Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

sang kien kinh nghiem tieng Anh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.6 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch, việc học ngoại ngữ đã trở thành quen thuộc với tất cả cộng đồng, trở thành phương tiện tối ưu khi cơ chế mở cửa, để tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hoá và nối vòng tay lớn với các quốc gia. Từ những mục tiêu trên, dạy và học ngoại ngữ trong các trường THCS có nhiều chuyển biến rõ rệt. Dạy học ngoại ngữ chuyển đổi từ dạy ngữ pháp, từ vựng thuần túy sang dạy HS các kĩ năng nghe (Listening), nói (Speaking), đọc (Reading), viết (Writing) trong đó từ vựng, ngữ pháp được sử dụng làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp. Dạy học ngoại ngữ với bốn kĩ năng trên ở trường THCS có rất nhiều khó khăn, trong đó “Nói “ (speaking) gặp nhiều khó khăn hơn cả. Bên cạnh những khó khăn về thiết bị dạy học chưa đầy đủ (sgk, sách tham khảo, từ điển, băng đài ...) ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, còn có những yếu tố khác khiến chất lượng học tập môn học này chưa cao như: trình độ học sinh không đồng đều, nhiều học sinh rụt rè, ngại giao tiếp với thầy, với bạn bằng ngoại ngữ. Lớp 9 các em được chú trọng rèn luyện ở kỹ năng với mục đích thực hành và giao tiếp thì kỹ năng nói cần phải được quan tâm hơn cả. Do môi trường học ngoại ngữ các em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng Anh ở nhà. Nên việc phát triển kỹ năng nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn. Từ những vấn đề nêu trên và qua thời gian giảng dạy, tôi đã dành thời gian nghiên cứu để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, rèn luyện cho học sinh có hứng thú học tập tốt, đặc biệt đối với dạng bài rèn kĩ năng nói cho HS lớp 9. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng nói cho HS lớp 9 – trường THCS Phan Chu Trinh” 2. Thời gian thực hiện và triển khai: - Tháng 9/ 2012: Đăng kí tên đề tài + xây dựng đề cương và thông qua tổ CM. - Tháng 10/ 2012: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS trong nhiều năm, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đọc các tài liệu tham khảo và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy để làm cho giờ dạy của mình đạt kết quả cao hơn. Dạy ngoại ngữ là một quá trình hoạt động rèn luyện kỹ năng nói dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng nghe, nói sẽ hỗ trợ cho kỹ năng đọc, viết. Nghe-nói đòi hỏi phải có thiết bị nghe nhìn đầy đủ. Ngày nay, thiết bị dạy học đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả hơn trong giờ học ngoại ngữ phải có môi trường thực tiễn. Trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số phương pháp để rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 9 nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong học tập và vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế. 2. Thực trạng của vấn đề: Đối với học sinh lớp 6 và 7, kỹ năng nói chỉ được rèn luyện ở phần "post". Lớp 89, sách giáo khoa đưa việc rèn luyện kỹ năng nói trong các giờ dạy kỹ năng nói và các kĩ năng khác vào mỗi giờ học. Hơn nưa, sách giáo khoa Tiếng Anh 8, 9 có nhiều thuận lợi cho viêc dạy kỹ năng này. Chủ điểm bài học sát với thực tế hàng ngày vì vậy các em dễ dàng liên hệ và vận dụng. Tuy nhiên vẫn còn có khó khăn từ phía học sinh. Ở lứa tuổi này các em có xu hướng ngại nói, ngại phát biểu vì sợ sai. Các em lớp 9 chưa thật sự tự giác nói và còn nhiều hạn chế. Bằng các dạng bài tập phù hợp, lý thú sẽ làm các em hào hứng hơn trong giờ học và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Sau mỗi bài học các em có thể dựa vào chủ đề vừa học phát triển thành ý tưởng của mình vận dụng vào các tình huống cụ thể. Ngay từ những tuần đầu của năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở khối lớp 9. Tôi thấy chất lượng chưa cao mà đặc biệt là khả năng nói của học sinh không tốt. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (qua các giờ học hàng ngày) cho thấy: Tổng số học sinh: 47 Giỏi: 01/47 ( %) Trung bình: 34/47 ( %). Khá: 04/47 ( %) Yếu: 15/47 ( %).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Qua kết quả khảo sát tôi thấy mình cần phải tìm ra những phương pháp, thủ thuật thích hợp nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng nói Tiếng anh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng Anh thực hành và tiếng Anh giao tiếp. Nó giúp các em vận dụng được kiến thức đã học trong sách vở và kiến thức hàng ngày . "Nói" là kết quả của kỹ năng nghe, đọc, viết kết hợp với kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng). Việc rèn luyện kỹ năng này phải phối hợp chặt chẽ với kỹ năng khác và phải được tiến hành từng bước với những hoạt động phù hợp để sau mỗi giờ học các em có thể vận dụng được vào tình huống giao tiếp cụ thể. Muốn thế, các em phải ghi nhớ từ, thuộc mẫu câu. Sự kết hợp sách giáo khoa và mẫu câu là cần thiết nhưng đó chỉ là cơ sở ban đầu. Các em phải biến nó thành kiến thức của mình để có thể vận dụng bất kỳ ở đâu và khi nào.Vì vậy người thầy đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt học sinh đạt mục tiêu đề ra. Việc rèn luyện kỹ năng nói phải tiến hành thường xuyên qua các giờ học nhưng tập trung chủ yếu nhất là trong giờ nói. Để dạy một giờ luyện nói đạt kết quả cao, cũng giống như các giờ dạy kỹ năng khác, giáo viên phải tiến hành 3 giai đoạn:  Pre-speaking (Trước khi nói).  While-speaking (Trong khi nói)  Post- skeaking (Sau khi nói). Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ, mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và đặc thù của mỗi bài mà ở từng giai đoạn tôi vận dụng các thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau. Giai đoạn 1: Pre-speaking. - Mục đích yêu cầu: Cho học sinh thấy rõ mục đích yêu cầu của giờ học. Học sinh được cung cấp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp; được biết các em sẽ nói về chủ đề gì. Giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục đích của giờ học. Nó giúp cho học sinh hình thành được ý tưởng và nội dung những điều mà các em sẽ nói. Để gợi mở và tạo những kiến thức đã học để phục vụ cho hoạt động nói, yêu cầu các em luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nhóm, cặp, cả lớp liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận rồi tổng hợp ý kiến đó lên bảng. Các thủ thuật cho giai đoạn này Gv có thể lựa chọn là:  Pre teach vocabulary and structures (Dạy trước từ vựng, ngữ pháp mới).  Brainstorming/ Network (Ôn lại từ vựng, ngữ pháp cũ co liên quan đến bài học.  Matching pictures/ words/ phrases/ sentences (Ghép nối các bức tranh/ từ/ cụm từ/ câu/ lời nói của nhân vật ...)  Eliciting (Gợi mở).  Open prediction (Dự đoán mở) ..... Giai đoạn 2: While-speaking - Mục đích yêu cầu: Ở giai đoạn này phải thực hiện được nhiệm vụ chính của giờ học. Vì vậy học sinh phải diễn đạt được những điều được hướng dẫn, gợi mở từ giai đoạn trước. Tuỳ thuộc vào nội dung và hình thức bài học mà giáo viên cần vận dụng phương pháp cách thức tổ chức sao cho linh hoạt với từng đối tượng học sinh để tất cả các em đều có cơ hội luyện tập, em khá giúp đỡ em yếu hơn. Các thủ thuật cho giai đoạn này Gv có thể lựa chọn là:  Asking and answering (Hỏi – đáp).  Role play (Đóng vai)  Picture cue drill. / Word cue drill. (Đặt câu với tranh ảnh/ từ gợi ý)  Mapped dialogue (Hội thoại chừa trống) .  Making similar dialogue (Lập hội thoại mới dưa vào mẫu)  Chain games (Xâu chuỗi lời nói) .... Giai đoạn 3: Post-speaking - Mục đích yêu cầu: Hoạt động để hoàn chỉnh kỹ năng nói hoặc sản sinh thêm lời nói, học sinh cần phải vận dụng những điều đã học vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vì vậy, đòi hỏi mức độ nói phải trôi chảy, vận dụng tình huống phải nhanh, linh hoạt. Các thủ thuật cho giai đoạn này Gv có thể lựa chọn là:  Discussion (Thảo luận).  Interview (Phỏng vấn)  Survey (Điều tra).  Writing it up: 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc áp dụng trong vài tuần đầu năm học, từ chỗ các em chưa biết diễn đạt ý của mình, ngại nói, ngại diễn đạt thì nay đa số các em đã bước đầu quen và mạnh dạn nói với nhau theo chủ đề đã học, có thể hội thoại với thầy. Như vậy các em đã nắm được kiến thức và vận dụng vào qua trình giao tiếp. Trên lớp, tôi kiểm tra các em vào đầu giờ, trong giờ học các kĩ năng. Kết quả khảo sát qua một số tiết dạy nói tạm thời thu được như sau: Lớp. Giỏi. Khá. Trung bình. Dưới trung bình.. 9A1(24). 2=%. 6=%. 15 = %. 2=%. 9A2 (23). 3=%. 5=%. 12 = %. 3=%. 5. Bài soạn minh họa: Ngày dạy: PERIOD 44. UNIT 7: SAVING ENERGY LESSON 2: SPEAK. I/ Objectives: - By the end of the lesson , Ss will be able to use suggestions to suggest ways to save energy. - Language contents:  Grammar: I think we should + V ... I suggest + V-ing ... Shall we ...? Let’s ... Why don’t we ...? How / What about + V-ing ? OK/ That’s a good idea. / All right. / No, I don’t want to./ I prefer to ... II/ Preparation: - Teacher: Textbook, pictures on page 59, a poster two boards on page 58. - Students: Prepare vocabulary.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III/ Procedure: Teacher’s and students’ activities 1/ Warm up: * Review old structures: - Let ss to review the expressions of making and responding to suggestions 9that they learned in grade 6, 7, 8.  Lead in the new lesson. (SS work in groups). 2/ Pre – speaking: * Preteach vocab. and structures: - T present some more structures on the poster:. - Ask Ss to make some sentences with the structures above. * Eliciting the pictures: - Have Ss look at the pictures (A – H) and describe the pictures in class.. 3/ While - speaking: * Picture cue drill: - Have Ss use the expressions in the table and pictures in the book and make suggestions about how to save energy. - Let ss work in pairs. - Call on some pairs to read the suggestions aloud. - T give feedback.. Contents + Structure: Making suggetion:  I think we should  Shall we ?  Why do not we ?  How about + V- ing ?  What about + V- ing ?  Let’s ...  I suggest + V- ing + Response:  OK. / That is a good idea. / All right.  No. I don’t want to.  I prefer to ... Example: A: The faucet is on. B: Let’s turn it off. / I suggest turning it off A. The faucet is on but nobody uses it. B. Too much gas is use. C. The fan is on, but nobody is in the room D. The air conditioner is on, but nobody is in the room. E. The lights are on, but nobody is in the room. F. The bath is overflowing. G. They should not go to work by motorbike. H. They should go by bus. Speak a)/ Page 58 - 59 Example: A: I think we should turn off the faucet. I suggest fixing the faucet. Answers: B. I suggest turning down the gas. C. I suggest turning off the fan. D. I think we should turn off the air conditioner when noone uses it..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> E. Why don’t we turn off the TV when no one watches it. F. Let’s turn off the faucets. G. I think we should not go to school by motorbike. We should go by bike instead. H. I suggest going to school by bus. * Making dialogues: - Have ss work out an action plan to save energy for their class / school. Ss work in groups of four, using the suggestions in Speak a) - Go around class and provide help if necessary.. - Call on some groups to act out the discussion. - Give feedback. 4/ Post - speaking: * Writing: - Ask Ss to write some sentences about saving energy in their houses. Ss work individually.. Speak b) / page 59.. Example: S1 : I think we should turn off all the lights before leaving the class. S2 : That is a good idea. S 3 : What about going to school by bus ? S 4 : Great ! Let,s take the bus to school every day.. Example: - I think we should turn off the TV set / lights / fans when we do not watch / use it. - Why don’t we go to school by bike or walk instead of going by motorbike ?. 5/ Homework: - Ask ss to copy the completed sentences in their notebooks. - Let Ss learn by heart the strutures and vocab. - Remember the ways to save energy when in class or at home.. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trên đây là một số thủ thuật mà tôi đã rút ra được trong thời gian giảng dạy kĩ năng nói môn Tiếng Anh lớp 8, 9. Trong những tuần học vừa qua, với kết quả bước đầu đạt được, học sinh có chuyển biến khá rõ, tôi thấy rằng việc áp dụng các thủ thuật hay và mới trong quá trình dạy kĩ năng nói Tiếng Anh lớp 8-9 là rất cần thiết. Kinh nghiệm giảng dạy mà tôi áp dụng trong đề tài này đã thấy kết quả tương đối khả quan; học sinh có hứng thú hơn trong học tập, chất lượng bộ môn có chuyển biến hơn so với khảo sát đầu năm. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nêu trên tôi thấy có những khó khăn khi áp dụng đề tài này: một số học sinh người Dao, học sinh có lực học yếu, khả năng nhận thức chậm, các em còn lười học từ mới và cấu trúc, e ngại trong giao tiếp dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế. 2. Khuyến nghị: Đề tài nghiên cứu của tôi mới chỉ được áp dụng trong học kì 1 và trong phạm vi đơn vị trường tôi nên tôi rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý cho tôi về đề tài này để tôi có được những kinh nghiệm giảng dạy phù hợp hơn và để đề tài áp dụng rộng rãi hơn trong những năm học tiếp theo. Để việc giảng dạy đạt được kết quả cao hơn nữa tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện cấp cho chúng tôi các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy: Đài cassette; bộ băng đĩa tiếng anh từ khối 6 – 9; bộ tranh phục vụ cho giảng dạy ở tất cả các khối lớp. Rèn luyện kỹ năng nói rất quan trọng trong tiếng Anh. Là mục đích chính của người học ngoại ngữ. Thông qua các giờ luyện nói khả năng của các em tăng lên rõ rệt các em có phản xạ nhanh khi nghe và nói. Kỹ năng này cần được rèn luyện từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp với nhiều hình thức luyện tập khác nhau. Để rèn luyện kỹ năng nói có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, vận dụng phù hợp, linh hoạt mỗi bài. Việc rèn luyện kỹ năng nói có thể áp dụng ở các trường và mọi đối tượng học sinh. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi trong quá trình giảng dạy nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến xây.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn để xây dựng bài dạy của tôi hoàn thiện hơn. Ngày 15 tháng 10 năm 2012 Người viết. Bùi Thị Lan Hương. Phê duyệt của Tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phê duyệt của BGH nhà trường. MỤC LỤC Nội dung Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ.. Trang.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.. 2. 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.. 2. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.. 3. 1. Cơ sở lí luận của vấn đề.. 3. 2. Thực trạng của vấn đề.. 3. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.. 4. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.. 8. 5. Bài soạn minh họa.. 8. Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 11. 1. Kết luận.. 11. 2. Khuyến nghị.. 11. Tài liệu tham khảo. 12.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×