Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Giáo trình Thực tâp xí nghiệp (Nghề: Hàn) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.32 MB, 218 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH

GIÁO TRÌNH
Mơ đun: Thực tâp xí nghiệp
Nghề: Hàn
Trình độ: TRUNG CẤP
Biên soạn: Thạc sỹ Lê Hữu Thể
Tài liệu lưu hành nội bộ

Năm 2017


1
MỤC LỤC

Bài 1

Tính kỷ luật, an tồn lao động trong sản xuất

4

Bài 2

Tìm hiểu cơng việc hàng ngày của người thợ hàn

13

Bài 3

Tổ chức sản xuất cho nhóm, tổ sản xuất cơ khí



36

Bài 4

Tổ chức sắp xếp nơi làm việc cho người thợ hàn an tồn
khoa học

39

Bài 5

Tính hợp tác trong cơng việc sản xuất cơ khí

56

Bài 6

Nâng cao kỹ năng nhận biết các loại vật liệu hàn, vật liêu
cơ bản chế tạo kết cấu hàn

59

Bài 7

Nâng cao kỹ năng nhận biết các dạng sản phẩm của nghề
hàn

68


Bài 8

Nâng cao kỹ năng vận hành sử dụng các loại thiết bị dụng
cụ hàn

82

Bài 9

Nâng cao kỹ năng hàn cho người học

107

Bài 10

Kiểm tra báo cáo kết quả thực tập

218


2
TÊN MƠ ĐUN: THỰC TẬP SẢN XUẤT
Mã mơ đun: MĐ19
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơn đun Thực tập sản xuất được bố trí sau khi đã học xong các
mơn học chung, các môn học, mô đun chuyên môn nghề trong chương trình và
trước mơ đun thực tập tốt nghiệp.
- Tính chất: Là mô đun tổng hợp các khối kiến thức, kỹ năng của nghề;
- Ý nghĩa, vai trị của mơ đun: Là mơ đun có vai trị đặc biệt quan trọng,
qua mô đun này người học nâng cao được những kiến thức, kỹ năng hàn đã học,

đồng thời được tiếp cận với thực tế sản xuất của nghề.
II. Mục tiêu của mô đun:
- Thực hiện tốt hơn kỷ luật lao động và an toàn lao động trong sản xuất;
- Hệ thống đầy đủ các công việc của người công nhân hàn;
- Bố trí hợp lý nơi làm việc của mình và cơng việc của nhóm khi thực
hiện sản xuất;
- Chủ động thực hiện các công việc để sản xuất các sản phẩm của nghề
hàn;
- Vận dụng các kiến thức đã học tại các cơ sở đào tạo vào sản xuất.
III. Nội dung chính của mơ đun:
Thời gian
Số

Tên các bài trong mơ đun
Tổng
Thực Kiểm
TT
thuyế
số
hành tra*
t
Tính kỷ luật, an tồn lao động trong
Bài 1
16
2
13
1
sản xuất
Tìm hiểu cơng việc hàng ngày của
Bài 2

16
1
14
1
người thợ hàn
Tổ chức sản xuất cho nhóm, tổ sản
Bài 3
16
2
13
1
xuất cơ khí
Tổ chức sắp xếp nơi làm việc cho
Bài 4
16
2
13
1
người thợ hàn an tồn khoa học
Tính hợp tác trong cơng việc sản xuất
Bài 5
16
1
14
1
cơ khí
Nâng cao kỹ năng nhận biết các loại
Bài 6 vật liệu hàn, vật liêu cơ bản chế tạo
16
2

13
1
kết cấu hàn
Nâng cao kỹ năng nhận biết các dạng
Bài 7
16
2
13
sản phẩm của nghề hàn
1
Nâng cao kỹ năng vận hành sử dụng
Bài 8
16
2
13
1
các loại thiết bị dụng cụ hàn
Bài 9 Nâng cao kỹ năng hàn cho người học
138
2
135
1
Bài 10 Kiểm tra báo cáo kết quả thực tập
4
4
Cộng
295
16
266
13



3
BÀI 1: TÍNH KỶ LUẬT, AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
Mã bài: MĐ 19-01
Giới thiệu:
Đối với mỗi người công nhân thì việc chấp hành kỷ luật lao động và đảm
bảo an toàn trong lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đặc biệt đối với người
thợ hàn công tác này càng quan trọng hơn vì trong quá trình lao động sản xuất
người thợ hàn phải luôn luôn sử dụng nguồn điện, đồng thời có thể phải làm
việc trong những hầm két sâu, các dàn giáo cao, trong môi trường dễ cháy, nổ…
những nơi nếu để xảy ra mất an tồn có thể gây ra những hậu quả khơn lường và
thậm chí là cả tính mạng của người thợ và những người xung quanh.
Chính vì vậy việc hiểu biết và thực hiện tốt các nguyên tắc về an toàn lao
động, tính kỷ luật trong cơng tác là một việc vô cùng quan trọng giúp cho người
thợ hàn tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Mục tiêu:
- Trình bày được nội quy, tính kỷ luật, ngun tắc an toàn trong sản xuất;
- Hiểu được các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa;
- Vận dụng được các kỹ thuật an toàn khi nâng chuyển thiết bị;
- Tuân thủ các quy định trong sản xuất.
Nội dung chính:
1. Nội quy, quy định của xưởng sản xuất
Mục tiêu:
- Trình bày được các nội dung chính về nội quy, quy định của xưởng sản
xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định trong sản xuất.
1.1. Nội quy
Nội quy của xưởng sản xuất được xây dựng nhằm mục đích để tất cả cán
bộ, công nhân viên làm việc trong xưởng tuân thủ các quy định được đề ra tạo

điều kiện vận hành hoạt động của xưởng theo đúng nề nếp, khoa học và đạt năng
suất lao động cao nhất. Tùy theo đặc thù cơng tác mà mỗi xưởng sản xuất sẽ có
những quy định cụ thể, tuy nhiên thông thường nội quy của xưởng bao gồm các
nội dung chính như sau:
Quy định về thời gian làm việc, ở đây quy định thời gian làm việc theo
giờ hành chính hoặc ca sản xuất theo nhu cầu sản xuất, đặc thù lao động của
công ty. Ngoài việc chỉ ra thời gian làm việc cần nêu rõ các quy định về việc xin
nghỉ phép, quy định xử lý khi cán bộ, công nhân viên vi phạm;
Quy định về tác phong làm việc của người thợ bao gồm cách ăn mặc, giao
tiếp, sinh hoạt trong xưởng;
Quy định về cơng tác bảo quản, giữ gìn tài sản trong xưởng sản xuất;
Quy định về công tác vệ sinh cơng nghiệp và việc giữ gìn các bí mật cơng
nghệ của cơng ty (nếu có).
Chúng ta có thể tham khảo quy định cụ thể của công ty X sau:
NỘI QUY CÔNG TY
ĐIỀU 1: THỜI GIAN LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI:

1. THỜI GIAN LÀM VIỆC:
 Thời giờ làm việc của tất cả CBCNV là 8 giờ/1 ngày (06 ngày/1 tuần).




4
Văn phịng cơng ty: Sáng từ 8h00’ đến 12h00’, chiều từ 13h30’ đến 17h

30’.
Phân xưởng sản xuất: Đối với văn phòng phân xưởng: Sáng từ 8h00’
đến 12h00’, chiều từ 13h30’ đến 17h30’, đối với CNV sản xuất: Sáng từ 7h30’
đến 12h00’, chiều từ 13h00’ đến 17h30’.

 Trong trưòng hợp cần thiết phải làm gấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh Cơng ty có quyền u cầu người lao động tăng ca làm thêm giờ
nhưng không quá 4 giờ trong một ngày .
 Tiền lương tăng ca được tính như sau: Tăng ca ngày thường được trả
150%, tăng ca ngày lễ, chủ nhật được trả 200 %.
2. THỜI GIAN NGHỈ NGƠI:
2.1. Tất cả người lao động trong Công ty nghỉ hàng tuần vào ngày chủ
nhật (theo yêu cầu sản xuất cơng nhân có thể tăng ca và sẽ nghỉ bù vào ngày
khác).
2.2. Nghỉ hội họp, học tập đầu ca hoặc cuối ca: 8h00’ hoặc 17h30’ (được
hưởng lương).
2.3. Đối với cơng nhân nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi
ngày 60 phút được hưởng nguyên lương. Đối với phụ nữ có thai đến tháng thứ
bảy chỉ làm 7 giờ hành chính/ngày và hưởng lương 8 giờ.
2.4. Giờ làm thêm: Giám đốc Cơng ty có thể huy động công nhân viên
làm thêm giờ nhưng phải được người lao động đồng ý và phải đảm bảo một
ngày không quá 4 tiếng.
3. CHẾ ĐỘ NGHỈ:
3.1 Nghỉ được hưởng 100 % lương (Điều 73 chương VII – mục I – thời
gian nghỉ ngơi):
 Tết Dương lịch
: 01 ngày (01/01 dương lịch).
 Tết Âm lịch
: 04 ngày (1 ngày cuối năm + 3 ngày đầu năm)
 Ngày 10/3 Âm lịch
: 01 ngày (ngày Giỗ tổ Hùng Vương)
 Ngày 30/4
: 01 ngày (ngày chiến thắng).
 Ngày 01/ 5
: 01 ngày (Quốc tế lao động).

 Ngày 2 / 9
: 01 ngày (Quốc khánh).
Nếu ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày Chủ nhật hằng tuần thì người lao
động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
3.2 Những ngày nghỉ khác được hưởng 100 % lương:
 Được phép nghỉ 03 ngày đối với các trường hợp: người lao động kết
hôn, bố mẹ (bên chồng, vợ), chồng hoặc con chết.
 Được phép nghỉ 01 ngày nếu có con kết hôn.
3.3. Nghỉ phép thường niên được hưởng 100% lương: Tất cả CNV trong
Công ty làm việc đủ 12 tháng được nghỉ phép (khơng tính ngày lễ, chủ nhật):
 12 ngày đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
 14 ngày với người làm cơng việc nặng nhọc.
 Nếu chưa đủ 12 tháng thì cứ mỗi tháng được nghỉ 01 ngày phép NLĐ có
thể nghỉ 01 lần hay nhiều lần trong năm nhưng phải báo trước ít nhất 02 ngày
cho phụ trách để có kế hoạch sắp xếp. Trường hợp bất khả kháng phải nghỉ đột
xuất thì báo cho người phụ trách ngay trong ngày nghỉ.



5
 Cứ 05 năm thâm niên làm việc cho Công ty, người lao động được nghỉ
thêm 1 ngày phép.
 Khi NLĐ cần giải quyết cơng việc gia đình, ngày phép khơng cịn NLĐ
có thể làm đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương (đơn phải gởi trước 24
giờ). Và tổng số ngày nghỉ không quá 3 ngày / tháng - 20 ngày / năm.
3.4. Nghỉ bệnh:
 Khi bệnh hay tai nạn lao động trong giờ làm việc tại Công ty, người lao
động được đưa tới trạm xá gần nhất để khám bệnh hay được cấp cứu để chuyển
viện lên tuyến trên (ngoại trừ khẩn cấp).
 Khi bệnh ở nhà, người lao động phải báo cáo ngay cho Công ty biết về

thời gian cần nghỉ và khi bình phục trở lại làm việc phải trình giấy chứng nhận
của bác sĩ (đúng tuyến khám chữa bệnh, hoặc khu vực bảo hiểm) nêu rõ bệnh và
thời gian cần được nghỉ.
ĐIỀU 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ NỘI QUY TRONG CƠNG TY:
1. AN TỒN LAO ĐỘNG, VỆ SINH CƠNG NGHIỆP:
1.1. Tất cả CBCNV trong Cơng ty phải tuân thủ các quy định, thực hiện
nghiêm chỉnh về an toàn lao động. Chỉ được sử dụng máy móc, thiết bị đã được
hướng dẫn phân cơng. Nếu thấy hiện tượng máy móc bị hư hỏng hoặc khác
thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết, khơng tự ý sửa
chữa. Mọi vi phạm các quy định về an toàn lao động được coi như lỗi nặng.
1.2. CBCNV phải bảo quản chu đáo các thiết bị, máy móc dụng cụ trong
khi sử dụng, làm vệ sinh hằng ngày đối với các dụng cụ, máy móc thiết bị mình
đang sử dụng. Rác phải bỏ vào thùng đựng rác, không được xả rác nơi làm việc
hoặc bất cứ nơi nào khác.
1.3. CBCNV phải chấp hành đúng về trang phục Bảo hộ lao động trong
khi làm việc.
1.4. CBCNV không uống rượu, hút thuốc trong giờ làm việc, trong khu
vực chứa hàng, kho, và nơi để vật liệu dể cháy, hoặc đến nơi làm việc có hơi
bia, say rượu.
1.5. CBCNV tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh sự phân cơng sản xuất.
Nếu có gì chưa thơng có quyền trực tiếp đề nghị cấp trên giải quyết.
2. NỘI QUY CÔNG TY:
2.1. Làm việc đúng giờ, trong giờ làm việc không được đi lại lung tung từ
chỗ này sang chỗ khác (nếu khơng có nhiệm vụ) khơng được làm bất cứ việc gì
khác ngồi nhiệm vụ được giao.
2.2. Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều hành
sản xuất kinh doanh của người phụ trách trực tiếp.
2.3. Người lao động chỉ được phép thực hiện nhiệm vụ.
2.4. Không đùa giỡn, la lối làm mất trật tự trong Công ty, làm mất năng
suất của người khác. Các trường hợp đánh nhau, có hành vi thô bạo làm xúc

phạm đến danh dự của người khác, cố tình gây tình trạng căng thẳng trong
Cơng ty đều được coi là lỗi nặng.
2.5. Không vắng mặt trong Công ty trong giờ làm việc nếu chưa được Ban
Giám Đốc cho phép.


6
2.6. CBCNV phải trung thực có ý thức bảo vệ tài sản của Cơng ty, thực
hành tiết kiệm, giữ gìn bí mật cơng nghệ kinh doanh của Cơng ty.
2.7. Khơng xâm phạm (lấy cắp hoặc phá hoại) tài sản của cá nhân hay
tập thể.
2.8. Tuân thủ luật pháp của Nhà nước.
2.9. Không mang chất dễ cháy, chất nổ, chất độc vào Cơng ty.
2.10. Mỗi CBCNV phải có trách nhiệm tham gia vào cơng tác Bảo hộ lao
động, Phịng cháy chữa cháy thực hiện tốt theo phương án PCCC đã ban hành,
ngăn chặn mọi vi phạm về quy định PCCC.
2.11. Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất - kho.
2.12. Khơng tự ý tháo gỡ nắp cầu chì, khơng tự ý móc nối đường dây dẫn
điện.
2.13. Mọi cá nhân nếu thấy có dấu hiệu cháy phải làm đúng tiêu lệnh
PCCC và tìm cách báo cho Ban Giám đốc biết.
ĐIỀU 3 : HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT - TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT:
1. HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT:
Người lao động không chấp hành đúng các quy định của bản Nội quy này
coi như vi phạm kỷ luật lao động của Cơng ty:
1.1 . Đi trễ về sớm khơng có lý do chính đáng, kéo dài thời gian nghỉ quá
quy định.
1.2. Không làm tốt công việc được giao, làm những việc ngồi phạm vi
được phân cơng, gây thiệt hại tài sản Công ty (không nghiêm trọng) do cẩu thả.

1.3. Không chấp hành theo sự phân cơng, điều động của người có chức
năng điều hành.
1.4. Cố tình trì trệ, chậm chạp gây ảnh hưởng cho người khác làm thiệt
hại đến sản xuất.
1.5. Làm mất trật tự trong giờ làm việc, tự ý rời vị trí đi làm việc riêng,
hay đến bộ phận khác làm ảnh hưởng đến sản xuất, cố tình gây thương tích cho
người khác.
1.6. Ăn uống, ngủ trong giờ làm việc, nơi làm việc. Khơng giữ vệ sinh
hàng hóa, dụng cụ lao động và khu vực sản xuất.
1.7. Hút thuốc, uống bia rượu hoặc có mùi bia rượu trong khi đang làm
việc.
1.8. Không chấp hành hay vi phạm các quy định về an tồn lao động,
mang hung khí chất nổ chất dể cháy, văn hóa đồi trụy vào các khu vực Công ty.
1.9. Dùng các dụng cụ, vật liệu sản xuất hay bất cứ vật gì của Cơng ty
cho mục đích cá nhân. Cố tình làm hư hại tài sản của Công ty, hay sử dụng các
dụng cụ lao động của người khác mà khơng được bố trí hay đồng ý của người
đó và ban quản lý.
1.10. Tự ý bỏ việc 05 ngày/tháng - 20 ngày/năm mà khơng có lý do chính
đáng.
1.11. Người lao động chống lại sự kiểm tra giám sát (giỏ, tuí xách) của
bảo vệ khi ra vào Cơng ty hoặc bị nghi ngờ.
2. HÌNH THỨC XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG :


7
 Việc xử lý vi phạm kỷ luật của Công ty được thực hiện theo qui định của
pháp luật lao động, theo các qui định của Công ty liên quan như: Nội qui lao
động, Hướng dẫn xem xét khiếu nại và thi hành kỷ luật…
 Việc xử lý vi phạm đối với CBCNV được thực hiện theo biên bản vi
phạm.

 Khi có CBCNV thuộc bộ phận mình vi phạm thì Trưởng bộ phận trực
tiếp phải liên đới chịu trách nhiệm (tuỳ theo các trường hợp cụ thể).
Người vi phạm nội quy, kỷ luật lao động tùy theo mức phạm lỗi, bị xử lý
bằng một trong những hình thức sau đây:
2.1. Khiển trách bằng miệng hoặc văn bản đối với người lao động khi
phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
2.2. Khiển trách bằng văn bản đối với trường hợp đã khiển trách bằng
miệng từ hai lần trở lên, vi phạm nội quy cơng ty ở mức độ nhẹ.
2.3. Hình thức chuyển việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối
đa là 06 tháng được áp dụng.
* Đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm
trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi, vi phạm
đã được quy định trong bản nội quy lao động.
* Đối với những vi phạm được coi là lỗi nặng nhưng chưa gây tác hại
nghiêm trọng (như đánh nhau, gây căng thẳng trong Cơng ty, an tồn lao động,
PCCC …).
2.4. Hình thức sa thải được áp dụng theo điều 85 BLLĐ.
* Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ơ, tiết lộ bí mật cơng nghệ,
kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích
của Cơng ty.
* Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái
phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
* Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày trong 01 tháng (cộng dồn) hoặc 20
ngày trong một năm (cộng dồn) mà khơng có lý do chính đáng.
* Người lao động hút thuốc, sử dụng lửa nơi khu vực cấm.
* Người lao động tự móc nối điện …
3. VỀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT:
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ thiết bị hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại cho Cơng ty tùy trường hợp cụ thể căn cứ vào mức thiệt hại thực tế
phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra.

3.1. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì khơng phải bồi
thường.
3.2. Người lao động do chủ quan làm mất dụng cụ thiết bị, làm mất tài
sản khác do Công Ty giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải
bồi thường 100% theo thời giá thị trường, hằng tháng tương tự sẽ trừ dần 30%
cho đến khi đủ giá trị bồi hoàn.
3.3. Các trường hợp gây thiệt hại khác thực hiện theo các quy định riêng
của công ty.
PHẦN III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


8
- Nội quy lao động này được phổ biến đến từng người lao động và được
mọi người lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy này.
- Phòng HCNS có trách nhiệm tổ chức thực hiện bản nội quy lao động
này và giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các bộ phận, CNV Công ty.
- Trưởng các bộ phận có trách nhiệm phổ biến nội dung bản nội quy này
cho CNV được biết.
- Bản nội quy này được niêm yết cơng khai nơi cơng cộng và có hiệu lực
kể từ ngày ban hành.
1.2. Các quy định
Ngoài các nội quy như đã trình bày ở trên trong xưởng sản xuất có thể cịn
có các quy định khác, các quy định này có phạm vi hẹp hơn nội quy chung của
công ty, để hướng dẫn cho công nhân viên trong công ty làm việc như các quy
định về cấp phát, sử dụng vật tư; quy định về nguyên tắc sử dụng trang thiết bị,
dụng cụ; quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, …
2. Các nguyên tắc an tồn trong thực tập sản xuất
Mục tiêu:
- Trình bày được các quy tắc an toàn chung trong thực tập sản xuất và quy
định khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ nghề hàn;

- Tuân thủ quy tắc an toàn lao động trong quá trình thực tập và các quy
định sử dụng các thiết bị, dụng cụ nghề hàn.
2.1. Các quy tắc an tồn chung
Trong q trình thực tập sản xuất người học cần phải nghiêm chỉnh chấp
hành nội quy xưởng, bên cạnh đó phải thực hiện tốt các quy tắc an tồn chung
cụ thể như sau:
Cơng việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ngoài
trời, hoặc có thể tổ chức tạm thời ngay trong những cơng trình xây dựng, sửa
chữa.
Việc chọn quy trình cơng nghệ hàn ngoài việc phải đảm bảo an toàn
chống điện giật cịn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có
hại khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các
tia hồng ngoại, ồn, rung...), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh
lao động để loại trừ chúng.
Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối "không")
theo TCVN 7447 (IEC 60364). Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi,
bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
Khi tiến hành công việc hàn điện tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải
tuân theo các quy định an tồn phịng chống cháy, nổ.
Khi tiến hành cơng việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể, phải
thực hiện thơng gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an tồn cụ thể và
được người có trách nhiệm duyệt, cho phép.
Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa
chất dễ cháy, nổ.
2.2. An toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ nghề hàn


9
Khi lập quy trình cơng nghệ hàn cần dự kiến các phương án cơ khí hố, tự
động hố, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạn chế và phòng chống các yếu tố

nguy hiểm, có hại đối với người lao động.
Khi tiến hành công việc hàn điện, cần sử dụng các loại thuốc hàn, dây
hàn, thuốc bọc que hàn... mà trong q trình hàn khơng phát sinh các chất độc
hại, hoặc nồng độ chất độc hại phát sinh không vượt quá giới hạn cho phép.
Chỉ được phép cấp điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến
áp hàn, máy chỉnh lưu hàn. Cấm cấp điện trực tiếp từ lưới điện động lực, lưới
điện chiếu sáng, lưới điện xe điện để cấp cho hàn hồ quang.
Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho hàn hồ quang phải đảm
bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá
điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.
Các máy hàn độc lập cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng
cầu chảy hoặc aptômat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngồi việc
bảo vệ ở phía nguồn cịn phải bảo vệ bằng aptômat trên dây dẫn chung của mạch
hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.
Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bất kỳ,
nhưng đảm bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu được hàn
làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử dụng đường ống
không phải đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Cấm sử dụng lưới nối đất, nối
"không", các kết cấu xây dựng bằng kim loại, các thiết bị công nghệ không phải
là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Dây dẫn ngược phải được nối chắc chắn
với cực nối của nguồn điện.
Khi di chuyển máy hàn phải cắt nguồn điện cho máy hàn. Cấm sửa chữa
máy hàn khi đang có điện.
Khi ngừng cơng việc hàn điện, phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Khi kết
thúc công việc hàn điện, ngoài việc cắt điện máy hàn ra khỏi lưới điện, dây dẫn
với kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt.
Với nguồn điện hàn là máy phát một chiều, trước tiên phải cắt mạch nguồn điện
một chiều, sau đó cắt mạch nguồn điện xoay chiều cấp cho động cơ máy phát
hàn.
Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu

cách điện và chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, bảo đảm khi hàn dây khơng bị
tuột. Khi dịng điện hàn lớn hơn 600A khơng được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn
luồn trong chi kìm. Trong trường hợp này, các máy hàn phải được trang bị
thiết bị khống chế điện áp không tải.
Trên các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải ghi chữ, số hoặc có các dấu
hiệu chỉ rõ chức năng của chúng. Tất cả các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải
được định vị và che chắn cẩn thận để tránh việc đóng (hoặc cắt) sai.
Trong tủ điện hoặc bộ máy hàn tiếp xúc có lắp các bộ phận dẫn điện hở
mạng điện áp sơ cấp, phải có khố liên động để bảo đảm ngắt điện khi mở cửa
tủ. Nếu khơng có khố liên động thì tủ điện có thể khố bằng khố thường,
nhưng việc điều chỉnh dịng điện hàn phải do thợ điện tiến hành.


10
Các máy hàn nối tiếp xúc có q trình làm chảy kim loại, phải trang bị
tấm chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời bảo đảm cho phép theo dõi
q trình hàn một cách an tồn.
Ở những phân xưởng thường xuyên tiến hành lắp ráp và hàn các kết cấu
kim loại lớn cần được trang bị giá lắp ráp và thiết bị nâng chuyển.
Khi hàn có phát sinh bụi và khí, cũng như khi hàn bên trong các buồng,
thùng khoang, bể hoặc hàn các chi tiết lớn từ phía ngồi, cần sử dụng miệng hút
cục bộ di động và có bộ phận gá lắp nhanh chóng và chắc chắn đảm bảo việc
cấp khơng khí sạch và hút khơng khí độc hại ra ngồi khu vực thợ hàn làm việc.
Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang bể, máy hàn phải để bên ngồi,
phải có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát. Người vào hàn
phải đeo găng tay, đi giày cách điện hoặc dây an toàn và dây an toàn được nối
tới chỗ người quan sát. Phải tiến hành thơng gió với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5
m/s. Phải kiểm tra đảm bảo hầm, thùng, khoang bể kín khơng có hơi khí độc, hơi
khí cháy nổ mới cho người vào hàn. Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong
điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong

các buồng có mức nguy hiểm cao), phải sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không
tải để đảm bảo an tồn khi cơng nhân thay que hàn. Trường hợp khơng có thiết
bị đó cần có những biện pháp an tồn khác.
Khi hàn các sản phẩm đã được nung nóng thì trong một buồng hàn chỉ
cho phép một người vào làm việc. Trường hợp vì u cầu cơng nghệ, cho phép
hai người làm việc chỉ khi hàn trên cùng một chi tiết.
Tại các vị trí hàn, nếu chưa có biện pháp phịng chống cháy thì khơng
được tiến hành cơng việc hàn điện.
Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu khơng cháy (hoặc
khó cháy). Thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải mang túi đựng dụng cụ
và mẩu que hàn thừa.
Khi hàn trên những độ cao khác nhau, phải có biện pháp bảo vệ, khơng để
các giọt kim loại nóng, mẩu que hàn thừa, các vật liệu khác rơi xuống người làm
việc ở dưới.
Khi tiến hành hàn điện ngồi trời, phía trên các máy hàn và vị trí hàn cần
có mái che bằng vật liệu khơng cháy. Nếu khơng có mái che, khi mưa phải
ngừng làm việc.
Công việc hàn dưới nước phải tuân thủ các yêu cầu sau :
- Chỉ thợ hàn được cấp chứng chỉ thợ lặn và nắm vững tính chất cơng việc
mới được tiến hành.
- Phải có phương án tiến hành cơng việc do người có thẩm quyền duyệt.
- Phải có người nắm chắc công việc ở bên trên giám sát và liên lạc được
với người hàn dưới nước.
- Thiết bị đóng cắt và phục vụ công việc hàn phải được chuẩn bị tốt, sẵn
sàng loại trừ và khắc phục sự cố.
- Nếu trên mặt nước có váng dầu, mỡ thì khơng được cho thợ hàn xuống
nước làm việc.


11

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày các nội dung về nội quy, quy định của xưởng sản xuất?
Câu 2: Trình bày các ngun tắc an tồn chung trong quá trình thực tập
sản xuất?
Câu 3: Trình bày các nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ
nghề hàn?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Nội dung trong Tiêu đề 1
Câu 2: Nội dung trong Tiểu tiêu đề 2.1
Câu 3: Nội dung trong Tiểu tiêu đề 2.2


12
BÀI 2: TÌM HIỂU CƠNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI THỢ HÀN
Mã bài: MĐ 19-02
Giới thiệu:
Để sau khi ra trường người học có thể bắt nhịp ngay với q trình lao
động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp thì việc tìm hiểu các cơng việc hàng
ngày của một người thợ hàn là hết sức cần thiết. Bài học này cung cấp cho người
học các công việc của một người thợ hàn phải làm từ khi đến xưởng cho đến khi
rời xưởng ra về sau một ngày làm việc.
Mục tiêu:
- Nêu được tên các công việc hàng ngày của người thợ hàn;
- Thực hiện được các công việc theo đúng quy trình được lập;
- Tuân thủ tuyệt đối các quy định.
Nội dung chính:
1. Tìm hiểu các cơng việc trước khi hàn
Mục tiêu:
- Trình bày được các cơng việc mà người thợ hàn cần chuẩn bị trước khi
hàn;

- Thực hiện được các công việc chuẩn bị trước khi hàn;
- Tuân thủ các quy định trong q trình chuẩn bị cơng việc trước khi hàn.
1.1. Đọc, nghiên cứu bản vẽ
Trước khi hàn người thợ hàn phải nhận nhiệm vụ trong ca hoặc trong
ngày từ tổ trưởng tổ sản xuất. Thông thường tổ trưởng sẽ giao việc cho các tổ
viên thông qua các bản vẽ kỹ thuật và nhắc nhở các yêu cầu cơng việc trong
ngày. Khi đó người thợ hàn sẽ phải nghiên cứu bản vẽ để hình dung được cơng
việc cần phải thực hiện của mình bao gồm các yếu tố sau: Hình dạng, kích
thước, vật liệu của kết cấu hàn? Vị trí hàn? Yêu cầu kỹ thuật khi hàn? …v.v. Ví
250
dụ:

100

6

Hình 2.1 – Chi tiết hàn khơng vát mép
60 0+/- 50
30 0
30 0
2

2

3-3.2


13
8-10


100

200

Hình 2.2 – Chi tiết hàn có vát mép
1.2. Bố trí thiết bị
Thiết bị nghề hàn phải được bố trí đảm bảo thuận tiện trong quá trình hàn
và đảm bảo an toàn trong lao động đối với người thợ hàn và những người xung
quanh. Thiết bị được bố trí theo các tiêu chuẩn sau:
1.2.1. Tại các gian sản xuất, nơi tiến hành hàn có hồ quang hở, phải đặt tấm chắn
ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
1.2.2. Những nơi tiến hành cơng việc hàn điện có phát sinh các chất độc hại (hơi
khí độc và bức xạ có hại...), phải trang bị các phương tiện bảo vệ thích hợp và
thực hiện thơng gió cấp và hút.
1.2.3. Tường và thiết bị trong phân xưởng hàn phải sơn màu xám, màu vàng
hoặc xanh da trời để hấp thụ ánh sáng, giảm độ chói của hồ quang phản xạ. Nên
dùng các loại sơn có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
1.2.4. Trong các phân xưởng hàn, các bộ phận hàn và hàn lắp ráp phải bảo đảm
điều kiện vi khí hậu theo các quy định hiện hành. Trong các gian của phân
xưởng hàn lắp ráp phải có thơng gió cấp và hút.
Khi hàn trong buồng, phải thực hiện thơng gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn,
khơng khí hút phải thải ra ngồi vùng khơng khí cấp.
1.2.5. Phải tiến hành xác định nồng độ của các chất độc hại trong khơng khí
vùng hơ hấp của thợ hàn, cũng như trong phạm vi người thợ hàn làm việc theo
các quy định hiện hành.
1.2.6. Việc kiểm tra định lượng bức xạ Rơn- ghen sử dụng khi kiểm tra chất
lượng mối hàn phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn- vệ sinh lao
động.
1.2.7. Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phải có hệ thống chiếu sáng chung
hoặc chiếu sáng hỗn hợp, đảm bảo độ sáng theo quy định.

Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong các thùng, khoang, bể, có thể sử
dụng đèn di động được cấp điện từ nguồn điện áp an tồn, có điện áp khơng
vượt q 36V đối với nguồn điện xoay chiều và 48V đối với nguồn điện một
chiều, có lưới bảo vệ, hoặc có thể dùng đèn định hướng chiếu từ ngoài vào. Biến
áp dùng cho đèn di động phải đặt ở ngoài nơi làm việc. Cuộn thứ cấp của biến
áp phải nối bảo vệ. Cấm dùng biến áp tự ngẫu để cấp điện cho đèn chiếu di
động.


14
1.2.8. Cấm sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến
hành công việc hàn điện.
1.2.9. Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn 1,5m. Khoảng cách
giữa các máy hàn tự động khơng được nhỏ hơn 2m.
1.2.10. Khi bố trí các máy hàn hồ quang argơng và hàn trong mơi trường khí các
bon níc phải đảm bảo loại trừ khả năng thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
1.2.11. Chiều dài dây dẫn từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động
không vượt quá 10m.
1.2.12. Hàn hồ quang các sản phẩm nhỏ và trung bình thường xuyên, phải tiến
hành trong các buồng chuyên hàn. Vách của buồng phải làm bằng vật liệu không
cháy, giữa vách và sàn phải để khe hở ít nhất là 50mm. Khi hàn trong mơi
trường có khí bảo vệ, khe hở này ít nhất phải là 300mm. Diện tích của mỗi vị trí
hàn trong buồng không được nhỏ hơn 3m2. Giữa các vị trí hàn phải có tấm chắn
ngăn cách bằng các vật liệu không cháy.
1.2.13. Khu vực hàn điện phải cách ly với khu vực làm các công việc khác.
Trường hợp do u cầu của quy trình cơng nghệ, cho phép bố trí chỗ hàn cùng
với khu vực làm việc khác, nhưng giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu
không cháy.
1.3. Chọn vật liệu hàn, chế độ hàn
Trên cơ sở kết cấu hàn đã tìm hiểu trong quá trình đọc bản vẽ, người thợ

hàn tiến hành chọn vật liệu hàn và chế độ hàn hợp lý.
Vật liệu hàn có thể chọn các loại sau:
+ Que hàn thép các bon kết cấu
+ Que hàn thép hợp kim thấp kết cấu
+ Que hàn thép hợp kim cao kết cấu
+ Que hàn đắp
+ Que hàn gang
+ Que hàn kim loại màu
+ ……………………
Chế độ hàn được chọn tùy theo chiều dày của vật hàn và tư thế hàn. Giả
sử đối với hàn MAG không vát cạnh, vát cạnh chữ V, chữ X ta có thể chọn chế
độ hàn như sau:
Bảng 2.1. Chế độ hàn khơng vát cạnh
Chiều
dầy
( δ)
1.6
2.0
3
4
6

Khe
hở(a)
0
0
1,0÷1,2
1,0÷1,2
1,2÷1,5


Đường
kính
dây(mm)
0,8÷0,9
0,8÷0,9
1,0÷1,2
1,0÷1,2
1,0÷1,2

Dịng điện
hàn(A)

Điện áp
hàn(V)

Tốc độ hàn
(cm/phút)

70÷80
80÷100
110÷130
130÷150
150÷170

18÷19
18÷19
19÷20
19÷21
21÷23


45÷55
45÷55
50÷55
50÷55
40÷50

Lưu
lượng khí
(lít/phút)
10
10÷15
10÷15
10÷15
10÷15

Số lớp
hàn
1
1
1
1
1


15
Bảng 2.2. Chế độ hàn vát cạnh chữ V
Số
lớp
hàn


Khe
hở(a)

Độ tù
(mm)

Đường
kính
dây
(mm)

8

0÷1

1,5÷2

1,2

10

0÷1

1,5÷2

1,2

12

0÷1


4÷6

1,2
1,6
1,2
16

0÷1

4÷6
1,6

Tốc
Điện
độ
Dịng điện
áp hàn
hàn
hàn(A)
(V)
(cm/
phút)
180÷200 24÷26 40÷50
120÷250 26÷30 40÷50
230÷250 28÷35 45÷55
250÷280 28÷38 45÷55
300÷350 32÷35 30÷40
300÷350 32÷35 45÷50
380÷420 36÷39 35÷40

380÷420 36÷39 45÷50
300÷350 32÷35 30÷40
300÷350 32÷35 45÷50
380÷420 36÷39 30÷35
380÷420 36÷39 35÷40

Lưu lượng
khí
(lít/
phút)

Số lớp hàn

Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau

15÷20
15÷20
15÷20
15÷20

20÷25
20÷25
20÷25
20÷25
20÷25
20÷25
20÷25
20÷25

2
2

2

2

Bảng 2.3 Chế độ hàn vát cạnh chữ X
Chiều
dầy
( δ)

Khe
hở(a)

Độ tù
(mm)

Đường
kính
dây

(mm)

0

5÷7

1,6

0

5÷7

1,6

0

5÷7

1,6

19

25

Dịng
điện
hàn(A)
400÷450
400÷450
400÷420

400÷420
400÷420
420÷450

Tốc
Lưu
Điện
độ hàn lượng khí
áp hàn
(cm/
(lít/
(V)
phút)
phút)
36÷42 25÷30
20÷25
36÷42 25÷30
20÷25
36÷39 45÷50
20÷25
36÷39 35÷40
20÷25
36÷39 40÷45
20÷25
39÷42 30÷35 20÷25

Số lớp hàn

1
2

1
2

Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau

2. Tìm hiểu các cơng việc trong khi hàn
Mục tiêu:
- Trình bày được các cơng việc mà người thợ hàn cần thực hiện trong khi
hàn;
- Vận dụng được các công việc cần thực hiện khi hàn vào thực tế học tập,
công tác;
- Tuân thủ các quy định trong khi hàn.
2.1. Sự hình thành của mối hàn
2.1.1. Q trình hóa lý khi hàn
Trong qua trình hàn nóng chảy, q trình hoá lý xảy ra trong kim loại
vũng hàn cũng giống như q trình luyện kim ví dụ q trình oxy hoá, khử oxy,
cháy hợp chất hợp kim, hợp kim hoá … nhưng nó có đặc điểm riêng của nó.
Khi hàn hồ quang kim loại bị chảy ra rất nhanh (khoảng vài giây) và
lượng kim loại bị nóng chảy rất nhỏ (hàn hồ quang tay khoảng 8cm 3) nhiệt độ
kim loại vũng hàn cao hơn rất nhiều so với các lò luyện. Sau khi hàn xong kim
loại vùng hàn do tiếp xúc với kim loại vật hàn nên nguội lạnh rất nhanh, vv .. Do
các đặc điểm trên nên quá trình hố lý khơng thể thực hiện được triệt để.

2
4



16
Dưới đây là những nhân tố hoá học ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn và
các biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu này.
a) Oxy: Oxy là tạp chất có hại vì nó sẽ tạo nên các oxit ( FeO, CuO,
AL2O 3, vv…) nằm quanh tinh giới hạt hoặc hồ tan ở dạng hỗn hợp cơ học. Vì
thế làm giảm độ bền, độ dẻo, độ dai va chạm ,… của kim loại.
Khi kim loại ở nhiệt độ cao 1500-1750oC thành phần O2 trong thép lỏng ở
dạng oxit sắt có thể đến 0,2-0,5%.
Sự oxy hố kim loại do mơi trường khi bao bọc quanh kim loại nóng chảy
(mơi trường này có thể do ta đưa vào như acgon, nito, hydrro, CO2 hoặc do sự
cháy của các chất khí với oxy khi hàn khí, vv…) có sự chứa hơi nước, khi ẩm,
sự oxy hố kim loại cũng cịn do xỉ hàn có chứa hơi nước nhiều Fe2O3, CaCO3,
vv… khi tiếp xúc với kim loại lỏng sự oxy hoá các chất hợp kim của chúng,
vv…
Để khử tác dụng có hại của oxy người ta dùng nhiều biện pháp như hàn
chân không, hàn có thuốc hàn, hàn trong mơi trường khí bảo vệ. Thông dụng
nhất là cho các fêrô hợp kim thuốc bọc que hàn, dùng thuốc hàn có những chất
khử oxy khỏi oxit kim loại tạo thành xỉ hoặc khí bay ra khỏi mối hàn.
b) Nitơ: Nitơ từ mơi trường khi hồ tan vào kim loại lỏng và tạo thành
nitrit phân bố trong kim loại ở dạng hình kim. Đối với thép ít cacbon chúng làm
giảm mạnh độ dẻo, tăng một số ít độ bền và giới hạn chảy. Vì thế nói chung nitơ
có thể xem là tạp chất trong mối hàn.
Sự hoà tan nitơ trong mối hàn càng lớn khi hồ quang dài, que hàn trần, ít
nhất là hàn khí. Tăng lượng cacbon và măngan trong que và thuốc hàn so thể
giảm lượng nitơ trong kim loại hàn.
c) Hydro: Hydro hoà tan trong kim loại trạng thái đặc hoặc lỏng, thường
ở dưới dạng nguyên tử không tạo nên những liên kết hóa học nào. Kim loại ở
trạng thái lỏng, hydro hồ tan càng mạnh, nhiệt độ và áp lực càng cao hydro hoà

tan càng nhiều.
Sự tạo thành hydro khi hàn do nhiều nguyên nhân: sự phân giải hydro
phân tử ở nhiệt độ cao, phản ứng hoá học của kim loại và khí ẩm, q trình điện
phân khi hàn điện sự phân giải của thuốc hàn (HCl, NaOH), vv… nguyên nhân
cơ bản để nâng cao lượng hydro trong kim loại là môi trường khi hàn.
Sự tồn tại hydro trong mối hàn là một trong những ngun nhân của rỗ
khí, vì thế hydro là chất có hại.
d) Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là chất có hại trong mối hàn và là nguyên nhân
tạo nên nứt nóng thép. Để tránh hiện tượng này phải dùng măngan bằng cách
cho vào thuốc hàn, que hàn, vv.. ở dạng fero mangan hoặc mangan nguyên chất.
e) Mangan: Mangan tăng giới hạn bền, độ cứng và khuynh hướng dễ tôi của
nhưng nếu Mn >1% thì khi hàn tạo nên xỉ khó chảy nằng trong mối hàn gây nên
rỗ khí.
Sau khi hàn kim loại ở vũng hàn (gồm kim loại que hàn và một thành
phần kim loại vật hàn) sẽ nguội và kết tinh tạo thành mối hàn, vùng kim loại vật
hàn quanh mối hàn do ảnh hưởng của tác dụng nhiệt nên có sự thay đổi tổ chức
và tính chất của nó gọi là vùng ảnh hưởng nhiệt.
2.1.2. Tổ chức kim loại của mối hàn


17
Nghiên cứu mối hàn bằng thép ít cacbon qua kính hiển vi ta sẽ thấy có
nhiều thành phần riêng có tổ chức khác nhau sau đây:
a) Vùng mối hàn
Vùng này kim loại nóng chảy hồn tồn, khi nguội lạnh có tổ chức tượng
tự tổ chức thỏi đúc, thành phần và tổ chức khác với kim loại que hàn và vật hàn.
Vùng sát với kim loại cơ bản do tản nhiệt nhanh, tốc độ nguội lớn nên hạt rất
nhỏ. Vùng tiếp theo kim loại sẽ kết tinh theo phương thẳng góc với mặt tản nhiệt
tạo nên dạng nhánh cây kéo dài, vùng trung tâm do nguội chậm, nên hạt lớn và
có lẫn chất phi kim (xỉ,…)

b) Vùng ảnh hưởng nhiệt.
Tổ chức của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ
nung của từng vùng bao gồm:
b.1. Viền chảy: là vùng kim loại nóng chảy khơng hồn tồn nằm giữa
kim loại mối hàn (nóng chảy) và kim loại vật hàn (khơng chảy) vùng này kim
loại vật hàn có pha lỏng và đặc có pha lẫn kim loại que hàn. Hạt kim loại nhỏ và
ảnh hưởng tốt đến cơ tính mối hàn.
b.2. Vùng quá nhiệt: Là vùng có nhiệt độ nung trên 1100oC và các hạt
ôstenit bắt đầu phát triển mạnh: Vùng này kim loại rất lớn có độ dài va chạm và
tính dẻo kém là vùng yếu nhất của vật hàn.
b.3. Vùng thường hố: Là vùng có nhiệt độ 900-1100oC tổ chức gồm các
hạt ferit nhỏ và một số hạt peclit, vì nó có cơ tính rất cao.
b.4. Vùng kết tinh lại khơng hồn tồn: Là vùng có nhiệt độ 770-900oC.
Tổ chức là các hạt ferit to và ôstenit nhỏ, vì thế cơ tính vùng này giảm (do hạt
khơng đều).
b.5. Vùng kết tinh lại: là vùng có nhiệt độ 500-700oC. Tổ chức giống tổ
chức kim loại vật hàn, nhưng ở nhiệt độ này là nhiệt độ biến mềm làm mất niện
tượng biến cứng (ví dụ làm mất sự khơng cân bằng và kéo dài của hạt khi gia
công áp lực nguội) nên tổ chức tính chất của kim loại trở lại trạng thái ban đầu.
Vùng này có độ cứng giảm, tính dẻo tăng.
b.6. Vùng dịn xanh: là vùng có nhiệt độ <500oC. Tổ chức cấu tạo giống
hoàn toàn kim loại vật hàn nhưng do ảnh hưởng nhiệt nên tồn tại ứng suất dư vì
vậy khi thí nghiệm kéo mẫu hàn, thường chỗ này cũng hay bị nứt. Chiều rộng
của vùng này ảnh hưởng nhiệt phụ thuộc: chiều dày vật hàn, nguồn nhiệt hàn,
điều kiện thoát nhiệt khỏi vùng hàn.
Chiều dày vật hàn lớn, nguồn nhiệt hàn nhỏ, điều kiện thoát nhiệt tốt,
chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ và độ cứng kim loại tăng. Nung nóng sơ
bộ trước khi hàn, nguội nhiệt ln, chiều dày vật hàn nhỏ thì tổ chức mối hàn ở
vùng ảnh hưởng nhiệt thô, chiều rộng vùng q nhiệt tăng vì thế giảm tính dẻo,
độ dai va chạm của mối hàn và vùng lân cận mối hàn. Hàn hồ quang bằng que

hàn có thuốc bọc mỏng và hàn tự động dưới lớp thuốc hàn có vùng ảnh hưởng
nhiệt nhỏ nhất. Dòng điện càng nhỏ, tốc độ hàn càng lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt
càng nhỏ.
2.2. Biện pháp giảm ứng suất, biến dạng
2.2.1. Các biện pháp giảm ứng suất khi hàn


18
Trong hầu hết trường hợp thực tế, ứng suất kéo dư trong vùng ứng suất
tác động đặt tới giá trị giới hạn chảy ch.. Do đó, các biện pháp trước và trong
khi hàn, ngoài các biện pháp kéo sơ bộ hoặc nung nóng sơ bộ đến nhiệt độ cao,
sẽ khơng loại bỏ được sự suất hiện, cũng như không giảm đáng kể được giá trị
ứng suất dư do co dọc. Tuy nhiên, có thể giảm được nhiều ứng suất ngang do co
ngang, tức là giảm trạng thái ứng suất hai chiều và ba chiều, và giảm biến dạng
dẻo kéo khi mối hàn nguội đi. Điều này đảm bảo độ bền và khả năng làm việc
của kết cấu. Có thể chia các biện pháp đó thành: Các biện pháp kết cấu; Các
biện pháp công nghệ trong khi hàn.
2.2.1.1. Các biện pháp kết cấu để giảm ứng suất khi hàn
- Kim loại cơ bản không nên dễ bị tôi tại vùng ảnh hưởng nhiệt khi hàn.
- Vật liệu hàn nên bảo đảm kim loại mối hàn có độ dẻo khơng thấp hơn
tính dẻo của kim loại cơ bản.
- Không nên để các mối hàn giao nhau nhiều để tránh và giảm ứng suất
nhiều chiều, đặc biệt với các kết cấu chịu tải trọng động và va đập.
- Không nên dùng các mối hàn tạo thành các biên dạng kín khơng lớn
(hàn các tấm tăng cứng..) vì chúng có thể làm tăng trạng thái ứng suất phẳng.
- Số lượng và kích thước mối hàn chỉ nên vừa đủ, không nên lớn quá mức
cần thiết (trên cơ sở tính tốn thiết kế).

Hình 2.3. Các biện pháp kết cấu để giảm ứng suất khi hàn
- Các gân cứng vững nên được bố trí sao cho khi hàn kim loại cơ bản

được nung nóng tại cùng vị trí, để đảm bảo giảm được co ngang tấm vách đứng
(Hình 2.3).
- Nên ưu tiên sử dụng các mối hàn giáp mối vì chúng có mức độ tập trung
ứng suất nhỏ hơn các mối hàn góc.
- Khi hàn giáp mối các tấm có chiều dày khác nhau, để đảm bảo nung
nóng đồng đều, hàn ngấu các mép và tránh mức độ tập trung ứng suất cao, cần
vát tấm dày hơn cho thích hợp (Hình 2.4).

Hình 2.4. Các biện pháp kết cấu để giảm ứng suất khi hàn


19
- Khi thiết kế các kết cấu hàn tích hợp, cần xem xét khả năng hàn chúng
dưới dạng các khối riêng rẽ, sau đó mới hàn chúng lại thành kết cấu hoàn chỉnh.
Điều này làm giảm ràng buộc lên co ngang mối hàn và giảm trạng thái ứng suất
phẳng.
- Các kết cấu hàn có hình dạng phức tạp nên dùng các chi tiết từ thép tấm
dập và các khối thép đúc. Các kết cấu đó được hàn với các kết cấu khác để làm
nên các kết cấu hàn hoàn chỉnh.
- Cần tính đến khả năng bảo đảm việc dễ dàng việc cơ giới hố cơng việc
hàn (thơng qua bố trí các mối hàn).
- Cần tăng cường sử dụng đồ gá hàn để đảm bảo chính xác trong lắp ghép
và thực hiện đúng trình tự hàn.
2.2.1.2. Các biện pháp cơng nghệ để giảm ứng suất khi hàn
Các biện pháp này rất đa dạng và phụ thuộc vào đặc trưng và loại kết cấu,
phương pháp hàn, chế độ hàn, cơ tính và thành phần hố học của kim loại cơ
bản. Có thể chia chúng thành hai loại:
a) Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện trong quá trình hàn:
- Tăng chế độ nhiệt (năng lượng đường) khi hàn các chi tiết không kẹp và
thép dễ tôi nhằm tránh nứt (làm tăng thể tích vùng kim loại được nung, giảm tốc

độ nguội).
- Nung nóng sơ bộ khi hàn tấm dày và thép dễ tôi.
- Giảm chế độ nhiệt khi hàn các chi tiết được kẹp chặt nhằm tránh nứt.
- Với các chi tiết được kẹp chặt và có chiều dày lớn, nên hàn nhiều lớp.
Kim loại đắp nên có tính dẻo cao.
- Trình tự hàn nên đảm bảo cho các chi tiết ở trạng thái tự do, đặc biệt với
các mối hàn giáp mối (có giá trị co ngang lớn). Trước tiên hàn các mối hàn giáp
mối, sau đó mới đến các mối hàn góc. Với các vật hàn có dạng trụ rỗng, trước
hết hàn các mối hàn dọc trước, sau đó đến các mối hàn theo chu vi.
- Mỗi mối hàn nên thực hiện một lượt hoặc thực hiện từ giữa ra đầu.
- Khơng bố trí các mối hàn đính tại chỗ các mối hàn giao nhau.
- Để giảm ảnh hưởng của co ngang, cần giảm khe hở hàn của các mối hàn
giáp mối và hàn ngấu chân mối hàn.
- Cần hàn nhanh để đảm bảo kim loại nguội đều theo chiều dày và chiều
dài mối hàn (hàn tự động và bán tự động).
b) Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện sau khi hàn:
Với các kết cấu quan trọng, để tăng khả năng làm việc của chúng, người
ta thường tiến hành khử ứng suất riêng sau khi hàn, đặc biệt khi đó là thép hợp
kim hay thép có hàm lượng cacbon trung bình. Các biện pháp đó là:
- Ram cao tồn phần trong lị. Nhiệt độ ram 600  650C. Thời gian giữ ở
nhiệt độ cao 3 phút/1mm chiều dày. Sau đó chi tiết được để nguội tự do trong lò.
- Ram cục bộ tới 600C vùng quanh mối hàn bằng phương pháp nung cao
tần hoặc mỏ nung khí cháy. Phương pháp này khơng loại bỏ hồn toàn nhưng
làm giảm ứng suất dư.
- Khử ứng suất dư bằng phương pháp cơ học như kéo kết cấu tới giới hạn
chảy, hoặc dùng rung động để phân bố lại ứng suất dư.
2.2.2. Các biện pháp giảm biến dạng khi hàn


20

Sự hình thành ứng suất và biến dạng dư khi hàn là do sự tác động của nội
lực khi kim loại được nung cục bộ.
- Trong các kết cấu không có hiện tượng vênh rõ rệt, ứng suất dư kéo
thường đạt tới các giá trị cao.
- Ngược lại, trong các kết cấu bị biến dạng mạnh sau khi hàn, ứng suất dư
kéo có thể khơng lớn lắm.
- Vì vậy, một số biện pháp giảm biến dạng dư sẽ đối nghịch lại các biện
pháp giảm ứng suất dư.
Có thể chia các biện pháp giảm biến dạng dư thành ba loại: Biện pháp kết
cấu; Biện pháp cơng nghệ trong q trình hàn; Biện pháp công nghệ sau khi hàn
2.2.2.1. Các biện pháp kết cấu giảm biến dạng hàn
- Không thiết kế tiết diện mối hàn lớn hơn mức cần thiết (xuất phát từ khía
cạnh độ bền) vì sẽ làm tăng vùng ứng suất tác động và nội lực tác động.
- Phân bố các mối hàn càng gần các trục đi qua trọng tâm kết cấu càng tốt,
hoặc ngay tại các trục đó để giảm mô men uốn do nội lực tác động gây ra.
- Mỗi cặp mối hàn song song cần được bố trí trên cùng một mặt phẳng đi
qua trục trọng tâm của vật, sao cho mô men của các nội lực tác động của các
mối hàn đó cân bằng nhau và khơng gây vênh kết cấu so với trục đó.
- Số lượng mối hàn trong kết cấu càng ít càng tốt để giảm các lực co tác
động lên kết cấu.
- Lượng dư cho co mối hàn phải bảo đảm sau khi hàn, các kích thước của
kết cấu được như thiết kế.
- Để hạn chế biến dạng góc, cần giảm góc vát mép các mối hàn vát mép
chữ V, hoặc dùng các mối hàn vát mép chữ X khi chiều dày chi tiết lớn.
2.2.2.2. Các biện pháp công nghệ giảm biến dạng trong khi hàn
- Chọn chế độ hàn sao cho chiều rộng vùng ứng suất tác động là nhỏ nhất.
Để nung đều kim loại theo chiều dày, cần tăng mật độ dòng điện hàn để hàn
ngấu sâu.
- Việc hàn ngấu sâu các mối hàn giáp biên và các liên kết hàn giáp mối sẽ
cân bằng co ngang theo chiều dày mối hàn và giảm biến dạng góc.

- Trong một số trường hợp, khi thực hiện mối hàn thứ hai trong cặp mối
hàn đối xứng qua trục của vật hàn, nên tăng chế độ hàn để tăng vùng ứng suất
tác động để cho lực co của mối hàn này khử hoàn toàn độ võng dư do mối hàn
thứ nhất gây ra.
- Trình tự thực hiện các mối hàn nên bảo đảm cho biến dạng của mối hàn
trước đó khử hết được biến dạng của mối hàn sau (có hướng ngược lại).
Các mối hàn đối xứng hoặc song song nên được hàn đồng thời hoặc hàn
theo thứ tự từng đoạn xen kẽ.
- Phương pháp hàn phân đoạn nghịch tạo biến dạng nhỏ hơn.
- Việc rèn các mối hàn trong quá trình hàn làm giảm đáng kể biến dạng.
Sau khi hàn lớp trên cùng thì khơng cần rèn vì có thể gây nứt bề mặt.
- Nung nóng sơ bộ tồn bộ vật hàn sẽ giảm ứng suất và biến dạng dư.
- Có thể uốn ngược cục bộ để giảm độ võng dư.


21
- Các mối hàn giáp mối của liên kết hàn tấm mỏng cho các bể chứa nên
hàn trên các bàn gá từ tính (chúng khơng cản trở co ngang nhưng ngăn được
biến dạng góc).
- Khi hàn các tấm mỏng theo biên dạng kín, để tránh mất ổn định tấm do
nén, có thể nung cục bộ phần giữa tấm trước khi hàn…
2.3. Khuyết tật, biện pháp phòng ngừa
Sự tồn tại các khuyết tật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ chịu lực của
mối hàn dẫn đến chi tiết hàn bị phế phẩm, một số trường hợp khuyết tật không
được phát hiện sớm để thay thế hoặc sửa chữa đã gây nên những thiệt hại to lớn
về kinh tế và tính mạng con người. Nhưng khuyết tật này do rất nhiều nguyên
nhân gây nên, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của con
người, trang thiết bị kim loại vật hàn, chế độ hàn, q trình cơng nghệ hoặc tác
động của môi trường. Do vậy người thợ hàn phải chọn quy phạm hàn chính xác
và nghiêm chỉnh chấp hành quy định công nghệ. Khi hàn hồ quang tay các

khuyết tật mối hàn thường xảy ra các dạng như sau:
2.3.1. Nứt
Là một trong những khuyết tật nghiêm trọng của mối hàn. Trong quá trình
sử dụng cấu kiện hàn, nếu mối hàn có vết nứt thì vết nứt sẽ rộng ra khiến cho
cấu kiện bị hỏng. Căn cứ vào vị trí nứt, có thể chia ra làm hai loại nứt: nứt trong
và nứt ngồi, vết nứt có thể sinh ra ngay trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiệt của
đầu:

Nứt ngoài

Nứt vùng ảnh hưởng nhiệt

Nứt trong

Hình 2.5. Các vị trí nứt của mối hàn
- Nguyên nhân:
+ Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc que hàn
quá nhiều.
+ Dòng điện hàn quá lớn, rãnh hồ quang của đầu mối hàn không đắp đầy,
sau khi để nguội co ngót trong rãnh hồ quang xuất hiện đường nứt.
+ Độ cứng vật hàn lớn, cộng thêm ứng suất trong sinh ra khi hàn lớn khi
làm nguội hoặc nung nóng quá nhanh sẽ làm nứt mối hàn.
- Biện pháp phòng ngừa:
+ Chọn vật liệu thép có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng thời
chọn que hàn có tính chống nứt tốt.
+ Chọn trình tự hàn chính xác.
+ Giảm tốc độ làm nguội vật hàn, khi cần thiết phải áp dụng phương pháp
nung nóng và làm nguội chậm.
+ Chọn dịng điện hàn thích hợp, có thể dùng cách hàn nhiều lớp và chú ý
đắp đầy rãnh hồ quang.

2.3.2. Lỗ hơi
Vì có nhiều thể hơi hồ trong kim loại nóng chảy, nhưng thể hơi đó khơng
thốt ra trước lúc vùng nóng chảy đơng đặc do đó tạo thành lỗ hơi.


22

Hình 2.6. Lỗ hơi
- Nguyên nhân:
+ Hàm lượng các bon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn
quá cao, năng lực đẩy ôxy của que hàn quá kém.
+ Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt đầu nối có nước. Dầu bẩn, gỉ sắt...
Do sự tồn tại lõ hơi, làm giảm bớt mặt công tác của mối hàn do đó làm
giảm bớt cường độ và tính chặt chẽ của mối hàn.
- Biện pháp phòng ngừa
+ Dùng loại que hàn có hàm lượng các bon thấp và khả năng đẩy ôxy
khoẻ.
+ Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và mặt hàn phải lau khô sạch sẽ.
+ Khoảng cách hồ quang ngắn, không vượt quá 4mm.
+ Sau khi hàn không vội gõ xỉ hàn ngay, phải kéo dài thời gian giữ nhiệt
cho kim loại mối hàn.
2.3.3. Lẫn xỉ hàn
Là tạp chất kẹp trong mối hàn, tạp chất này có thể tồn tại trong mối hàn,
cũng có thể nằm trên mặt mối hàn.

Hình 2.7. Lẫn xỉ
- Ngun nhân:
+ Dịng điện hàn quá nhỏ, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại
nóng chảy và xỉ chảy đi, làm cho tính lưu động bị giảm bớt.
+ Mép hàn của đầu nối có vết bẩn hoặc khi hàn đính hay khi hàn nhiều

lớp chưa làm sạch triệt để chỗ hàn.
+ Khi hàn góc độ và sự chuyển động của que hàn khơng thích hợp với
tình hình vùng nóng chảy, làm cho kim loại chảy ra trộn lẫn với xỉ hàn.
+ Làm nguội mối hàn quá nhanh, xỉ hàn chưa thoát ra được đầy đủ.
+ Lẫn xỉ hàn có ảnh hưởng tới chất lượng của mối hàn giống như lỗ hơi.
Nó cũng làm giảm bớt cường độ của mối hàn và tính chặt chẽ của mối hàn.
- Biện pháp phòng ngừa:
+ Tăng dịng điện hàn cho thích hợp, khi hàn cần thiết rút ngắn hồ quang
và tăng thời gian dừng lại của hồ quang, làm cho kim loại nóng chảy và xỉ hàn
chảy hút được sức nóng đầy đủ.


23
+ Triệt để chấp hành công tác làm sạch chỗ hàn.
+ Kịp thời nắm vững tình hình vùng nóng chảy để điều chỉnh góc độ que
hàn và phương pháp đưa que hàn, tránh để xỉ hàn chảy trộn lẫn vào kim loại
nóng chảy về một phía trước vùng nóng chảy.
2.3.4. Hàn không ngấu
Là khuyết tật nghiêm trọng nhất trong mối hàn, nó là dẫn đến bị nứt, làm
hỏng cấu kiện. Thực tế đã chứng minh phần lớn cấu kiện bị hư hỏng đều do hàn
khơng ngấu gây nên.

Hình 2.8. Các trường hợp hàn khơng ngấu
- Ngun nhân:
+ Khe hở, góc vát hoặc đầu nối không phù hợp với quy phạm.
+ Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn nhanh.
+ Góc độ que hàn hoặc cách đưa que hàn khơng hợp lý
+ Chiều dài hồ quang lớn.
- Biện pháp phòng ngừa:
Trong quá trình hàn tránh để xảy ra các hiện tượng nói trên. Khi cần thiết

tăng thêm khe hở đầu nối và cho tấm đệm xuống phía dưới của đầu nối hàn.
2.3.5. Khuyết cạnh
Ở chỗ giao nhau giữa kim loại vật hàn với mối hàn có rãnh dọc, rãnh đó
gọi là khuyết cạnh


24

Hình 2.9. Mối hàn khuyết cạnh
- Ngun nhân:
+ Dịng điện hàn lớn, hồ quang dài.
+ Góc độ que hàn và cách đưa que hàn khơng chính xác.
+ Khuyết cạnh là một trong những thiếu sót nguy hiểm của mối hàn. Nó
làm giảm bớt bề dày vật hàn, khi cấu kiện chịu phụ tải động thì sẽ sinh ra vết
nứt.
- Biện pháp phịng ngừa: Chọn dịng điện hàn chính xác, nắm vững
phương pháp chuyển động que hàn và chiều dài hồ quang khi hàn.
2.3.6. Đóng cục
Trên tấm mép hàn có những kim loại thừa ra nhưng không trộn với kim
loại vật hàn gọi là đóng cục

Hình 2.10. Đóng cục
- Ngun nhân:
+ Tốc độ que hàn nóng chảy quá nhanh,
+ Hồ quang dài
- Biện pháp phịng ngừa
+ Chọn chế độ hàn chính xác nhất là cực tính của dịng điện.
+ Khi hàn gần hết que hàn tốc độ chảy nhanh phải rút ngắn khoảng cách
hồ quang và tăng tốc độ hàn
2.3.7. Sai lệch hình dáng hình học


Hình 2.11. Mối hàn khơng cân đối
- Nguyên nhân:
+ Do lắp ghép chi tiết trước khi hàn không đúng yêu cầu
+ Do biến dạng nhiệt trong q trình hàn
- Biện pháp phịng ngừa:
+ Lắp ghép đúng vị trí, kiểm tra kích thước và hình dạng trước khi hàn
+ Có biện pháp chống biến dạng trước và trong khi hàn
3. Tìm hiểu các cơng việc sau khi hàn


×