Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.78 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ DIỄM TRINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.01.05

Đà Nẵng - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Phản biện 1: PGS. TS. TRƯỜNG HỒNG TRÌNH
Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn
Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau đổi mới kinh tế năm 1986, Việt nam bắt đầu tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm
phán 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 10 FTA đã
có hiệu lực.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là
hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, được ký kết
25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định
VJEPA không những chỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng
hóa và thương mại dịch vụ mà còn thỏa thuận hợp tác về đầu tư và
các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước. Tham gia vào các FTA nói
chung, VJEPA nói riêng mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, như
(1) mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm; (2) tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng
thu hút đầu tư vào nền kinh tế; và (3) làm tăng cơ hội cho các doanh
nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các
đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thực hiện các FTA có thể tìm ẩn các nguy
cơ cho nền kinh tế, như (1) làm gia tăng cạnh tranh khiến nhiều
doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản;
(2) làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường
bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động
của thị trường quốc tế; (3) trong quá trình hội nhập, các nước đang
phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự
nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều
tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.



2
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ sau
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang
tính bổ sung. Nhật Bản nhập các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng
công nghiệp tiêu dùng như: dệt may, da giày, thực phẩm chế biến.
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, cơng
nghệ và ngun liệu cho sản xuất.
Trong năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
với Nhật Bản đạt 37,860 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm
2017.Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt
18,850 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa từ
Nhật Bản là 19,010 tỷ USD, tăng 12,0%. Trong các năm qua, Nhật
Bản ln nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất (Trung
Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) trong hơn 200 quốc gia có xuất nhập
khẩu hàng hóa với Việt Nam (Tổng cục Hải quan).
Vì những lý do trên, cần thiết phải quan tâm đến tác động của
VJEPA đến đến nền kinh tế Việt Nam. Tác động của các FTA đến
nền kinh tế ngày càng được các nhà hoạch định chính sách, các nhà
kinh kế học nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Nhìn chung, có 2 nhóm phương pháp được sử
dụng đánh giá tác động của các hiệp định FTA đến nền kinh tế.
Nhóm thứ nhất dựa vào cách tiếp cận hậu nghiệm, sử dụng các mơ
hình kinh tế lượng để kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của các hiệp
định. Nhóm thứ hai sử dụng cách tiếp cận tiên liệu, cơ bản sử dụng
mơ hình cân bằng tổng thể CGE để dự báo các tác động đến nền kinh
tế. Cách tiếp cận dựa trên mơ hình CGE có nhiều ưu việt hơn vì cho
phép xem xét tổng thể các mối liên kết trong nền kinh tế, giúp dự
đoán xu hướng và lý giải các cơ chế phân bổ nguồn lực khi thực thi

các hiệp định FTA đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh và


3
điều kiện cụ thể, đặc thù của mỗi nước. Đặc biệt, mơ hình CGE động
là một cơng cụ rất phù hợp, cho phép mô phỏng các hoạt động kinh
tế quốc tế như thương mại, đầu tư và dịch chuyển các yếu tố sản xuất
theo từng ngành, phân tích xu hướng biến động và cách thức chuyển
dịch của các ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn.
Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện nay đã có một số nghiên cứu
sử dụng mơ hình CGE để nghiên cứu tác động của các “cú sốc” đến
nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào sử dụng
mơ hình CGE động để đánh giá tác động của hiệp định VJEPA đến
nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động
của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế
Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tác động Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực,
đồng thời phát huy các tác động tích cực của Hiệp định VJEPA.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích và dự báo mức độ tác động của việc thực thi VJEPA
đối với toàn nền kinh tế Việt Nam, đến cơ cấu ngành kinh tế, thu
ngân sách của chính phủ và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình.
Rút ra các hàm ý chính sách nhằm tận dụng cơ hội và giảm
thiểu những thiệt hại nếu có từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc
đẩy kinh tế phát triển và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệp định VJEPA có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng

kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính phủ và phúc
lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam?


4
Làm thế nào để tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thiệt hại
từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng
cao phúc lợi Hộ gia đình?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của việc thực thi Hiệp định VJEPA
đến nền kinh tế Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu tác động của việc thay
đổi thuế suất thuế nhập khẩu trong Hiệp định VJEPA đến các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô (GO, GDP, xuất nhập khẩu, ngân sách), đến các ngành,
và phúc lợi hộ gia đình.
Về khơng gian: Nền kinh tế Việt Nam
Về thời gian: Xây dựng kịch bả giảm đồng thời thuế nhập
khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa của Nhật Bản và thuế nhập
khẩu của Nhật Bản đối với hàng hóa của Việt Nam theo lộ trình đã
cam kết từ năm 2012 – 2025. Các kết quả mô phỏng được đánh giá
cả trong ngắn hạn và dài hạn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài luận văn là
phương pháp mô hình hóa và mơ phỏng các “cú sốc thuế suất thuế
nhập khẩu” thơng qua mơ hình cân bằng tổng thể dạng động
(DCGE).
Sau khi thực hiện mô phỏng tác động của các cú sốc thuế suất
thuế nhập khẩu bằng mơ hình DCGE, nghiên cứu này sử dụng

phương pháp thống kê mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng
hợp, phân tích, đánh giá kết quả mơ phỏng.


5
Ngồi ra, nghiên cứu này cịn sử dụng các phương pháp tổng
hợp, đối chiếu, so sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động
của các FTA đến nền kinh tế, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
về tác động của các FTA đến cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá các dữ
liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng, xu hướng, mối quan hệ thương
mại giữa Việt Nam – Nhật Bản. Trên cơ sở đó, xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu và lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp khi phân
tích tác động của các cú sốc thuế suất theo lộ trình cam kết trong
Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để chỉ ra cơ chế tác động và
phương pháp phân tích tác động của việc thực thi các FTA đến nền
kinh tế.
Phân tích rõ cơ chế tác động của sự thay đổi thuế suất thuế
nhập khẩu đến nền kinh tế. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu về tác
động của các cú sốc thuế suất luận giải nguyên nhân và kết quả tác
động trong các nghiên cứu thực nghiệm.
Mở ra hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam khi sử dụng mơ
hình DCGE trong phân tích và dự báo tác động của các FTA.
6.2. Về mặt thực tiễn
Tổng hợp các nội dung và lộ trình giảm thuế nhập khẩu của
Việt Nam đối với hàng Nhật Bản và lộ trình giảm thuế nhập khẩu
của Nhật Bản đối với hàng Việt Nam để xây dựng các kịch bản mô
phỏng về thay đổi thuế suất phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Tổng hợp, phân tích thực trạng quan hệ xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam - Nhật Bản, làm cơ sở để đánh giá tác động của Hiệp định
VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam.


6
Phát triển mơ hình cân bằng tổng thể dạng động, đa ngành, đa
nhóm Hộ gia đình, đa đối tác (Nhật Bản, các đối tác cịn lại), cho
phép mơ phỏng và phân tích ảnh hưởng của các cú sốc thuế suất lên
từng ngành, từng nhóm Hộ gia đình, cách thức chuyển dịch của các
ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn. Đây là mơ hình thực nghiệm
cần thiết cho các nhà nghiên cứu thực hiện mô phỏng tác động của
việc thay đổi các mức thuế suất khác nhau theo các FTA khác nhau
đến nền kinh tế Việt Nam.
Góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, ứng dụng lý luận
về đánh giá và dự báo tác động của các FTA với điều kiện cụ thể của
Việt Nam.
Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định VJEPA đến nền
kinh tế thông qua việc xây dựng, mô phỏng và đánh giá các kịch bản
thuế suất khác nhau tác động đến nền kinh tế. Đây là bằng chứng
thực nghiệm, minh họa cho các vấn đề lý thuyết về tác động của các
FTA. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực thi Hiệp định VJEPA có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao phúc
lợi Hộ gia đình.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB
Thơng tin và Truyền thơng; Th Anh (2013), Giáo trình kinh tế
quốc tế, NXB Thốn kê; Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng
(2012) Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB thống kê.

8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
8.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
Lê Thị Lan Anh (2007), quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật
Bản giai đoạn từ năm 1986 đến 2007; Bùi Đức Hưng (2010), Phát


7
triển quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong
bối cảnh hình thành hiệp định thương mại song phương giữa hai
nước; Đồn Thị Bích Thủy (2014), nghiên cứu xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước;
8.2. Các mơ hình nghiên cứu liên quan
Đỗ Trí Thái (2006), phân tích thương mại giữa Việt Nam và
23 nước Châu Âu (EC23) thơng qua sử dụng mơ hình trọng lực và dữ
liệu bảng; Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam
với các nước ASEAN+3; Phạm Lan Hương và David Vanzetti (2006),
đánh giá tác động của tự do hóa của Việt Nam sử dụng mơ hình
GTAP; Roland-Holst và cộng sự (2002), mơ phỏng một mơ hình CGE
động từ giai đoạn 2000 đến năm 2020 để phân tích các tác động của
việc Việt Nam gia nhập WTO.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn gồm có 4 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương
mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đánh giá tác động của FTA Việt Nam – Nhật Bản
đến nền kinh tế Việt Nam.
Chương 4. Kết luận và Hàm ý chính sách.



8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ
1.1. TỰ DO HỐ THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại
Tự do hoá thương mại là chế độ thương mại mà trong đó
khơng có sự phân biệt đối xử nào đối với việc bán hàng trong nước
và xuất nhập khẩu. Các hoạt động cải cách để đưa chế độ thương mại
của một quốc gia đến trạng thái thương mại tự do được gọi là tự do
hoá thương mại.
1.1.2. Nội dung chủ yếu của tự do hoá thƣơng mại
Thứ nhất, là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan; Thứ hai, là quy định danh mục mặt hàng đưa vào
cắt giảm thuế quan; Thứ ba, là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan;
Thứ tư, là quy định về quy tắt xuất xứ. Bên cạnh các nội dung chính
của FTA nêu trên, các FTA ngày nay cịn có các nội dung khác đề
cập tới vấn đề tự xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công
nghệ, lao động, môi trường, … Tuy vậy, mức độ tự do đối với hai
lĩnh vực này không cao như trong hàng hóa.
1.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
1.2.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do
Hiệp định thương mại tự do là hiệp định mà trong đó các nước
tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, như các
hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại
bỏ, nhưng mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những
chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không
phải thành viên của hiệp định.



9
1.2.2. Phân loại các FTA
Có nhiều cách phân loại FTA, phân loại theo quy mô số lượng
các quốc gia tham gia đàm phán ký kết là một cách phân loại cho
thấy sự khác biệt tương đối giữa các FTA. Theo cách này, các FTA
được chia làm 3 loại: FTA song phương, FTA đa phương, FTA tổng
hợp.
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của các FTA trên
thế giới
1.2.4. Các FTA mà Việt Nam đang tham gia
Cho đến nay (2018), Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang
đàm phán tổng cộng 16 FTA. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã
được thực thi (6 trong 10 này được thực thi với tư cách là thành viên
ASEAN và các nước khác, 4 FTA còn lại là giữa Việt Nam với
Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EAEU- Nga, Armenia, Belarus,
Kazakhstan và Kyrgyzstan).
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA ĐẾN NỀN KINH TẾ
1.3.1. Tác động của các FTA đến tăng trƣởng kinh tế
1.3.2. Tác động của các FTA đến xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.3. Tác động của các FTA đến cơ cấu ngành kinh tế
1.3.4. Tác động của các FTA đến phân phối thu nhập và
phúc lợi hộ gia đình


10
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MƠ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG ĐỘNG

Mơ hình CGE được sử dụng trong luận văn là mơ hình động,
chuẩn cho nền kinh tế mở, qui mô nhỏ, chấp nhận giá và cạnh tranh
theo định hướng thị trường, đa nhóm ngành (25 ngành), đa đối tác
thương mại (Nhật Bản và các nước còn lại), đa nhóm Hộ gia đình (20
nhóm), đa nhân tố sản xuất (6 nhân tố lao động và 1 nhân tố vốn).
Cấu trúc lý thuyết của mơ hình được xây dựng trên cơ sở các nghiên
cứu của Dervis, Melo & Robinson, 1982; Vargas & F.Schreiner et
al., 1999; Hosoe, 2001; Chen, 2004 và Tồn, 2005.
Mơ hình CGE động được chia thành ba khối chính: Khối cân
bằng động, khối cân bằng tạm thời và khối cân bằng dài hạn, cho
phép mô phỏng hoạt động và mối quan hệ trong dài hạn của năm
thực thể chủ yếu của nền kinh tế: doanh nghiệp, chính phủ, hộ gia
đình, nhà đầu tư và phần cịn lại của thế giới (ROW) (Tồn, 2005).
2.2. DỮ LIỆU CHO MƠ HÌNH DCGE
2.2.1. Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam
2.2.2. Sam vĩ mô Việt Nam năm 2012
2.3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Sơ lƣợc FTA Việt Nam – Nhật Bản
VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam,
được ký kết 25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
Hiệp định VJEPA không những chỉ tập trung vào tự do hóa thương
mại hàng hóa và thương mại dịch vụ mà còn thỏa thuận hợp tác về
đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, tương tự như
những thỏa thuận trong WTO.


11
2.3.2. Kịch bản nghiên cứu
“Giảm đồng thời thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng
hóa của Nhật Bản và thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hóa

của Việt Nam theo lộ trình đã cam kết”.
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FTA VIỆT NAM-NHẬT
BẢN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2017
3.1.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm
2000 đến 2017 qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
a. Tốc độ tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 (Bảng 3.1)
Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng
cao (tăng từ 6,80% năm 2000 lên 8,5% năm 2007).
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
tăng từ 15,64 tỷ USD năm 2000 lên 80,71 tỷ USD năm 2008. Tổng
kim ngạch nhập giai đoạn này là 333,98 tỷ USD, khẩu Kim ngạch
nhập khẩu giai đoạn này tăng chủ yếu do giá nhập khẩu tăng đã
khiến kim tỷ ngạch nhập khẩu tăng.
b. Tốc độ tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2009-2017 (Bảng 3.2)
Tốc độ tăng trưởng GDP có sự sụt giảm từ 6,31% năm 2008
giảm còn 5,32% năm 2009. Bước sang năm 2010 , nền kinh tế Việt
Nam đã có sự khơi phục trở lại, tốc độ tăng trưởng GDP là 6,78%,.
trong 2 năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ


12
mức 6,78% năm 2010 xuống còn 5,89% năm 2011, bị ảnh hưởng bởi
sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng
hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Năm 2013 là
5,42%, Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra

nhưng cao hơn mức tăng 5,03% của năm 2012, Nền kinh tế tuy phục
hồi chậm nhưng đã có tín hiệu tăng trưởng. Giai đoạn 2014 -2015,
nền kinh tế có sự phục hồi trở lại. Bước sang năm 2017, Kinh tế Việt
Nam cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua ở
mức 6,81%.
Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2009 – 2017 đạt
1.176,75 tỷ USD, cao gấp 3,03 lần thời kỳ 2000 - 2008. Kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2009-2017, Tổng kim
ngạch nhập khẩu gia đoạn này là 1.208,6 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với
gian đoạn 2000-2008.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2000-2008
Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tốc độ tăng
trưởng GDP

6,80

6,89

7,08

7,26

7,79

8,43


8,23

8,46

6,31

(%)
Xuất khẩu
(tỷ USD)
Nhập khẩu
(tỷ USD)

14,45 15,03 16,71 20,18

26,5 32,44 39,83 48,56 62,69

15,64 16,16 19,73 25,23 31,95 36,98

44,8 62,68 80,71

Nguồn: Tổng cục thống kê


13
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Năm

2009


2010

5,32

6,78

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tốc độ
tăng
trưởng

5,89

5,03

5,42


5,98

6,68

6,21

6,81

GDP (%)
Xuất khẩu
(Tỷ USD)

57,10 72,24

96,91 114,53 132,03 150,22 162,02 176,58 215,12

Nhập
khẩu (Tỷ

69,95 84,84 106,75 113,78 132,03 147,85 165,57

174,8 213,01

USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê
3.1.2. Tình hình thƣơng mại giữa Việt Nam – Nhật bản
a. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
giai đoạn 2000-2008 (Bảng 3.3)

Năm 2001, kim ngạch xuất và nhập khẩu giữa hai nước đều
giảm, tổng kim ngạch giảm 3,8% so với năm 2000. Từ năm 2002 trở
đi, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng ổn định
với tỷ trọng cao nhất 36,1% vào năm 2008, đạt 16,708 tỷ USD, gấp
3,38 lần so với năm 2002.
b. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
giai đoạn 2009-2017 (Bảng 3.4)
Năm 2009 kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước giảm,
tổng kim ngạch giảm 17,3% so với năm 2008, năm 2010, năm 2011
kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước tăng lại cao nhất là năm
2010 với tỷ trọng là 28,4% cao nhất trong giai đoạn này. Nhưng đến
năm 2012 đến năm 2017 kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước


14
tăng, giảm không ổn định qua từng năm, thấp nhất là năm 2013 với
tỷ trọng 1,8%, cao nhất là năm 2016 với tỷ trọng 10,4%.
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật
Bản giai đoạn 2000-2008
Năm
Kim ngạch
XK
(Tỷ USD)
Kim ngạch
NK
(Tỷ USD)
Tổng kim
ngạch
XNK ViệtNhật
(Tỷ USD)

Tốc độ
tăng Tổng
kim ngạch
XNK (%)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

2007

2008

2,575 2,509 2,437 2,909 3,542 4,340 5,232 6,090

8,468

2,301 2,183 2,505 2,982 3,553 4,074 4,702 6,189

8,240

4,876 4,693 4,942 5,891 7,095 8,414 9,934 12,279 16,708

-

-3,8

5,3

19,2

20,4


18,6

18,1

23,6

36,1

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật
Bản giai đoạn 2009-2017
Năm
Kim ngạch
XK (Tỷ USD)
Kim ngạch
NK (Tỷ USD)

2009 2010

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

6,33

7,72 11,09 13,06 13,54 14,67 14,10 16,67 17,14

7,46

9,02 10,40 11,60 11,56 12,86 14,18 15,09 17,93


Tổng kim
ngạch XNK
Việt–Nhật

13,82 16,74 21,49 24,67 25,10 27,53 28,28 31,77 35,06


15
Năm

2009 2010

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

(Tỷ USD)
Tốc độ tăng
Tổng kim
ngạch XNK

21,1

28,4

14,8

1,8

9,7

2,7


12,3

10,4

(%)

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả
c. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành giữa hai nước

Hình 3.7. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của các ngành từ
Nhật Bản giai đoạn 2000-2016
Kết quả phân tích ở Hình 3.7 cho thấy cơ cấu mặt hàng nhập
khẩu từ Nhật Bản khơng có thay đổi nhiều trong giai đoạn 20002016, phần lớn kim ngạch nhập khẩu của các nhóm hàng hóa đều có
xu hướng tăng. Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch nhập khẩu sản
phẩm từ Nhật Bản có dấu hiệu giảm so với năm 2008 và sau đó kim


16
ngạch nhập khẩu dần ổn định và tăng dần đến 2016. Trong đó, nhóm
sản phẩm Máy móc và thiết bị điện, Kim loại có sự tăng trưởng
mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 6,6 và 10,8 lần so với kim ngạch
nhập khẩu năm 2000. Kim ngạch nhập khẩu của nhóm sản phẩm Hóa
chất, Nhựa hoặc cao su, Dệt may và Vận chuyển có sự tăng trưởng
nh . Nhóm các mặt hàng cịn lại có kim ngạch nhập khẩu tương đối
ổn định.

Hình 3.8. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các ngành từ Việt
Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2000-2016

Kết quả phân tích ở Hình 3.8 cho thấy cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản có sự biến thiên trong giai đoạn
2000-2016. Nếu như ở thời điểm năm 2000, các nhóm sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Nhật Bản là: Nhiên liệu, Máy móc
thiết bị điện và Dệt may với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 2,8; 2,2
và 1 triệu USD thì 16 năm sau, cơ cấu các nhóm sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu từ Việt nam sang Nhật Bản bao gồm: Máy móc thiết bị điện,


17
Dệt May, Giày dép với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là: 4,6; 3,7 và
0,95 triệu USD.
3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VJEPA ĐẾN NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM
3.2.1. Tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
a. Tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP và giá trị sản xuất
Kết quả mô phỏng cho thấy trong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng
GDP tăng 1,812 tỷ đồng tăng 0,05%; Trong dài hạn tăng 98,063 tỷ
đồng tăng 1,03% so với kịch bản ban đầu. Giá trị sản xuất tăng 1,202
tỷ đồng trong ngắn hạn, tăng 0,01%; Trong dài hạn tăng 290,020 tỷ
đồng, tăng 1,1% so với kịch bản ban đầu
b. Tác động đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đối với
Nhật Bản.
Theo kết quả mô phỏng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam
đối với hàng hóa Nhật Bản tăng dần theo từng năm sau khi thực thi
Hiệp định và tăng mạnh trong dài hạn. Nguyên nhân là do sự thay
đổi thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa của
Nhật Bản theo cam kết của Hiệp định VJEPA. Theo nội dung của
Hiệp định VJEPA, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng
87,66% kim ngạch thương mại trong vịng 10 năm kể từ khi Hiệp

định có hiệu lực và 92,95% kim ngạch thương mại sau 16 năm thực
thi Hiệp định. Vì vậy, trong ngắn hạn kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam từ Nhật Bản tăng 3,422 tỷ đồng, tăng 0,14%; Trong dài hạn
tăng 121,896 tỷ đồng, tăng 1,72%.
Kim ngạch xuất khẩu trong ngắn hạn giảm 10,771 tỷ đồng,
giảm 0,41% nhưng trong dài hạn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
tăng 140, 99 tỷ đồng, tăng 1,93%. Nguyên nhân là do Nhật Bản cam
kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10


18
năm kể từ khi thực hiện Hiệp định nên hàng Việt Nam có nhiều cơ
hội để xuất khẩu sang Nhật.
c. Tác động đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả
nước
Dưới tác động của cú sốc giảm thuế nhập khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam giảm trong ngắn hạn nhưng sau khi ổn định thị trường thị
kim ngạch nhập khẩu tăng trở lại và tăng mạnh trong dài hạn. Đối
với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong các năm đầu nhưng trong
dài hạn lại tăng chậm và giảm so với nhập khẩu dẫn đến cán cân
thương mại trong dài hạn sẽ bị thâm hụt.
d. Tác động đến thu Ngân sách chính phủ
Theo lộ trình đã cam kết Việt Nam giảm thuế nhập khẩu cho
Nhật Bản nên trong những năm đầu thực thi Hiệp định, thu ngân
sách chính phủ giảm mạnh, sau đó có xu hướng tăng lên trở lại
nhưng tổng thu ngân sách vẫn giảm so với năm cơ sở.
Thuế nhập khẩu từ Nhật Bản giảm làm tổng thu ngân sách
giảm. Tuy nhiên, giảm thu thuế nhập khẩu lại đi kèm với gia tăng
kim ngạch thương mại và mở rộng kinh tế, từ đó lại tạo điều kiện
tăng thu từ các sắc thuế khác (VAT, thuế TNCN, thuế TNDN) trong

thời gian đầu sau khi thực thi Hiệp định nên làm cho % giảm thu
ngân sách ít hơn.
3.2.2. Tác động đến các ngành kinh tế
a. Tác động đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các
ngành sang thị trường Nhật Bản và các nước khác trong dài hạn
Dưới sự tác động của việc giảm thuế nhập khẩu giữa Việt Nam
và Nhật Bản ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm các ngành của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và các nước khác có sự thay đổi
rõ rệt, các ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ hầu


19
như ít chịu sự ảnh hưởng của Hiệp định, các ngành hàng thuộc lĩnh
vực công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn, hầu như kim ngạch xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam ra nước ngồi thuộc lĩnh vực này; Trong đó sự
đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là các sản phẩm của
ngành da giày, máy móc thiết bị. Do các ngành này sử dụng nguyên
vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào được nhập khẩu với chi phí thấp
hơn làm giảm giá thành sản xuất của các sản phẩm, trong đó có sản
phẩm xuất khẩu, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm xuất khẩu;
b. Tác động đến kim ngạch xuất khẩu của các ngành trong
dài hạn
Trong dài hạn kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng của Việt
Nam có sự biến động rõ rệt, xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng Dầu
thô, da giày, luyện kim và máy móc thiết bị. Bên cạnh đó một số mặt
hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, lâm nghiệp lại có kim
ngạch xuất khẩu giảm.
c. Tác động đến kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ thị
trường Nhật Bản và các nước khác trong dài hạn

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ Nhật Bản
với các mặt hàng hố chất; máy móc thiết bị, phụ tùng; thực phẩm.
Ngoài nhập khẩu từ Nhật Bản nước ta còn nhập khẩu các ngành hàng
từ các nước khác. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu không đáng kể so
với Nhật Bản. Nguyên nhân là do Việt Nam tận dụng được những lợi
thế của Hiệp định, nhập khẩu những ngành hàng có mức thuế suất
thấp như máy móc thiết bị, hoá chất, luyện kim để về sản xuất trong
nước và xuất khẩu lại thị trường Nhật Bản và các nước khác.


20
d. Tác động đến kim ngạch nhập khẩu của các ngành trong
dài hạn
Trong dài hạn kim ngạch nhập khẩu cuả các ngành hàng của
nước ta có sự thay đổi rệt, ngành có kim ngạch nhập khẩu cao nhất là
thuỷ sản, sau đó là Da giày và đồ gỗ; ngành có kim ngạch nhập khẩu
thấp nhất là dầu thô và lâm nghiệp.
e. Tác động đến giá trị sản xuất của các ngành trong dài hạn
Dưới tác động của cú sốc giảm thuế nhập khẩu đã làm thay đổi
giá trị sản xuất của các ngành hàng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam sang Nhật Bản và các nước là mặt hàng Dầu thơ, Da
giày, Luyện kim và Máy móc thiết bị vì vậy giá trị sản xuất các mặt
hàng này vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng khác.
3.3.3. Tác động đến phúc lợi của các hộ gia đình
Sự tác động của cú sốc thuế suất này làm thay đổi phúc lợi của
các hộ gia đình, phúc lợi của 20 nhóm hộ gia đình đều được cải
thiện, trong đó nhóm hộ gia đình trong lĩnh vực nơng nghiệp ở nơng
thơn được hưởng lợi nhiều nhất sau đó là nhóm hộ thành thị phi nơng
nghiệp; nhóm ít chịu sự tác động nhất là nhóm hộ thành thị nơng
nghiệp. Tác động này làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa khu

vực nông thôn và thành thị, sự chênh lệch giữa các hộ có thu nhập
cao và các hộ thu nhập thấp ở thành thị và nơng thơn, góp phần tạo
sự công bằng trong xã hội.


21
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách
Các phân tích ở Chương 3 cho thấy Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – Nhật Bản mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế
Việt Nam. Trong dài hạn, GDP có thể được cải thiện khoảng 1% so
với kịch bản cơ sở.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sang Nhật Bản đều tăng.
Trong dài hạn, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ Nhật Bản có
khuynh hướng tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Nhật Bản. Các tác
động của Hiệp định ngày càng giảm dần.
Giá trị sản xuất của hầu hết các ngành đều tăng so với kịch bản
cơ sở. Các ngành có cơ hội phát triển nhanh gồm: Da giày; Máy móc
thiết bị, phụ tùng; Chế biến thực phẩm và Khai thác dầu thô; Các
ngành Dệt may và các ngành trong lĩnh vực nơng nghiệp có thể
khơng được hưởng lợi nhiều vì do chi phí nhân cơng tăng nhanh.
Nguồn thu thuế của chính phủ tăng thêm từ sự mở rộng của
các hoạt động kinh tế chưa đủ để bù đắp hoàn toàn nguồn thu giảm
từ thuế nhập khẩu, nên thu ngân sách chính phủ giảm nh .
Các ngành thâm dụng lao động có nguy cơ mất dần lợi thế chi
phí nhân cơng rẻ. Hệ thống giá của các sản phẩm trong nền kinh tế
thay đổi theo hướng tăng giá của các sản phẩm nông nghiệp và dịch
vụ một cách tương đối so với các sản phẩm công nghiệp.
Phúc lợi của tất cả 20 nhóm hộ gia đình đều được cải thiện.

Nhóm hộ gia đình trong lĩnh vực nơng nghiệp ở nơng thơn được
hưởng lợi nhiều nhất.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
- Việt Nam cần tiếp tục chủ trương mở cửa nền kinh tế, tự do


22
hóa thương mại với các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế quy
mơ lớn.
- Kiểm sốt chênh lệch cán cân thương mại với Nhật Bản để
phấn đấu duy trì thặng dư thương mại; Tiếp tục tìm kiếm các giải
pháp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với Nhật Bản.
- Phải có cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng của các ngành
có lợi thể và hạn chế những rủi ro đối với các ngành không được
hưởng lợi nhiều từ Hiệp định này.
- Cần tập trung vào việc tái cơ cấu nguồn thu ngân sách, cải
thiện khả năng chống chịu và tính bền vững ngân sách chính phủ
thơng qua mở rộng, đa dạng hóa và chuyển dịch nguồn thu để có thể
bù đắp cho nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm.
- Có chính sách để ổn định giá mặt hàng lương thực, thực
phẩm và các dịch vụ thiết yếu nhằm đem lại phúc lợi tốt nhất cho Hộ
gia đình, đặc biệt hộ gia đình có thu nhập thấp; điều tiết thu nhập và
hỗ trợ cho các nhóm hộ gia đình ít được hưởng lợi nhằm thu h p
khoảng cách giàu nghèo theo khu vực và lĩnh vực.


23
KẾT LUẬN
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động

của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản. Cụ thể, luận
văn đã tổng hợp các khái niệm, nội dung, các tác động của Hiệp định
đến nền kinh tế Việt Nam dựa phương pháp mơ hình và mơ phỏng
“cú sốc giảm thuế suất nhập khẩu” thơng qua mơ hình cân bằng tổng
thể dạng động (DCGE). Các kết quả ước lượng cung cấp bằng chứng
thực nghiệm để chứng minh việc giảm thuế nhập nhập khẩu có tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả mô phỏng thực nghiệm, luận văn đã đưa ra
một số hàm ý chính sách nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam thay
đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời ổn định
kinh tế vĩ mơ và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình.
2. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu sử dụng mơ hình CGE động trong phân tích tác
động của hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản với giả định
giảm thuế nhập khẩu cịn bộc lộ một số hạn chế:
Về mơ hình: Mơ hình DCGE sử dụng trong đề tài luận văn là
mơ hình đa ngành, đa nhóm hộ gia đình, cho nền kinh tế mở, nhỏ,
chấp nhận giá và cạnh tranh theo định hướng thị trường. Mơ hình
chưa tích hợp với mơ hình GTAP để phân tích ảnh hưởng chính sách
kinh tế quốc tế.
Nhược điểm của mơ hình CGE là gắn với các giả định. Trong
đó, có giả định về trạng thái cân bằng của nền kinh tế cho dù điều này
khó có thể xảy ra trong thực tế. Trong luận văn, giả định năm gốc của
VSAM2012 là một lời giải trạng thái cân bằng để tính các hệ số trong
mơ hình DCGE và các hệ số này được giả định không thay đổi cho


×