Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ung dung ban do tu duy trong doi moi phuong phapday hoc Dia Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.7 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ứng dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học Địa Lý</b>


<i><b>1. Tư duy và Bản đồ Tư duy</b></i>


Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người. Nhà triết
học nổi tiếng người Pháp được xem là cha đẻ của triết học


hiện đại đồng thời là một nhà toán học lỗi lạc - Rene
Descarters - từng khẳng định “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”.
Tiến sĩ Roger W. Sperry (Học viện Vật lý Công nghệ
California - Hoa Kỳ) - người đã nhận được giải Nobel Y học
năm 1981 vì những khám phá liên quan đến sự chuyên biệt
hóa chức năng của các bán cầu não. Bằng hàng loạt các thực
nghiệm, Sperry đã nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về


ngơn ngữ, tính tốn, phân tích và phán đốn; cịn bán cầu não phải thiên về nắm bắt không gian,
cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật, óc thẩm mỹ, lịng say mê và sự sáng tạo. Bán cầu não trái có thói
quen phân tích từng bước, cịn bán cầu não phải có khuynh hướng phân tích trực quan, khái qt
tổng thể vấn đề. Nhiều chức năng ưu thế, ở mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não phải chứ
không phải bán cầu não trái.


Trước đây và ngay cả hiện nay, trong học tập người ta chú trọng ghi chép theo dịng thơng qua
những ký tự, con số, thứ tự, đường thẳng và học thuộc lịng máy móc. Đây là một cách ghi chép
khá hiệu quả, nhưng không phải là tập hợp cơng cụ hồn chỉnh vì chúng chỉ phản ánh năng lực của
não trái, còn bán cầu não phải cho phép chúng ta lĩnh hội màu sắc, nhịp điệu, không gian, sự tưởng
tượng và sáng tạo gần như bị lãng quên. Nói cách khác, chúng ta vẫn thường chỉ sử dụng 50% khả
năng bộ não của mình để ghi nhận thông tin.


Xuất phát từ thực tế của bản thân khi còn là một học sinh trung học, học giả người Anh, Tony
Buzan đã nghiên cứu và giới thiệu Bản đồ Tư duy (Mind map) vào cuối thập niên 60 của thế kỷ
XX. Đây không chỉ đơn thuần là một cơng cụ ghi chép hồn chỉnh mà là một phương pháp tư duy
nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận, ghi nhớ thơng tin và kích thích khả năng sáng tạo của con


người. Theo Giáo sư Tony Buzan, chúng ta phải ghi chép nhưng cách chúng ta ghi chép phải phản
ánh đúng cách bộ não làm việc. Và dĩ nhiên là bộ não của con người không làm việc theo kiểu ghi
nhớ từng dòng chữ dài và được viết bằng một màu mực đều đều, buồn tẻ. Bộ não ghi nhớ bằng
hình ảnh và sự liên hệ. Đó là cơ sở ban đầu cho sự ra đời của Bản đồ Tư duy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

pháp chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngồi bộ não. Nó cũng là một
phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.


<i><b>2. Lập Bản đồ Tư duy</b></i>


Bản đồ Tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ
thêm hoặc bớt các nhánh, khai thác “sức mạnh” của màu sắc, hình ảnh, ngơn từ chắt lọc, súc tích,
nhằm kích thích khả năng sáng tạo vô tận của con người thông qua mạng lưới ý tưởng có mối liên
hệ hữu cơ với nhau.


Để thành lập Bản đồ Tư duy, chúng ta cần một tờ giấy, một cây bút và một bộ não chịu hoạt động.
Bản đồ Tư duy hoạt động theo cơ chế liên tưởng của bộ não. Nếu não lười biếng không chịu suy
nghĩ thì Bản đồ Tư duy cũng khơng được hình thành. Dưới đây là 7 bước thành lập Bản đồ Tư duy
do Tony Buzan giới thiệu.


(1) Bắt đầu từ <i><b>trung tâm </b></i>của tờ giấy


(2) Dùng một <i><b>hình ảnh</b></i> hay <i><b>bức tranh</b></i> cho ý tưởng trung tâm
(3) Luôn sử dụng <i><b>màu sắc</b></i>.


(4) Nối các <i><b>nhánh chính</b></i> đến <i><b>hình ảnh trung tâm</b></i> và nối các
nhánh cấp 2, cấp 3...với nhánh cấp 1, cấp 2...để tạo ra sự liên
kết.


(5) Vẽ nhiều nhánh <i><b>cong</b></i> hơn đường thẳng


(6) Sử dụng <i><b>một từ khoá trong mỗi dịng</b></i>


(7) Dùng những <i><b>hình ảnh xun suốt</b></i>


<i><b>3. Ứng dụng phương pháp Bản đồ Tư duy trong dạy học Địa lý THPT</b></i>
<i><b>3.1. Ứng dụng phương pháp Bản đồ Tư duy trong dạy học</b></i>


Sử dụng Bản đồ Tư duy góp phần <i><b>rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả</b></i> cho học sinh. Bởi
Bản đồ Tư duy chính là cơng cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc
biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Phương pháp này cịn <i><b>phát huy tối đa tính sáng tạo</b></i> và phản ánh đậm nét <i><b>cá tính</b></i> của học sinh
thơng qua trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, năng khiếu hội họa cũng như góp phần cá thể hóa quá trình
đào tạo.


Bản đồ Tư duy giúp học sinh <i><b>ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả</b></i> hơn. Bản đồ Tư duy với
hình ảnh, màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phương pháp ghi bài
truyền thống theo dòng kẻ như những hình chữ nhật làm đóng khung tư duy và sự sáng tạo của
bạn.


Với những hiệu quả trên, phương pháp Bản đồ Tư duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc
Đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới dạy học lấy học sinh làm trung tâm và quá trình cá thể
hóa người học. Đồng thời, Bản đồ Tư duy còn là phương pháp giúp học sinh tăng cường khả năng
tự học, nhằm thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt
đời của con người.


<i><b>3.2. Ứng dụng phương pháp Bản đồ Tư duy trong dạy học Địa lý THPT</b></i>
<i><b>3.2.1. Ứng dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học kiến thức mới</b></i>


<i><b>* Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm.</b></i>



Đối với phương pháp thảo luận nhóm, thay vì phát phiếu học tập và hồn thành phiếu học tập như
thơng thường, giáo viên có thể u cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung
giáo viên đã giao thông qua các Bản đồ Tư duy. Hiển nhiên, mỗi Bản đồ Tư duy đó khơng chỉ
phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức giống
như một phiếu học tập mà còn in đậm tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành
viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh khơng
chỉ được khám phá kiến thức mới mà cịn được sáng tạo và khẳng định bản thân, được thuyết trình,
học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau và được bảo vệ ý tưởng, chính
kiến của mình.


<i><b>* Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp động não (Brainstorming).</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả
người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi.


<i><b>* Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp đàm thoại - gợi mở.</b></i>


Đàm thoại - gợi mở là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả và được sử dụng phổ
biến trong các giờ lên lớp. Chắt lọc và phát huy nhân tố tích cực của phương pháp đàm thoại - gợi
mở, phát vấn với những câu hỏi có vấn đề sẽ kích thích được trí tị mị và ham học hỏi của học
sinh. Thực chất, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, giáo viên và học sinh thường làm việc
với các sơ đồ. Đây là một hình thức của sử dụng Bản đồ Tư duy kết hợp với phương pháp đàm
thoại - gợi mở. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp này, giáo viên nêu lên nội dung chính cần
tìm hiểu và ghi ở giữa bảng với kích thước lớn để hình thành Bản đồ Tư duy và thu hút sự chú ý
của học sinh. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở nhằm hưóng học sinh triển khai các nội
hàm của nội dung chính.


<i><b>3.2.2. Ứng dụng Bản đồ Tư duy trong củng cố kiến thức, ôn tập</b></i>



Việc sử dụng Bản đồ Tư duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống như việc xây dựng
sơ đồ trên, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở Bản đồ Tư duy, hệ
thống kênh chữ sẽ được súc tích hơn nữa, màu sắc cũng được sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu
quả hơn. Bên cạnh đó, Bản đồ Tư duy cịn sử dụng hệ thống các hình ảnh xuyên suốt để gây ấn
tượng và tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh. Mặc dù vậy, sơ đồ trên đã bước đầu mang
dáng dấp của Bản đồ Tư duy và ở một góc độ nào đó, sơ đồ này rất thuận lợi cho việc củng cố và
hệ thống hóa kiến thức.


<i><b>3.2.3. Ứng dụng Bản đồ Tư duy trong kiểm tra, đánh giá.</b></i>


Việc kiểm tra bằng Bản đồ Tư duy là một hình thức kiểm tra tồn diện. Thơng qua đó, giáo viên
khơng chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ, sự chun cần học tập. Hơn thế
nữa, nó cịn cho phép giáo viên đánh giá được năng lực tư duy khoa học, tính logic, trí tưởng
tượng, óc thẩm mỹ và sáng tạo của học sinh. Chính vì điều đó, sự phản hồi của học sinh thông qua
Bản đồ Tư duy có giá trị hơn rất nhiều so với phương pháp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách
quan.


Như vậy, Bản đồ Tư duy có thể được ứng dụng rộng rãi trong dạy học Địa lý tại Trường THPT
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh, hướng tới dạy học lấy người học làm
trung tâm. Trên hết, Bản đồ Tư duy rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy tích cực, một nhân
tố quan trọng giúp học sinh hoàn thiện phương pháp tự học nhằm biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo và học tập suốt đời.


</div>

<!--links-->

×