Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.25 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA. Khóa ngày: 18/9/2012 Môn thi: VẬT LÍ (Vòng 2) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Bài 1: (5 điểm) Một vành xe đạp mỏng, hình tròn có bán kính R = 0, 2m và khối lượng M = 450g . Một viên bi có kích thước nhỏ (r << R) và khối lượng m = 30g được gắn vào vành xe (như hình vẽ). Biết khối tâm O của vành chuyển động thẳng đều với vận tốc v và vành xe chuyển động lăn không trượt trên mặt đường nằm ngang. 2 Cho g = 9,8 m/s . Hỏi với vận tốc v bằng bao nhiêu thì vành xe bắt đầu bị nảy lên? (không tiếp xúc với mặt đường) Bài 2: (5 điểm) Một xilanh hình trụ, tiết diện S dựng thẳng đứng đầu dưới kín đầu trên hở, bên trong có chứa một lượng khí lí tưởng lưỡng nguyên tử và được đậy kín bởi một pittông có khối lượng. Pittông được liên kết với đáy của xilanh bằng một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể (hình vẽ). Chiều dài tự nhiên của lò xo là 2l . Ban đầu pittông ở trạng thái cân bằng thì chiều dài của p0 cột khí nói trên là l và có áp suất bằng áp suất khí quyển p0. Người ta truyền nhiệt lượng cho khí bên trong xi lanh để pittông nâng lên một đoạn. l . Coi xilanh, pittông cách nhiệt hoàn toàn. 2. p0. k. l. S 1. So sánh nhiệt độ của khối khí ở trạng thái đầu và trạng thái cuối. 2. Tìm nhiệt lượng cần truyền cho khối khí. Bài 3: (5 điểm) Một tụ điện phẳng gồm 2 bản song song, đối diện, nằm ngang có lớp điện môi là một tấm thuỷ tinh dày d = 1mm, hằng số điện môi e = 5 lấp đầy khoảng không gian giữa 2 bản. Diện tích mỗi bản là S = 200cm2. Đặt vào 2 bản tụ hiệu điện thế không đổi U = 300V. Sau khi tụ được tích điện người ta rút từ từ tấm thuỷ tinh ra khỏi tụ theo phương song song với 2 bản. Hỏi năng lượng của tụ thay đổi như thế nào sau khi đã rút tấm thủy tinh và công cơ học cần thiết để rút nó ra khỏi tụ điện? 1. Biết trước khi rút người ta đã ngắt tụ ra khỏi nguồn 2. Biết trong suốt quá trình rút tấm thuỷ tinh tụ điện vẫn được nối với nguồn Bài 4: (5 điểm) Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam A giác cân ABC góc chiết quang A. Chiếu tia sáng đơn sắc SI vào mặt bên AB của lăng kính theo hướng từ đáy lên (hình vẽ). Sau khi khúc xạ qua lăng kính tia sáng ló ra khỏi mặt I AC. Chiết suất của lăng kính đối với tia sáng này là n. 1. Biết rằng tại I vừa có hiện tượng phản xạ vừa có hiện S tượng khúc xạ. Cho n = 2 . Điều chỉnh tia tới để tia ló có C B góc lệch cực tiểu. Khi đó tia phản xạ và tia khúc xạ tại I vuông góc với nhau. Tìm tỉ số độ rộng của mặt bên AB và mặt đáy BC của lăng kính 2. Để góc tới ở mặt bên AB là 60o, góc ló ở mặt bên AC là 30o và góc lệch của tia sáng là 45o thì góc chiết quang và chiết suất của lăng kính trong trường hợp này là bao nhiêu? ----- HẾT -----.
<span class='text_page_counter'>(2)</span>