Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án – Sở GD&ĐT Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC. (Đề gồm có 02 trang). KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Sinh học - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Loài nào sau đây hiện tại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua các thế hệ? A. Đậu phộng. B. Lúa. C. Đậu Hà Lan. D. Ngô. Câu 2. Trong chọn giống ở thực vật, người ta sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần? A. Lai khác dòng. B. Tự thụ phấn. C. Lai kinh tế. D. Lai khác thứ. Câu 3. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Lai khác giống. D. Lai khác dòng. Câu 4. Quần thể sinh vật là A. tập hợp những sinh vật cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. B. tập hợp những sinh vật, sinh sống trong thời điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do tạo thành thế hệ mới. C. tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. D. tập hợp những cá thể cùng loài, có thể sinh sống ở những nơi khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. Câu 5. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là đặc điểm của chỉ số A. độ đa dạng. B. độ nhiều. C. độ thường gặp. D. loài ưu thế. Câu 6. Hệ sinh thái nào sau đây có quần xã thực vật ít đa dạng? A. Thảo nguyên. B. Sa van. C. Rừng. D. Hoang mạc. Câu 7. Đặc điểm nào có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Mật độ. B. Kinh tế. C. Sinh sản. D. Tử vong. Câu 8. Đặc trưng nào sau đây có ở quần thể mà không có ở quần xã? A. Tỉ lệ giới tính. B. Độ đa dạng. C. Độ nhiều. D. Độ thường gặp. Câu 9. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là quần thể sinh vật? A. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. C. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống ở rừng mưa nhiệt đới. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 10. Những tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên tái sinh? 1. Tài nguyên nước, 2. Tài nguyên đất, 3. Dầu lửa, 4. Năng lượng thủy triều, 5. Than đá, 6. Tài nguyên sinh vật, Phương án đúng là: A. 2;3;4. B. 1;2;5. C. 2;3;6. D. 1;2;6. Câu 11. Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 12. Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên A. gồm động vật và thực vật. B. có khả năng tự tái sinh như các loài cây lấy gỗ, cây ăn quả. C. khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. D. sử dụng không bao giờ hết vì nó có khả năng tái sinh. Sử dụng hình sau để trả lời các câu 13;14;15. Câu 13. Giun đất là thức ăn của loài nào? A. Lá khô, gỗ mục. B. Rắn mối, chim Robin. C. Vi khuẩn, nấm khung . D. Cáo, chim ưng. Câu 14. Trong lưới thức ăn trên, nấm trứng thuộc thành phần A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật sản xuất. Câu 15. Những sinh vật nào sau đây là thức ăn của chim Robin? A. Lá khô, dòi, dế mèn, nấm trứng. B. Rận gỗ, dòi, dế mèn, nấm trứng. C. Giun đất, dòi, rận gỗ, dế mèn. D. Giun đất, sâu cuốn chiếu, rận gỗ, dế mèn. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Mô tả con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên. Câu 2 (1.0 điểm): Cho các ví dụ sau đây: - Cỏ dại và lúa trên một cánh đồng. - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. - Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến. - Dây tơ hồng bám trên bụi cây. - Địa y sống bám trên cành cây. Em hãy cho biết chúng thuộc mối quan hệ khác loài nào? Câu 3 (2.0điểm): Cây thông đuôi ngựa sống được trong nước có nồng độ muối từ 0,5 ‰ đến 4 ‰ và sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 2 ‰. a. Hãy vẽ và chú thích đồ thị về giới hạn nồng độ muối của cây thông đuôi ngựa.. b. Cây mắm biển sống ở các bãi lầy ven biển chịu đựng được nồng độ muối trong nước từ 5 ‰ đến 90 ‰. So sánh giới hạn chịu đựng với nồng độ muối của cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa. ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi A. A. PHẦN TNKQ. (5.0 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp C B A C án. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. A. D. B. A. B. D. B. C. B. A. D. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Các con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên + Hóa chất độc theo nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm + Hóa chất độc theo nước mưa chảy vào ao, hồ, sông biển tích tụ gây hại, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào trong không khí. + Hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất. Câu 2 (1.0 điểm) đúng mỗi ví dụ được 0,2 điểm - Cộng sinh: vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. - Hội sinh: sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, địa y sống bám trên cành cây. - Cạnh tranh: Cỏ dại và lúa trên một cánh đồng. - Kí sinh, nửa kí sinh: dây tơ hồng bám trên bụi cây. Câu 3 (2.0 điểm) a.Vẽ đồ thị về giới hạn nồng độ muối của cây thông đuôi ngựa và chú thích. - Vẽ đúng sơ đồ. - Chú thích: + Mức độ sinh trưởng. + Giới hạn dưới. + Giới hạn trên. + Điểm cực thuận. + Giới hạn chịu đựng. (Mỗi chú thích đúng 0,1 điểm) b. So sánh khả năng chịu đựng với nồng độ muối của cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa. - Khả năng chịu đựng nồng độ muối của cây mắm biển rộng hơn cây thông đuôi ngựa. - Giải thích: + Cây thông đuôi ngựa có giới hạn chịu đựng từ 0,5 ‰ đến 4‰ khoảng chịu đựng là 4‰ - 0,5‰ = 3,5‰ + Cây mắm biển có giới hạn chịu đựng từ 5 ‰ đến 90 ‰ khoảng chịu đựng là 90‰ – 5‰ = 85 ‰ HẾT. 0.5. 0.5 0.5 0.5. 0.5 0.5. 0.5 0.25 0.25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×