Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

De cuong tot nghiep ĐA KHOA CHẤN THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.21 KB, 118 trang )

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP ĐA KHOA

CHẤN THƯƠNG
2018 - 2019
***

Chú ý : Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Đề cương làm mới, ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT NỘI DUNG (kiểm tra và chỉnh sửa) trước khi
chuyển đến các bạn sinh viên. Tuy khơng hồn tồn là đáp án hay barem chấm điểm nhưng
cũng phần nào chuẩn hóa kiến thức giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc ôn tập.
_CHÚC CÁC BẠN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO TRONG KỲ THI SẮP TỚI_
_Keep calm and study hard to become a doctor_

1


CHÚ Ý :
Với bộ câu hỏi NGOẠI – CHẤN THƯƠNG, có thơng báo tùy vào việc sắp
xếp lại giữa bộ mơn và nhà trường, CÂU HỎI THỰC TẾ THI CĨ THỂ SẼ DÀI
HOẶC NGẮN HƠN ĐÃ LÀM .... để phù hợp với thời lượng và cấu trúc đề.!
Thay đổi này chỉ bao gồm gộp hoặc tách nội dung các câu hỏi cùng chủ đề.
Nội dung tổng thể các bạn đang ơn thi vẫn khơng có bất cứ thay đổi gì.
Tuy chỉ có 1 số rất ít câu có thể bị chỉnh sửa, nhưng cũng muốn thông báo lại
để các bạn sinh viên nắm rõ.
Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

2


Câu hỏi tốt nghiệp
Bộ mơn CHẤN THƯƠNG


Câu 1: Trình bày phân loại CTSN; phân loại và triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng của máu tụ nội sọ?
Câu 2: Trình bày cách sơ cứu và nguyên tắc điều trị CTSN?
Câu 3: Trình bày phân loại, tổn thương GPB, triệu
chứng của VTSH?
Câu 4: Trình bày nội dung sơ cứu và nguyên tắc
điều trị VTSN?
Câu 5: Trình bày cơ chế, triệu sốc bỏng?
Câu 6: Trình bày cách điều trị sốc bỏng?
Câu 7: Trình bày nguyên nhân, tổn thương GPB, triệu chứng
của gãy hai xương cẳng tay?
Câu 8: Trình bày biến chứng, sơ cứu gãy hai xương cẳng tay?
Câu 9: Trình bành điều trị trong trường hợp gãy khơng di lệch
hoặc ít di lệch; Chỉ định phẫu thuật, chỉ định cố định ngoài
trong gãy hai xương cẳng tay?
Câu 10: Trình bày nguyên nhân, tổn thương GPB, triệu chứng
của gãy hai xương cẳng chân?
Câu 11: Trình bày biến chứng, sơ cứu gãy hai
xương cẳng chân?
Câu 12: Ttrình bày điều trị trong trường hợp gãy khơng di lệch
hoặc ít di lệch; Chỉ định kéo nắn bó bột, chỉ định cố định ngoài,
chỉ định khx trong gãy hai xương cẳng chân?
Câu 13: Phân loại gẫy xương hở theo Gustilo, triệu chứng, sơ
cứu gãy xương hở?
Câu 14: Trình bày phân loại, bản chất, đặc điểm lâm sàng, chẩn
đoán, tiến triển và điều trị u xương sụn?

3



Câu 15: Trình bày phân loại, bản chất, đặc điểm lâm sàng, chẩn
đoán, tiến triển và điều trị u tế bào khổng lồ?

4


Đề cương tốt nghiệp - Bộ môn CHẤN THƯƠNG
Câu 1: Trình bày phân loại CTSN; phân loại và triệu chứng
lâm sàng, cận lâm sàng của máu tụ nội sọ?
* Trả lời:

Phân loại:
a, Tổn thương không phải mổ:
- Chấn động não
b, Tổn thương có thể cần phải can thiệp ngoại khoa:
- Phù não
- Dập não
- Máu tụ nội sọ:
+ Máu tụ ngoài màng cứng
+ Máu tụ dưới màng cứng
+ Máu tụ trong não
- Vỡ vịm sọ có lún
Máu tụ nội sọ
Có 3 loại máu tụ nội sọ
- Máu tụ ngoài màng cứng
+ Là khối máu tụ nằm giữa khoảng bên ngoài là xương sọ, bên trong là
màng cứng
+ Nguồn chảy máu: từ xương sọ bị vỡ, đứt rách động mạch màng não
thường gặp động mạch màng não giữa , từ xoang tĩnh
- Thường ở 3 vị trí: vùng thái dương, cực trán và máu tụ NMC hố sau

- Máu tụ dưới màng cứng
+ Là khối máu tụ nằm giữa khoảng bên ngoài là màng cứng, bên trong là
tổ chức não
+ Nguồn chảy máu. Từ các tĩnh mạch hoặc tổ chức não dập
- Máu tụ trong não:
+ Là khối máu tụ nằm trong nhu mơ não, ít gặp hơn máu tụ NMC và DMC
+ Có thể riêng biệt hoặc phối hợp các loại máu tụ khác
Triệu chứng máu tụ nội sọ:
* Lâm sàng:
- Tri giác:
+ Có khoảng tỉnh: là thời gian bệnh nhân tỉnh sau đó bệnh nhân lại mê đi.
Thời gian dài ngắn khác nhau tùy trường hợp, khoảng tỉnh ngắn tiên lượng
nặng, khoảng tỉnh dài tiên lượng tốt.
+ Tri giác xấu dần: được đánh giá qua 4 độ mê kinh điển, hoặc đánh giá
qua thang điểm Glasgow. Tối đa là 15đ, qua theo dõi số điểm giảm dần theo
thời gian. Về phương diện chẩn đoán máu tụ nội sọ, dấu hiệu tri giác có xấu
dần có giá trị như khoảng tỉnh.
5


+ Điểm Glasgow càng thấp tiên lượng càng nặng.
- Dấu hiệu thần kinh thực vật:
+ Mạch có xu hướng chậm dần.
+ Huyết áp có xu hướng tăng dần: cần hỏi tiền sử cao huyết áp để phân biệt.
+ Hai dấu hiệu này nếu có kièm theo tri giác xấu đi hoặc khoảng tình là
não đang bị chèn ép do khối máu tụ nội sọ.
+ Nếu mạch nhanh, huyết áp tụt cầng nghi ngờ tổn thương phối hợp như
vỡ tạng đặc trong ổ bụngu hoặc có gãy xương lớn. Hoặc chấn thương sọ não
nặng, bệnh nhân sắp tử vong.
+ Nhịp thở đều, khôgn bị rối loạn nhiều về tần số tiên lượng tốt. Nếu nhịp

thở không đều, tần số bị rối loạn, tiên lượng nặng.
+ Nhiệt độ: nhiều khi có xu hương tăng dần, tiên lượng xấu.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú:
+ Có thể có dấu hiệu liệt nửa người. Thường gặp trong khối máu u tụ
vùng thái dương, chèn ép ào hồi trán lên gây liệt bó tháp. Liệt 1/2 người đối
bên có khối máu tụ.
+ Phản xạ Babinski (+)
+ Dãn đồng tử một bên: khối máu tụ vùng thái dương chèn ép đẩy hồi hải
mã vào khe Bichat. Đè ép dây thần kinh số III và bờ tự do của xương đá làm
cho dây TK số III bị liệt gây giãn đồng tử. Dãn đồng tử cùng bên với khối
máu tụ.
+ Tùy theo mức độ đề ép màcó các dấu hiệu TK khu trú khác nhau.
+ Những trường hợp khối máu tụ mãn tính trong hộp sọ xuất hiện muộn
sau chấn thương có các biểu hiện sau:
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ
- Hội chứngr ối loạn chức năng thần kinh
- Cần khai thác kỹ tiền sử bị chấn thương, tuy nhiên nhiều khi bệnh nhân
quên cả tiền sử chấn thương của mình.
* Cận lâm sàng:
- Xquang: chụp Xquang sọ khơng chuẩn bị thấy hình ảnh các đường vỡ
xương
CLVT : Giúp chẩn đốn chính xác các thương tổn và các biến chứng.
+ Máu tụ ngoài màng cứng : Khối tăng tỉ trọng, hình thấu kính hai mặt
lồi, nằm sát xương sọ.
+ Máu tụ DMC : Khối tăng tỉ trọng, hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết.
+ Máu tụ trong não : Khối tăng tỉ trọng đều hoặc khơng đều nằm trong
nhu mơ não,có thể ở nhiều vị trí khác nhau, bờ khối máu tụ khơng đều.
- Chọc dò ống sống:
+ Nước não tủy chảy nhanh chứng tỏ có tăng áp ực nội sọ.
+ Nước não tủy có máu do xuất huyết màng nhện, do dập não hoặc do

khối máu tụ dưới màng cứng.
- Chụp động mạch não (AG) sẽ có hình ảnh động mạch não trước bị đẩy
lệch từ 5mm trở nên và có vùng vơ mạch hình thấu kích hai mặt lồi.
6


Câu 2: Trình bày cách sơ cứu và nguyên tắc điều trị CTSN?
* Trả lời:
a, Tổn thương không phải mổ:
- Phải theo dõi tri giác đúng nguyên tắc.
+ Liên tục
+ So sánh giữa các lần nếu thấy tri giác xấu đi hoặc khoảng tỉnh cần nghi
ngờ máu tụ nội sọ phải nhanh chóng cho chụp CT-Scanner để chẩn đốn
quyết định
- Lưu thông đường hô hấp trên.
+ Hút đờm dãi, chất nôn và dị vật. Đề bệnh nhân nghiêng đầu về một bên
tránh chất nôn trào ngược vào phổi. Không để bệnh nhân gập cổ. Để đầu cao
1 góc 30 độ so với giường là tốt nhất
+ Nếu bệnh nhân khó thở, tím tái, co kéo các cơ hơ hấp cần cho thở oxy
liên tục, nếu đủ điều kiện nên mở khí quản.
- Xử trí sốt cao: nếu có sốt cao phải chườm đá ở nách, bẹn, trán để hạ
nhiệt (không để quá 39 độ)
- Xử trí co giật: Co giật mà khả năng khơng có khối chèn ép não thì tiêm
Phenobacbital 0,2-0,4g/24h. Thận trọng khi dùng giảm đau và an thần vì
những loại thuốc này làm giảm tri giác gây khó cho việc theo dõi.
- Chống phù não: bằng Manitol 20% và thêm thuốc lợi tiểu.
- Chống rối loạn nước điện giải: truyền dung dịch Natriclorua 0,9%;
dung dịch glucoza 5% và các dung dịch keo...
- Dùng kháng sinh: tránh bội nhiễm
- Xử trí hơn mê lâu: cần đặt sonde dạ dày cho ăn sớm tránh tự tiêu Protid,

cho thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
b, Tổn thương cần can thiệp ngoại khoa:
* Nếu bệnh nhân có tình trạng suy thờ nặng cần làm một số cơng việc sau:
- Nhanh chóng làm lưu thơng đường hơ hấp:
+ Móc dị vật đất cát ra khỏi mồm nạn nhân có điều kiện thì hút đờm dãi
bằng các phương tiện sẵn có.
+ Nằm ngửa cổ và nghiêng về một bên tránh chất nôn trào ngược vào
đường thở.
+ Thở oxy liên tục.
+ Nếu có điều kiện nên mở khí quản là tốt nhất.
- Kịp thời chuyển tuyến trên: khi các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ có
chèn ép não sau chấn thương cần nhanh chóng chuyện bệnh nhân về nơi có
điều kiện phẫu thuật khi tri giác cịn tốt và chưa có rối loạn thần kinh thực
vật trầm trọng.
* Tại nơi có điều kiện phẫu thuật:

7


- Chỉ định mổ trong các trường hợp sau:
+ Máu tụ nội sọ: mổ càng sớm càng tốt lấy máu tụ.
+ Vỡ vịm sọ có lún q 1/2 thân xương: mổ để lấy mảnh xương lún và có
thể cầm máu tổ chức năo.
+ Các vỡ nền sọ mà có dị dịch não tủy cũng cần mổ để bịt các đường dị
và tránh nhiễm khuẩn.
- Khơng nên mổ: khi bệnh nhân ở tình trạng q nặng 3-4 điểm Glasgow
và có các rối loạn nặng nề hệ thống thần kinh thực vật.

Câu 3: Trình bày phân loại, tổn thương GPB, triệu chứng của
VTSH?

* Trả lời:

Phân loại:
- VTSN: rách da đầu, vỡ xương vòm sọ rách màng não làm nước não tủy
và tổ chức não chảy ra ngồi.
- VTSN gây dị nước não tủy ở mũi, ở tai (do vỡ nền sọ)
- Vết thương xuyên thấu não do bạch khí hoặc hỏa khí.
- Vết thương chột não.
- Vết thương tiếp tuyến.
Giải phẫu bệnh:
- Da đầu rách
- Xương sọ vỡ
- Màng não rách
- Xương vụn
- Dị vật
- Dập não
Triệu chứng:
a, Lâm sàng:
* Nạn nhân đến sớm trước 6h:
- Tồn thân:
+ Bệnh nhân có thể trong tình trạng hốt hoảng hoặc tình trạng chống và
có thể kèm theo các tổn thương phối hợp: tổn thương các tạng trong ổ bụng,
những gãy xương lớn.
+ Đa xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh vã mồ hơi, có thể li bì thờ ơ với
xung quanh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt.
- Tại chỗ: Có vết thương đầu, tùy nguyên nhân mà rộng hẹp khác nhau.
Đối với vết thương đang chảy máu hay đã tự cầm, khi kiểm tra tại chỗ có thể
thấy 2 dấu hiệu quan trọng sau:
+ Nước não tủy chảy qua vết thương
+ Có ít tổ chức não ở vết thương


8


+ Muốn kiểm tra vết thương được tốt phải cao sạch tóc nạn nhân. Thậm
trí nếu cần thì phải đưa nạn nhân lên phịng mổ để đảm bạo vơ khuẩn và đủ
điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và khám xét tỏn thương đồng thời hạn
chế bỏ sót.
- Tri giác:
+ Thường nạn nhân vẫn tỉnh táo, song một số nạn nhân sau chấn thương
có thể bị mê thời gian ngắn (do chấn động não). Nhưng các dấu hiệu sinh
tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở) vẫn ở trong giới hạn bình thương.
Đó là những VTSN khơng gây tổn thương đến các não thất và các vùng
quan trọng.
+ Đối với các VTSN lớn do va đập mạnh vào đầu như trong tai nạn giao
thơng hoặc do hỏa khí, thì bệnh nhân mất tri giác tùy mức dộ. Việc đánh gia
mức độ mất tri giác dựa vào bảng điểm Glasgow. Điểm cao thì tiên lượng
tốt, điểm thấp thì tiên lượng xấu.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: tùy theo vị trí tổn thương mà gây nên
những dấu hiệu thần kinh khu trú khác nhau:
+ Nếu vết thương ở vùng trước rãnh Rolando sẽ gây liệt nửa người bên
đối diện.
+ Nếu viết thương vùng trán trước, vùng đỉnh thường làm bệnh nhân mất
khả năng nhận biết đồ vật và cảm giác sâu nhưng khơng điển hình.
+ Nếu tổn thương vùng thái dương, vùng chẩm thì bệnh nhân sẽ bị rối
loạn thị lực, thị trường
+ Tổn thương tĩnh mạch dọc trên gây liệt 2 chi dưới.
*Bệnh nhân đến muộn:
- Tồn thân: có hội chứng nhiễm trùng hoặc kèm theo nhiễm độc. Thậm
trí có thể kèm theo hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, nơn vọt). Có hội

chứng não, màng não do viêm màng não hoặc áp xe não.
- Tại chỗ: Vết thương sưng tấy, nhiễm bẩn viêm mủ, nhiều khi bốc mùi
hơi khó chịu. Nếu nặng hơn thì vết thương có giả mạc, có mủ lẫn nước não
tủy chảy ra, hoặc não đùn ra hình nấm, tổ chức não vàng ngà, mủn nát.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: tùy vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể
bị liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ.
b. Triệu chứng cận lâm sàng:
- Chụp Xquang không chuẩn bị:
+ Chụp ở tư thể thẳng, nghiêng, nếu cần phải chụp ở tư thế tiếp tuyến với
tổn thương (để phát hiện các dị vật nằm trong hộp sọ như: mảnh xương vỡ,
mảnh kim khí, và các dị vật khác.
+ Nếu có điều kiện : Chụp CT-Scanner (tìm tổn thương xương và các biến
chứng khác như áp xe não)
- Chọc dò tủy sống: khi bệnh nhân đến muộn có nghi ngờ viêm màng não
hoặc áp xe não.

9


Câu 4: Trình bày nội dung sơ cứu và nguyên tắc
điều trị VTSN?
* Trả lời:
Sơ cứu:
- Đảm bảo tốt hô hấp:
+Lưu thơng hơ hấp
+ Thở oxy khi cần thiết
+ Có điều kiện mở khí quản
- Băng vơ khuẩn che phủ vết thương: chú ý không được băng ép hoặc
chèn Mèche vào vết thương để cầm máu
- Tiêm kháng sinh liều cao:

+ Tiêm huyết thanh chống uốn ván SAT 1500đv 1 ống
+ Nếu bệnh nhân có chống cần chống chống tích cực.
- Chú ý hết sức tránh:
+Rửa vết thương bằng huyết thanh hoặc thuốc sát khuẩn
+ Không rắc kháng sinh trực tiếp lên vết thương
+ Khơng được thăm dị vết thương bằng bất cứ dụng cụ gì (kể cả que
thăm dị)
+ Không được lấy dị vật trên vết thương
+ Không được nhét vào hộp sọ khi có tổ chức não đã lịi ra ngồi.
+ Khơng dùng các thuốc giảm đau, an thần cho nạn nhân(vì thuốc sẽ làm
ức chế hơ hấp, hoặc gây khó khăn cho việc theo dõi máu tụ trong não kèm
theo)
Nguyên tắc điều trị:
a, Bệnh nhân đến sớm:
Mổ càng sớm càng tốt
- Mở rộng vết thương
- Gặm rộng xương đến phần não còn lành, cầm máu ở xương bằng cire
- Cắt lọc màng não
- Lấy dị vật: xương vụn, da, tóc hoặc mảnh kim khí
- Hút hết não dập và cầm máu kỹ
- Đặt ơng dẫn lưu kín và vô trùng (ống dẫn lưu rút sau 24h)
- Bằng mọi cách khâu da và đóng kín vết thương.
b, Bệnh nhân đến muộn:
Chủ yếu là điều trị nội khoa và chăm sóc, theo dõi nạn nhân.
- Hồi sức chống nhiễm trùng, nâng cao thể trạng bệnh nhân
- Thay bằng hàng ngày vết thương
- Khi hết hội chứng nhiễm trùng: mổ để giải quyết tình trạng của vết thương.
10



Câu 5: Trình bày cơ chế, triệu chứng sốc bỏng?
* Trả lời:
Cơ chế gây sốc của bỏng:
-Bỏng gây kích thích đau đớn từ vùng tổn thương gây trạng thái hưng
phấn rồi ức chế ở hệ TKTW
-Bỏng làm rối loạn bệnh lí tại vùng tổn thương: rối loạn vi tuần hồn làm
cho tính thấm thành mạch tăng, dịch huyết tương thốt ra tổn thương bỏng
và ra khoảng gian bào làm giảm khối lượng tuần hoàn, rối loạn điện giải, rối
loạn thăng bằng toan kiềm. Ổ nguyên phát các kích thích bệnh lí gây sốc
bỏng là vùng cận hoại tử bỏng.
-Sự mất dịch bằng hiện tượng mất hơi nước từ vùng tổn thương bỏng
rộng, mất nước qua đường hô hấp, mất dịch và điện giải qua chất nôn trong
những ngày đầu của bệnh cũng làm nặng thêm các rối loạn về cân bằng
nước điện giải.
-Nếu các rối loạn tuần hoàn kéo dài không được chữa kịp thời và đầy đủ
sẽ dẫn tới tình trạng thiếu oxy tế bào trầm trọng dẫn tới trạng thái sốc không
hồi phục được.
Triệu chứng
a, Lâm sàng:
Sốc bỏng qua 2 giai đoạn:
*Sốc cương (sốc thần kinh):
Gặp ở những BN đến sớm(trong những giờ đầu ngay sau khi bị bỏng).
BN kích thích vật vã, huyết áp động mạch tăng cao, mạch nhanh nảy, thở
nhanh nông.
*Sốc nhược (sốc thể dịch):
Xuất hiện dần song song với mức thoát huyết tương và giảm khối lượng
máu lưu hành. Thường từ giờ thứ 5-6 trở đi sau khi bị bỏng. Nếu diện tích
bỏng quá lớn, xuất hiện ngay trong những giờ đầu ngay sau khi bị bỏng và
thường diễn biến nặng ngay.
-BN mệt mỏi, li bì, thờ ơ vs ngoại cảnh, khát nước. Nếu sốc nặng có thể

hơn mê, da nhợt lạnh.
-Tuần hồn: Mạch nhanh nhỏ, HA ĐM giảm, HA TM trung ương giảm.
-Hô hấp: BN thở nhanh nơng, có khi rối loạn kiểu thở, suy hô hấp, biến
chứng tràn huyết phế nang.
-Tiết niệu: BN thiểu niệu kéo dài dẫn tới vô niệu, nước tiểu đục đỏ. Có
thể biến chứng suy thận cấp.
-Tiêu hóa: BN chướng bụng, nơn dai dẳng, có khi có biến chứng loét cấp,
thủng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
-Thân nhiệt: BN thường giảm, ở trẻ em có thể sốt cao.
11


-Tại chỗ tổn thương bỏng tiết dịch nhiều, phù.
b, Cận lâm sàng
-CTM: Số lượng HC, BC bình thường hoặc tăng. Hct tăng > 50%
-ĐGĐ: Na+, Cl- giảm, K+ bình thường hoặc tăng.
-pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm.
-Ure máu tăng >50-60mg%
-Glucoza máu tăng.
-Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy Alb, Huyết sắc tố.
Câu 6: Trình bày điều trị sốc bỏng?
* Trả lời:
Yêu cầu chung:
- Yêu cầu của điều trị sốc bỏng là phải giảm đau tốt.
- Bồi phụ đủ khối lượng tuần hoàn nhằm khắc phục rối loạn vi tuần
hoàn , rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan, để đảm bảo nuôi dưỡng
tốt và cung cấp oxy cho mô- tế bào.
- Theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng về HH, TM, tiêu hóa...
- Phịng chống nhiễm trùng nhiễm độc bỏng.
*Giảm đau: cần chú ý giảm đau cho người bỏng ngay, khơng làm gì gây

đau đớn thêm
- Dùng các thuốc giảm đau như: Promedon, Dolargan.. theo đúng chỉ định
của thuốc, các thuốc có thể dùng tiêm bắp từng loại hoặc trộn với thuốc khác.
- Gây mê
- Gây tê vùng
* Bổ sung dịch thể, phục hồi lượng máu lưu hành
- Số lượng dịch truyền có thể tính theo một trong các công thức: công
thức Evans, công thức Brooke, công thức Baxter
- Đường truyền: nên truyền theo các đường truyền lớn như đặt Catheter
tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi... nếu khơng được có thể truyền ở 2 tĩnh
mạch ngoại vi.
- Truyền xen kẽ các loại dịch
- Tốc độ truyền: 8h đầu số lượng dịch là Q/2, 8h tiếp là Q/4, 8h cuối là
Q/4 (Q là khối lượng dịch tính bằng ml)
- Thời gian truyền: khoảng 48-72 giờ cho đến khi bệnh nhân thoát sốc và ổn
định. Lượng dịch truyền từ ngày thứ 2 trở đi phải giảm so với ngày đầu.
- Thở oxy
- Đặt thông bàng quang theo dõi lượng nước tiểu
- Đặt thông dạ dày khi dạ dày bị chướng

12


- Theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện kịp thời rối loạn điện giải, rối loạn
thăng bằng kiềm toan, biến chứng của thân để điều chính dịch và thuốc cho
phù hợp.
Câu 7: Trình bày nguyên nhân, tổn thương GPB, triệu chứng của găy
hai xương cẳng tay?
* Trả lời:
Nguyên nhân

- Nguyên nhân do chấn thương:
+ Chấn thương trực tiếp: là lực trực tiếp tại ổ gãy.
+ Chấn thương gián tiếp: là lực ở xa nơi gãy mà tác dụng theo chiều song
song, xoắn vặn, giằng giật.
- Nguyên nhân do bệnh lý: viêm xương, lao xương, u xương, bệnh dòn xương.
GPB
a, Đường gãy
- Vị trí gãy thường gặp ở 1/3 giữa. Hai xương cùng gãy một vị trí hoặc 2
vị trí khác nhau.
- Hình thể đường gãy:
+ Đường gãy ngang
+ Đường gãy chéo
+ Đường gãy xoắn theo trục
+ Gãy cành tươi ở trẻ em
b, Di lệch theo trục:
- Di lệch chồng nhau ít gặp
- Di lệch sang bên gặp nhiều hơn
- Di lệch gập góc
- Di lệch của xương quay.
- Di lệch của xương trụ.
Triệu chứng
* Triệu chứng cơ năng
- Sau chấn thương bệnh nhân thấy đau vùng ổ gãy, đau tăng khi vận động
- Giảm hoặc mất khả năng vận động cẳng tay
- Tư thế bệnh nhân nghiêng về phía tay đau bà tay lành đỡ tay đau
* Triệu chứng tồn thân
Thường khơng có sốc chấn thương
* Triệu chứng thực thể:
- Sưng nề: bệnh nhân đến sớm sưng nề it, bệnh nhân đến muộn sưng nề
nhiều. Đặc biệt gãy ở 1/3 trên sưng nề rất to đôi khi cẳng tay căng trịn da nề bóng

- Bầm tím: bầm tím xuất hiện muộn hơn, thường sau 2-3h sau gãy xương.
Bầm tím lúc đầu ở vùng ổ gãy, sau lan xuống cổ tay hoặc ngược lên khuỷu
tay (nếu treo tay cao) chủ yếu gặp ở người già
- Biến dạng: phía trung tâm ngửa , phía ngoại vi lại sấp, tuỳ theo vị trí gãy
kaf ngửa hay sấp nhiều khác nhau. Biến dạng rõ nhất là gập góc hay ngắn chi.
13


- Điểm đau chói bao giờ cũng có
- Lạo xạo xương gãy
- Cử động bất thường( hai dấu hiệu này ít làm vì gây đau đớn cho bệnh nhân)
* Triệu chứng X-Q:
- Chụp cẳng tay thẳng và nghiêng phải lấy được cả khớp cổ tay và khớp khuỷu
- Trên phim chụp thẳng và nghiêng ta thấy được:
+ Vị trí gãy
+ Hình thể đường gãy
+ Sự di lệch
Câu 8:Trình bày biến chứng và sơ cứu gãy hai xương
cẳng tay?
* Trả lời:
Biến chứng
a. Hội chứng WOLKMANN
Là loại di chứng nguy hiểm nhất vì nó dẫn đến tàn tật hoặc giảm khả
năng lao động của người bệnh. Nguyên nhân chính là do rối loạn dinh
dưỡng vùng cẳng tay, lúc đầu là cơ sau đến gân vì thần kinh và mạch máu bị
chèn ép dẫn đến thiểu dưỡng. Cuối cùng dẫn đến teo cơ, co rút các gân gấp
làm biến dạng bàn ngón tay, phải phẫu thuật sớm để gỡ dính thần kinh và
mạch máu.
b. Khớp giả
Đối với di chứng này cần mổ kết hợp xương kết hợp với ghép xương tự

thân. Phương pháp ghép đặt miếng ghép dưới màng xương kiểu Fémister
hoặc nhồi thêm xương xốp vào ổ gãy kiểu Matti.
c. Can lệch
Chủ yếu do di lệch thứ phát sau bó bột. Phải mổ kết hợp xương hoặc
chỉnh trục xương.
d. Viêm xương sau gãy xương
Ít gặp nhưng thường nặng nhất là đối với các cháu nhỏ gãy ở đầu dưới
2 xương cẳng tay. Cần mổ sớm dẫn lưu mủ, bơm rửa vết thương, dùng
kháng sinh liều cao theo kháng sinh đồ.
Sơ cứu gãy 2 xương cẳng tay
a. Giảm đau:
- Toàn thân: tùy trường hợp cụ thể có thể dùng các loại thuốc:
+ Dolargan 0,1g *1 ống tiêm bắp
+ Morphin clohydrat 0,01g* 1 ống TB
+ Diclophenac 0,75g *1 ống TB
- Tại chỗ: Phóng bế ổ gãy bằng dung dịch novocain 1% 5-10ml.
- Giảm đau bằng gây tê vùng.
b. Bất động tạm thời:
- Nẹp cramer vị trí từ 1/3 giữa cánh tay xuống đến đốt bàn ngón tay.
14


- Nẹp bột cánh cẳng bàn tay.
- Nẹp tre: dùng 2 nẹp tre to bản, 1 đặt mặt trc 1 đặt mặt sau quấn băng
vừa phải để giữ nẹp,treo cẳng tay áp vào thân ở tư thế khớp khuỷu gấp 90độ
- Khơng có phương tiện: dùng khăn chéo treo cẳng tay và ép cánh tay vào
thân, khớp khuỷu gấp 90 độ.
Câu 9: Điều trị trong trường hợp gãy không di lệch
hoặc ít di lệch; Chỉ định phẫu thuật, chỉ định cố định
ngoài trong gãy hai xương cẳng tay?

* Trả lời:
*Điều trị thực thụ khơng di lệch hoặc di lệch ít:
- Bó bột kiểu cánh cẳng bàn tay từ khớp đốt bàn ngón đến 1/3 giữa cánh
tay. Khớp khuỷu 90 độ, cẳng tay ở tư thế giữa sấp và ngửa, bàn tay hơi gấp
lại, phía mu bàn tay tạo thành với trục cẳng tay góc 25-35 độ. Rạch dọc bột,
theo dõi chèn ép bột.
- Hẹn 10 ngày đến kiểm tra và thay bột vịng trịn kín.
- Trong thời gian mang bột vận động nhẹ nhàng các ngón tay và khớp vai
đồng thời lên gân cẳng tay trong bột.
- Thời gian để bột: trẻ em 6 tuần, người lớn 8 tuần.
- Khẳng năng phục hồi lao động sau 10-12 tuần.
* Phẫu thuật:
- Chỉ định:
+ Kéo nắn thất bại
+ Người lớn gãy 1/3 trên di lệch nhiều
+ Di lệch thứ phát hoặc can lệch
* Cố định ngoại vi theo phương pháp của Ilizarow
- Chỉ định:
+ Kéo nắn bằng tay không kết quả
+ Người bệnh có bệnh viêm dạ hoặc bệnh khác mà khơng thể tiến hành
phẫu thuật.
Câu 10: Trình bày nguyên nhân, tổn thương GPB, triệu chứng của
gãy hai xương cẳng chân?
* Trả lời:
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân do chấn thương:
+ Chấn thương trực tiếp: lực tác dụng gãy xương vng góc với trục của xương.
+ Chấn thương gián tiếp:
- Nguyên nhân do bệnh lý: viêm xương, lao xương, u xương, bệnh dòn xương.
GPB

a, Đường gãy

15


- Vị trí gãy thường gặp ở 1/3 giữa và 1/3 dưới. Hai xương cùng gãy một
vị trí hoặc 2 vị trí khác nhau.
- Hình thể đường gãy:
+ Đường gãy ngang
+ Đường gãy chéo
+ Đường gãy xoắn theo trục
+ Gãy nhiều mảnh nhiều đoạn
+ Gãy cành tươi ở trẻ em
b, Di lệch theo trục:
- Di lệch chồng nhau ít gặp
- Di lệch sang bên gặp nhiều hơn
- Di lệch gập góc
- Di lệch xoắn trục, thường do gãy 1/3 dưới, bàn chân ở tư thế xoay ngoài.
Triệu chứng
* Triệu chứng cơ năng
- Rất đau vùng ổ gãy, đau tăng khi vận động bàn ngón chân, đau nhiều khi
làm bệnh nhân bị choáng
- Giảm hoặc mất khả năng vận động cẳng tay
* Triệu chứng tồn thân
- Có thể gặp sốc chấn thương do chấn thương trực tiếp.
- Sốc do đau và mất máu khi gãy nhiều mảnh, phần mềm tổn thương
nhiều. Gãy 1/3 trên có thể mất 400-500ml
- Sốc biểu hiện: da xanh niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp
giảm, thử máu thấy hồng cầu, HST giảm.
* Triệu chứng thực thể:

- Sưng nề: nếu bênh nhân đến sớm sưng nề ít, đến muộn sưng nề nhiều có
thể có nốt phổng nước sớm, dịch trong, nốt phổng có thể trong có khi lẫn
máu. Trong trường hợp gãy 1/3 trên sát mâm chày sưng nề nhiều, dễ dẫn đến
hội chứng bắp chân căng.
- Bầm tím :vùng ổ gãy
- Biến dạng cẳng chân:
+ Ngắn chi so với bên lành
+ Bàn chân xoay ngồi
+ Gập gốc.
- Điểm đau chói bao giờ cũng có
- Bệnh nhân đến sớm sờ mặt trước trong xương chày có thể thấy đầu
trung tâm gồ lên, đầu ngoại vi ra sau và ra ngồi tạo nên hình bậc thang ở
mặt trước trong xương chày.
- Nắn nhẹ nhàng thấy lạo xạo ở điểm xương gãy.
- Khi di chuyển phải thận trọng giữ bàn chân hoặc nắm chặt ngón chân cái
nhẹ nhàng nhấc lên cao có thể thấy dấu hiệu cử động bất thường ở vùng ổ gãy.
- Bắt mạch chày trước và chày sau xem có tổn thương mạch máu hay
không..
16


* Triệu chứng X-Q:
- Phải chỉ định chụp phim thẳng và phim nghiêng (chụp lấy cả khớp cổ
chân và khớp gối)
- Trên phim chụp thẳng và nghiêng ta thấy được:
+ Vị trí gãy
+ Hình thể đường gãy
+ Di lệch theo trục
Câu 11:Trình bày biến chứng, sơ cứu gãy hai xương
cẳng chân?

Trả lời:
Biến chứng
a, Sốc chấn thương:
- Triệu chứng: da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi mạch nhanh nhỏ,
huyết áo tụt, hồng cầu và huyết sắc tố giảm
b,Hội chứng bắp chân căng:
- Thường gặp gãy 1/3 trên 2 xương cẳng chân
- Nguyên nhân: chảy máu ra từ ổ gãy từ cơ bị dập nát, từ mạch máu bị
tổn thương tạo thành khối máu tụ, khối máu tụ này to dần nằm ở mặt trước cân
cơ dép, chèn ép làm tắc nghẽn tuần hoàn dẫn tới hoại tử.
- Triệu chứng:
+ Đau tức vùng cẳng chân
+ Bắp chân to dần lên và căng cứng, trên da xuất hiện nốt phồng nước
+ Lạnh, mất cảm giác ở da
+ Mạch chày trước và sau khơng thấy hoặc rất yếu.
- Xử trí: khi đã chẩn đoán xác định hội chứng chèn ép khoang phải mổ
cấp cứu. Rạch rộng cân cơ dép, lấy hết máu tụ, dẫn lưu, đặt nẹp bột, khơng
được bó bột vịng trịn kín.
c, Khớp giả:
- Phần lớn là gẫy ở 1/3 giữa chỗ giao nhau của thiết diện hình lăng trụ
tam giác, sang lăng trụ trịn của xương chày, ni dưỡng kém nên chậm liền
xương và tạo thành khớp giả.
- Xử trí:
+ Dùng kim kirschner xuyên qua ổ gẫy nhiều lỗ và nhiều hướng.
+ Nghiệm pháp Beck
+ Mổ ghép xương tự thân dưới màng xương kiểu Fémister.
+ Mổ nhồi thêm xương xốp vào ổ gãy kiểu Matti.
d, Can lệch:
- Mổ kết hợp xương hoặc chỉnh trục
e, Nhiễm trùng:


17


- Viêm xương sau gãy kín 2 xương cẳng chân, gặp nhiều ở trẻ em đặc
biệt tuổi còn bú
- Xử trí:
+ Mổ nạo viêm, dẫn lưu mủ
+ Bất động
+ Kháng sinh liều cao theo kháng sinh đồ
Sơ cứu:
- Giảm đau:
+ Toàn thân dùng:
Morphin clohydrat 0,01g x 01 ống TB
Diclophenac 75mg x 01 ống TB
Feldene 20mg x 01 ống TB
+ Tại chỗ: phong bế ổ gãy bằng dung dịch Novocain 1% 10ml
- Bất động tạm thời:
+ Nẹp tre dùng 3 nẹp bản rộng 6cm, nẹp từ mắt cá trong đến nếp bẹn,
một nẹp đặt từ mắt cá ngoài đến gai chậu trước trên, một nẹp từ gót chân đến
mơng. Các nẹp đều quấn băng và các điểm tì đều được lót bơng mềm. Dùng
băng cuộn cố định lại.
+ Nẹp lịng máng bằng tơn.
+ Nẹp bột đùi cẳng bàn chân
+ Bó bột đùi cẳng bàn chân để vận chuyển xa
+ Nếu không có phương tiện có thể bất động bằng cách cho bệnh nhân
nằm trên ván cứng và cố định chân đau vào chân lành.
Câu 12: Trình bày điều trị trong trường hợp gãy khơng di lệch hoặc
ít di lệch; Chỉ định kéo nắn bó bột, chỉ định cố định ngồi, chỉ định khx
trong gãy hai xương cẳng chân?

Trả lời:
Điều trị thực thụ:Khơng di lệch:
- Kéo nắn nhẹ nhàng bó bột kiểu đùi cẳng bàn chân, gối gấp nhẹ 170 độ
để chống di lệch xoay trong bột. Bàn chân hơi duỗi, rạch dọc bột, theo dõi
chèn ép, sau 7-10 ngày thay bột rạch dọc bằng bột vịng trịn kín, để bột 10
tuần đối với trẻ em và 12 tuần đối với người lớn.
- Trong thời gian mang bột vận động nhẹ nhàng các ngón chân và lên gân
cẳng chân. Sau tháo bột tập luyện tích cực khớp cổ chân và khớp gối. Khả
năng phục hồi lao động sau 4-6 tháng.
Chỉ định kéo nắn bó bột trên khung Boeller
- Gãy chéo xoắn xương chày
- Gãy cơ xương kèm theo vết thương phần mềm
- Gãy nhiều mảnh
18


Chỉ định cố định bên ngoài theo phương pháp Ilizarov
- Gãy vát
- Gãy nhiều mảnh
- Gãy có vết thương phần mềm kèm theo
- Bệnh nhân có bệnh ngồi da mà các phương pháp khác khơng tiến hành
được.
Mổ kết hợp xương:
Đóng đinh nội tủy:
+ Chỉ định:
- Kéo nắn không đạt kết quả
- Người lớn đường gãy ngang ở 1/3 giữa
- Di lệch thứ phát can lệch
Nẹp vít:
- Kéo nắn khơng đạt kết quả

- Chỉ định: gãy 1/3 trên hoặc 1/3 dưới
- Di lệch thứ phát, can lệch
Câu 13: Phân loại gẫy xương hở theo Gustilo, triệu chứng, sơ cứu gãy
xương hở?
Trả lời:
Phân loại GXH theo Gustilo:
Theo mức độ tổn thương, R.B.Gustilo chia làm 3 độ:
Gãy hở độ I: vết thương <1cm, sạch, tổn thương mơ mềm ít, xg gẫy đơn
giản.
Gãy hở độ II: vết thương 1-10 cm, không tổn thương phần mềm rộng,
khơng lóc da, ít dị vật, xương gãy đơn giản.
Gãy hở độ III: vết thương dập nát mô mềm rộng
- Độ IIIA: lóc da, mơ mềm tổn thg rộng nhưng vẫn còn khả năng che
phủ xg
- Độ IIIB: vết thg mô mềm rộng, lộ xg và màng xg, không đủ khả năng
che xg
- Độ IIIC: tổn thương phần mềm rộng, xương gẫy có kèm theo tổn
thương động mạch, thần kinh lớn địi hỏi phải phục hồi.
Triệu chứng:
-Tồn thân: Bệnh nhân có thể có sốc
-Cơ năng:
+ Đau vùng ổ gãy
+ Hạn chế vận động
-Thực thể: + Bầm tím, sưng nề, có thể thấy xương lộ qua vết thương
hoặc qua vết thương có máu chảy lẫn với giọt mỡ li ti từ tủy xương chảy ra.
+ Dấu hiệu cử động bất thường
19


+ Tiếng lạo xạo xương gãy

(Chú ý: Tuyệt đối không được dung dụng cụ thăm dị xem vết thương có
thơng với ổ gãy hay khơng vì làm vậy ta đã đưa vi khuẩn từ nông vào sâu,
gây nhiễm khuẩn nặng hơn)
Sơ cứu:
Đây là bước điều trị đầu tiên và vô cùng quan trọng, việc làm chính là:
- Phịng chống sốc: giảm đau, bất động, truyền dịch hoặc máu
- Đảm bảo vơ trùng vết thương:
+ Nếu vết thương bẩn có thể lau chùi tốt thiểu xung quanh vết thương
(Không xôi rửa xung quanh vết thương tránh đứa vi khuẩn vào sâu),sát
khuẩn quanh vết thương bằng cồn 70 hoặc thuốc đỏ.
+ Băng vô khuẩn vết thương để ngăn chặn mọi sự bội nhiễm.
- Cụ thể là đặt lên vết thương:
+ Vài lớp gạc vô khuẩn
+ Một lớp bông thắm nước để hút dịch,máu
+ Một lớp bơng mỡ để che kín vết thương và giữ ẩm
+ Băng ép, bang nhồi,hay đặt garo để cầm máu
- Bất động xương gãy ở nguyên tư thế gãy (Chú ý: không kéo tụt đầu
xương gãy lộ vào trong vết thương vì nó sẽ đưa bẩn vào sâu)
+ Cho kháng sinh sớm và thuốc phòng uốn ván
+ Bệnh nhân ổn định thì chuyển đến cơ sở điều trị thực thụ
Câu 14: Trình bày phân loại, bản chất, đặc điểm lâm sàng, chẩn
đoán, tiến triển và điều trị u xương sụn?
Trả lời:
- Phân loại:
+ U xương sụn đơn độc
+ U xương sụn nhiều nơi
- Bản chất: phát triển thường từ sụn tiếp mà ra. U có hình dạng bất kỳ, có
cuống ni phần đầu, khi thì nhẵn khi thì sun như hoa súp lơ. Bao giờ cũng
có sụn bọc ở đầu và giữa là 1 lõi xương đồng nhất.
- Đặc điểm lâm sàng: 40% gặp ở lứa tuổi 10-20 tuổi. Nam nữ tỷ lệ ngang

nhau. U thường gặp ở các đầu xương dài và 45% quanh khớp gối.
- Chẩn đốn:
+ Lâm sàng: thường khơng có triệu chứng gì, có khi tình cơ sờ thấy hoặc
đi chụp phim mà phát hiện, hoặc do đau nhất là khi vận động.

20


+ Xquang: Chụp phìm thường thấy u nhỏ hơn trên lâm sàng do phần sụn
ít cản quang.
- Tiến triển: U thường tiến triển chậm, từ từ dừng lại khi hết tuổi trưởng
thành. Theo Faffe có khoảng 1% tiến triển thành ác tính. Tất cả các u xương
sụn sau 1 thời gian ổn định tự nhiên đau lại và phát triển to lên đều có nguy cơ
trở thành ác tính. Cần phải cảnh giác và được khám, theo dõi có kế hoạch.
- Điều trị: Nếu u nhỏ không đau và không ảnh hưởng đến cơ năng thì
khơng can thiệp gì mà chỉ cần theo dõi. Nếu u lớn gây ảnh hưởng tới cơ
năng hoặc thẩm mỹ thì phẫu thuật đục bỏ.
Câu 15: Trình bày phân loại, bản chất, đặc điểm lâm sàng, chẩn
đoán, tiến triển và điều trị u tế bào khổng lồ?
Trả lời:
- Bản chất: u phát triển trong lòng ống tủy, cấu tạo bời nhiều tế bào lớn
nhiều nhân. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Là loại u trung gian giữa lành và ác
tính.
- Đặc điểm lâm sàng: u thường gặp ở lứa tuổi 20-40 tuổi. Nữ nhiều hơn
nam. Vị trí hay gặp là đầu các xương dài, 50% gặp ở vị trí quanh khớp gối
đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi, đầu dưới xương quay.
- Chẩn đoán:
+ Triệu chứng: U lúc đầu phát triển âm thầm trong một thời gian dài,
cũng có khi gây tràn dịch khớp và hạn chế vận động kiểu giống như thấp
khớp. Khi u phát triển mạnh thì gây đau nhiều và hủy hoại vỏ xương có thể

gây nên gãy xương bệnh lý.
+ Xquang: có hình ảnh khối u trong lịng ống tủy. U mờ đều, trong lịng u
có những vách xương mỏng ngăn cách trơng giống như “bọt bóng xà phịng”
hay hình ảnh tổ ong. Thành xương cũng bị ăn mịn mỏng đi và vồng lên,
cũng có khi thì tiêu mất và khơng thấy có phản ứng màng xương. Nếu thành
xương bị phá vỡ, màng xương bị tiêu đi hoặc phá hủy thì chứng tỏ u đã có
biểu hiện xâm lấn và chuyển sang giai đoạn ác tính.
- Phân loại: Người ta có thể phân loại dựa trên lâm sàng và xquang như sau:
+ Giai đoạn I: U phát triển chậm hoặc không hoạt động. Triệu chứng lâm
sàng nghèo nàn, u to chậm ranh giới rõ ràng.
+ Giai đoạn II: Là giai đoạn hoạt động, gặp nhiều trên thực tế. Lâm sàng
u to nhanh, đau nhiều trong xương. Xquang có hình ảnh điển hình: u mờ
đều, trong lịng u có nhiều vách xương mỏng ngăn cách trơng như “bọt bóng
xà phịng”, vỏ xương mỏng đi vông lên hoặc tiêu mất.
+ Giai đoạn III: là giai đoạn phát triển nhan. U xâm lấn phần mềm do vỏ
xương bị phá vỡ. Bệnh nhân đau nhiều và có thể gãy xương bệnh lý. Giai
đoạn này u chuyển sang ác tính.

21


- Tiến triển: U có thể tiến triển khơng liên tục, có những đợt đột nhiên
tiến triển mạnh to nhan và đau. U có thể tiến triển thành ác tính hoặc tái phát
sau điều trị.
- Điều trị: Điều trị ngoại khoa ở các mức độ khác nhau:
+ Nạo bỏ u + ghép xương
+ Đục bỏ u + ghép xương
+ Cắt đoạn xương tái tạo khớp
+ Cắt cụt chi nếu u ở giai đoạn ác tính


22


NGOẠI

23


1. TB chẩn đoán VRT, kể tên các biến chứng và thái độ xử trí
1. Chẩn đốn xác định
- Triệu chứng cơ năng
+ Bệnh nhân đau bụng tự nhiên ở hố chậu phải, đau từ từ tăng
dần.
Có trường hợp bệnh nhân bắt đầu đau ở vùng quanh rốn, thượng
vị sau đó mới đau khu trú ở hố chậu phải.
+ Các triệu chứng kèm theo:
buồn nôn hoặc nôn,
Rối loạn vận chuyển ruột:rối loạn đại tiện táo bón hay ỉa lỏng,
bí trung tiện
- Triệu chứng tồn thân
+ Thường có biểu hiện nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở
hôi. Nhiệt độ thường không quá cao: 37,5-38,5℃
+ Trong trường hợp bệnh nhân đến muộn có thể có biểu hiện
nhiễm độc.
- Thực thể
+ Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải (nếu ruột thừa ở vị trí
bất thường sẽ khơng có phản ứng thành bụng hố chậu phải mà phản
ứng thành bụng ở vị trí tương ứng). => Đây là triệu chứng có giá trị
chẩn đốn.
+ Có thể tìm các điểm đau sau:

Điểm Macburnay: điểm giữa đường nối gai chậu trước trên bên
phải với rốn.
Điểm Lanz: ở 1/3 phải và 1/3 giữa đường liên gai chậu trước
trên.
Điểm Clado: giao đường liên gai chậu trước trên với bờ ngoài
cơ thẳng to phải.
Trên thực tế chỉ cần cảm thấy đau ở hố chậu phải là đủ.
Điểm đau trên mào chậu phải có giá trị trong viêm ruột thừa sau
manh tràng.
+ Thăm trực tràng( âm đạo): thấy thành bên phải đau, có giá trị
trong viêm ruột thừa tiều khung.
+ Các dấu hiệu có thể tìm trong trường hợp chẩn đốn khó:

24


Dấu hiệu blumberg: đau khi nhấc tay nhanh sau khi ấn sâu từ
từ vào vùng hố chậu phải.
Đau ở vùng hố chậu phải khi ép vào hố chậu trái và dồn hơi
ngược trong đại tràng.
Quá cảm da vùng hố chậu phải.
- Cận lâm sàng
+CTM: SLBC tăng >10G/l, BCĐNTT tăng >80%. Tuy nhiên có
20-30% viêm ruột thừa mà số lượng bạch cầu vẫn bình thường.
+ Siêu âm: có giá trị trong chẩn đốn. Cho biết kích thước ruột
thừa, tình trạng ổ bụng, các tạng trong ổ bụng, cơ quan lân cận
trong chẩn đốn phân biệt tử cung, bng trứng, niệu quản, thận
phải.... Tuy nhiên phụ thuộc vào khả năng của người làm siêu âm.
+ Nội soi ổ bụng: rất có ý nghĩa trong chẩn đốn viêm ruột thừa
khơng điển hình.

+ Các TH nghi ngờ không rõ VRT hay Sỏi niệu quản P thì nên
làm XN nước tiểu, chụp HTN khơng chuẩn bị.
2. Chẩn đoán phân biệt
Sỏi niệu quản phải:
+ thường đau nửa bụng bên phải, đau từng cơn, kèm theo có đái
dắt, đái buốt.
+ Xuất hiện sau khi lao động nặng, đau lan từ thắt lưng dọc theo
niệu quản đến vùng bẹn, sinh dục ngoài.
+ Dùng thuốc giảm đau, giãn cơ sẽ hết dần.
Viêm hồi tràng và manh tràng:
+ Đau bụng từng cơn từ manh tràng lan theo khung đại tràng,
trong cơn đau có thể sờ thấy đoạn đại tràng co cứng nổi cục lên
hoặc nghe thấy tiếng lọc xọc của nhu động ruột.
+ Có khi kèm theo ỉa chảy, táo bón.
Viêm phần phụ:
+ Thường đau cả 2 bên, kèm theo ra khí hư. Trong tiền sử có nhiều
lần đau.
+ Siêu âm phân biệt rõ, phần phụ 2 bên to.
Chửa ngoài tử cung bên phải vỡ:

25


×