Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Giao an DDD da sua hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.88 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI MỠ ĐẦU GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG 1.Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống : Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì những lí do cơ bản sau: + Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác . + Điện năng được sản xuất tại các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao . + Quá trình sản xuất truyền tải phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hóa và điều khiển từ xa . + Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò quan trọng . Nhờ có điện năng các thiết bị điện , điện tử mới hoạt động được . + Điện năng có thể nâng cao năng suất lao động , cải thiện đời sống , góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển . 2. Quá trình sản xuất điện năng : + Có nhiều loại nguồn điện khác nhau nhưng đều được sản xuất bằng các nhà máy phát điện + Tùy theo nguồn năng lượng sản xuất ra điện mà ta có các nhà máy điện : Thủy điện , nhiệt điện , điện nguyên tử + Điện năng từ nhà ,máy điện qua hệ thống truyền tải và phân phối điện truyền đến từng hộ tiêu thụ . 3. Các nghề trong ngành điện : Ngành điện rất đa dạng , có thể chia thành các nhóm nghề chính sau đây : + Sản xuất truyền tải và phân phối điện + Chế tạo vật tư thiết bị điện + Đo lường , điều khiển , tự động hóa quá trình sản xuất : Là những hoạt động rất phong phú , tạo nên các hệ thống máy sản xuất , dây chuyền tự động nhằm tự động hóa qúa trình sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm 4. Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng : Nghề điện dân dụng hoạt động rất đa dạng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống , sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ . 5. Đối tượng của nghề điện dân dụng : + Nguồn điện xoay chiều , nguồn điện một chiều có điện áp thấp dưới 380 V + Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ + Các thiết bị điện gia dụng : Quạt , máy bơm , máy giặt .. + Các khí cụ đo lường , điều khiển , bảo vệ . 6. Mục đích lao động của nghề điện dân dụng + Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt . + Lắp đặt trang thiết bị điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt . + Bảo dưỡng , vận hành , sữa chữa , khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện . 7. Công cụ lao động : + Công cụ lao động bao gồm : Dụng cụ đo và kiểm tra , dụng cụ cơ khí + Các sơ đồ , bản vẽ bố trí và kết cấu của thiết bị + Dụng cụ an toàn lao động như găng cao su , ủng cách điện , quần áo , mũ bảo hộ lao động 8. Môi trường hoạt động của nghề điện dân dụng + Việc lắp đặt đường dây , sữa cữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực nguy hiểm . + Công tác bảo dưỡng , sữa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện được tiến hành trong nhà . 9. Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng : + Tri thức : Có trình độ văn hóa hết cấp phổ thông cơ sở , năm vững các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như nguyên lý hoạt động của trang thiết bị điện , các đặc tính vận hành sử dụng kiến thức an toàn điện , các quy trình kỹ thuật ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Kỹ năng : Nắm vững kỹ năng đo lường , sử dụng bảo dưỡng , sữa chữa , lắp đặt các thiết bị và mạng điện + Sức khỏe : Có đủ điều kiện về sức khỏe không mắc các bệnh về huyết áp , tim phổi , khớp , loạn thị , điếc 10. Triển vọng của nghề điện dân dụng : Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa Xuất hiện nhiều thiết bị mới với tính năng ngày càng tinh xảo, thông minh đòi hỏi phải luôn cập nhật.. Bài 1. AN TOÀN ĐIỆN I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người - Điện áp an toàn : 1. Điện giật tác động đến con người như thế nào? + Tác động sinh học làm cho các cơ bị co giật.Nên khi bị tai nạn điện người ta thường nói là bị điện giật. + Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp. Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. 2. Tác hại của hồ quang điện : Hồ quang phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng cho người hay cháy ( do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy ); hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm gân , xương. 3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện : Phụ thuộc vào 3 yếu tố : a. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể : Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào trị số dòng điện, loại nguồn điện 1chiều hay xoay chiều. b. Đường đi của dòng điện qua cơ thể : Dòng điện đi qua cơ thể tùy theo điểm chạm vào vật mang điện. Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng của sự sống như : nảo, tim, phổi. Như vậy dòng điện truyền trực tiếp vào đầu là nguy hiểm nhất sau đó truyền qua hai tay hoặc dọc theo cơ thể từ tay qua chân. c. Thời gian dòng điện qua cơ thể : Thời gian càng dài lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng lớn. 4.Điện áp an toàn : Ở điều kiện bình thường thì điện áp an toàn cho người là dưới 40V; đối với môi trường dễ gây cháy nổ và ẩm ướt thì điện áp an toàn là 12 V. Dùng bút thử điện để kiểm tra điện áp an toàn: Nếu đèn của bút sáng thì điện áp không an toàn , ngược lại đèn không sáng thì điện áp an toàn. II.Nguyên nhân của các tai nạn điện : 1. Chạm vào vật mang điện : a. Trường hợp này xảy ra khi sửa chửa đường dây và thiết bị điện hay do chổ làm quá chật hẹp. b. Do vỏ kim loại của đồ dùng điện bị chạm điện. 2. Tai nạn do phóng điện : Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện áp cao, thường xảy ra khi bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hoặc bị giật ngã. 3. Do điện áp bước : Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cọc tiếp đất làm việc, cọc tiếp đất chống sét lúc chịu sét thì điện áp giữa hai chân người có thể đạt mức gây tai nạn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt: 1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện : a. Cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với những phần tử không mang điện khác như : tường nhà, trần nhà, vỏ máy... b. Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như: cầu dao, cầu chì, mối nối dây... Trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần. c. Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp : không chơi đùa dưới dây điện, không trèo cột điện,không buộc trâu ,bò, ngựa , thuyền vào cột điện, không xây nhà trong hành lang lưới điện..... 2. Sử dụng dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện: + Sử dụng các vật lót cách điện như: thảm cao su, ghế gổ khô, khi sửa chửa điện, + Sử dụng các dụng cụ lao động như: kìm, tuavít,... đúng tiêu chuẩn. + Mỗi gia đình cần có 1 bút thử điện để kiểm tra. 3. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ a. Nối đất bảo vệ : Nhằm đảm bảo cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ. * Cách thực hiện : Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt vào bulông thật chặt đầu kia hàn vào cọc nối đất; cọc nối đất có đường kính 30mm, dày 4mm, dài 2-3m, chôn xuống đất khoảng 0,5 - 1m. * Tác dụng bảo vệ: khi vỏ thiết bị có điện người sờ tay vào, dòng điện sẽ theo 2 đường truyền xuống đất : qua tay người và qua dây nối đất. Vì điện trở người rất lớn so với điện trở dây nối đất nên dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm b. Nối trung tính bảo vệ : Chỉ áp dụng đối với mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp.  Cách thực hiện : dùng 1 dây dẫn có đường kính lớn hơn 0,7 đường kính dây pha để nối vỏ thiết bị với dây trung tính mạng điện. Tác dụng bảo vệ : Khi vỏ thiết bị có điện dây trung tính tạo thành 1 mạch kín có điện trở rất nhỏ làm dòng điện tăng cao đột ngột gây chảy cầu chì cắt mạch điện.. _______________________________________________ Bài2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN I. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện : 1. Đối với điện áp cao : Nhất thiết phải thông báo với trạm điện hoặc chi nhánh điện gần nhất để cắt điện từ các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân để tiến hành sơ cứu. 2. Đối với điện áp thấp : a. Tình huống nạn nhân đứng dưới đất : Nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến thiết bị và thực hiện các công việc sau : - Cắt cầu dao, tắt công tắc hoặc gở cầu chì ở nơi gần nhất. - Nếu không cắt được điện ngay thì dùng dao cán gỗ khô chặt đứt dây điện. - Nếu không có biện pháp nào cắt điện thì nắm vào phần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm vào tóc hoặc tay kéo nạn nhân ra. b. Người bị nạn ở trên cao : Nhanh chóng cắt điện, nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất. c. Đường dây điện bị đứt chạm vào người nạn nhân : - Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre khô, gậy gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người bị nạn. - Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng giẻ khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện. - Đoản mạch đường dây ( dây trần ) * Chú ý :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đối với điện áp cao phải chờ cắt điện. - Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện. - Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, không tiếp xúc với cơ thể để trần của nạn nhân. II. Sơ cứu nạn nhân : Điều quyết định thành công là phải nhanh chóng đúng phương pháp. 1. Nạn nhân vẫn tỉnh : Nạn nhân vẫn tỉnh không có vết thương, không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốc hay rối loạn nhịp tim. 2. Nạn nhân bị ngất : Không kịp thời cứu chữa thì nạn nhân sẽ chết sau ít phút. a. Làm thông đường thở: Đặt nạn nhân nằm nghiêng theo thế ổn định để đờm và dãi có thể tự chảy ra. Có thể làm thông đường thở bằng cách lấy đờm và dãi trong miệng ra. b. Hô hấp nhân tạo: Có 3 phương pháp *Phương pháp1: Áp dụng khi chỉ có 1 người cứu Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên sao cho miệng và mũi không chạm đất, cạy miệng kéo lưỡi để họng mở ra. Người cứu quỳ đầu gối hai bên đùi nạn nhân đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn ( chổ xương sườn cụt ) ngón cái ở trên lưng.  Động tác 1: Đẩy hơi ra Nhô toàn thân về phía trước, dùng sức nặng của mình ấn xuống lưng nạn nhân và bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt để hoành cách mô dồn lên nén phổi đẩy hơi ra.  Động tác 2: Hút khí vào Nới tay ngã người về phía sau và hơi nhấc lưng nạn nhân lên để lồng ngực giãn rộng, phổi nở ra hút khí vào. Làm đều đặn như vậy theo nhịp thở. * Phương pháp 2: Dùng tay Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê chăn gối hoặc cuộn áo quần cho ngực ưỡn lên, cạy miệng nạn nhân kéo nhẹ lưỡi để họng mở ra. Người cứu quì sát người nạn nhân hai tay nắm lấy tay nạn nhân , dang rộng để lồng ngực giãn ra. Không khí sẽ tự tràn vào phổi, sau đó gập hai tay người bị nạn dùng sức mạnh của bản thân ép chặt hai tay lên ngực để đẩy không khí ra ngoài. Miệng đếm nhẩm 1-2-3 lặp đi lặp lại theo nhịp thở. Phương pháp này hiệu quả thấp vì không kiểm tra được đường thở có thông hay không, đưa được ít không khí vào phổi dẫn đến khó đủ lượng ôxy cần thiết cho nạn nhân hơn nữa, phương pháp này này tốn nhiều sức. * Phương pháp 3: Hà hơi thổi ngạt * Thổi vào mũi: Quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt một tay lên trán đẩy ngửa đầu nạn nhân để thông đường thở. Tay kia nắm cằm ấn mạnh lên giử mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Hít 1 hơi dài, miệng mở to ngậm lên mủi nạn nhân ép chặt rồi thổi mạnh, không khí đi vào phổi làm ngực nạn nhân phồng lên. Tiếp tục hít hơi khác, lúc này ngực nạn nhân xẹp xuống sẽ tự thở ra. Tiếp tục như vậy khoảng 18 - 20 lần/ phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hẳn.  Chú ý: Phải giử đầu và mồm nạn nhân đúng tư thế thì đường thở mới thông, thổi mới có hiệu quả.  Thổi vào mồm : Một tay đặt lên trán đẩy ngửa đầu nạn nhân ra, tay kia giử chặt lấy cằm, ngón tay cai đặt vào mồm hoặc ngoài mồm để mở thông đường thở. Cách lấy hơi như thổi vào mủi, nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mủi nạn nhân . * Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có hai người cứu để vừa xoa bóp tim vừa hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 : 1. * Cách xoa bóp tim: Đặt nạn nhân nằm ngữa trên sàn cứng 1 tay đặt lên trên phần tim ở khoảng xương sườn thứ 3 dưới lên, tay kia đấm mạnh lên 3 cái. Nếu không có kết quả thì đặt hai tay chéo lên trên phần tim dùng cả sức thân người ấn cho lồng ngực nén xuống từ 3 - 4cm làm như vậy 60 - 80 lần/phút. _______________________________________________________________. Bài 4. ĐẶC ĐIỂM MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. VẬT LIỆU DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. -. 1) 2) -. 1) -. a). I. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN : 1. Do điện giật : Những sự cố tai nạn điện giật xảy ra rất nhanh và nguy hiểm Để tránh tai nạn điện trong khi lắp đặt và sữa chữa điện cần phải : + Cắt cầu dao trước khi thực hiện công việc . + Trong trường hợp cần phải thao tác khi có điện phải sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ như : Các dụng cụ an toàn lao động ; Các dụng cụ lao động phải có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn ; Khi sũa chữa điện phải dùng bút thử điện để kiểm tra . Khi thực hành lắp điện trong xưởng phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc an toàn lao động . 2) Do các nguyên nhân khác : Chú ý đảm bảo an toàn khi làm việc ở trên cao , sử dụng một số dụng cụ cơ khí như khoan tay , đục .. II- Đặc điểm mạng điện sinh hoạt : Khái niệm : Là mạng điện một pha , nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị , đồ dùng điện và chiếu sáng . Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt : Mạng điện sinh họat thường có trị số điện áp là 127V và 220V . Cuối nguồn điện áp bị giảm do tổn thất trên đường dây . Nên dùng MBA để điều chỉnh Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh . Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp , còn các mạch nhánh rẽ từ đường dây chính được mắc song song để có thể điều khiển độc lập và là mạch phân phối điện tới các đồ dùng điện . Các thiết bị điện , đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp . Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường , điều khiển , bảo vệ như : công tơ điện , cầu dao , cầu chì hoặc áp tô mát và các vật liệu cách điện bằng gỗ , ống ghen , nhựa .. Trên cơ sở những đặc điểm chung như trên nhưng với yêu cầu sử dụng điện khác nhau thì mỗi mạng điện có những thiết kế khác nhau . III- Dây cáp và dây dẫn điện : -Để truyền tải và phân phối điện năng người ta dùng dây cáp và dây dẫn điện . Dây dẫn điện : Cấu tạo : Gồm lõi dẫn điện bằng kim loại bọc ngoài là lớp vỏ cách điện và có loại dây còn có thêm lớp vỏ bảo vệ cơ học Phân loại : Có nhiều loại dây dây dẫn điện : + Dựa vào lớp vỏ : dây trần và dây bọc . + Theo vật liệu làm lõi : dây đồng , dây nhôm , dây nhôm lõi thép . + Dựa vào số lõi : dây 1 lõi , dây 2 lõi , dây lõi 1 sợi , dây lõi nhiều sợi . Dây trần :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) 2) -. Dây trần một sợi bằng đồng được chế tạo bằng cách cán kéo đồng thành sợi và được gọi là dây đồng cứng . Dây trần nhiều sợi bằng nhôm : được sử dụng rộng rãi , để tăng độ bền người ta chế tạo dây nhôm lõi thép . Dây bọc cách điện : Cấu tạo : gồm phần lõi và phần vỏ cách điện . Lõi là dây đồng hoặc nhôm , vỏ cách điện thường làm bằng cao su lưu hóa hoặc chất cách điện tổng hợp có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng . Có nhiều loại khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng . Dây cáp điện : Khái niệm : Là loại dây dẫn điện có một hai hay nhiều sợi được bện chắc chắn với nhau trong vỏ bọc bảo vệ chung , chịu được lực kéo lớn . Phân loại , cấu tạo và phạm vi sử dụng một số loại cáp : + Khi điện áp dưới 1000V và không chịu lực cơ giới trực tiếp thường dùng loại cáp không có vỏ bảo vệ cơ học , chỉ có vỏ cách điện . + Cáp có vỏ bảo vệ dùng cho điện áp trên 1000V dùng ở nơi có nguy cơ nổ , chịu những tác động cơ học trực tiếp . Loại cáp này còn được dùng trong những trường hợp phải chịu lực kéo lớn như những nơi có độ dốc cao . IV- Vật liệu cách điện : -Vật liệu cách điện dùng để cách ly các phần dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác . - Yêu cầu của vật liệu cách điện : độ bền cách điện cao , chịu nhiệt tốt , chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao . - Một số vật liệu cách điện thường được dùng trong mạng điện sinh hoạt như : sứ , gỗ, cao su lưu hóa , chất cách điện tổng hợp .. Các chất cách điện này được dùng làm vật liệu để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn , puly , kẹp sứ , đế cầu chì , vỏ công tắc ... Bài 5: VẬT LIỆU DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT I. DÂY CÁP VÀ DÂY DẨN ĐIỆN: 1. Dây dẩn điện: Cấu tạo: Gồm võ dẩn điện bằng kim loại, bọc ngoài là lớp võ cách điện và có loại dây dẩn còn có thêm lớp võ bảo vệ cơ học. aDây trần: Dây trần một sợi dây bằng đồng được chế tạo bằng cách cán, kéo đồng thành sợi và gọi là dây đồng cứng. Nhôm dẩn điện kém hơn đồng nhưng khối lượng riêng nhỏ hơn, giá thành rẽ nên được sữ dụng rộng rãi, để nâng cao độ bền cho dây nhôm người ta chế tạo dây nhôm lõi thép. bDây bọc cách điện: Cấu tạo: Gồm phần lõi và phần võ cách điện. Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm. Võ cách điện thường làm bằng đồng hoặc cao su lưu hoá hoặc chất cách điện tổng hợp có màu sắc khác nhau để phân biệt khi sữ dụng. Dây bọc cách điện được chế tạo thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo yêu cầu sữ dụng. 2. Dây cáp điện: Là loại dây điện có một hay nhiều sợi được bện chắc chắn và được cách điện với nhau trong võ bảo vệ chung, chịu được lực kéo lớn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khi điện áp dưới 1000V và không chịu lực cơ giới trực tiếp thường dùng loại cáp không có võ bảo vệ cơ học, chỉ có võ cách điện. Cáp có vỏ bảo vệ dùng cho điện áp trên 1000V dùng ở nơi có nguy cơ nổ, chịu những tác động cơ học trực tiếp... Loại cáo này thường được dùng trong những trường hợp phải chịu lực kéo lớn như những nơi có độ dốc cao. II. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN: Vật liệu cách điện thường được dùng để cách li các phần dẩn điện với nhau và giữa phần dẩn điện với phần không mang điện khác. Yêu cầu của vật liệu cách điện: độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao. Một số vật liệu cách điện thường được dùng trong mạng điện sinh hoạt như: sứ, gổ, cao su lưu hoá...Các chất cách điện này được dùng làm vật liệu để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẩn: puli, kẹp sứ, cầu chì, võ công tắc. ________________________________________________________________________ Bài 6 THỰC HÀNH NỐI NỐI TIẾP VÀ NỐI PHÂN NHÁNH DÂY DẪN ĐIỆN NỘI DUNG THỰC HÀNH 1) Yêu cầu đối với mối nối:. - Dẫn điện tốt : điện trở mối nối nhỏ , diện tích tiếp xúc đủ lớn , mối nối phải chặt . - Có độ bền cơ học cao - An toàn điện - Đảm bảo về mặt kỹ thuật : gọn và đẹp 2)Nối dây lõi một sợi : Thực hiện hai mối nối phổ biến : nối nối tiếp và nối phân nhánh a)Nối nối tiếp : Các bước thực hiên : - Bóc vỏ cách điện : Dùng kìm hoặc dao nhưng không được cắt vào lõi . Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc phụ thuộc vào đường kính dây dẫn ( khoảng từ 15 - 20 lần đường kính dây dẫn ) để mối nối đủ chắc . Có hai cách bóc : + Bóc cắt lệch : Cầm dao theo tư thế gọt bút chì , đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc 1 góc 30 độ . Đối với dây có tiết diện nhỏ , nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện . + Bóc phân đoạn : Dùng cho dây có hai lớp cách điện . Lớp cách điện ngoài cắt lệch với lớp trong khoảng 8-10 mm . - Cạo sạch lõi : Dùng giấy ráp cạo sạch lớp men cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt . - Uốn gập lõi : Chỗ uốn phải có bán kính cong thích hợp và chia đoạn lõi thành hai phần : phần trong chứa khoảng 6 vòng , phần ngoài đủ quấn 5-6 vòng . - Vặn xoắn : Móc hai lõi vào nhau tại chỗ uốn gập , giữ đúng vị trí rồi xoắn dây vào nhau 23 vòng , sau đó vặn xoắn lần lượt từng đầu dây này vào thân dây kia khoảng từ 5-6 vòng chặt và đều . - Xiết chặt : Dùng hai kìm cặp các vòng ngoài cùng và vặn ngược chiều nhau . Sau đó mối nối phải được quấn băng cách điện để đảm bảo an toàn . - Kiểm tra sản phẩm : Mối nối chặt , gọn , sáng và các vòng dây quấn đều và đẹp . Triển khai thực hành : b)Nối phân nhánh : - Dây dẫn điện nối từ đường dây trục chính ra gọi là dây nhánh , chỗ nối giữa đường dây chính và dây nhánh gọi là mối nối phân nhánh , tiết diện dây chính và dây nhánh có thể khác nhau . Các bước thực hiện : - Thứ tự thực hiện các bước bóc vỏ cách điện , cạo sạch lõi như trường hợp nối nối tiếp ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -. Sau đó đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau . Dùng tay quấn dây nhánh lên dây chính . Dùng kìm xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa . mối nối đã hoàn thành . Kiểm tra sản phẩm . Triển khai thực hành : 3)Nối dây lõi nhiều sợi : Thực hiện hai mối nối phổ biến : Nối nối tiếp và nối phân nhánh . a) Nối nối tiếp : - Thư tự tiến hành tương tự như nối nối tiếp dây lõi một sợi , nhưng khi bóc vỏ cách điện cần hết sức cẩn thận để không làm đứt một sợi dây nào , khi cạo sạch phải làm sạch từng sợi . - Lồn lõi : Xòe đều hai đoạn lõi thành hình nan quạt , cắt sợi dây trung tâm khoảng 40 mm , lồng hai lõi vào nhau để chó các sợi đan chéo nhau . - Vặn xoắn : Lần lượt quấn và miết đều những sợi của lõi dây này lên lõi của dây kia , quấn khoảng 3 vòng thì cắt bỏ đoạn dây thừa . Trong lúc quấn phải chú ý về mặt kỹ thuật , vì nối không đều hoặc lỏng thì sẽ không thế sữa chữa được . - Kiểm tra sản phẩm : Mối nối phải đạt được các yêu cầu chặt , chắc chắn , đều và đẹp . b) Nối phân nhánh : - Thứ tự thực hiện các bước bóc vỏ cáh điện và làm sạch lõi như trên . - Nối dây : Tách lõi phân nhánh thành hai phần bằng nhau . Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và lần lượt vặn xoắn từng nữa lõi dây nhánh về hai phía của dây chính khoảng từ 3-4 vòng , cắt bỏ dây thừa . Chiều quấn của hai phía ngược chiều nhau .       THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN Ở HỘP NỐI DÂY 1) Nối dây dẫn điện ở hộp nối dây : Trình tự các bước thực hiện : a) Bóc vỏ cách điện : - Dùng dao hoặc kìm cắt bỏ lớp vỏ cách điện ở đoạn đầu dây một khoảng bằng chu vi của vít cộng với 20-30mm (đối vơi khuyên kín ) , hoặc bằng chu vi của vít cộng thêm 3-5mm ( khuyên hở) . b)Làm sạch lõi : - Dùng giấy ráp làm sạch lõi . Với lõi nhiều sợi trong một số trường hợp cần tẩm thiếc cho cứng để đảm bảo yêu cầu của mối nối . Lớp thiếc phải bám chắc , mỏng đều và láng bóng . c)Làm đầu nối : - Làm khuyên kín : Dùng kìm đầu tròn uốn lõi thành hình vòng khuyên . Đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kín vít một chút . Sau khi uốn đủ vòng , đầu lõi được xoắn từ 1-2 vòng vào lõi dây . Chiều uốn của vòng khuyên cùng chiều xiết chặt của vít . - Làm khuyên hở : tương tự như làm khuyên kín , đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít . - Làm đầu nối thẳng : Nếu nối bằng lỗ có vít (hốc vít ) thì làm đầu nối thẳng . Độ dài cần bóc của đầu nối thẳng dài hơn chiều sâu của lỗ một chút . Nếu lỗ quá lớn thì gập đôi đầu lõi . d)Nối dây : Sau khi làm đầu nối đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng đệm rồi dùng bu lông hoặc đai ốc vặn chặt vít lại . + Nối bằng vít + Nối bằng hộp nối dây e) Kiểm tra đánh giá sản phẩm :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Triển khai thực hành : * Thực hiện mối nối với cầu chì : + Bóc vỏ cách điện : Độ dài cần bóc dài hơn chiều sâu của lỗ một chút . Thực hiện đối với dây lõi 1 sợi . + Làm sạch lõi + Nối dây : Đút đầu nối vào hốc vít , sau đó dùng tua vít xiết chặt lại .  Thực hiện mối nối đối với ổ điện : + Bóc vỏ cách điện : Thucự hiện với dây lõi 1 sợi chú ý cách tính chiều dài đoạn bóc vỏ + Làm sạch lõi : Dùng giấy ráp + Làm đầu nối : Làm khuyên hở ,dùng kìm mỏ tròn để nối . Chú ý làm vừa sít với đường kính của vít . + Nối dây : Đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng đệm rồi xiết chặt . Chú ý chiều của vòng khuyên cùng chiều xiết chặt của vít .  Thực hiện mối nối đối với phích cắm : + Bóc vỏ cách điện : Thực hiện đối với dây 2 lõi , lõi nhiều sợi . Chú ý đừng để đứt dây . + Làm đầu nối : Làm khuyên kín . + Nối dây : Đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng đệm rồi xiết chặt , cắt bỏ dây thừa . Chú ý chiều của vòng khuyên .  Kiểm tra đánh giá sản phẩm : + Cho HS kiểm tra lại tất cả các sản phẩm . + HS nộp lại sản phẩm . + GV đánh giá , nhận xét sản phẩm của HS . 2) Hàn và cách điện mối nối : a) Hàn mối nối : Trình tự các bước thực hiện : + Đánh bóng mối nối bằng giấy ráp để làm sạch tạp chất và ôxít đồng bên ngoài , làm cho mối nối chắc chắn . + Láng nhựa thông : Giúp mối hàn không bị ôxy hóa vì quá nhiệt , đồng thời giúp vật liệu hàn dễ chảy trên mặt mối hàn . + Dùng vật liệu hàn để hàn : Vật liệu hàn thường là hợp kim thiếc có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2000 . b) Cách điện mối nối : - Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây điện có hình dáng cũ và đảm bảo an toàn điện . Phương pháp cách điện : lồng ống ghen hoặc quấn băng cách điện . 3) Triển khai thực hành : a) Hàn mối nối : + Phát mỏ hàn , thiếc hàn , nhựa thông cho từng học sinh . + Tiến hành các bước hàn như hướng dẫn . + Yêu cầu : Lớp thiếc phải bám chắc , mỏng đều và láng bóng . b) Cách điện mối nối : + Cách điện bằng băng dính + Cách điện bằng ống ghen BÀI 9: CÁC DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN I- Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện : 1)Thước : - Dùng đo chiều dài , khoảng cách cần lắp đặt điện . - Các loại thước : Thước xếp , thước cuộn... 2)Panme : Khi cần đo chính xác đường kính dây điện ( tới 1/100mm) 3)Thước cặp : + Dùng đo kích thước bao ngoài của một vật hình cầu , hình trụ , kích thước các lỗ và.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> +. + + + + + + + + + +. chiều sâu của các lỗ bậc . Cách đo : Đặt thước vuông góc với vật cần đo , chỉnh hai má thước ( má trong đo kích thước bao ngoài , má ngoài đo lỗ ) tiếp xúc vừa phải với vật đo . Vạch 0 trên má kẹp di động sẽ chỉ số đo được trên thân thước . 4)Búa nhổ đinh : Dùng đóng và nhổ đinh . 5)Cưa sắt : Dùng cưa cắt những ống nhựa và kim loại . 6)Tua vít : Dùng để tháo lắp các ốc vít . Các loại tua vít : dẹt , chấu . 7) Đục : Dùng cắt kim loại , đục tường đặt dây dẫn 8) Kìm các loại : Dùng cắt dây điện , tuốt dây , giữ dây khi nối . Các loại kìm : Kìm cắt , kìm mỏ nhọn , kìm tuốt dây . 9)Khoan : Dùng khoan lỗ trên gỗ , kim loại và bê tông để lắp đặt thiết bị và đi dây . Các loại khoan : Khoan điện cầm tay , khoan tay 10) Mỏ hàn điện : Dùng để hàn mối nối các chi tiết . Các loại mỏ hàn : Mỏ hàn điện trở , mỏ hàn xung .. BÀI 10: THỰC HÀNH : SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN Thực hành : 1)Sử dụng thước cặp và panme : a) Thước cặp : + Đo đường kính dây dẫn : Dùng 1 lõi dây , hướng dẫn cách đo , đọc kích thước . + Đo kích thước lỗ : Dùng 1 đai ốc , hướng dẫn cách đo , đọc kích thước . + Đo chiều sâu lỗ : Dùng 1 miếng gỗ đã được khoan lỗ sẵn , dùng thước cặp để đo chiều sâu lỗ , đọc kích thước . b) Pan me : + Dùng pan me đo lại đường kính dây dẫn đã đo bằng thước cặp ở trên so sánh hai kích thước . 2)Vạch dấu : 3) Khoan các lỗ : + Tiến hành khoan lỗ không xuyên bằng mũi khoan có dường kính 2mm và lỗ khoan không xuyên bằng mũi khoan có đường kính 5 mm . + Hoặc có thể dùng khoan tay để làm . 4) Kiểm tra : Kiểm tra lại toàn bộ theo bản vẽ các vị trí và chất lượng lỗ khoan . 5) Tổng kết thực hành : ________________________________________________________________ BÀI 11: MỘT SỐ KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT 1) Cầu dao : a) Khái niệm : là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện trực tiếp bằng tay đơn giản nhất , được sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 220V(điện 1 chiều ) và đến 500V(Xoay chiều ).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) + + + c) + + + d) e) 2) a) b) + + c) d). e) 3). c) + + + d) e). a) b) + + + + +. Phân loại : Tùy theo cách chia : Theo số pha có : 1 pha và 3 pha Theo nhiệm vụ có : đóng cắt và đổi nối Theo điện áp định mức có : 250V và 500V Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận chính : Bộ phận tiếp điện động Bộ phận tiếp điện tĩnh Vỏ Nguyên lý làm việc : Khi hai bộ phận tiếp điện tiếp xúc với nhau thì mạch điện được nối . Khi chúng tách rời nhau thì mạch điện bị cắt . Cách sử dụng : được lắp ở đường dây chính sau công tơ điện dùng để đóng cắt toàn bộ mạng điện Áptômát :( Cầu dao tự động ) Khái niệm : Là khí cụ điện dùng để đóng và tự động cắt mạch điện , bảo vệ quá tải , ngắn mạch , sụt áp ... Phân loại : có nhiều loại tùy theo cách chia : Theo số pha có : 1 pha , 2 pha , 3 pha Theo công dung có : Áptômát dòng điện cực đại , áp tô mát điện áp thấp . Cấu tạo : như tranh vẽ Nguyên lý làm việc : Ở trang thái bình thường , sau khi đóng điện , áptômát được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng 5 . Khi mạch điện qúa tải hay ngắn mạch , nam châm điện sẽ hút phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1 , cần 5 được tự do . Kết quả các tiếp điểm của áptômát được mở ra dưới tác dụng của lực lò xo 6 , mạch điện bị ngắt . Cách sử dụng : Được lắp ở đường dây chính , sau công tơ điện Cầu chì : a) Khái niệm : Là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch . b) Phân loại :Có nhiều loại : Cầu chì hộp , cầu chì ống , cầu chì nắp vặn , cầu chì nút ... Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận : Chốt giữ dây dẫn : Làm bằng đồng được bắt chặt vào vỏ và dây chảy . Dây chảy thường là dây chì tròn ( có thể bằng nhôm , đồng ) tiết diện được chọn theo giá trị của dòng điện cực đại Vỏ : thường làm bằng sứ cách điện có ghi điện áp và dòng điện định mức . Đế cầu chì được bắt chặt vào bảng điện Nguyên lý làm việc : Khi có hiện tượng ngắn mạch dây chảy bị đứt cắt mạch điện Cách sử dụng : Dây chảy của cầu chì được nối nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ . Khi lắp đặt mạng điện cần phải tính toán đảm bảo cầu chì mạch chính có tiết diện lớn hơn cầu chì mạch nhánh . 4) Công tắc điện : Khái niệm : Là khí cụ điện dùng để đóng ngắt dòng điện bằng tay đối với mạch điện công suất nhỏ , được sử dụng ở điện áp 1 chiều đến 440V và xoay chiều đến 500V . Phân loại : Có nhiều loại : Theo số chỗ nối có : Công tắc đơn , công tắc kép ... Theo bộ phận tác động có : công tắc gạt , công tắc xoay , công tắc ấn ... c) Cấu tạo : Có 3 bộ phận chính : Bộ phận tác đông : làm bằng nhựa hoặc sứ Bộ phận tiếp điện gồm phần động và phần tĩnh , làm bằng đồng , đôi khi có thêm lò xo . Vỏ : làm bằng nhựa hoặc sứ để cách điện và bảo vệ phần dẫn điện ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> d) Nguyên lý làm việc : Nhờ bộ phận tác động có thể thay đổi vị trí của bộ phận tiếp điện động để đóng hoặc cắt mạch điện . e) Cách sử dụng : Công tắc điện được mắc ở dây pha , sau cầu chì , trước phụ tải và thường đặt cố định trên bảng điện 5) Ổ điện : a) Khái niệm : Là thiết bị điện dùng để lấy điện . Ổ điện giữ vai trò của nguồn điện . b) Phân loại : có nhiều loại : + Theo chỗ lấy điện có : 1 chỗ lấy điện , nhiều chỗ lấy điện + Theo hình dáng lỗ có : lỗ tròn , lỗ dẹt ... c) Cấu tạo : Có 2 bộ phận chính : + Vỏ : làm bằng sứ hoặc nhựa + Bộ phận tiếp điện : Bằng đồng có vít giữ đầu dây dẫn điện . d) Cách sử dụng : Thường lắp cố định trên bảng điện , là chỗ lấy điện vào đồ dùng điện . 6) Phích điện : a) Khái niệm : Là thiết bị điện dùng để lấy điện từ ổ điện . b) Phân loại : có nhiều loại như : tháo được , không tháo được , chốt cắm tròn , vuông , dẹt ... c) Cấu tạo : Có 2 bộ phận chính : + Thân : bằng nhựa hoặc sứ , có lỗ để lắp chốt tiếp điện và lỗ để luồn dây điện . + Chốt tiếp điện : bằng đồng , 1 đầu nối với dây dẫn , 1 đầu cắm vào ổ điện . Sử dụng : Dùng nối với dây dẫn đưa điện từ ổ điện vào đồ dùng điện . BÀI 12: LẮP ĐẶT DÂY DẪN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT + + + +. -. I. LẮP ĐẶT KIỂU NỔI DÙNG ỐNG LUỒN DÂY Đặc điểm : Được dùng nhiều trong mạng điện gia đình . Cách lắp đặt này đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật và cũng tránh được tác động xấu của môi trường. Đường ống được đặt nổi song song với vật kiến trúc . Các loại ống : Ống tròn PVC hoặc ống bọc tôn , ống vuông có nắp đậy . Các loại phụ kiện đi với ống : Ống nối chữ T , ống nối chữ L , vòng ốp . Việc lắp đặt mạng điện nổi gồm 3 bước : Vạch dấu định vị , lắp đặt và đi dây . 1. Vạch dấu : - Dựa vào sơ đồ lắp đặt mạng điện vạch dấu các điểm lắp đặt bảng điện , thiết bị điện lên mặt tường , trần nhà ... a. Vạch dấu vị trí đặt bảng điện. Dùng thước đo từ mặt đất lên mép bảng điện khoảng 1,3 m đến 1,5 m cách mép tường cửa ra vào 20 cm b. Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện Đặt bảng điện lên vị trí đã vạch , dùng bút chì đánh dấu chu vi bảng điện , đánh dấu 4 lỗ vuông bắt vít vào 4 góc bảng điện vặn vít c. Vạch dấu điểm đặt các thiết bị. Đặt thiết bị lên và dùng bút chì để vạch dấu. d. Vạch dấu đường đi dây và dọc theo đường đi đánh dấu các điểm đặt vòng ốp dây . 2. Lắp đặt Bắt vít vào nêm gỗ đặt chìm trong tường hay bắt trên bu lông , côngxon đã được chèn sẵn vào tường , dùng quả nở để bắt vít cho chắc chắn . Lắp bảng điện và các phụ kiện giá lắp thiết bị điện ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>  1) 2) 3) -. Đi dây trong ống luồn dây : Các ống được cố định trên tường hay trần nhà nhờ vòng ốp . Dây dẫn đặt trong ống phải là dây có bọc cách điện , tiết diện dây dẫn luồn không vượt quá 40% tiết diện ống . Không luồn dây khác điện áp vào chung 1 ống . Không được nối dây trong đường ống , phái nối dây tại hộp nối dây . Nên luồn dây vào ống trước khi lắp cố định đường ống lên tường . II- LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN KIỂU NỔI TRÊN PULi SỨ VÀ SỨ KẸP : Đặc điểm : được áp dụng ở những nơi ẩm ướt , ngoài trời, dưới mái che và đòi hỏi không bị những tác động cơ học phá hỏng dây dẫn . Các công đoạn : Vạch dấu , định vị , lắp đặt và đi dây . Công đoạn vạch dấu , định vị , và lắp đặt tương tự như kiểu nối dùng ống luồn dây . Đi dây trên puli sứ : Dây dẫn được cố định trên puli đầu tiên , sau đó căng thẳng và cố định ở puli tiếp theo như vậy cho đến puli cuối cùng . Để dây dẫn được ổn định cần buộc vào puli bằng một dây đồng hay dây thép nhỏ . Có 2 cách : Buộc đơn và buộc kép . Đi dây trên kẹp sứ : Cho dây dẫn vào rãnh đặt dây , dùng tua vít vặn chặt đinh vít . Dùng cán tua vít vuốt thẳng dây dẫn , lắp tiếp vào kẹp sứ thứ 4 , sau đó quay lại lắp tiếp vào kẹp sứ thứ 2 và thứ 3 , làm như vậy việc lắp đặt sẽ nhanh , đường dây thẳng . Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt dây dẫn trên puli sứ và kẹp sứ : Đường dây phải sông với vật kiến trúc , cao hơn mặt đất 2,5 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm . Khi dây dẫn đổi hướng hoặc giao nhau phải tăng thêm puli hoặc ống sứ . Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm . Tại các điểm ngoặt hoặc rẽ nhánh của dây dẫn phải bắt thêm puli , sứ kẹp ở bên trong . Khoảng cách giữa hai dây dẫn và giữa hai puli hoặc sứ kẹp được tính theo tiết diện dây . III- LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN KIỂU NGẦM : Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong ống , trong các rãnh ngầm trong tường , trần ,sàn bê tông . Cách lắp đặt này đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và cũng tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn Dây dẫn được luồn vào ống thép mạ trong có lót cách điện hoặc ống nhựa . Các ống đặt dây và các hộp đầu dây được cố định vào cốt thép trước khi đổ bê tông . Yêu cầu : Tiến hành lắp đặt trong đièu kiện khô ráo . Phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống . Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sáu này , nhưng không vượt quá 40% tiết diện ống . Bên trong lòng ống phải sạch , miệng ống phải nhẵn . Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều , 1 chiều và các đường dây không cùng điện áp vào cùng 1 ống . Bán kính cong của ống khi đặt trong bê tông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống . Để đảm bảo an toàn điện , tất cả các ống (kim loại ) đều phải nối đất . MỘT SỐ SƠ ĐỒ CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> . -. + + + a. b.. + +. (SƠ ĐỒ ĐƠN GIẢN) I. KHÁI NIỆM VỀ SƠ ĐỒ ĐIỆN. Khái niệm : Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện 1.Một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện : - Trong sơ đồ điện người ta sử dụng các ký hiệu để biểu diễn mạch thực tế . - Khi vẽ sơ đồ điện , người ta thường sử dụng các ký hiệu quy ước là những hình vẽ được tiêu chuẩn hóa để biểu diễn dây dẫn , thiết bị điện , đồ dùng điện , cách đi dây ... 2. Phân loại sơ đồ điện : Có nhiều loại sơ đồ điện nhưng trong mạch điện sinh hoạt thường sử dụng 2 loại sơ đồ phổ biến : a) Sơ đồ nguyên lý : - Là loại sơ đồ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp , cách lắp ráp ... của các phần tử của mạng điện . - Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện , các thiết bị điện và xây dựng sơ đồ lắp đặt . b) Sơ đồ lắp đặt : - Là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt , cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện . Sơ đồ lắp đặt được dùng khi dự trù vật liệu , lắp đặt sữa chữa mạch điện và các thiết bị điện . Từ một sơ đồ nguyên lý có thể xây dựng được một số sơ đồ lắp đặt , trong đó phải chọn một sơ đồ tối ưu . II- MỘT SỐ SƠ ĐỒ MẠNG ĐIỆN SINH HỌAT : 1. Mạch bảng điện : a. Mạch bảng điện chính : - Mạch bảng điện chính lấy điện từ sau công tơ qua máy biến áp điều chỉnh rồi đến các bảng điện nhánh để cung cấp tới các đồ dùng điện . - Cầu dao đổi nối trong bảng điện chính có chức năng giúp cho mạng điện trong nhà có thể lấy điện qua máy biến áp khi điện áp của mạng thấp hơn định mức hoặc lấy thẳng từ mạng điện cung cấp . - Bảng điện chính được quy định chung 1 cấp điện áp . Nếu muốn lấy nguồn với điện áp khác thì dùng ổ lấy điện riêng qua máy biến áp . b. Mạch bảng điện nhánh : Có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp tới các đồ dùng điện ỏ xa bảng điện chính . Các khí cụ và thiết bị điện được lắp trên bảng điện nhánh phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng . Cở dây chảy cầu chì bảng điện nhánh phải nhỏ hơn bảng điện chính . 2. Một số mạch đèn chiếu sáng : Mạch điện gồm một cầu chì , một công tắc điều khiển một bóng đèn . Sơ đồ mắc 2 cầu chì , 1 ổ điện , 2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn . c. Mạch công tắc ba cực : Một công tắc 3 cực điều khiển 2 mạch điện : Mạch này dùng để chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 cụm đèn - Hai công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn : Mạch này dùng để chiếu sáng cho hành lang cầu thang , buồng ngủ . Hai công tắc được bố trí 2 nơi điều khiển 1 bóng đèn . d. Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu hai , ba đầu dây : Chấn lưu hai đầu dây : Chấn lưu ba đầu dây : 3. Mạch quạt trần : 4. Mạch chuông điện :.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span> THỰC HÀNH LẮP MẠCH MỘT ĐÈN SỢI ĐỐT Yêu cầu : - Vẽ được sơ đồ lắp đặt bảng điện gồm : 1 cầu chì , 1 ổ cắm , 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn . - Biết cách lập kế hoạch cho công việc lắp đặt mạch điện . - Lắp đặt được bảng điện gồm : 1 cầu chì , 1 ổ cắm , 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn . - Làm việc nghiêm túc,chính xác,khoa học,an toàn 2) Chuẩn bị : - Vật liệu : Bảng điện cầu chì, công tắc, bóng đèn sợi đốt dây dẩn, giấy ráp . - Dụng cụ : Kìm các loại , tua vít , thước lá . 3)Nội dung thực hành : a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý : b) Vẽ sơ đồ lắp đăt : + c) Thống kê các thiết bị điện và vật liệu d) Lắp đặt mạch điện : + Vạch dấu vị trí các thiết bị điện + Láp mạch chính.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Lắp mạch nhánh + Bọc cách điện các mối nối. e) Kiểm tra mạch điện : - Nối mạch điện vào nguồn điện Triển khai thực hành + Phát vật liệu cho HS Theo đề bài gồm :1 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc, 1 bóng đèn, dây xúp . + Yêu cầu HS phải bám sơ đồ lắp đặt để thực hành . + Hướng dẫn HS thứ tự thực hiện các bước 1) Vạch dấu : 2) Lắp đặt dây dẫn và khí cụ điện : 3) Kiểm tra mạch điện : 4) Đánh giá sản phẩm : - Cho HS nộp sản phẩm và đánh giá cho điểm đối với từng sản phẩm theo các yêu cầu trên .. __________________________________________________________ THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐÈN CẦU THANG. THỰC HÀNH: LẮP MẶCH ĐÈN HUỲNH QUANG.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + + + + + + +. + + + +.   . BÀI 18: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP(T1) I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP 1/ Khái niệm: Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh , làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ ,dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyến tần số . Máy tăng áp Máy giảm áp 2/ Công dụng : Sử dụng rộng rải trong sinh hoạt Truyền tải và phân phối điện năng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ Truyền tải điện đi xa Nâng điện áp Giảm dòng điện 3/ Phân loại: Có nhiều cách phân loại khác nhau : * Theo công dụng Máy biến áp điện lực: được dùng trong truyền tải và phân phối điện năng Máy biến áp điều chỉnh loại công suất nhỏ được dùng phổ biến trong gia đình Máy biến áp công suất nhỏ dùng cho các thiết bị đóng cắt , các thiết bị điện tử và dùng trong gia đình . Các máy biến áp đặc biệt : Máy biến áp đo lường ,máy biến áp dùng làm nguồn cho lò luyện kim hoặc dùng chỉnh lưu điện phân , máy biến áp hàn điện , máy biến áp dùng để thí nghiệm . Theo số pha của dòng điện được biến đổi : máy biến áp 1 pha , máy biến áp 3 pha . Theo vật liệu làm lõi : máy biến áp lõi thép và máy biến áp lõi không khí Theo phương pháp làm mát : Làm mát bằng không khí và làm mát bằng dầu II. CẤU TẠO MÁY BIẾN ÁP 1) Lõi thép : - Được chế tạo bằng thép kỹ thuật điện có nhiệm vụ làm mạch dẫn từ , đồng thời làm khung quấn dây . - Thép kỹ thuật điện là thép hợp kim có thành phần si líc ,được cán thành các lá thép có độ dày 0,3; 0,35; 0,5 mm , có lớp cách điện . Tính chất của thép kỹ thuật điện thay đổi theo hàm lượng Silíc , nếu hàm lượng silíc càng nhiều thì tổn thất càng ít nhưng dễ gãy . - Lõi thép được chia làm hai loại : Kiểu lõi (Kiểu trụ) và kiểu bọc ( kiếu vỏ) 2) Bộ phận dẫn điện ( dây quấn ) : Làm bằng dây đồng mềm , có độ bền cơ học cao , khó đứt dẫn điện tốt . - Dây quấn nối với nguồn nhận năng lượng vào gọi là dây quấn sơ cấp - Dây quấn nối với phụ tải , cung cấp điện cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp - Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp không nối điện với nhau , nhưng có liên hệ với nhau về từ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3)Vỏ máy : - Thường được làm bằng kim loại để bảo vệ máy . Ngoài ra vỏ máy còn làm giá lắp đồng hồ đo , bộ phận chuyển mạch ... 4) Vật liệu cách điện của máy biến áp : + -Làm nhiệm vụ cách điện giữa các vòng dây với nhau , giữa dây quấn và lõi thép , giữa phần dẫn điện và phần không làm nhiệm vụ dẫn điện . + Tuổi thọ của máy biến áp phụ thuộc nhiều vào chất cách điện . Nếu cách điện không tốt sẽ gây sự cố cho máy biến áp Nhưng cách điện quá mức sẽ tăng kích thước máy và tăng giá thành . + Vật liệu cách điện trong máy biến áp công suất nhỏ gồm : Giấy cách điện ,4 Vải thủy tinh vải bông , sơn cách điện ... 5) Các số liệu định mức của máy biến áp : a) Công suất định mức : Sđm : Là công suất toàn phần đưa ra ở dây quấn thứ cấp máy biến áp , đơn vị : vôn-ampe (VA) hoặc bội số : KVA(Kilôvôn ampe) b) Điện áp sơ cấp định mức : U1đm : Là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng vôn (V) hoặc KV - Dòng điện sơ cấp định mức I1đm : Là dòng điện của dây quấn sơ cấp ứng với công suất và dòng điện định mức , có đơn vị là A(am pe) hay KA c) Điện áp thứ cấp định mức : U2đm : Là điện áp dây quấn thứ cấp tính bằng vôn (V) hay KV(Ki lô vôn) - Dòng điện thứ cấp định mức I2đm : Là dòng điện của dây quấn thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức tính bằng A(am pe) hay KA(Ki lô am pe) Giữa công suất , điện áp và dòng điện định mức có quan hệ : Sđm = U1đm . I1đm = U2đm . I2đm Máy biến áp khi làm việc không được phép vượt quá các trị số định mức ghi trên nhãn máy .. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP(T2) II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY BIẾN ÁP1/ Hiện tượng cảm ứng điện từ : + Nếu cho dòng điện đi qua cuộn dây nó sẽ sinh ra một từ trường biến đổi . Ta đặt cuộn dây (khép kín) thứ hai trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì ở cuộn dậy thứ hai sẽ sinh ra một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng + Dòng điện này cũng biến đổi tương tự như dòng điện sinh ra nó . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ . + Hai cuộn dây đặt càng sát nhau thì mức độ cảm ứng điện từ càng mạnh . Mức độ tăng lên rất mạnh khi ta quấn cả hai cuộn dây trên cùng một lõi thép , nhất là lõi thép khép kín . Nguyên tắc làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ này . 2) Nguyên lý làm việc của máy biến áp : Máy biến áp gồm cuộn sơ cấp có N1 vòng dây , cuộn thứ cấp có N2 vòng dây được quấn trên 01 lõi thép khép kín - Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1,dòng điện I1 chạy trong cuộn dây sơ cấp sẽ sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên . Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm úng E2 tỷ lệ với số vòng dây N2 , đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động tự cảm E1 tỷ lệ với số vòng dây N1 . Nếu bỏ qua tổn thất điện.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + + + + + +. áp thì ta có : U1 E1 và U2 E2 Do đó : U1 E1 N1 U2 E2 N2 Trong đó U1 và U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp máy biến áp (V) ; N1 và N2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp ; k là tỷ số biến đổi của máy biến áp ( Tỷ số biến áp ) Máy biến áp có k>1 ( U1>U2) gọi là máy biến áp giảm áp Máy biến áp có k<1 ( U1<U2) gọi là máy biến áp tăng áp Công suất nhận từ nguồn là : P1= U1.I1 Công suất máy biến áp cấp cho phụ tải : P2=U2.I2 P1 và P2 là công suất toàn phần được dùng để tính lõi thép máy biến áp , có đơn vị là vôn - am pe (VA) Bỏ qua tổn hao ta có : P1=P2 U1.I1 = U2.I2 hoặc U1/U2 = I2/I1= k Tức là tăng điện áp k lần thì đồng thời làm giảm dòng điện k lần . Máy biến áp công suất nhỏ dùng trong gia đình thường làm quấn dây kiểu tự ngẫu . Khi điện áp cung cấp ( sơ cấp ) thay đổi , muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi người ta thường thay đổi số vàng dây quấn sơ cấp III- ỔN ÁP : - Ổn áp thực chất là một máy biến áp tự ngẫu dùng trong gia đình . Khi điện áp cung cấp ( sơ cấp ) thay đổi muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi người ta thay đổi số vòng dây quấn sơ cấp III. MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ TÍNH TOÁN MÁY BIẾN ÁP 1) Tìm điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp 1 máy biến áp khi biết số vòng dây quấn sơ cấp bằng 1600 vòng , số vòng dây thứ cấp bằng 800 vòng và điện áp thứ cấp là 110 V. Tóm tắt : + Cho biết : N1 = 1600 vòng N2 = 800 vòng ; U2 = 110 V + Tính : U1 = ? ( V ) Giải : Từ : U1/U2 = N1/N2 U1 = U2 . N1/N2 = = 110 . 1600/800 = 220 ( V) 2) Cho máy biến áp : , biết U1 = 300V ; U2 = 150 V : N2 = 500 vòng ; Tìm N1 = ? ( vòng ) Giải : N1 = N2. U1/U2 = 500. 300/150 = 1000 ( vòng) 3) Cho máy biến áp , biết U1 = 110 V ; N1 = 600 vòng N2 = 300 vòng ; Tìm U2 = ? (V) Giải : U2 = U1.N2/N! = 110. 300/600 = 55 (V) 4) Cho máy biến áp , biết U1 = 220 V ; U2 = 110 V ; N1 = 1000 vòng ; Tìm N2 = ? ( vòng ) Giải : N2 = N1. U2/U1 = 1000. 110/220 =500 ( vòng ) SỮ DỤNG VÀ BẢO DƯỞNG MÁY BIẾN ÁP DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. SỬ DỤNG MÁY BIẾN ÁP - Máy biến áp là thiết bị làm việc đảm bảo , bền , nếu biết tuân thủ một số quy định khi sử dụng thì tuổi thọ của máy biến áp cao , làm việc đảm bảo hơn . 1/ Điện áp nguồn đưa vào không được lớn hơn điệp áp sơ cấp định mức.Khi đóng điện cần lưu ý nấc đặt của chuyển mạch . 2. Công suất tiêu thụ của phụ tải không được lớn hơn công suất định mức của.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + + +. + + +. + + + + + + + + + + + +. + + + + + + +. máy biến áp . Ngoài ra khi điện áp nguồn giảm quá thấp máy dễ bị quá tải , nếu thấy máy nóng phải giảm bớt tải . 3/ Chổ đặt máy biến áp phải thoáng mát, ít bụi khô ráo, xa nơi hoá chất , không có vật nặng đè lên máy 4. Theo dõi nhiệt độ của máy thường xuyên , thấy hiện tượng lạ phải kiểm tra máy có bị quá tải hay hư hỏng gì không . 5/ Chỉ được phép thay đổi nấc điện áp, lau chùi, tháo lắp hoặc thao tác trên máy biến áp cần chú ý cắt điện để đảm bảo an toàn 6/ Cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ Bảo vệ quá tải Bảo vệ ngắn mạch Chuông hoặc đèn báo hiệu 7/ Thử điện cho máy biến áp : Khi thử điện cần chú ý , điện áp đưa vào dây quấn phải đúng điện áp định mức của dây quấn đó . II. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ: 1. Kiểm tra xác định hư hỏng Sử dụng đồng hồ vạn năng : Chập mạch một số vòng dây Chạm võ Đứt dây 2. Những hư hỏng thường gặp và cách xử lý : - Những hư hỏng nhẹ có thể khắc phục đơn giản và cho máy tiếp tục làm việc - Những hư hỏng lớn như bị cháy, chập nặng thì phải tính toán quấn lại bộ dây quấn dảm bảo các thông số ban đầu a. Hiện tượng hư hỏng Máy không làm việc Máy làm việc nhưng nóng Khi chạy kêu Rò điện ra võ Điện áp vượt quá mức ,Chuông không báo Máy cháy b. Nguyên nhân : Cháy cầu chì , sai điện áp , hở mạch sơ thứ cấp , tiếp xúc chuyển mạch xấu , đứt ngầm dây quấn Quá tải , chập mạch Các lá thép ép không chặt Chạm dây vào lõi thép ,đầu dây ra cách điện kém , chạm vỏ lõi thép , máy quá ẩm rò điện ra lõi thép Tắc te hỏng , cuộn nam châm đứt hoặc khe hở lớn Công suất máy không đủ cấp cho tải . c. Cách xác định hư hỏng sử dụng đồng hồ vạn năng để xác đinh hư hỏng cho máy biến áp d. Cách khắc phục Tháo cầu chì đo kiểm tra Nối hàn dây Tháo ép mạch từ Giảm bớt tải Tẩm sấy cách điện Quấn lại Thay thế sữa chữa.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA PHÂN LOẠI CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ PHẠM VI SỮ DỤNG + + + + + + + + + + +. + + + +. + + + +. + + + +. I. Khái niệm về động cơ điện: Dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay máy công tác Được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực II. Phân loại: 1. Theo kết cấu rô to ĐC rô to lồng sóc ĐC rô to dây quấn 2. Theo kết cấu võ máy Kiểu kín Kiểu hở Kiểy bảo vệ  Kiểu chống nổ 3. Theo số pha ĐC 1 pha ĐC 3 pha 4. Theo phương pháp khởi động Dùng vòng ngắn mạch Dùng tụ và cuộn dây khởi động III. Các loại động cơ 1 pha: 1. Động cơ dùng vòng ngắn mạch Trên cực từ người ta xẻ 1 rảnh đặt 1 vòng đồng dùng để chia từ thông trên cực từ làm hai sinh ra dòng điện cảm ứng trên vòng chập kết hợp với từ thông chính cho ra từ trường lệch tạo lực đẩy rô to Cấu tạo Ưu điểm Nhược điểm 2. Động cơ có cuộn dây phụ nối tiếp với cuộn cảm Tạo lệch pha của từ trường cuộn phụ sao với cuộn dây chính 90 0 kết hợp với từ thông chính cho ra từ trường lệch tạo lực đẩy rô to > Chậm pha hơn cuộn chính 900 Cấu tạo Ưu điểm Nhược điểm 3. Đông cơ có cuộn dây phụ nối nối tiếp với tụ điện 4. Động cơ 1 pha có vành góp Ưu điểm có khả năng khởi động mạch Nhược điểm Cấu tạo phức tạp gồm vành góp, chổi than thường là động cơ không đồng bộ 1 pha rô to dây quấn Thường dùng làm máy khoan, máy xay thịt, xay sinh tố. ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA PHÂN LOẠI CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ PHẠM VI SỮ DỤNG (T2) V. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CƠ BẢN: Với khung dây abcd và nam châm U có chiều đuờng sức từ đi từ NS.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1. Khi quay nam châm chử U theo chiều mũi tên với tốc độ n 1 thì khung dây abcd tựu động quay theo với tốc độ n < n1 2. Hiện tượng đó được giải thích Khi nam châm quay từ trường nam châm quay theo làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở khung dây khép kính. Vì khung dây nắm trong từ trường nên có lực điện từ tác dụng của khung dây phải quay theo chiều của từ trường. 3. Từ trường quay và lực điện từ - Từ trường quay n1=. 60 f P. P = 1 => n1 = 3000 vòng /phút P = 2 => n1 = 1500 vòng /phút P = 3 => n1 = 1000 vòng /phút P = 4 => n1 = 750 vòng /phút VI. CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 PHA: 1. Stato (Phần tỉnh): - Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn . Ngoài ra có ố bi , vó và nắp máy +Lõi thép được kết hợp bởi các lá thép kỹ thuật điện  Cuộn dây được quấn từ dây đồng - Có 2 cách thường gặp để chế tạo Stato : + Lõi thép Stato do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau thành hình trụ , bên trong có các rãnh hướng trục để đặt dây quấn . Mỗi dây quấn gồm nhiều bối dây nối tiếp hoặc song song . Dây quấn stato gồm dây quấn làm việc , dây quấn khởi động và dây quấn số . + Lõi thép stato do các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau thành hình trụ rỗng , phía trong đặt các cực từ , bối dây nối tiếp hoặc song song , khi có dòng điện chạy qua sẽ hình thành từng đôi cực từ bắc (N) - Nam(S) xen kẽ . 2. Rô to (phần động) : a) Rô to lồng sóc : - Lõi thép gồm các lá thép KTĐ được dập thành rãnh bên ngoài tạo thành các rãnh theo hường trục , ở giũa có rãnh để lắp trục . Dây quấn gồm nhiều khung dây khép lại thành hình lồng sóc . Thực tế người ta đúc nhôm hoặc đồng vào rãnh lõi thép thành dây quấn lồng sóc . b) Rô to dây quấn : - Loại này chỉ khác rô to lồng sóc ở phẫn dây quấn , các đầu dây quấn nối với mạch điện bên ngoài nhờ vành trượt và chổi than . Loại rôto này phức tạp nên ítt gặp ở động cơ không đồng bộ 1 pha VII. SỐ LIỆU KỸ THUẬT: Công suất tác dụng (có ích) Pđm + Điện áp định mức Uđm + Số đôi cực p hay tốc độ từ trường n1đm + VIII. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN : 1 Một số công việc cần làm khi đóng điện vào máy. * Kiểm tra toàn bộ máy + Bảo vệ + Ốc vít + Lí lịch máy - Điện áp nguồn và các thông số định mức khác 2. Sử dụng và bảo dưỡng Động cơ điện - Thường xuyên theo dõi.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Đặt nơi khô ráo thoáng mát tránh xa hoá chất bụi bẩn - Tra dầu mở định kỳ - Lau chùi thường xuyên. + + + + + +. CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG QUẠT BÀN I. CẤU TẠO QUẠT BÀN - Gồm 2 bộ phận chính : Động cơ và cánh quạt . Ngoài ra còn có một số bộ phận phụ khác như : lồng bao cánh , bộ phận chuyển hướng , hộp số đế quạt .... a) Động cơ điện : Thường sử dụng 2 loại động cơ : Động cơ vòng chập và động cơ chaỵ tụ . b) Cánh quạt : thường làm bằng nhựa , cao su , nhôm và thường có từ 2 đến 4 cánh , có độ nghiêng nhất định c) Các bộ phận phụ khác : - Lồng bảo vệ : thường làm bằng các nan sắt , có tác dụng bảo vệ cánh quạt - Bộ phận chuyển hướng : Dùng để chuyển hướng hoặc để cho quạt đứng yên . - Hộp số : Dùng để điều chỉnh tốc độ của quạt - Vỏ quạt : Bảo vệ động cơ - Đế quạt : để quạt đứng vững khi làm việc - Bộ phận đèn nháy , đèn báo , điều khiển từ xa , hẹn giờ ... II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG - Nguyên tăc hoạt động của quạt cũng là nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 pha . Khi rôto quay sẽ làm cho cánh quạt chuyển động , đẩy không khí và tạo thành gió . III. SỐ LIỆU KỸ THUẬT : - Ngoài những số liệu ký thuật của động cơ điện , quạt bàn còn có thêm một số số liệu KT khác . Đó là : Kích thước và lưu lượng gió . Kích thước cơ bản của cánh quạt là đường kính vòng tròn đầu cánh tọa thành khi cánh quạt quay , tính bằng mm . Lưu lượng gió của quạt là lượng không khí do cánh quạt đẩy đi trong một phút với tốc độ lớn nhất tính bằng m3 trên phút (m3/phút ) . IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG Muốn quạt làm việc lâu bền cần chú ý các điểm sau : + Điện áp đưa vào không được lớn hơn điện áp định mức . + Phải đặt quạt vững chắc trước khi cắm điện , tránh va chạm không làm vướng cánh . 1. Sử dụng Thường xuyên theo dõi nhiệt độ Tránh đặt ở những nơi ẩm ướt Đặt quạt phải chắc chắn 2. Bảo dưỡng Quạt bàn Thường xuyên theo dõi Tra dầu mở định kỳ Lau chùi thường xuyên cho quạt. BÀI 24: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH CẤU TẠO NGUYÊN LÝ CỦA MÁY BƠM NƯỚC I. MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH - Máy bơm nước - Máy giặt - Máy sấy tóc ....

<span class='text_page_counter'>(26)</span> II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY BƠM NƯỚC.. + + + + +. + +. 1. Phân loại máy bơm nước Gồm có 2 loại máy bơm nước chính Máy bơm nước ly tâm Máy bơm nước điện từ (củ chuối) Máy bơm vạn năng (có vành góp) 2. Cấu tạo * Máy bơm nước ly tâm Phần Động cơ điện 1 pha chạy tụ, động cơ rô to lồng sóc (sử dụng thuận tiện bề và an toàn) động cơ chạy bằng chổi quét (công suất mạnh nhưng chóng hư hỏng, và ít an toàn) Phần hút nước chung trục với trục Động cơ điện Gồm: Trục động cơ máy bơm, lỗ thoát nước rò, đầu nối ống nước đẩy ra, thân máy bơm, rô to cánh bướm, Đầu nối ống hút vào, Đai ốc hảm rô to với trục, Đệm cao su chèn kín. * Máy bơm điện từ Gồm phần cuộn dây là nam châm điện Phần hút nước III. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM NƯỚC. 1. Máy bơm nước ly tâm Rô to cánh bơm nắm chung trục với trục của động cơ điện chạy tụ, khi cho điện vào động cơ, động cơ chạy tụ hoạt động rôto cánh bơm quay theo, tạo lực ly tâm hút nước từ ống nước hút vào đến ống nước đẩy ra. 2. Máy bơm vạn năng (có vành góp) Hoạt động tương tự máy bơm lý tâm nhưng có khả năng tạo mômen mở lớn và quá tải tốt hơn 3. Máy bơm nước điện từ (củ chuối) Khi cho điện vào cuộn dây, mạch từ trở thành nam châm hút nhả liên tục và pittông được đẩy liên tục nén nước từ lổ nước vào lên lổ nước bơm ra. CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH: MÁY GIẶT, MÁY SẤY TÓC I. MÁY GIẶT 1. Khái quát về máy giặt: Máy giặt ngày càng đươch sử dụng rộng rải trong các gia đình, giúp con người tiết kiệm thời giang và sức lao động vào công việc nặng nhọc đó là giặt giũ. 2. Phân loại máy giặt Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại maõy giặt + Máy giặt bán tự động + Máy giặt tự động kiểu máy đứng + Máy giặt kiểu máy ngang... 3. Cấu tạo: + Bộ phận điều kiển bằng cơ (Máy giặt bán tự động, bộ điều kiển điện tử (Máy giặt tự động) + Động cơ điện + Buồng giặt (buồng giặt +sấy khô) + Cá bộ phận phụ khác 4. Trình tự thao tác b1: Đặt quần áo, xà phòng nạp nước b2: điều khiển để máy giặt b3: Máy xã nước bẩn (vắt).

<span class='text_page_counter'>(27)</span> + + + + + +. + + + + + +. + + + +. + + + + + + + + +. b4: Giũ (nạp nước sạch) b5: Vắt (xã bẩn) đem phơi 5. Hoạt động của máy giặt Trong quá trình giặt động sơ điện quay với tốc độ 120 - 150 vòng / phút với thời gian vài giây rồi dừng lại 1 giấy sau đó quay ngược lại quá trình sẽ lặi đi lặp lại trong suốt quá trình giặt Giữa các quá trình thay nước sạch động cơ ngường hoạt động để xã nước sạch. 6. Thông số kỹ thuật ccủa Máy giặt. Dung lượng máy 25 đến 50 lít Áp suất nguồn nước cấp phải từ 0,3 đến 8 kg/cm2 Mức nước trong thùng 25 đến 50 lít Lượng nước mỗi lần giặt 120 đến 150 lít Công suất động cơ 120 đến 150 W Điện áp nguồn cung cấp 220V 7. Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt Khi sử dụng máy giặt cần chú ý đảm bảo các thông số kỹ thuật đồng thời phải: Kiểm tra để bỏ vật lạ, cứng lẫn trong đồ giặt Không giặt lẫn đồ phai màu Giặt riêng đồng cứng và mềm Giặt riêng đồ quá bẩn Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh lưới lọc nước Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy ở chế độ vắt khoảng 1 phút để xã hết nước. Rút phít cắm điện. II. MÁY SẤY TÓC 1. Khái quát về máy sấy tóc: Máy sấy tóc là thiết bị điện dùng quạt thổi gió để nhanh chóng làm khô tóc 2. Cấu tạo: Dây điện trở làm bằng hợp kim crôm - niken quấn quanh trục sứ hoăjc vật liệu chịu nhiệt Động cơ quạt gió là động cơ 1 pha Công tắc làm thay đổi tốc độ gió Ngoài ra còn có rơle ngắt điện khi cuộn dây quá nóng 3. Hoạt động của máy giặt Khi cho điện vào cuộn dây điện trở, cuộn dây sẽ nóng lên, mặt khác phía sau có quạt gió thổi hơi nóng ra để làm khô tóc 4. Những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc Động cơ không quay, dây điện trở không nóng trước hết kiểm tra nguồn điện (ổ cắm, phít điện của các thiết bị bảo vệ quá tải chưa khôi phục lại Điện trở nóng nhưng gió yếu, kiểm tra cửa gió vào, kiểm tra động cơ kẹt của động cơ cần sửa chữa. Gió thổi tốt nhưng nhiệt thấp. Trường hợp này thường công tắc điện hỏng của nhánh nào của dây điện trở bị đứt Gió thổi yếu, nhiệt độ thấp do sử dụng quá tải nhiều lần cần sửa chữa. Nếu nhiệt độ quá cao, hiện tượng dây điện trở bị chập vòng dây cần tách ra. 5. Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc Không dùng máy sấy tóc khi đang tắm Không để máy sấy tóc rơi xuống nước Không dùng máy sấy tóc quá lâu Không chọc que vào cửa thổi khi đang hoạt động, bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + +. Không dùng khi có hơi hoá chất Không mở màn chắn cửa gió vào ra..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×