Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiet 11 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.19 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG V: QUAN HÊ QUỐC TẾ (1945- 2000) Tiết 11- Bài 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH. Ngày soạn: 25/9/2010 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức: - Học sinh nắm được những nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thế giới thứ II với đặc trưng lớn có tính bao trùm là sự đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN. - Tình hình chung và xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. 2/ Tư tưởng: - Học sinh nhận thức được vấn đề: trong thời kì chiến tranh lạnh, tình hình thế giới luôn căng thẳng và phức tạp (Thực tế đã có nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra và kéo dài như ở Đông Nam Á, Trung Đông), liên hệ thực tế hai cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ ở Việt Nam từ 1946-1975. Từ đó thấy rõ: Cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là đầy chông gai, cực kỳ gian khổ và phức tạp. - Tự hào vì những đóng góp to lớn của dân tộc ta vào cuộc đấu tranh của các dân tộc với các mục tiêu thời đại: Hòa bình thế giới, độc lập dân tộc, và tiến bộ xã hội. 3/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy và khái quát các vấn đề lịch sử trong giai đoạn 19452000. II. TƯ LIỆU, THIẾT BỊ DẠY- HỌC - Bản đồ thế giới. Tranh ảnh liên quan. - Tư liệu đọc thêm của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh. 2/ Kiểm tra bài cũ: - Tình hình Nhật những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ II (1945- 1952) như thế nào? - Tình hình kinh tế, KH- KT và GD Nhật Bản những năm 1952- 1973? 3/ Giới thiệu bài mới: 4/ Tổ chức các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân. Giáo viên nhắc lại các nội dung chính của bài “Trật tự thế giới sau chiến tranh”: Trật tự 2 cực Ianta. Sự hình thành hệ thống XHCN  Sự đối đầu giữa XHCN (Đông) và TBCN (Tây). - Nguyên nhân sự mâu thuẫn Đông-Tây: + Học sinh phân tích: về đường lối chiến lược của Liên Xô và Mỹ sau chiến tranh. + Từ liên minh trong chiến tranh  Đối đầu sau chiến tranh Chiến tranh lạnh.. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM I. Mâu thuẫn Đông-Tây và sự khởi đầu của “Chiến tranh lạnh”. a/ Mâu thuẫn Đông-Tây. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô- Mĩ chuyển từ đồng minh sang “đối đầu” và đi tới Chiến tranh lạnh. - Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước XHCN..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hãy nêu và phân tích những sự kiện tiêu b/ Sự khởi đầu của “chiến tranh lạnh”. biểu mở đầu cho “Chiến tranh lạnh”? - Phía Mĩ: + Học thuyết Truman 3-1947. + Kế hoạch Macsan 6-1947. + Sự ra đời của khối Nato 4-1949. - Phía Liên Xô+ các nước XHCN Đông Âu: + Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 1- 1949. + Tổ chức Hiệp ước Vacsava 5- 1955.  Kết quả là hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa hai phe TBCN và XHCN, dẫn tới sự xác lập cục diện 2 cực, hai phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. “Chiến tranh lạnh” bao trùm cả thế giới. Hoạt động 2: Cả lớp- cá nhân. II. Sự đối đầu Đông-Tây và các cuộc - Vì sao chiến tranh Đông Dương chịu sự chiến tranh cục bộ tác động của hai phe? 1/ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của TDP (1945- 1954) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, TDP quay lại xâm lược Đông Dương nhằm tái chiếm thuộc địa. - Từ 1950 trở đi, Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN ủng hộ, giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp và sự can thiệp Mĩ của Việt Nam.  Chiến tranh Đông Dương chịu sự tác động của hai phe. - Mỹ tiến hành chiến tranh XL Việt Nam - Sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), chiến nhằm mục đích gì ? Nêu biểu hiện của sự tranh XL Đông Dương của TDP kết thúc đối đầu hai phe trong cuộc chiến tranh nhưng Mĩ đã nhanh chóng thay thế Pháp, XLVN của Mĩ? dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt VN lâu dài.  Chiến tranh XL Việt Nam của ĐQ Mĩ (1954- 1975) là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Nhưng cuối cùng Mĩ bị thất bại (1-1973, ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam). 2/ Cuộc chiến tranh Triều Tiên (19501953) - Sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô và Mỹ - Vì sao nói chiến tranh Triều Tiên là sản chiếm đóng hai miền Bắc và Nam Triều phẩm của “Chiến tranh lạnh” và là sự Tiên 1948 có 2 chính quyền riêng rẽ được đụng đầu trực tiếp của hai phe? thành lập do Mỹ- Liên Xô bảo trợ. - Từ 6-1950 đến 7-1953 diễn ra cuộc chiến khốc liệt giữa 2 miền  cuộc chiến tranh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> này là sàn phẩm của “chiến tranh lạnh” và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên của hai phe. Tóm lại: trong thời kì “chiến tranh lạnh”, các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự trên thế giới đều liên quan đến hai cực Xô- Mỹ. 5/ Củng cố và giao nhiệm vụ học tập cho HS: - Học sinh trả lời các câu hỏi sau: 1/ Nguyên nhân mâu thuẫn Đông-Tây, những sự kiện mở đầu “chiến tranh lạnh”? 2/ Sự đối đầu của hai phe-2 cực trong thời kì “chiến tranh lạnh” đã chi phối đến tình hình thế giới như thế nào? - Học bài theo các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị phần III và IV.. Tiết 12- Bài 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH (Tiếp theo).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: 01/10/2010 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức: + Những biểu hiện sự hòa hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. + Sự chuyển biến của tình hình thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. + Xu thế phát triển của thế giới hiện nay. 2/ Tư tưởng: Học sinh nhận thức được vấn đề: trong thời kì chiến tranh lạnh, tình hình thế giới luôn căng thẳng và phức tạp (Thực tế đã có nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra và kéo dài như ở Đông Nam Á, Trung Đông), liên hệ thực tế hai cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ ở Việt Nam từ 1946-1975. 3/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy và khái quát các vấn đề lịch sử trong giai đoạn 19452000 II. TƯ LIỆU, THIẾT BỊ DẠY- HỌC - Bản đồ thế giới. Tranh ảnh liên quan. - Tư liệu đọc thêm của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh. 2- Kiểm tra bài cũ: - Nguồn gốc sự đối đầu Đông –Tây và những biểu hiện của sự khởi đầu “Chiến tranh lạnh”? 3- Giới thiệu bài mới: 4- Tiến trình dạy- học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân. III. Xu thế hoà hoãn Đông-Tây và “chiến - Trình bày những biểu hiện của xu thế tranh lạnh” chấm dứt. hoà hoãn Đông-Tây từ đầu những năm - Từ đầu những năm 1970, xu thế hoà hoãn 1970 của thế kỷ XX? Đông- Tây đã xuất hiện. - Biểu hiện của xu thế này là: + Những cuộc gặp gỡ thương lượng XôMỹ. + 9-11-1972: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức. + Các thoả thuận về hạn chế vũ khí chiến lược của Xô- Mỹ năm 1972 (ABM, SALT-1) + 8-1975: Định ước Henxinki của 35 nước châu Âu, Mỹ và Canađa. + 12-1989: Goocbachop và Busơ chính thức tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” tại - Vì sao Xô-Mỹ lại chấm dứt “chiến tranh Manta. lạnh”? Học sinh dựa vào sgk để trả lời, giáo viên phân tích thêm ý: + Do sự phát triển của khoa học- kĩ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thuật, các nước cần có 1 cục diện hoà bình ổn định để phát triển, tức là không thể “đối đầu” và chạy theo vũ trang. - Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”có tác  Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã mở ra động thế nào đến quan hệ quốc tế? những chiều hướng và điều kiện khả dĩ để giải quyết các tranh chấp xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới và làm dịu đi quan hệ quốc tế. Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân. II. Thế giới sau “chiến tranh lạnh” - Nêu những biểu hiện về sự sụp đổ của 1/ Sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta trật tự hai cực Ianta? - 1989- 1991: chế độ XHCN ở Liên Xô và HS dựa vào SGK trả lời. GV giải thích Đông Âu tan rã. thêm: - 28-6-1991: Hội đồng tương trợ kinh tế + Chế độ XHCN ở LX sụp đổ, phạm (SEV) giải thể. vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, - 1-7-1991: Tổ chức hiệp ước Vacsava ngừng châu Á bị mất hết. hoạt động. + Ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp ở  Cực Liên Xô tan rã  Trật tự 2 cực Ianta Đông Nam Á, Mỹ Latinh ... sụp đổ (1991). - Tình hình và xu thế phát triển của TG 2/ Thế giới sau “chiến tranh lạnh” sau “Chiến tranh lạnh”? Sau 1991, thế giới diễn ra nhiều thay đổi to lớn và phát triển theo các xu thế: - Trật tự thế giới mới đang dần dần được thiết lập theo xu hướng “đa cực”. - Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. - Mĩ âm mưu chuyển thế giới về “một cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thể thực hiện được. - Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến, xung đột quân sự… Vụ khủng bố ngày 11- 9- 2001 ở Mĩ gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc. 5/ Củng cố và giao nhiệm vụ học tập cho HS: - Hệ thống toàn bài 9: Quan hệ quốc tế 1945-2000. Giai đoạn 1945 – đầu những năm 70 Đầu những năm 70 – 1991. Nội dung lịch sử Mâu thuẫn Đông- Tây gay gắt. “Chiến tranh lạnh” căng thẳng và các cuộc ct cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực. Xu thế hoà hoãn Đông- Tây  “Chiến tranh lạnh” chấm dứt (các sự kiện tiêu biểu).. 1991 – nay. Trật tự 2 cực sụp đổ  Thế giới sau “Chiến tranh lạnh” và các xu thế phát triển mới..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập (SGK – trang 67): Xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. HS liên hệ về công cuộc đổi mới – mở cửa ở nước ta là: Tập trung phát triển kinh tế với đường lối CN hóa, hiện đại hóa đất nước. Tích cực mở cửa hội nhập TG (VN quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều nước, nhất là các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Trung quốc…. Nhà nước ta coi trọng sự hòa bình và ổn định của đất nước và cộng đồng TG, lên án chủ nghĩa ly khai, CN khủng bố quốc tế…Tham gia vào các tổ chức, liên minh chính trị, kinh tế ở khu vực và quốc tế (APEC, ASEM, ASEAN, AFTA, WTO…) Và tháng 10/2007 VN đã được Đại hội đồng UNO bỏ phiếu thông qua việc VN là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an UNO. - Dặn dò học sinh: Chuẩn bị bài 9 “Cách mạng khoa học –công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá”..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×