Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.4 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LOAN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LOAN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG TÀI SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH
PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Trọng Xuân

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi
đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: "Hồn
thiện cơng tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc"
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý đào tạo Sau Đại học,

Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế & quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân người
đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa
học. Nếu khơng có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽ
không thể thu được những kết quả như mong đợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH......................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài..............................................................3
5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC......................4
1.1. Lý luận cơ bản về tài sản Nhà nước....................................................................4
1.1.1. Khái niệm về tài sản nhà nước.........................................................................4
1.1.2. Khái niệm về tài sản tại Kho bạc nhà nước.....................................................5
1.1.3. Đặc điểm về tài sản tại Kho bạc nhà nước.......................................................6
1.1.4. Phân loại tài sản tại Kho bạc nhà nước.......................................................... 12
1.2. Quản lý và sử dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước............................................. 14
1.2.1. Khái niệm về quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc nhà nước......14
1.2.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc
nhà nước....................................................................................................... 15
1.3. Nội dung công tác quản lý và sử dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước................20
1.3.1. Phân cấp công tác quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc nhà nước
................................................................................................................................. 20
1.3.2. Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc
nhà nước....................................................................................................... 22
1.3.3. Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan Kho
bạc nhà nước................................................................................................. 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


iv
1.3.4. Quyết tốn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan

Kho bạc nhà nước......................................................................................... 25
1.3.5. Công tác quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc
nhà nước....................................................................................................... 28
1.3.6. Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong cơ
quan Kho bạc nhà nước................................................................................ 34
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc...................................................................... 35
1.4.1. Nhân tố khách quan....................................................................................... 35
1.4.2. Nhân tố chủ quan........................................................................................... 37
1.5. Thực tiễn kinh nghiệm về quản lý, sử dụng tài sản ở một số nước trên thế
giới và một số kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố ở nước ta.........................38
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại một số nước trên thế giới
................................................................................................................................. 38
1.5.2. Thực tiễn kinh nghiệm quản lý và sử dụng tài sản nhà nước ở một số
kho bạc Nhà nước tỉnh, thành nước ta.......................................................... 40
1.5.3. Bài học kinh nghiệm quản lý và sử dụng tài sản nhà nước cho Kho bạc
nhà nước Vĩnh Phúc..................................................................................... 43
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 45
2.1. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 45
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 45
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin......................................................... 45
2.2.3. Phương pháp chun gia................................................................................ 47
2.3. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử
dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc.............................................. 47
2.3.1. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản,
lập dự toán đầu tư mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh phúc...........47
2.3.2. Đánh giá việc chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc
nhà nước Vĩnh Phúc..................................................................................... 48
2.3.3. Đánh giá việc quyết tốn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc

nhà nước Vĩnh Phúc..................................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


v
2.2.4. Công tác quản lý và sử dụng, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng tài sản
của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc................................................................. 49
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI
SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC....................................50
3.1. Khái quát chung về quá trình phát triển và tình hình tài sản tại Kho bạc
nhà nước Vĩnh Phúc..................................................................................... 50
3.1.1. Khái quát quá trình phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà
nước Vĩnh Phúc............................................................................................ 50
3.1.3. Tình hình tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc........................................ 52
3.2 Thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc
................................................................................................................................. 53
3.2.1 Phân cấp công tác quản lý tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc.............53
3.2.2 Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước của Kho bạc Nhà nước
Vĩnh Phúc..................................................................................................... 58
3.2.3. Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc
................................................................................................................................. 60
3.2.4. Quyết tốn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc 67

3.2.5 Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc..........70
3.2.6. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng tài sản của Kho bạc Nhà
nước Vĩnh Phúc............................................................................................ 76
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng tài sản của Kho bạc Nhà
nước Vĩnh Phúc............................................................................................ 78

3.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của
KBNN Vĩnh Phúc......................................................................................... 78
3.3.2 Một số hạn chế về công tác quản lý tài sản nhà nước của KBNN Vĩnh Phúc. 79
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý và sử dựng tài
sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc........................................................... 80
Chương 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG TÀI SẢN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC...............83
4.1. Định hướng đổi mới công tác quản lý, sử dụng tài sản ở Kho bạc nhà
nước Vĩnh Phúc đến năm 2025..................................................................... 83
4.1.1. Đầu tư, mua sắm tài sản gắn liền với phát triển bền vững của Kho bạc
nhà nước Vĩnh Phúc..................................................................................... 83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


vi
4.1.2. Tăng cường cơ sở hạ tầng nhằm ứng dụng khoa học, công nghệ ngày
càng cao vào công tác quản lý quỹ Ngân sách nhà nước..............................83
4.1.3. Thực hiện phân cấp quản lý tài sản phù hợp với đặc thù của đơn vị..............84
4.1.4. Đổi mới hình thức đầu tư, mua sắm tài sản.................................................... 84
4.1.5. Phát huy nhân tố con người, tăng cường tài sản cố định vơ hình, làm chủ
cơng nghệ trong hoạt động quản lý quỹ Ngân sách nhà nước.......................85
4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng tài sản ở Khoa bạc nhà
nước Vĩnh Phúc đến năm 2025..................................................................... 86
4.2.1. Thực hiện phân cấp rõ ràng quản lý tài sản Nhà nước phù hợp với trình
độ quản lý của cán bộ Kho bạc nhà nước các cấp......................................... 86

4.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước
................................................................................................................................. 89
4.2.3 Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước......91
4.2.4. Quyết tốn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước kịp thời....................93
4.2.5 Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng và thanh lý
tài sản Nhà nước........................................................................................... 95
4.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng tài sản nhà nước
................................................................................................................................. 98
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................................... 99
4.3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính,
Kho bạc nhà nước Trung ương và Kho bạc nhà nước tỉnh về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước................................................................................... 99
4.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý tài sản
nhà nước.....................................................................................................101
4.3.3. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quản lý.............................................101
KẾT LUẬN..........................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................105


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước Trung ương
Ngân sách Nhà nước

Tài sản Nhà nước
Xây dựng cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc..............................51
Bảng 3.1 Tổng hợp tình hình tài sản của KBNN Vĩnh Phúc...................................52
Bảng 3.2 Tình hình lập và phê duyệt dự tốn đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN
Vĩnh Phúc

59

Bảng 3.3 Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc KBNN tỉnh......................61
Bảng 3.4 Tình hình đầu tư XDCB của KBNN Vĩnh Phúc....................................... 62
Bảng 3.5 Thực hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và thiết bị làm việc
KBNN Vĩnh Phúc

64

Bảng 3.6 Tình hình mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc...................................65
Bảng 3.7 Tình hình quyết tốn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản............................69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/



1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản thuộc cơ quan KBNN là một dạng của cải vật chất, dùng vào mục

đích hoạt động của ngành, bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất;
quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự
nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị
làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định. Về nguyên tắc quản lý, tài sản
phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc
xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết,
thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quản lý, sử dụng tài sản được thực
hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản
phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ngày 3 tháng 6 năm 2008, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc
hội khoá XII thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Ngay
sau khi Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan
KBNN các cấp đã thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, từng bước đưa
cơng tác hạch tốn kế tốn tài sản nhà nước vào nề nếp, ý thức trách nhiệm quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng
lực và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, sau 5 năm Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được đi vào
cuộc sống, bên cạnh những ưu điểm về quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước nêu
trên, trong quá trình thực hiện cơng tác quản lý mang nặng tính hành chính, quản lý
thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí tải sản chuyên dùng… các tiêu chuẩn, định mức

chế độ về quản lý, sử dụng tài sản do nhà nước ban hành đã lạc hậu, chế độ quản lý
không phù hợp với cơ chế khoán mới; một số cơ quan KBNN được đầu tư xây dựng
cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn tất các thủ tục hồ
sơ kịp thời để thẩm định phê duyệt giá trị quyết tốn cơng trình hồn thành để làm
cơ sở hạch toán kế toán; tài sản cố định được tiếp nhận, chuyển giao từ cơ quan, đơn
vị này sang cơ quan, đơn vị khác số hồ sơ, tài liệu bàn giao không đầy đủ; công tác
quản lý hồ sơ, tài liệu tài sản nhà nước chưa được chặt chẽ, còn để thất lạc, làm


2
mất hồ sơ, tài liệu…; việc theo dõi hạch toán kế tốn, tính hao mịn tài sản nhà nước
tại một số KBNN chưa đúng với quy định; đối với một số KBNN được đầu tư, mua
sắm tài sản cố định là máy móc, thiết bị phục vụ cơng tác, trong quá trình quản lý,
sử dụng tài sản chưa phát huy hết tính năng, cơng suất của máy móc thiết bị dẫn đến
việc sử dụng tài sản của nhà nước kém hiệu quả. Mặt khác, một số máy móc, thiết
bị được nhà nước trang bị nhưng không sử dụng để xuống cấp, hư hỏng gây lãng
phí tài sản cơng của Nhà nước… Tình hình trên cũng đang là vấn đề thực tiễn cần
giả quyết, tương đối nổi bật, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành ở tỉnh Vĩnh
Phúc. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng tài
sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc” có tính cấp thiết hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hồn thiện, nân cao hiệu quả cơng tác

quản lý, sử dụng tài sản trong hệ thống KBNN Vĩnh Phúc.
Mục tiêu cụ thể
-


Hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về tài sản trong cơ quan

kho bạc Nhà nước.
-

Xây dựng khái niệm, nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước trong

cơ quan kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc; phân tích làm rõ nội dung công tác quản lý
và sử dụng tài sản Nhà nước trong Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc.
-

Tập trung đánh giá, làm rõ thực trạng ưu điểm, hạn chế trong công tác quản

lý và sử dụng tài sản Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc thời gian qua.
-

Đề xuất quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý, sử dụng tài

sản tại KBNN Vĩnh Phúc.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý và sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc do Nhà nước trang

cấp để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.



3
-

Về thời gian:

+ Khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc giai
đoạn 2012 - 2016.
+

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng tài sản của KBNN Vĩnh

Phúc đến năm 2025.
4.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài
Ý

nghĩa khoa học của đề tài

Kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác
quản lý tài sản Nhà nước cho các chủ thể ở KBNN cấp tỉnh.
Đóng góp của đề tài
Đề tài cố gắng đánh giá đúng thực trạng quản lý tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc
về phân cấp quản lý tài sản; lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản hàng năm; chấp
hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản và thanh lý tài sản; quyết tốn kinh phí đầu tư,
mua sắm tài sản; công tác quản lý sử dụng tài sản; kiểm tra, giám sát hoạt động đầu
tư, mua sắm tài sản;
Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý,

sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc đến năm 2025.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội
dung chính của đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng tài sản tại KBNN.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận cơ bản về tài sản Nhà nước
1.1.1. Khái niệm về tài sản nhà nước
Tài sản là từ để chỉ các của cải vật chất của nhận loại, của quốc gia, của cơ
quan, đơn vị, của doanh nghiệp hay của cá nhân.
Theo từ điển Wikipedia: Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản
xuất hoặc tiêu dùng.
Theo từ điển Tiếng Việt: Tài sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hay tiêu
dùng. Tài sản cố định là tư liệu sản xuất, chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh,
dùng được vào nhiều chu kỳ sản xuất; tài sản lưu động là tư liệu sản xuất chỉ dùng
được trong một chu kỳ sản xuất [25,Tr 67].
Theo điều 163 của bộ Luật dân sự năm 2005, tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản [18].
Tài sản nhà nước là một bộ phận quan trọng của quốc gia, trong đó Nhà nước
là chủ sở hữu tài sản quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước không trực tiếp sử dụng tài sản
mà giao cho các cơ quan hành chính Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, bao gồm:

-

Đất đai, nhà cửa, cơng trình, vật kiến trúc: Là tài sản của Cơ quan hành

chính Nhà nước được Nhà nước giao và hình thành sau quá trình đầu tư xây dựng
như: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, vật kiến trúc.
-

Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm: Ơ tơ, tàu, xuồng, xe máy công,

phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ……
Máy móc, thiết bị là tồn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho
cán bộ
cơng chức, máy móc thiết bị Văn phịng như: Máy vi tính, máy photocopy, máy
chiếu, máy hủy tài liệu, máy đụn nước, máy điều hịa nhiệt độ…. Và các máy móc
thiết bị chun dùng cho công tác chuyên môn.
tác,

Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công


quản lý hoạt động của đơn vị như: Bàn, ghế, tủ, ….


5
-

Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi như: Vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su,

vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại.

Các loại tài sản nhà nước khác như: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, sách,
di tích
lịch sử, tác phẩm nghệ thuật...
Nghiên cứu tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước cho thấy rất phong
phú và đa dạng; là cơ sở vật chất cần thiết và quan trọng để thực hiện các hoạt động
của cơ quan Nhà nước. Vì thế, yêu cầu việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước qui định.
1.1.2. Khái niệm về tài sản tại Kho bạc nhà nước
1.1.2.1. Cơ quan Kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý;
quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân
sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu
Chính phủ theo quy định của pháp luật [27].
KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
chính - ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sở làm
việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương bao
gồm: KBNN TW, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và các điểm
giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó.
Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, được
Nhà nước trang cấp các loại tài sản để phục vụ cho hoạt động của ngành. Các loại
tài sản của cơ quan KBNN thuộc sở hữu của Nhà nước và được Nhà nước giao cho
ngành quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do Nhà nước ban hành.
1.1.2.2. Khái niệm tài sản trong cơ quan Kho bạc nhà nước
Theo điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qui định: Tài sản nhà
nước là tài sản hình thành từ NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN, thuộc sở hữu,
quản lý của nhà nước, bao gồm nhà, cơng trình cơng cộng, cơng trình kiến trúc và



6
tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước [19].
Tài sản trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong cơ quan KBNN nói
riêng là những của cải vật chất được Nhà nước trao quyền cho cơ quan KBNN hoặc
các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dùng vào mục đích “tiêu dùng”; tài sản do
cán bộ của cơ quan KBNN đó trực tiếp hoặc gián tiếp “tiêu dùng” (hay sử dụng tài
sản) để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn chung của đơn vị, tài sản đó gọi là
“Tài sản cơng”.
Tài sản được nhà nước trang bị để phục vụ cho hoạt động của cơ quan
KBNN bao gồm: Đất đai, trụ sở làm việc, các cơng trình phụ trợ, vật kiến trúc, các
phương tiện phục vụ cho giao thông vận tải như ôtô, xe máy, tàu, thuyền…, các
máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác. Trong các loại tài sản
này, thì đất đai là loại tài sản được Nhà nước xác lập quyền sở hữu cho cơ quan
KBNN; các loại tài sản khác, Nhà nước cấp vốn NSNN cho cơ quan KBNN thực
hiện dưới dạng đầu tư xây dựng hoặc mua sắm theo quy định.
Từ cách tiếp cận này, có thể rút ra khái niệm: Tài sản trong cơ quan KBNN
là những tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; dưới các hình thức đầu tư, mua sắm, tài trợ và xác lập
quyền sở hữu Nhà nước theo qui định của pháp luật, Nhà nước giao cho cơ quan
KBNN quản lý, sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung của cơ quan nhằm
thực hiện nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao cho.
1.1.3. Đặc điểm về tài sản tại Kho bạc nhà nước
1.1.3.1. Tài sản trong các cơ quan Kho bạc nhà nước được đầu tư, mua sắm bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
Cơ quan KBNN thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên bằng vốn nhà nước gồm: Trụ sở làm việc, nhà phụ trợ, vật kiến trúc, các
trang thiết bị; phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; vật
tư, công cụ, dụng cụ; máy móc, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác chun mơn, phục

vụ an tồn lao động, phịng cháy, chữa cháy; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm
máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm; bản quyền sở hữu trí tuệ; phương tiện vận
chuyển như ơ tơ, xe máy, tàu, thuyền, xuồng…và các loại tài sản khác.


7
Tất cả các tài sản nêu trên được đầu tư mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà
nước cấp được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự tốn chi ngân sách hàng năm
của cơ quan, nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước do
Nhà nước quản lý; nguồn thu từ các khoản phí được sử dụng theo quy định của
pháp luật; nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của
đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Với đặc điểm như vậy, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý cần phải tính
tốn lựa chọn ưu tiên các tài sản để đầu tư và có các biện pháp quản lý và sử dụng
vốn thích hợp để tránh thất thốt lãng phí vốn; phân loại tài sản theo hình thức đầu
tư XDCB và theo hình thức mua sắm tài sản thơng thường để lập dự tốn chi NSNN
phù hợp với chu kỳ đầu tư dự án, đảm bảo hàng năm đều được bố trí nguồn kinh phí
để đầu tư, mua sắm, sửa chữa tránh phân bổ vốn ngân sách dàn trải, thiếu tập trung
ảnh hưởng đến cơng tác quản lý và chấp hành dự tốn. Đồng thời, kiểm sốt chặt
chẽ các khoản chi phí trên cơ sở nắm chắc nguồn cung cấp tài sản, vật tư để tiết
kiệm chi phí vận chuyển, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình và cung
cấp vật tư, hàng hố…
1.1.3.2. Vốn hình thành lên tài sản trong cơ quan Kho bạc nhà nước mang tính tích
luỹ và khơng có khả năng thu hồi trong q trình sử dụng
Vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, hay đầu tư thiết bị hạ tầng truyền thông
(hệ thống mạng)…và vốn mua sắm tài sản hình thành lên tài sản nhà nước trong hệ
thống KBNN tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành KBNN và đó là tài sản cố
định của Quốc gia. Do đó, vốn hình thành lên tài sản của KBNN mang tính tích luỹ.
Các tài sản cố định đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của cơ quan KBNN từ
Trung ương đến các KBNN cấp huyện. Vì thế, việc đầu tư vốn NSNN để hình thành

lên tài sản của hệ thống KBNN là cần thiết và hết sức quan trọng.
Mặt khác, tài sản của KBNN phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước trong
lĩnh vực tài chính - ngân sách, khơng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, nên chỉ tính hao mịn tài sản mà khơng trích
khấu hao. Việc tính hao mịn tài sản cố định để theo dõi quá trình sử dụng tài sản từ
khi đưa tài sản cố định vào sử dụng cho đến khi hết giá trị sử dụng và thực hiện


8
thanh lý. Nên, vốn hình thành lên tài sản của KBNN khơng có khả năng thu hồi.
Việc này cho thấy, tài sản cố định của hệ thống KBNN hoàn toàn khác với tài sản
của các doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp
vốn liên doanh, liên kết… tài sản cố định đó phải trích khấu hao và tính vào giá
thành sản phẩm để thu hồi vốn cố định.
Nhận thức đặc điểm này đòi hỏi các cơ quan KBNN cần nghiên cứu các
phương thức đầu tư, mua sắm tài sản hợp lý; công khai và minh bạch, tránh thất
thốt lãng phí nguồn lực của Nhà nước, đồng thời quản lý chặt chẽ quá trình sử
dụng tài sản, tính khấu hao theo đúng tỷ lệ quy định của Nhà nước để nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản nhà nước.
1.1.3.3. Quyền sử dụng tài sản nhà nước tách rời quyền sở hữu
Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển của KBNN. Do đó, các quan hệ về tài sản, quyền
sở hữu tài sản trong các KBNN được chi phối bởi nhiều đạo luật qui định. Thực tiễn
từ khi thành lập ngành KBNN cho đến nay chế định về sở hữu đối với TSNN trong
hệ thống KBNN cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong nền
kinh tế.
Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản trong các cơ quan nhà nước nói
chung và cơ quan KBNN nói riêng, Nhà nước là người cấp vốn đầu tư ban đầu và
đầu tư bổ sung mua sắm tài sản hàng năm. Như vậy, cho dù theo quy định của pháp
luật, KBNN có quyền sử dụng, định đoạt vốn và tài sản trong hoạt động nhưng vai

trò chủ sở hữu đối với các tài sản trong cơ quan KBNN vẫn thuộc về Nhà nước.
Tài sản nhà nước trong các cơ quan KBNN được Nhà nước cấp (như đất đai),
hoặc Nhà nước cấp vốn để đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của đơn
vị thì tất cả các tài sản được giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ
cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Trên thực tế, vốn, tài sản trong KBNN hiện nay không chỉ duy nhất là vốn,
tài sản do Nhà nước giao từ nguồn Ngân sách mà còn bao gồm cả vốn và tài sản có
được từ việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động ngành, từ việc tiết kiệm kinh phí
để tái đầu tư, đây là vốn có nguồn gốc từ NSNN. Do đó, cần có quy định cụ thể, rõ


9
ràng làm căn cứ để phân định tài sản thuộc về sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở
hữu của tập thể cán bộ, công chức KBNN để xác định phạm vi trách nhiệm đối với
từng tài sản đó.
Tuy nhiên, tài sản này không thuộc quyền sở hữu của KBNN, mà Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu mọi tài sản nêu trên; các hoạt động của KBNN vẫn cịn chịu
sự chi phối khơng nhỏ của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Nghĩa là quyền sử
dụng vốn và tài sản luôn gắn chặt với quyền của người chủ sở hữu là Nhà nước.
Quyền và lợi ích hợp pháp của KBNN đã được Nhà nước.
1.1.3.4. Tài sản trong các cơ quan Kho bạc Nhà nước được đầu tư, mua sắm bằng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
Cơ quan KBNN thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên bằng vốn nhà nước gồm: Trụ sở làm việc, nhà phụ trợ, vật kiến trúc, các
trang thiết bị; phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; vật
tư, công cụ, dụng cụ; máy móc, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác chun mơn, phục
vụ an tồn lao động, phịng cháy, chữa cháy; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm
máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm; bản quyền sở hữu trí tuệ; phương tiện vận
chuyển như ơ tơ, xe máy, tàu, thuyền, xuồng…và các loại tài sản khác.


Tất cả các tài sản nêu trên được đầu tư mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà
nước cấp được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự tốn chi ngân sách hàng năm
của cơ quan, nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước do
Nhà nước quản lý; nguồn thu từ các khoản phí được sử dụng theo quy định của
pháp luật; nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của
đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Với đặc điểm như vậy, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý cần phải tính
tốn lựa chọn ưu tiên các tài sản để đầu tư và có các biện pháp quản lý và sử dụng
vốn thích hợp để tránh thất thốt lãng phí vốn; phân loại tài sản theo hình thức đầu
tư XDCB và theo hình thức mua sắm tài sản thơng thường để lập dự tốn chi NSNN
phù hợp với chu kỳ đầu tư dự án, đảm bảo hàng năm đều được bố trí nguồn kinh phí
để đầu tư, mua sắm, sửa chữa tránh phân bổ vốn NS dàn trải, thiếu tập trung ảnh
hưởng đến công tác quản lý và chấp hành dự toán. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ


10
các khoản chi phí trên cơ sở nắm chắc nguồn cung cấp tài sản, vật tư để tiết kiệm
chi phí vận chuyển, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình và cung cấp vật
tư, hàng hố…
1.1.3.5. Vốn hình thành lên tài sản trong cơ quan Kho bạc nhà nước mang tính tích
luỹ và khơng có khả năng thu hồi trong quá trình sử dụng
Vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, hay đầu tư thiết bị hạ tầng truyền thông
(hệ thống mạng)…và vốn mua sắm tài sản hình thành lên tài sản nhà nước trong hệ
thống KBNN tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành KBNN và đó là tài sản cố
định của Quốc gia. Do đó, vốn hình thành lên tài sản của KBNN mang tính tích luỹ.
Các tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan KBNN từ
Trung ương đến các KBNN cấp huyện. Vì thế, việc đầu tư vốn NSNN để hình thành
lên tài sản của hệ thống KBNN là cần thiết và hết sức quan trọng.
Mặt khác, tài sản của KBNN phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước trong
lĩnh vực tài chính - ngân sách, không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, nên chỉ tính hao mịn tài sản mà khơng trích
khấu hao. Việc tính hao mịn tài sản cố định để theo dõi quá trình sử dụng tài sản từ
khi đưa tài sản cố định vào sử dụng cho đến khi hết giá trị sử dụng và thực hiện
thanh lý. Nên vốn hình thành lên tài sản của KBNN khơng có khả năng thu hồi.
Việc này cho thấy, tài sản cố định của hệ thống KBNN hoàn toàn khác với tài sản
của các doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp
vốn liên doanh, liên kết…tài sản cố định đó phải trích khấu hao và tính vào giá
thành sản phẩm để thu hồi vốn cố định.
Nhận thức đặc điểm này đòi hỏi các cơ quan KBNN cần nghiên cứu các
phương thức đầu tư, mua sắm tài sản hợp lý; cơng khai và minh bạch, tránh thất
thốt lãng phí nguồn lực của Nhà nước, đồng thời quản lý chặt chẽ q trình sử
dụng tài sản, tính khấu hao theo đúng tỷ lệ quy định của Nhà nước để nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản nhà nước.
1.1.3.6. Quyền sử dụng tài sản nhà nước tách rời quyền sở hữu
Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển của KBNN. Do đó, các quan hệ về tài sản, quyền


11
sở hữu tài sản trong các KBNN được chi phối bởi nhiều đạo luật qui định. Thực tiễn
từ khi thành lập ngành KBNN cho đến nay chế định về sở hữu đối với TSNN trong
hệ thống KBNN cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong nền
kinh tế.
Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản trong các cơ quan nhà nước nói
chung và cơ quan KBNN nói riêng, Nhà nước là người cấp vốn đầu tư ban đầu và
đầu tư bổ sung mua sắm tài sản hàng năm. Như vậy, cho dù theo quy định của pháp
luật, KBNN có quyền sử dụng, định đoạt vốn và tài sản trong hoạt động nhưng vai
trò chủ sở hữu đối với các tài sản trong cơ quan KBNN vẫn thuộc về Nhà nước.
Tài sản nhà nước trong các cơ quan KBNN được Nhà nước cấp (như đất
đai), hoặc Nhà nước cấp vốn để đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của

đơn vị thì tất cả các tài sản được giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phục
vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Trên thực tế, vốn, tài sản trong KBNN hiện nay không chỉ duy nhất là vốn,
tài sản do Nhà nước giao từ nguồn Ngân sách mà còn bao gồm cả vốn và tài sản có
được từ việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động ngành, từ việc tiết kiệm kinh phí
để tái đầu tư, đây là vốn có nguồn gốc từ NSNN. Do đó, cần có quy định cụ thể, rõ
ràng làm căn cứ để phân định tài sản thuộc về sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở
hữu của tập thể cán bộ, công chức KBNN để xác định phạm vi trách nhiệm đối với
từng tài sản đó.
Tuy nhiên, tài sản này không thuộc quyền sở hữu của KBNN, mà Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu mọi tài sản nêu trên; các hoạt động của KBNN vẫn cịn chịu
sự chi phối khơng nhỏ của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Nghĩa là quyền sử
dụng vốn và tài sản luôn gắn chặt với quyền của người chủ sở hữu là Nhà nước.
Quyền và lợi ích hợp pháp của KBNN đã được Nhà nước bảo hộ đặc biệt là quyền
sở hữu tài sản, quyền sử dụng vốn mà Nhà nước giao.
Quyền và lợi ích hợp pháp của KBNN đã được Nhà nước bảo hộ đặc biệt là
quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng vốn mà Nhà nước giao.


12
1.1.4. Phân loại tài sản tại Kho bạc nhà nước
1.1.4.1. Theo đặc điểm, cơng dụng của tài sản
Theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vơ hình.
-

Tài sản hữu hình: Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan

nhận biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được; tài sản hữu hình có một số
đặc tính về vật lý, đã và đang tồn tại hoặc tồn tại trong tương lai, thuộc sở hữu của
một chủ thể nhất định và có thể trao đổi được.

Tài sản hữu hình bao gồm: Đất đai; nhà làm việc, nhà phụ trợ, vật kiến trúc;
phương tiện vận tải (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, tàu, xuồng, ghe, thuyền…); máy
móc, thiết bị văn phịng (máy vi tính, máy in, máy trình chiếu, máy fax, máy
Photocopy, máy điều hịa khơng khí, máy bơm nước, két sắt, bàn ghế, tủ, giá kệ
đựng tài liệu…); thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng; thiết bị điện
tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu và các loại thiết bị văn phịng khác.
-

Tài sản vơ hình: là những thứ mà khơng thể dùng giác quan để thấy được

và không thể dùng đại lượng đo lường để tính, tuy nhiên trong quá trình chuyển
giao có thể quy ra tiền.
Tài sản vơ hình là những quyền tài sản (theo nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của
một chủ thể nhất định bao gồm: Quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí
tuệ. Trong hệ thống KBNN bao gồm toàn bộ phần mềm ứng dụng trong công tác
quản lý quỹ NSNN là các tài sản vơ hình.
1.1.4.2. Theo nguồn vốn hình thành lên tài sản
Nếu xét theo tiêu chí nguồn vốn đầu tư hình thành lên tài sản thì bao gồm
nguồn vốn đầu tư dành cho đầu tư XDCB; nguồn chi thường xuyên để mua sắm tài
sản; nguồn tài trợ, tặng, cho.
-

Nguồn vốn đầu tư XDCB là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn

đầu tư XDCB tập trung của NSNN để tái sản xuất tài sản cố định (nhà làm việc, nhà
phụ trợ, vật kiến trúc…) nhằm từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ
quan KBNN.
Vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn hình thành lên tài
sản của cơ quan KBNN, thường sử dụng để đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải



×