Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tóm tắt luận án Tiễn sĩ Nông nghiệp: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain × Duroc) × (L

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lysine thường là axit amin (AA) giới hạn thứ nhất trong khẩu phần ăn của lợn do đó nhiều nghiên cứu
về nhu cầu Lys cho lợn đã được thực hiện trên thế giới (Ball và cs., 2007). Kết quả nghiên cứu nhu cầu Lys
cho lợn có sự sai khác đáng kể. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân sai khác
tiềm năng tích lũy nạc của các giống lợn được sử dụng trong nghiên cứu. Tiềm năng tích lũy protein và tích
lũy thịt nạc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Ngoài ra, trong cùng một giống lợn, tiềm năng tích
lũy protein và tích lũy nạc thay đổi do quá trình chọn giống tạo ra. Các tiến bộ trong dinh dưỡng và thức ăn
chăn nuôi cũng có thể đã góp phần quan trọng tạo ra sự khác nhau về số liệu nhu cầu lysine của lợn với xu
hướng nhu cầu lysine gia tăng theo thời gian. Nhiều công bố gần đây cho thấy nhu cầu lysine của lợn hiện
nay cao hơn so với khuyến cáo nhu cầu lysine cho lợn của NRC (2012) mặc dầu các khuyến cáo này đã có
sự cập nhật mới và cao hơn so với các khuyến cáo nhu cầu Lys cho lợn của NRC xuất bản năm 1998 (Kendall
và cs., 2008; Mathai và Stein, 2014; Landero và cs., 2016). Trong trường hợp khơng có sự điều chỉnh về tác
động của sự gia tăng tỷ lệ nạc đối với nhu cầu lysine của cơ thể, sự thiếu hụt lysine trong khẩu phần có thể
xảy ra, gây hạn chế trong việc phát huy tiềm năng di truyền của lợn. Do đó, việc điều chỉnh lysine trong
khẩu phần đến mức tối ưu là rất cần thiết nhằm đảm bảo sinh trưởng tối đa ở lợn. Sau lysine, axit amin chứa
lưu huỳnh (methionine và cysteine) được coi là axit amin giới hạn thứ 2 hay thứ 3 trong khẩu phần cho lợn
con. Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu xác định tỉ lệ lý tưởng giữa các axit amin chứa lưu huỳnh (SAA)
so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID Lys) ở lợn rất ít và có sự khác nhau. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về nhu cầu axit amin cho lợn trước đây thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine, chưa
xem xét nhiều đến các tỉ lệ tối ưu của các axit amin khác với lysine và thường chỉ được biểu thị ở mức độ
axit amin tổng số. Mặt khác, đối tượng của các nghiên cứu này là các giống lợn thuần, lợn nội, lợn lai ngoại
x nội, các giống lợn lai 3, 4 giống ngoại chưa được nghiên cứu. Việc tiến hành các nghiên cứu xác định nhu
cầu axit amin tiêu hoá hồi tràng cho lợn lai giống ngoại ở nước ta là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề
nêu trên. Chính vì vậy, nghiên cứu: “Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu
giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn
10 - 20 kg và 30 - 50 kg” đã được tiến hành.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace
× Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg
- Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn


của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung cơ sở dữ liệu về nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu
chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hố hồi tràng tiêu chuẩn của lợn ni
thịt giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg trong điều kiện ở Việt Nam.
Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phối trộn khẩu phần một cách hợp lý,
phục vụ tốt hơn cho ngành cơng nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên ở nước ta xác địnhđược nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai thương
phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg.

1


- Lần đầu tiên xác định được tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hoá hồi
tràng tiêu chuẩn ở lợn lai thương phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10
– 20 kg và 30 – 50 kg.
- Kết quả của đề tài đóng góp cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần tối ưu cho lợn thịt trên cơ sở cân
bằng lysine với các axit amin không thay thế ở mức độ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cũng như các chất dinh
dưỡng khác trong khẩu phần.
Luận án trình bày trong 91 trang: Mở đầu (04 tr), chương 1:Tổng quan nghiên cứu của luận án (26 tr),
chương 2: Vật liệu và phương pháp (19 tr), chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (24 tr), Kết luận và
đề nghị (2 tr), 30 biểu bảng, 15 hình và đồ thị, 147 tài liệu tham khảo (25 tiếng Việt)
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn trên thế giới
Ngày nay, việc đánh giá thức ăn dựa trên tỉ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng đã và đang được
nhiều nước sử dụng. Việc thiết lập khẩu phần ăn dựa trên mức độ tiêu hóa thức ăn sẽ cho kết quả chính xác
hơn so với thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Nhu cầu axit amin của lợn cũng được nghiên cứu rất kỹ
từng loại axit amin và trên các giai đoạn sinh trưởng của lợn.
* Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện nhằm xác định nhu cầu lysine
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn. Đối với lợn giai đoạn 12-24 kg, Yi và cs (2006) đã thơng báo nhu cầu
lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là 1,32%. Kendall và cs (2008) đã cho thấy rằng việc sử dụng lysine tiêu
hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,30% hay 19 g/kg tăng trọng là cần thiết cho lợn sinh trưởng tối ưu ở giai
đoạn 12-27 kg. Trong trường hợp biểu thị tương quan với năng lượng của khẩu phần, giá trị nhu cầu lysine
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở trên tương đương với 3,81g/Mcal ME. Đối với lợn giai đoạn 11-19 kg, việc
sử dụng lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,35% bảo đảm cho lợn sinh trưởng tối ưu (Kendall và
cs, 2008). Trong khi đó, NRC (2012) khuyến cáo nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn 11-25
kg là 1,23%, thấp hơn các kết quả nghiên cứu trên. Sự biến động trong kết quả xác định nhu cầu lysine ở lợn
con có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc thiết lập khẩu phần dựa trên axit amin tổng số
thay vì axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (Stein và cs., 2007b), các phương pháp phân tích thống kê
(Robbins và cs., 2006), giới tính (Baker, 1986), hay kiểu gen (Schneider và cs., 2010).
Đối với lợn giai đoạn 25-50 kg, NRC (2012) đã khuyến cáo sử dụng lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn
ở mức 0,98%. Dựa trên mơ hình đường gãy khúc, Li và cs (2012) đã nhận thấy rằng việc sử dụng tỷ lệ lysine
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME ở các mức 3,0; 2,43 và 2,2 cho lợn ở các giai đoạn 29-47 kg; 54-76kg và
84-109 kg cho kết quả tăng trọng cao nhất. Bergstrom và cs (2010) đã tiến hành 4 thí nghiệm 28 ngày ở lợn
đực thiến và lợn cái với tỷ lệ đực/cái như nhau nhằm xác định nhu cầu lysine của lợn giai đoạn sinh trưởng
- kết thúc (PIC TR4 × 1050) với khối lượng cơ thể từ 37-129 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở lợn có khối
lượng từ 37-65 kg, 56-86 kg, 80-107 kg và 102-129 kg, sinh trưởng và thu nhập trên chi phí thức ăn đạt cực
đại khi sử dụng các tỷ lệ lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME tương ứng là 2,69; 2,35; 2,09 và 1,79g/Mcal
ME (Bergstrom và cs., 2010). Ngoài ra, Shelton và cs (2009) [126] cũng đã thông báo rằng nhu cầu lysine
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn cái giai đoạn 55-80 kg là 20g.
* Tỷ lệ axit amin chứa lưu huỳnh:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn
Axit amin chứa lưu huỳnh (methionine and cysteine) được xem là axit amin giới hạn thứ 2 hay thứ 3
trong khẩu phần cho lợn con. Nhiều nghiên cứu đã và được thực hiện trong những năm gần đây nhằm xác
định nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh, nhu cầu methionine và nhu cầu cysteine của lợn. Thông thường,
methionine được cho là chiếm 50% trong tổng axit amin chứa lưu huỳnh (theo NRC là 48% khối lượng); tuy
nhiên, các số liệu gần đây cho thấy methionine có thể chiếm tỷ lệ cao hơn (55% khối lượng hay 50% phân
2



tử gam) so với cysteine. Dean và cs (2007) đã thông báo rằng nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh của
lợn con giai đoạn 6-12 kg là 10,1% g/kg tăng trọng hay 54% đối với lysine. Gaines và cs (2005) cho thấy tỷ
lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là 57-61% tùy thuộc vào các chỉ tiêu theo dõi và phương
pháp đánh giá điểm dừng ở lợn giai đoạn 8-26 kg. Yi và cs (2006) cũng đã nhận thấy rằng việc sử dụng tỷ
lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là 58% cho kết quả tối ưu về tăng trọng hàng ngày ở lợn giai
đoạn 12-24 kg. Khi tiến hành một loạt các nghiên cứu, Schneider và cs (2010) đã tìm thấy tỷ lệ tổng axit
amin chứa lưu huỳnh đối với lysine ở lợn giai đoạn 10-20 kg là 57-60%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
Gaines và cs (2004a, b) khi thực hiện 2 thí nghiệm độc lập trên lợn sinh trưởng đã cho thấy tỷ lệ tổng axit
amin chứa lưu huỳnh:lysine tối ưu là 60% ở lợn giai đoạn 29-45 kg và 45-68 kg. Tương tự, Lawrence và cs
(2005) cũng đã thông báo tỷ lệ tối ưu ở lợn giai đoạn 30-60 kg là 60%. Một nghiên cứu mới đây của
Capozzalo và cs (2017), bổ sung chủng E.coli có nhu cầu cao đối với axit amin chứa lưu huỳnh vào khẩu
phần ăn để đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ SID SAA/Lys. Kết quả cho thấy tỉ lệ SAA/Lys tiêu
hố hồi tràng tiêu chuẩn khơng có sự khác giữa khẩu phần không bổ sung E.coli với khẩu phần có bổ sung
E.coli.
1.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các thông tin về nhu cầu axit amin cũng như nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu
chuẩn cho các giống lợn chính trong chăn nuôi vẫn rất hạn chế. Những nghiên cứu về nhu cầu axit amin
thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine và thường biểu thị dưới dạng axit amin tổng số. Một số
nghiên cứu về nhu cầu lysine tổng số, methionine tổng số, cysteine tổng số và threonine tổng số đã được
thực hiện trên các giống lợn địa phương, lợn ngoại và lợn lai. Gần đây có một nghiên cứu mức lysine tiêu
hóa hổi tràng biểu kiến cho lợn nhưng không nghiên cứu trên lợn con, chỉ nghiên cứu lysine cho lợn sinh
trưởng và vỗ béo lai 4 máu sau đó tính các axit amin khơng thay thế khác theo tỷ lệ cơng bố trên thế giới.
Hiện nay, chưa có thông báo nào về nhu cầu các axit amin tiêu hóa cho lợn con ở Việt Nam. Trong cơ sở dữ
liệu thức ăn cho lợn hiện nay cũng khơng có thơng tin về tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn. Chính
vì vậy, nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng trên các giống lợn nuôi chủ yếu và trong
điều kiện chăn nuôi của Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tổng số 400 con lợn lai 4 giống [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] (viết tắt là PiDu x
LY).
Nguyên liệu sử dụng để phối trộn khẩu phần thức ăn gồm : Ngô, tấm gạo, cám gạo, khô đậu nành,
đậu nành nguyên dầu, đậm đặc protein đậu nành, bột sữa (whey), dầu nành, tinh bột ngô, DCP 19%
(Dicalcium phosphate), bột đá, premix vitamin – khoáng, muối ăn và axit amin tinh chế.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại Trung tâm Nghiên cứu
và Thực hành Chăn nuôi thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg
- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg
- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 10 – 20 kg
3


- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 30 – 50 kg
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg
Tổng số 108 lợn thí nghiệm (PiDu x LY) có khối lượng trung bình 11,8 kg/con đã được sử dụng trong
thí nghiệm này. Lợn thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào một trong 6 nghiệm thức (khẩu phần) dựa trên
khối lượng với 6 ô lặp lại cho 1 nghiệm thức và 3 con/ô. Tổng số 6 khẩu phần (bảng 2.1) được tạo ra bằng
cách bổ sung L-Lysine.HCl để tạo ra 6 khẩu phần có mức SID lysine biến động từ thấp đến cao (0,90; 1,00;
1,10; 1,20; 1,30 và 1,40%). Các khẩu phần thí nghiệm được phối hợp từ các nguyên liệu bao gồm ngô, tấm,
khô đậu tương, đậu tương ép đùn nguyên dầu và bột sữa whey. Năng lượng thuần (NE) trong 6 khẩu phần
đều giống nhau (10,4 MJ/kg).

4



Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu
SID Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)
SID Lys, %
Nguyên liệu thức ăn (%)

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

KP1

KP2

KP3

KP4

KP5

KP6


Ngô

52,69

52,69

52,69

52,69

52,69

52,69

Khô đậu tương

15,00

15,00

15,00

15,00

15,00

15,00

Đậu tương nguyên dầu


5,12

5,12

5,12

5,12

5,12

5,12

Tấm

8,00

8,00

8,00

8,00

8,00

8,00

Đậm đặc protein đậu tương

7,26


7,26

7,26

7,26

7,26

7,26

Bột sữa whey

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

Dầu đậu tương

2,94

2,94


2,94

2,94

2,94

2,94

Tinh bột ngô

1,00

0,872

0,744

0,615

0,487

0,231

DCP 19%

0,86

0,86

0,86


0,86

0,86

0,86

Bột đá

0,55

0,55

0,55

0,55

0,55

0,55

Premix vitamin-khoáng*

0,30

0,30

0,30

0,30


0,30

0,30

Muối

0,52

0,52

0,52

0,52

0,52

0,52

DL-Methionine

0,28

0,28

0,28

0,28

0,28


0,28

L-Threonine

0,24

0,24

0,24

0,24

0,24

0,24

L-Tryptophan

0,09

0,09

0,09

0,09

0,09

0,09


L-Valine

0,14

0,14

0,14

0,14

0,14

0,14

L-Lysine.HCl

-

0,128

0,256

0,385

0,513

0,641

Tổng cộng


100

100

100

100

100

100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3; 40.000
mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin B3;
13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg
biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se;
120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g
Phân tích a-xit amin tổng số, a-xit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn, protein tổng số và chất khơ được
tiến hành ở Phịng Phân tích A-xít Amin của tập đồn Evonik tại Singapore. CF, EE, Ash được phân tích
theo tiêu chuẩn AOAC (1990) tại Phịng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn ni – Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Huế. PUN được phân tích tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định SID Lys
5


cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)
Thành phần dinh
dưỡng, %

SID Lys, %

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

NE (MJ/kg)

10,40

10,40

10,40

10,40

10,40

10,40

CP, %

19,08


19,08

19,08

19,08

19,08

19,08

SID Lys, %

0,90

1,00

1,10

1,20

1,30

1,40

SID Met, %

0,53

0,53


0,53

0,53

0,53

0,53

SID M+C, %

0,79

0,79

0,79

0,79

0,79

0,79

SID Thr, %

0,83

0,83

0,83


0,83

0,83

0,83

SID Trp, %

0,29

0,29

0,29

0,29

0,29

0,29

SID Ile, %

0,68

0,68

0,68

0,68


0,68

0,68

SID Val, %

0,90

0,90

0,90

0,90

0,90

0,90

SID Leu, %

1,33

1,33

1,33

1,33

1,33


1,33

SID Arg, %

1,17

1,17

1,17

1,17

1,17

1,17

SID, Phe, %

0,79

0,79

0,79

0,79

0,79

0,79


SID His, %

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

Ca, %

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

P sẵn có, %


0,35

0,35

0,35

0,35

0,35

0,35

Na, %

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.
Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc
21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo tồn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn
được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo

tồn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức
được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.
2.4.2. Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg
Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY với khối lượng lợn khi bắt đầu thí
nghiệm trung bình là 28,85 kg/con. Lợn thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào một trong 6 nghiệm thức
(khẩu phần) dựa trên khối lượng với 6 ô lặp lại cho 1 nghiệm thức và 2 con/ô. Khẩu phần 1 được phối hợp
từ các nguyên liệu bao gồm ngô, cám gạo, khô đậu nành. Các khẩu phần từ 2 đến 6 được thiết lập dựa trên
khẩu phần 1, sau đó bổ sung L-Lysine.HCl để tạo ra 6 khẩu phần có mức SID lysine biến động tương ứng
từ 0,70; 0,80; 0,90; 1,00; 1,10 và 1,20%. Khẩu phần 5 và 6 có sự điều chỉnh nhỏ trong thành phần nguyên
6


liệu để tránh sự mất cân đối giữa các axit amin khi tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần. Năng lượng thuần
đã được thiết kế ở mức 10,2 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.
Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys cho lợn giai
đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)
Nguyên liệu thức ăn
(%)

SID Lys, %
0,7

0,8

0,9

1,0

1,1


1,2

KP1

KP2

KP3

KP4

KP5

KP6

Ngô

65,69

65,69

65,69

65,69

69,12

65,67

Khô đậu nành


21,44

21,44

21,44

21,44

27,3

30,43

Tinh bột ngơ

1,00

0,872

0,744

0,615

0,487

0,231

Cám gạo

9,00


9,00

9,00

9,00

-

-

Dầu đậu nành

-

-

-

-

-

0,50

DCP 19%

1,13

1,13


1,13

1,13

1,15

1,13

Bột đá

0,74

0,74

0,74

0,74

0,69

0,68

0,30

0,30

0,30

0,30


0,30

0,30

Muối

0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

DL-Methionine

0,19

0,19

0,19

0,19

0,18


0,21

L-Threonine

0,18

0,18

0,18

0,18

0,14

0,17

L-Tryptophan

0,05

0,05

0,05

0,05

0,04

0,04


L-Valine

0,06

0,06

0,06

0,06

0,03

0,04

L-Lysine.HCl

-

0,128

0,256

0,385

0,340

0,380

Tổng cộng


100

100

100

100

100

100

Premix
khống *

vitamin-

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg
vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;
12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg
biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;
120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys
cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)
SID Lys, %

7


Thành

phần
dinh dưỡng, %

0,7%

0,8%

0,9%

1,0%

1,1%

1,2%

NE (MJ/kg)

10,23

10,23

10,23

10,23

10,20

10,20

CP, %


16,07

16,07

16,07

16,07

18,35

19,66

SID Lys, %

0,70

0,80

0,90

1,00

1,10

1,20

SID Met, %

0,41


0,41

0,41

0,41

0,42

0,47

SID M+C, %

0,64

0,64

0,64

0,64

0,68

0,74

SID Thr, %

0,67

0,67


0,67

0,67

0,71

0,78

SID Trp, %

0,21

0,21

0,21

0,21

0,22

0,24

SID Ile, %

0,55

0,55

0,55


0,55

0,64

0,69

SID Val, %

0,70

0,70

0,70

0,70

0,75

0,81

SID Leu, %

1,16

1,16

1,16

1,16


1,32

1,39

SID Arg, %

0,95

0,95

0,95

0,95

1,10

1,19

SID, Phe, %

0,66

0,66

0,66

0,66

0,77


0,83

SID His, %

0,38

0,38

0,38

0,38

0,44

0,46

Ca, %

0,66

0,66

0,66

0,66

0,66

0,66


P sẵn có, %

0,31

0,31

0,31

0,31

0,31

0,31

Na, %

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.

Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 21 và kết thúc thí nghiệm
lúc 28 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo tồn bộ thời gian thí nghiệm. Thức
ăn được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và
theo tồn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm
thức được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.
2.4.3. Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 10 – 20 kg
Thí nghiệm được tiến hành trên 108 con lợn lai 4 giống PiDu x LY, khối lượng lợn trung bình khi bắt
đầu thí nghiệm là 11,88 kg/con, bố trí ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần. Tổng
số 6 khẩu phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,13% SID Lys được cố định là axit amin giới
hạn 2. Các khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng
cách bổ sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu
với 1,25% SID Lys (bảng 2.5). Khẩu phần được thiết lập theo phương pháp đã được mô tả bởi Warnants và
cs. (2003). Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi có sự gia tăng nồng độ SID Met + Cys trong khẩu
8


phần, tỉ lệ ngô và khô đậu tương và một số axit amin tinh chế có sự thay đổi nhỏ ở khẩu phần 6. Năng lượng
thuần sẽ được thiết kế ở mức 10,5 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.
Bảng 2.5. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho
lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)
Nguyên
thức ăn (%)

liệu

KP1

KP2


KP3

KP4

KP5

KP6

Ngô

29,69

29,69

29,69

29,69

29,69

34,03

Tấm gạo

27,67

27,67

27,67


27,67

27,67

25,00

Khơ đậu tương

15,00

15,00

15,00

15,00

15,00

15,00

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06


11,28

15,76

15,76

15,76

15,76

15,76

5,00

Bột sữa whey

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

Tinh bột ngơ


1,00

0,942

0,884

0,825

0,767

0,71

DCP 19%

1,50

1,50

1,50

1,50

1,50

1,69

Bột đá

0,44


0,44

0,44

0,44

0,44

0,32

Premix
vitamin-khống*

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

0,51

0,51

0,51


0,51

0,51

0,50

0,00

0,058

0,116

0,175

0,233

0,29

L-Threonine

0,03

0,03

0,03

0,03

0,03


0,23

L-Tryptophan

0,01

0,01

0,01

0,01

0,01

0,09

L-Valine

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,12


L-Lysine HCl

0,03

0,03

0,03

0,03

0,03

0,44

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

Đậu

nguyên dầu

tương

Đậm
đặc
protein đậu tương

Muối ăn
DLMethionine

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3; 40.000
mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin B3;
13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg
biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se;
120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

9


Bảng 2.6. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn
giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)
Thành
phần
dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %
50

55


60

65

70

62

NE (MJ/kg)

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

CP, %

23,04

23,04

23,04


23,04

23,04

24,82

SID Lys, %

1,13

1,13

1,13

1,13

1,13

1,25

SID Met, %

0,29

0,34

0,39

0,44


0,49

0,48

SID M+C, %

0,56

0,62

0,68

0,73

0,79

0,77

SID Thr, %

0,73

0,73

0,73

0,73

0,73


0,81

SID Trp, %

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,28

SID Ile, %

0,83

0,83

0,83

0,83

0,83

0,89


SID Val, %

0,90

0,90

0,90

0,90

0,90

0,95

SID Leu, %

1,53

1,53

1,53

1,53

1,53

1,36

SID Arg, %


1,45

1,45

1,45

1,45

1,45

1,22

SID Phe, %

0,97

0,97

0,97

0,97

0,97

1,03

SID His, %

0,52


0,52

0,52

0,52

0,52

0,55

Ca, %

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

P sẵn có, %

0,35

0,35


0,35

0,35

0,35

0,35

Na, %

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Tỉ lệ so với SID Lys, %
SID Met, %

0,26

0,30


0,35

0,39

0,43

0,38

SID M+C, %

0,50

0,55

0,60

0,65

0,70

0,62

SID Thr, %

0,65

0,65

0,65


0,65

0,65

0,65

SID Trp, %

0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

SID Ile, %

0,73

0,73

0,73

0,73


0,73

0,71

SID Val, %

0,80

0,80

0,80

0,80

0,80

0,76

10


Thành
phần
dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %
50

55


60

65

70

62

SID Leu, %

1,35

1,35

1,35

1,35

1,35

1,09

SID Arg, %

1,28

1,28

1,28


1,28

1,28

0,98

SID, Phe, %

0,86

0,86

0,86

0,86

0,86

0,82

SID His, %

0,46

0,46

0,46

0,46


0,46

0,44

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.
Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc
21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo tồn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn
được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo
tồn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức
được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.

11


2.4.4. Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 30 – 50 kg
Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY có khối lượng trung bình là 32,9
kg. Lợn được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức tương ứng với 6 khẩu phần. Tổng số 6 khẩu
phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,0% SID Lys được cố định là axit amin giới hạn 2. Các
khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng cách bổ
sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu với 1,11%
SID Lys (bảng 2.7). Khẩu phần được thiết lập theo phương pháp đã được mô tả bởi Warnants và cs. (2003).
Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi có sự gia tăng nồng độ SID Met + Cys trong khẩu phần, tỉ lệ
ngô và khô đậu nành và một số axit amin tinh chế có sự thay đổi nhỏ ở khẩu phần 6. Năng lượng thuần đã
được thiết kế ở mức 10,3 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.
Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho
lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)
Nguyên liệu thức ăn

KP1


KP2

KP3

KP4

KP5

KP6

Ngô

57,08

57,08

57,08

57,08

57,08

58,87

Cám gạo

12,00

12,00


12,00

12,00

12,00

12,00

Khô đậu nành

26,64

26,64

26,64

26,64

26,64

25,52

Dầu cọ

0,23

0,23

0,23


0,23

0,23

0,00

Tinh bột ngô

1,00

0,95

0,90

0,85

0,80

0,00

DCP 19%

1,51

1,51

1,51

1,51


1,51

1,51

Bột đá

0,54

0,54

0,54

0,54

0,54

0,55

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30


Muối ăn

0,44

0,44

0,44

0,44

0,44

0,44

DL Methionine

0,00

0,05

0,10

0,15

0,20

0,22

L-Threonine


0,08

0,08

0,08

0,08

0,08

0,17

L-Tryptophan

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,04

L-Lysine HCl

0,16


0,16

0,16

0,16

0,16

0,34

L-Valine

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,04

Tổng cộng

100

100


100

100

100

100

(%)

Premix
khoáng *

vitamin-

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg
vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;
12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg
biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;
120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g
12


Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn
giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)
Thành
phần
dinh dưỡng, %


SID SAA so với Lys, %
50

55

60

65

70

64

NE (MJ/kg)

10,25

10,25

10,25

10,25

10,25

10,25

CP, %

19,00


19,00

19,00

19,00

19,00

19,00

SID Lys, %

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,11

SID Met, %

0,25

0,30


0,35

0,40

0,45

0,47

SID M+C, %

0,50

0,55

0,60

0,65

0,70

0,71

SID Thr, %

0,67

0,67

0,67


0,67

0,67

0,74

SID Trp, %

0,21

0,21

0,21

0,21

0,21

0,23

SID Ile, %

0,68

0,68

0,68

0,68


0,68

0,66

SID Val, %

0,76

0,76

0,76

0,76

0,76

0,78

SID Leu, %

1,40

1,40

1,40

1,40

1,40


1,38

SID Arg, %

1,16

1,16

1,16

1,16

1,16

1,13

SID Phe, %

0,81

0,81

0,81

0,81

0,81

0,79


SID His, %

0,44

0,44

0,44

0,44

0,44

0,43

Ca, %

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

0,70

P sẵn có, %


0,31

0,31

0,31

0,31

0,31

0,31

Na, %

0,19

0,19

0,19

0,19

0,19

0,19

Tỉ lệ so với SID Lys, %
SID Met, %


25

30

35

40

45

42

SID M+C, %

50

55

60

65

70

64

SID Thr, %

67


67

67

67

67

67

SID Trp, %

21

21

21

21

21

21

SID Ile, %

68

68


68

68

68

59

SID Val, %

76

76

76

76

76

70

13


SID SAA so với Lys, %

Thành
phần
dinh dưỡng, %


50

55

60

65

70

64

SID Leu, %

140

140

140

140

140

124

SID Arg, %

116


116

116

116

116

102

SID, Phe, %

81

81

81

81

81

71

SID His, %

44

44


44

44

44

39

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.
Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc
21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo tồn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn
được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo
tồn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức
được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý sơ bộ trên Excel, sau đó được phân tích ANOVA sử dụng GLM trên SAS (SAS
Inst. Inc., Cary, NC) với khối lượng ban đầu (covariable) và thử nghiệm khẩu phần là nguồn biến động
(sources of variation). Sử dụng mơ hình quadratic broken-line (curvilinear plateau) để phân tích hồi quy của
nồng độ axit amin trong thức ăn với ADG và G:F, (Robbins và cs, 2006). Đối với kết quả PUN, sử dụng mơ
hình đường gấp khúc tuyến tính (linear broken-line model) để xác định mức độ phù hợp nhất của nồng độ
axit amin trong thức ăn.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định nhu cầu Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg
Ảnh hưởng của sự gia tăng nồng độ SID lysine trong thức ăn đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn
giai đoạn 10 – 20 kg được nuôi bằng khẩu phần được bổ sung axit amin tinh chế được trình bày ở bảng 3.1.
Khối lượng của lợn lúc kết thúc thí nghiệm ở các nghiệm thức có sự sai khác (P<0,0001). Nhìn chung, có sự
gia tăng tuyến tính (P<0,001) về tăng trọng trung bình hàng ngày (ADG) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F)
với sự gia tăng nồng độ SID lysine trong khi đó khơng có ảnh hưởng đến lượng ăn vào (P>0,10). Tiêu tốn

thức ăn (FCR) đã được cải tiến theo chiều tăng tuyến tính (P<0,0001) với chiều tăng của nồng độ SID lysine
trong thức ăn gia tăng trong khoảng từ 0,9% đến 1,4%. ADG, FCR và G:F tốt nhất ở nồng độ SID lysine
thức ăn 1,3%. Việc gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn đã làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ nitơ urea huyết
tương (PUN). Khi gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn, nồng độ PUN giảm tuyến tính (P < 0,0001) và nồng
độ PUN thấp nhất ở nồng độ SID lysine thức ăn là 1,3% (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai
đoạn 10 – 20 kg
Chỉ tiêu

SID Lys cho lợn 10-20 kg (%)

SID Lys dựa trên phân
0,87
tích (%)

SEM
0,98

1,04

1,18

1,25

14

1,42

Giá trị P



SID Lys dựa trên tính
0,9
tốn (%)

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

BW bắt đầu, kg/con

11,8

11,8

11,8

11,8

11,8

11,8

Anova

0,17 1,000

Lin

Quad

0,898

0,966

<0,0001

0,121

BW 07 ngày TN, kg/con 13,6d

13,8cd 13,9bc

14,0abc 14,1a

14,1ab 0,08 0,0002

BW 14 ngày TN, kg/con 16,6d

17,0c

17,4b

17,6ab 17,9a


17,8a

0,12 <0,0001 <0,0001

0,006

BW 21 ngày TN, kg/con 20,6d

21,1c

21,7b

22,3a

22,6a

22,5a

0,15 <0,0001 <0,0001

0,004

8,70b 6,54c

6,69c

0,382 <0,0001 <0,0001

0,247


PUN (mg/100ml)

11,81a 10,84a 9,05b

Tuần 1 (1 đến 7 ngày nuôi)
ADG, g/con/ngày

263d

285cd 305bc

317ab 339a

332ab 9,24 <0,0001 <0,0001

0,116

FI, g/con/ngày

469

475

478

477

0,708

0,915


FCR

1,789a 1,669ab 1,541bc

1,513b
1,416c
c

1,444c 0,06 0,001

<0,0001

0,123

G:F

0,562c 0,604bc 0,656ab

0,666a
0,712a
b

0,696a 0,03 0,002

<0,0001

0,189

471


480

19,38 0,998

Tuần 2 (8 đến 14 ngày nuôi)
ADG, g/con/ngày

424d

457c

498b

522ab 533a

534a

10,85 <0,0001 <0,0001

0,009

FI, g/con/ngày

800

809

790


790

784

33,36 0,994

0,984

FCR

1,891a 1,769a 1,589b 1,506b 1,472b 1,469b 0,06 <0,0001 <0,0001

0,032

G:F

0,531b 0,570b 0,633a

785

0,584

0,668a 0,683a

0,685a 0,02 <0,0001 <0,0001

0,067

Tuần 3 (15 đến 21 ngày nuôi)
ADG, g/con/ngày


576c

598bc 627b

669a

675a

672a

13,68 <0,0001 <0,0001

0,094

FI, g/con/ngày

1122

1104

1063

1018

1038

37,04 0,368

0,766


FCR

1,953a 1,849ab 1,723bc

1,587c
1,509d 1,542d 0,05 <0,0001 <0,0001
d

0,070

G:F

0,514d 0,544cd 0,581bc

0,633a
0,668a
b

0,157

1080

Tồn bộ thí nghiệm (1 đến 21 ngày nuôi TN)
15

0,033

0,651a 0,02 <0,0001 <0,0001



ADG, g/con/ngày

421d

447c

477b

503a

516a

513a

7,17 <0,0001 <0,0001

0,003

FI, g/con/ngày

797

796

780

777

761


766

26,49 0,898

0,909

FCR

1,895a 1,781a 1,636b

1,542b
1,475c
c

1,494c 0,04 <0,0001 <0,0001

0,014

G:F

0,529c 0,564c 0,612b

0,651a
0,681a
b

0,672a 0,02 <0,0001 <0,0001

0,055


0,234

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)
Dựa vào ADG và tỉ lệ G:F khi phân tích bằng mơ hình curvillinear-plateau, nhu cầu SID Lys được xác
định là 1,36% và 1,38%, theo thứ tự tương ứng (đồ thị 3.1, 3.2). Mơ hình đường gãy khúc hai độ dốc (two
slope broken-line model) đối với PUN cho thấy SID Lys tối ưu là 1,28% (đồ thị 3.3). Tính trung bình của
tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID Lys cho lợn được sử dụng trong thí nghiệm 10-20 kg là 1,34%.

Đồ thị 3.1. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG

Một số nghiên cứu trước đây đã được thực hiện để đánh giá nhu cầu lysine cho lợn giai đoạn 10 – 20
kg. Kahindi (2014) đã nghiên cứu nhu cầu SID Lys của lợn [Duroc x (Yorkshire x Landrace)] giai đoạn 7 –
16 kg và đưa ra kết luận rằng nhu cầu SID Lys tối ưu nhất cho ADG và G:F là 1,32%. Urynek và
Buraczewska (2003) đã công bố nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng biểu kiến để tối đa tích lũy nitơ và ADG
là 0,85 g AID lysine/MJ ME cho lợn 13 đến 20 kg. Yi và cs (2006) công bố nồng độ TID lysine cho lợn 12
- 26 kg tối thiểu là 1,30% để tối đa ADG và G:F. Tương tự, Kendall và cs (2008) đã báo cáo rằng nhu cầu
TID lysine của lợn 11 – 27 kg là 1,30% để tối đa sinh trưởng. Tuy nhiên, Htoo và Morales (2010) cho thấy
rằng nhu cầu SID lysine của lợn 10 – 20 kg dòng PIC cao nạc (GP1050) là cao hơn 1,38%. Kết quả nhu cầu
SID lysine của lợn lai thương phẩm 4 giống PiDu x LY trong nghiên cứu này là 1,34% SID lysine là tương
đương. Tuy nhiên kết quả này có cao hơn so với cơng bố của NRC (2012) cho giai đoạn 11 – 25 kg, theo
cơng bố này thì nhu cầu SID Lys là 1,23%. Có thể do các giống lợn có năng suất cao, tốc độ tăng trưởng
nhanh và khả năng tích lũy nạc cao liên tục được chọn lọc và do đó, nhu cầu Lys đối với việc tích lũy protein
cao hơn đề xuất bởi NRC (2012).

16


Đồ thị 3.2. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F

Trong nghiên cứu này, lượng ăn vào (FI) không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng SID lysine thức ăn. Quan
sát này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác sử dụng axit amin bổ sung vào thức ăn theo các mức khác
nhau để gia tăng nồng độ lysine thức ăn (Urynek & Buraczewska, 2003; Kendall và cs, 2008).

Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN
Nitơ urea huyết tương thường được sử dụng như một chỉ tiêu theo dõi để đánh giá nhu cầu axit amin vì
PUN được coi như là một chỉ số của hiệu quả sử dụng protein. Khi có sự dư thừa axit amin, nồng độ PUN
sẽ gia tăng vì axit amin dư thừa khơng thể được dự trữ và vì thế bị phân giải và gia tăng tổng hợp urea. Nồng
độ PUN giảm xuống chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng nitơ gia tăng hoặc giảm phân giải protein (Coma, 1995).
Sử dụng mơ hình đường gấp khúc (broken-line model) đã cho thấy để giảm thấp nhất PUN thì nhu cầu SID
lysine của lợn 10 – 20 kg là 1,28%. Nồng độ PUN ở lợn 10 – 20 kg giảm từ 11,8 mg/100ml xuống còn 6,54
g/100ml khi tăng nồng độ SID lysine thức ăn từ 0.9% đến 1,3%.
3.2. Xác định nhu cầu Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg
Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy rằng khối lượng khi kết thúc thí nghiệm gia tăng tuyến tính (P<0,0001)
khi gia tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần ăn. Trong tồn bộ thời gian thí nghiệm, gia tăng SID Lys
khẩu phần đã làm gia tăng tuyến tính ADG và G: F (P<0,0001), trong khi đó FI không bị ảnh hưởng (P>0,10;
bảng 3.2). ADG và G:F tốt nhất đạt được ở khẩu phần có tỷ lệ SID Lys là 1,04%. Kết quả thí nghiệm cũng
cho thấy nồng độ PUN giảm bậc hai (P = 0,001) khi nồng độ SID Lys trong khẩu phần tăng lên, và nồng độ
PUN thấp nhất ở mức SID Lys trong khẩu phần là 1,04%.
17


Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai
đoạn 30 – 50 kg

Chỉ
tiêu

SID Lys cho lợn 30-50 kg (%)


SID
lysine dựa
0,71
trên phân
tích (%)

0,82

0,91

SEM

1,04

1,12

P-value

1,22
Anova

Lin

Quad

0,269

1

0,98


0,99

40,2a

0,339

0,01

0

0,19

53,0a

53,1a

0,591

0

<0,0001 0,15

8,04c

8,14bc

8,77ab

0,22


0,01

0,128

0,001

SID
lysine dựa
0,7
trên
tính
tốn (%)

0,8

0,9

1,0

1,1

1,2

BW
bắt
đầu, 28,8
kg/con

28,9


28,9

28,8

28,9

28,8

BW
14
ngày, 38,4b
kg/con

39,2ab

39,6a

39,9a

40,2a

BW
28
ngày, 49,5c
kg/con

50,9bc

51,8ab


52,4ab

PUN
8,97a
(mg/100ml)

8,73ab

8,15bc

Giai đoạn 1 (ngày 1 đến ngày 14)
ADG,
g/con/ngày

682b

739ab

766a

790a

809a

812a

24,203

0,01


0

0,19

FI,
g/con/ngày

1448

1508

1452

1433

1526

1547

48,951

0,47

0,21

0,38

FCR


2,126a

2,041ab

1,900bc

1,822c

1,886bc 1,905bc

0,052

0

0

0,01

G:F

0,471c

0,491bc

0,529ab

0,552a

0,531ab 0,529ab


0,015

0,01

0

0,01

Giai đoạn 2 (ngày 15 đến ngày 28)
ADG,
g/con/ngày

795b

834ab

877ab

896a

915a

916a

27,046

0,02

0


0,26

FI,
g/con/ngày

1842

1894

1784

1720

1833

1833

79,655

0,74

0,66

0,39

18


FCR


2,319a

2,267a

G:F

0,433b 0,442b

2,0367b 1,921b 2,002b

1,998b

0,063

0

<0,0001 0,02

0,492a

0,525a

0,502a

0,504a

0,015

0


0

0,03

Tồn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 28)
ADG,
g/con/ngày

739c

787bc

821ab

842ab

862a

864a

21,148

0

<0,0001 0,15

FI,
g/con/ngày

1645


1701

1618

1577

1679

1690

59,111

0,66

0,81

FCR

2,227a

2,161a

1,972b

1,872b 1,946b

1,952b

0,046


<0,0001 <0,0001 0

G:F

0,450b 0,463b

0,509a

0,536a

0,515a

0,012

<0,0001 <0,0001 0,01

0,515a

0,35

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)
Dựa vào ADG và tỉ lệ G:F của tồn bộ thời gian thí nghiệm, khi phân tích bằng mơ hình curvillinearplateau, nhu cầu SID Lys được xác định là 1,23% và 1,10%, theo thứ tự tương ứng (đồ thị 3.4, 3.5). Mơ hình
đường gãy khúc hai độ dốc (two slope broken-line model) đối với PUN cho thấy SID Lys tối ưu là 0,98%
(đồ thị 3.6). Tính trung bình của tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID Lys cho lợn được sử dụng trong
thí nghiệm này là 1,10%.

Đồ thị 3.4. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine
Đồ thị 3.5. Mối quan hệ giữa nồng độ SID

thức ăn và ADG
lysine thức ăn và G:F

Nhiều nghiên cứu trước đây đã đánh giá nhu cầu Lys tối ưu đối với lợn 30-50 kg nhằm giảm chi phí
thức ăn, tăng hiệu quả sinh trưởng và giảm ơ nhiễm môi trường. Mathai và Stein (2014) công bố ước tính tỷ
lệ tối ưu của SID Lys để tối đa hóa ADG và G:F là 1,08% và 1,10%, tương ứng với lợn giai đoạn 25 - 50 kg.
Landero và cs (2016) báo cáo rằng tăng SID Lys chế độ ăn uống bậc hai (P<0,01) tăng ADG và G: F, với
đáp ứng tối đa ước tính là 1,04% SID Lys cho 25 - 50 kg lợn. Như vậy, kết quả nghiên cứu xác định nhu cầu
SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg trong nghiên cứu này tương đương với các công bố trên. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu này lại cao hơn một chút so với khuyến nghị 0,98% của NRC (2012). Hơn nữa, lợn cho
ăn khẩu phần CP thấp chứa 0,90% SID Lys đã giảm cân so với lợn cho ăn khẩu phần chứa 1,02% SID Lys,
chỉ ra rằng chế độ ăn CP thấp chứa 0,9% SID Lys bị thiếu Lys (Zhang và cs, 2012). Dựa trên những phát
hiện này, người ta cho rằng chế độ ăn với SID Lys 1,0% có thể được sử dụng trong thí nghiệm tiếp theo để
xác định tỷ lệ tối ưu SID SAA so với Lys. Có thể, trong nghiên cứu này, cân bằng giữa các axit amin trong

19


khẩu phần có hàm lượng SID Lys cao (1,1% và 1,2% SID Lys) do thay đổi nhẹ thành phần khẩu phần có thể
là lý do cho ADG tốt hơn, G:F và PUN thấp hơn và do đó ước tính cao về yêu cầu SID Lys.

Đồ thị 3.6. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN
PUN trong máu giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng nitơ tăng lên hoặc giảm sự phân hủy protein (Coma
và cs, 1995). Sử dụng kết quả tổng thể của thí nghiệm này, phân tích tuyến tính hai chiều dốc ước tính nhu
cầu SID Lys tối ưu cho lợn 49,5-53,1 kg để giảm thiểu PUN là 10,37% từ 8,97 mg/100 ml xuống 8,04
mg/100 ml (P <0,05). Từ các phân tích trên cho thấy nhu cầu SID Lys cho lợn lai 4 giống PiDu x LY giai
đoạn từ 30 – 50 kg là 1,10%.

3.3. Xác định tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm có sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 (P<0,0001) với sự gia tăng
nơng độ SID SAA:Lys. Điều này dẫn đến sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 của ADG (P<0,0001) và G:F
(P<0,0001). Lượng ăn vào hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi nồng độ SID SAA:Lys khẩu phần. Trong khi
đó FCR lại được cải thiện tuyến tính và bậc hai (P<0,001). FCR giảm từ 1,95 kg xuống còn 1,51 kg khi nồng
độ SID SAA:Lys tăng từ 52% lên 60%. Ở thí nghiệm này, nồng độ PUN giảm bậc 2 (P<0,0001) khi tăng
SID SAA:Lys trong khẩu phần và nồng độ PUN là thấp nhất khi tỉ lệ SID SAA:Lys là 60%.

20


Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn giai
đoạn 10 – 20 kg

Chỉ tiêu

SID SAA:Lys (%)

Tỉ lệ hiệu
52
chỉnh

57

SEM

Anova

Lin

Quad


So
sánh
KP4

KP6

1,000

0,968

0,973

0,971

0,0003

0,0001

0,006

0,856

18,07a 17,97a 17,94a 18,01a 0,10

<0,0001

<0,0001

<0,0001


0,797

22,68a 22,52a 22,41a 22,56a 0,12

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,819

14,83a 12,79c 0,287

<0,0001

0,138

<0,0001

0,076

60

66

69

64


Tỉ lệ tính
50
tốn

55

60

65

70

62

BW bắt đầu,
11,88
kg/con

11,88

11,88

11,89

11,88

11,88

BW 7 ngày,

14,02
13,83c
kg/con
b

14,22a

14,18a 14,16a 14,19a
0,06
b
b
b

BW
14
17,47
16,82c
ngày, kg/con
b
BW
21
21,67
20,59c
ngày, kg/con
b
PUN
(mg/100ml)

P-value


14,25a
13,53
13,31c 12,73c
b
bc

0,06

Tuần 1 (ngày 1 đến ngày 7)
ADG,
g/con/ngày

278c

306b

333a

328ab

326ab

330ab

8,40

0,0003

0,000


0,006

0,854

FI,
g/con/ngày

497

483

470

471

471

471

17,29

0,836

0,245

0,514

0,978

1,791a


1,584
b

1,411c

1,443
bc

1,444
bc

1,426c 0,05

<0,0001

<0,0001

0,001

0,799

0,559c

0,632
b

0,716a

0,701a 0,699a 0,703a

0,02
b
b
b

0,0002

<0,0001

0,008

0,973

FCR
G:F

Tuần 2 (ngày 8 đến ngày 14)
ADG,
g/con/ngày

428c

493b

550a

542a

539a


545a

10,36

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,855

FI,
g/con/ngày

835

818

823

832

828

823

37,85

1,000


0,997

0,846

0,870

1,951a

1,658
b

1,498
b

1,529
b

1,537
b

1,514
b

0,07

0,000

<0,0001


0,003

0,875

0,513
b

0,621a 0,670a 0,660a 0,653a 0,663a 0,03

0,001

0,001

0,005

0,954

FCR
G:F

21


Chỉ tiêu

SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value


Tuần 3 (ngày 15 đến ngày 21)
ADG,
g/con/ngày

538c

600b

659a

650a

639a

650a

10,38

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,970

FI,
g/con/ngày


1094

1058

1039

1038

1046

1032

27,36

0,629

0,187

0,305

0,892

2,035a

1,765
b

1,574c 1,596c 1,639c 1,588c 0,04

<0,0001


<0,0001

<0,0001

0,903

0,492c

0,570
b

0,639a 0,629a

0,611a
0,630a 0,02
b

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,972

FCR
G:F

Tồn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến ngày 21)

ADG,
g/con/ngày

415c

466b

514a

507a

501a

508a

5,80

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,842

FI,
g/con/ngày

809


786

777

780

781

776

22,07

0,904

0,391

0,481

0,878

FCR

1,951a

1,684
b

1,511c 1,539c 1,560c 1,526c 0,04

<0,0001


<0,0001

<0,0001

0,807

G:F

0,513c

0,598
b

0,664a 0,653a 0,642a 0,656a 0,02

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,890

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)
Kết quả phân tích bằng mơ hình curvilinear-plateau trên ADG và G:F cho thấy nồng độ SID SAA:Lys
thức ăn tối ưu cho lợn thí nghiệm này tưng ứng là 63,1% và 62,5%. Phân tích theo mơ hình broken-line trên
PUN cho thấy nhu cầu SID SAA:Lys cho lợn thí nghiệm giai đoạn này là 62,9% để giảm thấp nhất PUN.
Trung bình cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 62,8%.


Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID
Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID
SAA:Lys khẩu phần đến ADG
SAA:Lys khẩu phần đến G:F

22


Đối với lợn giai đoạn 11 – 25 kg, tỉ lệ SAA:Lys được khuyến cáo bởi NRC (1998) và NRC (2012) lần
lượt là 58% và 55%. Tuy nhiên, các nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ 55% có thể khơng đủ đáp ứng hiệu suất
tối ưu của lợn đang phát triển ở khối lượng cơ thể khác nhau. Kongkeaw và cs. (2013) đã đưa ra kết luận tỉ
lệ SAA:Lys tổng số lý tưởng cho lợn thương phẩm 7 – 25 kg là 64%. Gaines và cs. (2005) đã chỉ ra rằng tỉ
lệ tối ưu SAA:Lys của ADG là 59% cho lợn lai thương phẩm từ 8 – 19 kg và 60% cho lợn từ 8 – 26 kg. Yi
và cs (2006) báo cáo rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu hóa sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn
giai đoạn 11- 26 kg là 58%. Kahindin (2014) đưa ra kết quả rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu cho sinh trưởng của
lợn giai đoạn 7 – 16 kg dựa trên các chỉ tiêu khác ngoài chỉ tiêu ADG là 60%. Sử dụng chỉ tiêu ADG, tỉ lệ
SAA:Lys tối ưu là 61%. Như vậy, kết quả nghiên cứu tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys trong nghiên cứu này
tương đương với một số kết quả nghiên cứu của tác giả Kongkeaw và cs. (2013), Gaines và cs. (2005),
Kahindi (2014) nhưng cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) cho lợn giai đoạn 11 - 25 kg (62,8% so
với 55%).

Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN
của lợn giai đoạn 10 – 20 kg
Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định nhu cầu axit amin. Giảm PUN là một dấu hiệu
của sự giảm xuống của phản ứng khử amin của axit amin dư thừa. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ SID SAA:Lys
tối ưu để giảm thiểu PUN là 62,9% đối với lợn 10 – 20 kg.
3.4. Xác định tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của
lợn giai đoạn 30 – 50 kg
Nồng độ Lys và Met+Cys phân tích cao hơn so với các giá trị tính tốn. Tỉ lệ SID SAA:Lys hiệu chỉnh

(hiệu chỉnh sau khi phân tích khẩu phần) là 52%, 59%, 63%, 68%, 75% và 60% (bảng 3.4). Tất cả các số
liệu được thể hiện ở các phần sau là SID Lys đã được hiệu chỉnh hay tỉ lệ SID SAA:Lys đã được hiệu chỉnh
như là SID Lys hay SID SAA:Lys. Khi gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys, ADG, G:F và FCR thay đổi tuyến tính
và bậc 2 (P≤0,001) (bảng 3.4). Lượng thức ăn ăn vào không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm. Kết quả
trong nghiên cứu này cho thấy, sự gia tăng SID SAA trong khẩu phần ăn đã làm giảm nitơ urea huyết tương
(Plasma Urea Nitrogen, PUN) theo quan hệ bậc 2 (P<0,05) và nồng độ PUN thấp nhất được quan sát thấy ở
tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Khẩu phần 6 tương tự khẩu phần 5 và chỉ khác nhau ở chỗ khẩu phần 6 có nồng độ
Lys cao hơn. ADG và G:F của lợn được nuôi bằng khẩu phần 6 cao hơn khi so với khẩu phần 5 nhưng sự
sai khác này khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của nồng độ Lys khẩu phần
không khác nhau (P>0,05). FCR thấp nhất ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Dựa trên những kết quả này, các phát
hiện này cho thấy rằng để tối đa ADG, G:F, FCR và giảm thiểu PUN, tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys cho
lợn 30 kg đến 50 kg là 63%.

23


Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn
giai đoạn 30 – 50 kg
Chỉ tiêu
Tỉ lệ hiệu
chỉnh
2

5

Tỉ lệ tính

5

tốn


S

SID SAA:Lys (%)
5
9

0

6

68

3
5

5

6

65

0

BW bắt
3
3
đầu, kg/con
3,0
2,9


3

7
5

6
0

7
0

A
nova

6

33

3

3

0

,0

2,9

3,0


3
BW 07
3
8,16b
ngày, kg/con
7,91c
c

3
8,56a

38
,39ab

3
8,34a
b

3
8,42a

BW 14
4
4
ngày, kg/con
3,31c 3,84b

4
4,53a


44
,24ab

4
4,16a
b

4
4,29a
b

BW 21
4
4
ngày, kg/con
9,04c 9,93b

5
0,86a

50
,51ab

5
0,23a
b

5
0,59a


,21

PUN
(mg/100ml)

1
1,18b

,30b

1
2,58a

1
1,23b

,21

11

Li
n

Q
uad

4

2,9


1
1
1,71b 1,57b

P-value

EM

,405

1,
000

0
,12

99
0,

007
0

,17
0

0,

0,
99


0,
006

0,

0,
012

0,

0,

<0
,0001

<0
<0
,0001
,0001

0,

002

0,
115

0,
618


001

012

0,
977

001

0

S
o sánh
KP5 và
KP6

0,
592
0,
235

0,
003

0,
002

Tuần 1 (ngày 1 đến 7)
ADG,

g/con/ngày

10c

7

FI,
g/con/ngày

533

7
45bc

1

7
98a

1
555

78
0ab

1
580

7
70ab


15
75

7
85ab

1

1

568

567

2
,043a
b

1
,998b

2
2
,091a
,157a
b

1
,981b


022b

G:F

0
0
,479a
,465b
b

0
,506a

0,
495ab

0
,492a
b

0
,501a

8

83

8


8

0,
0075

2
8,97

FCR

2,

1
6,01

0,
883

0
,04

0,

0,

0

0,

0,


0,

0,
987

0,
05

0,
037

0,
537

431

035

075

0,
013

329

063

,01


0,
005

0,
461

0,
066

0,
539

Tuần 2 (ngày 8 đến 14)
ADG,
g/con/ngày
FI,
g/con/ngày

7
72b

8
10ab

1
682

55a
1


707

6ab
1

692

30ab
16

87

42ab
1

691

2,03
1

694

24

2

0,
141

3

4,63

0,
049

0,
998

0,
074

0,
982

0,
707

0,
804

0,
946


Chỉ tiêu
Tỉ lệ hiệu
chỉnh
2
Tỉ lệ tính
tốn


S

SID SAA:Lys (%)
5

5
9

5
0

6

68

3
5

5

P-value

EM

6

65

0


FCR

2
2
,113a
,184a
b

1
,982b

024b

G:F

0
0
,474a
,459b
b

0
,506a

495a

2,

0,


7
5

6
0

7

A
nova

6

0

4

2
,038b

2
,013b

,04

0
,491a

0

,497a

,01

0

Li
n

0,
028

0

0,
01

0,
03

Q
uad

0,
045

0,
013

S

o sánh
KP5 và
KP6
0,
689

0,
041

0,
68

Tuần 3 (ngày 15 đến 21)
ADG,
g/con/ngày

18b

8

FI,
g/con/ngày

844

8
68ab

1


9
07a

1
840

89
4ab

1
846

18
01

FCR

2
2
,123a
,263a
b

2
,039b

G:F

0
0

,472a
,444b
b

0
,493a

8
72ab

2,
012b
0,
499a

8
96ab

1

2
5,03

1

803

810

2

,076a
b

2
,025b

0
,485a
b

0
,495a

8

8

0,
177

5
5,86

0,
98

0
,06

0,


0,

0

0,
043

502

071

,01

0,
103

0,
853

0,
019

0,

0,
489
0,
93


0,
055

0,

0,
568

0,

088

021

067

<0
,0001

<0
<0
,0001
,0001

0,
629

Tồn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 21)
ADG,
g/con/ngày


7
67c

FI,
g/con/ngày

686

8
07b

1

8
53a

1
701

83
7ab

1
706

FCR

2
2

,200a ,106b

2
,000c

G:F

0
0
,455c ,475b

0
,501a

24ab
16

88
2,
017c
0,
496a

41a
1

9
,81

1


687

691

2
,048b
c

2
,011c

0
,488a
b

0
,497a

2
5,23
0
,03
0
,01

0,

0,
893


<0
,0001

<0
0,
,0001
001

575

0,
0001

241

0,

99

<0
,0001

0,
0,
926
0,
32

0,

0001

0,
324

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)
Xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys bị ảnh hưởng bởi mơ hình thống kê được sử dụng. Khi phân
tích bằng mơ hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, G:F kết quả cho thấy tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu
là 65,5% và 66,7%. Trong khi đó, cũng dựa trên kết quả ADG, G:F phân tích bằng mơ hình linear broken25


×