1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý lo chọn đề tài
Để triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính
phủ về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT); thực
hiện Thông báo số 493/BGDĐT-GDĐH của Bộ GD&ĐT về việc “Đổi
mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông
trong các cơ sở đào tạo giáo viên”để hiện thực hóa “đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT” và “chương trình giáo dục phổ thông mới”[43],
Trường Đại học Đồng Tháp đã xây dựng các giải pháp cụ thể, quyết tâm
thực hiện, đó là: Quán triệt, phổ biến sâu rộng đến toàn bộ cán bộ, giảng
viên, sinh viên về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đặc biệt là Đề án
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cử giảng viên
đi tập huấn, tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học về đổi mới nội dung
chương trình đào tạo, phương pháp dạy học; nghiên cứu để lựa chọn các
nội dung thiết thực, phù hợp. Trường Đại học Đồng Tháp là một trường
đào tạo đa ngành và đã trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển,
trong đó bộ môn bóng rổ là một môn mới và được sự ủng hộ quan tâm
của lãnh đạo nhà trường rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn
như : cơ sở vật chất thiếu thốn, dụng cụ tập luyện còn ít…. Để nâng cao
chất lượng học tập môn bóng rổ thì có nhiều giải pháp như nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hiện đại, sân bãi đảm bảo số
lượng và tiêu chuẩn…Nghiên cứu về việc xây dựng chương trình giảng
dạy môn học là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho
giảng viên song còn rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Từ xuất
phát thực tế trên nên chúng tôi mạnh dạn đi theo hướng nghiên cứu
chương trình chương trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên
chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Đồng Tháp:
"Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ
2
cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Đồng
Tháp" .
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình giảng dạy phổ tu môn Bóng rổ cho sinh
viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Đồng Tháp nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tiến hành giải
quyết các mục tiêu sau đây:
3.1. Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy
phổ tu môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất tại
Trường Đại học Đồng Tháp.
3.2. Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng
dạy phổ tu môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể
chất Trường Đại học Đồng Tháp.
3.3. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương
trình giảng dạy phổ tu môn học Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo
dục Thể chất Trường Đại học Đồng Tháp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác GDTC
1.2. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục thể chất
1.2.1. Khái niệm giáo dục thể chất
1.3.1. Khái niệm về chương trình
1.3.2. Chương trình đào tạo
3
1.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình.
1.4.1. Cấu trúc chương trình.
1.4.2. Nguyên tắc biên soạn.
1.5. Đặc điểm môn bóng rổ
1.5.1. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 18 đến 22
1.5.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 đến 22
1.6. Đặc điểm chung
1.6.1. Xu thế bóng rổ hiện đại:
1.6.1.1. Chiếm ưu thế khống chế trên không:
1.6.1.2. Ngày càng nhanh hơn:
1.6.1.3. Tăng độ chuẩn xác:
1.6.1.4. Đặc điểm kỹ - chiến thuật:
1.6.2. Đặc điểm phương pháp giảng dạy môn bóng rổ.[34]
l.7. Đặc điểm tâm lý, tố chất thể lực chuyên môn
trong môn Bóng rổ.
1.7.1. Đặc điểm tâm lý môn bóng rổ.
1.7.2. Đặc điểm tố chất sức nhanh.
1.7.3. Đặc điếm tố chất sức mạnh.
1.7.4 Đặc điểm tố chất sức bền.
1.7.5. Đặc điểm tố chất mềm dẻo và khả năng thả lỏng cơ.
1.7.6. Đặc điểm tố chất linh hoạt.
1.8. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
4
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy
phổ tu môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành
Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Đồng Tháp.
3.1.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên giảng dạy GDTC
* Khoa GDTC và QPAN có tổng cộng 34 giảng viên, trong đó
số người trực tiếp tham gia giảng dạy GDTC là 24:
Chưa qua đào tạo: 0 giảng viên, chiếm tỉ lệ 0%.
Trình độ cao đẳng: 0 giảng viên, chiếm tỉ lệ 0%.
Trình độ đại học:
2 giảng viên, chiếm tỉ lệ 8%.
Trình độ thạc sĩ:
21 giảng viên, chiếm tỉ lệ 87.5%.
Trình độ tiến sĩ:
1 giảng viên, chiếm tỉ lệ 4%.
* Thâm niên công tác:
Số lượng CB – GV công tác từ 1 – 5 năm là: 1, chiếm tỉ lệ 4%.
Số lượng CB – GV công tác từ trên 5 – 10 năm là: 13, chiếm tỉ lệ 54%.
Số lượng CB – GV công tác từ trên 10 – 20 năm là: 4, chiếm tỉ lệ 16%.
Số lượng CB – GV công tác từ trên 20 năm là: 2, chiếm tỉ lệ 8%.
3.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
5
Hàng năm khoa GDTC và QP-AN đều được Ban giám hiệu nhà
trường quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập
luyện, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy, học tập cũng như các hoạt động thể
dục thể thao của giảng viên và sinh viên của trường. Trang thiết bị dụng
cụ phục vụ công tác giảng dạy giáo dục thể chất được đảm bảo tốt. Tuy
nhiên trong giai đoạn tới do yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy
ngày càng cao, cũng như nhu cầu tập luyện ngoại khóa và các hoạt
động thể thao ngày càng nhiều, thì với điều kiện như thế là chưa đáp
ứng. Vì vậy, việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất là nhu cầu cấp thiết,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cũng như phát
triển phong thể dục thể thao tại trường trong thời gian tới.
3.1.3. Thực trạng nội dung chương trình giảng dạy
phổ tu môn bóng rổ
Hiện tại chương trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ dành cho
sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Đồng Tháp,
được tổ chức giảng dạy theo chương trình đã được Ban giám hiệu duyệt
năm 2012. Chương trình gồm có 2 tín chỉ với thời lượng 30 tiết, nội
dung thể hiện qua ba phần: Lý thuyết có 3 tiết và thực hành 27 tiết. Nội
dung chi tiết của chương trình được trình bày ở bảng 3.4
3.1.4. Thực trạng kết quả học tập môn bóng rổ
phổ tu của sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại
học Đồng Tháp năm học 2014 -2015
Bảng 3.5. Kết quả học tập môn bóng rổ phổ tu của sinh viên chuyên
ngành GDTC Trường Đại học Đồng Tháp năm 2014, 2015
T Năm
T học
Tổng số
Trun
sinh
Tỉ lệ
g
viên Yếu %
bình
Xếp loại
Tỉ lệ
%
Trung
bình
khá
Tỉ lệ Khá Tỉ lệ
% giỏi %
6
1
2014
30
2
6,7
5
16,7
18
60
5
16,7
2
2015
20
1
5
3
15
12
60
4
20
Qua bảng 3.5 cho thấy, kết quả học tập môn bóng rổ phổ tu
năm 2014 của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất có 2 em loại
yếu chiếm tỉ lệ 6.7%, 5 em loại trung bình chiếm tỉ lệ 16.7%, 18 em
loại trung bình khá chiếm tỉ lệ 60%, 5 em loại khá giỏi chiếm tỉ lệ
16.7%. Kết quả học tập môn bóng rổ phổ tu năm 2015 của sinh viên
chuyên ngành giáo dục thể chất có 1 em loại yếu chiếm tỉ lệ 5%, 3 em
loại trung bình chiếm tỉ lệ 15%, 12 em trung bình khá chiếm tỉ lệ 60%,
4 em loại khá giỏi chiếm tỉ lệ 20%.
3.2. Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành
GDTC Trường Đại học Đồng Tháp
3.2.1. Lựa chọn nội dung chương trình giảng dạy
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục
Thể chất Trường Đại học Đồng Tháp
3.2.1.1. Tổng hợp một số nội dung chương
trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ của một số
trường đại học đào tạo chuyên ngành giáo dục thể
chất.
Luận văn tiến hành tham khảo, tổng hợp, lược bớt lại và sử dụng
các nội dung phù hợp với điều kiện thực thế, đặc trưng của sinh viên
phổ tu chuyên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Đồng Tháp để
đưa vào phỏng vấn chuyên gia những nội dung phỏng vấn.
3.2.1.2. Kết quả phỏng vấn các nội dung chương trình giảng dạy
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại
học Đồng Tháp
7
Đề tài tiến hành phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng lần
phỏng vấn thứ nhất cách lần phỏng vấn lần 2 là một tháng. Phiếu phỏng
vấn được gửi đến các chuyên gia và giảng viên có trình độ chuyên môn
bóng rổ (lần một phát ra 25 thu về 20 phiếu, lần hai phát ra 25 thu về 20
phiếu). Kết quả phỏng vấn cho thấy sự thống nhất các ý kiến của các
chuyên gia qua hai lần phỏng vấn , thể hiện ở tất cả các nội dung . Sự
khác biệt ở hai lần phỏng vấn là không có ý nghĩa thống kê khi X tính
=0.06 đến 0.62
phỏng vấn cho thấy sự thống nhất của ý kiến trả lời của các chuyên gia.
Kết quả chi tiết về sự lựa chọn các nội dung của các chuyên gia huấn
luyện viên và giảng viên được trình bày ở phụ lục 3.
3.2.1.3. Lựa chọn nội dung chương trình giảng dạy phổ tu môn
Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học Đồng Tháp
Qua phỏng vấn luận văn đã lựa chọn được các nội dung chương
trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ Trường Đại học Đồng Tháp đảm bảo
các yêu cầu đạt từ 70% trở lên.
3.2.2. Xây dựng chương trình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ
cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học Đồng Tháp
Dựa vào kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung ở bảng
3.8, cũng như căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của
sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, luận văn tiến hành xây
dựng chương trình bóng rổ phô tu dành cho sinh viên chuyên ngành
giáo dục thể chất Trường Đại học Đồng Tháp như sau:
3.2.2.1. Những căn cứ để xây dựng chương trình
3.2.2.2. Quy trình xây dựng
8
I. Tên chương trình:
“Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy phổ tu môn
bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học
Đồng Tháp”
II. Đối tượng sử dụng: chương trình được áp dụng cho sinh
viên học tập chuyên ngành Trường Đại học Đồng Tháp
III. Cấu trúc chương trình.
Kết cấu chương trình giáo dục thể chất bao gồm:
1. Thuyết minh chương trình:
Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
Nguyên tắc xây dựng chương trình.
Phân phối thời gian.
Yêu cầu cơ bản của công tác dạy học.
2. Chương trình chi tiết: trình bày phải rõ ràng, ngắn gọn, đầy
đủ các nội dung quy định trong chương trình.
3. Nội dung và tiêu chuẩn thi, kiểm tra: là phần đánh giá chất
lượng giờ học, công tác giảng dạy và tổ chức quá trình dạy học
Bảng 3.9. Bảng phân phối thời gian chương trình giảng dạy
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành trường Đại học
Đồng Tháp
Môn học
Nội dung giảng dạy
Thời lượng
- Lý thuyết
6
- Thực hành
51
- Thi kết thúc học phần
I. Mục đích chương trình
3
Bóng rổ
Tổng số tiết
60 tiết
9
Phát triển các yếu tố vận động và thể lực, góp phần nâng cao sức
khỏe; sau khi hoàn thành môn học thì sinh viên nắm được những kiến
thức cơ bản về lịch sử, kỹ chiến thuật môn bóng rổ; vận dụng được
những kiến thức đã học vào trong thực tiễn như phương pháp làm trọng
tài tổ chức giảng dạy, huấn luyện các lớp phong trào.
II. Nhiệm vụ
- Việc học tập môn bóng rổ sẽ giúp cho sinh viên có thể nắm bắt
những vấn đề cơ bản ban đầu. Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ
bản thông qua những kỹ thuật cơ bản, hệ thống các bài tập.
- Giáo dục tính đoàn kết, hoàn thiện nhân cách của sinh viên,
đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo của chương trình.
III. Yêu cầu môn học
- Dành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất
- Tham dự đầy đủ các giờ lên lớp, thảo luận và tự học ở nhà
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tập luyện với tinh thần tự giác và tích cực.
- Sinh viên phải tích cực nghiên cứu, tham khảo tài liệu, vận
dụng các kiến thức vào giờ thực tập giảng dạy, tham gia đầy đủ các
buổi học tập
IV. Phương pháp giảng dạy
V. Phương pháp kiểm tra
+ Nôi dung kiểm tra thực hành có 2:
- Di chuyển dẫn bóng 2 bước ném rổ một tay trên cao 10 quả
- Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 10 quả
3.2.2.4. Phân phối và tiến trình giảng dạy
10
A. Phân phối
Bảng 3.10. Phân bố chương trình giảng dạy phổ
tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành GDTC
trường Đại học Đồng Tháp:
TT
NỘI DUNG
Lý thuyết
A
Lý thuyết
1
Lịch sử phát triển bóng rổ ở thế giới
2
Lịch sử phát triển bóng rổ ở Việt Nam
1
3
Đặc điểm, tính chất và tác dụng môn bóng rổ
1
4
Xu hướng phát triển bóng rổ hiện đại
1
5
Phương pháp làm trọng tài môn bóng rổ
2
B
Thực hành
Thực hành
6
11
1
51
1
Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ cao, thấp, trên dường
thẳng, di chuyển ngang, dẫn bóng qua cọc, đổi
hướng
4
2
Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngược, trên
đầu, bật đất, dưới thấp.
3
3
Kỹ thuật chuyền bóng tại chỗ và di chuyển bằng
hai tay trước ngực,trên đâu, bật đất
3
4
Kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai
6
5
Dẫn bóng kết hợp với 2 bước lên rổ
6
6
Bài tập qua người bên thuận bên nghịch
3
7
Phối hợp hai người di chuyển bắt bóng lên rổ
3
8
Phối hợp ba người di chuyển bắt bóng lên rổ
3
Chiến thuật
4
9
Chiến thuật tấn công toàn đội
2
10
Chiến thuật phòng thủ toàn đội
2
Thể lực
12
11
Nhảy dây
2
12
Chạy thang dây
2
13
Di chuyển ngang
2
14
Nằm sấp chống đẩy
2
15
Nhảy bật bục
2
16
Chạy 1500m
2
C
Kiểm tra kết thúc học phần
3
1
2
Di chuyển dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao
10 (quả)
Tại chỗ ném rổ một tay trên vai 10 (quả)
1.5
1.5
Tự học
12
Từ bảng 3.10, có thể nhận thấy nội dung, cấu trúc chương trình
giảng dạy phổ tu môn bóng rổ đang được áp dụng thực nghiệm tại
trường như sau:
- Chương trình giảng dạy phổ tu môn được luận văn xây dựng với
số tiết là 60 tiết, chia ra làm 15 tuần, 01 tuần 1 buổi, mỗi buổi 4 tiết.
B. Tiến trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực
nghiệm được luận văn trình bày tại bảng 3.11
13
Bảng 3.11. Tiến trình thực nghiệm chương tình giảng dạy phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên
chuyên ngành GDTC Trường Đại học Đồng Tháp
TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM
Tuần
Nội dung
Lý thuyết
Lịch sử phát triển bóng rổ ở thế giới
Lịch sử phát triển bóng rổ ở Việt Nam
Đặc điểm, tính chất và tác dụng môn bóng rổ
Xu hướng phát triển bóng rổ hiện đại
Phương pháp làm trọng tài môn bóng rổ
Thực hành
Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ cao, thấp, trên dường
thẳng, di chuyển ngang, dẫn bóng qua cọc, đổi hướng
Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngược, trên đầu,
bật đất, dưới thấp.
Kỹ thuật chuyền bóng tại chỗ và di chuyển bằng hai
tay trước ngực,trên đâu, bật đất
Kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai
Dẫn bóng kết hợp với 2 bước lên rổ
Bài tập qua người bên thuận bên nghịch
1
2
3
4
5
6
7
8 9 10 11 12
1
3
1
4
-
-
+
+
+
+
+
+
-
-
+
-
-
+
-
-
+
+
+
-
-
-
-
15
14
Phối hợp hai người di chuyển bắt bóng lên rổ
Phối hợp ba người di chuyển bắt bóng lên rổ
Chiến thuật tấn công toàn đội
Chiến thuật phòng thủ toàn đội
Nhảy dây
Chạy thang dây
Di chuyển ngang
Nằm sấp chống đẩy
Nhảy bật bục
Chạy 1500m
Tại chỗ ném rổ một tay trên vai
Di chuyển hai bước ném rổ một tay trên cao
+ + +
+
+
+
-
-
+
+
+ + - - - - -
-
-
-
-
Ghi chú: (+): là nội dung được học mới. (-): là nội dung ôn luyện. (K): là nội dung kiểm tra .
-
-
-
k
k
15
3.3. Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng
dạy phổ tu môn học bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo
dục Thể chất Trường Đại học Đồng Tháp.
3.3.1. Thực trạng thành tích học tập bóng rổ của
hai nhóm nghiên cứu
Vì thời gian nghiên cứu tương đối hạn chế, nên đề tài đã chủ
động căn cứ vào kết quả của các công trình để lựa chọn các test đánh
giá học tập bóng rổ phù hợp với điều kiện thực tế học tập của sinh
viên phổ tu ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Đồng Tháp, bao
gồm các test sau:Drill test (s); Chạy chữ T (s); Di chuyển hai bước
ném rổ 1 tay trên cao 10 quả (điểm); Tại chỗ ném rổ một tay trên vai
10 quả (điểm); Dẫn bóng tốc độ 20m (s); Trượt phòng thủ (s)
Để đánh giá thực trạng thành tích học tập bóng rổ của hai nhóm
nghiên cứu, đề tài đã sử dụng 06 test đã lựa chọn để kiểm tra đánh
giá. Kết quả được trình bày theo bảng 3.12 như sau:
Bảng 3.12. Thực trạng thành tích học tập bóng rổ của
hai nhóm nghiên cứu
TT
Test
S
S
d
t
1
Drill test (s)
32.87 1.88 32.85 1.59 0.01 0.03
2
Chạy chữ T (s)
13.43 1.44 13.60 1.09 0.16 0.37
3
4
Di chuyển hai bước ném rổ 1
3.74 0.71 3.89 0.72 0.16 0.81
tay trên cao 10 quả (điểm)
Tại chỗ ném rổ một tay trên
3.42 0.82 3.42 0.82 0.05 0.22
vai 10 quả (điểm)
5
Dẫn bóng tốc độ 20m (S)
5.13 0.47 5.01 0.45 0.12 0.94
6
Trượt phòng thủ (s)
14.35 0.97 14.27 0.79 0.08 0.27
P
P>0.0
5
P>0.0
5
P>0.0
5
P>0.0
5
P>0.0
5
P>0.0
5
16
Qua bảng 3.12 cho thấy thành tích của hai nhóm trước thực
nghiệm có sự khác biệt, nhưng không đáng kể hay nói cách khác là
tương đương nhau. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi ở
tất cả các test đều có ttính < tbảng ở ngưỡng P>0.05 cụ thể như sau:
- Drill test (s): Trước thực nghiệm thành tích của nhóm đối
chứng tốt hơn nhóm thực nghiệm 0.02 giây. Sự khác biệt này là không
có ý nghĩa thống kê khi ttính=0.03<tbảng=2.086 ở ngưỡng P>0.05. Như
vậy sự khác biệt này là không đáng kể hay nói cách khác thành tích của
hai nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
- Chạy chữ T (s): Trước thực nghiệm thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 0.17 giây. Sự khác biệt này là không có
ý nghĩa thống kê khi ttính=0.37<tbảng=2.086 ở ngưỡng P>0.05. Như vậy
sự khác biệt này là không đáng kể hay nói cách khác thành tích của hai
nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
- Di chuyển hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả
(điểm): Trước thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn
nhóm đối chứng 0.15 điểm. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa
thống kê khi ttính=0.81<tbảng=2.086 ở ngưỡng P>0.05. Như vậy sự
khác biệt này là không đáng kể hay nói cách khác thành tích của hai
nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
- Tại chỗ ném rổ một tay trên vai 10 quả (điểm): Trước
thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm bằng nhóm đối
chứng. Không sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê khi
ttính=0.22<tbảng=2.086 ở ngưỡng P>0.05. Như vậy sự khác biệt này là
17
không đáng kể hay nói cách khác thành tích của hai nhóm trước thực
nghiệm là tương đương nhau.
- Dẫn bóng tốc độ 20m (S): Trước thực nghiệm thành tích
của nhóm đối chứng tốt hơn nhóm thực nghiệm 0.11 giây. Sự khác biệt
này là không có ý nghĩa thống kê khi ttính=0.94
P>0.05. Như vậy sự khác biệt này là không đáng kể hay nói cách khác
thành tích của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
- Trượt phòng thủ (s): Trước thực nghiệm thành tích của
nhóm đối chứng tốt hơn nhóm thực nghiệm 0.08 giây. Sự khác biệt này
là không có ý nghĩa thống kê khi t tính=0.27
P>0.05. Như vậy sự khác biệt này là không đáng kể hay nói cách khác
thành tích của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
Tóm lại, thành tích ở tất cả các test của hai nhóm trước khi
thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự khác biệt đáng kể.
Điều này đảm bảo tính khách quan về trình độ ban đầu của khách thể
nghiên cứu trước khi tiến hành thực nghiệm.
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
Luận văn tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so
sánh song song trên hai nhóm sinh viên chuyên ngành giáo dục thể
chất trường Đại học Đồng Tháp theo phương pháp ngẫu nhiên gồm:
- Nhóm đối chứng: gồm 20 sinh viên nam lớp ĐHGDTC
2014A sẽ học chương trình giáo dục đang thực hiện tại trường.
- Nhóm thực nghiệm: 20 sinh viên nam ĐHGDTC 2014B sẽ học
chương trình môn bóng rổ được xây dựng ở đề tài.
18
Cả hai nhóm đều tập luyện trong thời gian 60 tiết trong 1 học
kỳ. Được bố trí giảng dạy vào đầu học kì 1 của năm học 2016 - 2017.
Thời gian tập luyện 1 buổi/tuần.
Điều kiện tập luyện của hai nhóm là như nhau, cả hai nhóm
đều có giáo viên hướng dẫn. Trước và sau thực nghiệm, luận văn tiến
hành kiểm tra thành tích của nhóm thực nghiệm.
3.3.3. Thành tích học tập bóng rổ của hai nhóm nghiên
cứu sau thực nghiệm
Để đánh giá thành tích sau thực nghiệm giữa hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực và kỹ
thuật bằng các test đã chọn. Qua quá trình đánh giá sau thực nghiệm
giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thu được kết quả như sau:
Bảng 3.13. Thành tích học tập bóng rổ của hai
nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm
TT
Test
S
S
d
t
P
1
Drill test (s)
2
Chạy chữ T (s)
12.24 1.43 13.15 0.82 0.92 2.22 P<0.05
Di chuyển hai bước ném rổ
6.84 0.81 6.21 0.89 0.63 2.40 P<0.05
1 tay trên cao 10 quả (điểm)
Tại chỗ ném rổ một tay trên
6.00 0.73 4.79 0.52 1.21 7.06 P<0.05
vai 10 quả (điểm)
3
4
30.51 1.56 31.71 1.66 1.20 2.53 P<0.05
5
Dẫn bóng tốc độ 20m (S)
4.76 0.49 4.84
0.43 0.09 0.71 P>0.05
6
Trượt phòng thủ (s)
13.00 1.00 14.27 0.79 1.27 4.06 P<0.05
Qua bảng 3.13 cho thấy, sau khi thực nghiệm thì thành tích
của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng thể hiện ở hầu hết
các test. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi ở 5 test đều có t tính
> tbảng ở ngưỡng p<0.05. Chỉ có test Dẫn bóng tốc độ 20m (s) là có sự
19
khác biệt không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê khi
ttính=0.71<tbảng=2.086 ở ngưỡng P>0.05. Cụ thể thành tích của hai
nhóm sau thực nghiệm như sau:
- Drill test (s): Sau thực nghiệm thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 1.20 giây. Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê khi ttính=5.53>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05. Như vậy
sự khác biệt này là quá rõ ràng hay nói cách khác thành tích của
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có sự phát triển tốt.
- Chạy chữ T (s): Sau thực nghiệm thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 0.91 giây. Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê khi ttính=2.22>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05. Như vậy
sự khác biệt này là quá rõ ràng hay nói cách khác thành tích của nhóm
thực nghiệm sau thực nghiệm có sự phát triển tốt.
- Di chuyển hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả
(điểm): Sau thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn
nhóm đối chứng 0.63 điểm. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê
khi ttính=2.40>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05. Như vậy sự khác biệt này
là quá rõ ràng hay nói cách khác thành tích của nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm có sự phát triển tốt.
- Tại chỗ ném rổ một tay trên vai 10 quả (điểm): Sau thực
nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng
1.21 điểm. Sự chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê khi
ttính=7.06>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05. Như vậy sự khác biệt này là
quá rõ ràng hay nói cách khác thành tích của nhóm thực nghiệm sau
thực nghiệm có sự phát triển tốt.
20
- Dẫn bóng tốc độ 20m (S): Sau thực nghiệm thành tích của
nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 0.08 giây. Sự khác biệt
này là không có ý nghĩa thống kê khi t tính=0.71
P>0.05. Như vậy sự khác biệt này là không đáng kể hay nói cách
khác thành tích của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có sự phát
triển tương đối.
- Trượt phòng thủ (s): Sau thực nghiệm thành tích của
nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 1.27 giây. Sự khác biệt
này là có ý nghĩa thống kê khi ttính=4.06>tbảng=2.086 ở ngưỡng
P<0.05. Như vậy sự khác biệt này là rõ ràng hay nói cách khác thành
tích của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có sự phát triển tốt.
Tóm lại, sau khi thực nghiệm thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng, ở hầu hết các test thể hiện sự khác
biệt rõ ràng. Điều này chứng tỏ chương trình giảng dạy phổ tu môn
bóng rổ mới xây dựng có mang lại hiệu quả rõ rệt.
3.3.4. Sự tăng trưởng thành tích học tập bóng rổ của hai
nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm.
Để đánh giá sự tăng trưởng thành tích học tập bóng rổ của hai
nhóm nghiên cứu, sau khi ứng dụng chương trình giảng dạy mới. Cũng
như có cơ sở đưa ra kết luận một cách chính xác về hiệu quả của chương
trình thực nghiệm, luận văn tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng của nhóm
thực nghiệm và đối chứng.
Bảng 3.14. Sự tăng trưởng thành tích học tập bóng rổ
của hai nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm.
TT
Test
Đối chứng
Thực nghiệm
21
S
S
d
t
P
1 Drill test (s)
3.57
2.45
7.40
2.19
3.84
5.51 P < 0.05
2 Chạy chữ T (s)
Di chuyển hai bước
3 ném rổ 1 tay trên cao
10 quả (điểm)
Tại chỗ ném rổ một
4 tay trên vai 10 quả
(điểm)
Dẫn bóng tốc độ 20m
5
(S)
6 Trượt phòng thủ (s)
3.31
4.26
9.41
3.50
6.10
5.37 P < 0.05
42.01
23.77
62.66
23.55
17.16
4.26 P < 0.05
32.95
27.80
56.28
17.46
23.33
3.11 P < 0.05
3.81
2.48
7.66
3.07
3.85
4.45 P < 0.05
4.35
3.30
9.95
2.42
5.60
8.12 P < 0.05
Qua bảng 3.14 cho thấy, sau khi thực nghiệm thì sự tăng
trưởng của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng thể hiện ở
hầu hết các test. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi ở tất cả test
có ttính > tbảng ở ngưỡng p<0.05. Cụ thể sự tăng trưởng của hai nhóm
sau thực nghiệm như sau:
- Drill test (s): Sau thực nghiệm tăng trưởng thành tích của
nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 3.84 %. Sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê khi ttính=5.51>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05.
- Chạy chữ T (s): Sau thực nghiệm tăng trưởng thành tích
của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 6.10 %. Sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê khi t tính=5.37>tbảng=2.086 ở ngưỡng
P<0.05.
- Di chuyển hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả
(điểm): Sau thực nghiệm tăng trưởng thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 17.16 %. Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê khi ttính=4.26>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05.
22
- Tại chỗ ném rổ một tay trên vai 10 quả (điểm): Sau thực
nghiệm tăng trưởng thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối
chứng 23.33%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê khi
ttính=3.11>tbảng=2.086 ở ngưỡng P<0.05.
- Dẫn bóng tốc độ 20m (S): Sau thực nghiệm tăng trưởng
thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 3.85%. Sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê khi t tính=4.45>tbảng=2.086 ở
ngưỡng P<0.05.
- Trượt phòng thủ (s): Sau thực nghiệm tăng trưởng thành
tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 5.60%. Sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê khi t tính=8.12>tbảng=2.086 ở ngưỡng
P<0.05.
Tóm lại, sau khi thực nghiệm thành tích của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng thể hiện qua nhịp tăng trưởng ở tất
cả các test. Sự tăng trưởng chi tiết được trình bày ở biểu đồ 3.1.
70
60
50
40
nhóm đối chứng
nhóm thực nghiệm
30
20
10
0
Test 1Test 2Test 3 Test 4Test 5 Test 6
23
Biểu đồ 3.1: Sự tăng trưởng thành tích học tập
bóng rổ của hai nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm
+ Ghi chú:
- Test 1: Drill test (s)
- Test 1: Chạy chữ T (s):
- Test 3: Di chuyển hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả (điểm)
- Test 4: Tại chỗ ném rổ một tay trên vai 10 quả (điểm)
- Test 5: Dẫn bóng tốc độ 20m (S)
- Test 6: Trượt phòng thủ (s)
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Căn cứ vào mục đích, các mục tiêu và kết quả nghiên cứu,
luận văn kết luận như sau:
1. Xác định được thực trạng chương trình giảng dạy phổ tu
môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất tại
Trường Đại học Đồng Tháp, thể hiện qua các nội dung sau:
-
Đội ngũ giảng viên thể dục tham gia công tác giảng dạy tại
Trường còn trẻ kinh nghiệm còn hạn chế song tinh thần trách
nhiệm và lòng nhiệt huyết yêu nghề cao. Tuy lực lượng giáo
viên tham gia giảng dạy thể dục nhiều nhưng về trình độ
chuyên ngành bộ môn bóng rổ còn thiếu.
-
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập thể dục thể thao
khá đầy đủ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất dành cho bóng rổ còn
khá khiên tốn, chỉ có 1 sân bóng rổ và có 1 bộ giàn rổ di
động.
-
Nội dung chương trình và hình thức giảng dạy phổ tu môn
bóng rổ chưa tận dung được tối đa thời gian giảng dạy thực
hành và lý thuyết so với thời lượng là 30 tiết học.
-
Kết quả học tập môn bóng rổ phổ tu năm 2014 và 2015 của
sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất loại yếu chiếm tỉ lệ
từ 5% đến 6.7%; loại trung bình chiếm tỉ lệ 15% - 16.7%;
loại trung bình khá chiếm tỉ lệ 60%; loại khá giỏi chiếm tỉ lệ
16.7% - 20%.
2. Xây dựng được chương trình giảng dạy phổ tu môn Bóng
rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học
Đồng Tháp, thể hiện qua nội dung giảng dạy, phân phối chương trình
25
cũng như xây dựng tiến trình biểu giảng dạy được trình bày ở phần
3.2 trong luận văn.
3. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm thực nghiệm đạt sự tăng
trưởng thành tích học tập bóng rổ cao hơn nhóm đối chứng một cách có ý
nghĩa thống kê, đã khẳng định hiệu quả của chương trình giảng dạy mới
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường
Đại học Đồng Tháp. Điều này chứng tỏ sự phù hợp với mục tiêu nhà
trường và đáp ứng nhu cầu của sinh viên học tập.
KIẾN NGHỊ:
Căn cứ vào các kết luận trên, luận văn kiến nghị:
1. Đề nghị Ban Giám Hiệu Trường Đại học Đồng Tháp đồng
ý cho bộ môn giáo dục thể chất ứng dụng chương trình giảng dạy mới
phổ tu môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học Đồng Tháp đã xây dựng của đề tài vào thực tiễn giảng
dạy.
2. Nhà trường cần tăng cường đội ngũ viên giáo dục thể chất,
tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đầu
tư cơ sở vật chất đặc biệt đối với môn bóng rổ, để có thể phát triển nhiều
môn thể thao tại trường.