Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

dich te hoc thu y 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.22 KB, 158 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI GIẢNG. DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Người soạn: Trương Hà Thái. CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC. I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC. • Trong vài thập kỷ gần đây với những thành tựu của y học, thú y học và các ngành khoa học cơ bản khác nhiều quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dịch tễ học đã có những thay đổi khá sâu sắc và phát triển mạnh mẽ.. • Dịch tễ học đã trở thành một ngành khoa học của tư duy khách quan cả về phương pháp nghiên cứu và thực hành.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> • Dịch tễ học phát triển với một quan niệm bao trùm cơ bản là mọi bệnh trạng của con người và động vật không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên vô cớ mà tất cả các bệnh trạng đều có những yếu tố quy định nhất định.. • Những yếu tố này đều có thể xác định được nhờ sự tìm tòi nghiên cứu một cách có hệ thống với các phương pháp dịch tễ học.. • Dịch tễ học nghiên cứu mọi hiện tượng về sức khỏe và những tác động qua lại giữa cơ thể với những yếu tố nội, ngoại sinh có thể liên quan đến sức khỏe.. • Về thực chất là sản phẩm của mối tương tác giữa động vật và những yếu tố nội ngoại sinh đó, trong đó các thăng bằng sinh học của cơ thể là những biểu hiện chủ thể rất quan trọng.. • Sự tác động qua lại đó sẽ đưa đến kết quả là trong những điều kiện nhất định cơ thể sẽ thắng (khỏe mạnh, khỏi bệnh) hoặc bị bại (bị bệnh, chết) trong những điều kiện cụ thể nhất định.. • Sự phát triển của dịch tễ học ngày càng được hoàn thiện nên mỗi một thời kỳ có những định nghĩa về dịch tễ học khác nhau, điều đó nói lên sự phát triển của môn học qua từng thời gian.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Sơ lược lịch sử phát triển của dịch tễ học. 1.1. Dịch tễ học y học. • Là môn khoa học học có từ lâu đời, Hipocrat là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học này. Ông quan niệm “Sự phát triển bệnh tật của. con người và động vật có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài”. • Lịch sử của dịch tễ học phát triển qua nhiều thời kỳ, nhưng nổi bật nhất là 3 cột mốc đánh dấu những giai đoạn phát triển đặc biệt:. John Graunt (1662): người đầu tiên định lượng các hiện tượng sức khoẻ, bắt đầu chú ý tới tần số mắc, chết ở các lứa tuổi, giới tính khác nhau, ông cũng nhận thấy dịch xảy ra khác nhau ở những năm khác nhau, nêu lên được đặc điểm của các năm có dịch xảy ra.. William Farr 1983: đã có đóng góp rất nhiều cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như: Định nghĩa quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác nhau, chọn nhóm so sánh, rất coi trọng đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh hoặc chết theo nhóm tuổi, thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, theo tình trạng sức khoẻ chung.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> John Snow khoảng những năm 40 –50 của thế kỷ 19: là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về một yếu tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ đối với một bệnh (tuy giả thuyết này khoảng 30 năm sau mới được kiểm chứng).. • Như vậy John Snow là người đầu tiên, là cha đẻ của ngành dịch tễ học, ông đã nêu đầy đủ các thành phần của định nghĩa dịch tễ học và quan niệm đúng đắn về một đề cập dịch tễ học.. 1.2. Dịch tễ học thú y. • Có nhiều tài liệu cổ của Ai-cập, Hy Lạp, Trung Quốc, ấn Độ… đề cập đến các bệnh truyền nhiễm của động vật: Dại, Uốn ván, Tỵ thư…. • Cũng từ lâu con người đã biết phòng chống bệnh tật cho mình và cho gia súc: hạn chế phơi nhiễm với chuột để giảm bệnh dịch hạch, cách ly người hủi, lấy vẩy đậu mùa sấy khô để phòng bệnh…. • Một số nhà học giả nổi tiếng như: Hipocrat, Xidenham, Rracatoro… đã có học thuyết “mầm truyền nhiễm do phơi nhiễm” hoặc “hạt nhỏ gây bệnh” và đề ra biện pháp chống dịch.. • Sau này có thêm một số nhà khoa học khác: Jenner, Xamoilovic, Kock, Pasteur và nhiều nhà bác học khác đã góp công lớn trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và môn dịch tễ học.. • Như vậy có thể thấy dịch tễ học đã có từ rất lâu, nhưng để giải thích đầy đủ thì dịch tễ học là môn khoa học còn tương đối non trẻ.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.3. Ở nước ta. • Tài liệu cổ chỉ bắt đầu từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần… đã có những tài liệu ghi chép về bệnh dịch gia súc.. • Từ thời Hậu Lê đã có những quy định về biện pháp cần thi hành để phòng chống dịch khi có gia súc chết.. • Đến thế kỷ 18: Tuệ Tĩnh, Nguyễn Gia Phan đã có những tài liệu chữa bệnh cho gia súc.. • Sau này trải qua gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp tuy ngành thú y đã bước đầu được hình thành và ở giai đoạn này mặc dù đã có áp dụng một số biện pháp phòng trừ dịch bệnh nhưng dịch bệnh của gia súc vẫn thường xuyên xảy ra.. • Chỉ sau Cách mạng tháng Tám ngành thú y nước ta mới thực sự được xây dựng, củng cố và phát triển, các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho gia súc được đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học phòng chống dịch được tăng cường, các nghiên cứu điều tra dịch tễ học đã là cơ sở cho công tác phòng trừ dịch bệnh.. 2. Một vài định nghĩa cơ bản. • Từ trước đến nay, cùng với sự phát triển của dịch tễ học, đã có nhiều định nghĩa về môn học này, mỗi một định nghĩa đánh dấu một bước phát triển ở thời kỳ đó.. Nguyễn Lương (1978): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống bệnh đó”.. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Martin (1987): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tính thường xuyên, sự phân bố cùng các yếu tố quyết định đến sức khỏe và bệnh tật trong một quần thể động vật”.. Định nghĩa dịch tễ học gần đây được chú ý nhất là của Dương Đình Thiện (1997): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc tần số chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó”.. 3. Thành phần cơ bản của định nghĩa. • Trong các định nghĩa trên đều có 2 thành phần liên quan chặt chẽ với nhau:. Sự phân bố tần số mắc bệnh hoặc chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn dưới 3 góc độ của dịch tễ học (Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian), để có thể giải đáp một bệnh trạng nào đó: Phân bố như thế nào? Có mắc hay không? Mắc nhiều hay ít? Xảy ra trên loại động vật như thế nào: loài, giống, lứa tuổi, tính biệt…? Mắc ở vùng nào? Thời gian cụ thể ra sao?. Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng:  Mọi yếu tố nội, ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng tới sự mất cân bằng sinh học đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức khỏe bình thường..  Chúng ta phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố quy định sự phân bố để từ đó giải thích các nguyên nhân, các yếu tố nghi ngờ và đưa ra biện pháp phòng ngừa đối với từng bệnh.. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> • Qua đây ta thấy cả hai thành phần của định nghĩa về dịch tễ học đều có liên quan chặt chẽ tới tần số mắc và tần số chết.. • Do đó phải định lượng các hiện tượng sức khoẻ của quần thể đó dưới các dạng số tuyệt đối bằng đo đếm chính xác và dưới các dạng tỷ số để có thể đem so sánh được.. • Nhìn chung định nghĩa về dịch tễ học có 2 nội dung chính đó là điều tra về nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp, có hành động hiệu quả để chặn đứng sự lây lan của bệnh.. • Nên khi nghiên cứu dịch tễ học thì cần nắm vững 2 thành phần liên quan chặt chẽ trong dịch tễ học để tiến hành bước tiếp theo là lập luận dịch tễ học.. 4. Quá trình lập luận dịch tễ học. • Thường bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những ảnh hưởng có thể có của một nguyên nhân đặc thù nào đó dẫn đến sự xuất hiện bệnh, diễn biến bệnh hay suy tàn bệnh.. • Sự nghi ngờ này nảy sinh từ những phát hiện lâm sàng hoặc qua xét nghiệm, qua báo cáo về tình hình các ca bệnh từ những nghiên cứu mô tả dịch tễ học… Từ đó có thể phác thảo nên những giả thuyết về nguyên nhân nghi ngờ của bệnh hoặc giả thuyết về quan hệ nhân quả.. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC. 1. Đối tượng. • Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật phát sinh, phát triển, kết thúc quá trình dịch của động vật trong quần thể trên những quy mô nhất định và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó.. • Sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và sự diến biến (gia tăng, thu hẹp, lụi tàn, kết thúc) của một bệnh trạng, dù với quy mô nào cũng tuân theo những quy luật riêng của nó trong một quần thể bất kỳ, trong những điều kiện nhất định của tự nhiên, của xã hội, của sinh thái và của chính chủ thể động vật.. • Nói khác đi, đối tượng nghiên cứu của Dịch tễ học là các quy luật phân bố của các bệnh trạng xảy ra trong những quần thể động vật nhất định, với các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định theo thời gian không gian - động vật.. • Chúng ta hiểu sự phân bố đó cùng với căn nguyên của chúng không tĩnh tại mà thay đổi không đồng đều theo thời gian, không gian và theo các yếu tố bên trong là các phản ứng của cơ thể động vật trước những yếu tố của môi trường xung quanh trong mối tương tác thời gian – không gian - quần thể mà các cá thể đó đang sống.. 2. Mục tiêu. • Với những quan niệm và định nghĩa của Dịch tễ học đã nêu, dịch tễ học có mục tiêu khái quát là đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ của động vật. Có ba mục tiêu chính sau:. Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khoẻ bệnh trạng, sự phân bố các yếu tố nội ngoại sinh trong quần thể theo 3 góc độ động vật – không gian - thời gian, nhằm định hướng cho sự phát triển các chương trình và dịch vụ sức khoẻ.. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khoẻ - bệnh trạng đó, nhằm phục vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, kiểm soát hoặc thanh toán các bệnh trạng với chi phí kinh tế ít nhất nhưng lại có hiệu quả cao nhất.. Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực của các biện pháp áp dụng trong thú y giúp cho việc chọn lựa, hoàn thiện các biện pháp phòng chống các bệnh trạng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, cải thiện sức khoẻ con người.. III. PHẠM VI CỦA DỊCH TỄ HỌC. 1. Sử dụng dịch tễ học. • Dịch tễ học được sử dụng với những mục đích: Xác định nguyên nhân, nguồn gốc khi có dịch xảy ra Giải thích sự phân bố tần số mắc, tần số chết của bệnh. Đề ra những biện pháp khống chế có hiệu quả nhất khi có dịch xảy ra trước khi hoàn tất việc chẩn đoán. Lập kế hoạch mang tính chiến lược để khống chế, thanh toán bệnh, tính toán được hậu quả kinh tế khi dịch bệnh xảy ra. 2. Hoạt động dịch tễ học. • Đặc tính của dịch tễ học là quan tâm đến tổng đàn gia súc hơn là đối với một cá thể động vật ốm, chết. Mục đích chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh.. • Hoạt động của dịch tễ học bao gồm các lĩnh vực sau:. Nghiên cứu về dịch tễ học: Dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích, dịch tễ học thực nghiệm. Giám sát về dịch tễ học: quan sát, phát hiện sớm Đánh giá về dịch tễ học: sức khỏe và bệnh tật. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ HỌC. • Dịch tễ học có vai trò quan trọng trong các công tác: • Duy trì, bảo vệ sức khỏe, phát triển chăn nuôi, nâng cao sản lượng, chất lượng đàn gia súc - gia cầm của một cơ sở, một xí nghiệp chăn nuôi hoặc của một huyện, một tỉnh, một quốc gia.. • Là căn cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với ngành thú y.. • Phương pháp dịch tễ học được coi là cơ sở pháp lý của công tác quản lý hành chính của ngành thú y của một huyện, tỉnh, quốc gia.. • Là cơ sở của phương pháp nghiên cứu đo lường mức độ tác động của dịch bệnh, đồng thời cũng là phương pháp để đánh giá các biện pháp can thiệp về mặt thú y.. V. NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC. • Nhiệm vụ của dịch tễ học thú y là: Nghiên cứu các quy luật phân bố của các bệnh, xác định căn nguyên của các hiện tượng bệnh lý xảy ra trên mỗi cơ thể và quần thể động vật.. Tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi ngờ chi phối sự phát sinh và diến biến của bệnh trong những điều kiện nhất định theo không gian, thời gian.. Đề xuất ra các biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế, thu hẹp dần sự phân bố tần số của các bệnh, tiến tới thanh toán các bệnh đó trong quần thể động vật .. • Chú ý: Khi nghiên cứu sự phân bố các tần số cùng với các căn nguyên của bệnh là không tĩnh tại mà luôn thay đổi theo thời gian, không gian, theo các yếu tố bên trong là các phản ứng của cơ thể và yếu tố bên ngoài là môi trường xung quanh mà các cá thể đó đang sống trong mối tương tác: Thời gian Không gian - Quần thể động vật đó.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> • Tuy nhiên để thực hiện các nhiệm vụ của dịch tễ học ta cần tiến hành các công việc sau:. • Giám sát dịch tễ học: Bằng cách thu thập các thông tin một cách liên tục, thường xuyên, nhanh chóng và có hệ thống. Sử dụng các thông tin đó để dự báo sự xuất hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến dịch bệnh hoặc xác định các yếu tố có liên quan đến sự tiến triển của vấn đề đó.. Điều tra dịch tễ học: Nhiệm vụ này bổ sung cho nhiệm vụ thứ nhất bằng cách thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ học nhằm nghiên cứu thực tế các hoàn cảnh xuất hiện của một vấn đề có liên quan tới sức khỏe và dịch bệnh đồng thời phân tích các yếu tố quyết định vấn đề đó từ đó rút ra các kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm kiểm soát và dự phòng vấn đề đặt ra.. Đánh giá dịch tễ học: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc đánh giá các chương trình dự phòng dịch bệnh cũng như các chiến lược phòng chống dịch bệnh và mọi sự can thiệp nhằm giảm bớt bệnh và tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết.. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC. 1. Dịch tễ học mô tả. • Là phương pháp nghiên cứu mô tả bệnh và sự phân bố tần số của chúng dưới 3 góc độ Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể đó cùng các yếu tố nội, ngoại sinh để làm bộc lộ ra những yếu tố mang tính căn nguyên của các bệnh trong quần thể từ đó phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Dịch tễ học phân tích. • Là phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đồng thời tìm cách giải thích những yếu tố căn nguyên của bệnh và tiến hành các phân tích, thống kê những thông tin thu được để xác định căn nguyên đặc thù.. • Nói một cách khác là kiểm định những giả thuyết được hình thành từ dịch tễ học mô tả, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để hạn chế ngăn ngừa bệnh.. 3. Dịch tễ học can thiệp. • Là các phương pháp nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết với bệnh đó. 4. Dịch tễ học thực nghiệm. • Là các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành để lập lại mô hình tương tác giữa bệnh và căn nguyên của chúng để đối chiếu, so sánh, kiểm định lại một cách chắc chắn và xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết đã hình thành.. 5. Kinh tế dịch tễ học. • Là phương pháp nghiên cứu những thiệt hại do bệnh gây nên, nghiên cứu những phương pháp tác động sao cho với những chi phí tốn kém ít nhất, nhưng lại có hiệu quả nhất cho việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để khôi phục và phát triển chăn nuôi.. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát. • Là phương pháp nghiên cứu xây dựng các mô hình lý thuyết của bệnh đã được nghiên cứu, trên cơ sở đó khái quát sự phân bố của bệnh cùng với những mối tương tác có căn nguyên của chúng, giúp cho việc hạn chế, ngăn ngừa khả năng phát triển, xu hướng gia tăng và sự phân bố rộng rãi của bệnh trong những quần thể tương tự khác.. VII. NỘI DUNG CỦA MÔN DỊCH TỄ HỌC. • Là môn khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống các bệnh đó.. • Tuy nhiên, trong ngành Thú y cho đến nay môn học này tập trung nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.. • Mỗi bệnh truyền nhiễm có những quá trình phát sinh, phát triển và ngừng tắt của nó, các quá trình đó tuân theo những quy luật nhất định, có những quy luật riêng cho từng bệnh, nhưng có những quy luật chung cho mọi bệnh.. • Nghiên cứu những quy luật chung và đề ra những biện pháp chung để phòng chống dịch là nhiệm vụ và nội dung của môn dịch tễ học đại cương, còn nghiên cứu những quy luật riêng, biện pháp riêng sẽ được nghiên cứu trong phần dịch tễ của mỗi bệnh.. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh. • Mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh là nguyên nhân của sự ổn định, không ổn định của sức khỏe dẫn đến phát sinh bệnh, nó bao gồm: Khả năng nhiễm và gây bệnh của mầm bệnh, tính thụ cảm, sức chống đỡ và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, các yếu tố ngoại cảnh. • Như vậy, dịch tễ học nghiên cứu mối quan hệ giữa mầm bệnh và ngoại cảnh, sự tồn tại của mầm bệnh, các điều kiện làm cho vi sinh vật trở thành mầm bệnh, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới mầm bệnh.. 2. Nghiên cứu các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm. • Dịch tễ học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa mầm bệnh và động vật bị bệnh trong những điều kiện nhất định, những vấn đề về lý thuyết nhiễm trùng như đường xâm nhập, đường bài xuất của mầm bệnh.... • Nên cũng có thể gọi dịch tễ học là khoa học về các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm.. 3. Nghiên cứu nguyên nhân làm nổ ra và lây lan dịch. • Dịch tễ học còn nghiên cứu các nguyên nhân làm nổ ra và tồn tại của các dịch lớn, như vậy dịch tễ học là khoa học về sự lây lan.. • Dịch tễ học cũng nghiên cứu về sự phát triển bệnh giữa các loài động vật với nhau, giữa động vật với con người, nên dịch tễ học là khoa học về các quy luật phát sinh, lây lan trong xã hội và các biện pháp phòng bệnh.. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4. Kết luận. • Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần của bệnh, của hiện tượng dịch và các yếu tố quyết định sự phân bố đó trong khoảng thời gian và không gian nhất định.. Hiện tượng dịch: là một hiện tượng có tần số xuất hiện bệnh cao hơn bình thường.. VIII. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ. • Có thể khẳng định rằng dịch tễ học mô tả là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu dịch tễ khác, do vậy khi nghiên cứu về nó cần chú trọng 3 yếu tố cơ bản:. Đặc điểm của cơ thể bị bệnh: loài, giống, tuổi, tính biệt.... Đặc điểm về thời gian: tháng, năm, mùa vụ, thời gian nung bệnh, bệnh trình, diễn biến bệnh.... Đặc điểm về không gian: vùng, tính chất vùng, tính chất của bệnh trong vùng.... • Đây là 3 chìa khóa của dịch tễ học, các yếu tố này cung cấp tài liệu cho dịch tễ học phân tích để đi sâu tìm ra các yếu tố gây bệnh, phân biệt nguyên nhân và các điều kiện làm bệnh phát sinh, lây lan hoặc tồn tại.. • Chính vì vậy nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu bằng nghiên cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong những nhóm, đàn, quần thể động vật cùng với các yếu tố nguy cơ quy định sự phân bố đó dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học: Cơ thể động vật – Không gian – Thời gian.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> • Như vậy, dịch tễ học mô tả là bước khởi đầu cung cấp những thông tin, dữ kiện về sức khoẻ, bệnh tật của quần thể động vật mà ta đang nghiên cứu.. • Dịch tễ học mô tả còn là bước khởi đầu trong việc làm sáng tỏ phần nào các nguyên nhân của bệnh, vì đã nêu ra được các nhóm động vật có tỷ lệ mắc cao hay thấp đối với một bệnh nhất định nên người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi là tại sao lại có những tỷ lệ mắc khác nhau đó? Do vậy lập nên những giả thuyết về nguyên nhân mà những nghiên cứu dịch tễ học tiếp theo có thể xác nhận hoặc bác bỏ.. • Các nghiên cứu dịch tễ học nhằm kiểm định lại những giả thuyết từ dịch tễ học mô tả được gọi là dịch tễ học phân tích.. Dịch tễ học phân tích có nhiệm vụ xác nhận hoặc loại bỏ những giả thuyết đã nêu của dịch tễ mô tả, là tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để dẫn tới những giả thuyết mới sát hơn, cao hơn, chi tiết hơn. Những giả thuyết mới này lại được kiểm định bằng những nghiên cứu phân tích mới và cứ tiếp tục chu trình nghiên cứu như vậy cho đến khi kết hợp nhân - quả được xác lập đúng đắn nhất.. • Sau khi giả thuyết hình thành từ nghiên cứu mô tả được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích thì các nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết đối với bệnh.. • Nếu các biện pháp can thiệp là không hoàn toàn vô hại, thì trước khi áp dụng cho quần thể cần phải qua nghiên cứu thực nghiệm (vacxin, thuốc điều trị mới) để xem các biện pháp can thiệp có hiệu quả hay không, phải tiến hành các cuộc điều tra đánh giá.. • Bằng các bước như trên, nếu chân lý được tiếp cận, cuối cùng có thể xây dựng được mô hình dịch tễ của các bệnh trạng đã nghiên cứu.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Sơ đồ chu trình nghiên cứu dịch tễ Hình thành giả thuyết. Nghiên cứu mô tả. Kiểm định giả thuyết. Nghiên cứu phân tích. Nghiên cứu can thiệp Nghiên cứu thực nghiệm. Đánh giá. Xây dựng mô hình dịch tễ. CHƯƠNG 2 KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG DỊCH TỄ HỌC. I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH. • Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh, sau đó khỏi hoặc để lại di chứng hoặc chết.. • Trong cùng một loại bệnh có thể khác nhau về mức độ, nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một thời gian nhất định. Quá trình đó được gọi là quá trình tự nhiên của bệnh, nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh không có sự can thiệp điều trị.. • Cần phải xác định quá trình tự nhiên của bệnh mới có những đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh.. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Giai đoạn cảm nhiễm. • Định nghĩa: là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng cơ thể đã bắt đầu có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, có thể làm cho cơ thể sẽ xuất hiện bệnh tương ứng.. • Các yếu tố nguy cơ là những yếu tố lý, hoá, sinh học, xã hội học… mà tác động của chúng làm tăng khả năng có thể phát triển một bệnh nhất định.. • Trong giai đoạn này có những yếu tố không thay đổi: tuổi, tính biệt, loài, giống... và những yếu tố có thể thay đổi: vệ sinh, khí độc, sức khỏe, thức ăn, nước uống, các bệnh khác... Chính những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát bệnh.. • Như vậy, nếu xác định được các yếu tố nguy cơ thì sẽ có thể làm giảm hoặc không phát bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả mọi cá thể có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đều phát bệnh, cũng không đảm bảo rằng tất cả mọi cơ thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ đều sẽ không phát bệnh.. • Do mỗi bệnh đều có những lưới nguy cơ riêng không thể phát hiện được hết trong các nghiên cứu của mình và không có dấu hiệu nào để phát hiện một cơ thể động vật đang ở giai đoạn này.. • Nhưng dù sao ở giai đoạn cảm nhiễm này, việc làm giảm nhẹ, giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ chắc chắn sẽ làm giảm được khả năng phát triển bệnh hơn là ở các giai đoạn muộn sau đó.. • Nên để hạn chế khả năng phát bệnh cần: chăm sóc tốt, làm giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, làm giảm các yếu tố nguy cơ.. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Giai đoạn tiền lâm sàng. • Cơ thể chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại giữa cơ thể và các yếu tố nguy cơ tuy nhiên những thay đổi này ở dưới ngưỡng bệnh lý.. Thí dụ: Trong một số bệnh truyền nhiễm, trước khi con vật có những biểu hiện lâm sàng thì người ta đã thấy có sự thay đổi về lượng hồng cầu trong máu, tuy nhiên sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.. 3. Giai đoạn lâm sàng. • Cơ thể đã có những thay đổi về chức năng các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh đã thể hiện ra bên ngoài. Do vậy có thể chẩn đoán bệnh qua những biểu hiện lâm sàng.. • Thực ra cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình tự nhiên đối với nhiều bệnh, cũng như chưa đủ về việc tại sao có những cá thể phơi nhiễm với một số yếu tố nguy cơ lại không có tiến triển lâm sàng của bệnh.. 4. Giai đoạn sau lâm sàng. • Sau giai đoạn lâm sàng nhiều bệnh tiến tới khỏi hoàn toàn do tự khỏi hoặc do điều trị, sau một giai đoạn phục hồi ngắn có hoặc không có những biến chứng cấp tính.. • Nhưng đối với một số bệnh dưới những điều kiện nhất định, sau giai đoạn lâm sàng có thể để lại di chứng nhất thời (Newcastle, Tụ huyết trùng, Lao…) hoặc vĩnh viễn (Brucellosis, Đậu mùa...).. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH PHÁT SINH PHÁT TRIỂN. 1. Quan niệm về nguyên nhân đa yếu tố. • Bệnh trạng phát sinh ra trong một hệ sinh thái nhất định, nên một đề cập sinh thái học là rất cần thiết trong dịch tễ học để giải thích sự nảy sinh một bệnh trạng.. • Trong quan niệm và phương pháp dịch tễ học hiện đại người ta không nhấn mạnh về một yếu tố nào trong các điều kiện để bệnh phát triển.. • “Bất kỳ một bệnh nào đó nảy sinh không chỉ liên quan đến một yếu tố đơn thuần mà liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau”.. • Cho nên, trong quá trình phân tích dịch tễ học của bất kỳ bệnh nào phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, đó phải bao gồm một chuỗi những yếu tố tác động phối hợp qua lại lẫn nhau.. • Như vậy, sự phát sinh và phát triển của một bệnh nào đó liên quan đến nhiều yếu tố căn nguyên khác nhau và sự tác động qua lại của các yếu tố đó, gọi đó là nguyên nhân đa yếu tố.. • Do đó: “Một nguyên nhân đầy đủ” có thể được xem như một tập hợp những hiện tượng, những điều kiện, những đặc tính tối thiểu không thể tránh khỏi để gây nên bệnh.. 2. Những yếu tố cần thiết và cơ bản để bệnh phát sinh. • Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh: gồm các yếu tố sinh học, lý học, hóa học.... Là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để gây nên bệnh vì nó còn cần phải có các điều kiện hỗ trợ của yếu tố bên trong là vật chủ và yếu tố bên ngoài là môi trường ngoại cảnh thì bệnh mới phát sinh. Nhưng là một yếu tố bắt buộc phải có, là điều kiện cần thiết để bệnh phát sinh, phát triển.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> • Yếu tố bên trong (vật chủ): Là cơ thể động vật với những đặc trưng của chúng như loài, giống, tuổi, giới tính, đặc tính di truyền, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý.... Tình trạng của vật chủ ở bất kỳ lúc nào cũg là kết quả của tác động qua lại của các yếu tố nội sinh di truyền với ngoại cảnh trong suốt cuộc đời mà ngày nay người ta mới biết rõ một số điểm, còn nhiều điểm khác chưa được biết rõ ràng đầy đủ.. Tuy nhiên, qua những hiểu biết ít ỏi đó, cũng cho phép chúng ta ít nhất là xác định ra những cá thể có xác suất lớn trong khả năng phát triển một số bệnh và hướng những cố gắng dự phòng vào đó.. • Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoại cảnh): Các yếu tố bên ngoài hay các yếu tố của môi trường có rất nhiều và đều có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển bệnh thông qua các yếu tố bên trong của cơ thể).. Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, độ ẩm.... Các yếu tố do con người tạo ra: chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, dụng cụ nuôi dưỡng.... 3. Các dạng liên kết của các yếu tố (nhân tố). • Mục tiêu của nghiên cứu các dạng liên kết này. •. nhằm xác định tác nhân liên quan tới sự phát sinh bệnh. Sau khi tác nhân đã được xác định ta có thể đánh giá tác nhân đó gây bệnh như thế nào? Nếu thấy có sự phối hợp nguyên nhân giữa tác nhân và bệnh đang tồn tại, thì tác nhân đó được gọi là yếu tố quyết định. Như vậy, sự liên kết giữa các yếu tố có thể được hiểu nếu mức độ phối hợp của các tác nhân càng cao thì dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong quần thể. Ngược lại nếu chúng ta loại trừ chính xác sự phối hợp của các tác nhân gây bệnh đó thì dịch bệnh sẽ giảm hoặc không xảy ra.. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 4. Nguyên nhân tối thiểu. • Dịch tễ học quan niệm bất cứ một bệnh nào cũng không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô cớ mà phải có những nguyên nhân nhất định của chúng, những nguyên nhân này có thể xác định được.. • Một thuật ngữ được đề cầp đến đó là “nguyên nhân tối thiểu vừa đủ” khái niệm này đã có từ lâu, thí dụ như: LD50, ID50, CPE50, TCID50, EID50.... Nguyên nhân tối thiểu vừa đủ vừa mang ý nghĩa của liều đáp ứng, vừa mang ý nghĩa của thời gian đáp ứng, nghĩa là mỗi liều đáp ứng tối thiểu đều ứng với một thời gian đáp ứng tối thiểu nhất định và ngược lại.. Hay nói cách khác sự xuất hiện của một bệnh nào đó là do lượng nguyên nhân quá ngưỡng tác động trong một thời gian nhất định, liều càng cao thì thời gian tác động càng ngắn và ngược lại.. IV. CÁC MÔ HÌNH CỦA DỊCH BỆNH. 1. Mô hình sinh thái học. • Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác của tất cả các yếu tố với nhau cùng tác động lên cơ thể vật chủ.. • Mô hình này được thiết lập nhằm tìm ra cơ chế, hậu quả của tất cả những tác động đó đối với việc hình thành, xuất hiện bệnh như thế nào?. • Tìm ra được nguyên nhân nào là chủ yếu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của quần thể đàn gia súc hay của một cá thể ở một thời điểm nhất định để điều chỉnh kịp thời và giữ thăng bằng cho cơ thể.. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> • Có những yếu tố trong hệ sinh thái thay đổi, nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe quần thể đàn gia súc, thì không cần phải điều chỉnh, vì có các yếu tố khác trong hệ sinh thái đó có khả năng tự bù đắp tự điều chỉnh lại những ảnh hưởng đó.. • Ngược lại có những thay đổi dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe của quần thể đàn gia súc, dẫn tới bệnh tật thì phải điều chỉnh ngay.. Môi trường. Vật chủ Dịch bệnh. a. 1. b. G. Tác nhân. Hình 1: Sơ đồ mô hình tam giác. c. Hình 2: Sơ đồ mô hình bánh xe. • Mô hình tam giác Gồm 3 thành phần: Tác nhân- Vật chủ - Môi trường Mô hình này cho rằng trong bất cứ dịch bệnh nào cũng phải phân tích đầy đủ 3 thành phần trên, nếu có bất kỳ một thành phần nào thay đổi sẽ kéo theo sự gia tăng hoặc giảm thấp tần số của bệnh.. Tuy nhiên với quan niệm về các yếu tố bên trong và bên ngoài, ứng với tính cảm thụ của cơ thể và khả năng phơi nhiễm đối với các yếu tố của môi trường bên ngoài thì thành phần “tác nhân” chỉ là một trong các yếu tố của môi trường bên ngoài.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Khi nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh truyền. nhiễm thì việc tách riêng các VSV gây bệnh ra khỏi các yếu tố của môi trường thành loại tác nhân là chính xác, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nhưng với quan niệm và phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện nay áp dụng cho mọi loại bệnh, người ta sẽ không nhấn mạnh vào yếu tố đặc thù nào, ngay cả đối với các bệnh đã biết được “tác nhân” gây bệnh. Mô hình sinh thái học được hình thành, không nhấn mạnh đến “tác nhân” mà quan tâm đến các tác động qua lại giữa vật chủ và môi trường, nghĩa là quan tâm đến tác động giữa yếu tố bên trong và bên ngoài.. • Mô hình bánh xe Mô hình bánh xe là mô hình được đề cập để phát hiện những mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, đó là các vòng tròn lớn, nhỏ khác nhau được lồng vào nhau.. Ở giữa là một vòng tròn biểu thị cho cơ thể vật (1) chủ với hệ thống thông tin di truyền của nó (G). Xung quanh là môi trường, chia thành 3 mảnh, biểu thị cho các loại môi trường: môi trường sinh học (a), môi trường lý học (b) và môi trường xã hội (c).. Độ lớn của từng thành phần của “bánh xe” phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể: bệnh do di truyền, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm. Mô hình này xác định được nhiều yếu tố căn nguyên của bệnh mà không cần nhấn mạnh đến tác nhân.. VD: trong bệnh Dại không cần nhấn mạnh đến virus Dại, mà phải nhấn mạnh đến gia súc mắc bệnh là ổ chứa virus đó và môi trường.. Phân chia ra các yếu tố của vật chủ và các yếu tố môi trường rất có lợi trong phân tích dịch tễ học.. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Mô hình Reed Frost. • Mô hình phát triển của dịch bệnh có thể được sử dụng để đánh giá, để dự đoán và đề ra những chiến lược không chế, ngăn chặn sự phát triển của các dịch bệnh khác nhau.. • Mô hình Reed Frost là một trong những mô hình đơn giản nhất, nhưng lại rất hữu ích trong dịch tễ học, mô hình Reed Frost nhận xét:. Sự nhiễm bệnh trực tiếp từ cá thể bị nhiễm sang cá thể mẫn cảm bằng một loạt các phơi nhiễm nhất định được gọi là “phơi nhiễm đầy đủ”.. Bất cứ cá thể nào chưa được miễn dịch hoặc chưa mẫn cảm trong nhóm, đàn, quần thể phơi nhiễm với một cá thể mắc bệnh bệnh truyền nhiễm trong một giai đoạn nhất định sẽ phát triển thành bệnh và có khả năng lây lan cho các cá thể khác trong nhóm, đàn, quần thể và trong giai đoạn tiếp theo, sau đó sẽ có khả năng hoàn toàn miễn dịch.. Mỗi một cá thể có một xác suất cố định để “phơi nhiễm đầy đủ” và hoàn toàn ngẫu nhiên với cá thể đặc biệt khác trong nhóm, đàn, quần thể trong một khoảng thời gian nhất định, xác suất này cũng tương ứng cho mỗi thành viên trong nhóm, đàn, quần thể khác.. Những cá thể đã bị nhiễm “được coi như tách khỏi” những cá thể trong nhóm, đàn, quần thể.. Khoảng cách thời gian cho giai đoạn nhiễm bệnh bằng bình quân độ dài của khoảng cách tiền phát.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> • Mô hình Reed Frost mô tả dịch bệnh bằng phương trình sau: C. (t+1). = St (1- Qct). • Trong đó: t là giai đoạn thời gian xác định bởi thời kỳ nung bệnh của tác nhân (được đo bằng đơn vị giờ, ngày, tháng).. C(t+1) là số trường hợp bệnh bị nhiễm trong thời gian t. St là số động vật dễ phơi nhiễm trong thời gian t. Q là khả năng của một cá thể không được phơi nhiễm đầy đủ trong một giai đoạn thời gian.. Giá trị của Q được xác định bằng 1 - P, mà P là khả năng của một cá thể được phơi nhiễm đầy đủ, nên: Q=1-P. Khả năng phơi nhiễm đầy đủ P có thể được xác định bằng K/(N – 1). K là số lượng phơi nhiễm có hiệu quả của một cá thể trong một giai đoạn xác định, còn N là quy mô của quần thể.. • Mô hình Reed Frost có thể xác định được số động vật mới bị nhiễm trong giai đoạn về sau nếu biết được số lượng hiện tại những động vật dễ nhiễm, số lượng các ca bệnh hiện tại và khả năng phơi nhiễm có hiệu quả.. • Mô hình Reed Frost nghiên cứu dịch tễ học hiện hành, chứng minh rằng dịch bệnh sẽ tàn lụi hay kết thúc khi sự phơi nhiễm đầy đủ (P) ở mức độ thấp và khi số lượng động vật dễ nhiễm (S) giảm:.  Khi mà P x S > 1 thì dịch bệnh có thể xảy ra  Ngược lại khi P x S < 1 thì dịch bệnh sẽ không xảy ra hoặc kết thúc.  Còn nếu như dịch bệnh không mất hết, có thể là do có sự thay đổi về độc lực của VSV gây bệnh.. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> • Mô hình Reed Frost cho biết nếu số động vật dễ nhiễm trong quần thể giảm do tăng tỷ lệ động vật được miễn dịch thì mức độ của dịch bệnh và thời gian của dịch bệnh có thể sẽ giảm nhiều. Điều này nêu lên khái niệm về “miễn dịch đàn”.. “Miễn dịch đàn” được coi như sự bảo vệ của quần thể khỏi nhiễm dịch bệnh bằng miễn dịch của các cá thể trong quần thể. Nếu như tỷ lệ động vật được miễn dịch trong quần thể giảm dưới mức quy định, thì dịch bệnh sẽ tăng cao đó là điều tất yếu.. • Do vậy tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc là phương pháp tạo và duy trì những động vật có miễn dịch trong quần thể, bảo vệ từng cá thể gia súc khỏi mắc phải dịch bệnh, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đem lại lợi ích cho cá nhân.. • Đây chính là những lý do tại sao chúng ta phải tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc.. V. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG. 1. Nguy cơ, yếu tố nguy cơ. • Trong các bệnh nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây bệnh là do các VSV gây nên. Tuy nhiên ngày nay khái niệm này được mở rộng nó bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có liên quan, ảnh hưởng đến việc hình thành, diễn biến của bệnh trong một quần thể.. • Chúng đều được nhìn nhận là những yếu tố nguy cơ của bệnh nhưng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả xác định đó là yếu tố nguy cơ nghi ngờ hay yếu tố nguy cơ căn nguyên.. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> • Nguy cơ: Là khả năng mắc một bệnh nào đó Nguy cơ được định nghĩa là xác suất xuất hiện một biến cố không có lợi đối với sức khỏe của mỗi cá thể hoặc của một quần thể.. Có thể nhận thấy khái niệm nguy cơ là một khái niệm xác suất trìu tượng có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra.. • Yếu tố nguy cơ: Bất kỳ một yếu tố nào, dù có bản chất nào (vật lý, hóa học, sinh học...) góp phần làm cho một cơ thể đang khỏe mạnh mà mắc bệnh thì yếu tố đó được gọi là yếu tố nguy cơ.. Như vậy, khác hẳn với nguy cơ, yếu tố nguy cơ là một khái niệm vật chất cụ thể. Nên khi nói đến nguy cơ chúng ta bao giờ cũng phải gắn liền với yếu tố nguy cơ nếu không sẽ không có ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học và cũng sẽ không mang lại một lợi ích gì khi muốn can thiệp để bảo vệ cá thể hoặc quần thể đó.. Nếu không khắc phục được yếu tố nguy cơ thì hậu quả tất nhiên là dịch bệnh sẽ xảy ra.. 2. Tương tác quan hệ nhân quả. • Một bệnh xảy ra là hậu quả do tác động của nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau, trong dịch tễ học, người ta gọi các hiện tượng đó là “lưới nguyên nhân”.. • Bởi vì một bệnh có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.. • Ngược lại, một yếu tố nguyên nhân cũng có thể gây tác động hình thành nhiều hậu quả khác nhau, người ta gọi đó là “lưới hậu quả”.. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • Vì vậy, trong các giả thuyết nhân quả không chỉ quan sát những “diễn biến” của bệnh mà phải nắm được “chất tác động” lên “diễn biến” đó cũng như biểu hiện của các “diễn biến” đó.. • Ngoài ra trong khái niệm lưới nguyên nhân và lưới hậu quả, còn cần phải chú ý tới những tác động hiệp đồng của các yếu tố nguy hại đối với cơ thể, cũng như sự cân bằng giữa các phản ứng của cơ thể với môi trường xung quanh.. • Sự hiệp đồng này có khi chỉ là một tác động phối hợp đơn thuần (bằng tổng các tác động) có khi lại là một sự phối hợp tăng hoặc giảm (lớn hơn hoặc nhỏ hơn tổng các tác động).. • Trong mối tương tác quan hệ nhân quả, một vấn đề không thể bỏ qua được đó là các quan hệ về liều đáp ứng và thời gian đáp ứng.. 3. Quần thể. • Quần thể được hiểu một cách khái quát là tập hợp nhiều cá thể trong một phạm trù nhất định, là tổng số cá thể trong một phạm trù xảy ra bệnh hoặc các cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh cần nghiên cứu.. • Có thể chia ra các loại quần thể sau: Quần thể toàn bộ: là một tập hợp các cá thể có chung những đặc điểm, tính chất nhất định trong một thời gian và không gian nhất định.. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Quần thể định danh: là một tập hợp những cá thể có chung những tính chất nhất định, hình thành một xác suất mắc tương tự đối với một bệnh nào đó trước những yếu tố nguy cơ nhất định. Tức là các cá thể đó phải đồng nhất với nhau về nhiều tính chất và đồng nhất tối đa về nguy cơ mắc bệnh.. Trong quần thể định danh có thể chia ra:  Quần thể dễ nhiễm còn gọi là quần thể mục tiêu  Quần thể có nguy cơ  Quần thể bị đe dọa. • Chúng ta có thể chọn bất kỳ quần thể nào tùy theo mục đích nghiên cứu, nhưng phải xác định được số cá thể có trong quần thể đó hoặc số cá thể có trong thời điểm nghiên cứu (nghiên cứu ngắn) hoặc phải xác định được số cá thể trung bình có trong thời gian nghiên cứu hoặc giai đoạn nghiên cứu (nghiên cứu dài). Vì các cá thể này sẽ được dùng làm mẫu số cho tính toán các tỷ lệ sau này.. • Đối với một quần thể lớn (nghiên cứu trong phạm vi rộng và thời gian dài) thì không nên tính tổng số cá thể, vì sẽ không chính xác. Trong trường hợp này nên lấy số thống kê tổng đàn gia súc có trong khu vực ở giữa thời kỳ nghiên cứu.. • Đối với các quần thể nhỏ, mà quan sát lại được tiến hành trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn thì tử số của các tỷ lệ cần phải là số chính xác của các trường hợp gia súc mắc bệnh, gia súc chết còn mẫu số là tổng đàn gia súc có trong thời gian ngắn đó.. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 4. Thời điểm phát bệnh. • Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết, trong việc thiết lập các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và đặc biệt là tỷ lệ mới mắc.. • Có bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh một cách dễ dàng và chính xác. Có bệnh thì khó xác định hơn hoặc nhiều khi không xác định được chính xác. Trong trường hợp này ta có thể coi thời điểm phát hiện những triệu chứng đầu tiên sớm nhất hoặc là lúc có chẩn đoán chính xác là thời điểm phát bệnh.. 5. Thời kỳ quan sát. • Khi xác định các tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian nhất định, thường là: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm... hoặc có thể bao gồm một khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo được sự ổn định của tử số khi tính các tỷ lệ.. • Thời kỳ quan sát là khoảng thời gian được tính từ ngày phát bệnh đến ngày có con vật mắc bệnh cuối cùng trong một vụ dịch.. VI. THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM. 1. Thời kỳ nung bệnh (incubation period). • Là khoảng cách thời gian giữa khả năng bị lây từ một tác nhân truyền nhiễm và sự xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nghi vấn. 2. Thời kỳ tiền phát (prepatent period). • Là khoảng thời gian giữa sự nhiễm tới khi bài xuất mầm bệnh truyền nhiễm.. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 3. Động vật mang trùng (carier). • Là động vật bị nhiễm chứa một tác nhân gây nhiễm đặc biệt mà không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng là nguồn dịch cho các động vật khác.. • Trạng thái mang trùng có thể là không rõ rệt trong suốt quá trình bị nhiễm hay có thể xảy ra trong thời kỳ nung bệnh hoặc trong thời kỳ hồi phục. 4. Động vật nhiễm bệnh. • Là động vật chưa có những triệu chứng điển hình của bệnh đó, nhưng có những biểu hiện tương tự như động vật mắc bệnh.. 5. Động vật nghi nhiễm bệnh. • Là động vật dễ nhiễm đã phơi nhiễm hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. 6. Nguồn dịch (reservoir). • Là vi sinh vật sống ký sinh trên cơ thể động vật hay trong môi trường ngoại cảnh (đất, nước, không khí…) mà ở đó chúng có khả năng tồn tại, duy trì sự sống, nhân lên, chúng có thể gây bệnh làm lây lan bệnh.. 7. Sự nhiễm (infection). • Là tác nhân truyền nhiễm có khả năng xâm nhập, phát triển và nhân lên trong cơ thể động vật sống. 8. Sự ô nhiễm (contamination). • Là sự có mặt của các tác nhân gây nhiễm trong môi trường với một số lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. 9. Tính cường độc (virulence). • Là khả năng của một tác nhân có thể gây bệnh nặng cho động vật.. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 7. Sự nhiễm (infection). • Là tác nhân truyền nhiễm có khả năng xâm nhập, phát triển và nhân lên trong cơ thể động vật sống. 8. Sự ô nhiễm (contamination). • Là sự có mặt của các tác nhân gây nhiễm trong môi trường với một số lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. 9. Tính cường độc (virulence). • Là khả năng của một tác nhân có thể gây bệnh nặng cho động vật.. VII. THUẬT NGỮ ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM. 1. Giai đoạn cảm ứng. • Là thời gian từ lúc phơi nhiễm với tác nhân đến khi xuất hiện bệnh (giống như thời thời kỳ nung bệnh trong bệnh truyền nhiễm) 2. Sự ô nhiễm. • Là sự có mặt của các chất độc, các khí thải có hại cho sức khoẻ của con người và động vật với một số lượng vượt quá các chỉ tiêu cho phép ở trong một môi trường ngoại cảnh nhất định.. CHƯƠNG 3 CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> I. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ BẢNG SỐ LIỆU. 1. Số liệu (dữ kiện). • Số liệu là những thông tin thu được trong quá trình điều tra, giám sát dịch tễ dưới dạng các biến số đơn lẻ. Số liệu thường dùng là số liệu có tính chất định tính và số liệu có tính chất định lượng.. Số liệu có tính chất định tính thường trả lời cho câu hỏi có hay không? Dương tính hay âm tính? (Ví dụ: Tên gia súc hoặc số hiệu (nếu có), địa phương nghiên cứu, giống, loài, tuổi, tính biệt, đặc điểm riêng khác, xét nghiệm huyết thanh: âm tính hay dương tính)..  Số liệu có tính chất định lượng chia làm hai loại:  Số liệu định lượng theo khoảng thời gian: trọng lượng sữa/năm; vacxin tiêm mấy lần/năm; khối lượng tăng trung bình/tháng; số ca bệnh/năm, số ca bệnh/tháng; số động vật chết/năm, số động vật chết/tháng….  Số liệu định lượng theo khoảng cách thứ tự: giá trị của khoảng cách này có tính nối tiếp và được định lượng theo quy ước của người nghiên cứu..  Ví dụ: ứng với cách đánh giá thể trạng gia súc béo, tốt, trung bình, gầy, xấu… ta có các số quy ước sau: 1, 2, 3, 4, 5… (Giữa các số này không có bất kỳ một số trung gian hay một số lẻ nào khác như 1,5; 2,7…). 2. Bảng số liệu (bảng dữ kiện). • Các biến số đơn lẻ điều tra thu thập được, sẽ được tập hợp thành bảng số liệu hay mục lục (có thể coi đây là cơ sở của dữ liệu hay ngân hàng số liệu). Tập hợp của các số liệu thường được sắp xếp theo hệ thống mô hình 2 chiều tên của các biến số được xếp theo chiều ngang còn các số liệu thu được xếp theo chiều dọc.. • Thông thường các bảng số liệu sẽ được sắp xếp theo những chuyên đề, khi cần có thể tra cứu dễ dàng. Có thể dùng máy tính để lưu trữ hoặc sắp xếp số liệu, nếu không có máy tính thì dùng tay để ghi chép, tổng hợp, lưu trữ, sắp xếp số liệu.. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> • Do các số liệu thu được là những thông tin rất cần thiết trong bất kỳ nghiên cứu nào nên cấu trúc của các bảng số liệu phải khoa học, có hệ thống. Đây là cơ sở để tra cứu, tích luỹ, phân tích, trao đổi thông tin và giúp phục hồi số liệu khi cần thiết một cách thuận lợi nhất.. • Tóm lại phải xây dựng được một cơ sở dữ liệu cho thật cẩn thận, chi tiết và dễ dàng xử lý khi cần thiết (số liệu không biết sắp xếp và xếp không đúng chỗ coi như số liệu đó đã chết hoặc bị mất).. 3. Phương pháp thu thập số liệu. • Khi thu thập số liệu trong bất kỳ chương trình điều tra sức khoẻ và dịch bệnh động vật… ta cần chú ý đến các vấn đề sau:. Vấn đề nghiên cứu: xác định vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào từ đó thu thập số liệu thuộc lĩnh vực đó.. Thu thập số liệu: bằng cách điều tra, quan sát, thống kê, thu thập các số liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: có thể tự điều tra (chủ động), hoặc dựa trên các tài liệu lưu trữ hoặc do người khác cung cấp (bị động).. Nguồn gốc số liệu: có thể thu thập qua các tài liệu lưu trữ, báo cáo ngày, quý, năm, qua tài liệu lưu trữ của các Cục, Vụ, Viện, Trường, Trung tâm… cũng có thể tự mình điều tra các vấn đề cần quan tâm.. Phân tích số liệu: dựa trên các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, mô tả rồi so sánh với các số liệu bình thường khi chưa có dịch xảy ra.. Có thể biểu diễn bằng cách vẽ đồ thị, đánh dấu lên bản đồ dịch tễ, đánh giá vấn đề dịch bệnh ở mức độ nào, tính chất lưu hành của bệnh.. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Các biện pháp xử lý: đề xuất các biện pháp xử lý tuỳ thuộc tính chất và tình hình dịch bệnh.. Lựa chọn biện pháp: nhận định, đánh giá, rút ra kết luận về các biện pháp đã giải quyết là được hay không được, chấp nhận hay không chấp nhận. Tuy nhiên, dù được hay chưa, chấp nhận hay không cũng đều phải được kiểm tra lại từ đầu.. Hệ thống sắp xếp số liệu: sắp xếp lại các số liệu thu thập được theo từng chuyên đề nghiên cứu riêng hoặc đánh số, theo thư mục để khi cần sử dụng có thể tra cứu dễ dàng, thuận lợi.. 4. Trao đổi dữ liệu. • Giữa những người làm công tác chuyên môn, giữa các trung tâm nghiên cứu có thể trao đổi dữ liệu:. Trao đổi các báo cáo, thông tin về lĩnh vực chuyên môn…. Giới thiệu các kết quả nghiên cứu trên sách báo, tạp chí, Internet. Thu nhận các thông tin qua máy tính có nối mạng giữa những người nghiên cứu, các phòng ban, Trung tâm, Cục, Vụ, Viện, Trường, địa phương, giữa các quốc gia về các vấn đề cùng quan tâm.. II. KHÁI NIỆM VỀ TỶ SỐ, TỶ LỆ, TỶ SUẤT. • Thông số đo lường về bệnh là công việc đầu tiên, bắt buộc cho bất kỳ một nghiên cứu dịch tễ học nào, đơn giản nhất là đếm số mắc bệnh, số chết.. • Nhưng trong nghiên cứu dịch tễ học ta còn phải biết cả kích thước của quần thể mà bệnh xảy ra, khoảng thời gian bệnh xảy ra mới có thể có những so sánh và đánh giá xác thực về dịch bệnh.. • Ta thường biểu diễn các khái niệm thống kê này dưới dạng những tỷ số, tỷ lệ, tỷ xuất. Chúng có những điểm chung, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng khi sử dụng trong dịch tễ học.. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 1. Tỷ số (Ratio). • Tỷ số là một biểu hiện của mối quan hệ giữa 2 đại lượng, một tỷ số có dạng: a/b hay (a/b) x k. Trong đó tử số a là một số sự kiện nào đó, đại lượng a không nhất thiết là một phần của đại lượng b tạo ra mẫu của tỷ số. Còn mẫu số b là một số sự kiện đếm được trong thời điểm t hoặc trong một khoảng thời gian t1 – t2.. Hệ số k có thể là 1, 10, 100, 1000…. • Không có một quy tắc chính thức nào để so sánh 2 đại lượng trong thành phần của tỷ số. Người ta thường sử dụng các tỷ số trong dịch tễ học để so sánh các tỷ lệ.. Thí dụ: trong một mẫu nghiên cứu về đại gia súc, trong đó có 600 trâu, 300 bò. Tỷ số trâu/bò là 2 hoặc bò/trâu là 0,5 hoặc 1/2, cả 2 tỷ số này hệ số k đều bằng 1.. 2. Tỷ lệ (Proportion). • Tỷ lệ là một phân số nói lên sự biến đổi của một đại lượng này (ghi ở tử số) so với sự thay đổi của một đại lượng khác (ghi ở mẫu số). Đại lượng ghi ở mẫu số này thường dùng là đơn vị thời gian, nên có sự quan hệ chặt chẽ giữa tử số và mẫu số.. • Tỷ lệ là một dạng đặc biệt của tỷ số, mà sự kiện được nêu đều xảy ra trong một khoảng thời gian xác định, trong đó số đo của tử số là một bộ phận của mẫu số, cả hai đại lượng này đều được đo đồng thời.. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> • Một tỷ lệ có dạng: {a/(a+b)}x100 • Trong đó: a là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm, thí dụ: số con nhiễm, mắc bệnh, chết…. b là tần số không xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm trong quần thể xảy ra sự kiện, hiện tượng đó, thí dụ: số con không nhiễm, không mắc bệnh, số con khoẻ…. • Một tỷ lệ nói chung đều được biểu thị bằng phần trăm, thường dùng để đánh giá những hiện tượng rủi ro.. • Đơn vị đánh giá của bất kỳ tỷ lệ nào là thời gian, được tính bằng đơn vị thích hợp nhất: ngày, tuần, tháng, quý, năm. VD: tỷ lệ lợn mắc bệnh THT trong tháng 12 của trại lợn khoa CNTY, được tính bằng số con mắc bệnh trong tháng (25 con)/tổng số lợn của trại có trong tháng 12 (1000 con): 25/1000) x 100 = 2,5%.. 3. Tỷ suất (Rate). • Tỷ suất là số đo xác suất xuất hiện một hiện tượng xảy ra trong một đơn vị thời gian. Được biểu thị đơn giản bằng cách lấy số nọ chia cho số kia dưới dạng một phân số, mà không có một liên hệ gì đặc biệt giữa tử số và mẫu số.. • Tử số và mẫu số có thể là hai đại lượng khác nhau (đơn vị khác nhau) hoặc là cùng một hiện tượng, nhưng ở những quần thể khác nhau, thời gian khác nhau, không gian khác nhau. Số đo của mẫu số không bao gồm số đo của tử số.. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> • Tỷ suất được biểu thị dưới dạng: (a/b) x k • Trong đó: Tử số a của tỷ suất: là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng A (nhiễm, ốm, bệnh, chết) ở một quần thể xảy ra trong một khoảng thời gian t1 – t2.. Mẫu số b là tần số xuất hiện của sự kiện, hiện tượng B, trong thời gian đó, quần thể đó. b là tần số xuất hiện sự kiện A nhưng ở một thời gian khác, quần thể khác. Đại lượng mẫu số này (b) thường khó ước lượng được chính xác.. • Hằng số k là một luỹ thừa của 10, nó phụ thuộc vào kích thước tương đối của các đại lượng a và b. Chọn hằng số k sao cho tỷ suất chỉ có 1 đến 2 chữ số đứng trước dấu phẩy để dễ dàng khi đọc tỷ lệ.. • Chú ý: tính tỷ suất trong dịch tễ học là để so sánh cùng một hiện tượng ở 2 quần thể khác nhau, 2 thời gian khác nhau, 2 khu vực khác nhau, 2 hiện tượng khác nhau ở cùng một quần thể, cùng một thời gian và ngược lại. • VD: trong một trại lợn có 500 con, sau bữa ăn trưa khoảng 5 tiếng có 50 lợn bị tiêu chảy, trong đó có 32 lợn con và 18 lợn hâu bị, ta có thể tính:.  Tỷ lệ lợn trong trại bị tiêu chảy sau khi ăn: (50/500)x100 = 10%  Tỷ suất mắc bệnh của lợn sau khi ăn là: (50/450)x100 = 11,11% = 0,1111.  Tỷ lệ lợn con trong trại bị tiêu chảy so với tổng số lợn bị tiêu chảy sau khi ăn là: (32/50)x100 = 64%.  Tỷ lệ lợn hậu bị bị tiêu chảy/tổng số lợn bị tiêu chảy sau khi ăn là: (18/50)x100 = 36%.  Tỷ xuất giữa tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy/tỷ lệ lợn hậu bị bị tiêu chảy là: (64%/36%)x100 = (32/18)x100 = 177,78% = 1,7778. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 4. Đặc điểm tử số của tỷ lệ. • Trong một số trường hợp có hơn một lần sự kiện xảy ra trên cùng một đối tượng động vật trong thời gian nghiên cứu theo dõi, điều này sẽ dẫn tới 2 thứ tỷ lệ đối với cùng một loại sự kiện.. • VD: Động vật có thể bị tái nhiễm nhiều lần đối với một bệnh nào đó trong thời gian nghiên cứu kéo dài, ta có thể tính đuợc 2 loại tỷ lệ sau:. Số động vật mắc bệnh Tỷ lệ 1 = x 100 Tổng số động số động vật có nguy cơ mắc bệnh. • Tỷ lệ này cho biết xác suất của bất kỳ động vật nào trong quần thể có nguy cơ sẽ có thể bị mắc bệnh trong thời gian nghiên cứu. Số lần động vật bị mắc bệnh Tỷ lệ 2=. x 100 Tổng số động vật có nguy cơ mắc bệnh. • Tỷ lệ này ước tính số lần động vật có thể bị mắc bệnh trong quần thể có nguy cơ trong thời gian nghiên cứu.. • Chú ý: Cả 2 tỷ lệ này đều được tính cùng trong một thời gian nghiên cứu, khi có số sự kiện khác nhau như trên thì trong cả hai trường hợp tử số phải được xác định rõ ràng.. • Khi không có sự khác biệt thì tử số thường được tính là số động vật mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là biểu thị xác suất đối với một đối tượng động vật.. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 5. Đặc điểm mẫu số của tỷ lệ. • Mẫu số của tỷ lệ (nhiễm, mắc, chết…) là tổng số các cá thể có trong quần thể được đếm một cách chính xác trong thời gian nghiên cứu.. • Tuy nhiên, vì số mắc và số chết phải phủ kín trong thời gian nghiên cứu nên tổng số động vật trong quần thể có thể có những thay đổi, nhất là trong khoảng thời gian nghiên cứu dài.. • Nên khi tính mẫu số cách đơn giản nhất là lấy tổng số động vật trong quần thể vào thời điểm giữa của thời kỳ nghiên cứu hoặc lấy số trung bình cộng của các đợt biến động trong thời kỳ nghiên cứu.. III. CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC. • Đo lường bệnh tật của động vật là hết sức cần thiết và quan trọng, muốn vậy người làm công tác dịch tễ phải hiểu và nắm được những sự việc, những hiện tượng đã xảy ra trong quần thể.. • Trên cơ sở những thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, giám sát dịch bệnh có thể thiết lập được các thông số đo lường về dịch tễ. Cũng trên cơ sở các thông số đo lường này có thể khái quát được: tính chất của dịch, khả năng kiểm soát, đề ra chiến lược phòng chống bệnh phù hợp.. 1. Số mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh. • Số mắc bệnh: là số hiện mắc của một bệnh nhất định nào đó, bao gồm tất cả các cá thể đang có bệnh đó mà ta có thể đếm được trong một quần thể ở một thời điểm nhất định hoặc trong khoảng thời gian nhất định.. • Tỷ lệ mắc (phát) bệnh: là cơ sở nền móng của điều tra dịch tễ học, nó đánh giá sự rủi ro bình quân trở thành một ca bệnh hay đánh giá khả năng gây bệnh trong một giai đoạn nhất định.. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> • Tỷ lệ mắc bệnh có thể tính theo 2 cách: Tỷ lệ mắc bệnh so với tổng đàn bình quân: Số gia súc mắc bệnh trong giai đoạn nhất định TLMB/TĐBQ=. x 100 Tổng đàn gia súc trung bình trong thời gian đó. Tỷ lệ mắc bệnh so với tổng đàn gia súc bị đe doạ: Số gia súc mắc bệnh trong giai đoạn nhất định TLMB/TĐBĐD=. x 100 Tổng đàn gia súc bị đe doạ trong thời gian đó. • Chú ý: Tỷ lệ mắc bệnh là sự đánh giá khả năng gây bệnh của một “tác nhân” nào đó đối với quần thể. Nên tỷ lệ mắc bệnh phải bao gồm cả sự đánh giá về thời gian nằm trong mẫu số, vì vậy nó được đánh giá bằng những đơn vị thời gian nhất định.. • Do vậy khi nói tỷ lệ mắc bệnh bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo, nếu không sẽ không mang ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học.. • Trong nghiên cứu dịch tễ học thì mẫu số cũng quan trọng như tử số, các đại lượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu không có một trong 2 đại lượng trên thì không thể tính được các thông số của dịch tễ học.. • Bởi vì tử số là các trường hợp bệnh hoặc chết, còn mẫu số là các trường hợp không bệnh, các động vật khoẻ hoặc số động vật bị đe doạ.. 2. Tỷ lệ nhiễm. • Tỷ lệ nhiễm: là tỷ lệ mắc bệnh ở dạng đặc biệt •. •. dùng trong trong điều tra dịch tễ, thông thường là đồng nhất với tỷ lệ phát bệnh. Bởi vì các ổ dịch thường xảy ra trong thời gian tương đối ngắn nên tử số là số ca bệnh mới phát bệnh trong một giai đoạn nhất định còn mẫu số là tổng đàn gia súc bị đe doạ Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm trong các bệnh KST và một số bệnh truyền nhiễm không hẳn đã đồng nhất với tỷ lệ mắc bệnh. Đối với các trường hợp này phải căn cứ vào mức độ, vào cường độ nhiễm, hiệu giá gây nhiễm để đánh giá động vật đó có mắc bệnh hay không.. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 3. Số hiện mắc và tỷ lệ hiện mắc. • Số hiện mắc của một bệnh nhất định bao gồm tất cả số cá thể hiện đang có bệnh đó mà ta có thể đếm được trong một quần thể ở một thời điểm nhất định (trong nghiên cứu ngang) hoặc trong một khoảng thời gian nhất định (các nghiên cứu dọc).. • Tỷ lệ hiện mắc sẽ có được bằng cách đem số hiện mắc chia cho tổng số cá thể của quần thể (quần thể có nguy cơ, quần thể định danh…) tuỳ mục tiêu của nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc được ký hiệu là P (Prevalence).. • Có 2 số đo của tỷ lệ hiện mắc: Tỷ lệ hiện mắc điểm: Tỷ lệ này được thu thập khi tiến hành một nghiên cứu ngang, nó cho biết chính xác tỷ lệ bệnh trong quần thể ở vào một thời điểm nhất định khi nghiên cứu.. Số hiện mắc của quần thể vào một thời điểm Pđ = Tổng số cá thể trong quần thể vào thời điểm đó. Chú ý: gọi là thời điểm cho dễ hình dung nhưng trên thực tế thời điểm ở đây được hiểu là một thời gian ngắn: một ngày, một tuần, 2 tuần. Tỷ lệ hiện mắc kỳ: Tỷ lệ này được thiết lập khi tiến hành một cuộc nghiên cứu dọc (nghiên cứu hồi cứu hay tương lai). Số hiện mắc của quần thể trong thời kỳ nghiên cứu Pkỳ = Tổng số cá thể trung bình của quần thể trong thời kỳ đó. Tỷ lệ hiện mắc kỳ là một tỷ lệ được dùng khá phổ biến, cần nhớ là khi nói tỷ lệ hiện mắc bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo, nếu không sẽ không có ý nghĩa gì cả. VD: Tỷ lệ mắc bệnh Nhiệt thán ở trâu bò trong năm 1998 ở tỉnh Lai Châu là 4/1000 hay 0,4%.. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 4. Số mới mắc và tỷ lệ mới mắc. • Số mới mắc: Có được khi tiến hành một cuộc nghiên cứu dọc. Nghĩa là một nghiên cứu được tiến hành trong một khoảng thời gian dài, mà trong khoảng thời gian đó người ta chỉ đếm số mới mắc là số động vật mắc bệnh có thời điểm phát bệnh nằm trong khoảng thời gian nghiên cứu (Không gồm số động vật bệnh có thời điểm phát bệnh xảy ra trước thời điểm bắt đầu nghiên cứu).. • Tỷ lệ mới mắc: Có được khi đem số mới mắc chia cho tổng số cá thể đại diện cho quần thể nghiên cứu trong khoảng thời gian nghiên cứu.. • Tỷ lệ mới mắc có nhiều ý nghĩa và ứng dụng thiết thực trong dịch tễ học, rất có ích trong việc đánh giá nguy cơ phát bệnh theo thời gian, nghiên cứu vai trò của các yếu tố nguy cơ nghi ngờ một cách sát thực, đánh giá được hiệu lực của các biện pháp thú y đã được áp dụng hoặc can thiệp trong quần thể để làm giảm tỷ lệ mới mắc, có ích trong quá trình đánh giá một hiện tượng mắc hàng loạt, ước lượng được thời kỳ tiềm tàng của bệnh (thời kỳ ủ bệnh), đề ra được các biện pháp hợp lý và hữu hiệu để ngăn chặn bệnh.. • Tỷ lệ mới mắc được biểu thị dưới nhiều dạng khác nhau, tuỳ tính chất và mục tiêu của nghiên cứu.. Tốc độ mới mắc: Là tỷ lệ mắc trong một đơn vị thời gian xảy ra dịch tuỳ theo tình hình, diễn biến của dịch mà đơn vị thời gian tính có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm.. Tỷ lệ mới mắc trong thời kỳ nghiên cứu TĐMM = Đơn vị thời gian nghiên cứu. Số này còn gọi là số mắc trung bình hoặc tốc độ mắc trung bình hoặc tốc độ tấn công trung bình ngày, tuần, tháng, quí, năm của bệnh đó.. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> • Tỷ lệ tấn công (Attack Rate = AR): Một trường hợp đặc biệt, khi thời gian quan sát là thời gian xảy ra trọn vẹn một vụ bùng nổ thì tỷ lệ mới mắc được dùng với một thuật ngữ riêng là tỷ lệ tấn công.. • Tỷ lệ tấn công là một biểu hiện riêng của tỷ lệ mới mắc trong trường hợp: Sự kiện chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn: đợt nhiễm độc thức ăn, phản ứng khi tiêm vacxin… Ngoài thời gian đó có số mắc rất ít trong quần thể, và việc theo dõi nhận biết các trường hợp bệnh đó là không chính xác. • Tỷ lệ tấn công được chia ra: Tỷ lệ tấn công tiên phát: Tử số là những cá thể mắc ngay từ sau đợt bùng nổ đầu tiên (thời gian đầu của sự kiện), mẫu số là các cá thể có nguy cơ trong thời gian đó.. Tỷ lệ tấn công thứ phát: Tử số là những cá thể mắc thêm (không tính các cá thể đã mắc đợt đầu), mẫu số là tổng số các cá thể có nguy cơ đã trừ đi số mắc lần đầu tiên..  Cách tính này thường được áp dụng đối với những bệnh có “đuôi dịch”. VD: những vụ nhiễm độc thức ăn có kèm nhiễm khuẩn.. • Tỷ lệ mới mắc tích luỹ (Cumulative Incidence Rate CIR): Nguy cơ phát ra một bệnh được lượng hoá bằng số mới mắc tích luỹ hay gọi là nguy cơ mới mắc.. • Tỷ lệ mới mắc tích lũy ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc, còn cung cấp một ước lượng của xác xuất mà một cá thể trong quần thể có thể phát triển thành bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.. • Tỷ lệ mới mắc tích luỹ: Số mới mắc trong quần thể trong thời kỳ nghiên cứu CIR = Tổng số cá thể trong quần thể tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> • Số mới mắc tích luỹ bao giờ cũng được biểu thị dưới dạng tỷ lệ mới mắc tích luỹ. Số mới mắc tích luỹ được tính bằng cách đếm số mới mắc được trong các đơn vị thời gian nghiên cứu. • VD: Theo dõi về khả năng mắc bệnh Lao của đàn bò 100 con (lúc đầu kiểm tra bằng phản ứng Tuberculin không có con nào mắc bệnh), 6 tháng kiểm tra một lần, sau 3 năm (6 lần kiểm tra) thấy 15 con có phản ứng Tuberculin dương tính. Vậy tỷ lệ mới mắc tích luỹ ở đàn bò: CIR = 15/100=0,15 tức 15% trong 3 năm; 5% trong 1 năm. • Mật độ mới mắc (Incidence Density): Được biểu thị dưới dạng tỷ lệ, gọi là tỷ lệ mật độ mới mắc (Incidence Density Rate-IDR) hay còn gọi là tỷ lệ mới mắc thực (True Incidence Rate-TIR).. Tỷ lệ mật độ mới mắc có được khi ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc trung bình trong một đơn vị thời gian bằng cách thiết lập một phân số mà tử số là số trường hợp mới mắc còn mẫu số là tổng số đơn vị thời gian theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể nghiên cứu trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu đó. Đơn vị của mẫu số tính là thời gian-con (thời gian cụ thể có thể là năm-con, quí-con, tháng-con, tuầncon, ngày-con tuỳ theo thời gian theo dõi đối với một con). Số mới mắc trong quần thể trong thời kỳ nghiên cứu IDR= Tổng số đơn vị độ dài thời gian có nguy cơ theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể đó. Như vậy, tỷ lệ mật độ mới mắc được coi là phương pháp tính tỷ lệ tức thời của sự phát triển bệnh trong một quần thể.. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Tỷ lệ này rất có ích và thuận lợi trong dịch tễ học vì trên thực tế những động vật được theo dõi có thể không cùng nghiên cứu vào một thời điểm có thể thôi không tham dự nghiên cứu vào cùng một thời điểm, có nghĩa là thời gian theo dõi nghiên cứu đối với tất cả mọi cá thể dự cuộc không đồng đều bằng nhau. Vì vậy ta có thể tính tỷ lệ mật độ mới mắc vào lúc toàn bộ quần thể đã cung cấp xong các thông tin cần thiết, mà không bắt buộc phải xong cùng một lúc.. • VD: nghiên cứu theo dõi một đàn gà mái 60 con đối với bệnh do Salmonella trong thời gian 12 tháng. Cứ 3 tháng kiểm tra một lần bằng phản ứng huyết thanh ngưng kết. Nhận thấy có 55 con qua 4 lần kiểm tra đều bình thường (âm tính) và có 5 con ở lần kiểm tra thứ 3 (tức sau 9 tháng có phản ứng dương tính ở hiệu giá 1/160 – có bệnh).. • Ta có thể tính tổng số thời gian theo dõi đàn gà trên như sau:  Tổng thời gian theo dõi đối với 55 gà bình thường: 12 tháng x 55con = 660 tháng – con.  Tổng thời gian theo dõi đối với 5 gà bệnh là: 9 tháng x 5 con = 45 tháng - con.  Tổng thời gian theo dõi của cả đàn gà là: 660 tháng-con + 45 tháng-con = 705 tháng-con.  Trong thời gian theo dõi này có 5 trường hợp mắc bệnh, do đó: IDR = 5/705 tháng-con= 1/141 = 0,00709 tháng – con. 5. Liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc. • Khái niệm về bệnh kỳ và bệnh có tình hình dừng  Bệnh kỳ: là thời gian kéo dài từ thời điểm phát bệnh đến thời điểm kết thúc bệnh bằng khỏi hoặc chết..  Bệnh có tình hình dừng: là những bệnh có bệnh kỳ tương đối ổn định, không thay đổi mấy (do chưa có sự can thiệp hữu hiệu của ngành y tế, thú y…). • Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc P và tỷ lệ mới mắc I được biểu diễn bằng các công thức sau:.  Nếu P thấp dưới 10% (P<10%): P = I x D  Nếu P từ 10% trở lên (P≥10%):P = I x D/{1+ (I x D)}. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> • Sự liên quan này nhắc chúng ta một điều quan trọng là nếu muốn giảm tỷ lệ hiện mắc thì có thể thực hiện các biện pháp:. Hoặc làm giảm số mới mắc (phòng chống dịch hiệu quả, cắt đứt quá trình truyền lây, có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu…),. Hoặc làm giảm bệnh kỳ (có biện pháp điều trị tốt, tăng cường sức khoẻ cho quần thể động vật…),. Hoặc cùng lúc tiến hành cả hai biện pháp này.. 6. Liên quan giữa tỷ lệ mới mắc tích luỹ (CIR) và mật độ mới mắc (ID). • Khái niệm về thời kỳ phơi nhiễm: Thời gian phơi nhiễm (L) được tính là thời gian kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đến thời điểm phát hiện bệnh. Nó chính là thời gian đáp ứng đối với liều đáp ứng tối thiểu, nó tương đương với thời kỳ nung bệnh trong các bệnh truyền nhiễm.. • Mối liên quan được biểu diễn bằng công thức: ID = CIR/L. • VD: một bệnh có CIR = 1,87% trong 1 năm, mà thời kỳ nung bệnh L = 6 tháng thì ID = 0,0031 tháng - con. 7. Các tỷ lệ chết chủ yếu. • Tỷ lệ chết thô (Crude Death Rate = CDR): Tỷ lệ chết thô là số gia súc chết trong một giai đoạn nhất định mà không kể tới nguyên nhân gây chết được chia cho tổng đàn bình quân Số chết vì mọi nguyên nhân của quần thể trong một khoảng thời gian CDR =. x 100 Tổng đàn bình quân của quần thể trong thời gian đó. • Tỷ lệ này có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nó phản ánh nguy cơ chết cho cả một quần thể nên thường được dùng để so sánh nguy cơ chết của các quần thể khác nhau trong cùng một giai đoạn hoặc ở những giai đoạn khác nhau.. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> • Tỷ lệ chết vì một bệnh so với tổng đàn hay tỷ lệ chết đặc hiệu (Speccific Death Rate – SDR): Tỷ lệ chết đặc hiệu để biểu hiện tỷ lệ chết do một nguyên nhân bệnh tật nhất định so với tổng đàn bình quân trong một giai đoạn nhất định. Số gia súc chết vì một bệnh trong một khoảng thời gian SDR =. x 100 Tổng đàn bình quân của quần thể trong thời gian đó. • Tỷ lệ chết vì một bệnh (Mortality Rate = MR): Tỷ lệ chết vì một bệnh được tính bằng cách lấy tử số là số gia súc chết vì một bệnh trong một giai đoạn nhất định, còn mẫu số là tổng số gia súc chết vì mọi nguyên nhân trong giai đoạn đó. Thường được dùng để biểu hiện và so sánh những tác hại do từng bệnh gây ra đối với quần thể đàn gia súc.. Số gia súc chết vì một bệnh trong quần thể ở giai đoạn nhất định MR=. x 100 Tổng số gia súc chết vì mọi bệnh trong quần thể trong giai đoạn đó. • Tỷ lệ chết trên mắc (Case Fatality Rate – CFR): Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tử số là tổng số các trường hợp gia súc chết vì một bệnh nào đó trong quần thể, còn mẫu số là tổng số gia súc trong quần thể mắc bệnh đó trong một giai đoạn nhất định. Tỷ lệ này thường được dùng để đánh giá về sự cường độc của mầm bệnh, diễn biến của bệnh hay sự nghiêm trọng của bệnh.. Số gia súc chết vì một bệnh trong quần thể ở giai đoạn nhất định CFR =. x 100 Tổng số gia súc mắc bệnh đó trong quần thể trong giai đoạn đó. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> • Tỷ lệ chết theo nhóm tuổi: Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tử số là số gia súc chết vì một bệnh (hoặc nhiều bệnh) trong quần thể ở một nhóm tuổi nhất định, còn mẫu số là tổng số gia súc có cùng nhóm tuổi ở quần thể đó trong một giai đoạn nhất định. Được dùng để so sánh tỷ lệ chết trong cùng một nhóm tuổi ở cùng một bệnh, ở các bệnh khác nhau. Số gia súc chết vì một bệnh (nhiều bệnh) trong quần thể ở giai đoạn nhất định TLCTNT =. x 100 Tổng số gia súc có cùng nhóm tuổi trong quần thể ở giai đoạn đó. • Tỷ lệ chết theo giống: Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tử số là số gia súc chết vì một bệnh (nhiều bệnh) ở một giống nào đó, còn mẫu số là tổng số gia súc trong cùng một giống có trong giai đoạn đó. Tỷ lệ này thường được dùng để so sánh tỷ lệ chết giữa các loài, giống khác nhau có khả năng mắc cùng một bệnh hoặc các bệnh khác nhau. Số gia súc ở một loài, giống chết vì một bệnh (nhiều bệnh) trong quần thể ở giai đoạn nhất định. TLCTG =. x 100 Tổng số gia súc ở cùng một loài, giống trong quần thể trong giai đoạn đó. • Tỷ lệ chết theo tính biệt: Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tử số là số gia súc đực (cái) bị chết trong quần thể, còn mẫu số là tổng số gia súc đực (cái) có trong quần thể ở một giai đoạn nhất định. Tỷ lệ này được dùng để so sánh tỷ lệ chết của gia súc có tính biệt khác nhau trong giai đoạn nhất định.. Số gia súc đực (cái) chết trong quần thể ở giai đoạn nhất định TLCTTB =. x 100 Tổng số gia súc đực (cái) trong quần thể trong giai đoạn đó. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> CHƯƠNG 4 DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ. 1. Định nghĩa. • Nghiên cứu mô tả là một nghiên cứu về hình thái xuất hiện bệnh có liên quan đến các biến số: Động vật – Không gian - Thời gian. Những nghiên cứu này nói tóm tắt một cách có hệ thống các số liệu cơ bản về sức khoẻ, và nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử vong.. • Đối với các nhà dịch tễ học, xác định các yếu tố mô tả sẽ tạo nên một bước quan trọng đầu tiên trong việc nghiên cứu các yếu tố quyết định hay yếu tố nguy cơ làm dịch bệnh phát triển để từ đó hạn chế các yếu tố này.. 2. Mục đích của nghiên cứu mô tả. • Đánh giá chiều hướng của dịch bệnh động vật, so sánh giữa các vùng trong một nước hay giữa các nước với nhau .. • Cung cấp cơ sở cho việc vạch kế hoạch và đánh giá các điều kiện thú y cơ sở.. • Xác định vấn đề cần nghiên cứu, hình thành những giả thuyết sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu phân tích tiếp theo.. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> • Nghiên cứu mô tả có thể sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ, thông tin đại chúng… Vì những thông tin này được cập nhật thường xuyên và có sẵn nên nói chung nghiên cứu mô tả it tốn kém về thời gian và kinh tế so với nghiên cứu phân tích nên nó rất phổ biến trong các nghiên cứu dịch tễ.. • Tuy nhiên, nghiên cứu mô tả không có khả năng kiểm định các giả thuyết dịch tễ học.. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ. • Có 3 phương pháp nghiên cứu mô tả chính: Nghiên cứu tương quan - Correlation Study: Nghiên cứu hình thái của bệnh trong quần thể.. Báo cáo bệnh - Case Reports hay đợt bệnh - Case Series. Điều tra ngang - Cross – Sectional Surveys • Mỗi phương pháp này cung cấp thông tin về các đặc tính khác nhau về quần thể động vật, không gian, thời gian và mỗi nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.. 1. Nghiên cứu tương quan. • Nghiên cứu tương quan là nghiên cứu các hình thái của bệnh trong quần thể để tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh nhằm so sánh tần số mắc bệnh ở những nhóm loài động vật khác nhau trên cùng một khoảng thời gian hoặc những nhóm động vật trong cùng một loài nhưng ở những thời điểm khác nhau.. • Cũng có thể nói nghiên cứu tương quan là nghiên cứu mô tả mối liên quan của bệnh với những yếu tố mà người nghiên cứu quan tâm như: tuổi, giống, loài, tính biệt, thời gian, không gian…. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> • Để đánh giá mối quan hệ của các yếu tố người ta dùng hệ số tương quan.. • Đây là thông số mô tả mối quan hệ trong nghiên cứu tương quan, hệ số này xác định về mặt số lượng mối quan hệ tuyến tính giữa phơi nhiễm và bệnh.. • Có nghĩa là mỗi thay đổi về mức độ phơi nhiễm thì tần số mắc bệnh sẽ tăng giảm tương ứng theo.. • Thuận lợi: nghiên cứu tương quan đơn giản, dễ tiến hành, thực hiện nhanh chóng vì đã có sẵn những thông tin, những dữ kiện của quần thể, ít tốn kém.. • Hạn chế: nghiên cứu tương quan ít hoặc không có khả năng suy diễn, thiếu khả năng kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu và các chỉ số tương quan chỉ biểu thị mức độ phơi nhiễm trung bình của quần thể, chứ không biểu thị mức độ phơi nhiễm của từng cá thể.. 2. Các báo cáo ca bệnh hay đợt bệnh. • Khác với nghiên cứu tương quan, người ta tiến hành xem xét toàn bộ quần thể. Trong nghiên cứu ca bệnh, đợt bệnh lại tập trung mô tả chi tiết, tỉ mỉ về căn nguyên, diễn biến của từng trường hợp bệnh hay một nhóm bệnh có cùng một chẩn đoán.. • Phương pháp nghiên cứu này có thể nhận biết được những nét khác thường của bệnh đang nghiên cứu và dẫn đến hình thành một hay nhiều giả thuyết mới.. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> • Nghiên cứu từng trường hợp bệnh: Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến nó cung cấp thông tin về một hiện tượng bất thường về sức khoẻ, là điểm mốc cho việc xác định bệnh mới. Nghiên cứu này thể mở rộng ra nghiên cứu hàng loạt các trường hợp bệnh hay đợt bệnh trong cùng một giới hạn không gian và thời gian nhất định.. • Nghiên cứu đợt bệnh: Là nghiên cứu thu thập các báo cáo bệnh của từng trường hợp bệnh xảy ra trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu này rất quan trọng trong dịch tễ học vì nó thường được áp dụng để xác định sớm sự bắt đầu xuất hiện dịch hay bệnh mới.. • Nhận xét: Mặc dù nghiên cứu từng trường hợp bệnh hay đợt bệnh rất có ích trong việc hình thành giả thuyết, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định như sau:.  Không có khả năng kiểm tra được sự có mặt của một kết hợp thống kê..  Phương pháp nghiên cứu này dựa trên tiến triển bệnh của một cá thể, do đó sự có mặt của bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nhiều khi không thể loại trừ hết..  Khi giải thích nguyên nhân thường bị hạn chế do thiếu nhóm so sánh tương ứng và làm mờ đi mối quan hệ hoặc lại gợi ý một kết hợp không có trong thực tế.. 3. Nghiên cứu ngang. • Nghiên cứu ngang là nghiên cứu được thực hiện trên những cá thể có mặt trong quần thể nghiên cứu dù có bệnh hay không có bệnh, có phơi nhiễm hay không phơi nhiễm được lượng giá vào đúng thời điểm nghiên cứu được thực hiện.. • Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu ngang là mô tả dịch tễ học nhằm tìm ra tần số mắc bệnh hoặc sự phân bố của một hiện tượng sức khoẻ nào đó.. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> • Những số liệu này rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu dịch tễ học, và người quản lý về lĩnh vực thú y trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ cuả quần thể động vật đang nghiên cứu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ của quần thể mà ta quan tâm.. • Nghiên cứu ngang có thể được tiến hành dưới dạng một cuộc điều tra sức khoẻ của quần thể, thông qua việc chọn một mẫu ngẫu nhiên các cá thể từ quần thể.. III. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ TRONG THÚ Y. 1. Mô tả ca bệnh. • Là mô hình nghiên cứu cơ bản của phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể.. • Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ do một hoặc nhiều bác sỹ thú y thực hiện trên một gia súc bệnh.. • Khi mô tả đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của bệnh. Kết quả phải nêu được một hay nhiều giả thuyết về quan hệ nhân – quả.. • Lưu ý: Khi mô tả ca bệnh ngoài việc mô tả những biểu hiện chung, cần phải mô tả những biểu hiện không bình thường hoặc hiếm thấy của một bệnh.. • Phải trung thực khi mô tả những hiện tượng hoặc những biểu hiện của bệnh, tránh đưa ra những nhận xét về nguyên nhân gây bệnh hoặc những suy luận đánh giá qua kết quả điều trị tốt hay xấu.. • Cần chú ý những biểu hiện giống nhau ở một số bệnh trên cùng một loài động vật: 4 bệnh đỏ ở lợn (Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Tụ huyết trùng lợn); 3 bệnh Tụ huyết trùng, Khí ung thán, Nhiệt thán ở trâu bò…. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 2. Mô tả các ca bệnh hay mô tả một chùm bệnh. • Cũng tương tự như mô tả một trường hợp bệnh nhưng để áp dụng mô tả cho một vài trường hợp cùng mắc một bệnh, cùng có chung một hiện tượng như nhau về sức khoẻ. Mô tả một chùm bệnh sẽ có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp bệnh.. • Do vậy yêu cầu phải mô tả chi tiết và trung thực quá trình biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh đó trong một điều kiện nhất định giới hạn trong một thời gian nào đó, cùng với sự đánh giá tiên lượng.. • Trong phạm vi một trại hay một địa phương có thể có nhiều ca bệnh xảy ra cùng một lúc hoặc muộn hơn hoặc sớm hơn.. • Nên khi đọc báo cáo về các loại ca bệnh, có thể đặt ra một số câu hỏi:. Quần thể hay tổng đàn tại khu vực không gian đó có bệnh loại nào?. Các ca bệnh đã báo cáo có giống các ca bệnh đã gặp trong thực tế không?. Các ca bệnh đã được mô tả đầy đủ, khách quan chưa?. Có thể đại diện cho nhóm, đàn, loài gia súc chưa?. 3. Khảo sát chung. • Là những nghiên cứu mô tả áp dụng cho một quần thể động vật, mục tiêu của khảo sát là cung cấp những số liệu về sự lưu hành, tính phổ biến của các đặc điểm như:. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi mắc, giống loài mắc, thời điểm, mùa vụ mắc…. Các loại bệnh tật, tác nhân gây bệnh, phương thức, tập quán chăn nuôi, quy trình phòng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng của bệnh…. 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> • Ta có thể tiến hành khảo sát bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp:. Phương pháp khảo sát trực tiếp có thể tiến hành bằng hình thức phỏng vấn cá nhân, điện thoại, thư tín…. Phương pháp khảo sát gián tiếp thì do người khác làm theo mẫu có sẵn hoặc theo các câu hỏi mà người điều tra đưa ra…. 4. Những đặc trưng cần mô tả. • Động vật: Đặc trưng mô tả về động vật để trả lời cho câu hỏi “Loài động vật nào mắc bệnh và mắc như thế nào?”.. • Cho nên cần chú ý những đặc trưng sau: Tuổi: tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong các đặc trưng về động vật..  Tuổi không chỉ có liên quan đến tần số mắc bệnh các bệnh nhiễm khuẩn mà con liên quan đến mức độ nặng của bệnh..  Những động vật non có thể không mắc bệnh trong một khoảng thời gian nhất định từ khi mới sinh (tuỳ loài) do có kháng thể từ mẹ truyền sang. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng cao theo thời gian nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu..  Nói chung tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong càng tăng do các nguyên nhân sau: tăng phơi nhiễm tích luỹ, giảm miễn dịch phòng vệ của cơ thể, kiệt sức không đặc hiệu, tăng dị dạng nhiễm sắc thể, thay đổi nội tiết.. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Tính biệt: có sự khác biệt rất rõ rệt đối với nhiều bệnh về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong giữa con đực và cái. Sự khác biệt này này có thể là do đặc tính của giới, sự khác nhau về thăng bằng nội tiết, môi trường sống….  VD: trong bệnh Sảy thai truyền nhiễm tỷ lệ mắc bệnh ở giống cái cao hơn giống đực.. Loài giống: Sự khác biệt này thường do các yếu tố di truyền, khả năng thích nghi với môi trường sống của từng loài, giống. Trạng thái sinh lý: thông thường những động vật có trạng thái thần kinh thể dịch thuộc loại hưng phấn thường có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn so với những động vật có trạng thái thần kinh thăng bằng hay ức chế…. • Không gian: Câu hỏi thứ 2 được nêu lên trong nghiên cứu mô tả là “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất?”.. Các đặc trưng mô tả có liên quan đến không gian có thể cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về bệnh căn của bệnh. Vị trí có thể phân chia theo biên giới tự nhiên như núi, sông, sa mạc, theo phân vùng hành chính.. 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> • Thời gian: Số liệu miêu tả theo thời gian trả lời cho câu hỏi “Khi nào bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy ra?” và “Tần số của bệnh hiện nay có khác với tần số tương ứng trong quá khứ hay không?”. Thay đổi tỷ lệ bệnh theo thời gian tương ứng với khái niệm kinh điển về một vụ dịch có liên quan tới sự tăng cao tần số của bệnh trong một thời gian tương đối lớn.. Sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian: Đối với nhiều bệnh có thời kỳ ủ bệnh ngắn, việc mô tả sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến các nghiên cứu phân tích về một nguyên nhân gây bệnh nào đó.. Tính chu kỳ: Sự thay đổi có tính chu kỳ là sự thay đổi lặp lại tần số của bệnh. Tính chu kỳ có thể là hàng năm (theo mùa) hay theo từng thời kỳ nhiều năm..  Chu kỳ nhiều năm: nguyên nhân của tính chu kỳ nhiều năm này là do sự thay đổi miễn dịch của khối cảm thụ. Thí dụ: dịch Sởi và dịch cúm A thường xảy ra 2-3 năm một lần..  Tính theo mùa: nguyên nhân dẫn đến sự phân bố theo mùa của các bệnh do sự ảnh hưởng của môi trường đến bản thân tác nhân gây bệnh, đến côn trùng trung gian truyền bệnh, đến tập quán, lối sống và tính cảm thụ của vật chủ. Nghiên cứu diễn biến theo mùa của bệnh có thể giúp cho việc gợi ý giả thuyết về bệnh căn.. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Xu thế của bệnh: là sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong một khoảng thời gian dài nhiều năm, nhiều thập kỷ và hàng thế kỷ. Xu hướng thế kỷ có thể do một hay nhiều yếu tố khác nhau:.  Thay đổi về kỹ thuật chẩn đoán dẫn đến tăng các báo cáo của các chẩn đoán đặc biệt ngay cả khi bệnh thực sự không còn phổ biến..  Thay đổi tính chính xác của việc thống kê động vật có phơi nhiễm với nguy cơ phát triển bệnh, dẫn đến thay đổi tỷ lệ mắc bệnh có thể không phản ánh sự thay đổi tần số thực của bệnh..  Thay đổi về phân bố bệnh của quần thể có thể dẫn đến thay đổi tỷ lệ thô của bệnh mặc dù tỷ lệ đặc hiệu theo tuổi không thay đổi..  Thay đổi tỷ lệ sống sót, khỏi bệnh do cải tiến việc điều trị hay ảnh hưởng của việc điều trị sớm..  Thay đổi tỷ lệ mới mắc thực tế do thay đổi các yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc.. IV. KẾT LUẬN. • Như vậy dịch tễ học mô tả quan tâm tới hàng loạt đặc điểm cơ bản về tình hình dịch bệnh, trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, tập trung vào đặc điểm của đàn gia súc như: sức khoẻ, bệnh tật, tập quán chăn nuôi, phòng bệnh, tính chất lây lan… thời gian và không gian phát sinh bệnh.. • Nghiên cứu mô tả là phương pháp đơn giản nhất và có thể còn nhiều thiếu sót trong khi thực hiện, sự thiếu sót này có thể là thiếu độ tin cậy tương đối và thông thường là chưa có đầy đủ lượng thông tin cần thiết.. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> • Nghiên cứu mô tả rất có ích và thiết thực trong nghiên cứu dịch tễ học. Do vậy, các nghiên cứu mô tả cần phải thiết kế như thế nào để có cơ sở hình thành một giả thuyết nhân quả để làm tiền đề cho những mô tả tiếp theo sâu sắc hơn, sát thực hơn và cũng là tiền đề cho các nghiên cứu phân tích sau đó, bởi bản thân các thiết kế nghiên cứu mô tả không thể kiểm định được các giả thuyết về mối quan hệ nhân - quả.. CHƯƠNG 5 DỊCH TỄ HỌC PHÂN TÍCH. PHẦN 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH - CHỨNG. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> I. ĐỊNH NGHĨA. • Nghiên cứu bệnh - chứng là một trong những nghiên cứu quần thể, tiến hành bằng nghiên cứu quan sát phân tích trên 2 nhóm cá thể cùng một lúc: nhóm chủ cứu và nhóm đối chứng, dựa trên điểm xuất phát căn cứ vào có bệnh (nhóm chủ cứu) và không có bệnh (nhóm đối chứng).. • Sau đó tiến hành điều tra ngược trở lại theo thời gian trước đó xem tình trạng phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ như thế nào, rồi so sánh giữa hai nhóm với nhau.. Nhóm chủ cứu được chọn là một nhóm gồm những cá thể động vật đã có mắc bệnh trạng mà ta muốn nghiên cứu..  Nhóm đối chứng là một nhóm cá thể đồng nhất về nhiều góc độ với nhóm chủ cứu, nhưng chắc chắn không mắc bệnh trạng muốn nghiên cứu như ở nhóm chủ cứu.. • Phép nghiên cứu bệnh - chứng là một thiết kế nghiên cứu phân tích dịch tễ học, nó được tiến hành sau các nghiên cứu quan sát mô tả.. • Nói cách khác, sau khi đã quan sát mô tả và hình thành một giả thuyết nhân - quả giữa một bệnh trạng với một yếu tố nguy cơ thì ta sẽ cố xác nhận sự kết hợp nhân quả đó bằng cách tiến hành một nghiên cứu dịch tễ học phân tích, ở đây là nghiên cứu bệnh - chứng.. 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> • Một trong những điểm xuất phát đầu tiên rất quan trọng của phép nghiên cứu bệnh - chứng là bệnh.. • Cho nên bệnh cần phải đặc biệt quan tâm: bệnh phải được định nghĩa chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thống nhất để đảm bảo việc chọn nhóm bệnh là đồng nhất, không mắc các sai số hệ thống.. • Những nghiên cứu ít coi trọng điểm xuất phát này thì trong kết quả nghiên cứu sẽ chứa đựng những sai số và kết quả không có độ tin cậy.. • Muốn đảm bảo tính đồng nhất đó, trong thiết kế phải lập ra một bản tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thật chặt chẽ, thật cụ thể, đo lường chính xác, thật đơn giản dễ hiểu, ai cũng làm được và làm thống nhất như nhau trên mọi cá thể dự cuộc nghiên cứu.. II. PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU BỆNH - CHỨNG. • Phân tích nghiên cứu bệnh - chứng là so sánh tần số phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.. • Sau khi đã chọn được 2 nhóm này rồi, thì công việc tiếp sau đó là điều tra ngược lại thời gian trước xem mỗi cá thể đã phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ như thế nào và được tiến hành như nhau đối với từng cá thể ở 2 nhóm, để cuối cùng có thể đem so sánh được với nhau.. 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> • Như vậy, cuối cùng ở mỗi nhóm sẽ bao gồm 2 loại: có và không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.. • Để tính toán sự kết hợp, số liệu dịch tễ học được trình bày thành bảng tiếp liên (2x2).. • Bảng tiếp liên (2x2) có thể được phát triển thành các bảng (rxc), trong đó r là số hàng và c là số cột để nghiên cứu mức độ phơi nhiễm khác nhau và các giai đoạn bệnh khác nhau.. Bảng tiếp liên (2x2) Chủ động chọn vào nghiên cứu Nguy cơ. Bệnh trạng Có. Tổng. Không. Có. a. b. a+b. Không. c. d. c+d. a+c. b+d. a+b+c+d=n. Tổng. •Trong đó: a: là số cá thể được chọn có bệnh mà khi nghiên cứu thấy có. phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ b: là số cá thể không có bệnh, nhưng có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ c: là số cá thể có bệnh, nhưng không có phơi nhiễm d: là số cá thể không có bệnh và cũng không có phơi nhiễm. • Để đảm bảo cho dữ kiện có ý nghĩa thống kê, trước khi phân tích kết quả bao giờ cũng phải làm test χ2, theo kỹ thuật χ2 Mantel – Haenszel.. [(ad – bc) – n/2] x n χ2. = (a+b)(c+d)(a+c)(b+d). • Với một bậc tự do và với xác suất P = 0,05; 0,01… • Tra bảng χ2, nếu đảm bảo dữ kiện có ý nghĩa ta sẽ tiến hành tính toán các số liệu cần thiết cho nghiên cứu.. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 1. Nguy cơ tương đối (Relative risk: RR). • Nguy cơ tương đối đánh giá mức độ kết hợp giữa phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ và bệnh, nó nói lên khả năng phát triển bệnh một cách tương đối ở nhóm bệnh có phơi nhiễm.. • Nguy cơ tương đối được tính theo công thức: Ie. a/(a+b). RR=. = Io. c/(c+d). • Trong đó: Ie: là tỷ lệ mới mắc ở nhóm có phơi nhiễm Io: là tỷ lệ mới mắc ở nhóm không phơi nhiễm. • Ta có thể lấy ví dụ để so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa những lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ với những lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại ẩm thấp, bẩn thỉu.. Bệnh trạng. Chủ động chọn. Tổng. Có. Không. Nguy Chuồng trại ẩm thấp cơ Chuồng trại sạch sẽ. 1350. 1296. 2646. 55. 145. 200. Tổng. 1405. 1441. 1350/(1350+1296) RR =. 1350/2646 =. 55/(55+145). 1350x200 =. 55/200. 2846 270000. = 2646x55. = 1,86 145530. 2. Tỷ suất chênh (Odds ratio). • Trong đa số các trường hợp nghiên cứu bệnh chứng, ta không thể tính toán trực tiếp tỷ lệ bệnh ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm. Do đó không thể áp dụng công thức tính nguy cơ tương đối (RR) mà phải tính gián tiếp qua tỷ suất chênh.. • Tỷ suất chênh cũng là một số đo của nguy cơ so sánh, nó so sánh độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.. 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> • Trong các bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm là rất thấp. Tổng số: (a+b) ≈ b và (c+d) ≈ d. Do vậy ta có công thức tính tỷ suất chênh OR như sau:. a/(a+b) RR =. a/b ≈. ad = OR. ≈. c/(c+d). c/d. bc. Nếu OR > 1 chỉ sự kết hợp giữa bệnh với sự phơi nhiễm, trị số OR càng lớn thì sự kết hợp càng mạnh. Nếu OR = 1 thì bệnh và sự phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ không có liên quan gì đến nhau. OR < 1 nói lên một kết hợp âm tính. • Ta lấy ví dụ để so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa những gia súc được tiêm phòng vacxin và gia súc không được tiêm phòng vacxin. Chủ động chọn. Bệnh. Không bệnh. Tổng. Không tiêm phòng vacxin. 25. 187. 212. Tiêm phòng vacxin. 5. 275. 280. Tổng. 30. 462. 492. 25x275 OR =. 6875 =. 5x187. = 7,35 935. 3. Nguy cơ quy thuộc (Attributable Risk: AR). • Nguy cơ quy thuộc được định nghĩa là sự khác nhau về tỷ lệ mới mắc (I) ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm. Nó đo lường ảnh hưởng tuyệt đối của phơi nhiễm có nguy cơ cao phát triển bệnh ở hai nhóm.. • Ở nghiên cứu này, ước lượng của AR chỉ là tương đối, ta nhắc lại: trong lý thuyết về lưới nguyên nhân và lưới hậu quả đã đề cập đến một nguy cơ có thể tham gia gây nhiều hậu quả khác nhau, cũng như một bệnh trạng có thể gây nên do hậu quả của nhiều nguy cơ. 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> • Ở đây ta đang nghiên cứu kết hợp cuả bệnh trạng và nguy cơ thì cần biết rằng trong việc hình thành bệnh trạng nghiên cứu có bao nhiêu phần là do yếu tố nguy cơ nghiên cứu chịu trách nhiệm về sự hình thành bệnh trạng đang nghiên cứu.. • Phần này gọi là nguy cơ quy thuộc, hay như cách nói quen thuộc về nguy cơ này là “một tỷ lệ tối đa của một bệnh quy riêng cho một yếu tố nguy cơ”.. • Ký hiệu quen dùng là AR, được tính một cách đơn giản nhất và nhiều người chấp nhận nhất là khi tỷ lệ mới mắc tính được trong nhóm phơi nhiễm Ie và không phơi nhiễm Io của mẫu nghiên cứu là đại diện tương ứng cho quần thể.. • Công thức này được biểu diễn như sau: a AR =. Ie – Io. c. =. a+b. c+d. Nếu AR=0: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, không có sự khác nhau về tỷ lệ mới mắc ở hai nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.. AR>0: có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh: Số các trường hợp bệnh ở nhóm có phơi nhiễm được quy cho là phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, và số trường hợp bệnh ở nhóm có phơi nhiễm sẽ giảm đi nếu ta hạn chế phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.. AR<0: Có sự kết hợp âm tính. • Nhưng thực ra các tỷ lệ mới mắc ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm không có giá trị đại diện trên, nên để đánh giá sự giảm tỷ lệ mới mắc bằng giảm phơi nhiễm, nguy cơ quy thuộc thường được tính bằng phần trăm.. • Nguy cơ quy thuộc phần trăm được tính bằng công thức sau: AR AR% =. Ie – Io x 100 =. Ie. RR – 1 x 100. Ie. AR%=. x100 RR. • Nguy cơ quy thuộc này gọi là nguy cơ quy thuộc phần trăm, cũng gọi là phân số căn nguyên, tỷ lệ quy thuộc (attributable rate, etiologic fraction, attributable proportion) cho mẫu nghiên cứu.. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span>  VD: Từ nghiên cứu nguy cơ mắc bệnh giữa chuồng trại ẩm thấp và chuồng trại sạch sẽ ta có: AR% = {(1,86-1)/1,86}x100=46,24%.  Nếu chuồng trại ẩm thấp gây ra bệnh; 46,24% bệnh là do chuồng trại ẩm thấp, có thể làm giảm tỷ lệ bệnh bằng cách giữ vệ sinh chuồng trại.. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1. Sai lệch lựa chọn (Selection Bias). • Sai lệch lựa chọn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình chúng ta lựa chọn nhóm bệnh và nhóm chứng vào nghiên cứu.. • Có nhiều tình huống dẫn đến sai lệch lựa chọn: Các tình huống có chung một đặc điểm Đó là sự khác nhau về tình trạng bệnh và phơi nhiễm giữa những đối tượng tham gia nghiên cứu.. Có những đối tượng đủ tiêu chuẩn nhưng không tham gia hoặc không được lựa chọn. Sai lệch này xuất hiện khi tỷ lệ trả lời thấp hay trả lời không giống nhau giữa chủ nhóm bệnh và nhóm chứng.. 2. Sai lệch quan sát (Observation bias). • Sai lệch quan sát là sự sai lệch trong việc thu thập thông tin về tình trạng phơi nhiễm và bệnh.. • Sai lệch này xảy ra do thông tin về phơi nhiễm được thu thập từ những đối tượng nghiên cứu sau khi đã mắc bệnh.. • Trình độ của chủ gia súc cũng ảnh hưởng tới việc báo cáo, ghi chép hay giải thích thông tin về bệnh.. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 3. Sai lệch hồi tưởng (Recall bias). • Sai lệch hồi tưởng là sai lệch về sự nhớ lại tiền sử phơi nhiễm ở nhóm bệnh và nhóm chứng.. • Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu bệnh-chứng là hỏi trực tiếp chủ gia súc nên nó có thể cho những kết quả khác nhau tuỳ theo sự hợp tác và sự nhiệt tình của họ.. 4. Sai lệch phân loại. • Sai lệch phân loại có liên quan với những sai lệch trong việc phân loại sai phơi nhiễm và tình trạng bệnh. Những sai lầm như vậy là không thể tránh khỏi trong bất kỳ nghiên cứu nào.. • Sai lệch phân loại ngẫu nhiên: Khi phân loại tình trạng phơi nhiễm hay bệnh sai như nhau ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng.. • Sai lệch phân loại không ngẫu nhiên: khi phân loại tình trạng phơi nhiễm hay bệnh không như nhau ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng.. IV. KẾT LUẬN. • Nghiên cứu bệnh - chứng là một nghiên cứu đặc biệt điều tra các bệnh hiếm và vai trò của yếu tố nguy cơ.. • Vì giá thành thấp và hiệu quả cao, nghiên cứu bệnh-chứng là bước đầu tiên trong việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh.. • Nếu thiết kế và thực hiện chính xác, nghiên cứu bênh - chứng là một phương pháp nghiên cứu có giá trị và đáng tin cậy để kiểm tra các giả thuyết dịch tễ học.. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> • Ưu điểm: Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém hơn so với các nghiên cứu phân tích khác, đặc biệt thích hợp với những bệnh có thời kỳ ủ bệnh kéo dài.. Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm vì các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở tình trạng bệnh.. Có khả năng điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu tố căn nguyên và là bước khởi đầu cho việc xác định các yếu tố phòng bệnh hay nguyên nhân của một bệnh mà ta còn biết rất ít.. • Nhược điểm: Không có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm, trừ khi nghiên cứu rất lớn hay phơi nhiễm phổ biến ở những đối tượng mắc bệnh.. Không tính toán được trực tiếp tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm trừ khi nghiên cứu dựa trên quần thể.. Trong một vài trường hợp, mối quan hệ về mặt thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh khó có thể xác định được.. Nhạy cảm với các sai lệch đặc biệt là sai lệch lựa chọn và hồi tưởng.. PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP. 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> I. ĐỊNH NGHĨA. • Nghiên cứu thuần tập (Cohort Studies) hay còn gọi là nghiên cứu theo dõi (Follow-up Studies), là loại nghiên cứu phân tích quan sát, trong đó một hay nhiều nhóm cá thể được chọn trên cơ sở có hay không phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ.. • Tại thời điểm tình trạng phơi nhiễm được xác định, tất cả các đối tượng nghiên cứu chưa mắc bệnh mà ta nghiên cứu và được theo dõi trong một thời gian dài để đánh giá sự xuất hiện của bệnh đó.. • Hay nói cách khác điểm xuất phát của nghiên cứu thuần tập là căn cứ vào sự kiện: Có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ (nhóm chủ cứu), không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ (nhóm đối chứng) rồi sau đó mới xem xét theo dõi về bệnh trạng ở cả 2 nhóm đó như thế nào?. • Thời điểm bắt đầu tiến hành nghiên cứu là hiện tại, những thời điểm xảy ra sự kiện có thể khác nhau tuỳ theo thiết kế ban đầu.. II. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP. 1. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu. • Thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào lúc cả phơi nhiễm và bệnh trạng đã xảy ra hoàn toàn.. • Nhưng điểm khác biệt với thiết kế nghiên cứu bệnh chứng là ở thiết kế thuần tập hồi cứu này là ta chủ động chọn sự kiện phơi nhiễm vào nhóm chủ cứu, sau đó mới lần trở lại xem tình hình bệnh trạng đã xảy ra như thế nào ở cả hai nhóm chủ cứu và đối chứng.. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 2. Nghiên cứu thuần tập tương lai. • Trong nghiên cứu này, tại thời điểm nghiên cứu các cá thể nghiên cứu đã bắt đầu có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ nhưng chưa xuất hiện bệnh, được theo dõi một thời gian ngắn hoặc dài, có thể rất dài trong tương lai.. • Điều này phụ thuộc vào liều đáp ứng và thời gian đáp ứng của yếu tố nguy cơ đối với bệnh trạng.. 3. Nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu vừa tương lai. • Các thông tin thu thập được vừa hồi cứu vừa tương lai trên cùng một quần thể. Loại nghiên cứu này rất có ích đối với các phơi nhiễm vừa có ảnh hưởng ngắn vừa có ảnh hưởng dài.. • VD: một chất hoá học có thể làm tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh trong một vài năm sau khi phơi nhiễm hoặc nguy cơ ung thư sau hàng chục năm.. 4. Nghiên cứu thuần tập lồng nghiên cứu bệnh chứng. • Trong các nghiên cứu dịch tễ học, người ta thường thực hiện lồng nghiên cứu bệnh chứng vào một nghiên cứu thuần tập hồi cứu hoặc tương lai.. • Thiết kế nghiên cứu này đặc biệt thích hợp khi thực hiện trong những nghiên cứu lớn, tuy nhiên đòi hỏi chi phí tốn kém.. • VD: Thu thập mẫu máu của những lợn được nuôi bằng thức ăn có chứa kháng sinh, sau đó tiếp tục theo dõi để xác định lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm và ảnh hưởng của nó.. 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. • Phân tích kết quả trong nghiên cứu thuần tập có liên quan đến việc tính toán các tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm thuần tập mà ta nghiên cứu:. Nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ Nhóm không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ Các mức độ phơi nhiễm khác nhau đối với các yếu tố nguy cơ. Sự phối hợp giữa các yếu tố nguy cơ với nhau.. Bảng tiếp liên (2x2). Chủ động chọn vào nghiên cứu Nguy cơ. Hậu quả Bệnh Không. Có phơi nhiễm Không phơi nhiễm Tổng. a c a+c. b d b+d. Tổng a+b c+d a+b+c+d=n. •Trong đó a: là số cá thể được chọn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, mà khi nghiên cứu thấy phát triển bệnh. b: là số cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi. nghiên cứu không thấy phát triển bệnh c: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi nghiên cứu thấy có phát triển bệnh d: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và cũng không phát triển bệnh.. • Đối với nghiên cứu thuần tập có thời gian theo dõi thay đổi, người ta trình bày số liệu theo một bảng khác vì lúc này kết quả thu được là đơn vị thời giancon các cá thể theo dõi có phơi nhiễm và không phơi nhiễm không phải là tổng số cá thể ở mỗi nhóm nghiên cứu.. • Ngoài ra, trong trường hợp này không cần thiết phải tính toán tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Bảng tiếp liên (2x2). Hậu quả Bệnh Không. Chủ động chọn vào nghiên cứu Nguy cơ. Tổng. Có phơi nhiễm. a. -. PY1. Không phơi nhiễm Tổng. c a+c. -. PY0 PY1+PY0. •Trong đó a: là số cá thể được chọn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, mà khi nghiên cứu thấy phát triển bệnh. c: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi nghiên cứu thấy có phát triển bệnh. PY1: Tổng thời gian theo dõi đối với các cá thể a PY0: Tổng thời gian theo dõi đối với các cá thể c. 1. Nguy cơ tương đối (Relative risk: RR). • Dựa vào số liệu được trình bày ở bảng 2x2 ta có thể tính được nguy cơ tương đối:. CIe RR=. Ie =. CIo. a/(a+b) =. Io. c/(c+d). CIe: là tỷ lệ mới mắc tích luỹ ở nhóm có phơi nhiễm CIo: là tỷ lệ mới mắc tích luỹ ở nhóm không phơi nhiễm. • Nếu RR>1: có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có phơi nhiễm. • Nếu RR=1: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, tức yếu tố phơi nhiễm không ảnh hưởng đến quần thể động vật.. • Nếu RR<1: có sự kết hợp âm tính, hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm. 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> • VD: 500 lợn được phân làm 2 lô, mỗi lô 250 con, được cho ăn theo chế độ khác nhau, theo dõi trong vòng 01 tháng, kết quả được trình bày tại bảng sau.. Hậu quả. Chọn vào nghiên cứu. Bệnh. Không. Ăn sống. 111. 139. 250. Ăn chín. 47. 203. 250. Tổng. 158. 342. 500. Tổng. Ta có thể tính được nguy cơ tương đối như sau: RR = 111/47 = 2,36. Như vậy có thể nhận thấy, nếu cho lợn ăn sống nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2,36 lần so với cho lợn ăn chín.. • Đối với nghiên cứu thuần theo đơn vị thời gian-con nguy cơ tương đối được tính bằng tỷ suất giữa tỷ lệ mật độ mới mắc ở những cá thể có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.. • Công thức được biểu diễn: IDe RR =. a/PY1 =. IDo. c/PY0. • Trong đó: IDe: Tỷ lệ mật độ mới mắc ở nhóm có phơi nhiễm IDo: Tỷ lệ mật độ mới mắc ở nhóm không phơi nhiễm. Nếu RR>1: có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có phơi nhiễm. Nếu RR=1: không có kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh. Nếu RR<1: có sự kết hợp âm tính, hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm. 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> VD: Nghiên cứu hồi cứu về bổ sung canxi cho lợn con. Sau khi theo dõi 100 tháng-con, thấy có 9 con lợn ở nhóm có bổ sung canxi mắc bệnh còi xương; ở nhóm không bổ sung canxi, trong 90 tháng-con thấy có 25 con mắc bệnh còi xương.. Hậu quả. Chủ động chọn. Bệnh. Không. Tổng thời gian theo dõi (tháng-con). Không bổ sung canxi. 25. -. 90. Bổ sung canxi. 9. -. 100. Tổng. 34. -. 190. Ta có thể tính nguy cơ tương đối như sau: RR = (25/90) : (9/100) = (25x100) : (9x90) = 3,09. Như vậy kết quả này cho thấy, nếu không bổ sung canxi cho lợn con thì nguy cơ mắc bệnh còi xương tăng 3,09 lần so với lợn con được bổ sung canxi. 2. Nguy cơ quy thuộc và nguy cơ quy thuộc phần trăm. • Nguy cơ quy thuộc được tính như là sự chênh lệch về tỷ lệ mới mắc tích luỹ hay tỷ lệ mật độ mới mắc tuỳ theo thiết kế nghiên cứu. Công thức tính được biểu diễn như sau:. AR=CIe – CIo = IDe – IDo.  AR>0: có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, số các trường hợp bệnh ở nhóm có phơi nhiễm được quy cho là phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.  AR=0: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh  AR<0: có sự kết hợp hoặc kết hợp âm tính. • Để đánh giá sự giảm tỷ lệ mới mắc bằng giảm phơi nhiễm, nguy cơ quy thuộc thường được tính bằng phần trăm. Công thức tính được biểu diễn như sau:. RR – 1 AR% =. x100 RR. • VD: trong nghiên cứu bổ sung canxi cho lợn con, nguy cơ quy thuộc phần trăm được tính như sau: AR% = [(3,09-1)/3,09] x 100 = 67,64%. Như vậy, có đến 67,64% lợn con bị còi xương là do không bổ sung canxi, do vậy cần bổ sung canxi để hạn chế bệnh còi xương.. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 3. Nguy cơ quy thuộc quần thể và nguy cơ quy thuộc quần thể theo phần trăm. • Nếu tỷ lệ mắc bệnh ở quần thể tổng quát có thể ước lượng hay biết được từ một nguồn khác, nếu sự phân bố phơi nhiễm ở các nhóm nghiên cứu được coi là đại diện cho quần thể thì những thông số này được dùng để ước lượng tỷ lệ mới mắc ở các nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.. • Nguy cơ quy thuộc của quần thể (Population Attributable Risk: PAR) là sự tăng cao tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể quy cho là do phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.. • Nguy cơ quy thuộc quần thể được tính toán theo công thức sau:. PAR = IT – Io hay PAR = (AR)(Pe). • Nếu tỷ lệ phơi nhiễm ở các nhóm nghiên cứu được coi như tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể (Pe), ta có thể tính được nguy cơ quy thuộc quần thể theo phần trăm.. • Phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể phản ánh tỷ lệ bệnh ở quần thể nghiên cứu được quy cho phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và có thể hạn chế tỷ lệ bệnh nếu hạn chế phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ. • Công thức này được biểu diễn như sau: PAR PAR% =. x 100 IT. • Trong đó:  IT là tỷ lệ mới mắc của bệnh trong quần thể, được ước lượng: a+c/a+b+c+d.  Io Là tỷ lệ mới mắc bệnh của bệnh trong số không có phơi nhiễm, được ước lượng: c/c+d.  AR: là nguy cơ quy thuộc của nhóm phơi nhiễm trong quần thể, được ước lượng: a/(a+b) – c/(c+d).  Pe là tỷ lệ các cá thể có phơi nhiễm trong quần thể, được ước lượng: a+b/a+b+c+d. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> • VD: trong thí nghiệm bổ sung cho lợn ăn sống và ăn chín, có thể tính nguy cơ quy thuộc quần thể như sau: PAR= 158/500 - 47/250 = 0,128 = 128x10-3 hay PAR=(111/250-47/250)x250/500=0,128=128x10-3.  Như vậy, nếu ngừng cho lợn ăn sống ta có thể loại trừ tỷ lệ lợn bị mắc bệnh là 128 phần 1000.. • Ta có thể tính phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể như sau: PAR%=(0,128/0,316)x100=40,51%.  Như vậy, có thể nhận thấy 40,51% lợn bị bệnh trong quần thể là do ăn sống, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách không cho ăn sống.. IV. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP. 1. Ưu điểm. • Rất có giá trị và tối ưu khi nghiên cứu ảnh hưởng của các phơi nhiễm nhiễm gặp.. • Cho phép người điều tra xác định được cơ mẫu thích hợp ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm vì các cá thể lựa chọn vào nghiên cứu được dựa trên tình trạng phơi nhiễm.. • Có thể kiểm định ảnh hưởng nhiều mặt của một phơi nhiễm đến sự phát triển bệnh.. • Có thể làm sáng tỏ mối quan hệ về thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh vì tại thời điểm nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu chưa bị bệnh.. • Hạn chế các sai số có hệ thống trong khi xác định tình trạng phơi nhiễm vì trong nghiên cứu thuần tập tương lai, tại thời điểm nghiên cứu bệnh chưa xuất hiện.. 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 2. Nhược điểm. • Không có hiệu quả khi đánh giá các bệnh hiễm gặp, trừ khi quần thể nghiên cứu cực kỳ lớn, khi bệnh phổ biến ở những người có phơi nhiễm.. • Nghiên cứu thuần tập tương lai rất tốn kém về kinh tế và thời gian so với nghiên cứu bệnh chứng và thuần tập hồi cứu.. • Nếu là nghiên cứu thuần tập hồi cứu đòi hỏi phải có dữ liệu đầy đủ, nếu không cũng sẽ gặp phải sai số có hệ thống như đối với nghiên cứu bệnh chứng.. • Giá trị của nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng lớn do mất đối tượng nghiên cứu trong quá trình theo dõi.. 3. Kết luận. • Nghiên cứu thuần tập nếu được thiết kế và thực hiện tốt sẽ là một chiến lược nghiên cứu cực kỳ có giá trị về sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh.. • Việc chọn lựa một thiết kế nghiên cứu thuần tập hay bệnh chứng phải dựa trên một giả thuyết cần được điểm định, nguồn tài chính sẵn có và những hiểu biết về phơi nhiễm và bệnh. Vấn đề là phải chọn được một thiết kế nghiên cứu tối ưu mang lại kết quả có giá trị và có lượng thông tin cao.. CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP. 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> • Các nghiên cứu thực nghiệm thường ít được tiến hành trong quần thể, nhưng lại là phương pháp chứng minh rõ ràng nhất đối với việc kiểm định bất kỳ giả thuyết nào, trong đó các thực nghiệm về giảm tần số mắc hoặc chết thì thường được tiến hành và là phần quan trọng của dịch tễ học.. • Các thực nghiệm hay gặp là các thực nghiệm dự phòng và thực nghiệm điều trị, và thường được tiến hành trong một quần thể động vật lớn hoặc chỉ trong những nhóm cá thể chọn lọc.. I. ĐỊNH NGHĨA. • Nghiên cứu can thiệp là một nghiên cứu thực nghiệm có kế hoạch.. • Nghiên cứu can thiệp có thể được coi là một nghiên cứu thuần tập tương lai vì các đối tượng nghiên cứu cũng được xác định dựa trên tình trạng phơi nhiễm, sau đó tiến hành theo dõi sự phát triển của bệnh.. • Nhưng khác với nghiên cứu thuần tập, trong nghiên cứu can thiệp tình trạng phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu là do người nghiên cứu chỉ định.. • Nghiên cứu can thiệp được coi là phương pháp nghiên cứu dịch tễ học cung cấp bằng chứng đáng tin cậy và có giá trị nhất về mối quan hệ nhân quả.. 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP. 1. Nguyên tắc. • Là dựa trên nền tảng của hai nhóm cơ bản là thí nghiệm và đối chứng, là sự so sánh giữa hai nhóm gia súc mắc bệnh và khoẻ mạnh, là sự đánh giá giữa một phương pháp điều trị mới với phương pháp điều trị hiện hành, là sự so sánh giữa nhóm gia súc được phòng bệnh và không phòng bệnh. • Về mặt lâm sàng là sự so sánh giữa gia súc thí nghiệm với gia súc khoẻ mạnh hoặc với các tài liệu sách vở kinh điển.. 2. Mục tiêu. • Mục tiêu của nghiên cứu can thiệp không phải chỉ đơn thuần trình bày, giải thích giả thuyết mà phải có một sự so sánh đánh giá giữa hai nhóm nền tảng từ đó chứng minh tính đúng đắn, rõ ràng nhất về mối quan hệ nhân quả.. 3. Can thiệp trong điều kiện không kiểm soát. • Là loại nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng, đối tượng nghiên cứu là tất cả các động vật nuôi trong một địa phương hay trong một vùng đều được quan tâm, không kể là động vật có bệnh hay không có bệnh.. • Ta sẽ tiến hành đưa vào đối tượng này các yếu tố về trị liệu, thuốc, vacxin… rồi theo dõi diễn biến hay hậu quả của những tác động này.. 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 4. Can thiệp trong điều kiện có kiểm soát. • Là loại nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng, nhưng có giới hạn chỉ trên một phần của đàn động vật đã được chọn lựa và phần khác dùng làm đối chứng, được thực hiện trong một khu thí nghiệm hoặc được khoanh vùng thực nghiệm khi ta đưa vào các đối tượng này các biện pháp nhằm so sánh hiệu quả của 2 hay nhiều phương án nhằm bảo vệ sức khoẻ cho đàn động vật.. III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP 1. Nghiên cứu can thiệp trong phòng thí nghiệm. • Là phương pháp thường quy, kinh điển hiện đang được dùng trong các phòng thí nghiệm.. • Bao gồm các bước: nuôi cấy, phân lập, chẩn đoán, xét nghiệm, định lượng, gây bệnh, kiểm tra sức đề kháng, hiệu quả của các thuốc, vacxin…. 2. Thử nghiệm lâm sàng. • Thử nghiệm lâm sàng là một thử nghiệm có kế hoạch được thực hiện trên thực địa, được bố trí một cách chặt chẽ, khách quan trên hai nhóm nền tảng để so sánh, đánh giá kết quả quan sát được.. • Thử nghiệm lâm sàng hay thử nghiệm điều trị được áp dụng ở những cá thể bị một bệnh nào đó để xác định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ chết vì bệnh đó của một loại thuốc hay một phương pháp điều trị.. • VD: Đánh giá hiệu lực của vacxin, thuốc điều trị mới, đặc hiệu đối với bệnh nào đó.. 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 2.1. Thử nghiệm phương pháp điều trị. • Nhiều thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp điều trị.. • VD: phương pháp phẫu thuật, cách quản lý chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hộ lý…. • Thử nghiệm gây tê bằng phương pháp châm cứu hoặc gây tê bằng phương pháp dùng thuốc tê khi phẫu thuật.. 2.2. Thử nghiệm thuốc điều trị. • Thử nghiệm thuốc điều trị, được chia làm 4 phần: Giai đoạn 1: Dược lý lâm sàng và độc tính  Giai đoạn này nghiên cứu tính an toàn chứa không phải tính hiệu quả của thuốc, rồi sau đó xác định liều sử dụng thích hợp..  Trước tiên được thử trên động vật thí nghiệm, sau đó mới tiến hành thử nghiệm với một số nhỏ động vật khoẻ mạnh.. Giai đoạn 2: Điều tra ban đầu ảnh hưởng lâm sàng của thuốc điều trị.  Giai đoạn này điều tra trên một phạm vi nhỏ về hiệu quả và sự an toàn của thuốc do vậy cần theo dõi sát sao các động vật vật bệnh được điều trị thử nghiệm..  Tuy nhiên cần tính toán cỡ mẫu cho phù hợp.. 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Giai đoạn 3: Đánh giá tác dụng của thuốc trên một phạm vi lớn.  Sau khi xác định tính hiệu quả của thuốc, cần phải so sánh với các phương pháp hiện đang được áp dụng..  Giai đoạn này thực chất đồng nghĩa với khái niệm “thử nghiệm lâm sàng”, là một phương pháp khoa học và chính xác nghiên cứu tác dụng lâm sàng của một thuốc điều trị mới.. Giai đoạn 4: Giám sát thuốc trên thị trường  Giai đoạn này nhằm giám sát các ảnh hưởng phụ của thuốc, nghiên cứu bổ sung lâu dài trên phạm vi lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, sự quan tâm chú ý của những người hoạt động về lĩnh vực thú y.. 2.3. Thử nghiệm phòng bệnh. • Thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc đánh giá tác dụng của một tác nhân hay một phương pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ở những quần thể động vật có nguy cơ mắc bệnh.. Tiêm phòng vacxin để phòng bệnh cho gia súc. Có thể dùng vacxin sống nhược độc, chết, đa giá, tái tổ hợp…. 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Đề ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác: vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, khu vực chăn nuôi…. • Trong khi thử nghiệm lâm sàng thường được áp dụng ở các cá thể, thì thử nghiệm phòng bệnh tuy cũng có thể được áp dụng ở các cá thể nhưng thường là trên quần thể toàn bộ, mang tính chất rộng rãi hơn.. Đề ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác: vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, khu vực chăn nuôi…. • Trong khi thử nghiệm lâm sàng thường được áp dụng ở các cá thể, thì thử nghiệm phòng bệnh tuy cũng có thể được áp dụng ở các cá thể nhưng thường là trên quần thể toàn bộ, mang tính chất rộng rãi hơn.. IV. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU CAN THIỆP. • Trong khi người nghiên cứu hoàn toàn thụ động trong nghiên cứu phân tích quan sát thì trong nghiên cứu can thiệp họ chủ động chỉ định đối tượng nghiên cứu nhận một loại thuốc hay một phương pháp điều trị, phòng bệnh.. • Do đó, họ phải cân nhắc các khía cạnh đạo đức, khả năng thực hiện và giá thành của nghiên cứu.. 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 1. Đạo đức. • Sự cân nhắc về đạo đức đã loại bỏ nhiều nghiên cứu đánh giá các thuốc, vacxin hay phương pháp điều trị trong nghiên cứu can thiệp.. • Người nghiên cứu không được phép chỉ định nghiên cứu những chất được biết là độc hại. Tương tự, những liệu pháp điều trị được biết là có hiệu quả phải được áp dụng cho tất cả các cá thể bị bệnh.. 3. Giá thành. • Trước đây, việc thực hiện các nghiên cứu can thiệp thường tốn kém hơn so với các nghiên cứu quan sát. Do từng đối tượng nghiên được thử nghiệm thuốc, vacxin, phương pháp điều trị và đánh giá, nên giá thành thường cao.. • Gần đây, người ta bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lớn với quy trình hợp lý được thiết kế cận thận để giảm giá thành và thời gian nghiên cứu.. V. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ. • Phương pháp phân tích kết quả trong nghiên cứu can thiệp tương tự như đối với nghiên cứu thuần tập. Trong đó người ta tiến hành so sánh tỷ lệ phát triển hậu quả mà ta nghiên cứu giữa nhóm thí nghiệm và nhóm so sánh.. • Cũng giống như đối với bất kỳ một nghiên cứu dịch tễ học phân tích nào, vai trò của sự may rủi, sai số có hệ thống và các yếu tố gây nhiễu phải được đánh giá khi phân tích kết quả nghiên cứu.. 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> • Cũng như các nghiên cứu khác, nếu cỡ mẫu đủ lớn sẽ khắc phục được vấn đề may rủi.. • Lựa chọn ngẫu nhiên sẽ hạ thấp khả năng sai số có hệ thống trong việc chỉ định các nhóm thử nghiệm.. • Lựa chọn ngẫu nhiên cũng góp phần làm phân bố đều như nhau các yếu tố gây nhiễu đã biết hay chưa biết rõ.. • Sai lệch quan sát hậu quả mà ta nghiên cứu có thể được hạn chế bằng cách áp dụng phương pháp làm mù một lần hay hai lần.. • Do vậy, bước đầu tiên quan trọng trong khi phân tích một thử nghiệm lâm sàng là phải đạt được sự giống nhau về các đặc trưng tương ứng ở nhóm thí nghiệm và nhóm so sánh. Sự so sánh phải là việc đầu tiên trong khi báo cáo kết quả nghiên cứu.. • Một khi những đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên vào nhóm thử nghiệm thì diễn biến sức khoẻ của chúng phải được đánh giá và phân tích cùng với những đối tượng ở nhóm so sánh. Điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì sự tuân thủ cao chế độ nghiên cứu ở tất cả các đối tượng tham gia.. • Về mặt thực hành, không nên thực hiện những thử nghiệm mà chế độ nghiên cứu quá phức tạp và không thuận tiện cho dù thử nghiệm đó có hiệu quả đến đâu đi chăng nữa.. • Trong khi phân tích số liệu từ các thử nghiệm, bên cạnh sự tuân thủ chế độ nghiên cứu, người ta còn so sánh ngẫu nhiên những nhóm nhỏ dựa trên những đặc trưng khác nhau.. 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> VI. KẾT LUẬN. • Nghiên cứu can thiệp là một loại nghiên cứu dịch tễ học khó thiết kế và khó thực hiện so với các nghiên cứu dịch tễ học khác, do các vấn đề về đạo đức, khả năng thực hiện và giá thành.. • Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm này có cỡ mẫu đủ lớn, chế độ thử nghiệm được chỉ định ngẫu nhiên, được thiết kế, thực hiện và phân tích cẩn thận sẽ cung cấp những bằng chứng dịch tễ học trực tiếp nhất và mạnh nhất chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ nhân - quả.. CHƯƠNG 7 DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM. I. QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG. 1. Hiện tượng nhiễm trùng. • Nhiễm trùng là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh là vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể động vật trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh.. Theo Metsnhicop: “Nhiễm trùng là một cuộc đấu tranh giữa hai sinh thể”.. Theo Paplop: “Nhiễm trùng là một quá trình sinh vật học phức tạp bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ thể bị xâm nhiễm”.. 88.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> • Như vậy nhiễm trùng là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, là kết quả xảy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gặp những điều kiện thích hợp cho sự phát triển, sinh sôi nẩy nở và phát huy tác hại của nó.. • Nhưng đồng thời cũng kích thích cơ thể phản ứng lại, bằng cách huy động mọi cơ năng bảo vệ để chống đỡ.. • Hiện tượng đấu tranh giữa hai sinh thể này (cơ thể và mầm bệnh) diễn ra trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh nên nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.. • Ảnh hưởng của các loại yếu tố đó dẫn đến kết quả là xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.. • Đây là một khái niệm cơ bản quán triệt mọi mặt của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc.. 2. Điều kiện để mầm bệnh gây được nhiễm trùng. 2.1.Tính gây bệnh. • Một trong những tính chất cơ bản của mầm bệnh thể hiện qua tính gây bệnh của chúng. Đây là điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất để mầm bệnh gây được nhiễm trùng.. • Mầm bệnh thu được khả năng này qua quá trình tiến hoá thích nghi của nó trên cơ thể. Khả năng này gắn liền với đặc tính ký sinh của mầm bệnh và có tính chất chuyên biệt: một loại mầm bệnh chỉ gây được một bệnh nhất định.. 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> • Mầm bệnh trong thiên nhiên có nhiều loại: Loại hoại sinh Loại tuỳ tiện (vừa sống ký sinh vừa hoại sinh) Loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trong cơ thể và gây tác hại đối với cơ thể).. • Nghiên cứu đời sống VSV người ta thấy nhiều loại vi khuẩn sống ở môi trường dần dần thích ứng trên cơ thể sinh vật, ban đầu là loại ký sinh không thường xuyên sau thành ký sinh bắt buộc và cơ thể trở thành môi trường sống thuận lợi duy nhất đối với chúng.. • Sự thích nghi của mầm bệnh dần dần tạo cho chúng những kiểu trao đổi chất khác nhau, có hình thái và đặc điểm sinh lý đặc trưng cho từng loài, đặc tính này được truyền từ đời này qua đời khác.. • Trong quá trình tiến hoá thích nghi với cơ thể động vật nhiều loại mầm bệnh ký sinh thường hướng về các mô bào nhất là Ricketsia và Virut.. • Mầm bệnh cũng có xu hướng cư trú và sinh sản ở những tổ chức nhất định hoặc với mỗi loại động vật nhất định: virut LMLM, vi khuẩn Tỵ thư hoặc gây bệnh cho tất cả các loài như virut Dại, vi khuẩn Nhiệt thán…. 2.2. Độc lực. • Mầm bệnh tuy đã có tính gây bệnh nhưng muốn gây được nhiễm trùng cần phải có độc lực.. • Độc lực biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh. Nhưng khái niệm độc lực không chỉ nói về đặc tính của mầm bệnh, mà còn nói lên sự chống đỡ của cơ thể, vì một mầm bệnh có thể có độc lực đối với cá thể này, loài này nhưng lại không có độc lực đối với cá thể khác, loài khác.. 90.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> • Một mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể, trong quá trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ của cơ thể hoặc phá huỷ tổ chức của cơ thể.. • Độc lực của mầm bệnh không cố định mà rất dễ bị biến đổi do tác động của cơ thể và ngoại cảnh. Độc lực của mầm bệnh cũng có thể được làm tăng hoặc giảm hoặc mất hoàn toàn bằng phương pháp nhân tạo hoặc bị biến đổi trong tự nhiên. Người ta đã lợi dụng tính chất này trong việc phòng chống bệnh như tiêu độc, chế các loại vacxin…. • Trong phòng thí nhiệm người ta có quy ước để tính độc lực của mầm bệnh, đó là liều gây chết ít nhất (DLM), tức là dùng số lượng mầm bệnh ít nhất nuôi trong những điều kiện nhất định về môi trường, nhiệt độ, thời gian có thể giết chết một động vật nhất định trong những điều kiện nhất định hoặc xác định liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50%).. 2.3. Số lượng. • Muốn gây được bệnh thì mầm bệnh phải có số lượng nhất định. Độc lực đi đôi với số lượng mầm bệnh nhiễm vào cơ thể, số lượng càng nhiều bệnh thể hiện càng nặng.. • Tuy nhiên có loại mầm bệnh chỉ cần số lượng rất ít cũng đủ để gây bệnh (Virus Dịch tả lợn, vi khuẩn Pasteurela multocida) nhưng có loại phải cần số lượng nhiều mới gây được bệnh (Virus Loét da quăn tai, vi khuẩn Nhiệt thán, Brucella).. • Để xác định tính chất này chính xác hơn người ta quy định các liều: LD50, EID50, CPE50, TCID50. 91.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 2.4. Đường xâm nhập. • Súc vật thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh chứa mầm bệnh, nên có nhiều điều kiện và nhiều cách để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.. • Những đường xâm nhập đó được xác lập qua quá trình tiến hoá lâu dài của chúng để thích nghi với đời sống ký sinh, tạo điều kiện thích hợp nhất để chúng gây bệnh và bảo tồn nòi giống.. • Vì vậy, mỗi loại mầm bệnh đã chọn lọc một con đường thích hợp nhất để vào cơ thể. Những loại mầm bệnh khác nhau có những đường xâm nhập khác nhau. Tuy nhiên một loại mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập, nhưng trong đó vẫn có một đường xâm nhập chính.. • Đường xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong hiện tượng nhiễm trùng:. Nếu đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ dàng gây bệnh và bệnh thể hiện điển hình.. Nếu đường xâm nhập không thích hợp thì có thể không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ và cho miễn dịch hoặc cần số lượng nhiều gấp nhiều lần mới gây được bệnh.. Ngoài ra, cùng một đường xâm nhập nhưng ở những vị trí khác nhau trên cơ thể thì có thể gây nên những hiện tượng bệnh lý khác nhau.. • Những đường xâm nhập chủ yếu là: đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường qua da, niêm mạc, sinh dục tiết niệu và đường máu.. 92.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 2.5. Kết luận. • Khả năng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi nảy nở trong cơ thể, khả năng chịu đựng trong điều kiện ngoại cảnh hợp lại tạo thành khả năng xâm nhiễm của mầm bệnh.. • Khả năng này làm cho mỗi bệnh truyền nhiễm có tính chất dịch tễ học riêng biệt.. • Những điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.. 3. Phương thức tác động của mầm bệnh. • Phương thức tác động của mầm bệnh đối với cơ thể động vật chủ yếu gồm hai phương thức chính:. Thứ nhất là sinh sản cực nhanh chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ để phát triển. VD: như vi khuẩn gây bệnh Nhiệt thán (B. anthracis). Thứ hai tác động bằng những chất tiết ra như: độc tố, giáp mô, yếu tố lan truyền hay khuyếch tán, công kích tố, các loại men… VD: vi khuẩn gây bệnh Uốn ván (Clostridium tetani). 3.1. Độc tố. • Độc tố của vi khuẩn có 2 loại: Ngoại độc tố: do vi khuẩn gây bệnh tiết ra môi trường xung quanh, các mô bào của cơ thể hút vào và gây nên triệu chứng ngộ độc..  Ngoại độc tố rất độc, tác động với một lượng rất ít, thường có đặc tính hướng thần kinh..  VD: độc tố của vi khuẩn Uốn ván lan truyền vào thần kinh trung ương gây kích thích trung tâm vận động làm bắp thịt bị co giật.. 93.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Nội độc tố: là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn (chủ yếu là vk Gram âm)..  Nội độc tố gắn liền với tế bào vi khuẩn, khi vi khuẩn bị dung giải nội độc tố mới được giải phóng..  Khác với ngoại độc tố, nội độc tố gây các hiện tượng bệnh lý chung cho động vật như: ủ rũ, sốt, bỏ ăn, gầy còm…. 3.2. Giáp mô. • Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, có tác dụng giúp vi khuẩn chống lại thực bào.. • Một số vi khuẩn có khả năng sinh giáp mô trong cơ thể gia súc: trực khuẩn và cầu khuẩn. Những vi khuẩn này nếu không sinh giáp mô thì không còn độc lực. Hiện tượng này được ứng dụng để chế vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.. 3.3. Công kích tố. • Nhiều loại vi khuẩn có khả năng ức chế sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ức chế thực bào nhờ một chất được tạo ra trong quá trình sinh sống của chúng, gọi là công kích tố.. • Trong khi ức chế sự tự vệ của cơ thể, công kích tố tạo nên bức màn che cho vi khuẩn sinh sản lan tràn khắp cơ thể. Công kích tố có thể tách riêng được từ nước thẩm xuất ổ viêm hoặc từ nước lọc canh trùng vi khuẩn gây bệnh.. • Nếu cho công kích tố vào canh trùng có độc lực yếu thì độc lực của canh trùng đó được tăng lên.. 94.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 3.4. Yếu tố lan truyền hay khuyếch tán. • Tính chất ký sinh của mầm bệnh có liên quan đến khả năng xuyên vào mô bào của cơ thể, tính chất này phụ thuộc vào mức độ độc lực của mầm bệnh và khả năng ngăn cản sự xâm nhập của chúng vào mô bào của cơ thể.. • Như vậy yếu tố lan truyền hay khuyếch tán là chất có khả năng làm tăng sức thẩm thấu của mô bào, làm tăng sức gây bệnh của nhiều loại mầm bệnh: VK Uốn ván, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…. • Trong các mô liên kết của cơ thể có axit Hyaluronic có khả năng ngăn chặn các vật lạ và mầm bệnh lan tràn trong mô bào.. • Bản chất tác động của yếu tố lan truyền là do mầm bệnh có khả năng sản sinh men Hyaluronidaza phân huỷ axit Hialuronic, làm tăng sức thẩm thấu của mầm bệnh và độc tố của chúng vào mô bào.. • Ngoài yếu tố trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhờ có lông nên dễ xâm nhập và cư trú tại các mô bào.. 3.5. Men. • Ngoài các yếu tố trên mầm bệnh còn tác động bằng hệ thống men do chúng sinh ra. Liều tác động rất nhỏ có tác dụng như một chất xúc tác.. • Nhiều loại vi khuẩn có khả năng sản sinh ra các men:  Coagulaza và muxinaza phá huỷ mô liên kết,  Haemolyzinaza làn tan vỡ hồng cầu, leucocidinaza phá huỷ bạch cầu.  Proteinaza có tác dụng phân huỷ protein  Fibrinnolyzin có tác dụng làm tan tơ huyết  Hyaluronidaza có tác dụng phân huỷ axit hyaluronic làm tăng tính thẩm thấu của mô bào.  Penixilinaza làm cho penixilin mất tác dụng…. 95.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 3.6. Kết luận. • Sau khi vào cơ thể mầm bệnh có thể gây tác hại tại chỗ: viêm, thủy thũng, hoại tử ngay chỗ xâm nhập..  Có loại mầm bệnh không phát triển xa hơn mà chỉ nằm tại chỗ những vẫn có tác hại đến toàn thân do chất tiết của nó được dẫn đi khắp cơ thể thông qua cơ chế phản xạ..  Có loại cùng với chất tiết của nó đi khắp cơ thể theo phương thức lan dần do phơi nhiễm hoặc theo mạch máu, mạch lâm ba gây nên những trạng thái nghiêm trọng như bại huyết, nhiễm trùng huyết….  Hoặc theo đường thần kinh gây nên những rối loạn toàn thân phá hoại hoạt động bình thường của cơ thể.. • Do có nhiều phương thức tác động khác nhau nên mầm bệnh có thể gây ra hiện tượng rối loạn toàn thân và rối loạn cục bộ.. Triệu chứng toàn thân: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy… là triệu chứng chung của nhiều bệnh truyền nhiễm.. Triệu chứng cục bộ do tính phản ứng của cơ thể quyết định và có ảnh hưởng đến toàn thân..  Có thể là tiên phát nếu bệnh phát ra ở cơ thể khoẻ mạnh hoặc thứ phát khi bệnh đang giảm. Những triệu chứng này điển hình riêng cho từng bệnh (bệnh THT lợn có hiện tượng sưng hầu họng, bệnh ĐDL có những đám đỏ hình vuông, tròn, bầu dục ở trên da...). • Nhiễm trùng không nhất thiết phải có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, có những ca bệnh không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ khá cao, gây khó khăn trong điều tra dịch tễ học.. 96.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 4. Các loại nhiễm trùng. • Nhiễm trùng từ ngoài: khi cơ thể động vật khoẻ mạnh bị nhiễm trùng từ bên ngoài và mắc bệnh.. • Nhiễm trùng từ trong: mầm bệnh có sẵn trong cơ thể động vật, mầm bệnh và cơ thể ở trạng thái cân bằng (mầm bệnh không thể hiện tính gây bệnh cơ thể cũng không bài trừ được mầm bệnh) nhưng khi cơ thể suy yếu, mầm bệnh biến đổi, tính gây bệnh được tăng cường nên có khả năng gây bệnh cho cơ thể.. • Nhiễm trùng đơn thuần: là nhiễm trùng do một loại mầm bệnh gây nên.. • Nhiễm trùng kết hợp hay nhiễm trùng kép: là do nhiễm hai hay nhiều loại mầm bệnh cùng một lúc..  Trong trường hợp này quá trình tiến triển của bệnh rất nặng và phức tạp do mầm bệnh này có thể làm tăng cường độc lực cho mầm bệnh kia, cơ thể có triệu chứng và bệnh tích của nhiều bệnh, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.. • Nhiễm trùng kế phát hay nhiễm trùng tiếp sức: khi cơ thể đã bị nhiễm trùng và mầm bệnh này tạo điều kiện cho mầm bệnh kia xâm nhập..  Điều kiện để xuất hiện loại nhiễm trùng này chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể suy yếu nên tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ hai nổi lên hoặc đột nhập vào cơ thể gây bệnh, làm cho bệnh nặng thêm.. • Bội nhiễm: khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đang bị nhiễm bệnh đó.. • Tái nhiễm: khi cơ thể đã khỏi bệnh mà mắc lại bệnh đó (tức là cơ thể bị nhiễm bệnh lần thứ 2 với cùng loại mầm bệnh trước sau khi cơ thể đã hoàn toàn bài trừ mầm bệnh lần thứ nhất).. • Tái phát: là bệnh xuất hiện lần thứ 2 mặc dù không bị nhiễm trùng lần thứ hai.. • Nhiễm trùng huyết: là khi mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài trong máu trong quá trình nhiễm trùng.. • Nhiễm trùng qua máu: mầm bệnh không sinh sản trong máu, chúng chỉ làm nhiệm vụ chuyên chở mầm bệnh đến nơi khu trú thích hợp.. 97.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> • Nhiễm mủ huyết: khi mầm bệnh lan tràn bằng đường lâm ba và đường máu, có thể gây những thương tổn ở những cơ quan và tổ chức khác nhau, do các loại vi khuẩn sinh mủ gây nên.. • Nhiễm trùng huyết sinh mủ: khi hiện tượng nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng mủ huyết xảy ra cùng lúc.. • Nhiễm độc huyết: có những loại mầm bệnh sinh sản và hình thành độc tố trong cơ thể nhưng không lan tràn xa tổ chức cư trú, chúng tiết chất độc vào máu và đầu độc cơ thể bằng độc tố.. II. SỰ THÍCH ỨNG BẢO VỆ TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ. • Mầm bệnh là nguyên nhân trực tiếp và đặc hiệu gây nên bệnh truyền nhiễm. Không có chúng thì không có bệnh tuy nhiên chỉ có mầm thì không thể làm bệnh phát sinh và lây lan.. • Vai trò của cơ thể, của ngoại cảnh, trong đó cơ thể có chứa mầm bệnh sống là những yếu tố quyết định việc phát sinh và làm lây lan bệnh.. • Tuy mầm bệnh có rất nhiều trong thiên nhiên, có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể nhưng không phải lúc nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể là có thể gây bệnh. Đó là vì cơ thể có khả năng chống lại tác hại của mầm bệnh trong một mức độ nhất định đây gọi là sức đề kháng hay miễn dịch của cơ thể.. Miễn dịch là khả năng của cơ thể không cảm thụ với một tác nhân có hại nào đó cho cơ thể ở một mức độ nhất định. Tính miễn dịch là do toàn bộ cơ cấu thích ứng của cơ thể tạo thành dưới sự điều khiển của thần kinh trung ương.. 98.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> • Những yếu tố bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng bao gồm nhiều yếu tố:.  Có những yếu tố không đặc hiệu như da, niêm mạc, gan lách, thận, dịch tiết các tuyến….  Có những yếu tố đặc hiệu như kháng thể đặc hiệu  Có những yếu tố vừa đặc hiệu vừa không đặc hiệu như hệ lâm ba.  Có những yếu tố đặc hiệu không triệt để như thực bào, gồm có đại thực bào và tiểu thực bào.  Hoạt động bảo vệ của tất cả các yếu tố đó đều nhịp nhàng thống nhất dưới sự điều tiết của thần kinh trung ương và tạo nên miễn dịch cho cơ thể. 1. Da. • Có nhiều chức năng quan trọng như đảm bảo sự liên kết qua lại của cơ thể với bên ngoài, giữ cho các bộ phận bên trong khỏi bị tác động của các yếu tố bên ngoài, tham gia vào quá trình điều tiết nhiệt, làm nhiệm vụ hô hấp, ngăn chăn sự xâm nhập của mầm bệnh.. • Da lành lặn ngăn chặn và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn nhờ chất tiết mồ hôi, chất nhờn, lớp sừng có phản ứng toan có tác dụng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh, tế bào thượng bì luôn bong ra kéo theo mầm bệnh.. • Như vậy, da đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể và ảnh hưởng rõ rệt đến trạng thái của toàn bộ cơ thể.. • Khi chức phận của da bị rối loạn thì ảnh hưởng đến hoạt động của cả cơ thể.. • Do vậy phải tăng cường chăm sóc giữ vệ sinh cho da để tăng sức đề kháng của da.. 99.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 2. Niêm mạc. • So với da thì niêm mạc (mồm, mũi, ruột, sinh dục) dễ thích ứng với mầm bệnh hơn, nhiều loại mầm bệnh dễ phát triển trên niêm mạc và xuyên vào cơ thể do khả năng thấm hút của niêm mạc cao, do có các nếp nhăn, độ ẩm, bóng tối, nhiệt độ của niêm mạc thích ứng với nhiều loại vi khuẩn.. • Nhưng niêm mạc lành lặn của động vật khoẻ mạnh có thể ngăn chặn được nhiều loại mầm bệnh.. Niêm mạc đường hô hấp có lông và chất nhầy có tác dụng giữ lại các vật lạ và tống chúng ra ngoài qua các phản xạ: ho, hắt hơi…. Ngoài tác dụng cơ giới niêm mạc còn tiết ra niêm dịch làm rửa trôi và tiêu diệt mầm bệnh: Dịch mũi có tác dụng làm tan vi khuẩn, virus; nước mắt, nước mũi, nước bọt, sữa, máu có chất Lisozim làm tan nhiều loại mầm bệnh. Khả năng tự vệ của niêm mạc phụ thuộc vào: sức khoẻ, tuổi, thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng…. 3. Dịch tiết các tuyến. • Khi qua đường tiêu hoá mầm bệnh bị các chất dịch ở đường tiêu hoá tiêu diệt.. Dịch vị dạ dầy có khả năng tiêu diệt nhiều loại VK, tuy vậy vẫn có một số loại VK không bị tiêu diệt như VK Lao và các loại vi khuẩn có nha bào.. Ngoài ra dịch mật, dịch tá tràng, chất bài tiết đường sinh dục, chất lactinin trong sữa, parotin trong nước bọt cũng có tác dụng làm tăng sinh niêm mạc, tăng cường sức bảo vệ của niêm mạc.. 100.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 4. Gan, lách, thận. • Gan đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể. Là một khí quan đắc lực chống mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.. Paplop đã xem gan là một “vệ sĩ” đáng tin cậy của cơ thể do Gan có chức năng giải độc, ngăn chặn mầm bệnh do tế bào Kupfer của gan có khả năng thực bào.. • Lách là khí quan quan trọng nhất trong hệ thống đáp ứng miễn dịch.  Đây chính là cơ quan ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Hơn 80% VK được giữ lại ở gan và lách, chứng tỏ khả năng hấp thụ VK của hai cơ quan này rất lớn..  Khi chống lại bệnh lượng máu trong lách cao, vô số bạch cầu đa nhân thẩm xuất, tế bào mạng lưới nội bì tăng sinh do vậy hoạt động thực bào được tăng cường.. • Thận cũng là cơ quan bảo vệ cơ thể, nhiều mầm bệnh hoặc độc tố của chúng, những chất thải của cơ thể được đưa về thận để giải độc và bài tiết ra ngoài.. 5. Hệ lâm ba. • Là một hàng rào phòng ngự của cơ thể, hạch lâm ba vừa bảo vệ chống nhiễm trùng nói chung (MDKĐH), vừa tham gia sản xuất kháng thể (MDĐH). Trong nhiều bệnh truyền nhiễm hạch lâm ba thường sưng to đó chính là do phản ứng phòng vệ của cơ thể.. • Mầm bệnh đi qua hạch lâm ba, bị giữ lại trong các xoang, bị các tế bào mạng lưới nội mô thực bào, bị chất lisozim của hạch tiêu diệt.. • Tuy nhiên hạch lâm ba ít có tác dụng đối với virus. Có ý kiến cho rằng là do virus có thể sản sinh ngay trong hạch lâm ba. Một số loại VK khác như Lao, nấm men có thể phát triển ở hạch.. 101.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 6. Viêm. • Khi bị một kích thích, cơ thể thường phát sinh phản ứng viêm. Trong một mức độ nhất định phản ứng này có tác dụng bảo vệ cơ thể.. Quá trình viêm giữ mầm bệnh và độc tố trong khu vực bị viêm không cho chúng lan rộng vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể do tế bào nơi ổ viêm tăng sinh tạo thành một hàng rào ngăn cản.. Viêm còn làm giãn nở và làm tăng tính thẩm lậu của mao quản, làm cho bạch cầu đa nhân dễ xuyên mạch để làm nhiệm vụ thực bào.. Các chất dịch nơi ổ viêm có thể làm ngưng kết mầm bệnh, lôi cuốn mầm bệnh, làm suy yếu hoặc tiêu diệt mầm bệnh.. • Tuy nhiên, không phải lúc nào viêm cũng có lợi cho cơ thể, một số VK có thế phát triển trong ổ viêm, những chất độc sinh ra tại ổ viêm có thể tác động đến cơ thể, làm suy yếu sức chống đỡ của cơ thể.. 7. Thực bào. • Là một hiện tượng đề kháng tự nhiên của cơ thể chống nhiễm trùng có tính chất hoàn toàn tế bào và là một yếu tố đề kháng không đặc hiệu của cơ thể.. • Thực bào là giai đoạn đầu tiên của phản ứng miễn dịch, của sự hình thành kháng thể đặc hiệu vì sự vây bắt mầm bệnh là tiền đề cho việc hình thành phản ứng tế bào đặc hiệu, các tế bào thực bào nhận và truyền thông tin đến các tế bào chuyên biệt có nhiệm vụ sản xuất kháng thể.. 102.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> • Có 2 loại thực bào: Tiểu thực bào: chủ yếu là bạch cầu đa nhân, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.. Đại thực bào: gồm chủ yếu các loại tế bào của hệ thống lưới nội mô và một số cơ quan nội tạng của cơ thể như: tế bào Kupfer, tổ chức bào, tế bào sợi, bạch cầu đơn nhân.. • Trong quá trình thực bào có khi mầm bệnh không bị tiêu diệt mà lại được thực bào mang đi khắp cơ thể. Thực bào ít có tác dụng đối với virus và một số VK có sức đề kháng cao.. 8. Kháng thể. • Trong máu và một số chất dịch của cơ thể có kháng thể tự nhiên không đặc hiệu và kháng thể đặc hiệu.. Kháng thể tự nhiên không đặc hiệu:  Trong máu và một số chất dịch của cơ thể có chứa loại kháng thể này trước khi phơi nhiễm với mầm bệnh, có tác dụng với mọi mầm bệnh nhưng không đặc hiệu..  Trong máu có chất bổ thể (anpha lizin) có tác dụng diệt nhiều loại mầm bệnh..  Trong huyết thanh còn có beta lizin có tác dụng ức chế các loại VK gram dương..  Propecdin: là yếu tố miễn dịch tự nhiên của cơ thể, có trong huyết thanh, là một globulin to hoạt động giống kháng thể đối với nhiều loại VK gram âm. Tuy nhiên, propecdin muốn hoạt động cần có sự tham gia của bổ thể và sự có mặt của ion magiê tạo thành hệ thống bổ thể - propecdin - magiê..  Trong huyết thanh, trong bào tương của bạch cầu, trong sữa và trong các chất tiết khác của mũi, họng, nước mắt, nước bọt, chất nhầy ở ruột còn có chất Lysozim có tác dụng đến lớp vỏ của vi khuẩn và làm tan hoặc ức chế nhiều loại vi khuẩn.. 103.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Kháng thể đặc hiệu:  Kháng thể đặc hiệu là những globulin của huyết tương do kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra và có phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên ấy..  Kháng thể đặc hiệu được sản sinh nhiều ở loài có vú và loài chim, loài bò sát thì ít hơn..  Kháng thể có ở trong máu, sữa… là thành phần của protein huyết thanh. Kháng thể không có trong albumin mà chỉ có trong globulin, nhất là gamma globulin..  Kháng thể đặc hiệu có nguồn gốc từ: tế bào plastmocyte, tế bào limphocyte, tế bào mạng lưới nội bì.. III. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH. • Bệnh truyền nhiễm là một quá trình đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ thể trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Cho nên khác với những bệnh không truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nào cũng thường tiến triển qua những giai đoạn nhất định.. • Nói chung, quá trình tiến triển này được phân chia thành 4 thời kỳ: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, thời kỳ cuối của bệnh.. 1. Thời kỳ nung bệnh. • Là khoảng thời gian từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.. • Trong thời kỳ này mầm bệnh bắt đầu sinh sản và những chất độc được tích luỹ trong cơ thể, cơ thể cũng đã có những phản ứng chống lại mầm bệnh. Thời kỳ nung bệnh của từng bệnh rất khác nhau, có thể dài hoặc ngắn tuỳ bệnh.. • Trong cùng một loài thì thời kỳ nung bệnh của mỗi cá thể cũng khác nhau, tuy nhiên mỗi bệnh đều có thời gian nung bệnh trung bình.. • Thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng, độc lực, đường xâm nhập, trạng thái cơ thể…. 104.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> • Thời kỳ này tuy không thấy triệu chứng lâm sàng nhưng có thể phát hiện bệnh bằng các phương pháp chẩn đoán dị ứng hay huyết thanh.. • Thời kỳ nung bệnh có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng vì ở nhiều bệnh trong thời kỳ này súc vật đã bài mầm bệnh và có khả năng làm lây lan bệnh ngay trong thời kỳ này.. • Do vậy, biết được thời kỳ nung bệnh ta có thể đề ra các biện pháp phòng chống bệnh có cơ sở khoa học như: định thời gian nhốt riêng, thời gian cách ly con vật ốm, thời gian công bố hết dịch, chẩn đoán bệnh…. 2. Thời kỳ khởi phát. • Thời kỳ nung bệnh chuyển dần sang thời kỳ khởi phát. Thời kỳ này các cơ năng đã bị biến đổi và rối loạn, con vật đã thể hiện những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như: thân nhiệt tăng, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn… Đó là những triệu chứng đầu tiên có thể thấy ở đại đa số các bệnh truyền nhiễm.. • Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài giờ đến 1 – 2 ngày tuỳ loại bệnh rồi chuyển sang thời kỳ sau.. 3. Thời kỳ toàn phát. • Sang thời kỳ này, do mầm bệnh đột nhập và tác động đến các cơ quan nội tạng nhất định, do tính hướng tổ chức của từng loại mầm bệnh, con vật sẽ xuất hiện đầy đủ những triệu chứng điển hình của bệnh.. • Bên cạnh những triệu chứng chung ngày càng nặng thấy xuất hiện những triệu chứng, bệnh tích đặc hiệu của bệnh, giúp cho việc chẩn đoán được dễ dàng. • Tuy nhiên cần chú ý đến các triệu chứng toàn thân, triệu chứng cục bộ, triệu chứng chính, triệu chứng phụ để chẩn đoán và phân biệt với các bệnh khác.. 105.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 4. Thời kỳ cuối (thời kỳ kết thúc) của bệnh. • Tuỳ sức đề kháng khác nhau của cơ thể, một bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc theo nhiều khả năng:.  Con vật ốm bị chết, mầm bệnh tồn tại một thời gian trong xác chết rồi bị phá huỷ..  Mầm bệnh và cơ thể không bên nào thắng bên nào:  Có thể các triệu chứng bệnh giảm dần, bệnh kéo dài, biến thành mạn tính, con vật vẫn bài mầm bệnh trong một thời gian dài..  Có thể con vật lành hẳn triệu chứng, biến thành con vật lành bệnh mang trùng, nhưng mang và bài mầm bệnh một thời gian dài, có hoặc không có miễn dịch..  Khả năng cuối cùng là con vật khỏi bệnh hoàn toàn, các phản ứng miễn dịch của cơ thể bắt đầu chiếm ưu thế, các rối loạn cơ năng dần biến mất và tổn thương bắt đầu được hồi phục, thế cân bằng của cơ thể với ngoại cảnh dần ổn định, mầm bệnh dần bị tiêu diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể.. • Theo quan điểm của dịch tễ học: một con vật được coi là khỏi bệnh truyền nhiễm, có thể nhập đàn trở lại phải là con vật lành bệnh hoàn toàn tức là khỏi cả về 3 mặt (hết triệu chứng, hết bệnh tích; hết rối loạn cơ năng; hết mầm bệnh và không bài mầm bệnh ra bên ngoài). Chỉ những con vật lành bệnh hoàn toàn như vậy mới không còn nguy hiểm về mặt dịch tễ học.. 5. Kết luận. • Ở mỗi thời kỳ của nhiễm trùng, bệnh thể hiện có tính chất khác nhau đối với con vật. Nhưng xét về mặt dịch tễ học thì ở bất cứ thời kỳ nào con vật cũng đều nguy hiểm, vì chúng đều bài tiết mầm bệnh và là nguồn gây bệnh.. • Đặc biệt nguy hiểm là con vật ở thời kỳ nung bệnh, lành bệnh mang trùng và lành bệnh hoàn toàn nhưng chưa bài tiết hết mầm bệnh.. 106.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> IV. CÁC THỂ BỆNH NHIỄM TRÙNG. • Các thể bệnh có thể xảy ra trong quá trình mắc bệnh thể hiện sự đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh.. • Tuỳ theo tính chất và thời gian kéo dài của các thể bệnh mà chia ra làm các thể sau: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tính, thể mạn tính, thể ẩn, thể không điển hình, thể khoẻ mang trùng.. 1. Thể quá cấp tính. • Còn gọi là thể ác tính, bệnh diễn biến rất nhanh. • Con vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu chứng hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng.. • Thể này thường ở đầu ổ dịch, con vật mắc bệnh dễ chết, triệu chứng bệnh không điển hình.. 2. Thể cấp tính. • Thể này bệnh tiến triển dài hơn so với thể quá cấp tính, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tỷ lệ chết cao, triệu chứng, bệnh tích rõ, dễ chẩn đoán. 3. Thể á cấp tính. • Bệnh diễn biến dài hơn so với thể thể cấp tính, có thể trong vài ba tuần.. • Triệu chứng nhẹ, không rõ rệt, thường xảy ra giữa vụ dịch, tỷ lệ chết không cao.. 107.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 4. Thể mạn tính. • Thể này bệnh tiến triển rất chậm, kéo dài hàng tháng có khi hàng năm. Triệu chứng không rõ rệt hoặc không biểu hiện, tỷ lệ chết thấp, khó chẩn đoán, thường phải dùng các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm mới xác định được.. • Động vật mắc bệnh ở thể này tỷ lệ chết không cao, nhưng do thời gian tồn tại lâu trong đàn, mầm bệnh vẫn được bài ra môi trường xung quanh, nên rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học.. 5. Thể ẩn. • Thể này con vật không có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích và có bài mầm bệnh.. • Động vật mang mầm bệnh lâu, thường xuyên bài ra ngoại cảnh nên đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm.. • Bệnh ở thể này có khi tạo miễn dịch cho con vật, it gây chết, nhưng chẩn đoán khó khăn.. 6. Thể không điển hình. • Thể này triệu chứng và bệnh tích khác với triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh. Nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị… 7. Thể khoẻ mang trùng. • Thể này con vật vẫn khoẻ mạnh bình thường, không có triệu chứng bệnh tích, nhưng có mang và bài tiết mầm bệnh ra bên ngoài.. • Đây cũng chính là nguồn bệnh nguy hiểm về mặt dịch tễ học vì rất khó phát hiện những con ở thể này.. 108.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 8. Kết luận. • Gia súc mắc bệnh từ thể này có thể chuyển sang thể kia trên cùng một con vật hoặc trong một đàn gia súc trong quá trình xảy ra dịch.. • Các thể quá cấp tính, cấp tính làm chết nhiều gia súc, nhưng về mặt dịch tễ học các thể này không nguy hiểm bằng thể nhẹ hoặc thể khoẻ mang trùng vì các thể này dễ nhận biết, gia súc ít có khả năng truyền bệnh rộng rãi và các biện pháp cách ly, tiêu diệt dễ thi hành hơn.. V. BÀI MẦM BỆNH. • Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm. Phần lớn các động vật khi mắc bệnh truyền nhiễm đều có thể bài mầm bệnh ra bên ngoài sớm hay muộn, dài hay ngắn, nhiều hay ít, điều này phụ thuộc vào loại bệnh, loài mắc bệnh, thể bệnh, thời kỳ của bệnh.. Có bệnh mầm bệnh chỉ thải ra ngoài theo một đường: Xoắn khuẩn, Dại…. Có bệnh mầm bệnh thải ra theo nhiều đường: Newcastle, Tụ huyết trùng, Nhiệt thán…. Có khi động vật chỉ bài mầm bệnh một thời gian ngắn (thể nặng), hoặc suốt đời (thể mạn tính, khoẻ mang trùng…). Có bệnh mầm bệnh chỉ được bài theo từng lúc: khi sốt, khi mầm bệnh có trong máu…. • Mầm bệnh được bài thải rộng rãi ở các thể nhẹ do con vật có thể đi lại, còn ở thể nặng con vật ít vận động nên phạm vi bài mầm bệnh hẹp hơn.. 109.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> VI. QUÁ TRÌNH TRUYỀN LÂY. 1. Ý nghĩa của quá trình truyền lây. • Mầm bệnh là một sinh vật ký sinh tự nó không tạo được điều kiện sống cho nó mà phải sống nhờ vào sinh vật khác. Ở đó nó sinh sản và nhân lên để duy trì nòi giống và đồng thời gây bệnh.. • Động vật mắc bệnh có thể khỏi bệnh hoặc chết, trong cả 2 trường hợp mầm bệnh đều bị tiêu diệt.. Trong một số trường hợp mầm bệnh có thể tồn tại nhưng không duy trì được bản chất gây bệnh ban đầu nên nó phải tìm mọi cách xâm nhập vào một cơ thể khác, một sinh vật khác.. Ở đó nó lại nhân lên và được bài xuất ra bên ngoài rồi lại xâm nhập vào cơ thể khác để duy trì nòi giống và tăng cường khả năng gây bệnh.. • Như vậy, bệnh truyền nhiễm là một chuỗi dài không dứt của những ca bệnh liên tục tạo ra một quá trình dịch tễ. Trong quá trình đó, không nhất thiết phải qua những thể bệnh rõ rệt mà có cả những mắt xích không rõ rệt.. • Phương thức phát triển của mầm bệnh là phải thực hiện cho được quá trình truyền lây. Cho nên muốn dập tắt dịch, muốn tiêu diệt mầm bệnh phải chống lại quá trình truyền lây.. • Có thể thấy, quá trình truyền lây từ động vật bệnh sang động vật khoẻ là điều kiện bắt buộc để duy trì được mầm bệnh (trừ trường hợp mầm bệnh chưa hoàn toàn biến thành ký sinh).. • Quá trình truyền lây xảy ra khi mầm bệnh được truyền từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ.. 110.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> • Sơ đồ của quá trình truyền lây gồm 3 khâu: Nguồn bệnh – Yếu tố truyền lây – Súc vật cảm thụ. Gia súc bệnh là nơi mầm bệnh sinh sôi nảy nở và được bài ra ngoài, được gọi là Nguồn bệnh.. Mầm bệnh được bài ra ngoài và tạm thời tồn tại trên nhiều nhân tố ngoại cảnh, các nhân tố này sẽ làm trung gian truyền bệnh cho gia súc khoẻ và được gọi là Yếu tố truyền lây hay Nhân tố trung gian truyền bệnh.. Gia súc khoẻ phải mắc bệnh thì quá trình truyền lây mới được thực hiện, nên đó là Động vật cảm thụ.. Mầm bệnh. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ. NGUỒN BỆNH Dịch bệnh Mầm bệnh. Mầm bệnh. YẾU TỐ TRUYỀN LÂY. Sơ đồ của quá trình truyền lây. 2. Nguồn bệnh. • Nguồn bệnh là khâu đầu tiên của quá trình truyền lây, Gramasepxki cho rằng: “nguồn bệnh là nơi mầm bệnh cư trú, sinh sôi, nảy nở một cách tự nhiên và từ đó được bài ra bên ngoài”.. • Xuất phát từ đặc điểm ký sinh của mầm bệnh, ta thấy nguồn bệnh phải là một sinh vật sống. Vì ở đây đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của mầm bệnh trong quá trình sống, nhân lên, gây bệnh (trừ trường hợp mầm bệnh chưa hoàn toàn biến thành ký sinh).. 111.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> • Nhận thức đúng về vấn đề nguồn bệnh là rất quan trọng trong dịch tễ học, có như vậy mới hiểu được quy luật dịch, mới giúp đánh giá khâu đầu tiên, khâu xuất phát của quá trình sinh dịch.. • Có nhiều loại nguồn bệnh: động vật đang mắc bệnh, động vật mang trùng, nguồn bệnh là người hay gia súc, nguồn dịch thiên nhiên.. Động vật đang mắc bệnh: người, gia súc, gia cầm, dã thú đang mắc ở các thể khác nhau.. Động vật mang trùng: là những động vật không có triệu chứng bệnh, nhưng mang và bài mầm bệnh, hiện tượng mang trùng có thể bao gồm: con vật đang thời kỳ nung bệnh, mới lành bệnh, lành bệnh mang trùng, khoẻ mang trùng. Đây là loại nguồn bệnh nguy hiểm nhất vì chúng khó phát hiện, dễ dàng làm cho dịch phát sinh và lây lan..  Nguồn bệnh là người hay gia súc: có nhiều bệnh truyền nhiễm của gia súc có thể lây sang người hoặc ngược lại: bệnh do Xoắn khuẩn, Lao, Dại, Sảy thai truyền nhiễm… Do vậy có lúc gia súc đóng vai trò là nguồn bệnh, có lúc con người lại đóng vai trò là nguồn bệnh..  Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến. Những vùng này thường hoang vu, mầm bệnh tồn tại chủ yếu ở thú rừng, loài gặm nhấm, bệnh thường xuyên lưu hành trong các dã thú, chúng thường bị bệnh ở thể ẩn hoặc khoẻ mang trùng.. 112.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 3. Yếu tố truyền lây. • Yếu tố truyền lây là khâu thứ hai của trình sinh dịch nó đóng vai trò trung gian đưa mầm bệnh từ nguồn bệnh tới động vật cảm thụ.. • Trên yếu tố truyền lây mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian nhất định rồi sẽ bị tiêu diệt, thời gian tồn tại phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại yếu tố truyền lây.. • Các yếu tố truyền lây gồm hai loại: Những yếu tố sinh vật và những yếu tố không phải là sinh vật.. • Yếu tố truyền lây sinh vật Côn trùng, tiết túc: Côn trùng tiết túc đóng vai trò truyền lây theo hai cách là truyền lây cơ học và truyền lây sinh học..  Truyền lây cơ học: côn trùng và mầm bệnh không có mối quan hệ sinh học, mầm bệnh chỉ tồn tại mà không có biến hoá nào cả: mầm bệnh chỉ dính ở thân, vòi….  Truyền lây sinh học: mầm bệnh tồn tại và phát triển trong cơ thể con trùng trong suốt đời sống của nó: nhân lên, hoặc biến đổi hình thái, hoặc chuyển sang ký chủ khác. Các loài thú khác: cần đặc biệt chú ý tới các loài chim di cư, loại gặm nhấm nhím, chuột vì chúng có thể mang và làm phát tán mầm bệnh đi xa.. Người: Cũng là yếu tố truyền lây quan quan trọng trong các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là những người do nghề nghiệp mà phải phơi nhiễm với gia súc, gia cầm. Mầm bệnh có thể dính vào tay, chân, quần áo, dầy dép và lan truyền đi xa.. 113.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> • Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật Đất, nước, không khí: rất nhiều loại mầm bệnh có thể tồn tại ở ngoại cảnh rất lâu rồi từ đó lan truyền đi xa. Hoặc xâm nhập vào cơ thể động vật qua vết thương, qua đường hô hấp, tiêu hoá…. Đồ vật dụng cụ: Mọi đồ vật dùng cho động vật bệnh hoặc phơi nhiễm với con bệnh đều có thể mang và truyền bệnh, đây là yếu tố truyền lây khá phổ biến.. Thức ăn, nước uống: là những yếu tố truyền lây phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi lây qua đường tiêu hoá..  Thức ăn nước uống rất dễ nhiễm mầm bệnh từ chất thải của con vật, từ đất, không khí, dụng cụ chế biến hoặc các động vật khác..  Bản thân thức ăn bị hư hỏng có thể biến thành môi trường sinh sông cho nhiều loại mầm bệnh, nước uống có thể chứa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng..  Thú sản và xác chết: Mọi sản phẩm và chất bài tiết lấy từ động vật bệnh (thịt, trứng, sữa, da, lông, phân, nước tiểu…), có thể chứa mầm bệnh và truyền bệnh cho động vật khác và con người, đặc biệt trong điều kiện giao thông ngày nay..  Do vậy cần chú ý đến công tác vệ sinh tiêu độc, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.. 4. Động vật cảm thụ. • Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Có nguồn bệnh và nhân tố trung gian nhưng nếu cơ thể động vật không cảm thụ với bệnh (do có miễn dịch) thì dịch không thể phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật đối với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển.. • Sức cảm thụ đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của chúng. Do vậy ta phải chủ động làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu của động vật bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh… và sức đề kháng đặc hiệu bằng cách tiêm phòng vacxin, kháng huyết thanh… để dịch bệnh ít hoặc không xảy ra.. 114.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> 5. Cơ chế và phương thức truyền lây. • Bệnh được truyền từ động vật bệnh qua động vật khoẻ bằng các yếu tố truyền lây theo những quy luật nhất định, những quy luật truyền lây đó còn được gọi là cơ chế truyền lây.. • Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh trong cơ thể là nơi có đủ điều kiện cho mầm bệnh sinh sản, nhân lên và đảm bảo cho nó được bài xuất ra ngoài. Hai điều kiện nói trên của nơi khu trú đầu tiên rất cần thiết cho sự lưu tồn của mầm bệnh. (Cần phân biệt nơi khu trú đầu tiên với nơi khu trú thứ 2, bởi nơi khu trú thứ 2 chỉ có ý nghĩa về mặt bệnh học ít có ý nghĩa về dịch tễ học).. • Nơi khu trú đầu tiên quyết định con đường bài xuất và nơi lưu lại ngoại cảnh của mầm bệnh (VD: nếu nơi khu trú đầu tiên là phổi thì mầm bệnh bài xuất qua đường hô hấp và tồn tại trong không khí…).. • Nơi lưu lại ngoài ngoại cảnh quyết định con đường xâm nhập vào cơ thể (VD: mầm bệnh nếu có ở trong không khí thì phải qua đường hô hấp mà xâm nhập vào phổi là nơi khu trú đầu tiên để đảm bảo cho quá trình truyền lây tiếp tục được thực hiện.). • Như vậy, từ khi bài xuất khỏi cơ thể cho đến lúc xâm nhập vào cơ thể quá trình truyền lây là một dây truyền liên tục của các hiện tượng ràng buộc với nhau. Dây truyền đó đảm bảo cho mầm bệnh tồn tại và bệnh được lưu hành trong thiên nhiên.. • Căn cứ vào cơ chế truyền lây, Gramasepxki chia làm 4 phương thức truyền bệnh chính:. Lây theo đường hô hấp: Nơi khu trú đầu tiên là phổi, đường truyền lây là không khí, mũi, yếu tố truyền lây là bụi, bọt nước.. 115.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Lây theo đường tiêu hoá: Nơi khu trú đầu tiên là ruột, đường truyền lây là phân, miệng, yếu tố truyền lầy chủ yếu đối với động vật là thức ăn, nước uống…. Lây theo đường máu: Nơi khu trú đầu tiên là máu, đường truyền lây là côn trùng, tiết túc, máu động vật, đường truyền lây là côn trùng, tiết túc hút máu.. Lây qua da và niêm mạc: Có nhiều nơi khu trú đầu tiên, do có nhiều đường truyền lây và nhiều loại yếu tố truyền lây.. • Khi nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm cần chú ý tới vấn đề truyền lây, bởi các bệnh này có thể lây ngang giữa các cá thể với nhau (đại đa số các bệnh truyền nhiễm) hoặc lây dọc từ thế hệ này sang thế hệ khác (Thương hàn gà, Sảy thai truyền nhiễm…) hoặc bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp.. • Chính vì thế, cần dựa vào các phương thức truyền lây này để có thể phân loại các nhóm truyền bệnh và đề ra những biện pháp phòng trừ bệnh.. 6. Ổ dịch. 6.1. Định nghĩa. • “Ổ dịch là nơi đang có đầy đủ các khâu của vòng truyền lây, tức là có nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và động vật đang phát bệnh”.. • Sự có mặt của động vật bệnh chứng tỏ mầm bệnh được bài thải, nhiễm vào các yếu tố của ngoại cảnh.. • Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm”.. 116.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> • Một ổ dịch ở gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối nhau được gọi là quá trình sinh dịch, chủ yếu do con con bệnh, con nghi lây và sản phẩm của gia súc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là con nghi lây và sản phẩm gia súc bệnh.. • Quá trình sinh dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội.. • Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy, nhưng cũng có quá trình dịch phát triển phức tạp hơn, khó thấy hơn.. • Chính vì vậy nhận thức, trình độ của người chăn nuôi, người làm công tác thú y, của toàn xã hội nói chung và bao trùm là thể chế xã hội có thể làm cho dịch xảy ra ít hoặc nhiều, phát sinh hoặc không phát sinh.. 6.2. Đặc điểm của các ổ dịch. • Các loại mầm bệnh Trong một ổ dịch có thể có một mầm bệnh nhưng thường có thể có từ 2 loại mầm bệnh trở nên.. Trong đó có loại mầm bệnh là tiên phát, các loại khác là những mầm bệnh thứ phát.. (VD: Trong ổ dịch Dịch tả lợn, thường thấy lợn mắc thêm bệnh Phó thương hàn hoặc Tụ huyết trùng hoặc cả hai…).. 117.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> Loại tiên phát gây ra bệnh, làm suy giảm sức đề kháng của động vật trên cơ sở đó các mầm bệnh khác có sẵn trên hoặc trong cơ thể gia súc hay ở ngoại cảnh phát triển và gây thêm bệnh, đây là loại thứ phát.. Khi trong ổ dịch chỉ có một loại mầm bệnh, công việc phòng trừ dịch bệnh dễ dàng hơn so với khi có nhiều loại mầm bệnh.. • Các ký chủ (động vật mắc bệnh)  Trong một ổ dịch có thể chỉ có một loài động vật mắc bệnh, cũng có thể có nhiều loại động vật mắc bệnh. Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thì thông thường sẽ có nhiều nguồn bệnh hơn nên ổ dịch phát triển mạnh và công cuộc trừ dịch cũng khó khăn hơn..  Những động vật mắc bệnh vẫn có thể di chuyển được, thì nguy hiểm hơn những con ít di chuyển, vì chúng có thể làm cho ổ dịch dễ mở rộng hơn..  Trong khi điều tra về ổ dịch cần chú ý đến vấn đề này để xác định đúng đối tượng của các biện pháp chống dịch, đồng thời để dễ chẩn đoán bệnh hơn.. • Giới hạn của ổ dịch: Phạm vi của một ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc trong vùng và những điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng.. Khái niệm giới hạn của một ổ dịch là một khái niệm dịch tễ học, không phải là một khái niệm giới hạn theo đơn vị hành chính đơn thuần.. Ổ dịch thường chia làm ba vùng: Vùng dịch, Vùng bị dịch uy hiếp, Vùng an toàn. 118.

<span class='text_page_counter'>(119)</span>  Do tính chất dịch tễ học khác nhau của mỗi vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch được thực hiện trong mỗi vùng cũng khác nhau:.  Trong vùng dịch, chủ yếu là giải quyết nguồn bệnh  Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải quyết nguồn bệnh nếu có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh.  Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu là bảo vệ gia súc khoẻ mạnh..  Do đó xác định đúng phạm vi của ổ dịch và các vùng trong ổ dịch là hết sức quan trọng, nó quyết định một phần sự thành công của công tác phòng chống dịch.. 6.3. Các loại ổ dịch. • Về thời gian phát sinh có thể chia ra ổ dịch mới và ổ dịch cũ:. Ổ dịch mới: là nơi nguồn bệnh đang nhân lên, đang phát triển, số gia súc bệnh và chết tăng lên, các triệu chứng bệnh tích đều điển hình, sự lây lan đang mạnh.. Ổ dịch cũ: là nơi trước mắt không có nguồn bệnh dưới dạng con bệnh, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong gia súc mang trùng hoặc ở ngoại cảnh vì chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, do đó sự đe doạ nổ ra dịch vẫn còn.. • Về trình tự phát sinh có thể chia thành: ổ dịch tiên phát và ổ dịch thứ phát. Ổ dịch tiên phát xảy ra trước rồi do các yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng ra các nơi khác tạo thành các ổ dịch thứ phát.. Trong quá trình này, với những điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi mầm bệnh có thể tăng cường độc lực gây ra những ổ dịch ngày càng nặng hơn hoặc giảm độc làm dịch nhẹ đi.. 119.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> • Về tần số xuất hiện và cường độ dịch: Loại ổ dịch lẻ tẻ hoặc dịch vùng: là khi ổ dịch thỉnh thoảng mới xảy ra trong phạm vi hẹp và cố định trong những vùng nhất định với một số ít động vật mắc bệnh và chết.. Loại ổ dịch rộng: là khi dịch lan ra nhiều vùng với một số lượng lớn động vật bị bệnh và chết.. Loại ổ dịch lớn: là khi dịch lây lan nhanh ra những vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm và chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế.. 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền lây. • Ba khâu của quá trình truyền lây nguồn bệnh (mầm bệnh), yếu tố truyền lây (nhân tố trung gian truyền bệnh), động vật thụ cảm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.. • Đặc biệt là khâu thứ nhất và thứ ba là những khâu sinh vật, những khâu này có nhiều biến đổi dưới tác động của các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình truyền lây, làm cho bộ mặt của dịch biến đổi qua thời gian và không gian.. • Bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra lẻ tẻ hay thành dịch địa phương (dịch vùng) hay thành dịch lưu hành hoặc thành dịch đại lưu hành (đại dịch).. • Đặc tính đó thuộc về mỗi bệnh, về mối quan hệ giữa động vật và mầm bệnh, nhưng vẫn chịu tác động của những yếu tố khác.. • Các yếu tố này được chia thành yếu tố thiên nhiên và yếu tố xã hội.. 120.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> 7.1. Yếu tố tự nhiên. • Các yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, thảm thực vật, môi trường ngoại cảnh… Các yếu tố này ảnh hưởng có lợi hoặc không có lợi tới một hoặc nhiều khâu của quá trình truyền lây.. • Ảnh hưởng tới nguồn bệnh: Đối với nguồn bệnh là động vật nuôi: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi, sự sinh sản, sức đề kháng, làm cho dịch khó hoặc dễ phát sinh, phát triển. Do đó làm giảm hoặc tăng nguồn bệnh và điều đó lại ảnh hưởng trở lại đến tính chất của dịch.. Đối với nguồn bệnh là dã thú, côn trùng, tiết túc: Ảnh hưởng của tự nhiên lại càng rõ rệt, những loài này đòi hỏi những điều kiện tự nhiên nhất định để sống và phát triển. Do vậy bệnh thường có chiều hướng tăng vào mùa sinh sản, phát triển của các loài đó, hoặc chỉ xuất hiện trong những vùng có các loài đó.. Như vậy, thông qua tác động đến nguồn bệnh, điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới mầm bệnh đó là làm tăng hay giảm độc lực của mầm bệnh trong nguồn bệnh. Ảnh hưởng này càng rõ rệt khi mầm bệnh được bài ra bên ngoài môi trường ngoại cảnh.. • Ảnh hưởng tới yếu tố truyền lây: Đối với yếu tố truyền lây là sinh vật (nhất là đối với dã thú, côn trùng): điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng, đến vùng cư trú của chúng, mùa hoạt động của chúng.. Đối với yếu tố truyền lây không phải là sinh vật: điều kiện tự nhiên làm cho thời gian tồn tại của mầm bệnh trên những yếu này rút ngắn hay kéo dài, hoặc làm cho yếu tố truyền lây bị phân tán rộng ra hay thu hẹp lại.. 121.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> • Ảnh hưởng tới động vật cảm thụ: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sức đề kháng của động vật một cách trực tiếp.. Hoặc gián tiếp thông qua ảnh hưởng tới cây thức ăn, tới mật độ đàn làm cho sức cảm thụ của đàn thay đổi, điều kiện lây lan thay đổi và bộ mặt dịch cũng thay đổi theo.. 7.2. Yếu tố xã hội. • Bệnh truyền nhiễm của dã thú là một hiện sinh vật, chịu sự chi phối hoàn toàn của các quy luật tự nhiên.. • Bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi xảy ra trong xã hội loài người nên bệnh dịch của động vật nuôi cũng chịu sự chi phối, quyết định của các quy luật xã hội.. • Con người có thể thông qua các hoạt động của mình mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các khâu của quá trình sinh dịch.. Các yếu tố xã hội: mức sống trình độ văn hoá, trình độ dân trí, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh tế, phong tục tập quán, trình độ tổ chức xã hội, chiến tranh, hoà bình, nạn đói…. Đều ảnh hưởng đến quá trình truyền lây dịch bệnh ở động vật nuôi nhưng bao trùm lên tất cả các yếu tố đó chính là thể chế xã hội.. 122.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> 8. Tính chất dịch do các yếu tố tự nhiên, xã hội gây ra. • Tính chất mùa Nhiều dịch bệnh của gia súc có tính chất mùa rõ rệt, có bệnh chỉ lẻ tẻ quanh năm nhưng đến một mùa nào đó lại rộ lên, có bệnh chỉ tới mùa nhất định mới phát sinh.. Nước ta miền Bắc thường xảy ra dịch nặng vào vụ Hè – Thu và vụ Đông – Xuân, ở miền Nam thường xảy ra dịch vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô.. Do vào những mùa này cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng giảm sút.. Trong cơ thể gia súc có những biến đổi về hằng số sinh lý theo mùa.. Cũng theo mùa mà các yếu tố truyền lây sinh vật thay đổi về loài, về số lượng, về hoạt động.. Hoạt động xã hội cũng góp phần tạo ra tính chất mùa của dịch như: các lễ hội, phương thức chăn nuôi thay đổi theo mùa, các sinh hoạt khác theo mùa, đều kết hợp với các yếu tố tự nhiên để tạo ra tính chất mùa cho dịch bệnh của gia súc.. Nắm được tính chất mùa của dịch có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh, phòng bệnh và nghiên cứu khoa học.. • Tính chất vùng  Nhiều dịch bệnh gia súc xuất hiện ở những vùng nhất định do các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai, quần thể thực vật ở một vùng thường có liên quan tới sự phát triển của một loài gia súc hoặc liên quan tới sự tồn tại của một loại mầm bệnh hoặc có liên quan đến sự phát triển của một loại yếu tố truyền lây sinh vật nào đó..  Vì vậy một số bệnh có khả năng phát sinh tồn tại trong những vùng nhất định đó..  Các yếu tố xã hội, tập quán từng vùng, các cơ sở chăn nuôi tập trung từng vùng… cũng góp phần tạo ra tính chất vùng của dịch bệnh.. 123.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> Nước ta dịch bệnh động vật thường có 3 vùng rõ rệt vùng núi có các bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Nhiệt thán…; vùng trung du có các bệnh THT trâu bò, bệnh do Xoắn khuẩn, ký sinh trùng đường máu…; vùng đồng bằng có các bệnh: Đóng dấu lợn, THT lợn, Newcastle…. Tuy nhiên cùng với việc mở rộng thông thương buôn bán gia súc và các sản phẩm thú sản ở trong nước, cũng như với nước ngoài, có thể làm cho tính chất vùng có thay đổi trong một chừng mực nào đó.. Nắm bắt được tính chất vùng của dịch bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, phòng chống bệnh và NCKH.. • Tính chất chu kỳ Trong điều kiện chưa có tác động của con người, một số dịch bệnh của động vật nuôi xuất hiện theo chu kỳ nhất định.. Đối với tiểu gia súc, thường là chu kỳ ngắn, dịch xảy ra trong phạm vi một năm, nó trùng với tính chất mùa.. Đối với đại gia súc, thường là chu kỳ dài, thường khoảng 3-5 năm dịch bệnh lại tái phát một lần.. Cho đến nay, sự hiểu biết về nguyên nhân của tính chu kỳ chưa được đầy đủ. Một cách giải thích đó là dựa vào sự biến đổi tính cảm thụ của quần thể động vật trong vùng dịch.. Tính chu kỳ cũng rõ rệt đối với dịch của dã thú, nhiều loại dã thú có chu kỳ phát triển và chu kỳ chết dịch.. Tuy nhiên các tính chất nói trên không phải cố định, mà con người có thể bằng các hoạt động của mình để xoá bỏ các tính chất ấy (nước ta đã xoá bỏ tính chất chất vùng và chu kỳ của bệnh dịch tả trâu bò).. 124.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> 9. Tiến hoá của bệnh truyền nhiễm. • Nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người cho nhận thấy bệnh truyền nhiễm của động vật nói chung cũng trải qua một quá trình tiến hoá.. • Quá trình đó hiện nay vẫn đang diễn ra và còn tiếp tục diễn ra lâu dài về sau. Sự tiến hoá diễn ra dưới 2 mặt loại bệnh và tính chất bệnh.. • Về loại bệnh: Có nhiều bệnh được các sách cổ mô tả đến nay đã biến mất (bệnh đậu mùa), một số bệnh vẫn còn tồn tại (bệnh sốt rét), một số bệnh xuất hiện cách đây vài nghìn năm (sốt phát ban, bệnh lỵ, bệnh tả, sởi; vài trăm năm: bệnh cúm) nhưng cũng có bệnh mới xuất hiện (lao, hoa liễu, HIV).. Trên động vật ta cũng thấy một số bệnh đã không xuất hiện trên vật nuôi, hoặc đã được khống chế ở một vùng, một nước nào đó.. • Về tính chất bệnh: Những biểu hiện về đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng đã có nhiều biến đổi. Có thể nhận thấy bệnh truyền nhiễm có sự tiến hoá vì nó là kết quả của sự đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định.. Ngoại cảnh tự nhiên đã có sự thay đổi nên đời sống của con người thay đổi, nhiều giống vật nuôi mới được tạo ra, phương thức, tập quán chăn nuôi thay đổi… Do vậy mầm bệnh cũng phải thay đổi cho phù hợp để duy trì khả năng gây bệnh.. 125.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> Trong cuộc sống ký sinh đó, lại diễn ra cuộc đấu tranh không ngừng giữa 2 sinh vật (động vật nuôi và mầm bệnh) lại dẫn đến những biến đổi khác.. Có bệnh thì biến mất, có những bệnh thì xuất hiện những đặc điểm mới, và cũng có thể tạo ra những bệnh mới với những đặc điểm mới.. Như vậy tính chất của dịch sẽ thay đổi các bệnh mạn tính sẽ xuất hiện nhiều hơn với những biểu hiện không điển hình. Vì vậy phải đứng trên quan điểm tiến hoá để nghiên cứu, chẩn đoán và phòng chống bệnh truyền nhiễm.. VII. CÁC DẠNG HÌNH THÁI, MỨC ĐỘ DỊCH. 1. Các dạng hình thái dịch. • Dịch lẻ tẻ (Sporadic): Chỉ trạng thái dịch có tính chất lẻ tẻ, bệnh xảy ra không thường xuyên, dạng bệnh không rõ ràng, không dự đoán trước được bệnh. Dịch thường xảy ra trong những trường hợp sau:.  Bệnh dịch vẫn tồn tại trong đàn, nhưng không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong một điều kiện nào đó dịch mới xuất hiện..  Trong đàn không có dịch bệnh tồn tại, dịch có thể xảy ra khi có một con mang mầm bệnh nhập vào đàn động vật đó..  Mầm bệnh khu trú trong một loài động vật nào đó, cùng chung sống trong một môi trường với nhiều loài động vật khác, nên đôi khi có thể truyền lây cho đàn động vật phơi nhiễm.. 126.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> • Dịch địa phương (Endemic):  Dịch có tính chất địa phương, khi trong địa phương đó.    . bệnh dịch này xảy ra đều đặn và có thể sự đoán trước được về thời gian, địa điểm, có nghĩa là dịch bệnh xảy ra có hạn chế về không gian, nhưng không hạn chế về thời gian. Dịch địa phương có mức độ nhiễm rất khác nhau: Nếu hầu hết đàn gia súc mắc bệnh thì gọi là Holoendemic. Nếu đa số động vật trong đàn mắc bệnh thì gọi là Hyperendemic Nếu đàn động vật mắc với một tỷ lệ trung bình thì gọi là Mesoendemic. Nếu chỉ có một số nhỏ trong đàn mắc bệnh thì gọi là Hypoendemic.. • Dịch lưu hành (Epidemic): Khi số lượng động vật mắc bệnh trung bình vượt quá con số mắc bệnh thường xảy ra như đã dự đoán trước xảy ra ở một đàn động vật hoặc một địa phương mà đã từ lâu không có bệnh này.. Số động vật mắc bệnh tăng lên rõ rệt, có thể chỉ trong một thời điểm hoặc trong một thời gian, tức là bệnh phát tán trong một khoảng không gian vào cùng một thời điểm. • Dịch đại lưu hành (Pandemic): Là dịch phát tán, lan tràn trên diện rộng cùng một lúc nhưng không cùng một khoảng thời gian. Tức là, dịch có thể xảy ra trong phạm vi một số nước không hạn chế về không gian.. VD: Đại dịch cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2003 - 2005, Đại dịch cúm Type A ở người các năm 1914 - 1918…. 127.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> 2. Mức độ dịch. • Một bệnh truyền nhiễm trở thành một vụ dịch, khi trong một thời gian ngắn có tỷ lệ mắc hoặc chết vượt quá tỷ lệ mắc hoặc chết trung bình trong nhiều năm liền tại khu vực không gian đó.. • Hệ số năm dịch: Để xác định dịnh, người ta tính hệ số năm dịch (HSND) Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong một năm HSND=. x 100 Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm. Trong đó:  Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong một năm được tính bằng: Số mới mắc trong năm đó/12 tháng.  Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm được tính bằng: Số mới mắc trong nhiều năm đó/Số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó..  Nếu năm nào có hệ số năm dịch lớn hơn 100 thì năm đó được coi là có dịch.. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thời kỳ bao nhiêu năm. là hợp lý? Bởi đối với những bệnh truyền nhiễm có chu kỳ năm dịch rõ rệt thì rất dễ xác định, nhưng ít nhất cũng phải có đủ số năm của một chu kỳ, nếu nhiều hơn sẽ có giá trị xác thực hơn, nhưng phải lấy gọn trong một hay nhiều chu kỳ mới chính xác (Chú ý, tính chu kỳ này sẽ mất đi khi có sự can thiệp của con người).. Còn đối với những bệnh truyền nhiễm không biểu. hiện chu kỳ theo quan điểm hiện nay của dịch tễ học, thì thời kỳ nhiều năm kể trên phải dài, đôi khi rất dài, có khi hàng chục năm, dựa trên căn cứ vào diễn biến của từng loại dịch bệnh.. 128.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> • Hệ số mùa dịch Với đa số các bệnh truyền nhiễm, dịch có những diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm. Dịch theo mùa chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố thiên nhiên, nhưng cũng có những can thiệp của các yếu tố xã hội.. Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/tháng HSMD=. x 100 Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/năm. Trong đó:  Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/tháng được tính bằng: Số mới mắc của một tháng/Số ngày của tháng đó (28, 29, 30, 31 ngày).  Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/năm được tính bằng: Số mới mắc bệnh của một năm/365 ngày.  Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch lớn hơn 100, được coi là tháng dịch. Nếu thấy có nhiều tháng dịch liền nhau, được coi là mùa dịch..  Các bệnh truyền nhiễm cấp tính thường biểu hiện tính chất mùa dịch rõ ràng, những quy luật đó thường gặp hàng năm, năm nào cũng xảy ra.. 3. Ý nghĩa sinh thái học của các dạng hình thái dịch. • Dạng dịch có tính chất lẻ tẻ có thể cho thấy tác nhân gây bệnh được bảo tồn trong một vật chủ khác và không thường xuyên phơi nhiễm với vật chủ.. Tác nhân được bảo tồn trong vật chủ, thường không thể hiện rõ sự nhiễm bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ xuất hiện khi có yếu tố phá vỡ sự cân bằng giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh.. 129.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> • Dạng dịch địa phương có thể cho thấy dịch xảy ra khi sự cân bằng giữa tác nhân, vật chủ và môi trường trong một không gian nhất định bị phá vỡ. Sự khác nhau của điều kiện môi trường sinh thái, có thể giải thích vì sao bệnh xuất hiện lẻ tẻ ở một vùng lại là dịch địa phương so với một vùng khác.. • Dạng dịch lưu hành cho thấy có sự mất cân bằng trầm trọng có lợi cho “tác nhân” gây bệnh. Sự mất cân bằng này thường phổ biến khi có một chủng vi sinh vật mới được sinh ra (thường là đột biến từ một chủng vi sinh vật nào đó) hay trong sự phơi nhiễm lần đầu giữa vật chủ và vi sinh vật.. 4. Vẽ đồ thị và phân tích dịch lưu hành. • Ý nghĩa và cách vẽ đồ thị biểu diễn dịch Khi vẽ đồ thị của một dịch lưu hành có thể cho những thông tin hữu ích về tính chất của tác nhân gây bệnh, số ca bệnh, số ca bệnh mới, thời gian xảy ra bệnh, thời gian nung bệnh, chiều hướng của dịch…. • Cách vẽ Số ca bệnh mới xảy ra được vẽ trên trục tung Y Thời gian của bệnh được vẽ trên trục hoành X. Cách chia độ thời gian thực tế trên trục hoành càng ngắn thì đường biểu diễn xảy ra dịch càng rõ. • Điểm xuất phát dịch và sự lan truyền dịch  Bước đầu tiên phân tích một dịch bệnh là xác định điểm xuất phát dịch, sự lan truyền dịch. Giả sử có một số lượng gia súc lớn phơi nhiễm với một tác nhân gây bệnh (thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn…) sẽ sinh ra một điểm nguồn dịch..  Nếu đường biểu diễn trên đồ thị từ điểm xuất phát dịch đến quá trình xảy ra dịch có độ dốc lớn chứng tỏ quá trình bệnh dịch xảy ra nhanh chóng đạt tới đỉnh điểm, nhưng sau đó cũng giảm nhanh chóng..  Như vậy, nếu đã có một phơi nhiễm “đồng loạt” với một tác nhân là nguyên nhân gây bệnh, thì đồ thị sẽ xuất hiện rõ rệt một điểm nguồn dịch.. 130.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> • Khi một tác nhân gây bệnh được lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ vật chủ bị nhiễm (coi là nguồn bệnh) tới vật chủ mẫn cảm (động vật cảm thụ), đó là kết quả của sự lan truyền dịch. Trong trường hợp này, đường biểu diễn trên đồ thị từ điểm xuất phát dịch đến quá trình xảy ra dịch có độ dốc ít hơn.. • Chú ý, trong các bệnh truyền nhiễm có một số bệnh có thời kỳ nung bệnh rất ngắn, nên có thể coi nó giống như một điểm nguồn dịch. Ngược lại, nếu sự nhiễm khuẩn dần dần không “đồng loạt” thì có thể có một đồ thị giống như sự lan truyền dịch bệnh.. • Những nhân tố tác động đến dạng đường cong của đồ thị lan truyền dịch. Thời kỳ nung bệnh: do thời kỳ này làm chậm sự mở đầu của dịch bệnh. Nếu thời gian nung bệnh kéo dài, trong một số bệnh truyền nhiễm, đường biểu diễn có thể có dạng hình sóng tương ứng với thời kỳ nung bệnh. Đánh giá độ dài của thời kỳ nung bệnh có thể giúp cho việc xác định nguyên nhân của ổ dịch.. Thời kỳ có khả năng lan truyền: do ở giai đoạn này có liên quan tới số lần phơi nhiễm giữa động vật thụ cảm với động vật nhiễm bệnh nên nó cũng ảnh hưởng tới quá trình dịch bệnh.. Khả năng gây nhiễm của tác nhân: những tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) nếu có độc lực cao, sức đề kháng lớn sẽ làm cho dịch bùng phát nhanh chóng hoặc ngược lại.. Tỷ lệ gia súc mẫn cảm trong quần thể: Tỷ lệ động vật dễ nhiễm trong quần thể cũng ảnh hưởng đến tốc độ lây lan bệnh rõ rệt. Nếu tỷ lệ này dưới 2030% thì thường ít hoặc không thể làm bệnh lây lan. Nếu gia súc dễ nhiễm tăng dần trong quần thể thì sự lan truyền của ổ dịch là tất yếu.. 131.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> Mật độ động vật: có liên quan tới số lần phơi nhiễm và tính hiệu quả của những lần phơi nhiễm, đều có ảnh hưởng tới sự lan truyền dịch bệnh.. Hiệu quả theo dõi, giám sát: Công việc này cũng ảnh hưởng tới quá trình đánh giá dịch bệnh, nếu giám sát sát sao, ghi chép đầy đủ, hiệu qủa công việc cao rõ rệt số ca bệnh..  Tuy nhiên có 2 vấn đề đặt ra nếu ghi chép làm tăng số ca bệnh tức là làm tăng tỷ lệ phát bệnh, nếu ghi chép tỷ mỷ các ca bệnh để giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình dịch bệnh thì đây lại là phương pháp theo dõi giám sát.. CHƯƠNG 9 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM. I. NGUYÊN LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH. • Quá trình sinh dịch gồm có 3 khâu: nguồn bệnh, yếu tố truyền lây và động vật thụ cảm.. Nguồn bệnh: Là khâu đầu tiên là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch.. Nhân tố trung gian truyền bệnh: nối liền nguồn bệnh với động vật cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch được thực hiện thuận lợi.. Gia súc thụ cảm: là nhân tố làm cho cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh, làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, thúc đẩy mạnh hơn.. 132.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> • Dịch bệnh muốn xảy ra được cần phải có đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch và sự liên hệ giữa 3 khâu đó. Nếu thiếu 1 trong 3 khâu, đặc biệt là thiếu nguồn bệnh thì dịch bệnh không thể xảy ra được. Nếu có đủ cả 3 khâu nhưng không có sự liên hệ giữa 2 trong 3 khâu thì dịch bệnh cũng không xảy ra.. • Do vậy nguyên lý của các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm là xoá bỏ một hay nhiều khâu của quá trình truyền lây hoặc xoá bỏ mối liên hệ giữa các khâu..  Trên cơ sở phân tích những yếu tố này cho thấy nếu xoá bỏ được khâu đầu tiên là biện pháp lý tưởng nhất, tuy nhiên rất khó thực hiện..  Nếu tác động đến động vật thụ cảm tức là đã gián tiếp tác động đến nguồn bệnh, do vậy nếu giảm được số lượng động vật cảm thụ sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế quá trình sinh dịch, làm dịch ít hoặc không xảy ra..  Nếu tác động đến cả 3 khâu cùng một lúc thì hiệu quả phòng chống bệnh sẽ tăng lên.. • Tuy nhiên chúng ta thấy cả 3 khâu của quá trình sinh dịch có liên quan ảnh hưởng tới nhau, tác động đến khâu này sẽ ảnh hưởng đến khâu kia. Cho nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh phải là các biện pháp tổng hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.. II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỊCH TỄ HỌC. 1. Mục đích. • Công tác này thường bắt đầu bằng giai đoạn mô tả, nhằm mục đích xác định cách phân bố bệnh theo thời gian, theo địa điểm và theo các đặc điểm của đàn gia súc. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch để dập tắt sự phát triển của dịch và đề phòng không cho dịch xảy ra.. • Việc mô tả này cho phép xác định được trong toàn bộ quần thể đàn gia súc hay trong các nhóm gia súc đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.. 133.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> • Nói cách khác điều tra dịch tễ học để nắm chắc hơn về mối quan hệ giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và môi trường xung quanh.. • Trên cơ sở đó đưa ra những giả thuyết có thể giải thích về bản chất, nguồn gốc và phương thức truyền lây của các bệnh đang nghiên cứu.. • Như vậy, điều tra dịch tễ học là bước khởi đầu quan trọng cần phải được tiến hành đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện các biện pháp khác.. 2. Công tác điều tra dịch tễ học. • Điều tra dịch tễ học có thể tiến hành trong 2 trường hợp sau:.  Khi phải đối phó với một ổ dịch: Đây là một cuộc điều tra ngắn hạn, tập trung trong một phạm vi hẹp vào một số ít chủ đề và phải hoàn thành trong một thời gian ngắn..  Người nghiên cứu thường dựa vào những kết quả của. các cuộc điều tra trước và những dữ kiện thông tin mới thu được trong quá trình điều tra hiện tại….  Từ đó đưa ra những giả thuyết, những nhận định ban đầu hoặc những khuyến cáo cần thiết, nhằm hạn chế trước mắt những tác hại của dịch bệnh, tiến tới ngăn chặn và dập tắt dịch.. Khi muốn đặt kế hoạch tiêu diệt một bệnh nào đó: Cuộc điều tra này được tiến hành trên một phạm vi rộng lớn, trong một thời gian dài, qua nhiều năm, có tính chất toàn diện..  Nhưng cũng phải tham khảo kết quả của những cuộc điều tra ngắn hạn trước đó để xây dựng được một kế hoạch phòng chống bệnh thích hợp, tiến tới thanh toán và tiêu diệt bệnh.. 134.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> • Điều tra dịch tễ học phải tiến hành trên 3 mặt chính về thời gian, không gian và đàn động vật.. Điều tra về thời gian có thể điều tra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều năm, thời gian điều tra càng kéo dài càng cho kết quả chính xác..  Những vấn đề cần điều tra là thời gian có bệnh trong năm, thời gian nung bệnh, thời gian tiến triển của bệnh, thời gian xuất hiện các yếu tố truyền lây sinh vật, thời gian xuất hiện miễn dịch và độ dài miễn dịch sau khi tiêm phòng.. Điều tra về không gian có bệnh: cũng phải kéo dài trong nhiều năm, những vấn đề cần điều tra là các vùng có bệnh, các vùng không có bệnh, thời tiết, địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, quần thể sinh vật, loại vi sinh vật có mặt trong vùng, phong tục tập quán liên quan đến chăn nuôi.. Điều tra về đàn gia súc: nhằm đúc kết những biểu hiện chính của bệnh (triệu chứng, bệnh tích…), các loài, giống, tuổi mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ chết/ốm, hiện tượng mang trùng, các sinh vật làm môi giới truyền lây, đặc điểm sinh thái của các sinh vật đó…. 3. Những yêu cầu cơ bản trong công tác điều tra một ổ dịch truyền nhiễm. 3.1. Phân tích ban đầu. • Thường bắt đầu với những công việc sau: Kiểm tra tra xác nhận chẩn đoán: Có thể xác nhận qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng..  Nếu cần thì phải dùng các xét nghiệm phi lâm sàng để chẩn đoán.. 135.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> Xác định xem đã ở mức độ dịch hay chưa: bằng cách căn cứ vào số động vật mắc bệnh ở thời điểm đó so với mức độ mắc ở thời gian trước. Một bệnh được coi là gây thành dịch khi chỉ trong một thời gian ngắn đã có tỷ lệ mắc vượt quá tỷ lệ mắc bệnh trung bình của địa phương đó trong nhiều năm liền.. Mô tả dịch theo góc nhìn quen thuộc của dịch tễ: sau khi chẩn đoán và mức độ dịch đã được xác định. Cần mô tả dưới dạng các tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi, giống, loài, thời gian, thời điểm phát bệnh (vẽ đường cong biểu diễn dịch), địa điểm phát xảy ra dịch (bản đồ ấn ghim).. Hình thành các giả thuyết: giả thuyết về sự xuất hiện và lan tràn của dịch, về dạng dịch, bệnh dịch gì, quần thể có nguy cơ, nguy cơ cao nhất, nguồn truyền nhiễm, nguồn nhiễm, nguyên nhân nghi ngờ của dịch, phương thức bị nhiễm hoặc phương thức lây lan, với các mức độ khác nhau nếu có thể được.. Kiểm định các giả thuyết vừa được nêu: có thể kiểm định bằng cách chọn một nhóm đối chứng để có thể so sánh với nhóm bệnh rồi tính nguy cơ tương đối của 2 nhóm bệnh và đối chứng.. 3.2. Khai thác và phân tích sâu. • Ta tiến hành tìm kiếm thêm các trường hợp bệnh chưa được phát hiện, chưa ghi chép hoặc chưa có báo cáo của các nơi nằm trong vùng dịch.. Chú ý khai thác các trường hợp động vật không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ, bằng các xét nghiệm phi lâm sàng.. • Sau đó tiến hành phân tích các dữ liệu dựa trên kết quả thu nhận được.. • Xác nhận giả thuyết bằng cách tập hợp các dữ liệu để đề ra các giả thuyết mang tính thuyết phục. Rồi từ đó tiến hành các nghiên cứu can thiệp và theo dõi tuỳ từng trường hợp cụ thể.. 136.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> 3.3. Báo cáo kết quả. • Báo cáo phải viết rõ ràng đầy đủ để người đọc có thể hiểu.. • Khi tiến hành viết báo cáo cần chú ý đặc biệt đến phần biện luận về tác nhân gây bệnh, các yếu tố xuất hiện làm lây lan dịch, đánh giá các biện pháp đã áp dụng để kiểm soát và hạn chế dịch, đồng thời đề xuất những biện pháp phòng chống dịch sau này.. III. CÁC BIỆN PHÁP TRONG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ THANH TOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM. • Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là khái niệm mới được dùng một cách tổng quát tương ứng với khái niệm “phòng ngừa” trước đây và “giám sát” hiện nay. Tuy nhiên cần phân biệt rõ:. Kiểm soát bệnh truyền nhiễm bao gồm một tập hợp các biện pháp đối với cả cá thể và quần thể nhằm ngăn chặn các đường truyền nhiễm, để đạt tới mục tiêu là giảm tối thiểu được tỷ lệ hiện mắc của một bệnh xuống đến mức thấp nhất không còn là vấn đề đáng lo ngại cho sức khoẻ của quần thể.. Giám sát bệnh truyền nhiễm là một phương pháp nghiên cứu liên tục trên các khía cạnh dịch tễ về tác nhân gây nhiễm khuẩn, về các cá thể và về các yếu tố của môi trường đối với một bệnh, mà công tác nghiên cứu đó được tiến hành thường xuyên liên tục, không phụ thuộc gì tình trạng của dịch. Mục tiêu của giám sát là phòng ngừa sự xuất hiện những vụ dịch mới.. Còn thuật ngữ thanh toán bệnh truyền nhiễm bao gồm các biện pháp nhằm loại trừ chọn vẹn bệnh trong quần thể (thí dụ: thanh toán bệnh Đậu mùa, bệnh Dại).. 137.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TRUYỀN NHIỄM. • Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ của mọi người, bao gồm:. Trước hết là các biện pháp hành chính (bao gồm các luật, văn bản dưới luật, biện pháp kinh tế xã hội…) nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ quần thể động vật. Đặc biệt là các biện pháp cuả ngành thú y, y tế.. Các biện pháp thú y có rất nhiều, trong đó có chương trình nhằm gây miễn dịch đặc hiệu bảo vệ động vật cảm thụ, các chương trình về môi trường đấu tranh hạ thấp và loại bỏ tác hại của vai trò truyền nhiễm của các yếu tố lan truyền bệnh, các chương trình chống nhiễm khuẩn…. Các chương trình đó hoạt động càng có hiệu quả bao nhiêu, thì việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm càng có hiệu quả.. • Những công tác thực tế, cần thiết và có thể làm được ở mọi tuyến thú y từ Cục thú y đến các Ban thú y xã:. Khai báo các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chẩn đoán lâm sàng và điều trị đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, phát hiện cá thể bị bệnh trong các nhóm quần thể có nguy cơ. Cách ly có chọn lọc các cá thể bị bệnh trong thời kỳ có lây của bệnh. Vệ sinh tẩy uế trong và sau quá trình dịch. 138.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> Tiêu diệt côn trùng, tiết túc, loài gặm nhấm có hại Ngăn cách chọn lọc: các biện pháp bắt buộc với người, động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, biện pháp bắt buộc khi nuôi chung nhiều loại động vật. Gây miễn dịch và điều tra miễn dịch trong quần thể Giám sát các loài động vật mang mầm bệnh và có biện pháp phòng chống thích hợp. Thực hiện các biện pháp lý, hoá, sinh học làm trong sạch môi trường. Kiểm tra vệ sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn nuôi. Bảo vệ quần thể động vật bằng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng bệnh bằng vacxin, kháng huyết thanh, thuốc, hoá chất…. Điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm Kiểm soát biên giới về bệnh truyền nhiễm. Các biện pháp được liệt kê trên đây là những biện pháp cần thiết, nhưng cần chọn lọc những biện pháp thích hợp, và công tác phòng ngừa bệnh truyền nhiễm phải thực hiện thường xuyên.. Trong đó chú ý vận dụng trên những quy luật đặc thù của bệnh như: các quy luật diễn biến theo chu kỳ, theo mùa, theo tuổi, tình hình dịch của địa phương, tình hình dịch chung của cả một khu vực rộng lớn… cùng với những quy định chung của nhà nước, của ngành thú y đối với từng chương trình, từng bệnh.. 139.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐỐI VỚI TỪNG KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH SINH DỊCH. 1. Biện pháp đối với nguồn bệnh. • Khi dịch chưa phát ra, nguồn bệnh là động vật mang trùng bao gồm động vật lành bệnh mang trùng và động vật khoẻ mang trùng.. • Khi dịch đã phát ra trong phạm vi ổ dịch, nguồn bệnh có thêm động vật bệnh và động vật nghi lây.. 1.1. Động vật mang trùng. • Phải tìm mọi cách phát hiện bằng cách xét nghiệm VSV học, huyết thanh học, phản ứng dị ứng. Khi phát hiện những con vật vật này cần được cách ly, không cho phơi nhiễm với động vật khoẻ.. • Nếu số lượng động vật mang trùng ít thì xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y và pháp luật về thú y. Nếu mang trùng nhiều thì đem nuôi nhốt tập trung vào một chỗ riêng biệt.. 1.2. Động vật bệnh. • Động vật bệnh là trung tâm của ổ dịch vì nó là nguồn bệnh, nó báo hiệu sự có mặt của các nguồn bệnh tiềm tàng khác.. • Muốn dập tắt ổ dịch cần phải nhằm đối tượng chủ yếu và trước tiên là động vật bệnh, phải phát hiện sớm bằng mọi cách, nếu chưa xác định được hoặc nghi ngờ vẫn phải có biện pháp đề phòng lây lan.. 140.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> • Nguyên tắc nếu một động vật bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân phải được nghi là mắc bệnh truyền nhiễm.. • Động vật bệnh được phát hiện phải được cách ly tại chỗ, kịp thời và triệt để.. • Trường hợp thấy điều trị khó có kết quả hoặc tốn kém, hoặc khi con vật lành bệnh nhưng không có tác dụng kinh tế hoặc thành con mang trùng thì nên xử lý ngay.. 1.3. Động vật nghi mắc bệnh. • Động vật mắc bệnh là động vật có triệu chứng, bệnh tích chưa rõ và chưa xác định được nguồn bệnh hoặc là động vật ở trong vùng dịch mà có biểu hiện bỏ ăn, sốt.. • Những con vật này cũng phải được xử lý như động vật mắc bệnh.. 1.4. Động vật nghi lây. • Động vật nghi lây là động vật đã phơi nhiễm với động vật bệnh hoặc với ngoại cảnh có mầm bệnh: nuôi chung, chăn chung, dùng chung đồ vật, đã phơi nhiễm với các môi giới, với người có nhiễm mầm bệnh…. • Về nguyên tắc, mọi gia súc nuôi có thể mắc bệnh ở trong ổ dịch phải coi là động vật nghi lây.. 141.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> 1.5. Điều trị động vật bệnh. • Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phòng vì vừa tiêu diệt mầm bệnh vừa tiêu diệt nguồn bệnh, hạn chế lây lan, hạn chế hiện tượng mang trùng và ngăn ngừa được một số bệnh mạn tính.. • Trong khi điều trị phải vừa tiêu diệt mầm bệnh và độc tố vừa nâng cao sức đề kháng.. • Nguyên tắc điều trị là:  Điều trị sớm để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan  Điều trị mọi mặt, bằng nhiều biện pháp  Điều trị căn nguyên cơ chế là chủ yếu, kết hợp điều trị triệu chứng.  Điều trị lành bệnh, còn những gia súc trở thành mang trùng thì không nên điều trị.  Điều trị phải có quan điểm kinh tế, nếu chữa lâu dài,. tốn kém mà cuối cùng vẫn mất giá trị thì không nên điều trị.  Những bệnh nguy hiểm cho người thì không tiến hành điều trị  Những cơ sở dùng để chữa bệnh truyền nhiễm phải được cách ly tốt với xung quanh.. • Các phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm Công tác hộ lý: Tạo thêm điều kiện để gia súc chóng khỏi, hạn chế biến chứng và lây lan cho gia súc khác bằng cách cho gia súc nghỉ ngơi, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bổ sung vitamin và khoáng chất, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ…. Điều trị bằng kháng huyết thanh: Nguyên tắc dùng kháng huyết thanh là phải chẩn đoán chính xác trước khi dùng, chỉ dùng để chữa bệnh cấp tính, phải tiêm sớm, tiêm liều cao và tiêm chậm.. 142.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> Điều trị bằng kháng sinh: Các loại kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác nhau..  Trước khi dùng kháng sinh phải tiến hành chẩn đoán, lúc đầu dùng liều cao sau hạ dần, cần tiêm lặp lại liều để giữ hàm lượng cao trong máu. Nên dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để tăng tác dụng và giảm độc..  Chú ý: khi dùng kháng sinh có thể làm cho phản ứng miễn dịch của cơ thể yếu đi.. Điều trị bằng hoá dược: Các hoá dược phần lớn được dùng để để chữa triệu chứng, một số có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh mà không có hại cho cơ thể gia súc..  Đặc biệt một số có tác dụng đến ký sinh trùng đường máu, tiêu diệt chúng và làm cho cơ thể động vật sinh kháng thể..  Các hoá dược đó được tiêm cho những con khoẻ mạnh có thể gây ra một loại miễn dịch hoá học trong một thời gian nhất định (Naganin, Trypanxin).. Điều trị bằng protein: Khi tiêm một protein lạ vào cơ thể theo một liều lượng thích hợp nó sẽ gây một kích thích không đặc hiệu làm tăng thân nhiệt, tăng bạch cầu, tăng hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô, biến đổi tính chất lý hoá của máu, làm tăng tiết men và trao đổi chất trong tế bào..  Nó còn gây phản ứng cục bộ giúp cơ thể thanh toán nhanh chóng hiện tượng viêm bệnh lý, thúc đẩy quá trình thực bào..  Trong thú y, người ta đã dùng máu bò để chữa bệnh lợn con tiêu chảy, dùng lòng trắng trứng để chữa bệnh Đóng dấu lợn.. 143.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> Điều trị bằng Vacxin: Một số bệnh truyền nhiễm của gia súc có thể chữa bằng vacxin chế từ mầm bệnh phân lập được trên gia súc bệnh. Phần lớn những vacxin này chữa những bệnh mạn tính, cho con vật suy yếu không còn phản ứng bảo vệ..  Vacxin kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu và có tác dụng như một protein kích thích cơ thể, làm cho tính phản ứng của cơ thể gia súc biến đổi, các cơ năng tạo kháng thể được tăng cường.. 2. Biện pháp đối với yếu tố truyền lây. • Các biện pháp này có mục đích làm cho yếu tố có khả năng truyền lây không mang mầm bệnh.. • Đối với yếu tố truyền lây là cơ giới ta dùng biện pháp tiêu độc thường xuyên hoặc định kỳ.. • Đối với yếu tố truyền lây là sinh vật phải tiến hành tiêu diệt, ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật thụ cảm.. • Tuỳ theo phương thức truyền bệnh mà có những biện pháp khác nhau.. Với bệnh truyền qua đường tiêu hoá: giữ gìn vệ sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn nuôi, nguồn nước, bảo quản thức ăn tốt…. Với bệnh truyền qua đường hô hấp: tránh làm nhiễm bẩn không khí, chuồng trại phải thoáng, sạch sẽ, có ánh sáng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên…. Đối với bệnh truyền qua đường máu: phải tiêu diệt côn trùng, tiết túc hút máu và ngăn chặn chúng phơi nhiễm với động vật nuôi.. 144.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> • Nói tóm lại đối với yếu tố truyền lây chúng ta phải thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, tiêu độc ngoại cảnh xung quanh động vật nuôi.. • Đồng thời phải tiến hành tiêu diệt dã thú, chuột, côn trùng, tiết túc và xử lý xác chết.. 2.1. Tiêu độc. • Tiêu độc là biện pháp nhằm loại trừ và tiêu diệt mầm bệnh ở ngoại cảnh bên ngoài cơ thể động vật như:. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, phương tiện dụng cụ chăn nuôi và các dụng cụ khác có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây lan bệnh cho động vật hoặc gián tiếp gây ô nhiễm cho sản phẩm động vật.. • Thông thường có các phương pháp tiêu độc sau:  Tiêu độc cơ giới: gồm quét dọn, lau chùi, cọ rửa hoặc cạo lớp ngoài của dụng cụ, nền chuồng….  Mục đích giảm bớt số mầm bệnh, giảm bớt những chất thích hợp cho sự tồn tại của mầm bệnh và giúp phát huy tác dụng của phương pháp tiêu độc khác..  Vì vậy tiêu độc cơ giới phải đi trước các phương pháp khác và phải đi sau các các chất tiêu độc hoá học.. 145.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> Tiêu độc hoá học: Là biện pháp thường dùng nhất, có chất sát trùng tác động bằng cách làm vón protein của VSV hoặc phá huỷ protein hoặc hoá hợp protein làm thành những chất không hoà tan được..  Các chất sát trùng thường chia làm 3 dạng: dạng bột, dạng khí, dạng lỏng..  Các chất sát trùng đòi hỏi phải có một đậm độ và thời gian tác động nhất định mới có tác dụng và tác dụng tăng lên khi nhiệt độ được nâng cao.. Tiêu độc vật lý: Có rất nhiều biện pháp vật lý để tiêu độc như dùng sức nóng khô (đốt, phơi khô, hấp khô…), sức nóng ướt: đun sôi, hấp Pasteur, hấp ướt, dùng tia cực tím, tia tử ngoại…. Tiêu độc sinh vật học: thường dùng phương pháp nhiệt sinh vật học..  Do trong phân, nước tiểu, chất độn chuồng có nhiều loại VSV lên men, làm cho nhiệt độ của đống phân ủ lên cao, có khi tới 750C. Với nhiệt độ đó kéo dài khoảng 15 ngày, có thể tiêu diệt phần lớn các VK gây bệnh không có nha bào, virut, trứng giun sán và ấu trùng của chúng.. 2.2. Tiêu diệt côn trùng tiết túc. • Côn trùng tiết túc đóng vai trò là yếu tố tryền lây, một số còn là nguồn bệnh. Chính vì vậy tiêu diệt chúng hoặc ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật nuôi có tác dụng lớn đề phòng và chống bệnh truyền nhiễm. 2.3. Tiêu diệt chuột. • Chuột vừa yếu tố truyền lây vừa là nguồn bệnh, do vậy cần có biện pháp tiêu diệt và ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật nuôi, thức ăn và các dụng cụ chăn nuôi.. 146.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> 2.4. Xử lý xác chết. • Một trong những yếu tố truyền lây quan trọng của ổ dịch là xác chết của động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Do vậy, phải có những biện pháp xử lý thích đáng thì mới ngăn chăn dịch lây lan.. • Xác động vật chết do bệnh truyền nhiễm phải đem chôn, đốt ở những nơi xa khu dân cư, xa nguồn nước, bãi chăn…. 3. Biện pháp bảo vệ động vật thụ cảm 3.1. Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu. • Bằng cách giải quyết tốt khâu vệ sinh, thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng hợp lý… 3.2. Chọn lọc và tạo giống có sức đề kháng. • Con người bằng các phương pháp khoa học và tiên tiến hiện nay đã và đang tìm ra những giống động vật nuôi có năng xuất cao và sức chống chịu với bệnh tốt.. 3.3. Tạo miễn dịch chủ động bằng vacxin. • Đây là biện pháp chủ động, tích cực, mang lại hiệu quả cao đặc biệt là đối với những nơi hay xảy ra dịch, nơi có nguồn dịch thiên nhiên.. • Tiêm vacxin được thực hiện khi chưa có dịch (tiêm phòng) hoặc khi đã có dịch (tiêm chống dịch).. • Các loại vacxin được dùng phổ biến hiện nay là Vacxin sống nhược độc, Vacxin vô hoạt, giải độc tố.. 147.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> • Cách sử dụng vacxin: Dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiêm đúng liều, đúng cách, bảo quản đúng quy cách, dụng cụ tiêm phòng phải vô trùng…. Vacxin chỉ nên tiêm cho những gia súc khoẻ mạnh vì hiệu quả của vacxin phụ thuộc nhiều vào đáp ứng miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của gia súc.. Những gia súc còn non, gầy yếu, mắc bệnh, sắp đẻ không nên tiêm vacxin vì lúc này đáp ứng miễn dịch không tốt.. 3.4. Tạo miễn dịch bằng kháng huyết thanh. • Tiêm kháng huyết thanh để tạo miễn dịch bị động cho động vật bởi ngay sau khi tiêm cơ thể gia súc có khả năng chống được bệnh.. • Vì vậy kháng huyết thanh thường được sử dụng trong trường hợp phòng bệnh một cách khẩn cấp cho gia súc chưa phát bệnh ở trong ổ dịch, gia súc ở vùng trực tiếp bị dịch uy hiếp.. • Tuy nhiên do thời gian miễn dịch sau khi tiêm kháng huyết thanh ngắn (1 - 3 tuần), nên sau khoảng 10 ngày cần tiêm vacxin để tạo miễn dịch chủ động, lâu dài.. • Tiêm kháng huyết thanh thường áp dụng cho những giống gia súc quý, phòng bệnh gấp, hay trước khi vận chuyển sang vùng khác…. • Khi sử dụng cần tiêm đúng cách, đúng liều lượng. 148.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> 3.5. Tổ chức tiêm phòng. • Công tác tiêm phòng phải được tiến hành theo một kế hoạch dài hạn, nhằm hạn chế và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm.. • Khi lập kế hoạch tiêm phòng cần dựa vào tình hình dịch đã điều tra được qua nhiều năm và khả năng phát triển đàn gia súc, kế hoạch cần nêu lên được:. Số lượng động vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo kế hoạch chung của cả nước. Tình hình dịch của địa phương và các vùng lân cận Số lượng và loại vacxin cần tiêm phòng.. Các vùng cần tiêm phòng gồm: các ổ dịch cũ, vùng biên giới, nơi tập trung động vật nuôi, các vùng bị dịch đe doạ, các trại chăn nuôi tập trung. Lịch tiêm phòng căn cứ vào mùa phát bệnh, độ dài miễn dịch của vacxin, thời gian sử dụng gia súc và thời vụ có biến động nhiều nhất của đàn gia súc.. • Nên tiêm phòng trước 1 tháng vào mùa dịch bệnh của động vật thường xảy ra. Ngoài các đợt tiêm phòng chính, còn có các đợt tiêm phòng bổ sung.. • Các đợt tiêm phòng phải thực hiện nhanh gọn, làm xong trong một thời gian ngắn. Phải đạt tỷ lệ tiêm phòng cao và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.. VI. ĐIỀU TRA XỬ LÝ MỘT VỤ DỊCH. 1. Điều tra dịch. • Đây là một công tác quan trọng hàng đầu khi có một vụ dịch xảy ra, vì nó là cơ sở khoa học chính xác cho việc phòng chống dịch kịp thời.. • Bất cứ một biểu hiện dịch nào trên thực địa dù quy mô to hay nhỏ cũng cần điều tra để chứng minh: Nguồn của tác nhân gây dịch và hoàn cảnh xảy ra dịch, Phương thức lây truyền dịch, Sự phân bố dịch theo thời gian, không gian, quần thể động vật. • Để đi đến xây dựng được biện pháp phòng chống dịch thích hợp.. 149.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> • Vậy, điều tra dịch tức là khảo sát sự phân bố của bệnh theo thời gian, không gian (địa điểm), động vật với các đặc tính: giống, loài, tuổi, tính biệt... để từ đó quy ra mối tương quan có thể có giữa các yếu tố trên và sự phát sinh của vụ dịch.. • Trước kia thuật ngữ “Dịch” chỉ để mô tả sự bùng nổ cấp của các bệnh nhiễm khuẩn, các định nghĩa gần đây đã nhấn mạnh vào khái niệm gia tăng tần số mắc.. • Vậy một vụ dịch của bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng là sự xuất hiện nhiều trường hợp đột ngột và bất thường đối với một không gian và thời gian cụ thể. Các trường hợp này có nguy cơ lan truyền, chúng có một quan hệ logic đặc biệt.. • Các bệnh dịch có khả năng xảy ra là: Bệnh dịch hay gây tình trạng khẩn cấp như đã xảy ra trước kia, Bệnh dịch lưu hành tại địa phương này gây dịch đột xuất, Bệnh nhập từ ngoài vào. 2. Các yêu cầu điều tra một vụ dịch. • Điều tra một vụ dịch đòi hỏi một cách đề cập hệ thống nhận biết tất cả những gì cần thiết, đôi khi phải tập trung huy động tất cả các lực lượng theo đúng ý nghĩa của sự khẩn cấp.. 2.1. Xác định sự thật là có một vụ dịch. • Một vụ dịch có thể là rõ ràng ngay khi thấy có sự gia tăng tần số mắc, chết của quần thể hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian ngắn.. 150.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> • Tuy nhiên có thể có sự gia tăng không rõ ràng, trong trường hợp này sự tồn tại của một vụ dịch chỉ có thể được kiểm tra bằng cách so sánh với sự lưu hành của bệnh đó trong cùng một thời điểm ở khu vực đó trong những năm trước (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn…).. • Một vụ dịch không nhất thiết phải có số lượng lớn các trường hợp bệnh, có những bệnh đã vắng mặt nhiều năm thì chỉ một trường hợp bệnh xuất hiện cũng được coi là có dịch (Cúm gia cầm, Nhiệt thán, Ung khí thán…).. 2.2. Xác định chẩn đoán. • Nhiệm vụ đầu tiên của việc điều tra một vụ dịch là phát hiện được nguồn truyền nhiễm, nghĩa là phải chẩn đoán chính xác căn nguyên của bệnh và các yếu tố lan truyền bệnh trong quần thể động vật, từ đó mới có biện pháp phòng chống hữu hiệu.. • Chẩn đoán trong một vụ dịch thường dựa vào:  Thăm khám lâm sàng: với các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình; các triệu chứng đặc biệt.  Dịch tễ học: phát hiện nguồn lây từ đâu? Phương thức lây lan, các yếu tố truyền bệnh (chú ý côn trùng, tiết túc…), cường độ lan truyền bệnh. Đặc điểm của động vật bệnh: loài, giống, tuổi, tính biệt….  Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với các bệnh do vi sinh vật gây nên, nó cho ta biết một cách chắc chắn tác nhân gây bệnh của vụ dịch đó. Trong những trường hợp khó khăn về nuôi cấy vi sinh vật, ta phải dụa vào chẩn đoán huyết thanh học, dị ứng học…. • Tuy nhiên không nhất thiết phải đợi kết quả chẩn đoán phòng thí nghiệm mới tiến hành điều tra và thực hiện các biện pháp phòng chống. Tốt hơn hết là tiến hành song song. Thậm chí vẫn thực hiện các hiện pháp khống chế dịch ngay cả khi chẩn đoán mới dựa trên nhận xét “nghi ngờ” về một bệnh nào nó.. 151.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> 2.3. Tiến hành chẩn đoán nhanh các ca bệnh đầu tiên. • Muốn dập tắt nhanh vụ dịch phải biết được một cách nhanh chóng tác nhân gây bệnh và các yếu tố lan truyền dịch, nên cần xem xét cẩn thận những phát hiện lâm sàng của các ca bệnh đầu tiên và phải có những nhận xét, kết luận thật cẩn thận, đặc biệt khi xuất hiện các trường hợp có triệu chứng không điển hình.. • Phải nắm vững định nghĩa trường hợp bệnh và những tiêu chuẩn ổ dịch để kết luận các ca bệnh trong vụ dịch đó.. 2.4. Xét các trường hợp có sự tiếp xúc chung. • Đây là phần cực kỳ quan trọng trong quá trình phân tích vụ dịch. Phải tập hợp các ca bệnh lại theo thời gian - địa điểm - đặc điểm của động vật giống nhau.. Giới hạn: Biết về thời gian khởi điểm của mỗi ca bệnh có thể giúp ích cho xác định thời kỳ ủ bệnh. Ở đây, điều rất quan trọng là việc thu thập các triệu chứng phải thật cẩn thận, nhất là các triệu chứng xảy ra trước khi xuất hiện triệu chứng điển hình.. Địa điểm: Nên cố gắng tìm sự liên hệ giữa những trường hợp bệnh với thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn thả, phương thức chăn nuôi… trong những vùng nhất định.. Động vật: lưu ý đến các đặc điểm như loài, giống, tuổi, tính biệt, số lượng, tỷ lệ ốm, chết… đây có thể là những biến số dịch tễ học có ích khi phân tích.. 152.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> 2.5. Hình thành giả thuyết. • Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, giả thuyết phải được dựa trên các nhận xét trực giác. Cần điều tra tập trung vào việc làm sáng tỏ, chứng minh và phủ nhận giả thuyết này nếu hình thành giả thuyết khác.. • Ban đầu phải có giả thuyết tạm thời về: Nguyên nhân và bản chất bệnh, Nguồn gốc vụ bùng nổ và phương thức lây. • Giả thuyết đặt trên những thông tin ban đầu chưa đầy đủ, nhưng cần phải có nó để hướng dẫn điều tra thực địa. Nó có thể được bổ sung, hoàn thiện hay thay đổi hẳn khi điều tra sâu hơn.. 2.6. Lập kế hoạch và chỉ đạo điều tra dịch tễ học. • Một điều quan trọng nữa là sử dụng những mẫu điều tra chuẩn mực để điều tra ở những vùng có dịch. Phương thức điều tra toàn bộ vụ dịch trên thực địa có thể được tiến hành theo thể thức sau:. • Bản chất bệnh: Tìm kiếm, thăm khám lâm sàng, Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (phân lập mầm bệnh, làm huyết thanh học…),Tập hợp các cá thể bị bệnh. Độ lớn vụ dịch và các nhóm động vật bị tấn công: Thành lập các biểu đồ dịch, Thành lập các bản đồ dịch tễ, Xác định các chỉ số mắc bệnh trong các nhóm động vật, Điều tra hồi cứu, Điều tra huyết thanh học, Theo dõi tiếp. Nguồn lây và phương thức lây: Tìm kiếm động vật tiếp xúc, Xác định về xét nghiệm các chất lây từ các nguồn lây. Vùng và động vật có thể bị đe doạ:Thông tin về các vụ dịch sau, Tình hình miễn dịch, tiêm chủng, Điều tra miễn dịch học (huyết thanh học). 153.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> 2.7 Phân tích số liệu. • Sau khi điều tra theo mẫu có sẵn thì tiến hành phân tích, tính toán và lập các bảng biểu, tính cá chỉ số cần thiết trong dịch tễ học. 2.8. Đưa ra các kết luận. • Các kết luận phải đưa ra tất cả các dữ kiện thích hợp và rõ ràng để chỉ ra được:. Tác nhân gây bệnh Phương thức lây lan bệnh Tình hình miễn dịch trong quần thể động vật với bệnh đó. 2.9. Thực hiện những biện pháp kiểm soát. • Nhiều biện pháp kiểm soát được sử dụng trong điều tra dịch.. • Trong trường hợp dịch xảy ra ở khu vực đã được tiêm phòng bằng vacxin phải tiến hành đánh giá tình trạng vacxin.. • Nếu có nghi ngờ về chất lượng vacxin, phải tiến hành tiêm chủng lại càng sớm càng tốt.. 2.10. Viết báo cáo. • Soạn thảo báo cáo kết quả điều tra và đề xuất những biện pháp phòng chống dịch. • Đây là bước quan trọng cung cấp tư liệu điều tra, kết quả điều tra và những khuyến cáo cần thiết.. • Bản báo cáo này được coi là kết quả của một quá trình nghiên cứu nên lý lẽ phải xác đáng, phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học của những kết quả thu được về các dữ kiện, về lâm sàng, xét nghiệm, dịch tễ học.. 154.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> • Từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc dịch, các yếu tố truyền lây, thời gian, địa điểm xảy ra dịch cùng loài động vật có nguy cơ và các vấn đề quan tâm khác.. • Báo báo cũng phải đề xuất được các biện pháp phòng và chống dịch một cách cụ thể dựa trên cơ sở khoa học và thực tễ điều tra của vùng xảy ra dịch.. • Bản báo cáo này còn có thể giúp ích cho việc giảng dạy môn dịch tễ học và dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.. VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG Ổ DỊCH. • Căn cứ vào Pháp lệnh thú y, trong vùng dịch cần thi hành các biện pháp kỹ thuật sau:.  1. Báo cáo có dịch  2. Xác định bệnh, xác định phạm vi ổ dịch  Để có thể chẩn đoán chính xác và xác định được phạm vi của ổ dịch ta cần lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh..  Từ đó ra quyết định công bố dịch (tên bệnh, phạm vi có dịch, các biện pháp cần thi hành).  3. Thi hành quyết định công bố dịch  Thành lập ban chống dịch  4. Bãi bỏ quyết định công bố dịch. VII. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÓ THỂ DÙNG ĐỂ KHỐNG CHẾ VÀ THANH TOÁN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM. 1. Để tự nhiên. • Có thể để bệnh phát triển tự nhiên, thì sự lưu hành của bệnh cũng sẽ tự giảm mà không cần tác động gì bởi tỷ lệ bệnh có thể giảm do sự thay đổi của tổng đàn giảm vì những con mắc bệnh đã bị chết hoặc bị diệt hoặc do môi trường ngoại cảnh thay đổi mà không cần sự can thiệp của con người.. • Nhưng đây không phải là biện pháp hoàn chỉnh.. 155.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> 2. Cách ly. • Đối với động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm bệnh, khi nhập đàn cần có thời gian cách ly.. • Thời gian cách ly này phụ thuộc vào thời gian nung bệnh của từng bệnh.. • Phải đủ thời gian để sự nhiễm bệnh được bộc lộ, để động vật nhiễm bệnh trở thành không nhiễm bệnh. Có thể điều trị hoặc không đối với động vật này.. 3. Có thể giết hoặc tiêu huỷ. • Việc giết hoặc tiêu huỷ áp dụng cho những động vật mắc bệnh ở thể mạn tính, những động vật mang trùng, những động vật mắc bệnh mà sự lây lan làm nguy hiểm cho người và các động vật khác, những động vật phơi nhiễm với bệnh nguy hiểm.. 4. Tiêm phòng vacxin tạo miễn dịch. • Đối với vacxin chết có thuận lợi là an toàn, sản xuất nhanh khi có mầm bệnh mới. Nhưng hạn chế là giá thành cao, tạo miễn dịch chậm, thời gian miễn dịch ngắn, hiệu quả kinh tế không cao.. • Đối với vacxin sống có ưu điểm là tạo miễn dịch nhanh, thời gian miễn dịch duy trì được lâu, hiệu quả kinh tế cao, giá thành hạ. Nhưng nguy hiểm vì dễ làm lây lan bệnh, nếu không cẩn thận có thể trở thành cường độc. Khi kiểm tra không phân biệt được chủng do vacxin hay do chủng cường độc gây bệnh trong tự nhiên.. 156.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> 5. Điều trị dự phòng. • Điều trị những động vật mang trùng bằng các loại thuốc để hạn chế sự lây lan của bệnh. Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh hoặc trộn vào thức ăn để tăng khả năng chống bệnh và tăng khả năng sản xuất của động vật nuôi.. • Điều trị các vết thương, các vết cắn có thể là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng, dùng thuốc diệt ký sinh trùng trên cơ thể động vật và chuồng trại.. • Nhược điểm là nếu sử dụng không đúng liều lượng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh sinh trùng có thể gây nên tính nhờn thuốc của vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh.. • Dùng kháng huyết thanh để tạo miễn dịch nhanh và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm.. 6. Vận chuyển động vật. • Trong thời gian có dịch, tuyệt đối không được vận chuyển động vật ra vào vùng dịch.. • Nếu bắt buộc phải vận chuyển cần chú ý tránh xa những vùng đang có dịch bệnh, tránh không cho phơi nhiễm với những nơi nghi có ô nhiễm mầm bệnh.. 157.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> 7. Bãi chăn thả. • Không để động vật nghi mắc bệnh chăn thả chung với động vật khoẻ hoặc động vật đã có miễn dịch.. • Nên tách đàn nhỏ để chăn thả, vì động vật trưởng thành thường thích nghi và có miễn dịch cao hơn so với động vật non, do đó không nên chăn thả chung giữa động vật non và động vật trưởng thành.. • Áp dụng các biện pháp cơ học, sinh học, vật lý, hoá học để làm giảm sự ô nhiễm của bãi chăn, đồng cỏ tới mức cho phép.. • Có chế độ luân phiên bãi chăn thả theo mùa và theo thời gian, vì như vậy đồng cỏ sẽ có thời gian phục hồi, lại vừa phòng bệnh tốt.. 8. Khử trùng, tiêu độc. • Đối với các bệnh truyền qua loài côn trùng hút máu, có thể diệt bằng các loại hoá chất diệt côn trùng hoặc làm thay đổi môi trường ngoại cảnh.. • Khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng các hoá chất, thường xuyên vệ sinh tiêu độc dụng cụ, đồ dùng chăn nuôi, thức ăn, nước uống.. • Thức ăn nước uống có thể xử lý bằng nhiệt hoặc bằng kháng sinh. Với nước uống có thể cho chất sát trùng nhẹ vào để tiêu độc.. 9. Chọn giống. • Lựa chọn đàn giống tốt, vừa có tính sản xuất cao lại vừa có khả năng đề kháng với ngoại cảnh và có tính chống bệnh tốt.. • Hiện nay, do áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, con người đã chọn lọc, lai tạo được nhiều giống gia súc, gia cầm mới có khả năng chống đỡ, không mẫn cảm đối với một số bệnh.. 158.

<span class='text_page_counter'>(159)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×