Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.33 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN LONG
TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI
NGUN VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: LTTY – K47
Khoa: Chăn ni thú y
Khóa học : 2015 – 2017

Thái Nguyên - Năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN LONG
TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI


NGUN VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: LTTY – K47
Khoa: Chăn ni thú y
Khóa học : 2015 – 2017
Giảng viên: PGS. TS. Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn
thể các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập để hồn thành báo cáo
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú
y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Chăn nuôi động vật đã giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Trạm chăn nuôi và
thú y Võ Nhai đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt q trình thực tập.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong q trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa

vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi
sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của q thầy cô để giúp cho kiến thức
của em ngày càng hồn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Long


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3. Tóm tắt danh pháp của Pasteurella multocida .........................................17
Bảng 2.4. Phân biệt các loài Pasteurella ..................................................................22
Bảng 2.5. Hệ thống phân loại serotype của Pasteurella multocida ..........................25
Bảng 4.2. Tần suất xuất hiện dịch tụ huyết trùng tại Võ Nhai ..................................38
Bảng 4.3. Kết quả xác định tỷ lệ trâu bò mắc bệnh, chết, tử vong do bệnh tụ huyết
trùng theo loài gia súc .......................................................................................40
Bảng 4.4. Kết quả xác định tỷ lệ trâu bò mắc bệnh, chết, tử vong do bệnh tụ huyết
trùng theo mùa vụ .............................................................................................42
Bảng 4.5. Kết quả xác định trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi tại Võ Nhai ...45
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi triệu chứng của trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng ..........47
Bảng 4.7. Kết quả xác định tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh, chết do bệnh tụ huyết trùng theo
vùng địa lý tại Võ Nhai .....................................................................................49
Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng trâu bò của huyện Võ Nhai từ
năm 2014 - 2016 ...............................................................................................50
Bảng 4.9. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
..........................................................................................................................53



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BHI:

Brain Heart Infusion

Cs:

Cộng sự

DNA:

Deoxyribonucleic Acid

FAO:

Food and Agriculture Oganization

HSND:

Hệ số năm dịch

MR:

Methylen Red

OIE:

Office International Epizooties Tổ chức dịch tễ thế giới


PCR:

Polymerase Chain Reaction

PRRSV: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
PƯ:

Phản ứng

THT:

Tụ huyết trùng

TSI:

Triple sugar iron agar.

TT:

Thể trọng.

TW:

Trung ương

VK:

Vi khuẩn


VP:

Voges Proskauer

YPC:

Yeast extract Pepton-L-Cystin


MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ........................................................................................ 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 3
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu ...................................................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trong và ngoài nước .............................. 6
2.2.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 6
2.2.2. Ở Việt Nam................................................................................................................. 7
2.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng ................................................................ 10
2.3.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ...................................................................... 10
2.3.2. Loài mắc bệnh .......................................................................................................... 11
2.3.3. Tuổi mắc bệnh .......................................................................................................... 12
2.3.4. Mùa vụ phát bệnh..................................................................................................... 13
2.3.5. Vùng phát bệnh ........................................................................................................ 14
2.3.6. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp
trên gia súc khỏe. ............................................................................................................ 15

2.4. Đặc tính sinh học của mầm bệnh ............................................................................... 17
2.4.1. Phân loại vi khuẩn .................................................................................................... 17
2.4.2. Hình thái và tính chất bắt màu ................................................................................ 18
2.4.3. Đặc tính ni cấy ..................................................................................................... 18
2.4.4. Đặc tính sinh hóa...................................................................................................... 21
2.4.5. Kháng nguyên của vi khuẩn.................................................................................... 22
2.4.6. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida ........................................................ 26
2.4.7. Sức đề kháng ............................................................................................................ 27
2.5. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................................... 28
2.6. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ...................................................................... 28
2.6.1. Biể u hiê ̣n đă ̣c trưng của trâu
, bò mắc bệnh tụ huyết trùng.................................. 28


2.6.1.1. Triệu chứng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ............................................ 28
2.6.1.2. Bệnh tích ................................................................................................................ 30
2.6.2. Chẩn đốn bệnh ........................................................................................................ 30
2.6.2.1. Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................. 30
2.6.2.2. Chẩn đoán vi khuẩn học ....................................................................................... 30
2.6.2.3. Chẩn đoán huyết thanh học.................................................................................. 32
2.6.3. Phòng và trị bệnh ..................................................................................................... 32
2.6.3.1. Phòng bệnh ............................................................................................................ 32
2.6.3.2. Điều trị bệnh ...................................................................................................... 33
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 35
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 35
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 35
3.1.2. Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 35
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 35
3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại
huyện Võ Nhai ................................................................................................................. 35

3.2.2. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại huyện Võ Nhai
........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 35
3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 36
3.3.2. Phương pháp tính tỷ lệ và hệ số gia súc mắc bệnh ............................................... 36
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 37
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Võ Nhai .............................. 37
4.1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn trên địa bàn huyện từ năm
2014 - 2016. ............................................................................................. 37
4.1.2. Tần suất xuất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại các xã từ năm
2014 - 2016 .............................................................................................. 38
4.1.3. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bị theo
lồi gia súc ........................................................................................................................... 39
4.1.4. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bò theo
mùa vụ ................................................................................................................................. 41


4.1.5. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bò theo
lứa tuổi ................................................................................................................................. 43
4.1.6. Triệu chứng đặc trưng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng .............................. 47
4.1.7. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng
theo vùng địa lý ............................................................................................................... 48
4.1.8. Kết quả phòng dịch bệnh tụ huyết trùng trâu bò của huyện Võ Nhai từ năm
2014 - 2016 ......................................................................................................................... 50
4.2. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.................. 51
4.3. Biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Võ Nhai............................... 54
PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 56
1. Kết luận ........................................................................................................................... 56
2. Đề nghị ............................................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 58



1

Phần 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước trên đà hội nhập và phát triển. Nền kinh tế Việt
Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp vẫn là ngành kinh
tế chính đem lại việc làm và thu nhập cho đại đa số người dân.
Cùng với sự phát triển đi lên của ngành trồng trọt, thì ngành chăn ni
cũng được coi là một thế mạnh và dường như khơng thể thiếu. Có thể kể hàng
loạt những lợi ích mà ngành chăn ni mang lại, ví dụ như: cung cấp nguồn
thực phẩm đa dạng và phong phú (thịt, trứng, sữa,...), cung cấp sức kéo, cung
cấp phân bón cho ngành trồng trọt... Biết được tầm quan trọng, Nhà nước ta
đã đầu tư cho ngành chăn nuôi trên rất nhiều khía cạnh, có thể kể đến như hỗ
trợ đầu tư vốn cho người dân mở trang trại, cung cấp vắc xin miễn phí cho tất
cả các tỉnh thành 2 lần/năm trong 2 đợt tiêm phòng chung của cả nước. Khơng
những thế, Nhà nước cịn rất chú trọng đầu tư đạo tào nguồn nhân lực có kiến
thức chuyên mơn về kỹ thuật chăm sóc và điều trị bệnh cho đàn vật ni.
Với vai trị là một bác sỹ thú y trong tương lai, em tự biết muốn trở
thành một bác sỹ thú y có tay nghề cao thì cần phải cọ xát thực tế thật nhiều,
cần phải tiếp xúc với nhiều ca bệnh, trực tiếp điều trị thì mới có thể nâng cao
tay nghề của mình. Cùng với mục tiêu như trên, được sự cho phép của Nhà
trường, của Khoa, của các cấp lãnh đạo huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, em
tiến hành thực hiện đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở
trâu, bò tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. Nhận
được sự hướng dẫn quan tâm chỉ bảo của thầy giáo PGS. TS. Đặng Xuân
Bình, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hồn thành khóa luận. Tuy nhiên,
do lần đầu tiến hành nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập có hạn nên

khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận


2

được sự quan tâm giúp đỡ góp ý của quý thầy cơ để khóa luận của em được
hồn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa
bàn huyện Võ Nhai
- Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung tư liệu về đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là thơng tin khoa học về tình hình bệnh
tụ huyết trùng và điều trị bệnh cho đàn trâu, bị ni tại một số xã thuộc huyện
Võ Nhai, tỉnh Võ Nhai.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Là cơ sở thực tiễn để xác định biện pháp phịng, trị bệnh có hiệu quả.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thú y.


3

Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Võ Nhai là huyện vùng cao, thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía

Đơng Bắc của tỉnh Thái Ngun. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn,
phía Đơng giáp huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp huyện Yên
Thế tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Ngun.Tồn
huyện có 15 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 14 xã với tổng số 174
xóm bản, dân số trên 70 nghìn người
2.1.1.2. Địa hình đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên 83.942,57 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất nơng nghiệp 77.552,71 ha, chiếm 92,4% tổng diện tích
đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 11.284,85 ha chiếm
13,4%, diện tích đất lâm nghiệp 66.012,18 ha chiếm 78,6%, diện tích đất ni
trồng thủy sản 255,68 ha chiếm 0,3% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nơng nghiệp 3.274,14 ha, chiếm 3,90% tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 3.115,69 ha, chiếm 3,7% tổng diện tích
đất tự nhiên.
Đặc điểm địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, chịu ảnh hưởng của 2
vòng cung là vòng cung Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc Tây Nam và vòng cung Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, vì
vậy huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất bằng thuận lợi cho
sản xuất nơng nghiệp ít. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92 %, những vùng
đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung


4

chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và thung lũng của vùng núi đá
vơi. Tồn huyện độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 - 800 m, đất nông
nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450 m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai
huyện chia làm 3 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng I : Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm: Thị trấn

Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng
này là 14.008,33 ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây
là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội của
huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận
lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa.
- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương
Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16%
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia
cắt bởi nhiều khe, suối, sơng và xen kẽ núi đá vơi có các bãi soi bằng phẳng
phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết
hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng gia
trại, trang trại.
- Tiểu vùng III: Bao gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường;
Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện
tích 43.780,7 (chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc
điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc
triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ
chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình
quân năm 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Thái Nguyên


5

(2.050 - 2.500) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa
khơ có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước rất lớn, gây nên tình

trạng khơ hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng
năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Võ Nhai dao động từ 80
- 87 %, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11, 12) độ ẩm
thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đơng.
2.1.1.4. Giao thơng vận tải
Giao thơng nói chung và đường xá nói riêng là cơ sở hạ tầng quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải phát triển sẽ thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay huyện Võ
Nhai đã hình thành một mạng lưới giao thơng đường bộ với các loại đường
như sau:
- Quốc lộ 1B có chiều dài 28 km, rộng 7 km
- Đường tỉnh lộ 23,5 km
- Đường huyện dài 98,9 km
- Hơn 80 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 486 km
- Đường xóm dài khoảng 83 km ; xây dựng mới được 53 đường ngầm,
đường tràn, 12 cầu gỗ, 433 cầu cống các loại, 9 cầu bê tơng cót thép
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã: Sáng
Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đường, La
Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Liên
Minh và Dân Tiến.
Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh (34,17%); Tày
(29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan,
Hoa chiếm 8,7%.


6

Người Cao Lan (Sán Chay, Sán Chí) sống chủ yếu bằng nghề làm
ruộng nước, làm nương, trồng rừng.

Người Cao Lan sống trong những ngơi nhà sàn 4 mái có 3 hoặc 5 gian,
trong nhà có sàn phơi. Y phục của người Cao Lan khơng có nhiều hoạ tiết,
phụ nữ thường mặc váy chàm dài ngang bắp chân, mặc áo chàm dài ngang
váy. Nam giới búi tóc đội khăn xếp màu chàm có thêu hoa văn, mặc áo chàm
dài hoặc ngắn, quần thụng màu nâu hoặc trắng. Trong những dịp lễ, tết, người
Cao Lan rất thích các điệu múa Lân, múa Tắc Xình…
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm
1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở nhiều
nước trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân
lập được vi khuẩn gây bệnh. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh
ở các loài gia súc, gia cầm, Hueppe phát hiện thấy sự giống nhau về tính chất
gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho
các loài vật và gọi chung là vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết, xuất huyết, đặt tên
là Bacillus septicaemia. Để ghi nhớ cơng lao của Louis Pasteur, người có nhiều
đóng góp nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng, năm 1887,
Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn gây bệnh này là Do Pasteurella gây
bệnh cho nhiều loài gia súc nên người ta đặt tên vi khuẩn gây bệnh tụ huyết
trùng cho động vật theo tên vật chủ mà chúng thích nghi và gây bệnh:
Pasteurella suiseptica gây bệnh ở lợn.
Pasteurella boviseptica gây bệnh ở bò.
Pasteurella oviseptica gây bệnh ở dê, cừu.
Pasteurella aviseptica gây bệnh ở gà..
Sau một vài lần thay đổi, đến năm 1939, Rosenbush và Merchant đã đề
nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida, để chỉ khả năng gây


7


bệnh cho nhiều loài vật của chúng, tên này đã được cơng nhận chính thức trên
thế giới và sử dụng cho đến ngày nay.
Từ năm 1887 đến nay, bệnh đã được phát hiện ở nhiều địa phương trên
thế giới, bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều nước, nhất là các
nước nhiệt đới nóng ẩm thuộc Châu Á. Bệnh xảy ra tại các nước Đông Dương,
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Ở Nhật Bản bệnh được phát hiện vào năm 1923,
song không gây thành dịch và không thể hiện dịch tễ. Bệnh cũng được phát
hiện ở bò rừng Vườn thú Quốc gia Mỹ vào các năm 1912, 1922, 1967 và chỉ
thấy một báo cáo cho biết bệnh có ở bò sữa. Năm 1984, tổ chức dịch tễ thế giới
OIE chính thức cơng bố bệnh tụ huyết trùng trâu, bị trên thế giới. Bệnh cũng
đã xảy ra ở Châu Phi và gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn gia súc.
Đến nay, sau hơn 100 năm kể từ khi phát hiện bệnh lần đầu, Pasteurella
multocida vẫn là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc,
gia cầm. Tuy có tính thích nghi gây bệnh trên những lồi vật khác nhau, nhưng
Pasteurella multocida đều có những đặc tính cơ bản giống nhau.
2.2.2. Ở Việt Nam
Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958) [7] bệnh tụ huyết trùng
ở Việt Nam được phát hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Năm 1868 Cudamie
cho biết về bệnh ở trâu thuộc tỉnh Bà Rịa và Long Thành, sau đó Gemain
(1869) phát hiện bệnh ở Gị Cơng, Yersin phát hiện bệnh ở các tỉnh miền Trung
vào các năm 1889-1895. Năm 1901, Shein đã xác định ổ dịch ở trâu, bò xảy ra
tại Tây Ninh bằng phương pháp phân lập và tiêm truyền qua động vật thí
nghiệm là do vi khuẩn Pasteurella multocida. Những năm sau này Nguyễn
Vĩnh Phước (1978) [30], Hoàng Đạo Phấn (1986) [28] đã nghiên cứu về đặc
tính của Pasteurella multocida và type huyết thanh của chúng. Đoàn Thị Băng
Tâm (1987) [35] cho biết: bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Việt Nam thường xảy
ra ở Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ vào những năm 1910, 1919, 1920,


8


1933, 1935 dịch xảy ra mạnh gây thiệt hại và lây lan nhiều hơn ở những vùng
đất trũng, thấp, khí hậu ẩm ướt.
Từ năm 1995 trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng
như Dương Thế Long (1995) [23] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và vi
khuẩn học của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh Sơn La để xác định biện
pháp phòng trị thích hợp; Nguyễn Ngã (1996) [27] nghiên cứu tính kháng
nguyên và độc lực của vi khuẩn tụ huyết trùng ở khu vực miền Trung; Bùi
Quý Huy (1998) [16] cho biết: Trước đây bệnh tụ huyết trùng xảy ra mạnh ở
các tỉnh phía Nam và xảy ra lẻ tẻ ở một số tỉnh phía Bắc. Trong những năm
70 có 80% số ổ dịch tụ huyết trùng và 84% số thiệt hại gia súc do bệnh tụ
huyết trùng thuộc về các tỉnh phía Nam. Đến những năm 90 phân bố địa lý
của bệnh nghiêng về các tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng
cũng tăng lên nhiều, hàng năm có 20 - 25 tỉnh thơng báo có bệnh lưu hành.
Bùi Văn Dũng (2000) [5] nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng và vi
khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ dịch ngốy mũi trâu, bị khỏe ở tỉnh
Lai Châu. Phan Thanh Phượng (2000) [34] nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng
ở gia súc, gia cầm và biện pháp phòng chống. Cao Văn Hồng (2002) [14]
nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắk Lắk.
Hoàng Đăng Huyến (2004) [17] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh
hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Bắc Giang. Nguyễn Văn Minh
(2005) [26] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng và xác
định tỷ lệ mang trùng Pasteurella multocida ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây. Trần
Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007) [13] nghiên cứu một số đặc tính của vi
khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bị, lợn. Đỗ Ngọc Thúy và cs
(2007) [39] đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định Type các chủng vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập từ vật nuôi. Đỗ Quốc Tuấn (2008) [43] nghiên
cứu bệnh tụ huyết trùng lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nguyễn Thị Kim Dung (2010) [4] xác định vi khuẩn Pasteurella multocida



9

gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng và bước đầu thử nghiệm Auto-Vaccine. Nguyễn Thị Hà (2010)
[10] nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida trong bệnh tụ
huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang và
biện pháp phòng trị. Trương Quang Hải (2012) [12] xác định một số đặc tính
sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida, Streptococcus suis gây viêm
phổi ở lợn tại Bắc Giang và biện pháp phòng trị. Đặng Ngọc Lương (2012)
[24] Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida
gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phịng
bệnh. Nguyễn Quang Tính và cs (2012) [41] xác định một số đặc tính sinh
học và thử kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida và
Streptococcus suis phân lập được từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại
Bắc Giang. Đỗ Quốc Tuấn (2012) [44] nghiên cứu đặc tính sinh vật hóa học của vi
khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng dê ở tỉnh Thái Nguyên và biện
pháp phòng trị. Nguyễn Quang Tuyên (2012) [46] kết quả phân lập và xác định
một số đặc tính sinh học của các chủng Pasteurella multocida ở lợn dương
tính với PRRSV tại Bắc Giang. Lê Văn Dương (2013) [6] nghiên cứu một số
đặc tính sinh học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella
multocida, Streptococcus suis gây viêm phổi trong hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản ở lợn tại Bắc Giang, biện pháp phòng trị. Phạm Thị Phương Lan
(2013) [19] nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella
multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang, Cao Bằng và lựa chọn vắc
xin phòng bệnh. Phạm Thị Phương Lan (2014) [20] diễn biến của bệnh THT ở
trâu, bò theo mùa trong năm và ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến tỷ lệ mắc
bệnh tại tỉnh Cao Bằng. Cù Hữu Phú (2014) [29] lựa chọn chủng vi khuẩn để
chế tạo thử nghiệm vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra ở lợn.



10

2.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng
2.3.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan
Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng chủ yếu là những trâu, bò, lợn và gia cầm
bị bệnh và mang trùng. Ngoài ra, các nguồn bệnh khác có thể là dê, cừu hay
ngựa bị bệnh.
Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, ở một điều kiện nhất định, vi khuẩn
Pasteurella multocida thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ, đây
không phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn
tăng về số lượng, độc lực và gây bệnh.
Cho đến nay chưa rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt trong
một số dãy cá thể của một quần thể hay nó cịn tồn tại lâu dài ở một số con.
Có nhiều cách lây bệnh khác nhau: Nhiễm qua đường hơ hấp, đường tiêu hóa,
qua vết xước trên da, bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc.
Bệnh lây lan do việc giết mổ gia súc ốm, chó, mèo và một số cơn trùng hút
máu như ruồi, mịng… cũng có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [30] cho rằng: có một tỷ lệ thấp trâu, bò mang
khuẩn ở hầu, họng, mũi và tuyến hạnh nhân. Ở những con này có hiệu giá
kháng thể cao hơn với con vật không mang trùng và vi khuẩn thông qua dịch
tiết niêm mạc mũi bài xuất ra ngoài gây nhiễm cho gia súc khác. Kiểm tra 72
con trâu thấy 5 con có kháng thể (trong số 5 con này có 3 con mang vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng 6:B), cịn 67 con khơng có kháng thể thì khơng
mang vi khuẩn. Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1986a) [31], thấy rằng con vật
mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng có liên quan đến tần số xuất hiện dịch tụ
huyết trùng trong vùng.
Gia súc mang trùng từ những vùng có dịch xâm nhập vào vùng chưa
có dịch cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh phát ra. Pasteurella

multocida có sẵn trong cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây chứng
viêm phổi. Một số tác giả còn cho rằng nguồn tàng trữ mầm bệnh là động


11

vật hoang dã (chồn, cáo, thỏ rừng, loài gặm nhấm và các lồi cơn trùng như
bọ chó, ruồi trâu v v...).
Tại các ổ dịch cũ, phần lớn những gia súc sống sót sau dịch thường trở
thành những con vật mang trùng và thường xuyên bài thải mầm bệnh ra môi
trường. Bệnh chỉ phát ra ở những gia súc mới sinh ra sau dịch hay gia súc mới
nhập chưa có miễn dịch.
Sự xuất hiện của bệnh có liên quan đến các yếu tố stress do mơi trường,
quản lý chăm sóc (nóng, lạnh, các kích động, chăn ni vệ sinh kém, thức ăn
không tốt) kèm theo những vi khuẩn gây bệnh như nấm độc, vi khuẩn độc
hoặc độc tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ
nhiễm trùng và phát sinh bệnh. Gia súc bị ni nhốt q chật trong những
chuồng kém thơng gió, ẩm ướt, gia súc phải làm việc quá sức, trong những
điều kiện không thuận lợi ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh cũng dễ phát ra.
Vận chuyển đi xa trong những phương tiện thiếu vệ sinh, thiếu khơng
khí, nhốt q chật, thiếu nước uống, vận chuyển với tốc độ nhanh, đi dưới trời
nắng nóng, khơng cho gia súc nghỉ, đó là những nguyên nhân làm cho bệnh tụ
huyết trùng dễ dàng xảy ra và làm chết gia súc, gia cầm.
Theo Phan Thanh Phượng (1994) [33], trong giai đoạn đầu của bệnh,
khi con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra
xung quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và
sức miễn dịch của đàn.
2.3.2. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và lồi chim
đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) [47] ít nhất có 6 dạng bệnh tụ

huyết trùng khác nhau: Ở trâu, bò, lợn, cừu, gà, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh
này đều thấy ở thỏ.
Bệnh thấy ở trâu, bị, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê
và cừu loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu,


12

bị trong đó trâu mẫn cảm hơn bị. Bệnh có thể lây sang lợn, ngựa, chó
vv...Bệnh cịn thấy ở bị rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ rừng, voi, lạc
đà và báo tuyết ở Hymalaya. Nhiều tác giả đã khẳng định: Nơi nào có bệnh
tụ huyết trùng trâu, bị thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động
vật hoang dã.
Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò. Trâu, bò
rừng cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [35]. Trâu thường chết khi
gặp thể quá cấp hoặc cấp tính.
Theo tác giả Nguyễn Như Thanh và cs, (2001) [37], vi khuẩn
Pasteurella multocida có thể đóng vai trị tiên phát hoặc kế phát đối với
nhiều bệnh ở nhiều loài động vật và người. Bệnh do Pasteurella multocida
đóng vai trị gây bệnh tiên phát được gọi là Pasteurellosis như bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò, bệnh tụ huyết trùng gia cầm, bệnh tụ huyết trùng lợn vv.,
trong những trường hợp này bệnh phát sinh do chỉ nhiễm Pasteurella
multocida. Trong một số trường hợp như viêm vú, viêm teo mũi ở lợn, viêm
phổi bị có vai trị thứ phát của Pasteurella multocida.
2.3.3. Tuổi mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Những con đang bú mẹ ít mắc hơn
những con trưởng thành. Gia súc non dễ mắc hơn gia súc già. Trâu, bò từ 1-3
tuổi dễ mắc hơn trâu, bò già và khi mắc bệnh thường có tỷ lệ chết cao hơn.
Mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già, ở trâu và bò tỷ
lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là 3,5%, trong khi đó trâu, bị ở lứa tuổi

từ 6 tháng đến 2 năm là 30 - 32%. Trâu, bò trên 2 năm tuổi chỉ mắc bệnh 3 5% ở bò và 8 - 9% ở trâu. Dương Thế Long (1995) [23] nghiên cứu bệnh tụ
huyết trùng trâu, bò ở Sơn La cho biết tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới
36 tháng tuổi. Đỗ Văn Được (1998) [8] cho biết bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở
Lạng Sơn xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế.
Thống kê trên 1.000 trường hợp cho thấy 75% trâu, bò mắc bệnh lứa tuổi 2-6


13

năm, các lứa tuổi khác chỉ chiếm 25%. Trâu, bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ
mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh (Bùi Quý
Huy, 1998) [16]. Trong vùng có dịch, phần lớn gia súc trưởng thành có lượng
kháng thể trong cơ thể cao hơn và kháng thể tự nhiên này sẽ được trâu, bò
dưới 6 tháng tuổi hấp thu qua sữa mẹ. Kháng thể có trong sữa đầu có thể tồn
tại liên tục cho đến ngày thứ 28 và giảm dần cho đến ngày thứ 58 Cao Văn
Hồng (2002) [14] tại Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với bệnh
nhất là dưới 36 tháng tuổi. Tại Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi mẫn
cảm với bệnh nhất (Hoàng Đăng Huyến, 2004) [17].
2.3.4. Mùa vụ phát bệnh
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh tụ huyết trùng đã nhận xét
bệnh thường liên quan tới điều kiện khí hậu ẩm ướt.
Mùa phát bệnh tụ huyết trùng ở các nước Châu Á tập trung vào các
tháng và mùa khác nhau trong năm. Carter và De Alwis (1989) [58] cho biết
bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm song tập trung vào các tháng mưa, ẩm.
Ở Lào, bệnh phát ra từ tháng 5 đến tháng 8; Từ những kết quả trên cho thấy
tại từng địa phương, quốc gia khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng
vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh
trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm.

Ở nước ta bệnh xuất hiện ở khắp nơi, nhưng bắt đầu vào mùa mưa, khí
hậu nóng ẩm thì bệnh lây lan thành dịch (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [30].
Đặc biệt sau những trận mưa đầu mùa mang đến những thay đổi về sức khỏe
do gia súc bị lạnh, ở những vùng ngập lụt, sau khi nước rút đi, cỏ bị dính bùn
và thối nên bệnh thường phát sinh vào các tháng có mưa nhiều (Đồn Thị
Băng Tâm, 1987) [35]. Dương Thế Long (1995) [23], Nguyễn Xuân Bình
(1996) [2], Nguyễn Thiên Thu (1996) [38], Võ Văn Hùng (1997) [15] đều cho


14

rằng vào thời gian mưa, bệnh xảy ra nhiều hơn. Bùi Quý Huy (1998) [16] cho
biết ở miền Bắc bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa
nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, ở miền Nam bệnh xảy ra mạnh sau khi mưa và
nắng từ tháng 4 đến tháng 10. Đỗ Văn Được (1998) [8] cho biết, ở Lạng Sơn
bệnh xảy ra mạnh từ tháng 4 đến tháng 8, 9; bệnh xảy ra nhiều đối với gia súc
chưa tiêm phòng vắc xin. Bùi Văn Dũng (2000) [5] ở Lai Châu bệnh tụ huyết
trùng xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 3, 4, 7, 8 hàng năm,
vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Cao Văn Hồng (2002) [14] cho biết, mùa
dịch tụ huyết trùng ở Đắk Lắk từ tháng 5 đến tháng 9, đây là những tháng
mưa nhiều. Hoàng Đăng Huyến (2004) [17] bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở Bắc
Giang từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, thời gian này cũng đang là mùa mưa.
Theo Nguyễn Văn Minh (2005) [26] bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác quanh
năm nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, vào các tháng đầu mùa mưa của
vụ hè thu, cao nhất là tháng 5, 6 vì đây là các tháng nắng nóng, nhiệt độ cao,
ẩm độ cao, mưa nhiều.
2.3.5. Vùng phát bệnh
Các nghiên cứu về dịch tễ cho thấy bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra ở
những vùng đất trũng, khí hậu nóng và ẩm ướt. Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh
Văn Thịnh (1958) [7], bệnh thường xảy ra ở những vùng ẩm thấp, khí hậu

nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Điều kiện tự nhiên, khí
hậu và phương thức chăn ni cũng ảnh hưởng đến q trình phát sinh và lây
lan bệnh. Đặc biệt ở những vùng đất trũng, ẩm thấp, lầy lội, bị ngập lụt, có
nhiều ruộng nước, nhiều kênh rạch, bệnh thường xảy ra và lây lan mạnh làm
chết nhiều gia súc (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [35]. Xác định bệnh thường
xảy ra ở những vùng sâu, hẻo lánh nên việc phịng chống gặp nhiều khó khăn.
Nguyễn Ngã (1996) [27] cho biết, bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Theo Võ Văn Hùng (1997) [15] bệnh xảy ra ở vùng địa
hình phức tạp như núi cao, đầm lầy, trình độ dân trí thấp, tập qn chăn ni


15

lạc hậu.v.v... Năm 1990, riêng ba tỉnh Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, số
ổ dịch tụ huyết trùng gia súc chiếm 60% và có tới 70% số gia súc chết so với
toàn miền Bắc (Bùi Quý Huy, 1998) [16]. Đỗ Văn Được (2003) [9] cho biết,
ở Lạng Sơn vùng đất có độ dốc lớn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, tập qn chăn
ni cịn lạc hậu, chăn thả tự do thì tỷ lệ nhiễm bệnh và chết cao. Ở Bắc
Giang vùng đồi núi thấp, tỷ lệ mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng cao (Hoàng
Đăng Huyến, 2004) [17].Theo Nguyễn Văn Minh (2005) [26], ở Hà Tây tỷ lệ
trâu, bị ốm, chết vì bệnh tụ huyết trùng ở vùng đồi, bán sơn địa cao hơn vùng
chiêm trũng và vùng đồng bằng. Nguyễn Đình Trọng (2002) [42], ở Bắc Cạn
bệnh tụ huyết trùng xảy ra chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp
có tập qn thả rơng nên trâu, bị dễ tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc chăn ni trâu, bị chủ yếu theo phương
thức quảng canh, thả rông, điều kiện chăm sóc kém, có nơi khơng làm chuồng
ni nhốt, để gia súc nơi lầy lội, ngập nước, không đảm bảo vệ sinh, bệnh dễ
xảy ra và có tỷ lệ chết cao. Ngồi ra, trình độ dân trí thấp, nhận thức của
người dân về cơng tác phịng chống bệnh chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào việc phịng chống dịch bệnh cịn nhiều khó khăn v v… Nên

dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
2.3.6. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp
trên gia súc khỏe
Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở động vật đã
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Mustafa và cs (1978) [48] đã tiến
hành lấy dịch ngốy mũi trâu, bị để phân lập Pasteurella multocida và
cho biết: thường ở nơi không có dịch tụ huyết trùng trâu, bị thì tỷ lệ trâu,
bị khỏe mang trùng là 3%, cịn ở nơi có dịch tụ huyết trùng thì tỷ lệ mang
trùng là 44,4%.
Nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng tại Ấn Độ phát hiện tỷ lệ mang trùng ở
trâu, bị khỏe vùng khơng có dịch là 0%, ở vùng ít xảy ra dịch là 1,9%, còn ở


16

vùng có dịch là 5 - 6%. Ngay cả các vùng có dịch thì tỷ lệ mang trùng ở đàn
trâu, bò khỏe mạnh cũng giảm dần theo thời gian sau khi dịch kết thúc.
Có một tỷ lệ thấp trâu, bị mang khuẩn ở hầu họng, mũi và tuyến hạch
amiđan, ở những con vật này có hiệu giá kháng thể cao hơn so với con vật
không mang vi khuẩn tụ huyết trùng.
Vi khuẩn Pasteurella multocida có thể tìm thấy ở các hạch lympho của
đường hơ hấp trên trâu, bị khỏe đóng vai trò mang trùng. Những trâu, bò
mang trùng tiềm tàng khơng xuất hiện triệu chứng lâm sàng vì vậy được coi là
không mắc bệnh nhưng chúng liên tục thải vi khuẩn qua đường mũi. Ở các
giai đoạn tiềm ẩn này chỉ có thể xác định được vi khuẩn bằng ni cấy các
hạch lympho lấy từ lò mổ hoặc dịch tiết ở mũi, hầu.
Nguyễn Vĩnh Phước (1986a) [31] cho biết, tỷ lệ mang trùng ở đường
hơ hấp trên của trâu, bị khỏe các tỉnh phía Nam là 5,61%. Ở miền Trung, Tây
Nguyên là 1- 9,4%, tương tự như ở trâu, bò thì có 4,1% tỷ lệ lợn khỏe mang
vi khuẩn Pasteurella multocida.

Tác giả Phan Thanh Phượng (1994) [33] cho biết, khi gia súc mang
vi khuẩn Pasteurella multocida hoặc nó sẽ gây bệnh ngay cho vật chủ khi
vật chủ chịu tác động của các yếu tố stress làm cho sức đề kháng của cơ thể
giảm hoặc nó sẽ tồn tại ở đường hô hấp của vật chủ. Cao Văn Hồng (2002)
[14] khi điều tra ở Đắk Lắk cho thấy, tỷ lệ trâu, bị khỏe mang Pasteurella
multocida ở đường hơ hấp là 14,79%, 11,61% và sau 6 tháng có dịch thì tỷ
lệ này lên tới 21,43%.


17

2.4. Đặc tính sinh học của mầm bệnh
Giống Pasteurella có nhiều lồi, căn cứ vào tính chất gây bệnh cho các
loài động vật, người ta chia loài gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc, gia
cầm là Pasteurella multocida và với từng giống gia súc, gia cầm khác nhau
bệnh tụ huyết trùng lại do các serotype khác nhau gây ra.
2.4.1. Phân loại vi khuẩn
Theo phân loại của Bergey (1974) [49], vi khuẩn Pasteurella
multocida thuộc:
- Bộ (order) Eubacteriales;
- Họ (family) Parvobacteriaceae;
- Tộc (tribe) Pasteurellceae;
- Giống (genus) Pasteurella;
- Loài (species) Pasteurella multocida
Bảng 2.3. Tóm tắt danh pháp của Pasteurella multocida
Tác giả
Bollinger
Pasteur
Burril
Zopf

Kitt
Oreste and Armani
Trevisan
Lehmann and Neumann
Stemberg
Lignieres

Năm
1879
1880
1883
1885
1885
1887
1887
1889
1893
1900

Topley và Wilson
Rosenbush và Merchant

1929
1939

Tên
Micrococcus gallicidus
Micrococcus Cholerae-gallinarum
Bacterium bipolare multocidium
Bacillus septicaemia

Pasteurella Cholerae-gallinarum
Bacterium multocidium
Bacterium septicaemia haemorrhagicae
According to host species:
Pasteurella aviseptica
Pasteurella boviseptica
Pasteurella suiseptica
Etc
Pasteurella septica
Pasteurella multocida


×