh.
 Phan Thị Phƣơng Dung (2015), “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn
Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả hệ thống hóa nội dung cơ bản về hoạt
động nhận tiền gửi của NHTM, vai trò của hoạt động nhận tiền gửi, nêu ra


9
đƣợc những tiêu chí phản ảnh kết quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM và
những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Tác giả đã
đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động nhận tiền gửi, những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, hạn chế của hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng này trong
giai đoạn 2011-2013, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động nhận tiền gửi tại tại chi nhánh. Tuy nhiên, luận văn chƣa đánh giá
đƣợc bối cảnh huy động của chi nhánh, điều này khiến cho việc nhận định các
nhân tố tác động đến hoạt động huy động TGTK không rõ ràng, khiến việc
đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng huy động TGTK khơng sát với tình hình thực

tế của chi nhánh.
Khoảng trống nghiên cứu:
 Khoảng trống về nội dung
Hoạt động huy động TGTK đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều do tính chất
quan trọng của nó cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy mà từ trƣớc đến nay, nội
dung này đã đƣợc tiến hành phân tích và đánh giá rất nhiều. Nhìn chung
những nghiên cứu trên đây đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy
động TGTK của NHTM. Các tác giả phân tích tình hình huy động TGTK và
đƣa ra các giải pháp cũng nhƣ các kiến nghị liên quan hoạt động huy động
TGTK của NHTM.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu đƣa ra giải pháp huy động TGTK chỉ
mang tính chất chung chung, chƣa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, chƣa phân tích
các hình thức huy động TGTK, chƣa đƣa ra giải pháp hiệu quả nhằm hồn
thiện cơng tác tổ chức, quản lý hoạt động huy động TGTK. Đặc biệt chính
sách huy động tiền gửi của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây chƣa phù hợp với
thực tiễn hiện nay, trong bối cảnh NHNN quy định mức lãi suất huy động tối
đa đối với các kỳ hạn dƣới 6 tháng, các kỳ hạn còn lại do NHTM quyết định
và thời gian gần đây các NHTM, kể cả NHTM có vốn Nhà nƣớc điều chỉnh
tăng khá mạnh lãi suất huy động nhƣng chƣa có đề tài nghiên cứu đƣa ra nội


10
dung chính sách huy động TGTK cũng nhƣ cơng tác tổ chức, quản lý hoạt
động huy động TGTK. Trong điều kiện nhƣ vậy cần có đề tài nghiên cứu hoạt
động huy động TGTK phù hợp và gắn liền với thực tiễn.
 Khoảng trống về thời gian, không gian
Đối với mỗi ngân hàng khác nhau thì thực trạng huy động TGTK, cách
tiếp cận khách hàng là khác nhau do đặc điểm thực tiễn phát sinh tại mỗi đơn
vị là khác nhau. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại một giai đoạn kinh tế khác
nhau và hầu nhƣ các đề tài chỉ phù hợp với chính ngân hàng và giai đoạn

đƣợc nghiên cứu.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Đông Gia Lai đƣợc chia tách từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai và thành lập, đi vào hoạt động từ ngày
01/11/2016, từ khi thành lập đến nay, chƣa có cơng trình nào thực hiện nghiên
cứu đề tài huy động TGTK tại chi nhánh. Trƣớc tình hình đó, cần có những
nghiên cứu cụ thể để có thể áp dụng thực tế tại đơn vị.
Với những khoảng trống về nội dung, không gian và thời gian nêu trên,
kết hợp với những tồn tại thực tiễn chung phát sinh trong hoạt động huy động
TGTK tại các NHTM là cơ sở để tác giả thực hiện đề tài: “Hoàn thiện hoạt
động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn – Chi nhánh Đông Gia Lai”.


11
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng
thƣơng mại
* Khái niệm về nguồn vốn
“Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ nguồn tiền tệ mà
ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ
ngân hàng” [7].
* Khái niệm về huy động vốn của ngân hàng thương mại
Để có đƣợc nguồn lực về vốn đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng và
các hoạt động kinh doanh khác thì ngồi nguồn vốn tự có, ngân hàng cịn phải

huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ cho nhu cầu của mình.
Huy động vốn là việc ngân hàng thương mại sử dụng các nghiệp vụ
nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá và sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng
khác của mình để huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế.
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm tạo tiền đề cho
các hoạt động còn lại của ngân hàng. Nó quyết định quy mơ, phạm vi hoạt
động và mở rộng tín dụng của ngân hàng, quyết định khả năng thanh toán, chi
trả và đảm bảo hoạt động cho ngân hàng trên thị trƣờng và đặc biệt quyết định
đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế mở cửa hiện nay.


12
1.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
a. Nhận tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
NHTM, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các
tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh tốn hộ khách hàng, bằng cách
đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cƣ.
Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa
các NHTM. Ngày nay hầu hết các NHTM đang dẩy mạnh huy động vốn
thơng qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả.
- Tiền gửi thanh tốn
Với mục đích giao dịch, trên cơ sở phạm vi số dƣ có trên tài khoản tiền
gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả khi khách hàng có
yêu cầu hoặc có sự uỷ quyền. Các khoản thu nhập của khách hàng đều có thể
dễ dàng đƣợc ngân hàng nhập vào tài khoản. Hiện nay do yêu cầu của cạnh
tranh, các ngân hàng đều quan tâm tới việc rút ngắn thời gian giao dịch cho
khách hàng cho nên thủ tục mở tại khoản rất đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện.
Để thu hút khách hàng một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh

toán với cho vay (hay còn gọi là cho vay thấu chi), một số ngân hàng nâng lãi
suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các TCTD, các NHTM khác.
- Tiền gửi có kỳ hạn của các Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã
hội nghề nghiệp
Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ
đƣợc chi trả trong một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất
thuận tiện cho thanh toán song mức lãi suất thƣờng rất thấp. Để đáp ứng nhu
cầu và khuyến khích ngƣời gửi tiền, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn cho
mình, các ngân hàng đƣa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Thơng thƣờng
khoản tiền gửi này khơng thuận tiện trong thanh tốn nhƣ tiền gửi thanh toán,
khi cần tiền khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện rút tiền ra. Tuy


13
nhiên để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thƣờng có mức lãi suất
ƣu đãi tƣơng ứng với độ dài kỳ hạn gửi mà khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng. Đây là một trong những yếu tố thu hút đƣợc nhiều nguồn tiền tạm thời
nhàn rỗi của các doanh nghiệp và các tổ chức nói trên.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, các tầng lớp dân cư
Các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản tiền tạm thời chƣa sử dụng
(khoản tiền tiết kiệm) trong điều kiện có khả năng tiếp cận đƣợc với ngân
hàng, họ sẽ có thể gửi tiền nhằm mục tiêu an tồn và sinh lời đối với các
khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn vốn. Nhằm thu hút ngày càng
nhiều các khoản tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều có gắng khuyến khích dân
cƣ thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt trong nhà thay vì gửi vào ngân
hàng, bằng cách mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch đáp ứng nhu
cầu huy động. Đƣa ra hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp
dẫn, nhƣ mức lãi suất cạnh tranh với các khoản tiền gửi thời hạn khác nhau,
lãi suất giữa tiết kiệm bằng đồng nội tệ và bằng đồng ngoại tệ,... Ngân hàng
có thể mở cho mỗi ngƣời tiết kiệm nhiều chƣơng mục tiết kiệm khác nhau cho

mỗi kỳ hạn và cho mỗi lần gửi khác nhau. Loại hình tiền gửi này khơng nhằm
mục đích thanh tốn tiền hàng và dịch vụ song nó có thể dùng làm tài sản thế
chấp để vay vốn nếu đƣợc ngân hàng cho phép.
- Phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá trị là giấy chứng nhận do các TCTD cấp để huy động
vốn, xác nhận nghĩa vụ hoàn trả một khoản tiền trong một thời gian nhất định,
điều kiện để trả lãi và các cam kết khác giữa các TCTD và ngƣời mua. Giấy
tờ có giá trị do các NHTM phát hành bao gồm:
+ Trái phiếu: Chứng thƣ xác nhận một khoản nợ do ngân hàng phát
hành cho chủ sở hữu, trong đó nó cam kết trả nợ với lãi suất trong một thời
gian nhất định. Đây là một công cụ nợ dài hạn của ngân hàng và thông qua


14
việc phát hành trái phiếu, các ngân hàng có thể thu hút vốn đầu tƣ trung và
dài hạn để phục vụ các kế hoạch quy mô lớn và dài hạn.
+ Kỳ phiếu :„„Kỳ phiếu ngân hàng là chứng chỉ huy động vốn có mục
đích, có thời hạn, có lãi suất tƣơng ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phƣơng
thức trả lãi trƣớc hoặc sau. Kỳ phiếu đƣợc ngân hàng phát hành từng đợt, có
thời hạn linh hoạt, phong phú‟‟[2],...
+ Chứng chỉ tiền gửi:„„Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân
hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trƣờng với bản chất tƣơng tự nhƣ
một khoản lãi suất định kỳ và đƣợc hoàn trả khi đến hạn. Thời hạn của chứng
chỉ tiền gửi rất đa dạng, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi đƣợc ngân hàng ấn
định dựa trên lãi suất cạnh tranh của thị trƣờng tiền tệ, tình trạng tài chính của
ngƣời phát hành và thời hạn của chứng chỉ. Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi
cho phép ngân hàng có thể huy động vốn một cách chủ động không phụ thuộc
vào tiền gửi của khách hàng‟‟ [2].
- Tiền gửi của các ngân hàng khác
Để đảm bảo thanh khoản hoặc thanh tốn hộ gia đình hoặc trong chiến

lƣợc sử dụng vốn của họ, các ngân hàng thƣờng có các giao dịch để nhận tiền
gửi với nhau. Một ngân hàng gửi tiền tại một ngân hàng khác đƣợc coi là một
khách hàng và đƣợc hƣởng các quyền giống nhƣ một khách hàng thông
thƣờng.
b. Các khoản vay phi tiền gửi
Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, trong
những trƣờng hợp cần thiết các NHTM vẫn phải tiến hành đi vay thêm. Mặt
khác tại nhiều quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Trung ƣơng thƣờng quy định
tỷ lệ giữa bắt buộc với nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu. Do vậy trong
những trƣờng hợp cần thiết, và trong các giai đoạn cụ thể nhiều ngân hàng
phải tiến hành vay mƣợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy
động bị hạn chế. Các nguồn vay phi tiền gửi của NHTM là:


15
- Vay từ Ngân hàng Nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết cấp bách trong chi trả của các
NHTM. Trong trƣờng hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh
tốn) các NHTM thƣờng vay NHNN. Hình thức vay chủ yếu là tái cấp vốn
hoặc tái chiết khấu thƣơng phiếu. Các thƣơng phiếu đƣợc chiết khấu hoặc tái
chiết khấu thì trở thành tài sản của họ (của NHNN). Khi cần tiền họ lại mang
các thƣơng phiếu này đến NHNN để chiết khấu. Nghiệp vụ này làm thƣơng
phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng
lên. NHNN điều hành vay mƣợn một cách chặt chẽ và NHTM phải đáp ứng
các điều kiện đảm bảo và kiểm sốt nhất định. Thơng thƣờng NHNN chỉ tái
chiết khấu những thƣơng phiếu có chất lƣợng (thời gian đáo hạn ngắn, khả
năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ.
Trong điều kiện chƣa có thƣơng phiếu, NHNN cho NHTM vay dƣới hình
thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng.
- Vay từ các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng thương mại khác

Đây là nghiệp vụ NHTM này đi vay các TCTD và vay NHTM khác
trên thị trƣờng vốn hoặc thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng. Các NHTM đang
có dự trữ vƣợt yêu cầu do kết dƣ gia tăng bất ngờ về các khoản huy động
hoặc cho vay giảm sẽ sẵn sàng cho NHTM khác vay để hƣởng lãi suất cao
hơn. Ngƣợc lại các NHTM đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mƣợn các
ngân hàng khác để đảm bảo khả năng thanh khoản nhƣ đáp ứng nhu cầu dự
trữ, chi trả cấp bách và trong nhiều trƣờng hợp bổ sung hoặc thay thế nguồn
từ NHNN. Quá trình vay mƣợn rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ
trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thơng qua ngân hàng đại lý (hoặc
NHNN). Khoản vay có thể khơng cần đảm bảo bằng các chứng khốn của
Kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và ngân hàng đi
vay tăng lên.
- Vay trên thị trường vốn


16
Giống nhƣ các doanh nghiệp khác, NHTM cũng đi vay bằng cách phát
hành các giấy nợ (kì phiều, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trƣờng vốn. Rất
nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến khơng có khả
năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Do vậy các khoản vay trung và
dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và
đầu tƣ trung và dài hạn. Thông thƣờng đây là khoản vay khơng có bảo đảm.
Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay mƣợn đƣợc nhiều hơn. Các
ngân hàng nhỏ thƣờng khó vay mƣợn trực tiếp bằng cách này, họ thƣờng phải
thông quan ngân hàng đại lý hoặc bảo lãnh của NHTM lớn. Khả năng vay
mƣợn cịn phụ thuộc vào tình hình phát triển của thị trƣờng tài chính, tạo khả
năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. Nghiệp vụ vay
mƣợn tƣơng đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trƣờng để quyết
định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mƣợn thích hợp. Các vấn đề
về chuyển nhƣợng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ... cũng đƣợc các ngân

hàng quan tâm.
c. Nguồn khác
Nhìn chung các nguồn khác trong NHTM là không lớn, chỉ trừ một số ngân
hàng có nguồn uỷ thác của NHNN và các tổ chức quốc tế. Các nguồn khác bao
gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán…
- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ nhƣ uỷ thác cho vay, uỷ
thác đầu tƣ, cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo
nên nguồn uỷ thác trong các NHTM. Rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có
cùng mục tiêu phát triển nhƣ ngân hàng, các nguồn tài chính của các tổ chức
này đã sử dụng mạng lƣới ngân hàng nhƣ kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết
quả là hình thành các nguồn uỷ thác, làm gia tăng vốn của ngân hàng.
- Nguồn trong thanh tốn: Các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền
mặt có thể hình thành nguồn trong thanh tốn nhƣ séc trong quá trình chi trả,


×