Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận Kinh Tế Vĩ Mô: Lạm phát ở Việt Nam 20072008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC A
KHOA VẬN TẢI

~~~~~~~~*~~~~~~~~

Logo trường

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Lạm phát Việt Nam 2007-2008
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:

Lớp - Nhóm:

0


LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò
của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa
phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao (đặc biệt là có phần giống
năm 2007 và 2008) và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các
hoạt đơng kinh tế. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một
vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể
mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú
của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong
sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự


điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và
các biện pháp chống lạm phát có vai trị to lớn góp phần vào sự phát triển đất
nước. Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Lạm Phát Việt
Nam 2007- 2008” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua
đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong
thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý
chân thành của thầy cơ và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1


Mục lục
Phần 1: Cơ sở lý luận..........................................................................................3
1.1. Khái niệm về lạm phát.................................................................................3
1.2. Phân loại lạm phát........................................................................................3
1.3. Đo lường lạm phát........................................................................................5
1.4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát..............................................................7
1.5. Tác động của lạm phát...............................................................................10
Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam.......................................................12
2.1 Giai đoạn lạm phát 2007-2008....................................................................12
2.1.1. Giai đoạn lạm phát tăng nhanh.............................................................12
2.1.2. Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)..............................14
2.2. Tác động của lạm phát đến biến số vĩ mơ................................................14
2.3. Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn 2007-2008 ......................17
Phần 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát.............................................................27
3.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát..............................................................27
Kết luận..............................................................................................................31


2


Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1.Khái niệm về lạm phát
- Lạm phát là: Sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và
dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn
so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ. Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau:
chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất
(PPI).
- Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở
xuống,một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm
5%. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
- Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát.
1.2.Phân loại lạm phát
1.2.1. Căn cứ vào mức độ định lượng
 Lạm phát có 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên (vừa phải) : 0 – dưới 10%
Lạm phát tự nhiên: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời
kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn
định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi khơng cao, khơng
xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hố với số lượng lớn…. Có thể
nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ
vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn
định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Lạm phát phi mã: lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh

với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số . Lạm phát phi mã làm cho giá cả chung tăng lên
nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc
này người dân tích trữ hàng hố, vàng bạc, bất động sản và khơng bao giờ cho
vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra
những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
3


- Siêu lạm phát: trên 1000%
Siêu lạm phát: xảy ra khi giá hàng hóa tăng gấp nhiều lần ở mức 3 con số
hằng năm trở lên, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng
nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ
mất giá nhanh chóng thơng tin khơng cịn chính xác, các yếu tố thị trường biến
dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm
phát rất ít khi xảy ra.
Ví dụ: Lạm phát ở Zimbabwe

1.2.2. Căn cứ vào mức độ định tính
 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
- Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Do đó khơng gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến
nền kinh tế nói chung.
- Lạm phát khơng cân bằng: Tăng khơng tương ứng với thu nhập của
người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra.
 Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
- Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời
kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể
dựđốn trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người
dân đãquen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó khơng

gây ảnhhưởng đến đời sống, đến kinh tế.
- Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất
hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa
kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh
tế và niềm tin của nhân dan vào chính quyền có phần giảm sút.

4


1.2.3. Giảm phát
Giảm phát hay súc phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống
liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là
lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.
1.2.4. Thiểu phát
Là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Ở Việt Nam, có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu
phát với giảm phát
1.2.5. Tái lạm phát
Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát
1.2.6. Giảm lạm phát:
Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn
trước
1.2.7. Lạm phát bất thường:
Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng
đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm
phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dan vào
chính quyền có phần giảm sút.
1.3. Đo lường lạm phát
Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ phần trăm gia tăng của mức giá chung của kỳ này so với kỳ
trước:
Tỷ lệ lạm phát hàng năm được tính:

 Trong đó



Khơng tồn tại một phép đo chính xác duy nhất tỉ lệ lạm phát, vì giá trị của nó biểu hiện
qua các chỉ số phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

1.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index): là chỉ số đo
lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, phản ánh giá một giỏ hàng hóa và dịch
vụ mà người tiêu dùng điển hình mua.
Chú ý: Trong khi tính tốn thì phải chọn một số nhóm hàng tiêu dùng mang tính
chất hiện đại từ đó khảo sát biến động giá.
5


 Trong đó:
 .
 Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa điển hình thời kỳ t.
 : Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa điển hình thời kỳ
gốc.
 : Số lượng hàng hóa loại i trong giỏ hàng hóa điển hình kỳ gốc.
 Năm 0 là năm gốc

1.3.2. Chỉ số giảm phát theo GDP hay chỉ số điều chỉnh GDP (Id – GDP
deflator): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc.
Id của năm t được tính theo cơng thức:
 Trong đó:
 : GDP danh nghĩa (n – nominal).

 : GDP thực (r – real).
 : Khối lượng sản phẩm i sản xuất năm t.
 : Đơn giá sản phẩm i năm gốc.
 : Đơn giá sản phẩm i năm t.

So sánh giữa CPI và Id có 3 điểm khác nhau:
 Thứ nhất: Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong nền kinh tế; cịn CPI phản ánh giá của nhũng hàng
hóa và dịch vụ người tiêu dung mua.
 Thứ hai: Id chỉ phản ánh giá hàng hóa và dịch vụ trong nước, do đó khi
giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI, khơng được tính
trong Id.
 Thứ ba: CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, trong
khi Id được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian.
Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá
sinh hoạt trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự tăng giá sinh hoạt.
Kết luận:
Tính If bằng Id chính xác hơn CPI vì Id phản ánh giá trung bình của tất cả hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
Tính If bằng CPI dễ dàng và nhanh chóng hơn Id.
CPI được nhiều nước sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát.

6


1.3.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI – Production Price Index): đo mức giá mà
cấc nhà sản xuất nhận được khơng tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế
doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh
ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là khơng bằng với
những gì người tiêu dùng đã thanh toán.

1.3.4. Chỉ số giá sinh hoạt (CLI – Cost of Living Index): là sự tăng trên lý
thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ.
1.3.5. Chỉ số giá bán buôn (WPI – Whole Price Index): đo sự thay đổi trong
giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán bn (thơng thường là trước
khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI.
1.4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát
1.4.1. Lạm phát do cầu kéo (Demand-Pull Inflation)
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của
mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang,
dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do
sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát
do cầu kéo”.

7


Sản lượng tăng tới Y1
Giá tăng từ PO tới P1 (từ PO đến P1 là lạm phát- Hình 1)

Lạm phát được coi là do sự tồn tại của mức cầu quá cao
AD tăng có thể do:
Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư
tự định tăng lên.
Chính phủ tăng chi tiêu.
Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền.
Người nước tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Kết quả đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ

làm cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá chung tăng lên.

1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy ( Cost- Pull Inflation)
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu
đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì
tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản
phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể
nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

8


 Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS0 sang AS1. Kết quả sản lượng
sụt giảm từ YO xuống Y1, mức giá sẽ tăng từ P0 lên P1, nền kinh tế vừa suy
thối vừa
 lạm phát (Hình 2)
Các nhân tố làm tăng chi phí:
 Chi phí tiền lương : Tiền lương gia tăng do áp lưc từ công đoaǹ , từ
chínhsách điều chỉnh lương của chính phủ làm tiền lương tăng lên vượt mức
tăng năng suất lao đôṇ g là nguyên nhân đẩy chi phí tăng.
 Lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường ( độc quyền, độc
quyền nhóm ) có thể đẩy giá tăng lên để kiếm lợi nhuận cao hơn.
 Nhập khẩu lạm phát: Trong nền kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp phải nhập
một lượng lớn nguyên vật liệu (NVL) từ nước ngoài với phí NVL tăng do
nhiều ngun nhân khơng thuộc sự kiểm sốt trpng nước. Do đó doanh
nghiệp phải chấp nhân mua nguyên vật liệu giá cao
Chi phi NVL tăng cao có thể do các nguyên nhân sau:
 Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ bị mất giá thì hàng hóa trong nước sẽ rẻ
hơn so với nước ngồi khi đó xuất khẩu sẽ có lợi hơn nhập khẩu vì thế làm
chi phí nhập khẩu NVL tăng cao.
 Thay đổi giá cả hàng hóa: Khi giá cả hàng hóa thế giới tăng thì các doanh
nghiệp trong nước phải đối mặt với chi phí cao hơn. Nếu sử dụng hàng hóa

này làm nguyên vật liệu để kinh doanh.
 Những cú sốc từ bên ngoài: Các cuộc khủng hoảng về nguyên liệu, vật liệu
chính như dầu mỏ, sắt thép, than đá,… làm chi phí sản xuất tăng.
 Sự thiếu hụt tài nguyên cũng đẩy giá cả tăng khi khai thác cạn kiệt.
 Thiên tai, mất mùa, chiến tranh…
1.4.3. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary- Theory Inflation)
Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung
tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra làm giá cả tăng lên gây ra lạm phát và
được giải thích bằng phương trình sau:
M*V=P*Y
Trong đó:
9


 M: lượng cung tiền danh nghĩa
 V: tốc độ lưu thông tiền tệ
 P: chỉ số giá
 Y: sản lượng thực
Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền
danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cùng tỉ lệ, lạm phát
xảy
ra.
Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi
1.5. Tác động của lạm phát.
Lạm phát có sự ảnh hưởng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội tùy theo mức độ
c̣ ủa nó.
Tác động tích cực : Khi lạm phát ở mức độ ̣vừa phải có tác dụng thúc đẩy kinh tế.
Lạm phát ở mức này thường được chính phủ duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế.
Tác động tiêu cưc :
Phân phối lại thu nhập và của cải: Khi lạm phát xảy ra những người có tài sản ,vay nợ là

có lợi vì giá của tài sản nói chung tăng lên còn giá trị đ̣ ồng tiền bị giảm xuống. Ngược lại
những người làm công ăn lương,
cho vay, gửi tiền bị thiệt hại.
Tác động đến kinh tế và việc làm: Lạm phát ở mức cao làm nền kinh tế bị bất ổn, hàng
hóa chở nên đắt đỏ dãn đến tình trạng đầu cơ tích trữ tăng tỉ giá hối đối, hoạt động tín
dụng rơi vào khủng hoảng nguồn tiền gửi sụt giảm nhanh chóng.
Ngồi ra lạm phát cịn tác động đến tỉ lệ thất nghiệp: khi lạm phát tăng thì thất nghiệp
giảm xuống và ngược lại.

10


Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn lạm phát 2007-2008
2.1.1. Giai đoạn lạm phát tăng nhanh
Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng
vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua. Tín hiệu này đã
được ghi nhận và xử lý kịp thời. Tuy nhiên do khơng phân tích đúng ngun
nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên
mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát
cũng ở mức kỷ lục 12.63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước
trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ:
4,08%; Thái Lan: 3,21%; Khu vực đồng Euro: 3,07%; Nhật Bản: 0,7% thì lạm
phát của Việt Nam có phần cao hơn.

Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã
hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu
tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát
11



Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới
26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm
hàng lương thực, thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3%. Điều này đã phá vỡ mọi
dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm
trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực
lượng lao động là nông dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá
cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực,
thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP
giảm xuống chỉ cịn 20%.
Thơng thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc
biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận
động của giá cả trong thời gian gần đây.
Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay
trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được.

Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008
Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng. Giá cả tăng liên
tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12 (2007),
CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2%.
Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột
tới 16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với
thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng
lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất
khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang
mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức

12



năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất
khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao, làm thiệt hại lớn cho người dân.
GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn
nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây. Xuất hiện những cơn “sốt
ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt
(gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới
chỉ bằng khoảng ¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy
được 3 năm qua.Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ
giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD….
Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng
hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài
chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản.
Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8%
và 20,%. Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ
17 năm qua.
2.1.2. Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)
Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chựng lại
và giảm xuống. CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19
(tháng 10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12). Tỷ lệ lạm phát từ 20.05% vào thời
điểm tháng 9 chỉ còn 19.86% so với tháng 12 (2007), làm dịu cơn lạm phát của
Việt Nam. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá mặt hàng lương thực,
thực phẩm tăng nhanh; hàng phi lương thực thực phẩm mặc dù chậm nhưng vẫn
tăng giá. Đến cuối năm hàng lương thực - thực phẩm dường như không tăng nữa
và đồ thị là một đường nằm ngang. Trong khi đó giá hàng hóa phi lương thực thực phẩm giảm nhanh nên tốc độ tăng giá chung giảm xuống. Bên cạnh đó là
nhờ những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng
chẳng hạn như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện
pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng
trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp…..
Chúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung
vào chống lạm phát. Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn

gói, sát với ngun nhân. Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động
cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát.
2.2. Tác động của lạm phát đến biến số vĩ mô
Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế
13


 Tiêu cực
 Lãi suất: Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế , chính trị, văn
hóa, nó có khả năng gây ra tình trạng suy thối kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất khiến lãi suất danh nghĩa tăng lên để
lãi suất thực được ổn định nhưng cũng khiến suy thoái kinh tế bắt đầu phát
triển.
 Thu nhập thực tế của người lao động: Khi xuất hiện lạm phát, thu nhập
danh nghĩa của người lao động không thay đổi, tuy nhiên thu nhập thực tế lại
giảm. Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của
chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm. Đó khơng chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động cũng như lịng tin của họ
đối với Chính Phủ.
 Thu nhập khơng bình đẳng: Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến
lãi suất tăng lên, người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những
việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng
cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo khơng có đủ hàng
hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến, người giàu lại càng
giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập khơng bình đẳng.
 Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển sẽ có những khoản nợ nước
ngồi, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng, đồng tiền trong nước mất
giá hơn so với nước ngồi. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng
lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn
Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam năm 2007-2008


14


15


Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đôla Mỹ cả nước
tháng 10 năm 2008
Như vậy, sau 12 năm, tình hình lạm phát lại bùng phát ở Việt Nam và có nguy
cơ bùng phát mạnh mẽ vào năm 2008, tình hình cụ thể thể hiện rõ ở biểu đồ 2.1,
biểu đồ 2.2 và bảng 2.1.
Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong năm 2007:
Năm 2007, giá lương thực, thực phẩm (LT-TP) trên thị trường Việt Nam
tăng cao đạt mức 18.9%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó
nhóm lương thực tăng 15,5%, thực phẩm tăng 21,16%.
Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong các quý đầu năm 2008.

16


Trong 4 tháng đầu năm, giá LT-TP đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡi mức 11,6%
của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá LT-TP của cả năm
2007, trong đó lương thực tăng 25%, cịn thực phẩm tăng 15,6%.
Dẫn đến hậu quả là:
+ Giảm chỉ tiêu tăng trưởng từ 8.5% xuống 7% làm giảm tốc độ phát triển
tiền mặt trong XH không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây ra
lạm phát ở các chu kỳ sau. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay tốc độ tăng
trưởng có thể sẽ được giảm xuống 6%- 6.5%.
+ Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang có dấu hiệu yếu dần, sản xuất công

nghiệp bước vào tháng đầu quý 4 năm nay lại tăng chậm hơn các tháng trước,
đây là một xu hướng ngược lại quy luật mọi năm.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước tính đạt 330.121 tỷ đồng tăng
12,1% so với cùng kỳ 2007, thấp hơn mức tăng trung bình của 9 tháng đầu năm
là 12,4%.
+ Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và thị trường
bất động sản sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ đọng, tính thanh khoản
và độ an tồn của hệ thống ngân hàng.
+ Do nới lỏng tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến đồng tiền Việt Nam (VNĐ) bị
đánh giá quá cao.
 Tích cực
Mặc dù lạm phát đem đến khá nhiều tiêu cực cho đời sống sinh hoạt cũng
như nền kinh tế, chính trị của một quốc gia, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều lợi
ích như. Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ
phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định. Cụ thể là:
– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an tồn hơn
– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về cơng cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.
Việc một đất nước duy trì lạm phát ở mức ổn định là rất khó, đặc biệt là với
những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam.
2.3. Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn 2007-2008
2.3.1. Năm 2007

17


Trong bối cảnh lạm phát đặc biệt tăng nhanh vào tháng 6 năm 2007 ( chỉ
số giá CPI vọt lên mức xấp xỉ 1%, trái với thông lệ giá cả hơn một thập kỷ qua ).
Tín hiệu về lạm phát này đã được chính phủ thu nhận kịp thời và xử lý thông
qua các chỉ thị :
 Ngày 01/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về

một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng thị trường.
Thủ tướng u cầu: rà sốt các chính sách điều hành tiền tệ để có biện
pháp thích hợp kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và
mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để
điều tiết lượng tiền trong lưu thơng ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái,
các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến
trên thị trường tiền tệ…
Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực
hiện việc điều chỉnh vốn của các cơng trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu
quả ngay) cho các dự án có nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát
huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ
kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện
và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ,
18


tín dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các cơng trình đầu tư
thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho
các dự án đang vướng mắc về thủ tục thanh toán theo tiến độ thực hiện… Tiếp
tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động
của thị trường chứng khốn và điều hịa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để
thị trường chứng khốn phát triển ổn định, bền vững; chọn những cơng ty có uy
tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất… Tăng cường
công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng
hàng hóa theo tiêu chuẩn đã cơng bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá
và bán hàng theo giá niêm yết…
 Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg về tăng
cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những
tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên
đán Mậu Tý 2008.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục
thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô,
kiên quyết thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng
9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế
tốc độ tăng giá thị trường. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tiết kiệm trong tiêu
dùng (điện, xăng, dầu), tiết kiệm trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong xây
dựng cơ bản; tiết kiệm trong tổ chức hội nghị, tổng kết cuối năm, gặp mặt đón
mừng năm mới.
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng
bộ, hài hồ các giải pháp rút tiền từ lưu thơng về, cơ cấu lại tín phiếu Ngân hàng
Nhà nước bán ra có kỳ hạn ngắn, mua ngoại tệ ở mứcđộ thích hợp nhằm tăng dự
trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở
mức hợp lý, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt Nam.
Bộ Tài chính tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ
năm 2007, 2008 để tham gia hút bớt tiền về, đồng thời phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh giải ngân cho
các dự án đầu tư của Nhà nước để tăng cường khả năng hấp thụ vốn cho nền
kinh tế. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Cơng Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và
địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm sốt và quản lý giá các mặt hàng có xu
19


hướng tăng cao như: xăng dầu, bất động sản, thuốc chữa bệnh, sắt thép, gas; chỉ
đạo các địa phương đẩy mạnh việc kiểm sốt quản lý giá, khơng để tình trạng
độc quyền doanh nghiệp về giá, định giá bất hợp lý, đầu cơ nâng giá, không thực
hiện niêm yết giá; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định những vi
phạm về Pháp lệnh Giá.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết
với giá ổn định để phục vụ nhu cầu của nhân dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tý
vui vẻ, an tồn và tiết kiệm.
Bộ Thơng tin và Truyền thông chỉ đạo.các cơ quan thông tin đại chúng
phối hợp với các Bộ, cơ quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các doanh
nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ và đồng thuận với các biện pháp điều hành thị
trường giá cả của Nhà nước, từ đó ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao.
 Kết quả
Mặc dù đã tích cực thực hiện các chính sách giúp kiềm chế lạm phát
nhưng các chính sách kinh tế này có vẻ vẫn chưa giải quyết tận gốc được lạm
phát và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế và đang diễn biến ở mức cao.
2.3.2. Năm 2008
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục lạm phát ở mức cao, ngân hàng nhà
nước (NHNN ) đã tích cực thực hiện việc rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế thông
qua các công cụ như :
 Tăng thêm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( Quyết định số 187/QĐ-NHNN )
ngày 16/1/2008.
 Phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm , lãi
suất 7,8% /năm ( quyết định số 364/ QĐ – NHNN ) ngày 13/2/2008.
Đặc biệt NHNN đã điều hành linh hoạt các mức lãi suất chỉ đạo và đổi
mới cơ chế điều hành lãi suất, có cả kết hợp biện pháp trực tiếp là quy định trần
lãi theo công điện số 2 để ổn định nhanh thị trường tiền tệ bị xáo động bởi cuộc
chạy đua lãi suất.
Và chính phủ đã có một quyết định khá dứt khoát khi ban hành Nghị
quyết số 10/2008/ NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát ,
ổn định kinh tế vĩ mô , bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8
nhóm giải pháp :
 Thắt chặt tiền tệ
20



 Thắt chặt tài khóa thơng qua rà sốt cắt giảm đầu tư Nhà Nước
 Tăng cung
 Giảm nhập siêu
 Thúc đẩy tiết kiệm
 Tăng cường quản lý thị trường giá cả
 Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội
 Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý xã hội và hạn chế
kỳ vọng của lạm phát
Thắt chặt chính sách tiền tệ:
Chính phủ đã chọn chính sách tiền tệ làm trọng tâm cho việc kiềm chế lạm phát,
cụ thể như sau :
 Trong tháng 5/2008 nhu cầu ảo về USD tăng cao do yếu tố tâm lý và
hành vi đầu cơ khiến giá USD/VND trên thị trường tự do tăng đột biến có lúc
lên đến 19000VND/USD. NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá : biên
độ tỷ giá VND/USD được nới lỏng ±0.5%→±0.75%→±1%→± 2%→± 3%
đồng thời cũng can thiệp mua bán trên thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá và
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu
( xăng dầu , thuốc chữa bệnh , phân bón ,…..) ; cơng bố mức dự trữ ngoại hối
20,7 tỷ USD, can thiệp trên thị trường ngoại hối,ban hành quy chế thu đổi ngoại
tệ, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ,cấm thu phí giao dịch, cấm
các tổ chức tín dụng (TCTD) khơng được giao dịch USD thông qua đồng tiền
thứ 3, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý các hoạt
động đầu cơ nhằm bình ổn thị trường ngoại hối.

21


Từ tháng 10/2008 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho
vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 1% tỉ lệ dự trữ

bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (Quyết
định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 ), đồng thời cho phép các TCTD được sử dụng
tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và
được rút trước hạn yêu cầu.

Các lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với tiền gửi bằng VND của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN)
Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực NHNN đã dỡ bỏ lãi suất trần huy động
VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh
doanh bằng VND đối với khách hàng không quá 150% của lãi suất NHNN công bố. Tại
thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau
đó được điều chỉnh lên 14% ( ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN
như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên ( lãi suất tái cấp vốn tăng 13%15% /năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13% ) . Đồng thời để bảo đảm thi hành nghiêm
túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008 thống đốc ngân hàng nhà nước ban
hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD khơng được thu phí liên quan đến
hoạt động cho vay. Trước xu hướng tăng chậm của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là -0.19
% vào tháng 10 và 0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho
các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã ba lần giảm lãi
suất từ 14%-13%-12% -11% /năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%-14%-13%-12% /năm, lãi
suất chiết khấu từ 13%-12%-11%- 10%/năm . Đồng thời NHNN ban hành Công văn số
10259/NHNN-CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện biện pháp tín dụng và lãi suất ;
trong đó NHNN yêu cầu các TCTD :

22


Diễn
biến lãi suất năm 2008

Điều chỉnh lãi suất kinh doanh VND phù hợp với quy định của NHNN, bảo đảm
khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.
Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn ,
xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu , doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các dự án đầu tư sản
xuất , kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi , có hiệu quả và có khả
năng trả nợ đúng hạn.
Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động kinh
doanh
Bên cạnh đó NHNN đã tăng cường kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng
phương tiện thanh tốn, theo đó chỉ đạo các TCTD điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù
hợp với chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ, kiểm sốt chặt chẽ lĩnh vực cho vay
có rủi ro cao như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng
khoán, cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tập trung hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng
để duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, nơng nghiệp, nơng thơn
.
Bên cạnh chính sách tiền tệ, chính phủ cịn cố gắng giảm nhập siêu và tăng cường
tuyên truyền tiết kiệm, hỗ trợ an sinh xã hội,………
Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng:
Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của
Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các khoản liên quan
đến người lao động).
Đến nay, theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương sẽ tiết kiệm được khoảng
2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng ngân sách Nhà nước 2008, trong đó các Bộ,
23


ngành tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng, các địa phương tiết kiệm khoảng 2 nghìn tỷ
đồng. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện
chính sách an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ
cấp bách khác.

Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và chương trình cơng
tác 6 tháng cuối năm 2008 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân
Phúc trình bày cho thấy, chi phí cho hội họp đã được tiết giảm, công tác ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có bước phát triển mới và
phát huy tác dụng. Hệ thống thư điện tử cơng vụ của Chính phủ đã được các thành viên
Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, địa phương sử dụng hiệu quả trong quan hệ công tác, trao đổi
thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng, Phó Thủ tướng
Chính phủ, lãnh đạo các Bộ đã thực hiện thành công nhiều cuộc hội nghị, giao ban truyền
hình trực tuyến qua
mạng, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Đình hỗn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, cơng trình:
Việc rà sốt lại các cơng trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn từ nguồn
ngân sách nhà nước cần phải đình hỗn hoặc giãn tiến độ cũng được các Bộ, ngành, địa
phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số cơng trình, dự án đình hỗn, ngừng triển
khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng
số vốn là 5.625 tỷ đồng.
Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước
là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng.
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu:

Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà sốt các thủ tục hành chính liên
quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai nghiên cứu
xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm
nhập siêu. Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính sách
24


×