Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.7 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG
Đề tài: Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet
đối với sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chi Minh
1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, hay những năm đầu của thê kỉ XXI
tại Việt Nam, cuộc sống của người dân vẫn còn sự lạc hậu, kém phát triển
và chưa tiếp cận được công nghệ thơng tin. Tuy nhiên, trong vịng 10 năm
trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghệ
thông tin và thiết bị điện tử trên Thê Giới,kèm theo đó là sự du nhập nền
văn hóa phương Tây vào Việt Nam, đã có những tác động to lớn đến thói
quen sinh hoạt của hoạt cũng như cách nghĩ và lối sống của giới trẻ, đặc
biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Ở một phương diện nào đấy, thật khơng thể phủ nhận được những lợi
ích mà mạng xã hội đã mang lại đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống
chúng ta: tìm kiếm cơ hội để phát triển khả năng của bản thân; là môi
trường kinh doanh vô cùng lý tưởng để quảng cáo sản phẩm với một mức
chi phí thấp hơn rất nhiều so với kinh doanh truyền thống. Theo nhiều
nghiên cứu cho thấy, sử dụng mạng xã hội và Internet hợp lý sẽ cải thiện
não bộ và nâng cao khả năn phán đoán và ra quyết định. Nhưng, đấy là
khi bạn sử dụng chúng một cách hiệu quả, nếu khơng thì nó sẽ trở thành
một con dao hai lưỡi gây ra các hậu qua vô cùng trầm trngj đến cuộc sống
và sức khỏe cho chính bản thân bạn. Theo nghiên cứu từ Ustralia, sử
dụng quá nhiều mạng xã hội và Internet sẽ gây cảm giác bị loại khỏi cuộc
sống thực và ngày càng cô đơn. Theo nghiên cứu mới đăng trên tờ
Computers in Human Behavior, những người dành nhiều thời gian cho
việc sử dụng mạng xã hội hàng ngày có nguy cơ ly dị nhiều hơn. Theo


tiến sĩ Sebastián Valenzuela từ ĐH Pontifical Catholic ở Chile, có thể
những người đang gặp căng thẳng trong quan hệ gia đình thích dùng việc


đăng hình và like ảnh để tránh đối mặt với vợ hoặc chồng.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên sử dụng MXH và Internet quá
nhiều có kết quả học tập kém hơn 20% so với học sinh sinh viên khác
khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên khơng sử dụng MXH và Internet tích
cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng MXH và
Internet không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học
tập….
Từ những thực trạng và quan điểm nêu trên, nhóm chúng em quyết
định chọn đề tài “ Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội và
Internet đối với sinh viên” với mong muốn tìm hiểu các tác động của
chúng lên sinh viên và từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các tác động tích cực lẫn tiêu cực
của mạng xã hội và internet lên giới trẻ đặc biệt là sinh viên, để biết được
các mặt hiệu quả của nó nhằm nâng cao chất lượng của các mặt trên, và
nêu ra được những phần hạn chế và khắc phục chúng. Cụ thể sẽ tiến
hành:
Nghiên cứu về hành vi sử dụng MXH và Internet của sinh viên Đại
học Mở TpHCM: mục đích sử dụng,tần suất, địa điểm, khả năng chi trả
cho Internet,….
Phân tích tác động và sức ảnh hưởng của MXH và Internet lên giới trẻ
TpHCM
Xây dựng mơ hình hồi quy để đo lường mức độ ảnh hưởng lên đời
sống của giới trẻ


Đề xuất các giải phá nhằm cải thiện những mặt hạn chế của MXH và
Internet và phát huy những mặt hiệu quả của chúng
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những câu hỏi sau đây được đặt ra để trả lời và làm rõ mục tiêu

nghiên cứu đã nêu ra bên mục trên, gồm:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội và Internet
của sinh viên: tính đa dạng về nội dung, tính dễ sử dụng, tính hữu dụng,

+ Tác hại và lợi ích khi người dùng phụ thuộc và nhiều vào mạng xã
hội và Internet
+ Các giải pháp, phương án đặt ra để hòa thiện mạng xã hội và
Internet
+ Có nên hay khơng nên ủng hộ luật an ninh mạng vừa được thông
qua?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu là sự ảnh hưởng của mạng xã hội và Internet
lên sinh viên
Khách thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh

 Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: số liệu nghiên cứu được tiến hành khảo sát vào những
năm gần đây từ 2015-2018


1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ của đất nước, là tài nguyên vô giá của
dân tộc. Mạng xã hội đem lại những lợi ích lớn lao khơng gì thay thế,
nhưng bên cạnh nó nó cịn có khả năng hủy hoại tương những mầm non
tương lai của quốc gia. Vì vaayk, tìm hiểu về sức ảnh hưởng của nó lên
cuộc sống của giới trẻ là điều cấp bách và vô cùng cần thiết.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Mạng xã hội
Theo nguồn Wikipedia- Bách khoa toàn thư mở, Dịch vụ mạng xã
hội, tiếng Anh: social networking service là dịch vụ nối kết các thành viên
cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
khơng phân biệt khơng gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch
vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có
những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog
và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành
viên khắp thế giới.Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành
viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc
tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen
name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo,
hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Về mặt tốn học, MXH có thể xem như một hệ thống gồm các đỉnh
(node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết (hoặc các cung).
Theo hướng tiếp cận này, MXH được xem như mạng phức hợp, nghĩa
là một tập hợp các hệ thống được đào tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc


không đồng nhất kết nối với nhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa
các yếu tố này và đucợ trỉa ra trên diện rộng. Mạng phức hợp có hai thuộc
tính quan trọng là “hiệu ứng thế giới nhỏ” (small-world effect) và “đặc
trưng co dãn tự do” (scale-free feature) (Nguồn: )
Theo Thư ký Lãnh đạo Bộ Kinh Tế Thương Mại Vũ Kiêm Văn:
MXH như một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể hoặc là một tổ
chức, cịn các liên kết là mơ phỏng các quan hệ trong xã hội thực. MXH
là khác rất nhiều so với blog vì MXH là một khái niệm rộng lớn hơn.

Blog là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong MXH. Có những
MXH dựa trên nền tảng chính là blog, có những MXH khơng có blog.
Như vậy có thể hiểu, MXH là một dịch vụ kết nối các thành viên có
cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau.
Khi các cá nhân tham gia vào MXH thì khoảng cách về khơng gian địa
lí, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vơ nghĩa. Những người sử dụng
MXH được gọi là cư dân mạng. Nhờ vào những ưu việt này mà MXH
đang có tốc độ lây lan chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các thanh
niên trên toàn thế giới.
2.1.2. Internet
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập
cơng cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này
truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa
trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống
này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,
của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân
và các chính phủ trên toàn cầu. (Nguồn: Theo Wikipedia- Bách khoa toàn
thư mở)
2.1.3. Dịch vụ MXH (social networking service)


Hay MXH trực tuyến là dịch vụ xây dựng và phản ánh MXH hay mối
quan hệ giữa người với người, dựa trên nền tảng chung về sở thích, mơi
trường hay lĩnh vực hoạt động, từ đó cho phép người dùng chia sẻ các nội
dung do mình tạo ra để thiết lập nên cộng đồng của chính mình. Dịch vụ
mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng
liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng
trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương
cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ

như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa
chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể
thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh,
mua bán…
2.1.4. Tồn cầu hóa
Tồn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng
tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa,
kinh tế... trên quy mơ tồn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, tồn cầu
hố hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và
tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ
kinh tế, người ta chỉ thấy các dịng chảy tư bản ở quy mơ tồn cầu kéo
theo các dịng chảy thương mại, kỹ thuật, cơng nghệ, thơng tin, văn hóa.
(Theo Bách khoa tồn thư- Wikipedia)
Tồn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình
phát triển của lịch sử nhân loại. Quá trình này dẫn tới những biến đổi
mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị của quan hệ quốc tế, song song
với những thay đổi về đời sống văn hóa-xã hội của người dân trên khắp
tồn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng đơn nhất, bất biến


mà là một quá trình phức tạp, đa phương diện, đa chiều hướng và luôn
vận động, biến đổi.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Lý thyết tồn cầu hóa: được thể hiện trong các vấn đề sau:
Tồn cầu hóa tài chính nhằm xóa bỏ sự điều hành thị trường dẫn đến
sự hợp nhất các loại hình cơng ty xun quốc gia
Tồn cầu hóa về cơng nghệ và sự phát triển cơng nghệ
Tồn cầu hóa về cảm thụ ý thức tồn cầu để hình thành 1 loại hình thế
giới và văn hóa

Lý thuyết này giúp tìm ra được sự phát triển của đất nước nhất là
trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho giới trẻ nói chung
và sinh viên nói riêng trong việc tiếp cận Internet và MXH. Từ đó có thể
thấy được nhu cầu sử dụng MXH và Internet của sinh viên trong thời kì
tồn cầu hóa đất nước
2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.3.1. Tổng quan các quan điểm của tác giả nước ngoài
Cùng với sự phát triển của dịch vụ internet, thì các báo cáo lâm sàng
về những trường hợp sử dụng internet quá mức cũng tăng nhanh. Theo
Maressa Orzack, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nghiện máy tính tại
Bệnh viện McLean thuộc Đại học Harvard, khoảng 5-10% người nghiện
máy tính phải chịu đựng một vài hình thức lệ thuộc vào mạng internet
Nghiên cứu của David Greenfield (The Center for Internet and
Technology Addiction) vào năm 1999 trên 18.000 người thì có khoảng
5,7% người lạm dụng Internet quá mức. Ông cũng cho rằng có nhiều dịch
vụ trên internet tạo ra sự chia ly, sự sai lệch về thời gian, ảnh hưởng đến


cuộc sống. Ơng cũng khẳng định tình dục, trị chơi, đánh bạc và mua sắm
trực tuyến có thể tác động làm thay đổi tâm trạng của người sử dụng.
Trong khi xã hội ngày càng lo ngại về việc lạm dụng Internet. Khảo
sát tại Mỹ và châu Âu cho thấy tầm 1.5% đến 8.2% dân số sử dụng
Internet quá mức.
Nhóm các nhà nghiên cứu về thần kinh do Antonio Damasio, giám
đốc Viện Não và óc sáng tạo tại ĐH nam California (Mỹ), vừa thực hiện
đề tài ảnh hưởng của các mạng xã hội tới cảm xúc con người. Trái ngược
với nhiều suy nghĩ rằng mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật với thế giới,
bà Mary Helen Immordino-Yang, một trong những nhà nghiên cứu, cho
biết họ nhận thấy các cảm xúc liên quan tới cảm giác về đạo đức chậm
phản ứng hơn trước tin tức và sự kiện. Mạng xã hội cũng không giúp con

người bắt nhịp kịp thế giới hiện đại. Chúng ta cần có thời gian để “tiêu
hóa” tin tức, cảm xúc với tin tức, mà các mạng xã hội liên tục cập nhật
thơng tin. Vì vậy con người dễ bị trơ lỳ cảm xúc.
Theo Telegraph, các nhà nghiên cứu cho rằng các hoạt động thường
ngày như đọc sách, gặp gỡ người thân, giao lưu bạn bè, vốn là những hoạt
động giúp chúng ta định nghĩa được các giá trị đạo đức. Tuy nhiên, những
hoạt động này đang bị lấn át và ngày càng ít đi vì sự hấp dẫn của những
website cập nhật các dịng tin ngắn vơ hồn.
Với trẻ em, các mạng xã hội đặc biệt có tác dụng tiêu cực, vì dễ bị tổn
thương do não đang phát triển. Nếu mọi việc xảy ra quá nhanh, con người
sẽ không thể cảm thụ được đầy đủ các cảm xúc mang tính trạng thái tâm
lý.
Jay P. Campisi, tác giả nghiên cứu từ Đại học Regis, tin rằng việc sử
mạng xã hội không phải là câu trả lời để cảm thấy tốt hơn, cả về cảm xúc,
tinh thần, lẫn thể chất.


Tuy nhiên, trong một báo cáo, Collin et al. (2011)tóm tắt các lợi ích
của mạng xã hội bao gồm nâng cao kết quả học tập, hỗ trợ các mối quan
hệ xã hội, xác định cái tôi, cảm giác tự tin và cảm thấy là một phầncủa
cộng đồng.
2.3.2. Tổng quan các quan điểm của tác giả trong nước
Trong một luận văn thạc sĩ của sinh viên Bùi Thu Hoài, đã nêu lên sự
ảnh hưởng của mạng xã hội cùng với sự phụ thuộc vào báo chí trong bói
cảnh truyền thơng xã hội, và anh đã đè ra các biện pháp quản lý nhà nước
về mạng xã hội để nâng cao hiệu quả của sử dụng mạng xã hội ở giới trẻ.
Chia sẻ kết quả nghiên cứu của VPIS, Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam
cho biết: “Báo cáo về Tác động tâm lý của MXH với tâm lý người dùng
2017 là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp thực
nghiệm 72 giờ không Facebook để đo lường sự thay đổi trạng thái tâm lý

của người tham gia và mức độ gắn bó với Facebook sau 3 ngày. Kết quả
đáng chú ý là gần 43,1% người tham gia thực nghiệm đã vi phạm cam kết
ngay sau 6 tiếng đầu tiên tham gia. Những trạng thái cảm xúc thường
thấy ở mức cao hơn trung bình quá trình diễn ra thực nghiệm là khách thể
tham gia cảm thấy mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do không nắm được
các thông tin đang diễn ra và luôn bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì đó.”
TS. Lê Minh Cơng, Phó trưởng khoa, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH
KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM, một trong những diễn giả của
Hội thảo đã đưa ra những tiếp cận khái niệm về nghiện Internet, trong đó
có hai tiếp cận được xem xét rộng rãi, tiếp cận dựa trên nền tảng “rối loạn
kiểm soát xung lực (Impulse control disorder) (Young,1996; Block,2008)
và tiếp cận dựa trên rối loạn sử dụng chất (Goldberg (1996;
Griffiths,1996,2007). Tiếp cận rối loạn kiểm soát xung lực cho rằng,
nghiện Internet là sự thiếu khả năng kháng cự một hành động có tính bị


cưỡng bức hay hành vi mà có thể gây hại cho bản thân hay người khác và
là một nhóm các rối loạn về mất kiểm soát hành vi …”. Nghiên cứu của
TS. Lê Minh Công và Nguyễn Văn Thọ năm 2015 đối với thanh thiếu
niên nghiện Internet ở Đồng Nai có các dấu hiệu nổi bật: Mất kiểm sốt,
Sự dung nạp (ngày càng gia tăng), Nói dối gia đình, thầy cơ về hành vi
truy cập, Có các biểu hiện của hội chứng cai (lo lắng, buồn chán, mất
hứng thú) và Ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, công việc, mối quan
hệ xã hội.
Phó Giáo sư Bùi Thị Hồng Thái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn chia sẻ kết quả nghiên cứu “Mạng xã hội với thanh niên Việt
Nam – Thực trạng và Giải pháp (GS.Trần Hữu Luyến chủ nhiệm, thời
gian thực hiện: 2012-2015) cho thấy, sinh viên thường sử dụng MXH với
mục đích tương tác và giải trí trên mạng ở mức cao nhất, tiếp đó là mục
đích thể hiện bản thân (bày tỏ cảm xúc, ý kiến, chia sẻ khó khăn tâm lý)

và ở mức thấp nhất là việc sử dụng MXH nhằm kinh doanh và thử
nghiệm cuộc sống. Sinh viên sử dụng MXH thường chịu áp lực về mặt
thời gian (thời gian sử dụng MXH ngày càng tăng lên) và ảnh hưởng tới
các hoạt động sống (học tập, giao tiếp với bạn bè, sức khỏe). Nhưng ảnh
hưởng tới khả năng làm chủ bản thân đối với việc sử dụng MXH là không
đáng kể.
Với kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu và điều trị nghiện chất ở Việt
Nam, Bs, Ths. Vũ Huy Hoàng, Hiệp hội Y học Nghiện Quốc tế (ISAM)
đưa ra nhận định: “Chúng ta có thể thấy rằng hiện tại thế giới đang có
nhiều nỗ lực nghiên cứu, phân loại và đưa ra những tiêu chí chuẩn đốn
các rối loạn liên quan đến các ứng dụng trên internet. Hiện các rối loạn do
nghiện chất gây nên biểu hiện như buộc phải sử dụng, thèm nhớ, thời
gian và tần xuất sử dụng ngày càng tăng, mong muốn nhưng không giảm
hoặc ngừng sử dụng được, và thậm chí cịn sử dụng bất chấp các hậu quả


để mà thuyên giảm các triệu chứng của bệnh nghiện. Với các thơng tin đã
có về nghiện hành vi và nghiện chất, chúng ta hiểu đây là các rối loạn có
liên quan đến y sinh-tâm lý-xã hội. Bởi vậy, cần dự phịng và can thiệp
sớm nhất nếu có thể kể cả về mặt thực thể và hành vi, cũng như giải quyết
sớm vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử, một yếu tố luôn là rào cản lớn
trong giải quyết vấn đề nghiện. Trước mắt có lẽ các mơ hình can thiệp ở
viện, trường, hoặc ở các nhóm VPIS sẽ cung cấp thêm thông tin sâu hơn
về những biểu hiện, các vấn đề về tâm lý và thể chất liên quan đến sử
dụng MXH, giúp chẩn đoán sớm và cung cấp những can thiệp phù
hợp.”( Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp)
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết kiểm định được đặt ra dựa trên mục tiêu, cơ sở lý
thuyết như sau:
H1: Tính hữu dụng của MXH và interet có tác động tích cực đối với

sinh viên
H2: Tính dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng MXH và
Interet của người dùng
H3: Tính đa dạng trong các trang mạng góp phần tăng sự hứng thú cho
người sử dụng
H4: Các yếu tố gián tiếp tăng mức độ ảnh hưởng của internet và
MXH đến sinh viên như sự tò mị, định hướng thị trường, nhận thức về sự
hữu ích,…
3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết nền tảng, nhóm em xây dựng mơ hình với về các
nhân tố ảnh hưởng của MXH và Internet lên đời sống của sinh viên, gồm
các biến:


Biến phụ thuộc (Y) là Ảnh hưởng của MXH và Internet lên đời sống
sinh viên. Các biến độc lập (Xi) gồm Tính hữu dụng, tính đa dạng, tính dễ
sử dụng, tính nhận thức chủ quan.
Mơ hình hồi quy:
Y=

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp NC trong bài báo cáo là kết hợp giữa thống kê, mô tả và
hồi quy, phương pháp phân tích- tổng hợp và xử lý dữ liệu trên máy qua
phần mầm SPSS 20, kết hợp giữa NC định lượng và NC định tính, được
thực hiện cụ thể như sau:
Nghiên cứu định tính(xác định mơ hình, các nhân tố ảnh hưởng, biến
phụ thuộc, để thiết lập bảng khảo sát)
Nghiên cứu định lượng ( dựa trên kết quả NC, sử dụng bảng khảo sát
sinh viên ĐH Mở để thu thập dữ liệu,sau đó phân tích dữ liệu)
4.1. Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu

Sử dụng bảng hỏi làm khảo sát 150 học sinh tại trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát về thời gian, mức độ thường xuyên,
mục đích sử dụng, suy nghĩ về các tác hại cũng như lợi ích có được từ
việc sử dụng MXH và Internet,….
4.2. Phương pháp chọn mẫu/ quy mô mẫu
Đối tượng chọn mẫu để khảo sát là sinh viên của trường ĐH Mở Tp
HCM gồm khoảng 150 người đến từ các năm khác nhau.
4.3. Loại dữ liệu cần thu thập


+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ bảng khảo sát đã làm bên trên
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các trang web uy tín như cafe.vn, các
trang báo mạng như Báo Dân Trí, VNexpress, Báo Tuổi trẻ online,…
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Bài nghiên cứu sẽ được trình bày theo bố cục như sau:
Phần mở đầu:
Lý do chon đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tương và phạm vi nghiên cứu
Phần nội dung:
Cơ sở lý thuyết
 Các khái niệm liên quan
 Đặc điểm của MXH và Internet ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động và cuộc sống của người sử dụng
 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MXH và Internet
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phần dữ liệu
Phần nêu lên tác hại và lợi ích, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục
và phương hướng hồn thiện quy mơ MXH và Internet
6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Từ ngày 10- ngày 15: thu thập dữ liêu nghiên cứu

Từ ngày 16-ngày 18: xử lý dữ liệu đã thu thập
Từ ngày 19- ngày : Hoàn thiện bài nghiên cứu



×