Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ việt nam giai đoạn 2000 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUỆ

ĐIÊU KHẮC TƯỢNG TRÒN CHẤT LIỆU GỖ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUỆ

ĐIÊU KHẮC TƯỢNG TRÒN CHẤT LIỆU GỖ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Điêu khắc)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGÔ TUẤN PHONG

Hà Nội - 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HN

Hà Nội

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

H

Hình

Cm

Centimet



MỤC LỤC
TRANG

MỞ ĐẦU.………………………………………………….…………………………….………..…………

1

NỘI DUNG………………………………………………….……………………………...….…………...

7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI………….…

7

1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài…………………….………………...………

7

1.1.1. Khái niệm “điêu khắc tượng tròn” …………………….……………………..…….

7

1.1.2. Khái niệm “điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ” ……………………….……

11

1.2. Khái quát điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam hiện đại ….…


13

Tiểu kết chương 1…………………….…………………………………………………………………

18

Chương 2: NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT ĐIÊU
KHẮC TƯỢNG TRỊN CHẤT LIỆU GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2015

19

2.1. Nội dung các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ………….……

20

2.1.1. Nội dung về sinh hoạt, lao động………..……………..………………….…….……

20

2.1.2. Nội dung thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm………..……………………

23

2.1.3. Nội dung phản biện xã hội………..……………..……………..…………..………..….

25

2.2. Hình thức biểu đạt các tác phẩm điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ


27

2.2.1. Hình thức hiện thực………..……………..……………..………….………………..……...

27

2.2.2. Hình thức cách điệu………..……………...………….……..……………..……………..…

29

2.2.3. Hình thức biểu hiện………..……………..…………..……………..…………..…..………

30

2.2.4. Hình thức trừu tượng………..………………………………..……..………….……..……

32

Tiểu kết chương 2..……………..…………………………………..……………..……………..……..

36

Chương 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI……………..….

37

3.1. Những thành công và hạn chế của điêu khắc tượng tròn chất liệu
gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015………..……………..…………..……………..…….
3.1.1. Những thành công của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt
Nam giai đoạn 2000 – 2015………..……………..…………..……………..……………………


37
38


3.1.2. Những hạn chế của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2015………..……………..…………..………..……………..……………………
3.2. Nhận định về xu hướng phát triển của điêu khắc tượng tròn chất
liệu gỗ Việt Nam giai đoạn tiếp theo………..……..………..…………..……………..……

43
45

Tiểu kết chương 3..……………..……….…………..……………..……………….……………..……

48

KẾT LUẬN………..……………..………………..……………..……………..……………..……………..

49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………..…………...……………..………..…………

51

PHỤ LỤC………..……………..……………..……………..………………..…………..…….………..…

55



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, chất liệu gỗ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của
nghệ thuật Việt Nam đặc biệt là: kiến trúc và điêu khắc. Gỗ là chất liệu có
nguồn gốc tự nhiên và mang những đặc tính thuận lợi trong tạo tác. Gỗ có
nhiều chủng loại nên rất đa dạng về màu sắc, hình dáng, độ cứng, kết cấu vân,
thớ… mang giá trị thị giác độc đáo, đưa đến nhiều xúc cảm cho người nghệ sỹ.
Giai đoạn 2000 -2015 đã ghi nhận những thay đổi trong đời sống xã hội
với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
công nghệ thông tin liên lạc. Những thay đổi đó cho thấy và mang đến những
điều mới mẻ trong nhận thức con người cũng như thế giới văn hóa – tinh thần,
ảnh hưởng sâu rộng tới các sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật điêu khắc tượng
tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -2015 do đó cũng mang nhiều nét
đặc sắc, mới mẻ ở cả nội dung và hình thức thể hiện.
Bản thân người viết xuất thân từ làng nghề điêu khắc tượng gỗ truyền
thống nên nắm vững về kỹ thuật tạo hình cũng như tính chất cơ bản của chất
liệu gỗ, có khả năng nghiên cứu và cung cấp khả năng xử lý chất liệu gỗ trong
thực hành sáng tác các tác phẩm. Do đó, người viết lựa chọn đề tài “Điêu
khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015” làm luận văn
tốt nghiệp Thạc sỹ. Qua quá trình làm luận văn, người viết mong muốn mình
có thêm cơ hội để nghiên cứu và hiểu hơn về những nội dung, hình thức biểu
đạt các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ giai đoạn 2000 – 2015
cũng như đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân về những điểm thành
công, hạn chế của các tác phẩm đó, đưa ra dự đốn về sự phát triển của điêu
khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn tiếp theo.


2


2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết liên quan đến
nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ ở Việt Nam như:
* Tài liệu sách:
- Nguyễn Lương Tiểu Bạch - chủ biên (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại,
Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật, HN. Cuốn sách đã giới thiệu,
phân tích về mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ
XXI bao gồm cả các tác phẩm điêu khắc từ chất liệu gỗ.
- Nhóm tác giả (1997), Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN.
Cuốn sách đã cung cấp cái nhìn khái quát về điêu khắc gỗ hiện đại Việt Nam
cùng những tích về nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc gỗ thế
kỷ XX của các tác giả như: Đinh Rú (1937), Hứa Tử Hoài (1942), Tạ Quang
Bạo (1941), Phan Gia Hương (1951), Vương Học Báo (1950)...
- Quang Phòng, Trần Tuy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật, HN. Cuốn sách đã phân tích hội họa và điêu khắc từ khi thành lập
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925) đến những năm cuối thế kỷ
XX, từ đó đánh giá về sự chuyển biến của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
- Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật,
HN, đã đề cập các loại hình cơ bản của mỹ thuật trong đó có điêu khắc và
điêu khắc chất liệu gỗ
- Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân
tộc, Nxb Mỹ thuật, HN, cung cấp cái nhìn khái quát về điêu khắc gỗ truyền
thống Việt Nam qua quá trình nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tượng cổ Việt
Nam tiêu biểu như tượng cổ ở chùa Tây Phương (Thạch Thất - HN), chùa
Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), chùa Mía (Sơn Tây - HN).


3


* Các tài liệu báo, kỷ yếu hội thảo.
- Nguyễn Ngọc Dũng (2013) “Tìm hiểu về ngơn ngữ điêu khắc” Tạp chí Mỹ
thuật - Nhiếp ảnh, 5 (11), tr. 14-16. Bài viết nghiên cứu về khối, chất liệu và
bố cục của điêu khắc từ đó chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ điêu khắc.
- Lê Thị Hiền (2015),“Chất liệu gỗ của Emile Van Der Kruk trong Điêu
khắc đương đại”, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh, 9 (39), tr. 34-38. Bài báo đã có
phân tích về tạo hình trên chất liệu gỗ của nhà điêu khắc Emile Van Der Kruk
trong điêu khắc đương đại và khái quát điêu khắc gỗ đương đại thế giới.
- Trang Thanh Hiền (2013), “Điêu khắc của những người trẻ đã thực trẻ về
tư duy và hình thức?”, Tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, 8 (14), tr. 16-18. Bài
báo đưa ra đánh giá về các tác phẩm của các nhà điêu khắc trẻ với những
điểm hạn chế và tích cực.
- Nhóm tác giả (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm mỹ thuật Việt Nam
thời kỳ Đổi mới, Nxb Mỹ thuật, HN. Kỷ yếu đã cung cấp những thông tin về
mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 – 2006, đây là một
giai đoạn có nhiều chuyển biến, thay đổi của mỹ thuật Việt Nam, từ đó cung
cấp thơng tin cho nghiên cứu đề tài.
- Nhóm tác giả (2014), Kỷ yếu hội thảo triển lãm điêu khắc toàn quốc lần
thứ 5(2003 – 2013) và điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Công ty
cổ phần in Savina, HN. Kỷ yếu đã đưa ra những phân tích và nhận định về
điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013.
* Các công trình nghiên cứu.
- Trần Thị Biển, (2007), “Điêu khắc Việt Nam giai đoạn 1993 – 2003”, đề
tài cơ sở (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam), đã khái quát về điêu
khắc Việt Nam giai đoạn 1993 – 2003.
- Nguyễn Hồng Phong (2012), “Điêu khắc gỗ Việt Nam từ 1986 đến nay”,
luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, HN. Luận văn


4


đã khái quát về điêu khắc gỗ và một số hình thức biểu đạt của điêu khắc gỗ
giai đoạn này.
- Trần Trọng Tri (2012), “Giá trị tự thân của chất liệu điêu khắc”, luận văn
Thạc sỹ Mỹ thuật, trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. Luận văn trình
bày về các giá trị tự thân của chất liệu, tổng hợp và phân loại các phương cách
sử dụng chất liệu trong sáng tác điêu khắc.
- Nguyễn Thành Hiếu (2002), “ Chất liệu gỗ trong tác phẩm điêu khắc Việt
Nam”, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Khóa luận
tìm hiểu về chất liệu gỗ và đưa ra được thành công, hạn chế của chất liệu gỗ
trong điêu khắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt
Nam giai đoạn 2000 – 2015, cụ thể là nghiên cứu nội dung chủ đề và hình
thức biểu đạt các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ.
Trên cơ sở tư liệu văn bản, hình ảnh và kết hợp với tư liệu thực tế, luận
văn hệ thống và làm rõ về nội dung và hình thức biểu đạt, những thành cơng
và hạn chế của các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ trong điêu khắc Việt
Nam giai đoạn này. Từ những nghiên cứu đó, luận văn đưa ra nhận định về sự
phát triển của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Luận văn sẽ trở thành tài liệu nghiên cứu hữu ích góp phần vào việc
tìm hiểu những kiến thức về điêu khắc gỗ Việt Nam và áp dụng thực tế vào
các hoạt động sáng tác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung và hình thức biểu đạt của các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc
tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000-2015.


5


- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất
liệu gỗ trong các triển lãm do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm và Hội Mỹ
thuật Việt Nam tổ chức trong giai đoạn 2000 – 2015, trong đó có: Triển lãm
10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 4 (2003) và lần thứ 5 (2013); Triển lãm
Mỹ thuật toàn quốc các năm (2005), (2010); Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam
(2015); Triển lãm festival mỹ thuật trẻ năm (2014). Bên cạnh đó, luận văn còn
nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ trong các triển lãm
nhóm, triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn các năm (2010), (2012), (2014),
(2016); Triển lãm 5plus (2009), (2010), Triển lãm điêu khắc gỗ Hồi sinh cây
Gạo (2015).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điền dã: Tiến hành trực tiếp quan sát, chụp
ảnh, thu thập số liệu, thực hành trực tiếp các tác phẩm điêu khắc tại triển lãm,
bảo tàng, nhà riêng, xưởng và kết hợp với việc phỏng vấn ý kiến, quan điểm
từ các nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu, phê bình.
- Phương pháp thu thập thơng tin: Sưu tầm và phân loại tài liệu, tư liệu,
hình ảnh, văn bản từ các nguồn thư viện, sách, báo, luận văn, tạp chí, internet...
- Phương pháp thống kê và phân tích: Phân tích, tiếp cận, tổng hợp có
hệ thống, các tư liệu ảnh, văn bản về những vấn đề liên quan đến đề tài. Trên
cơ sở đó tiến hành chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu để từ đó thấy được giá
trị nghệ thuật, nét đặc sắc của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ, việc xử lý
thông tin đảm bảo được tính khách quan và chính xác.
- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh nội dung và hình thức biểu
đạt của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 với
những giai đoạn khác, nhằm chỉ ra những thành tựu và hạn chế về nội dung
chủ đề và hình thức biểu đạt của chất liệu gỗ trong điêu khắc giai đoạn này.



6

- Phương pháp mỹ thuật học: Trên cơ sở các kiến thức mỹ thuật học
tiến hành phân tích về bố cục, hình khối, khơng gian, màu sắc và chất cảm bề
mặt từ đó làm rõ giá trị nghệ thuật của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2015.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tác phẩm điêu
khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, luận văn làm rõ
đặc trưng nội dung và hình thức biểu đạt các tác phẩm tượng điêu khắc tượng
tròn chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn này, chỉ ra những thành tựu và hạn chế
của các tác phẩm đó và nhận định về sự phát triển của điêu khắc tượng tròn
chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu, hệ thống nội dung và hình
thức biểu đạt các tác phẩm tượng tròn chất liệu gỗ trong điêu khắc Việt Nam
giai đoạn (2000 – 2015). Trên cơ sở đó, luận văn phục vụ mục đích tìm hiểu
và áp dụng vào hoạt động sáng tác, tạo hình.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 81 trang, bao gồm phần mở đầu (7 trang), phần nội dung
(42 trang), phần kết luận (2 trang)
Phần nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (12 trang)
Chương 2: Nghiên cứu nội dung và hình thức biểu đạt điêu khắc tượng tròn
chất liệu gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 (18 trang)
Chương 3: Bài học rút ra từ nghiên cứu đề tài (12 trang)
Ngồi ra cịn có tài liệu tham khảo (trang số 51 - 54), phụ lục minh họa (trang
số 55 - 86)


7


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
1.1.1. Khái niệm “điêu khắc tượng tròn”
Theo dòng chảy lịch sử và sự hình thành của các nền văn hóa nhân loại,
nghệ thuật điêu khắc đã ra đời và phát triển cho đến nay. Dù chưa tìm thấy
được nguồn sử liệu ghi chép về thời điểm ra đời của điêu khắc nhưng dựa trên
các cổ vật khai quật được có thể nhận định rằng điêu khắc là một trong những
sáng tạo nghệ thuật lâu đời nhất trong lịch sử loài người.
Trong cuốn Từ điển mỹ thuật phổ thơng có định nghĩa về nghệ thuật
điêu khắc như sau :
Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có khơng gian ba chiều (tượng
trịn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò,
đắp, gắn… những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu
khắc còn là nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay
khéo léo của người nghệ sĩ (xt. nặn), đồng thời là nghệ thuật đúc tượng
thông qua việc đổ khuôn (chất làm tượng được làm chảy ra, sau đó đổ
vào khn, nó sẽ cứng chắc lại nhờ tự khô hoặc nung). Ngay từ thời cổ
đại người ta đã biết làm khuôn bằng đất sét hoặc kim loại, họ đã đổ
khuôn nhứng cái cốc uống nước và nhiều đồ dùng hàng ngày khác.
Dụng cụ làm điêu khắc là các lọai búa, đục, compa, mỏ hàn, bàn
xoay… Nghệ thuật điêu khắc được phát triển dần theo thời gian. Ngày
nay, người ta sử dụng vô số kỹ thuật và vật liệu khác nhau để làm điêu
khắc. Tuy nhiên, để được gọi là tác phẩm điêu khắc thì tác phẩm đó


8


phải mang lại cho người xem những cảm xúc và sự thú vị về nghệ thuật,
đồng thời chứa đựng một quan điểm mỹ học trong tác phẩm. [18, tr 51].
Và theo Từ điển bách khóa Wikipedia định nghĩa về điêu khắc như sau:
Điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật ba chiều được tạo ra bằng cách tạo
hình hoặc kết hợp vật liệu như kim loại, đá, thủy tinh, hoặc gỗ. Vật liệu
cũng có thể được sử dụng như đất sét, dệt may, nhựa, polyme và các
kim loại nhẹ nhàng hơn. Thuật ngữ này đã được mở rộng để cơng trình
điêu khắc bao gồm cả không gian âm thanh, ánh sáng, không gian hư
ảo và không gian tâm linh.
Các nhà điêu khắc làm việc bằng cách loại bỏ như khắc, hoặc họ có thể
được lắp ráp như hàn, làm cứng như đúc. Trang trí bề mặt bằng sơn có
thể được áp dụng. Điêu khắc đã được mô tả như là nghệ thuật tạo hình
cơng nghiệp vì nó liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có thể được đổ
khn hoặc điều chế. Sản phẩm thu được là tác phẩm điêu khắc.
Điêu khắc là một hình thức quan trọng của nghệ thuật công cộng. Một
bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc trong một khu vườn có thể được gọi là
một khu vườn điêu khắc.[38]
Từ đó có thể hiểu rằng: Điêu khắc là một loại hình của nghệ thuật tạo
hình. Các tác phẩm điêu khắc là các sản phẩm nhân tạo, hữu hình. Trong quá
trình thực hiện tác phẩm, con người tác động vào chất liệu để tạo những dáng
hình tồn tại trong không gia đa chiều nhằm thể hiện ý tưởng của mình. Ngơn
ngữ của điêu khắc cơ bản là hình khối. Chất liệu được sử dụng trong điêu khắc
đa dạng bao gồm các chất liệu tự nhiên và nhân tạo với muôn vàn cách thức tạo
tác khác nhau tùy theo sự sáng tạo của người nghệ sỹ.
Điêu khắc gồm 2 thể loại chính: phù điêu và tượng trịn. Điêu khắc
tượng tròn là thể loại điêu khắc chủ đạo. Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuấn


9


Phong thì trên thực tế khái niệm “tượng trịn” chưa được xác định một cách
chính thức cũng như chưa có một định nghĩa hồn chỉnh. Thuật ngữ “tượng
trịn” hay “Tượng” được quy ước là để chỉ một trong hai dạng thể của nghệ
thuật điêu khắc (“tượng tròn” và phù điêu”) và khái niệm “tượng tròn” thường
được hiểu từ khái niệm “điêu khắc”, từ một phần trong khái niệm điêu khắc.
Trong sách Lược sử Mỹ thuật và Mỹ thuật học, Nxb Giáo dục, “tượng”
được định nghĩa như sau:“Tượng là một khối thuần chất được cải biến thành
những hình dáng sinh động của người hay vật, đơi khi có gia cơng thêm hay
kết hợp với một vài chất liệu khác, nói chung đều có vị trí trong khơng gian
và có thể xem xét từ mọi phía…” [33]
Cuốn sách cũng chia tượng ra nhiều thể loại:
- Tượng đài và tượng lớn: Thường có kích thước lớn, kết hợp với bệ thành
một chỉnh thể, được đặt cố định tại một vị trí thích hợp trong một môi trường
nhất định như đại lộ, công viên, quảng trường, đại sảnh…để đánh dấu một sự
kiện lịch sử, tưởng niệm các danh nhân hoặc làm biểu tượng cho một tơn giáo,
một thành phố, một quốc gia…
- Tượng trịn: có kích cỡ trung bình, di chuyển được, thường đặt trong
nhà hay ngồi trời, rất đa dạng về hình thức, phong phú về chất liệu và đề tài.
- Tượng nhỏ: kích thước rất nhỏ, bằng đồng, đá, gỗ, đất nung…cỏ thể bày
trong tủ kính, bàn thờ hoặc dùng làm đồ tống táng…” [33, tr 7-10]
Trong giáo trình Mỹ học đại cương, NXB giáo dục Việt Nam, thuật ngữ
“Tượng tròn” được hiểu như sau:
- Tượng tròn (còn được gọi là tượng tồn khối).
- Tượng đắp nổi lên mặt phẳng (cịn gọi là phù điêu).


10

Trong tượng tròn, nếu căn cứ vào số lượng nhân vật, chúng ta gọi là
“nhóm tượng”. Dựa theo chức năng, quy mơ, ta có: tượng đài, tượng chân

dung, tượng trang trí [10, tr188 – 189]
Dựa trên những nhận định trên, đứng từ góc độ chun mơn, có thể xác
định khái niệm khái niệm “điêu khắc tượng tròn” hay “tượng tròn” như sau:
Là danh từ chỉ các tác phẩm điêu khắc tồn tại và có mối quan hệ với đa
chiều khơng gian bày đặt (chiều cao, rộng, sâu). Kích thước của tượng trịn
khơng q lớn nên có thể di chuyển. Để thưởng lãm, người xem có thể di
chuyển vịng quanh tác phẩm, sử dụng thị giác để ngắm nhìn những đường
nét, hình khối của tác phẩm. Thậm chí, người xem cịn có thể tiếp xúc trực
tiếp lên bề mặt của tác phẩm bằng tay. Chất liệu được sử dụng trong các tác
phẩm tượng tròn rất đa dạng: thạch cao, đồng, đá, xi măng, đất …
Các yếu tố nghệ thuật đặc thù của tượng trịn là: Khối - Chất liệu Khơng gian. Yếu tố “khối” được hiểu là hiệu quả thị giác được tạo nên từ bề
mặt của tượng, là biểu hiện xung lực từ bên trong hướng ra ngoài (khối nổi,
khối dương) hay từ bên ngoài hướng vào trong (khối lõm, khối âm). Yếu tố
chất liệu gắn nó hữu cơ với yếu tố khối. Yếu tố “chất liệu” đóng vai trị quyết
định cho sự tồn tại của tác phẩm trước những tác động ngoại cảnh (nhiệt độ,
độ ẩm) cũng như mang những đặc tính riêng về kết cấu và là cơ sở để xác
định không gian, thời gian bày đặt tác phẩm. Đặc trưng của chất liệu còn
được sử dụng trong việc khai thác chất liệu để thể hiện ý tưởng nghệ thuật,
mang lại hiệu quả thẩm mỹ. Yếu tố không gian bao hàm cả khơng gian bao
trùm bên ngồi thể tích của tác phẩm và mở rộng ra là khơng gian bày đặt
xung quanh. Với các tác phẩm có kết cấu rỗng và kích thước lớn, người xem
khơng chỉ thưởng lãm tác phẩm từ khơng gian bên ngồi vào mà cịn có thể
nhìn từ bên trong ra. Thậm chí với tác phẩm làm bằng chất liệu trong suốt,
người ta còn có thể nhìn xun qua kết cấu của tác phẩm.


11

1.1.2. Khái niệm “điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ”
Các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ là một loại hình của

điêu khắc tượng trịn được phân chia theo chất liệu tạo tác (đồng, sắt, thạch
cao…). Vậy nên, điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ có chung đặc điểm và tính
chất căn bản trong tạo hình với các tác phẩm điêu khắc tượng trịn nói chung.
Gỗ là nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, tồn tại dưới dạng vật
chất. Chất liệu gỗ được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ. Con người
đã dùng gỗ hàng ngàn năm vào nhiều mục đích khác nhau, mà chủ yếu là làm
vật liệu xây dựng nhà, công cụ, vũ khí, tác phẩm nghệ thuật và làm giấy.
Ưu điểm của chất liệu gỗ:
- Gỗ là nguyên liệu tự nhiên và nguồn nguyên liệu này có thể tái tạo qua
quá trình trồng trọt, chăm sóc và dùng máy móc đơn giản để khai thác
và chế biến.
- Tính chất vật lý: trọng lượng không quá nặng (so với chất liệu đá, đồng,
sắt…), có khả năng cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở bé.
- Thuận lợi trong chế tác: Mềm nên có thể dùng các máy móc, dụng cụ
để cưa, xẻ, bào, khoan, tách chẻ với vận tốc cao nhưng vẫn chịu lực tốt;
dễ nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán.
- Về thẩm mỹ: Do là nguồn nguyên liệu khai thác từ các cây lấy gỗ nên
chất liệu gỗ có các hình dáng, màu sắc đa dạng theo từng chủng loại và
tuổi thọ của cây. Gỗ có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang trí bề mặt.
Nhược điểm của chất liệu gỗ và biện pháp khắc phục:
- Gỗ là vật liệu tự nhiên, khai thác từ cây lấy gỗ, có thể tái tạo qua q
trình trồng trọt nên thời gian sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có
nhiều khuyết tật tự nhiên. Cần sử dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh hợp lý trong công tác trồng và chăm sóc rừng.


12

- Đặc tính của gỗ khơng có độ bền vững cao như các chất liệu khác (đá,
đồng, sắt…): dễ chịu sự tàn phá của các tác động ngoại cảnh (nhiệt độ, độ
ẩm), dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá hoại vậy nên để khắc phục

vấn đề này cần trải qua q trình phun tẩm các hóa chất chống mối mọt.
- So với chất liệu nhựa tổng hợp, gỗ có độ đàn hồi thấp nên cần sử dụng
phương pháp ép hoặc ngâm hóa chất để làm biến tính gỗ.
- Trong quá trình sử lý độ ẩm, khi phơi sấy để loại bỏ nước khỏi gỗ, gỗ
thường dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình nên cần có phương án cưa xẻ,
bóc lớp thích hợp…
Cách thức tạo tác của điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ cơ bản bao gồm có
các thao tác: cắt, đục- đẽo, khoan, mài…
- Cắt: Sử dụng cưa tay hoặc cưa máy để chia tách khối gỗ ra làm các
hình khối theo ý muốn.
- Khắc: Sử dụng cơng cụ dao với các kích thước khác nhau tác động nên
bề mặt chất liệu, tạo nên độ nông sâu tùy ý thích của người sử dụng.
- Đục - đẽo: sử dụng công cụ đục để tác động lên bề mặt chất liệu, lấy đi
các phần gỗ không cần thiết, tạo độ lồi – lõm, nông – sâu trên chất liệu
theo ý đồ của tác giả.
- Khoan: Sử dụng công cụ khoan để tạo nên những lỗ thủng trên chất
liệu, hỗ trợ các thao tác đục – đẽo trong việc tạo nên những khối hình.
- Mài: Sử dụng giấy nhám (giấy giáp) hoặc máy mài để tác động lên bề
mặt chất liêu, làm mịn bề mặt chất liệu.
Về cơ bản, một tác phẩm điêu khắc tượng trịn bằng gỗ có thể được tạo
nên qua các bước căn bản sau:
- Bước 1: Phác thảo ba mặt đứng – bằng – cạnh (mẫu vạch) của mẫu trên
bản vẽ hoặc ngay trên chất liệu (nếu đã chọn được khối chất liệu từ trước).
- Bước 2: Sử dụng cưa để tạo khối cơ bản 3 mặt theo phác thảo.


13

- Bước 3: Thực hiện các thao tác cưa, cắt, đục, đẽo, gắn… để tạo các
khối hình chi tiết cho tác phẩm và hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng.

- Bước 4: Thực hiện các thao tác gọt, tỉa, mài, chà nhám, sơn… để tạo các
khối hình chi tiết cho tác phẩm và hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng.
Gỗ là chất liệu, công cụ để người nghệ sỹ thực hiện ý tưởng nghệ thuật
của mình nhưng cũng có thể là vật thể tạo nguồn cảm hứng cho các sáng tạo.
Như đã nhắc đến ở những dòng trên, gỗ là nguồn ngun liệu tự nhiên nên có
nhiều dáng hình khác lạ. Người nghệ sỹ có thể nhìn nhận thấy vẻ đẹp độc đáo
của chất liệu và dựa vào đó để làm nên các tác phẩm bằng khả năng sáng tạo
không giới hạn và tư duy thẩm mỹ riêng của mình. Họ có thể tạo nên những tác
phẩm dựa trên những hình thù hoặc đặc điểm sẵn có của chất liệu gỗ (thân cây,
khúc gỗ, cành cây, mẩu gỗ, vỏ gỗ…) mà khơng làm biến đổi q nhiều dáng
hình và kết cấu vốn có của chất liệu hoặc có thể chế tác (đục, đẽo, cắt, ghép,
sơn, khắc…) các mảnh gỗ lại với nhau để tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Vậy nên, có thể hiểu rằng: Điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ là một
hình thức nghệ thuật tạo hình điêu khắc. Các nhà điêu khắc sử dụng các công
cụ và cách thức chế tác chất liệu gỗ, tạo nên những hình khối tồn tại trong
không gian thực. Ngôn ngữ của điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ cơ bản là
hình và khối. Và, các yếu tố nghệ thuật đặc thù của điêu khắc tượng tròn chất
liệu gỗ cũng tương đồng với các yếu tố nghệ thuật của tượng tròn là: Khối Chất liệu - Không gian.
1.2. Khái quát điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ Việt Nam hiện đại
Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại thường được lấy dấu mốc ra
đời vào năm 1925 khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ra đời). Nền nghệ thuật điêu khắc hiện
đại đó ra đời dựa trên việc kết hợp giữa những giá trị nghệ thuật truyền thống
bản địa với những thành tựu nghệ thuật tạo hình hàn lâm Pháp do các giảng
viên người Pháp tại trường giảng dạy.


14

Khó có thể xác định được nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam chính xác

có từ bao giờ bởi chưa tìm được nguồn sử liệu ghi chép lại. Gỗ là chất liệu tự
nhiên có độ bền vững khơng cao nên dễ bị hủy hoại theo thời gian, sự khắc
nghiệt của thời tiết, khí hậu và những diễn biến phức tạp của lịch sử (sự phát
hủy của chiến tranh loạn lạc, tranh giành vương quyền…). Tuy nhiên, căn cứ
theo các cổ vật hiện cịn lại thì có thể thấy rằng điêu khắc Việt Nam nói chung
cũng như điêu khắc trên chất liệu gỗ nói riêng đã có một bề dày lịch sử phát
triển và phục vụ chủ yếu cho các hoạt động tín ngưỡng tơn giáo.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ của Việt Nam kể từ thế kỷ XV đã đạt đến trình
độ nghệ thuật khá cao như các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (xã Thạch
Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội), tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở chùa
Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), hoặc những hình
trang trí tài khéo được chạm khắc ở các ngơi đình làng: đình Tây Đằng, đình
Chu Quyến (Sơn Tây, Hà Nội), đình Phù Lão (Lạng Giang, Bắc Giang)…
Các tác phẩm được ra đời từ bàn tay của những người thợ, hiệp thợ thủ công
tài khéo. Những tỷ lệ tượng, cách thức chế tác, xử lý chất liệu… đều được
những người thợ từ thế hệ này sang thế hệ khác đúc kết lại qua quá trình lao
động và được truyền dạy chủ yếu theo hình thức “truyền miệng”.
Cho đến khi trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, ngành điêu
khắc được đưa vào giảng dạy dựa trên khung chương trình nghệ thuật hàn lâm
Pháp, chất liệu gỗ truyền thống tiếp tục được khuyến khích sử dụng trong các
sáng tạo nghệ thuật của thầy và trị nơi đây. Trong q trình thực hiện tác
phẩm, chất liệu gỗ được các nghệ sỹ kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau
mang nhiều dáng vẻ sáng tạo mới mẻ. Có thể nói, sự ra đời của trường Mỹ
thuật Đông Dương đã mang đến một hình thái mới với hình thức thẩm mỹ, tư
tưởng thẩm mỹ và kỹ thuật thể hiện.
Sau đó, vào năm 1949 trường Mỹ nghệ Quốc gia – tiền thân của Đại
học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời. Trường được xây dựng dựa trên nền tảng


15


phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ nước nhà, sản xuất ra các sản
phẩm mỹ thuật ứng dụng. Điêu khắc là một trong những ngành đào tạo đạt
được nhiều tiếng vang của trường.
Đã có nhiều thế hệ các nhà điêu khắc thành danh tại hai ngôi trường
nghệ thuật trên. Với loại hình điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ, có thể kể đến
một số tác giả như: Đinh Rú (1937 - 2017) tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Việt
Nam khóa IV (1965 - 1979), Hứa Tử Hồi (1942 - 2008) và Tạ Quang Bạo
(1941) cùng tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Cơng nghiệp khóa II (1967 -1971),
Lê Duy Ứng (1947) từng học tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam…
Đinh Rú là nhà điêu khắc người Chăm chuyên sáng tác trên chất liệu gỗ.
Ông là nhà điêu khắc thuộc dân tộc thiểu số đã có nhiều đóng góp cho nền điêu
khắc Việt Nam hiện đại.Những tác phẩm của ơng vừa mang sự mạnh mẽ,
phóng khống của hơi thở đại ngàn, vừa ấm áp tình người với đồng bào dân tộc
thiểu số. Ngôn ngữ điêu khắc của ông kế thừa ngôn ngữ điêu khắc gỗ dân gian
Tây Nguyên kết hợp với ngôn ngữ điêu khắc hiện đại, tạo nên phong cách riêng
thơ mộc, ít trau chuốt, mang vẻ ngun sơ nhưng đầy chất cách điệu trang trí,
nhiều xúc cảm. Cuộc đời sáng tác của ông đã tạo nên nhiều tác phẩm điêu khắc
tượng tròn bằng gỗ nhận được sự đánh giá cao như: Vòng tay lớn, vòng tay nhỏ
(1979) (H1.1); Người đội nước (1986) (H1.5); Giúp bà qua đường (H2.15);
Người đầu làng (2007) (H2.50)…
Nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài là nghệ sĩ người dân tộc Nùng. Các tác
phẩm tượng gỗ của ơng thường có bố cục giản dị, chặt chẽ với các hình khối
chắt lọc, căng nở tạo nên ngơn ngữ tạo hình riêng biệt tràn đầy cảm xúc, có
sức truyền cảm lớn tới người xem. Các tác phẩm của ông luôn được đánh giá
cao trong nền điêu khắc hiện đại Việt Nam. Ông được nhắc đến nhiều với tác
phẩm: Bộ đội về làng (khoảng năm 1975), Bên bếp lửa (1985) (H1.8), Song
Sly (1983) (H1.2), Ác mộng (1996)… Tác phẩm khơng diễn tả trực tiếp hình
ảnh bếp lửa mà chỉ gợi tả sự hiện diện của ngọn lửa, hơi ấm ngọn lửa qua



16

hình ảnh hai bà cháu ơm nhau tác giả và hình ảnh đắt giá: chú mèo cuốn dưới
chân hai bà cháu. Chi tiết chú mèo vừa giúp bố cục thêm cân đối vừa có tính
chất gợi tả hình ảnh qy quần bên bếp lửa những ngày đông lạnh giá.
Đặc biệt, tại Huế, nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (1920 -2002) là
một tên tuổi lớn của nền điêu khắc thế giới. Bà từng được ghi danh trong Từ
điển LaRousse: Nghệ thuật thế kỷ XX. Điềm Phùng Thị một nhà danh họa
trong nghệ thuật điêu khắc, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn
học và Nghệ thuật châu Âu. Cái độc đáo riêng biệt của Điềm Phùng Thị là
việc bà sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7
mơ-đun hình học. Nhà phê bình nghệ thuật Raymond Cogniat gọi là mẫu tự. 7
chữ cái ấy tiền thân là những mẫu gỗ thừa mà người ta vứt đi trong xưởng mỹ
thuật của trường nghệ thuật thực hành. Những mẫu gỗ thừa hình vng, chữ
nhật, hình thang... ngẫu nhiên, nhưng là cả một thế giới hình tượng hết sức
sinh động qua con mắt của Điềm Phùng Thị. Từ hình người chấp tay, thêm
vào mấy mô-đun thành một ông quan, xoay qua xoay lại thành người phụ nữ,
lật ngược, lật xuôi thành bông hoa... Với 7 chữ cái độc đáo đó, Điềm Phùng
Thị đã lắp ghép, đã biến hóa thành mn vàng hình tượng: Thành một thế
giới Điềm Phùng Thị đậm đặc phong vị và triết lý phương Đông... [40] Tác
phẩm tiêu biểu bằng gỗ của nữ nghệ sỹ có thể nhắc đến như : Im lặng, Cổng
hư vơ, Chim đại bàng…
Ở dịng điêu khắc tượng trịn bằng gỗ cịn có thể kể thêm tên tuổi các
nhà điêu khắc như: Lê Duy Ứng nổi bật với tác phẩm tượng tròn bằng gỗ
mang tên: Bài ca người mẹ (1985) (H1.10); Nhà điêu khắc Vương Học Báo
đã sáng tạo nên tác phẩm: Đường lượn (1993) (H1.12); Nhà điêu khắc Hồng
Văn Để có tác phẩm: Gia đình (1982) (H1.11); Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo
có tác phẩm Cây sống đời (1991) (H1.4).
Mỹ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được tiếp nhận,

giao lưu văn hóa phương Tây mạnh mẽ, vì lúc này người Pháp đã ổn định


17

cuộc xâm lược Việt Nam ở cả miền Nam và miền Bắc. Cuộc giao lưu văn
hóa, mỹ thuật Đơng – Tây diễn ra một cách mạnh mẽ. Người Việt Nam tiếp
nhận một dịng mỹ thuật mới châu Âu đã có nhiều ảnh hưởng từ trước cùng
song hành với mỹ thuật truyền thống. Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam đã mang
đến những nét mới mẻ cho nền nghệ thuật nước nhà khi song hành phát triển
cùng nghệ thuật dân gian truyền thống.
Khi đất nước thống nhất (1975) và bước vào thời kỳ tái thiết, cơ chế
bao cấp quan liêu đã kìm hãm không chỉ sự phát triển của kinh tế, văn hóa,
xã hội mà cịn làm tụt hậu cả nền nghệ thuật nước nhà. Bước sang thời kỳ Đổi
mới (1986), chính sách mở rộng giao lưu với quốc tế mang đến nhiều cơ hội
phát triển đời sống hơn nhưng ở nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa – nghệ
thuật vẫn chịu sự thắt chặt quản lý. Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nói
chung vẫn chưa có nhiều sự thay đổi mạnh mẻ, phá cách mà hầu hết vẫn xoay
quanh những quan điểm thẩm mỹ hàn lâm được truyền dạy tại trường Mỹ
thuật Đông Dương. Trong khi vào thời điểm đó trên thế giới, nghệ thuật tạo
hình đã bước sang một bước ngoặt mới của quan điểm thẩm mỹ Hậu Hiện đại
và nghệ thuật Đương đại đầy ngẫu hứng, nổi loạn, cực đoan. Khoảng những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, đã có những nghệ sỹ muốn vượt thốt ra
khỏi những khn khổ xưa cũ, loay hoay kiếm tìm những điều mới mẻ.
Phải tới khoảng năm 2000, sự “bùng nổ” thơng tin tồn cầu mới góp
phần quan trọng trong việc giúp người dân tiếp nhận, trao đổi thông tin với
thế giới qua nhiều con đường khác nhau như: internet, sách báo... Qua các
kênh tiếp cận đó, các nghệ sĩ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nguồn thông tin
mỹ thuật thế giới. Các hoạt động và các tác phẩm gia tăng rõ rệt với đa dạng
trong nội dung và hình thức thể hiện. Vậy nên, dấu mốc năm 2000 ghi nhận

những thay đổi của đời sống xã hội, tư duy sáng tạo của người nghệ sỹ. Người
nghệ sỹ tự do với các sáng tạo của mình. Tiếng nói của cái Tơi cá nhân trở
nên mạnh mẽ và được chú ý hơn. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ


18

thuật, điêu khắc thời kỳ này sử dụng rất đa dạng chất liệu và cách thức tạo tác.
Với các ưu thế vốn có, chất liệu gỗ vẫn tiếp tục được đưa vào ứng dụng trong
các tác phẩm điêu khắc tượng trịn. Các nghệ sỹ ln đề cao giá trị tự thân của
chất liệu này và khai thác đến tận cùng khả năng biểu đạt của chất liệu với
nhiều các thức tạo hình.
Tiểu kết chương 1
Điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ là một trong những thể loại của nghệ
thuật tạo hình điêu khắc. Chúng có những đặc điểm chung với các tác phẩm
điêu khắc tượng trịn nói chúng như: đều là các tác phẩm được người nghệ sỹ
tạo nên trong không gian thực đa chiều : Chiều cao – Chiều rộng – Chiều sâu
và đều bao gồm ba yếu tố đặc trưng: Khối – chất liệu – Không gian. Tùy theo
ý muốn tạo hình và đặc điểm của tác phẩm mà các nghệ sỹ điêu khắc sẽ có
những phương thức khai thác chất liệu, tạo hình sản phẩm riêng. Các phương
pháp chế tác cơ bản của điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ là: khắc, tạc, chạm,
cưa, cắt, lắp ghép…
Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn bằng chất liệu gỗ cũng xuất hiện khá
sớm ở Việt Nam với hình thức tượng trịn thủ cơng mỹ nghệ phục vụ chủ yếu
cho sinh hoạt tâm linh. Nền nghệ thuật điêu khắc Hiện đại ra đời dựa trên sự
kết hợp hài hòa của tư duy thẩm mỹ truyền thống và tư duy thẩm mỹ hàn lâm
phương Tây. Cho đến nay, điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ vẫn tiếp tục được
phát triển với những tinh thần mới, hình hài mới thỏa mãn nhu cầu sáng tạo
của người nghệ sỹ và nhu cầu thưởng lãm của xã hội.



19

Chương 2
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG TRÒN CHẤT LIỆU GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
Có đánh giá cho rằng vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan
mà con tàu nghệ thuật Việt Nam từ khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương xuất hiện hầu như vẫn chỉ giao động trong giai đoạn nghệ thuật Tân
Cổ Điển và Tượng trưng. Tuy nhiên, nhìn nhận lại thì có thể thấy rằng: nghệ
thuật điêu khắc nói chung và đặc biệt là điêu khắc tượng trịn chất liệu gỗ nói
riêng đã đạt được nhiều đánh giá cao trong giai đoạn 2000 - 2015. Đây là kết
quả của quá trình học hỏi những thành tựu nghệ thuật đi trước, kết hợp với
những sáng tạo của các nghệ sỹ.
Giai đoạn 2000 – 2015 ghi nhận nhiều biến động trong đời sống xã hội.
Hệ thống thông tin điện tử toàn cầu phát triển bùng nổ, xây dựng nên một thế
giới thông tin mới mang tên “thế giới mạng”. Mơ hình kinh tế - sản xuất thương mại lớn mạnh và lan rộng. Những biến động trên diện rộng đó đã có
ảnh hưởng lớn tới cấu trúc xã hội, tác động đến từng cá thể con người trong
mọi góc độ sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần.
Đời sống nghệ thuật tạo hình cũng khó nằm ngồi dịng chảy mới mẻ
của cuộc sống đó. Chính sự mở cửa, đón nhận thơng tin và hội nhập văn hóa
quốc tế đã giúp cho người nghệ sỹ có thêm nhiều cơ hội học hỏi, tìm hiểu về
những nền văn hóa, nền nghệ thuật, các tác phẩm của các đồng nghiệp quốc
tế. Những điều mới mẻ trong đời sống đã góp phần quan trọng trong việc hình
thành đổi mới trong não trạng con người, giúp người nghệ sỹ có những góc
nhìn mới, tư duy thẩm mỹ mới trong quá trình sáng tác, góp phần xây đắp nên
sự đa dạng và phong phú cho thế giới nghệ thuật.


20


2.1. Nội dung các tác phẩm điêu khắc tượng tròn chất liệu gỗ
So với thời kỳ trước đó, một trong những sự chuyển biến mới nhất của
các tác phẩm tượng tròn bằng gỗ gian đoạn này 2000 - 2015 là sự phong phú
hóa đề tài. Nội dung các tác phẩm đa dạng: chia sẻ những tâm sự cá nhân, tái
hiện hoạt cảnh đời sống sinh hoạt xã hội và đời sống tinh thần cũng như nói
về các vấn đề trong đời sống xã hội: mơi trường, kinh tế, chính trị… Mỗi
người nghệ sỹ có những góc nhìn, những đánh giá và cảm nhận riêng
2.1.1. Nội dung về sinh hoạt, lao động
Đề tài sinh hoạt, lao động từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các
nghệ sỹ. Những hoạt cảnh đời sống luôn thay đổi đa dạng nên cũng luôn
mang đến những cảm nhận mới mẻ. Với nhiều người, những hình ảnh thường
ngày đó vốn khơng có nhiều dấu ấn hay sự thu hút đặc biệt bởi nó diễn ra
thường xuyên và cũng không mấy ai quan tâm, để ý. Tuy nhiên, bằng tâm hồn
nhạy cảm và tài năng nghệ thuật, người nghệ sỹ đã nắm bắt được những vẻ
đẹp phong phú đó mà khai thác, tạo nên những tác phẩm sống động. Các tác
phẩm tượng tròn chất liệu gỗ khai thác đề tài này chiếm số lượng khá lớn.
Nghệ sỹ Trần Văn Đức (Quảng Nam) được ghi nhận với hai tác phẩm điêu
khắc tượng tròn bằng gỗ mang tên: Phía thượng nguồn (2013) và Cái chữ vùng
cao (2001). Tác giả tái hiện hình ảnh con người lao động bình dị miền thôn
quê, miền núi: em bé và con trâu miền cao trong tác phẩm Phía thượng nguồn
(2013) (H2.1); em bé trong tác phẩm Cái chữ vùng cao (2001) (H2.4). Đó là
những hình ảnh bình dị mà người ta thường thấy khi về những miền thôn quê hay
bắt gặp trong các câu ca dao, những bức tranh dân gian Đông Hồ khắc họa hình
em bé chăn trâu thổi sáo. Ở tác phẩm Phía thượng nguồn, người xem có thể
nhận thấy sự dung dị qua cách thể hiện mộc mạc của những khối hình được
đơn giản hóa. Trên khối gỗ hình trụ, nghệ sỹ phát triển bố cục theo trục dọc, chia
làm hai nhóm chính: em bé và con trâu. Tuy hạn chế về chiều rộng về mặt nhưng



×