Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bơi lội cho học sinh trường trung học cơ sở Chu Văn An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KHÁNH LINH

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
NGOẠI KHĨA MƠN BƠI LỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN, QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KHÁNH LINH

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
NGOẠI KHĨA MƠN BƠI LỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN, QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”


Ngành: Giáo dục học
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS NGUYỄN ĐỨC NHÂM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ
giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Đức Nhâm. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn:
 PGS.TS Nguyễn Đức Nhâm là người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ
tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
 Qúy Thầy Cơ đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức quý báu cho khóa Cao học 23 Trường ĐH TDTT TP. HCM.
 Qúy Thầy Cô trong Ban Giám Hiệu, trong tổ GDTC và các bạn học
sinh trường THCS Chu Văn An, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
 Các HLV bộ môn bơi lội và các bạn học viên Cao học khóa 23 đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn được hồn
thiện hơn và có thể ứng dụng rộng rãi.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.1 Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác GDTC. ................................. 3
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường học. ........... 7
1.1.2 Giáo dục thể chất ở một số nước .................................................. 9
1.2 Cơ sở khoa học của Giáo dục thể chất: ................................................... 12
1.2.1 Khái niệm giáo dục thể chất. ..................................................... 12
1.2.2 Chất lượng giáo dục và giáo dục thể chất. ................................. 14
1.2.3 Hiệu quả giáo dục, chất lượng dạy học và kết quả học tập. ........ 15
1.2.4 Giáo dục thể chất đối với học sinh trong trường học. ................. 16
1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình................................... 18
1.3.1 Cấu trúc chương trình. ............................................................... 18
1.3.2 Nguyên tắc biên soạn................................................................. 19
1.4. Thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường............................................... 23
1.4.1. Vai trò và nguyên tắc tổ chức TDTT ngoại khóa ............................. 23
1.4.2. Mục đích của tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa ......................... 25
1.5. Bơi lội và đặc điểm môn bơi lội............................................................. 26
1.5.1. Những yếu tố quyết định kỹ thuật bơi .............................................. 26
1.5.2. Chức năng sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng kỹ thuật bơi. ......... 27
1. 6. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 13 - 15............ 29
1.6.1. Các tố chất thể lực [35] .................................................................... 30
1. 6.2. Cơ sở sinh lý GDTC của học sinh [14] ........................................... 33
1.7. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: .................................... 33



CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................................... 35
2.1 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 35
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. .............................. 35
2.1.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn................................................ 35
2.1.3 Phương pháp nhân trắc: ............................................................. 36
2.1.4 Phương pháp kiểm tra y học (chức năng sinh lý) ....................... 37
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm.................................................. 37
2.1.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: .......................................... 41
2.1.7 Phương pháp toán thống kê ...................................................... 42
2.2 Tổ chức nghiên cứu. ....................................................................................... 44
2.2.1 Thời gian nghiên cứu. ....................................................................... 44
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 45
2.2.3Địa điểm nghiên cứu: ......................................................................... 45
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................... 46
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường THCS Chu Văn
An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ năm 2018 – 2019. .......................................... 46
3.1.1. Công tác GDTC tại Trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ. ....................................................................................... 46
3.1.2. Đội ngũ giáo viên: ............................................................................ 47
3.1.3. Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo ................ 47
3.1.4. Chương trình, nội dung giảng dạy và các phong trào TDTT của nhà
trường......................................................................................................... 48
3.1.5. Kết quả học tập của học sinh. ........................................................... 51
3.1.6. Thực trạng thể chất của học sinh khối 7, 8 trường THCS quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ. ..................................................................................... 53



3.1.7. Bàn luận về đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 7 - 8
trường THCS quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.............................................. 55
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy mơn
bơi lội ngoại khóa cho học sinh trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP
Cần Thơ năm học 2019 – 2020............................................................................. 57
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn mơn thể thao ngoại khóa cho học sinh khối 7 8 trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ..................... 57
3.2.2. Xây dựng chương trình giảng dạy mơn Bơi lội ngoại khóa cho
học sinh trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ... 61
3.2.3. Chương trình giảng dạy mơn Bơi lội ngoại khóa cho học sinh trường
THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ................................... 69
3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy mơn bơi lội ngoại
khóa cho HS khối 7 - 8, năm học 2019 – 2020 trường THCS Chu Văn An,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ................................................................... 72
3.2.5. Bàn luận: Lựa nội dung chọn và xây dựng chương trình giảng dạy 73
3.3. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bơi
lội cho học sinh trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ năm
học 2019 – 2020. .................................................................................................. 74
3.3.1 Kết quả thực nghiệm ban đầu, sau học kì I và sau HK II học sinh lớp
7 và lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ: .. 74
3.3.2 So sánh chỉ số hình thái, chức năng và thể lực giữa nhóm thực
nghiệm và đối chứng qua một năm học tập bơi lội ngoại khóa: ................. 84
3.3.3. Tổng hợp đánh giá sự tăng tiến về chỉ số hình thái chức năng và thể
lực qua một năm ngoại khóa chương trình mơn bơi lội: ............................ 87
3.3.4. Kiểm nghiệm về mức độ hài lòng của học sinh sau thực nghiệm. ... 88


3.3.5. Bàn luận về đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình
giảng dạy mơn bơi lội giờ ngoại khóa cho học sinh khối 7, khối 8 trường
THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. .................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 91

KẾT LUẬN ............................................................................................... 91
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

BCH

Ban chấp hành

GD & ĐT

Giáo dục vả Đào tạo

GDTC

Giaó dục thể chất

ĐCSVN

Đảng Cộng Sàn Việt Nam

ĐC

Đối chứng


TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TN

Thực nghiệm

THPT

Trường cao đẳng công thương

TDTT

Thể dục thể thao

TW

Trung ương

VN

Việt Nam

XPC

Xuất phát cao

HSSHVN


Hằng số sinh học Việt Nam

HS

Học sinh

m

Mét

cm

Centimet

s

Giây

Kg

Kilogram


DANH MỤC CÁC BẢNG
NỘI DUNG

BẢNG
Bảng 3.1


Cấu trúc chương trình mơn GDTC tại Trường THCS
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ từ năm 2017 đến nay.

TRANG
50

Phân loại kết quả học tập môn GDTC của học sinh
Bảng 3.2

trường THCS quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ từ năm

51

2017 -2019
Bảng so sánh các chỉ số thể chất của nam, nữ học
Bảng 3.3

sinh khối 7 (12 tuổi) trường THCS quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ với thực trạng thể chất người Việt Nam

53

cùng lứa tuổi.
Bảng so sánh các chỉ số thể chất của nam, nữ học
Bảng 3.4

sinh khối 8 trường THCS quận Ninh Kiều, TP Cần

54


Thơ với thực trạng thể chất Việt Nam
Kết quả phỏng vấn chất lượng GDTC, tình trạng sức
Bảng 3.5

khỏe, sự hứng thú tập luyện và nhu cầu nguyện vọng

Sau 58

tập luyện TDTT của học sinh.
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Kết quả phỏng vấn việc lựa chọn nội dung giảng dạy
môn Bơi lội.
Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn

62
64

Bảng phân phối chương trình mơn tự chọn bơi lội
Bảng 3.8

ngoại khóa cho HS khối 7 - 8 tại trường THCS Chu

71

Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.9


và thể lực của nữ học sinh lớp 7 nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm đầu HK I, sau HK I và sau Học kì II
.

Sau 75


Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.10

và thể lực của học sinh lớp 7 nhóm thực nghiệm sau
thực nghiệm đầu HK I, sau HK I và sau Học kì II

Sau 75

(nam).
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
và thể lực của học sinh lớp 7 nhóm đối chứng
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
và thể lực của học sinh lớp 7 nhóm đối chứng
Kiểm tra các kỹ thuật mơn bơi lội nhóm TN và ĐC
khối lớp 7 ban đầu, sau HK I và sau HK II (n = 15) .

Sau 75

Sau 75


Sau 75

Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.14

và thể lực học sinh lớp 8 của nhóm thực nghiệm

Sau 81

trước HK I, sau HK I và sau Học kì II (nữ).
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.15

và thể lực học sinh lớp 8 của nhóm thực nghiệm

Sau 81

trước HK I, sau HK I và sau Học kì II (nam).
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.16

và thể lực học sinh lớp 8 của nhóm đối chứng trước

Sau 81

HK I, sau HK I và sau Học kì II (nữ).
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng
Bảng 3.17


và thể lực học sinh lớp 8 của nhóm đối chứng trước

Sau 81

HK I, sau HK I và sau Học kì II (nam).
Bảng 3.18

Kiểm tra các kỹ thuật mơn bơi lội nhóm TN và ĐC
khối lớp 8 ban đầu, sau HK I và sau HK II (n = 15).

Sau 81

Bảng so sánh sự khác biệt các chỉ số về hình thái,
Bảng 3.19

chức năng và thể lực học sinh lớp 7 giữa nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau 1 năm thực nghiệm (nữ).

Sau 85


Bảng so sánh sự khác biệt các chỉ số về hình thái,
Bảng 3.20

chức năng và thể lực học sinh lớp 7 giữa nhóm thực

Sau 85

nghiệm và đối chứng sau 1 năm thực nghiệm (nam).
Bảng so sánh sự khác biệt các chỉ số về hình thái,

Bảng 3.21

chức năng và thể lực học sinh lớp 8 giữa nhóm thực

Sau 86

nghiệm và đối chứng sau 1 năm thực nghiệm (nữ).
Bảng so sánh sự khác biệt các chỉ số về hình thái,
Bảng 3.22

chức năng và thể lực học sinh lớp 8 giữa nhóm thực

Sau 86

nghiệm và đối chứng sau 1 năm thực nghiệm (nam).
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực
Bảng 3.23

nghiệm nam lớp 7 sau 1 năm với tiêu chuẩn đánh giá

87

thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực
Bảng 3.24

nghiệm nữ lớp 7 sau 1 năm với tiêu chuẩn đánh giá

Sau 87


thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực
Bảng 3.25

nghiệm nam lớp 7 sau 1 năm với Tiêu chuẩn thể lực

Sau 87

của học sinh
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực
Bảng 3.26

nghiệm nữ lớp 7 sau 1 năm với Tiêu chuẩn thể lực

Sau 87

của học sinh
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nam nhóm
Bảng 3.27

thực nghiệm lớp 8 sau 1 năm với tiêu chuẩn đánh giá

Sau 87

thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nữ nhóm thực
Bảng 3.28

nghiệm lớp 8 sau 1 năm với tiêu chuẩn đánh giá thể
chất người Việt Nam cùng lứa tuổi


Sau 87


Kết quả so sánh giá trị trung bình của nam nhóm
Bảng 3.29

thực nghiệm lớp 8 sau 1 năm với Tiêu chuẩn thể lực

Sau 87

của học sinh
Kết quả so sánh giá trị trung bình của nữ nhóm thực
Bảng 3.30

nghiệm lớp 8 sau 1 năm với Tiêu chuẩn thể lực của

88

học sinh
Bảng 3.31

Những nhận xét đánh giá của học sinh nhóm thực
nghiệm (n=120)

Sau 88


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ


NỘI DUNG

TRANG

So sánh nhịp tăng trưởng các test thể lực của học
Biểu đồ 3.1 sinh nam lớp 7 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng sau

Sau 85

năm học.
So sánh nhịp tăng trưởng các test thể lực của học
Biểu đồ 3.2 sinh nữ lớp 7 hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng

Sau 85

sau 1 năm học.
So sánh nhịp tăng trưởng các test thể lực của học
Biểu đồ 3.3 sinh nam lớp 8 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng sau

Sau 86

năm học.
So sánh nhịp tăng trưởng các test thể lực của học
Biểu đồ 3.4 sinh nữ lớp 8 hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng
sau 1 năm học.

Sau 86



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của xã hội, “chiến lược con
người” là một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và nhà nước ta.
Bác Hồ đã nêu rõ tầm quan trọng của TDTT đối với việc “giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới” xem đó là một trong những công tác
cách mạng. Bản thân Người đã nêu gương “tự tơi ngày nào cũng tập”, tập đa
dạng, thích hợp với điều kiện sống và công tác trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng phong phú của mình.
Ở Việt Nam, môn bơi lội đươc xem là môn thể thao quần chúng được
mọi người ưa thích đặt biệt là thanh thiếu niên ở tuổi học sinh. Bơi lội gồm
hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ căn bản đến phức tạp, đa dạng và
phong phú về các nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, phù hợp với
thể trạng của người Việt Nam chúng ta. Với đặc điểm nhằm nâng cao sức
khỏe, hạn chế bị đuối nước, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về chương
trình tập luyện kết hợp tạo sự hưng phấn, thích thú cao của người tập, đặt biệt
là các em học sinh. Vì vậy, việc đưa thêm môn bơi lội vào tập luyện môn
ngoại khóa được nhiều phụ huynh đồng tình, ủng hộ và góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác GDTT tại trường THCS Chu Văn An - Quận Ninh Kiều –
TP Cần Thơ.
Tuỳ tình hình cụ thể và được sự cho phép của cấp trên, mà các giáo
viên có thể sắp xếp và giảng dạy các mơn học ngoại khóa sao cho hợp lý.
Cùng với những sự biến đổi về tâm sinh lý phức tạp ở lứa tuổi từ 12-15 này,
dẫn đến tính tự giác tích cực của học sinh khi học những môn thể dục bắt
buộc này chưa cao, đôi lúc giáo viên giảng dạy cũng rất khó khăn vì sự thờ ơ
của các em, do các bài tập luyện đúng theo chương trình khơng có sự đổi
mới, khơng gây được sự hứng thú cho học sinh. Khi tập luyện đến các môn
thể dục bắt buộc, đặt biệt là các em học sinh nữ, các em đều tránh né, nên sự
cố gắng trong tập luyện đối vối các em nữ sinh thường bị hạn chế (do khơng

có sự say mê hưng phấn, hứng thú trong giờ học).


2

Hiện nay, khung phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
đã quy định: Số tiết dành cho môn học thể dục của trường THPT là 70 tiết
trong cả năm học (gồm 37 tuần). Trong đó, học kỳ I là19 tuần (36 tiết), học
kỳ II là 18 tuần (34 tiết). Trong cả năm học, học sinh phải học các môn bắt
buộc là 50 tiết và môn thể dục tự chọn là 20 tiết. Tuy nhiên tuỳ tình hình cụ
thể và được sự cho phép của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chun mơn, các
giáo viên có thể sắp xếp và giảng dạy các môn học sao cho hợp lý để đạt
được hiệu quả giáo dục cao nhất.
Thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục, được sự chỉ dạo của Đảng
ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường. Trường THCS Chu Văn An, TP. Cần Thơ
yêu cầu cần thiết cải tiến và nâng cao chất lượng công tác GDTC và thể thao
trong nhà trường hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
NGOẠI KHĨA MƠN BƠI LỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN, QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa mơn bơi lội
cho học sinh nhằm nâng cao thể chất và hiệu quả, chất lượng công tác Giáo
dục thể chất trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường
THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ năm 2018 - 2019.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng thực nghiệm chương
trình giảng dạy mơn bơi lội ngoại khóa cho học sinh trường THCS Chu Văn

An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ năm học 2019 – 2020.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng chương trình giảng dạy
ngoại khóa mơn bơi lội cho học sinh trường THCS Chu Văn An, quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ năm học 2019 – 2020.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác GDTC.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vai trò sức khoẻ con người
đối với vận mệnh đất nước, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc tăng cường, mở rộng các hoạt động
TDTT và đặc biệt là công tác GDTC cho thanh niên.
Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác vào tháng 3 năm 1946,
Bác đã chỉ rõ “… Mỗi người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả
nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một
phần, dân cường nước thịnh. Tự tôi ngày nào cũng tập” [4].
Ngày 31/3/1960, Bác Hồ tự tay viết thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT
toàn miền Bắc. Trong thư, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác
và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên
tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể
dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời, Bác cũng căn dặn: “Cán bộ thể dục
thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái cơng tác”
nhằm phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Về vị trí TDTT trong xã hội, Bác Hồ
khẳng định “là một công tác trong những công tác cách mạng khác” [4]. Vì
vậy, việc chăm lo cho cơng tác giáo dục thể chất trong trường học là một
việc làm có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm

chuẩn bị con người cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng số 169/CT.TW ngày
14/12/1969 ghi rõ: “Trường phổ thơng cần có các biện pháp tích cực để
nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước nhằm vào 3 mặt: tư tưởng đạo
đức, kiến thức văn hoá và sức khỏe … tăng cường rèn luyện thân thể và công


4

tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, đảm bảo từng bước giữ gìn và
nâng cao sức khoẻ học sinh” [1].
Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định tại
điều 41 năm 1992 “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa
học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế
độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không
ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể
thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”.[23]
Trước tình hình mới, Đảng đã vạch ra định hướng cho sự nghiệp phát
triển TDTT: “Phát triển TDTT là một một bộ phận quan trọng trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người. Cơng tác TDTT phải góp phần tích cực nâng
cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh,
phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao
động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang” [9].
Ngày 24/3/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT - TW
về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đã nêu rõ: “ ... Cải tiến chương trình
giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng
trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực
hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” .[9]

Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 133/TTg về
việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và Giáo dục đào tạo. Về
GDTC trong trường học, Chỉ thị nêu rõ: “ ... Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặt
biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy
TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học
sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với cơng tác GDTC trong nhà


5

trường” [5].
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định: “... Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải
thực sự trở thành quốc sách hàng đầu … chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ
trẻ bước vào thế kỷ 21 …” Đồng thời, Đảng cũng khẳng định: “Sự cường
tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để
tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể
chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể
…” [9].
Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật có tính định hướng và chỉ đạo nói
trên, Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành “Quy chế giáo dục thể chất trong nhà
trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” [2], trong đó chỉ rõ:
- Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên,
được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học.
GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện,
góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhiệm vụ của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh,
có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

- Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành
có liên quan, tạo điều kiện để tất cả các học sinh, sinh viên được học tập và
tham gia các hoạt động TDTT, tham gia các giải thi đấu thể thao.
Nội dung của hoạt động thể chất bao gồm: dạy và học môn thể dục nội
khóa, hoạt động TDTT trong và ngồi nhà trường, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và
dinh dưỡng.


6

Dạy và học mơn thể dục là hình thức GDTC cơ bản trong nhà trường,
được tiến hành chủ yếu bằng giờ học nội khóa. Nhà trường phải đảm bảo dạy
đúng, đủ nội dung và thời gian môn học theo quy định của Bộ. Nội dung
chương trình GDTC nội khóa gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự
chọn bao gồm các môn thể thao phù hợp với điều kiện từng trường.
Hoạt động ngoại khóa về TDTT bao gồm các hình thức: tự tập luyện,
tập luyện có hướng dẫn, tập luyện trong và ngoài nhà trường, trong các CLB
thể thao trường học.
Ngày 9/10/2000, Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam công bố lệnh về việc ban hành Pháp lệnh TDTT đã được Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa X thơng qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 chương, 59
điều. Trong đó, điều 14, 15 của chương 1 quy định về TDTT trường học như
sau:[29]
- Điều 14 của pháp lệnh: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt
động TDTT ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ
GDTC bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện
người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà
trường” [29].

- Điều 15 của pháp lệnh quy định: “Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với
Ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương
trình GDTC. Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn
luyện thân thể của người học. Đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên,
giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học” [29].
Tóm lại, qua những chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà
nước rất coi trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với
tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất


7

nước của thời đại hiện nay, việc giáo dục và phát triển thể chất là một trong
những biện pháp tích cực nhất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, cải
tạo nịi giống … Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm
hàng đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các nước
tiên tiến trên thế giới trong tương lai.[10]
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường học.
Nâng cao năng lực thể lực và sức khỏe cho học sinh, sinh viên là một
trong những mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục
và Đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện ở tất cả các bậc học, nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước thì nhất thiết phải coi cơng tác Giáo dục thể chất trong
trường học. Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán: Về mục tiêu công tác giáo
dục thể chất và thể thao trường học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào
tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, phát
triển hài hịa, có thể chất cường tráng, đáp ứng u cầu chun mơn, nghề
nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa 9.

Căn cứ vào mục tiêu nêu trên, giáo dục thể chất và thể thao trong
trường học phải giải quyết ba nhiệm vụ:
- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần
tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống lành mạnh, tinh
thần tự giác rèn luyện thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và bảo vệ
Nước nhà.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản
một số mơn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng


8

các phương tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên
truyền và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường và xã hội.
Góp phần duy trì và cũng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho sinh
viên, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu
chuẩn thể lực qui định.
- Có thể thấy rằng, một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng của
giáo dục thể chất là không ngừng nâng cao sức khỏe, nâng cao trình độ chuẩn
bị thể lực cho sinh viên, Noovicop A.D; MatsVeep L.P (1993); khẳng định:
“… thể lực còn là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu
quả hoạt động của con người, trong đó những đặc điểm cơ bản, nổi bật của
quá trình giáo dục thể chất”.[26]
Nội dung chương trình; Quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, Hiến pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, các văn bản pháp
luật của chính phủ về cơng tác TDTT trong tình hình mới, cũng tiếp tục
khẳng định, cần phải khắc phục thực trạng giảm sút thể lực của sinh viên
hiện nay. Hai ngành Giáo dục- Đào tạo và TDTT đã thống nhất những nội
dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo, nhằm thúc đẩy nhanh và

nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng
chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng GDTC”.
Với nội dung phối hợp giữa hai ngành, Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo các
cấp giảng dạy thể dục nội khóa, theo chương trình kế hoạch có nề nếp, đảm
bảo thực hiện nghiêm túc các quy phạm đánh giá quá trình dạy – học thể dục,
quy chế GDTC học sinh . Nghiên cứu và điều chỉnh chương trình thể dục các
cấp, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh. Từng
bước áp dụng thống nhất giữa các vùng, khu vực trên toàn quốc. Điều chỉnh
và ban hành tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa cho từng cấp. Đảm bảo cơ sở
vật chất tối thiểu để phục vụ việc thực hiện chương trình ngoại khóa, phát


9

động phong trào rộng khắp trong nhà trường với mục tiêu: “Mỗi học sinh biết
chơi một môn thể thao”, chỉ đạo và cải tiến chương trình hình thức hoạt động
TDTT ngoại khóa, mở rộng mạng lưới câu lạc bộ TDTT học sinh. Tập trung
hỗ trợ về cán bộ, cơ sở vật chất để cũng cố, thành lập câu lạc bộ TDTT mới,
thu hút nhiều học sinh tham gia tập luyện.[1]
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế số 931/RLTC ngày
29/04/1993 về công tác GDTC trong nhà trường là: “Các trường từ Mầm non
đến Đại học phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể dục theo quy định cho học
sinh, sinh viên”. GDTC bao gồm nhiều hình thức có liên quan chặt chẽ với
nhau. Giờ học thể dục, tập luyện thể thao theo chương trình, giờ tự tập của
học sinh, sinh viên, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường. Chương trình
thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức
khỏe, giới tính và lứa tuổi. Hàng năm, sinh viên tự tập luyện thể thao ngoại
khóa ở trường, ở nhà. Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh
viên tập luyện thường xuyên, tổ chức các ngày hội thể thao của trường và xây
dựng thành nề nếp truyền thống “Kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo

lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theo quy định
của chương trình GDTC”.[2]
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GDTC trong các
trường học theo quyết định số 203/QT – TDTT, ngày 23/1/1989, quyết định
3244/GT-DT ngày 12/01/1995 và số 1262/GT-ĐT ngày 12/04/1997.
1.1.2 Giáo dục thể chất ở một số nước [7],[23]
Bên cạnh sự khác biệt do truyền thống lịch sử và do cơ cấu quản lý
Nhà nước và xã hội, chương trình giáo dục thể chất (GDTC) trong trường
học ở nhiều nước có những yếu tố cấu trúc và tổ chức tương tự.
Nội dung chương trình thường bao gồm:[23]
Các bài tập phát triển chung, các mơn bóng, trị chơi vận động, bơi….


10

Gần đây các bài tập thể dục và nhảy múa cũng được phổ biến.
Giờ học lý thuyết riêng được đưa vào chương trình khơng chỉ nhằm bồi
dưỡng kiến thức mà cịn giáo dục sự ham thích, tính tự giác và kiên trì đối với
tập luyện.
Thi đấu thể thao được các nhà khoa học coi là một trong yếu tố quan
trọng của hệ thông giáo dục thể chất.
Số giờ học thể dục ở mỗi nước khác nhau, nói chung quy định khoảng
3 – 4 giờ/tuần. Nhưng trong một số trường hợp, giáo viên có thể tự quy định
số giờ học và thời gian mỗi buổi học.
Điểm nổi bật là các nguyên tắc và phương pháp được vận dụng từ lý
luận tập luyện TDTT. Tập luyện vòng tròn là một trong các phương pháp chủ
yếu được vận dụng. Việc luân phiên kết hợp giữa tập luyện, nghỉ ngơi, cường
độ và tính xúc cảm trong tập luyện được chú trọng.[23]
Việc GDTC của các nước rất coi trọng việc kiểm tra và đánh giá sức
khỏe và kết quả học tập môn TD của học sinh, sinh viên. Trong hệ thống

kiểm tra, vai trò quyết định không phải là các chỉ tiêu tuyệt đối mà là nhịp
điệu tăng trưởng trình độ phát triển các tố chất vận động. Xu hướng đạt được
các nhu cầu sau:
Có tác dụng khuyến khích học sinh tập luyện để tự hồn thiện.
Theo dõi được hiệu quả của chương trình và phương pháp giảng dạy,
từ đó điều chỉnh và hợp lý hóa phù hợp với thực tế của từng đối tượng học
sinh ở các vùng khác nhau.[7], [23]
Đánh giá được hiệu quả làm việc của giáo viên TD, phát huy tính chủ
động và sáng tạo của họ trong quá trình giảng dạy.
Góp phần thống kê, theo dõi tình hình phát triển thể lực của học sinh ở
quy mô tỉnh, thành phố, khu vực và quốc gia.
Giờ học cũng được coi là hình thức cơ bản của GDTC. Những yêu cầu


11

quan trọng của giờ học là:
-

Đối xử cá biệt.

-

Mật độ vận động cao.

-

Tính linh hoạt, tính hào hứng, tính giáo dục.

-


Hình thành kỹ năng và năng lực tự tập luyện.

-

Hình thức GDTC thông qua việc mở rộng các hoạt động TDTT tự

nguyện của học sinh, sinh viên ngày càng được chú trọng. Tất nhiên là có sự
kết hợp chặt chẽ với các giờ học chính khóa.
Sức khỏe là vốn q của con người và con người là vốn quý của xã
hội. Chăm lo cho con người, đầu tư cho con người thông qua công tác GDTC
là chiến lược của mỗi một quốc gia trên thế giới 23.


Công tác GDTC tại Trường THCS Chu Văn An, quận Ninh Kiều, TP

Cần Thơ.

Là một ngôi trường mới thành nhưng đây là một ngôi trường đào tạo
học sinh khá tốt ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Trường THCS Chu Văn An
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ngoài việc đào tạo phát triển về trí tuệ cho học
sinh, việc phát triển giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe cũng được chú
trọng và phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Từ những ngày đầu thành lập với cơ sở vật chất nghèo nàn, sân bãi
chật hẹp, đội ngũ giáo viên GDTC còn thiếu, đến nay trường đã xây dựng cơ
sở vật chất tương đối hồn chỉnh, có sân chơi, bãi tập, đảm bảo cho việc
giảng dạy mơn giáo dục thể chất. Ngồi việc đảm bảo chương trình GDTC
nội khóa, các phong trào TDTT của trường ngày càng phát triển; xác định
việc rèn luyện sức khỏe để nâng cao thể lực giúp cho việc học tập tốt hơn
ngồi ra nó cịn góp phần đẩy lùi các tệ nạn. Thơng qua các hình thức ngoại

khóa, các câu lạc bộ TDTT bổ sung thêm các kỹ năng cơ bản, các kiến thức
sống và khả năng giao tiếp cho học sinh.


×