Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mùa hè với trẻ em nghèo vùng quê Thoáng những chùm phượng rực nở cùng tiếng chú ve kêu hối hả gọi hè về. Ấy là thời gian mà hầu hết các em được vui chơi sau những tháng ngày miệt mài cùng sách vở. Nhưng đối với những trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn thì đây lại là mùa lao động, là những ngày kiếm tiền để đỡ phần cơ cực cho bố mẹ. Em Quách Thị Mộng Tuyền (16 tuổi), phải nghỉ học vì mẹ mất do bệnh cách đây một năm, còn cha thì đi lấy vợ khác bỏ Tuyền và đứa em gái Quách Thị Ngọc Giàu (9 tuổi) cho bà ngoại lo, nhưng nhà ngoại nghèo, tình thương thì ngoại có, còn cơm thì nhà ngoại cũng bữa cháo bữa rau. Từ đó, em bắt đầu với cuộc sống mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau, từ việc đan lát, bán vé số rồi lên thành phố làm công nhân, và cuối cùng em lại quay về quê nhà kiếm việc làm tại một quán ăn ở ngay Thị trấn. Em nói trong nước mắt: “Mẹ mất – đó là những tháng ngày đau khổ, vất vả nhất trong cuộc đời em. Do hoàn cảnh gia đình nên em buộc phải thôi học để kiếm tiền nuôi đứa em ăn học. Em sẵn sàng hy sinh cho bé Giàu được cắp sách đến trường, vì em biết chỉ có việc học mới giúp mình thoát khỏi cảnh túng quẫn như hiện nay. Riêng em, giờ chỉ biết cố gắng làm việc thật tốt để kiếm tiền”. Có thể nói, tuổi thơ của Mộng Tuyền không như những cánh diều lộng gió, không có thời gian cùng lũ bạn rong chơi, mà chỉ có những tháng ngày lam lũ bươn chải kiếm tiền nuôi em ăn học. Câu hỏi: Những số phận trên gợi cho em điều gì về sự bình đẳng trong xã hội ngày nay.
<span class='text_page_counter'>(2)</span>
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nội dung Bình đẳng trước pháp luật Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định:. “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hp”. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng nêu rõ:. “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bình đẳng trước pháp luật. Điều 52 Hiến pháp 1992: “ Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. ” Bình đẳng trước pháp luật là: Mọi công dân , nam,. nữ, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. “ Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt nam thì đều có hai quyền đó” Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh?.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Công dân bình đẳng trước pháp luật a. Công dân bình dẳng về quyền và nghĩa vụ Quyền. NghĩaVụ. - Bầu cử ,ứng cử - Lao động ,tự do kinh doanh - Sở hữu tài sản - Học tập - Nghiên cứu khoa học - Tự do tín ngưỡng. -Bảo vệ Tổ quốc -Nộp thuế cho Nhà nước -Lao động công ích -Nộp học phí -Trung thành với Tổ quốc -Tuân theo Hiến pháp…. Theo em quyền của công dân có tách rơì nghĩa vụ của công dân không? Vì sao?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trong lớp học của em,có bạn được miễn hoặc giảm học phí; có bạn được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, giao lưu văn hóa quốc tế, còn các bạn khác thì không được tham dự; các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này…. Theo em, những trường hợp trên đây có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không? Vì sao?.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thực hiện quyền công dân. Nữ tu dòng Mến Thánh Giá ở Nhà thờ Phú Cam (Huế) đi bỏ phiếu. Hòm phiếu lưu động đến BV Xanh Pôn – Hà Nội. Cử tri huyện Mường Tè thực hiện quyền công dân.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bầu cử quốc hội khóa 12. Công dân đi nộp thuế. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bình đẳng trước pháp luật a Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Tình huống: Bò Cạp (20 tuổi) là thanh niên hư hỏng nghiện ma túy, không có tiền mua ma túy Bò Cạp đã nảy sinh ý định cướp xe máy, Bò Cạp tìm được Dũng Mèo 15 tuổi, bỏ học lên thành phố kiếm việc làm sống qua ngày. Hai tên đã lên kế hoạch đi cướp xe, chúng giả vờ thuê xe ôm đến chỗ đường vắng, dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm chết người lái xe. Căn cứ vào hành vi phạm tội tòa án đã tuyên phạt tử hình Bò Cạp, còn Dũng Mèo bị phạt 10 năm tù. Gia đình Bò Cạp cho rằng tòa án xử như vậy là không công bằng vì cả hai đều tham gia vụ giết người ấy.. 1. Theo em thắc mắc của gia đình Bò Cạp là đúng hay sai? Vì sao? 2. Từ tình huống trên em hiểu thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Vụ án PU18 Bùi Tiến Dũng PMU18 Bùi Tiến Dũng. Cù Huy Hà Vũ. Lương Cao Khải- Nguyên vụ phó vụ 2 Thanh tra chính phủ. Trịnh Thanh Hà- Nguyên CTUBND Phường Định Công( Hoàng mai).
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Năm cam và đồng bọn trong phiên xử án. Dương Minh Ngọc – nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh trước tòa.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tư liệu: - Toà án Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án Lương Cao Khải- nguyên vụ phó vụ 2 Thanh tra chính phủ và đồng phạm vì liên quan đến 4 dự án của Tổng công ti Dầu khí Việt Nam. Lương Cao Khải bị phạt 17 năm tù giam.. Trường hợp Lương Cao Khải- nguyên vụ phó vụ 2 Thanh tra chính phủ và Ngô Văn Được- nguyên là Uỷ viên Ban Chấp Hành Đảng bộ xã Bắc lí bị xử lí đã nói lên điều gì?.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật . - Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.. Quốc hội thảo luận các đề án Luật. Một số sách Luật.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật . - Nhà nước và XH có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật . - Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Kết luận: Như vậy, áp dụng trách nhiệm pháp lí không chỉ có tác dụng trừng phạt mà còn có tác dụng răn đe những người khác, giáo dục họ và mọi công dân có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> DẶN DÒ: • Trả lời câu hỏi cuối bài • Làm bài tập tình huống trang 31 • Ôn lại từ bài 1-3 để kiểm tra một tiết..
<span class='text_page_counter'>(21)</span>