Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.99 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH HƢNG

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN

Mã số: 8.34.03.01

Đà Nẵng - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN

Phản biện : PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUN
Phản biện 2: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý
và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm an ninh- quốc phịng, thực
hiện các chính sách an sinh-xã hội.
Lập dự toán NSNN là một khâu quan trọng trong q trình
giao dự tốn NS hàng năm của mỗi địa phương để góp phần phân bổ
hợp lý nguồn NSNN đến từng cơ quan, đơn vị sử dụng DT. Trong
thời gian qua, cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba
Tơ có nhiều tích cực, góp phần vào sự phát triển của các ngành, lĩnh
vực ở mỗi địa phương. Luật NSNN năm 2015 có nhiều thay đổi tích
cực trong công tác lập DT NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ vẫn cịn
có nhiều bất cập, hạn chế như hệ thống định mức, tiêu chí lập DT NS
chưa hợp lý, chưa phù hợp với một số vùng, lĩnh vực; công tác dự
báo về quy mô, cơ cấu thu chi NS chưa sát với thực tế, vì thế trong
năm phải điều chỉnh, bổ sung DT. Điều đó làm ảnh hưởng đến công
tác thực hiện nhiệm vụ thu, chi NS của nhiều đơn vị sử dụng dự toán.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện cơng
tác lập dự tốn ngân sách nhà nƣớc tại Phịng Tài chính- Kế
hoạch huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” để làm Luận văn thạc sĩ.
Đề tài này tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Thực trạng công tác
lập dự tốn NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ thời gian qua như
thế nào? và giải pháp nào để hoàn thiện cơng tác lập dự tốn NSNN
tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ trong thời gian tới?.



2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở lý luận về lập DT NSNN cấp huyện, đề tài nghiên
cứu thực trạng cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba
Tơ. Phân tích chỉ ra những hạn chế tồn tại trong q trình lập DT
NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơng tác lập DT NSNN tại
Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng NSNN của huyện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung về lập dự
toán NS huyện.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác lập dự tốn NSNN
tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi qua số liệu năm 2016 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết và
vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; thu thập tài liệu, phân
tích tổng hợp, so sách, đối chiếu, để đánh giá thực trạng; phương
pháp suy luận để hình thành các giải pháp hồn thiện.
5. Những đóng góp của đề tài
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế cơng tác lập DT
NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, đề tài góp
phần:
- Khái quát cơ sở lý luận về lập DT NSNN cấp huyện
- Đánh giá thực trạng cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TCKH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, chỉ ra những hạn chế tồn tại.


3
- Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác lập DT
NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.

6. Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lập dự tốn ngân sách nhà nước
cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách nhà
nước tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơng tác lập dự tốn ngân
sách nhà nước tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luật NSNN năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 9 thơng qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời kỳ ổn định
NS giai đoạn 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Việc xây
dựng DT NSNN năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý; từng bước cơ
cấu lại NSNN, tiếp tục ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người, giải
quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng
trong tình hình mới.
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính
phủ quy định một số điều Luật NSNN năm 2015. Trong đó, quy
định: Hệ thống NSNN và quan hệ giữa các cấp ngân sách; nguồn
thu, nhiệm vụ chi NSĐP; quy định các nguyên tắc về tính tỷ lệ phần
trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên
cho NS cấp dưới; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa NS các
cấp ở địa phương.


4
Trong những năm qua ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên
cứu, bài viết liên quan đến NSNN như:
- Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, Nguyễn Văn Tiến,

Nguyễn Thị Ánh Vân, Phạm Thị Giang Thu, Vũ Văn Cương (2008),
Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo
trình đã khái quát tổng thể về NSNN, trong đó có cơng tác lập DT
NSNN ở Việt Nam: Thời gian, trình tự, thủ tục lập DT thu, chi
NSNN; thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình lập DT NSNN.
- Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng
ứng dụng ở Việt Nam, Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt
(2008), Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Học Viện Tài chính, Hà
Nội. Cuốn sách đã tổng quan NSNN theo kết quả đầu ra, nội dung
xây dựng DT NSNN theo kết quả đầu ra cần phải kết hợp hiệu quả
giữa hai phương pháp phân bổ từ trên xuống và xây dựng DT từ dưới
lên; nội dung, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của từng cơ quan,
đơn vị trong quá trình xây DT NSNN theo luật NSNN; xây dựng DT
NS đầu ra tại đơn vị cơ sở.
- Luận án tiến sĩ, Ngơ Thanh Hồng (2013), Hồn thiện cơ chế
lập dự tốn chi NSNN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đề cấp đến các vấn
đề như: Mối quan hệ giữa lập dự toán NSNN với kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội; đặc điểm, vai trò của lập DT NSNN; phương thức
lập DT NSNN.
- Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Đức Thanh (2004), Nghiên cứu
hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam,


5
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nói về:
Những nội dung cơ bản, các yêu cầu của lập DT NSNN; thực trạng
lập DT NSNN từ năm 1990 đến nay và đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện lập DT NSNN Việt Nam.

- Những điểm mới trong nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ DT chi thường xuyên năm 2017 và một số vấn đề đặt ra, của tác
giả Lê Thị Mai Liên, Ngô Thị Phương Thảo (2017), Cổng thơng tin
điện tử Bộ tài chính- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, ngày
23/03/2017. Bài viết đã đưa ra những điểm mới trong nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ DT chi thường xuyên năm 2017, như:
+ Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định về định
mức phân bổ DT chi thường xuyên NSNN năm 2017 được làm rõ tại
Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016. Trong đó, định
mức phân bổ DT chi thường xuyên NSNN áp dụng cho năm NS
2017- năm đầu của thời kỳ ổn định NS 2017– 2020.
+ Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ DT chi thường xuyên NSNN
được ưu tiên bố trí kinh phí cho các lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, dạy
nghề, y tế, khoa học, công nghệ, mơi trường và khu vực khó khăn
như địa bàn vùng cao - hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân
tộc ít người.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu nêu trên, trong những năm
qua ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết liên
quan đến NSNN từ cấp xã, huyện, tỉnh.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đề tài
“Hồn thiện cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi”. Do đó, đã thôi thúc tác giả chọn đề tài này làm


6
Luận văn thạc sĩ.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN VÀ NSNN CẤP HUYỆN

1.1.1. Tổng quan về NSNN
Theo Điều 3 Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015,
thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Điều 6 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của
Chính phủ:
NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương gồm NS của các cấp chính quyền địa
phương. Trong đó:
- NS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là NS
tỉnh), bao gồm NS cấp tỉnh và NS của các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
- NS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là NS huyện),
bao gồm NS cấp huyện và NS của các xã, phường, thị trấn;
- NS các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã).
NSĐP là một bộ phận của NSNN, trong đó có NS huyện, có
các nội dung sau:
a. Nguồn thu ngân sách địa phương


7
- Các khoản thu NSĐP hưởng toàn bộ 100%;
- Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa
NSTW và NSĐP;
- Thu bổ sung cân đối NS; bổ sung có mục tiêu từ NSTW;
- Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trước chuyển sang.
b. Nhiệm vụ chi NSĐP

- Chi đầu tư phát triển;
- Chi thường xuyên;
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do
chính quyền cấp tỉnh vay;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của NSĐP.
c. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS
các cấp ở địa phương
- HĐND cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của
NSĐP, quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS
các cấp ở địa phương;
- Căn cứ nguồn thu NSĐP hưởng toàn bộ 100% và các khoản
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) do Quốc hội quyết định, Thủ
tướng Chính phủ giao, HĐND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm
(%) đối với các khoản thu phân chia giữa NS các cấp ở địa phương.
d. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới
- Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu giữa NSTW và NSĐP nhằm bảo đảm nguồn thu cho NSĐP cân
đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao;


8
- Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữa các cấp NS ở địa phương nhằm bảo đảm nguồn thu
cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao;
- Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với
các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối trên cơ sở tính tốn
các nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS từng cấp theo các tiêu chí về
dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng;

- Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia giữa
NSTW và NSĐP. Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp
chính quyền địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định.
1.1.2. NSNN cấp huyện
NS huyện bao gồm NS cấp huyện và NS cấp xã, là một cấp NS
thuộc NSĐP;
NSNN huyện thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
NSNN trên phạm vi địa bàn huyện.
Do đó, NSNN huyện là tồn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được DT và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ trên phạm vi địa bàn huyện.
1.2. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP
DỰ TỐN NSNN CẤP HUYỆN
Lập dự tốn NSĐP, trong đó lập dự tốn NSNN cấp huyện là
q trình xây dựng và quyết định DT thu chi NSNN cho năm sau
theo thẩm quyền trên phạm vi địa bàn huyện.


9
1.2.1. Vai trị và đặc điểm lập dự tốn NSNN cấp huyện
a. Vai trị lập dự tốn NSNN cấp huyện
- Thể hiện định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của
địa phương ở từng thời kỳ.
- Thiết lập kỷ luật tài khóa về thu chi và cân đối NS cho hoạt
động của bộ máy tại địa phương cấp huyện, cấp xã, bằng việc xác
định một số chỉ tiêu trong DT.
- Tạo khuôn khổ cho việc chấp hành NSĐP.
- Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị ở

địa phương trong quá trình lập DT.
- Giúp cơng tác điều hành của chính quyền huyện khơng bị
động trong việc thu, chi NSNN.
- Là công cụ để UBND huyện hoạch định và kiểm sốt cơng
việc tài chính trong năm NS.
b. Đặc điểm lập dự toán NSNN cấp huyện
- Lập DT được tiến hành hàng năm và vào trước năm NS.
- Thể hiện rõ nhất sự tập trung quyền lực ở địa phương vào
HĐND huyện.
- Có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và giữa các chủ
thể có sự phân định trách nhiệm, quyền hạn một cách rõ ràng.
- Được tiến hành theo một quy trình với thủ tục chặt chẽ theo
quy định của pháp luật.
1.2.2. Căn cứ lập dự toán NSNN cấp huyện
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh,
quốc phòng.
- Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa


10
phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu
NSNN.
- Định mức phân bổ DT chi thường xuyên NSĐP trong thời kỳ
ổn định NS.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NS và tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối
NS của NS cấp trên cho NS cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

DT NSNN năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03
năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN.
- Tình hình thực hiện NSNN năm trước.
- Số kiểm tra DT thu, chi NS thông báo cho các cấp, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
1.2.3. Phƣơng pháp lập dự tốn NSNN cấp huyện
Sử dụng phương pháp tiếp cận, trao đổi, tổng hợp, phân tích và
xử lý số liệu của các đơn vị DT theo biểu mẫu quy định, thơng qua
các hình thức:
- Tiếp cận từ cấp trên xuống cấp dưới
- Tiếp cận từ cấp dưới lên cấp trên
- Thảo luận, trao đổi giữa các cấp.


11
1.3. NỘI DUNG, QUY TRÌNH LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN
1.3.1. Nội dung lập dự toán NSNN cấp huyện
- DT NSNN phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ
cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng NS và phải
trên cơ sở cân đối NSNN.
- DT của đơn vị DT NS các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ
các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:
+ DT thu NS được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mơ và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế,
phí, lệ phí và chế độ thu NS;
+ DT chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế

hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN,
khả năng cân đối các nguồn lực trong năm DT, quy định của pháp
luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên
quan;
+ DT chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được
giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ DT NS của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;


12
+ DT chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy
nghề bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ DT chi thực hiện các CTMT quốc gia được lập căn cứ vào
danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện CTMT
quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội
dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng CTMT
quốc gia.
1.3.2. Quy trình lập dự tốn NSNN cấp huyện
a. Sơ đồ lập dự tốn NSNN cấp huyện
b. Trình tự, thủ tục lập dự toán NSNN cấp huyện
Lập dự toán NSNN cấp huyện, trải qua 3 giai đoạn, như sau:
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán
- Giai đoạn 2: Tổng hợp, thảo luận và xét duyệt dự toán
- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ và giao dự toán



13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN
BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BA TƠ VÀ PHỊNG TÀI
CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN BA TƠ, QUẢNG NGÃI
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
huyện Ba Tơ
a. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Ba Tơ là một huyện miền núi rộng nhất trong tất cả các
huyện của tỉnh, nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ngãi, có quốc lộ
24 chạy qua. Diện tích 1.133 km2, chiếm 1/5 diện tích tồn tỉnh, là
vùng đất có địa hình nhiều sơng, suối, núi non hiểm trở, đồi núi
chiếm 4/5 diện tích tồn huyện. Dân số khoảng 51.000 người, trong
đó người dân tộc thiểu số H’re chiếm 90%, dân số tập trung chủ yếu
ở khu vực thị trấn và một số xã ven quốc lộ 24. Đơn vị hành chính
gồm 19 xã và 1 thị trấn.
b. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Ba Tơ
- Kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ
trọng ngành nông lâm, thủy sản. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,
xây dựng. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 1.262 tỷ đồng, tăng
7.23% so với năm 2017. Kinh tế ổn định tăng trưởng khá, cơ cấu
chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường
thực hiện.


14

- Xã hội
Tình hình xã hội ổn định, làm cho các nhà đầu tư trong và
ngoài huyện yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh, đóng góp một
phần vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào NS huyện.
2.1.2. Giới thiệu về Phòng TC-KH huyện Ba Tơ
Hiện tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ, có 9 biên chế gồm: 1
trưởng phịng, 1 phó trưởng phịng, 1 kế tốn trưởng NS huyện và 6
cơng chức chun mơn, nghiệp vụ. Gồm có: Trưởng phịng; phó
trưởng phịng; kế tốn trưởng ngân sách huyện; tổng hợp kinh tế- xã
hội; kế toán ngân sách chi thường xuyên; kế toán đầu tư- kế hoạch;
kế toán ngân sách xã, CTMT; kế tốn nội bộ, quản lý cơng sản; văn
thư, thủ quỹ.
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN NSNN TẠI
PHÒNG TC–KH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực trạng cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện
Ba Tơ được minh họa qua tình hình lập DT NSNN năm 2018
2.2.1. Hƣớng dẫn lập và tổng hợp dự toán NS huyện
a. Lập dự toán thu NS huyện:
Chi Cục thuế huyện Ba Tơ lập DT thu NS huyện năm 2018
theo các biểu mẫu quy định báo cáo gửi Phòng TC-KH huyện tổng
hợp.
b. Lập dự toán chi NS huyện:
- Các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện: Xây dựng DT của
đơn vị mình, báo cáo gửi Phịng TC-KH huyện.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị dự toán
cấp huyện:


15
Các cơ sở trực thuộc gồm: Các cơ sở giáo dục trực thuộc

Phòng GD&ĐT huyện lập DT chi NS năm 2018 gửi Phòng GD& ĐT
huyện tổng hợp báo cáo gửi Phòng TC-KH huyện.
- UBND các xã, thị trấn:
Xây dựng DT NSNN năm 2018 theo biểu mẫu quy định, báo
cáo gửi về Phịng TC-KH huyện tổng hợp.
- Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện:
Trên cơ sở DT của các đơn vị báo cáo, Phòng TC-KH huyện
tổng hợp xây dựng DT NS huyện, tham mưu UBND huyện báo cáo
và sau đó làm việc với Sở Tài chính, nội dung tổng hợp gồm:
+ Tổng hợp dự toán thu NS huyện
+ Tổng hợp DT chi NS huyện
+ Cân đối thu, chi NS huyện năm 2018.
2.2.2. Quyết định phân bổ và giao dự toán
a- Quyết định phân bổ và giao dự toán cho huyện
- Giao dự toán thu ngân sách huyện:
+ Tổng thu nội địa
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
- Giao dự toán chi ngân sách huyện
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi thường xuyên NS huyện
+ Dự phòng chi
- Cân đối ngân sách huyện, ngân sách xã năm 2018
b- Quyết định giao DT cho các cơ quan, đơn vị và các xã:
- Các cơ quan, đơn vị DT trực thuộc huyện
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị DT huyện


16
- Các xã, thị trấn
2.2.3. Tổng hợp dự toán thu, chi NSNN huyện Ba Tơ qua

các năm 2016-2018
- Quyết định giao DT thu, chi NSNN huyện Ba Tơ qua các
năm 2016-2018.
- So sánh Dự toán lập với Quyết định giao dự toán NSNN
huyện Ba Tơ qua các năm 2016-2018.
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TẾ CÔNG TÁC
LẬP DỰ TỐN NSNN TẠI PHỊNG TC-KH HUYỆN BA TƠ,
QUẢNG NGÃI
2.3.1. Hệ thống định mức, tiêu chí lập dự tốn NS huyện Ba
Tơ chƣa hợp lý, chƣa phù hợp với một số vùng, lĩnh vực
Hệ thống định mức phân bổ DT chi thường xuyên hiện nay
cho các lĩnh vực hầu hết theo tiêu chí dân số, riêng lĩnh vực quản lý
hành chính, định mức theo tiêu chí biên chế cán bộ cơng chức. Tuy
nhiên hệ thống tiêu chí phân bổ này chưa thật sự phù hợp với từng
địa phương, chưa hợp lý với từng vùng, từng lĩnh vực
2.3.2. Công tác dự báo về quy mô, cơ cấu thu chi NS trong
lập dự toán chƣa sát với thực tế
- Lập DT thu NSNN không phản ánh hết các nhiệm vụ thu của
các khoản có thể thu, lập DT thu ln thấp hơn DT cấp trên giao,
mục đích để hồn thành, vượt chỉ tiêu thu NSNN cấp trên giao và
trong năm thu vượt DT thì được cấp trên cho sử dụng.
- Lập DT chi NSSN ln cao hơn DT do cấp trên giao, mục
đích nhằm để tăng nguồn thu bổ sung từ NS tỉnh. Lập DT của các
đơn vị sử dụng NS cấp dưới còn thiếu căn cứ thực tiễn, chưa thực sự


17
gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của mình.
2.3.3. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao
quyền tự chủ về tài chính có thu phí, lệ phí, nhƣng chƣa thực

hiện cơng tác lập dự tốn thu NSNN.
Trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập
được giao quyền tự chủ tài chính có nguồn thu từ phí, lệ phí trên địa
bàn huyện Ba Tơ chưa thực hiện cơng tác lập DT thu NSNN, Phịng
TC-KH huyện Ba Tơ chưa tổng hợp và giao DT thu phí, lệ phí


18
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH- KẾ
HOẠCH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. HỒN THIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHÍ LẬP DỰ TỐN
NSNN HUYỆN BA TƠ
a. Hồn thiện định mức, tiêu chí lập dự tốn đối với chi sự
nghiệp giáo dục
* Vấn đề đặt ra:
Phân bổ chi hoạt động theo tiêu chí học sinh hiện nay cho các
cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Ba Tơ chưa thật sự phù hợp với
từng địa phương, chưa hợp lý với từng vùng, khu vực. Cho nên cần
phải hồn thiện tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí hoạt động của
các cơ sở giáo dục.
* Giải pháp: Phân bổ kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo
dục phải phù hợp với từng địa phương, bảo đảm kinh phí cho hoạt
động của các cơ sở giáo dục.
- Phân bổ theo tiêu chí số học sinh: 50% kinh phí hoạt động
phân bổ theo tiêu chí học sinh, với định mức phân bổ bằng 50%
định mức theo Quyết định số 684b/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:
+ Khu vực thị trấn: 50%x500.000 đồng/người/năm

+ Khu vực các xã 50%x750.000 đồng/người/năm.
- Phân bổ theo tiêu chí số biên chế giao: 50% kinh phí hoạt
động phân bổ theo tiêu chí số biên chế được giao, phân bổ như sau:


19
Pi = [(50% x ∑KP ) x (Bi)]/(∑Bi )
Trong đó:
Pi : Kinh phí hoạt động phân bổ theo tiêu chí số biên chế được
giao của cơ sở giáo dục i
Bi : Số biên chế của cơ sở giáo dục i
∑Bi : Tổng biên chế giao các cơ sở giáo dục
∑KP : Tổng kinh phí hoạt động được phân bổ.
* Kết quả của giải pháp:
- Các trường có số học sinh ít vẫn đảm bảo được kinh phí cho
hoạt động.
- Hạn chế tình trạng các cơ sở giáo dục có số học sinh ít, cuối
năm thường phải xin cấp trên bổ sung kinh phí hoạt động, góp phần
xóa bỏ cơ chế “xin- cho”.
- Kinh phí hoạt động phân bổ phù hợp với từng khu vực, đem
lại sự công bằng cho các đơn vị sử dụng NSNN.
- Giảm chênh lệch khoảng cách kinh phí hoạt động giữa các
trường có nhiều học sinh với các trường ít học sinh. Các trường ít
học sinh đảm bảo được kinh phí cho hoạt động.
b. Hồn thiện hệ thống định mức, tiêu chí lập dự tốn đối
với cấp xã
* Vấn đề đặt ra: Phân bổ chi hoạt động theo tiêu chí dân số
hiện nay cho các xã trên địa bàn huyện Ba Tơ chưa thật sự phù hợp
với từng địa phương, chưa hợp lý với từng vùng, lĩnh vực. Cho nên
cần phải hồn thiện tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên cho

các xã trong các lĩnh vực.
* Giải pháp:
- Phân bổ theo tiêu chí dân số: 50% định mức phân bổ chi


20
thường xuyên NS xã theo Quyết định số 684b/QĐ-UBND ngày
16/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
- Phân bổ theo tiêu chí số biên chế giao: 50% , với công thức:
Pi = [(50% x ∑KP ) x(Bi)]/(∑Bi )
Trong đó:
Pi : Kinh phí hoạt động phân bổ theo tiêu chí số biên chế đơn
vị i
Bi : Biên chế đơn vị i
∑Bi : Tổng biên chế các đơn vị
∑KP : Tổng chi thường xuyên trong các lĩnh vực được phân bổ
nêu trên.
* Kết quả của giải pháp:
- Giảm chênh lệch khoảng cách về kinh phí hoạt động giữa các
xã có dân số đơng với các xã có dân số ít, các xã có dân số ít vẫn
đảm bảo kinh phí hoạt động trong các lĩnh vực: Sự nghiệp phát
thanh, truyền hình; sự nghiệp văn hóa, thơng tin; sự nghiệp thể dục,
thể thao; chi đảm bảo xã hội; chi an ninh; chi quốc phòng.
- Hạn chế tình trạng các xã có dân số thấp, kinh phí hoạt động
ít, cuối năm khơng đảm bảo kinh phí hoạt động, thường xin cấp trên
bổ sung kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động.
- Kinh phí hoạt động phân bổ phù hợp với từng khu vực các
xã, đem lại sự công bằng trong sử dụng NSNN của các xã trong
huyện.
3.2. HỒN THIỆN CƠNG TÁC DỰ BÁO VỀ QUY MƠ, CƠ

CẤU THU CHI NS TRONG LẬP DỰ TỐN
* Vấn đề đặt ra: Thực tế hiện nay việc lập DT NS huyện Ba
Tơ cịn có tình trạng là:
- Lập DT thu NSNN không phản ánh hết các nhiệm vụ thu của


21
các khoản có thể thu, lập DT thu ln thấp hơn DT thu cấp trên giao,
mục đích để hồn thành, vượt chỉ tiêu thu NSNN cấp trên giao và
trong năm thu vượt DT thì được cấp trên cho sử dụng.
- Lập DT chi NSSN luôn cao hơn DT chi do cấp trên giao,
mục đích nhằm để tăng nguồn thu bổ sung từ NS tỉnh.
Công tác lập DT của các đơn vị sử dụng NS cấp dưới còn
thiếu căn cứ thực tiễn, chưa thực sự gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của
đơn vị.
* Giải pháp:
Lập DT thu phải căn cứ tình hình thực hiện thu NS năm trước;
DT giao và ước thực hiện trong năm hiện hành- năm lập DT. Từ đó
DT các khoản thu năm sau cho sát với thực tế tại địa phương. Đảm
bảo DT thu cấp trên giao đúng với DT lập tại đơn vị.
Lập DT chi cũng phải căn cứ tình hình thực hiện năm trước,
DT giao và ước thực hiện trong năm hiện hành- năm lập DT. Đối với
kinh phí phân bổ trong định mức, thì phải căn cứ vào định mức, tiêu
chí phân bổ theo Quyết định số 684b/QĐ-UBND ngày 16/12/2016
của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó DT chi năm sau sát tình hình
thực tế tại địa phương.
Đối với những khoản chi khơng có trong định mức. Lập DT
cũng phải căn cứ tình hình thực hiện năm trước, DT giao và ước thực
hiện trong năm hiện hành. DT cần phải có thuyết minh rõ ràng về kế
hoạch, nhiệm vụ chi cụ thể của từng lĩnh vực.

* Kết quả của giải pháp:
- Lập DT thu NSNN phản ánh các nhiệm vụ thu của các khoản
có thể thu, góp phần tăng nguồn thu cho NS huyện.
- Lập DT chi NSSN sát với tình hình thực tế, lập DT khơng vì
mục đích để tăng nguồn thu bổ sung cân đối NS tỉnh. Điều đó góp


22
phần tiết kiệm, tránh gây lãng phí trong q trình sử dụng NSNN.
3.3. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn thu NSNN ở các cơ
quan, đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
* Vấn đề đặt ra: Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan,
đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính do Nhà nước bảo đảm
chi thường xun hàng năm có thu phí, lệ phí thường xun phát
sinh tại đơn vị, nhưng chưa thực hiện lập DT và xây dựng phương án
sử dụng, báo cáo lên cơ quan cấp trên để tổng hợp, giao DT thu. Đây
là một thiếu sót cần phaỉ khắc phục.
* Giải pháp: Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được
giao quyền tự chủ có nguồn thu thường xuyên tại đơn vị, phải thực
hiện công tác lập DT thu các khoản thu phí, lệ phí, xây dựng phương
án sử dụng, báo cáo lên cơ quan cấp trên để tổng hợp và giao DT thu
theo quy định.
Trình tự, thủ tục lập DT thu đối với các cơ quan, đơn vị sự
nghiệp công lập được thực hiện như sau:
+ Hướng dẫn lập dự toán thu phí, lệ phí
+ Tổng hợp dự tốn thu NSNN đối với các cơ quan, đơn vị sự
nghiệp công lập
+ Quyết định giao dự toán thu NSNN đối với các cơ quan, đơn
vị.
* Kết quả của giải pháp:

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về lập DT thu NSNN
đối với cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu.
- Xác định nhiệm vụ thu NSNN trong năm của cơ, quan đơn vị
có thu phí, lệ phí được đúng đắn.


23
KẾT LUẬN
Công tác lập DT NSNN huyện là khâu đầu tiên trong q trình
quản lý, sử dụng NS, có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước
về kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương.
Cơng tác lập DT NSNN tại Phịng TC-KH huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất
định, tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội,
bảo đảm an ninh, quốc phịng ở địa phương. Tuy nhiên, phân tích
một cách đầy đủ thì cơng tác lập DT NSNN huyện Ba Tơ cũng còn
bộc lộ nhiều mặt tồn tại, hạn chế.
Qua luận văn, tác giả đã thực hiện những nội dung về cơ sở lý
luận lập DT NSNN cấp huyện: Tổng quan về NSNN và NSNN cấp
huyện; vai trò, đặc điểm, căn cứ và phương pháp lập DT NSNN cấp
huyện. Nội dung, quy trình, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị
trong quá trình lập DT NSNN cấp huyện.
Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu thực trạng cơng tác lập DT
NSNN tại Phòng TC-KH huyện Ba Tơ giai đoạn 2016-2018. Qua
quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những hạn chế, tồn tại như:
Hệ thống định mức, tiêu chí lập DT NS huyện Ba Tơ chưa hợp lý,
chưa phù hợp với một số đơn vị, địa phương có dân số phân bổ
không đồng đều; công tác dự báo về quy mô, cơ cấu thu chi NS trong
lập DT NS chưa sát với thực tế; công tác lập DT thu NSNN đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập có thu bộc lộ nhiều vấn đề cịn thiếu

sót cần phải khắc phục.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, tác giả đã đưa ra các


×