Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI THU HOẠCH CHỨNG CHỈ NGHIỆP vụ sư PHẠM CHUYÊN đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH đtđh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.79 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---♦---♦---♦---

CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG
NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM ĐẠI HỌC

BÀI THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Học viên:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
Đơn vị công tác:

Năm 2021


Câu hỏi:
Câu 1. Phân tích làm rõ bản chất và vai trị của hoạt động phát triển
chương trình đào tạo đại học.
Câu 2. Xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức của một học phần (học
viên tự chọn học phần) trong chương trình dạy học đại học.

1


MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích làm rõ bản chất và vai trị của hoạt động phát triển chương
trình đào tạo đại học .......................................................................................... 3


1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 3
2. Khái niệm CTĐT và phát triển CTĐT Đại học.......................................... 4
3. Quy trình phát triển CTĐT Đại học ........................................................... 7
Câu 2: Xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức của một học phần (học viên tự
chọn học phần) trong chương trình dạy học đại học. ...................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 18

2


Bài làm:
Câu 1: Phân tích làm rõ bản chất và vai trị của hoạt động phát
triển chƣơng trình đào tạo đại học
Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) là quá trình liên tục làm hồn
thiện CTĐT. Phát triển CTĐT đại học có vai trị quan trọng trong việc đảm
bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy chưa có nhiều trường đầu tư
đúng mức cho công việc này. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu lý
thuyết phát triển CTĐT đại học, qua đó đề xuất quy trình và đưa ra một số
kiến nghị về công tác phát triển CTĐT tại các trường đại học ở Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Quá trình đổi mới giáo dục – đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra
những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù vậy, chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011 – 2020 đã chỉ ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: “Nội dung
chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm
được đổi mới. Nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết… nhà trường
chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo
theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính
sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” (Chính phủ, 2011).

Thực tế đã cho thấy, cơng tác phát triển CTĐT trong các trường đại học
ở Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều trường đầu tư vào
công việc này, CTĐT cùng khối ngành thường có nhiều mơn học giống nhau,
khơng có đặc thù của từng trường, có trường tổ chức dạy những mơn mà nhà
trường có giảng viên chứ khơng phải dạy những mơn học mà xã hội và người
học cần; có trường quá tập trung vào lý thuyết; có trường lại quá tập trung vào
trang bị kỹ năng thực hành, khơng có nền tảng kiến thức vững; CTĐT không
theo kịp với sự phát triển, tức chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội… Hoặc
3


“… thiếu người được đào tạo chuyên sâu về xây dựng chương trình…”
(Nguyễn Thị Bình, 2011).
Từ những phân tích trên đây cho thấy, công tác phát triển CTĐT trong
các trường đại học ở Việt Nam thực sự cần thiết phải thay đổi nhằm cải thiện
nội dung, sửa đổi và bổ sung những nội dung mới, làm cho giáo dục đại học
phù hợp hơn với hoàn cảnh và nhu cầu của đất nước và đảm bảo xu thế hội
nhập, xóa đi những tồn tại hiện có trong CTĐT đại học. Ngồi ra, những thay
đổi trong xã hội có xu hướng địi hỏi phải có những thay đổi tương ứng ngay
trong CTĐT đại học bởi vì đó là giai đoạn cuối cùng của giáo dục chính quy
và bước đệm quan trọng để người học tham gia vào thế giới việc làm. Việc
đổi mới CTĐT có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực.
2. Khái niệm CTĐT và phát triển CTĐT Đại học
a)

Khái niệm chương trình đào tạo đại học

Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực
phát triển CTĐT, tác giả nhận thấy rằng thuật ngữ CTĐT có nhiều cách hiểu

khác nhau. Theo nghĩa rộng, CTĐT của một trường là tất cả các khóa học
được cung cấp. Ở các nước phát triển, CTĐT được xác định là tập hợp các
học phần mà nhà trường cung cấp, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn mà
sinh viên muốn theo đuổi. Một số quốc gia đang phát triển lại xem CTĐT là
tập hợp các chuyên đề hay môn học được quy định cho khóa học mà người
học phải thực hiện để đạt được trình độ giáo dục đó.
Ở các trường đại học Việt Nam, CTĐT được hiểu là một tập hợp các
học phần được thiết kế cho một ngành đào tạo nhằm bảo đảm cung cấp cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Ở
khía cạnh rộng hơn, CTĐT còn được hiểu bao gồm cả những chuyên đề
không được cung cấp trong nhà trường mà người học được yêu cầu phải tích
lũy đủ kiến thức và kỹ năng (ví dụ như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…).
4


Theo tác giả Phạm Thị Huyền, CTĐT được hiểu theo cách tiếp cận “đào
tạo theo nhu cầu xã hội”. Khi đó, CTĐT có thể được định nghĩa là một tập hợp
tất cả các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà
trường, bao gồm các yếu tố đầu vào để thực hiện CTĐT và mục tiêu đào tạo trên
cơ sở kết quả đầu ra, để phát triển khả năng của người được đào tạo, giúp họ có
được kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện năng lực tư duy trong thực hiện
những yêu cầu cơng việc ở trình độ được đào tạo (Phạm Thị Huyền, 2011).
Tham khảo các tài liệu trong nước, ngoài nước và xuất phát từ thực tế
hiện nay, theo tác giả, CTĐT đại học nên được hiểu là toàn bộ các học phần
và các hoạt động được nhà trường xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên kiến
thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với chuyên ngành lựa chọn.
b)

Khái niệm phát triển CTĐT đại học


Cũng giống như khái niệm CTĐT, khái niệm phát triển chương trình
đào tạo có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa đi đến sự thống nhất chung.
Chính điều này dẫn đến việc có nhiều mơ hình khác nhau trong phát triển
CTĐT. Do đó, việc đưa ra khái niệm phát triển CTĐT sẽ chi phối đến quan
điểm tiếp cận khi thực hiện công tác phát triển CTĐT đại học.
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tác giả cho rằng, phát triển
CTĐT là quá trình liên tục làm hoàn thiện CTĐT. Như vậy, theo cách định
nghĩa này, phát triển CTĐT bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng một
chương trình mới hoặc cải tiến một CTĐT hiện có. Bên cạnh đó, chúng ta sử
dụng thuật ngữ “phát triển”CTĐT thay cho từ “xây dựng”, “thiết kế” hay
“biên soạn”CTĐT, vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục.
Phát triển là một chu trình mà điểm kết thúc sẽ lại là điểm khởi đầu, kết quả là
một CTĐT mới và ngày càng tốt hơn nữa. Các khái niệm khác chỉ có ý nghĩa
là một quá trình và kết quả dừng lại khi chúng ta có một chương trình mới.
Các nghiên cứu về vấn đề phát triển CTĐT ở Việt Nam trong thời gian
qua có thể chia thành một số lĩnh vực như sau:
5


Trong nghiên cứu lý thuyết vấn đề phát triển CTĐT hiện nay (một số
nhà nghiên cứu tiêu biểu ngoài nước như Hilda Taba, John Deweys, Jon
Wiles, Joseph Bondi… ở trong nước có Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến,
Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Chính…), nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan
điểm tiếp cận phát triển. Trong khi đó, cách tiếp cận nội dung và tiếp cận mục
tiêu có nhiều nhược điểm hơn, đã lạc hậu và khơng cịn phù hợp trong tình
hình mới hiện nay. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là
trung tâm”, theo đó, các bài giảng được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác
nhau nhằm giúp cho người học lĩnh hội dần các kinh nghiệm học tập thơng
qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên cơ hội được thử thách
trước những thách thức khác nhau. Người dạy phải hướng dẫn người học tìm

kiếm và thu thập thơng tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có
điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo. Với cách hiểu như thế, CTĐT xây dựng mục
tiêu đào tạo, lộ trình thực hiện, nguồn lực cần có và những hoạt động cần thực
hiện (kể cả trong và ngoài nhà trường). Khi bất kỳ một yếu tố nào kể trên thay
đổi, CTĐT cần thay đổi theo. Do đó, CTĐT không phải là một công thức bất
biến mà theo thời gian, cùng với thay đổi của yêu cầu xã hội, CTĐT cũng cần
thay đổi cho phù hợp.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm tiếp cận phát triển
CTĐT đáp ứng yêu cầu xã hội (tiêu biểu như Phạm Thị Huyền, Nguyễn Vũ
Bích Hiền,…). Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu
với các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng “chuẩn đầu ra” cho các CTĐT của
mình. Điều này hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Đây là cách tiếp cận hiện đại – đào tạo theo nhu cầu của người sử
dụng lao động. Khi đó, chuẩn đầu ra sẽ là mục tiêu chính để đào tạo và CTĐT
được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu đó. Khung chương trình, nội dung
các học phần, lộ trình đào tạo, các hoạt động bổ sung trong và ngoài nhà
trường đều phải hướng tới “chuẩn đầu ra” này. Tuy nhiên, với cách tiếp cận
6


này trong xây dựng CTĐT, nếu khơng cẩn thận có thể sẽ tạo ra các sản phẩm
đào tạo đồng nhất ở đầu ra trong khi nguyên liệu đầu vào là những con người
lại rất khác nhau về năng lực và hồn cảnh, nguồn gốc, văn hóa,… Đồng thời,
việc rèn đúc mọi người học theo một khuôn mẫu nhất định sẽ làm người học
vẫn ở trạng thái bị động, máy móc, thiếu tính sáng tạo. Các khả năng tiềm ẩn
của mỗi người học khơng được quan tâm phát huy.
Bên cạnh đó, mơ hình tiếp cận CDIO đang được một số trường Đại học
tại Việt Nam áp dụng, đặc biệt là ở một số trường thành viên của Đại học
Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. CDIO được viết tắt

của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, có nghĩa là:
Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành, khởi nguồn từ
Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ). CDIO là một hệ thống phương pháp phát
triển chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất, CDIO là một giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định
chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Theo Võ Văn
Thắng “CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực
đào tạo khác nhau ngồi ngành đào tạo kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến
thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh
doanh…”. Lợi ích chính của mơ hình đào tạo theo CDIO mang lại là gắn kết
được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng
cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của người sử dụng nhân lực;
giúp người học phát triển toàn diện, nhanh chóng thích ứng với mơi trường
làm việc ln thay đổi.
3. Quy trình phát triển CTĐT Đại học
Cơng tác phát triển CTĐT phải được thực hiện thường xuyên, liên tục
nhằm tạo ra những CTĐT mới, được cập nhật, đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao của xã hội.
Qua nghiên cứu các tài liệu trong nước, ngoài nước và các tài liệu dịch,
tác giả nhận thấy có nhiều mơ hình về phát triển CTĐT được đưa ra, tuy
7


nhiên, tựu chung lại có một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu hoặc
bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế CTĐT, thực hiện CTĐT, đánh giá
CTĐT, cụ thể như sau:
- Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: CTĐT phải phù hợp
với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – cơng
nghệ, truyền thống văn hố, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị
trường lao động để làm cơ sở thiết kế.

- Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể: Tức là xác
định“cái đích hướng tới” của q trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp.
- Bước 3. Thiết kế CTĐT: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế
hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT.
- Bước 4. Thực thi CTĐT: Đưa CTĐT vào thử nghiệm và thực hiện.
- Bước 5. Đánh giá CTĐT: Việc đánh giá chương trình cần được thực
hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học,
chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên
và người sử dụng lao động.
Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, khơng có bước kết thúc.
Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu. Mỗi
bước trong quy trình bao gồm một số hoạt động. Trong quy trình phát triển
CTĐT, các nhóm liên quan được đặt giữa nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong
suốt quá trình phát triển CTĐT. Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác nhau
có các bên liên quan khác nhau. Tham gia vào phát triển CTĐT, mỗi bên liên
quan có những mối quan tâm khác nhau: Ví dụ GV, SV quan tâm nhiều hơn
tới công việc giảng dạy được thực hiện như thế nào; trong khi nhà quản lí đào
tạo hay đơn vị sử dụng nguồn nhân lực lại quan tâm nhiều tới kết quả đầu ra
của sản phẩm đào tạo – chất lượng SV.

8


Tuy nhiên, mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng giai đoạn
của quy trìnhcần được Nhóm cơng tác phát triển CTĐT và các nhóm liên
quan xác định.
Các bên liên quan trong phát triển CTĐT là những nhóm người hay cá
nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi. Hiện nay,
nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất, phát triển CTĐT cần có sự tham gia của 5

“nhà”: Giảng viên, nhà quản lí, sinh viên, chủ doanh nghiệp và chuyên gia
phát triển CTĐT. Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và
nhóm bên ngồi. Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia hoặc
chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và nằm trong đơn vị đào tạo
(như nhà quản lý, nhà giáo, sinh viên). Nhóm bên ngoài bao gồm các bên liên
quan nằm ngoài đơn vị đào tạo, không tham gia trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng
trực tiếp của quá trình đào tạo (như doanh nghiệp, người sử dụng lao động…).

9


Câu 2: Xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức của một học phần (học
viên tự chọn học phần) trong chƣơng trình dạy học đại học.
CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
1. Mã học phần: Hp1234
2. Số tín chỉ: 3 TC
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):
Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm, định nghĩa văn hóa và
các khái niệm có liên quan (văn minh, văn hiến, văn vật…); Mối quan hệ và
tác động của môi trường tự nhiên với văn hóa Việt Nam; Mối quan hệ và tác
động của môi trường xã hội đối với văn hóa Việt Nam; Lý thuyết của giao lưu
tiếp xúc văn hóa và q trình giao lưu tiếp xúc của văn hóa Việt Nam trong
tiến trình lịch sử (với Đơng Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây); Hình
thái và mơ hình văn hóa; Chức năng và cấu trúc văn hóa; Đặc điểm của các
thành tố văn hóa Việt Nam: ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội và diễn
trình của văn hóa Việt Nam; Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; Những
nét đại cương về khơng gian văn hóa Việt Nam.Tựu chung lại, sinh viên cần
hiểu những biểu hiện, giá trị của văn hóa Việt Nam và q trình vận động của
các giá trị đó từ truyền thống đến hiện đại.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):
Học phần đảm bảo người học sẽ đạt được những kiến thức và kĩ năng
cơ bản liên quan đến vấn đề tiếp xúc và giao lưu văn hóa ở Việt Nam, cụ thể:
a. Về kiến thức:
- Khái niệm, định nghĩa văn hóa và các khái niệm có liên quan (văn
minh, văn hiến, văn vật…). Chức năng và cấu trúc văn hóa

10


- Mối quan hệ và tác động của môi trường tự nhiên với văn hóa Việt
Nam
- Mối quan hệ và tác động của môi trường xã hội đối với văn hóa Việt
Nam
- Lý thuyết của giao lưu tiếp xúc văn hóa và q trình giao lưu tiếp xúc
của văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử (với Đơng Nam Á, Trung Hoa,
Ấn Độ và phương Tây)
- Đặc điểm của các thành tố văn hóa Việt Nam: ngơn ngữ, tơn giáo, tín
ngưỡng, lễ hội.
- Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam
- Những nét đại cương về khơng gian văn hóa Việt Nam.
b. Về kỹ năng:
- Người học có được các kỹ năng đọc và phân tích tài liệu.
- Người học có khả năng liên hệ, áp dụng lý thuyết chung trong từng
trường hợp nghiên cứu cụ thể.
- Người học có khả năng độc lập nghiên cứu, thuyết trình và làm việc
theo nhóm khi được phân cơng diễn giải về một vấn đề cụ thể của văn hóa,
lịch sử văn hóa .
- Thơng qua q trình tìm hiểu, áp dụng lí thuyết nghiên cứu văn hóa
nói chung, trong đó có Việt Nam, người học có thể rút ra được những đặc

trưng nổi bật, căn bản của văn hóa, lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Người học có khả năng phân tích và vận dụng kiến thức liên ngành
trong quá trình nghiên cứu.
- Người học có khả năng liên hệ tới các vấn đề về tiếp xúc và giao lưu
văn hóa Việt Nam hiện nay.
c. Về thái độ:
11


- Người học có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong q trình đọc, tham
khảo, xử lý tư liệu, tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận, seminar và
trung thực trong kiểm tra, thi cử.
- Sinh viên có thái độ tơn trọng các giá trị văn hóa Việt Nam, có ý thức
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
đương đại. Đồng thời sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị khác biệt của
các nền văn hóa khác
8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận.
8.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức
và nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.
8.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên
- Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề
- Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn
- Chuẩn bị bài đầy đủ.
- Tích cực tham gia ý kiến.
8.2. Kiểm tra – đánh giá định kỳ
Nội dung
Hình thức


Mục đích kiểm tra

Tỷ lệ điểm

kiểm tra

Đánh

giá Điểm danh

- Ý thức học tập của sinh viên

thường xuyên Tính tích cực học - Trách nhiệm đối với học
trên lớp (phát

12

10%


biểu, trả lời tập của sinh viên

phần của sinh viên

câu hỏi, tham

- chuẩn bị bài, đọc sách

gia thảo luận)


- có được thông tin phản hồi từ
sinh viên để điều chỉnh cách
dạy và học phù hợp

Bài kiểm tra Năng lực khái quát Đánh giá tổng hợp kiến thức 30%
giữa kỳ

kiến thức của sinh và kỹ năng thu được sau nửa
học kỳ

viên

Bài kiểm tra Năng
cuối kỳ

lực

phân Đánh giá trên 3 mức: trình bày, 60%

tích, so sánh, đưa chứng minh, phân tích, so sánh
ra nhận định cá của sinh viên
nhân của sinh viên

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm
xuất bản):
1. Trần Quốc Vượng (Cb), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1998.
2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXb Văn hố Thơng tin,
Hà Nội.

3. Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh,1999.
4. Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (2 quyển), Nếp cũ hội hè
đình đám (2 quyển), Nếp cũ con người Việt Nam, Nếp cũ làng xóm Việt
Nam, NXB Trẻ, 2005.

13


5. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
1995
6. Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hóa Việt Nam truyền thống – Một góc
nhìn, Nxb. Thơng tin và Thơng tin, H., 2011.
7. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, 2002.
8. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm, Nxb Văn
hóa Thơng tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H., 2000.
9. Trần Quốc Vượng, Mơi trường, Con người và Văn hóa, NXB Văn
hóa Thơng tin, Viện Văn hóa, H., 2005
10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120
từ):
Cơ sở Văn hóa Việt Nam cung cấp cho người học những khái niệm cơ
bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Những vấn đề liên
quan đến hình thái, mơ hình, cấu trúc và chức năng của văn hóa. Học phần
cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người
học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ
giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn
hố; những đặc trưng chung của q trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt
Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt
Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học
những thành tố cơ bản của văn hố Việt Nam như ngơn ngữ, tơn giáo (Nho

giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng thờ thành hồng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…và diễn
trình của lịch sử văn hóa Việt Nam (văn hóa Việt Nam thời tiền sơ sử, thiên
niên kỷ đầu cơng ngun, văn hóa Việt Nam thời tự chủ…). Những nét đại
cương của khơng gian văn hóa Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận

14


thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn,
phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn
hóa mới.
11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu
mục…):
Nội dung 1. Văn hố và văn hoá học
1.1.Con người - chủ/ khách thể của văn hoá
1.2.Con người Việt Nam, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam
1.3.Khái niệm văn hoá và các khái niệm khác (văn minh, văn hiến, văn
vật)
1.4.Hình thái và mơ hình văn hóa
1.5.Chức năng và cấu trúc của văn hóa
Nội dung 2. Văn hố và mơi trƣờng tự nhiên
2.1.Khái niệm tự nhiên, môi trường tự nhiên
2.2 .Tự nhiên trong ta: Bản năng
2.3.Thích nghi và biến đổi tự nhiên
2.4.Đặc điểm mơi trường tự nhiên, hệ sinh thái Việt Nam
2.5.Môi trường tự nhiên Việt Nam với vấn đề bản sắc dân tộc, bản sắc
văn hố Việt Nam
Nội dung 3. Văn hố và mơi trƣờng xã hội
3.1.Khái niệm xã hội

3.2.Cá nhân và xã hội
3.3.Xã hội hóa cá nhân và sự nhập thân văn hóa
3.4.Phổ hệ (cơ cấu) xã hội Việt Nam cổ truyền

15


3.4.1..Gia đình
3.4.2.Dịng họ
3.4.3.Làng
3.4.4..Đơ thị
3.4.5.Từ làng đến nước
3.5.Biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa
Nội dung 4. Tiếp xúc và giao lƣu văn hoá
4.1.Khái niệm Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
4.2.Giao lưu và tiếp biến trong văn hố Việt Nam
4.2.1.Cơ tầng văn hố Đơng Nam Á
4.2.2.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa
4.2.3.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ
4.2.4.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây
4.2.5.Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay
Nội dung 5. Những thành tố của văn hố
5.1.Ngơn ngữ
5.2.Tơn giáo
5.2.1.Nho giáo1
5.2.2.Phật giáo
5.2.3.Đạo giáo
5.2.4.Kitơ giáo
5.3.Tín ngưỡng
5.3.1.Tín ngưỡng phồn thực


16


5.3.2.Tín ngưỡng thờ Thành hồng
5.3.3.Tín ngưỡng thờ Mẫu
5.4.Lễ hội
5.4.1.Lễ tiết
5.4.2.Lễ hội
5.4.3.Lễ thức
Nội dung 6. Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam
6.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sơ sử
6.2.Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu cơng ngun
6.2.1.Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc
6.2.2.Văn hóa Chămpa
6.2.3.Văn hóa Ĩc Eo
6.3.Văn hóa Việt Nam thời tự chủ
6.3.1.Văn hóa thời Lý Trần
6.3.2.Văn hóa thời Lê
6.3.3.Văn hóa từ thế kỷ XVI đến năm 1858
6.3.4.Văn hóa từ 1858 đến 1945
6.3.5.Văn hóa từ 1945 đến nay
Nội dung 7. Đại cƣơng về khơng gian văn hóa Việt Nam
7.1.Lý thuyết về khơng gian văn hóa Việt Nam
7.2.Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
7.3 .Tổng kết môn học

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.
2. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà
Nội.
3. Emmanuel Atanda Adeoye (2006), Curriculum development: theory
and practice, Lagos: National Open University of Nigeria.
4. Hoàng Ngọc Vinh (2007), Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại
học, Hà Nội.
5. Jon Wiles; Joseph Bondi (2005), Xây dựng chương trình học (Xuất
bản lần thứ 6 ed,), Tp. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Giáo dục.
6. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến (2010), Phát triển chương trình
giáo dục / đào tạo đại học, Sơn La: CĐSP Sơn La,
7. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo
dục, Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bình (2011), Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết
phải thay đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục,Tạp chí Quản lý giáo dục, 22
(tháng 3/2011), 1-4.
9. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012), Các xu hướng phát triển chương trình
đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, Tạp chí khoa học, 57,
148-155.
10. Phạm Thị Huyền (2011), Xây dựng CTĐT Đại học theo định hướng
mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Hội thảo toàn quốc Giáo dục Đại học Việt
Nam –Hội nhập Quốc tế, Hà Nội: Đại học Quốc gia HCM

18


11. Ralph W. Tyler (1971),Basic Principles of Curriculum and
Instruction: Chicago and London: The University of Chicago Press, Chicago

and London: The University of Chicago Press.
12. Trần Khánh Đức (2009), Phát triển chương trình đào tạo, Hà Nội.
13. Võ Văn Thắng (2010), Tiếp cận C-D-I-O để nâng cao chất lượng
đào tạo đại học, cao đẳng ở Việt Nam, Hội thảo xây dựng chuẩn đầu ra và
triển khai chương trình đào tạo theo mơ hình CDIO, Tp. Hồ Chí Minh: Đại
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
14. Yvonne Osborne (2010), Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo
dựa trên năng lực, Brisbane, Australia: Trường Đại học Công nghệ
Queensland.

19



×