Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.78 KB, 32 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chương trình sách giáo khoa Toán 4 đang được giảng dạy. Nó được đổi mới nội dung, đổi mới cách trình bày. Nó định hướng phương pháp dạy và học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh góp phần nâng cao giáo dục toàn diện. Sách giáo khoa toán 4 - CTTH mới bao gồm những kiến thức nhằm cho học sinh vẫn tập trung vào kiến thức và kỹ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn ở các lớp1,2,3 . Do vậy từ đầu lớp 4, học sinh có thể nhận biết và vận dụng tốt một số tính chất của số học và hình học ở dạng khái quát và tường minh hơn so với lớp 3 . Các tuyến kiến thức toán học được trình bày trong sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới bao gồm: số và phép tính; một số yếu tố thống kê và tỷ lệ bản đồ; đo lường; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Trong đó đặc biệt là mạch kiến thức giải toán có lời văn, nó giúp các em tư duy một cách tích cực, linh hoạt, năng động và sáng tạo. Đồng thời còn giúp các em nâng cao dần khả năng suy luận, từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm nhiều cách giải cho bài toán. Do vậy, khi học sinh học giải toán có lời văn lớp 4 CTTH mới bên cạnh rất nhiều những thuận lợi nó còn đòi hỏi học sinh cố gắng và nỗ lực nhiều. Như chúng ta đã biết Toán 4 - CTTH mới là bước đầu của giai đoạn học sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn . Do vậy Toán 4 -CTTH mới nói chung và mạch kiến thức giải toán có lời văn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong chương trình tiểu học mới. Hơn nữa với mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới có những nét đổi mới hơn so với sách giáo khoa Toán 4 - CTTH cũ..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài " Một số vấn đề về học giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới " để tìm hiểu và nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này còn giúp em tìm hiểu sâu hơn về chương trình Toán 4 - CTTH mới, tạo điều kiện thuận lợi tự trang bị cho mình vốn kiến thức quan trọng của mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 – CTTH mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giúp cho mình có thể tham gia giảng dạy thật tốt sau khi ra trường. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nắm được những yêu cầu dạy học giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - CTTH mới. Nắm được những dạng bài tập cơ bản của giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - rồi mới thông qua tự học , nghiên cứu tài liệu . Nắm được phương pháp đổi mới của chương trình Toán 4 – CTTH mới so với chương trình Toán 4 - CTTH cũ nhằm có những định hướng học tập nghiên cứu cho bản thân sau khi ra trường tham gia giảng dạy có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn Toán 4 - CTTH mới. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Chương trình Toán 4 - CTTH mới - Học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Nhã Nam 4. ĐỐI TƯỢNG V À KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 4.1. Đối tượng. Đề tài này nghiên cứu về việc dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - CTTH mới 4.2. Khách thể. Khách thể để nghiên cứu đề tài là sách giáo khoa Toán 4 – CTTH mới. Các tài liệu có liên quan tới mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nếu giáo viên nắm vững những yêu cầu, những khó khăn cơ bản mà học sinh thường gặp phải trong giải toán để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó sẽ giúp cho học sinh tiếp thu tốt mạch kiến thức này và rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải toán có lời văn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu những yêu cầu của mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới Tìm hiểu nội dung dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 -CTTH mới. Nghiên cứu phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới . 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc, thu thập tài liệu và nghiên cứu tài liệu Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẾ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3, 4 - CTTH MỚI 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH KIẾN THỨC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3 VÀ MẠCH KIẾN THỨC NÀY Ở LỚP 4 - CTTH MỚI. Trong quá trình học toán phổ thông nói chung , ở tiểu học nói riêng giải toán có vị trí rất quan trọng. Nó đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt và suy nghĩ năng động, sáng tạo. Do vậy, mà giải toán có lời văn có thể coi là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, thử nghiệm về khả năng học tập toán của học sinh tiểu học Việt Nam đầu thế kỷ XXI, việc dạy học toán ở tiểu học theo chương trình tiểu học mới được phân chia thành hai giai đoạn. Giải toán của các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn học tập cơ bản thường gắn với sự vật hiện tượng cụ thể. Học sinh chủ yếu nhận biết ''cái toàn thể", "cái riêng lẻ' chưa nhận ra được (ở dạng "tường minh"). Các quan hệ có tính chất quan trọng của sự vật, hiện tượng. Hầu hết các kiến thức và kỹ năng được sắp xếp theo kiểu "đồng tâm mở rộng" (như hình xoắn ốc) từ đơn giản đến phức tạp hơn, trừu tượng và khái quát hơn. Giai đoạn lớp 4, 5 thì việc dạy học môn toán vẫn tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn ở lớp 1, 2, 3. Vậy Toán 4 CTTH mới mở đầu cho giai đoạn học tập sâu với ý nghĩa là vẫn dạy học các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn so với lớp 3 . Đối với giải toán có lời văn. lớp 4 rồi mới đòi hỏi học sinh nắm bắt kiến thức ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Do vậy các yêu cầu bài toán đặt ra là học sinh phải biết.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> tóm tắt ghi ngắn gọn bằng sơ đồ, hình vẽ biết giải và trình bày bài giải có đến bước tính là chủ yếu hoặc hơn ba bước tính . Giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới là sự kế thừa của giải toán có lời văn ở Toán 1, 2, 3 CTTH mới. Ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 CTTH mới là giai đoạn học tập cơ bản của học sinh. Giai đoạn này học sinh giải toán có lời văn thường là các bài toán đơn, chủ yếu vận dụng các phép tính cơ bản nhưng ở Toán 4 CTTH mới nó còn đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt, sáng tạo hơn thì mới có thể tìm ra cách giải bài toán. Hơn thế nó còn yêu cầu học sinh biết cách trình bày bài giải một cách chặt chẽ phù hợp với từng bài toán thuộc mạch kiến thức giải toán có lời văn. Như vậy, giải toán có lời văn ở lớp 1 , 2, 3 là nền tảng cho mạch kiến thức này ở lớp 4. Học sinh nắm chắc được nội dung của mạch kiến thức này ở lớp 1 , 2, 3 sẽ tạo thành tiền đề tết để học sinh có thể học tốt mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới. Kết luận : Như vậy, giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới học sinh sẽ học sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giải toán có lời văn ở lớp 1 , 2, 3 CTTH mới. Tuy nhiên giải toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3 - CTTH mới là nền tảng, là cơ sở để học sinh học mạch kiến thức này ở Toán 4 - CTTH mới. Vậy giải toán có lời văn ở lớp 1,2, 3 mới có mối liên hệ mật thiết với giải toán có lời văn ở Toán 4 - CITH mới 2. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 4 - CTTH MỚI 2.1. Mục tiêu cơ bản của giải toán có lời văn ở lớp 1, 2 – CTTH mới. Bước đầu giúp học sinh hiểu thế nào là giải toán có lời văn. Biết cách đọc và hiểu đầu bài bài toán Biết cách phân biệt cái đã cho và cái phải tìm Biết cách tóm tắt bài toán bằng các hình thức: -Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng -Tóm tắt bằng lời -Tóm tắt bằng mẫu vật.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Biết viết câu lời giải và thực hiện phép tính không sai lầm Biết cách sử dụng phép thử sai Biết áp dụng các bài toán "thêm - bớt" ở lớp 1 - CTTH mới và các "biến tấu” của nó. Biết áp dụng giải các bài toán "nhiều hơn - ít hơn" và bài toán đơn về phép nhân, phép chia ở lớp 2. 2.2. Mục tiêu cơ bản của giải bài toán có lời văn ở lớp 3 – CTTH mới. Biết tự tóm tắt bài toán ghi ngắn gọn bằng lời, sơ đồ thay hình vẽ. Biết cách giải các bài toán có đến 2 bước tính và biết trình bày bài giải một cách chặt chẽ và thành thạo các bài toán thuộc các dạng sau: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số Gấp một số lên nhiều lần Giảm đi một số lần Giải bài toán bằng hai bước tính Số lớn gấp mấy lần số bé So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Tìm chu vi và diện tích của hình chữ nhật và hình vuông Làm quen với thống kê số liệu 2.3. Mục tiêu cơ bản của giải toán có lời văn ở lớp 4 – CTTH mới Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính (hoặc nhiều hơn ở các bài toán yêu cầu cao hơn) trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Bài toán về yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ Tình chu vi và diện tích của một số hình đã học. 3. SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MẠCH KIẾN THỨC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TOÁN 4 - CTTH MỚI VÀ CTTH CŨ. 3.1. Giống nhau. Nội dung: Đều có các dạng toán..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Toán trung bình cộng của nhiều số Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tìm chu vi, diện tích của hình vuông và hình chữ nhật Phương pháp: Giáo viên dựa theo bài toán sách giáo khoa đã cho để đưa ra vấn đề cần giải quyết và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề đó nhằm giúp học sinh hình thành kiến thức về dạng toán và nêu ra một cách tổng quát giải các bài toán thuộc dạng đó. 3.2. Khác nhau. Nội dung : Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp 4 – CTTH cũ có thêm phần kiến thức về tỷ lệ thuận và tỉ lệ nghịch so với sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới. Phần này ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới không đưa vào vì nó khó đối với học sinh lớp 4. Nó dễ đưa học sinh tới tình trạng bị quá tải. Các bài toán có lời văn thuộc phần tính diện tích của các hình thì ở chương trình Toán 4 - CTTH cũ chỉ đề cập tới tính diện tích hình vuông và tính diện tích hình chữ nhật. Nhưng ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới đã giới thiệu một số vấn đề về hình thoi và hình bình hành nên có các bài toán về' tính diện tích hình thoi và hình bình hành. Phương pháp: ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới vẫn đưa ra các bài toán để giáo viên dựa vào đó giới thiệu, hướng dẫn học sinh từng bước giải bài toán để dần hình thành kiến thức về dạng toán tương ứng. Nhưng các bài toán được nêu ra có nội dung gần gũi với các em, các em dễ hình dung, giáo viên có thể thực hành cụ thể. Ví dụ: Bài toán 1 trang 26, sách giáo khoa Toán 4 CTTH mới) có nội dung : Rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, rót vào can thứ hai 4 lít dầu. Hỏi số lít dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? Như vậy giáo viên có thể thực hành để các em có thể quan sát thì các em sẽ bị thuyết phục hơn sau bài giảng của mình. Nếu không thực hiện được giáo viên.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> có thể mô tả bằng hình vẽ, mô hình hoặc cụ thể như ở ví dụ này thực hành thí nghiệm bằng cách thay dầu bằng nước hoặc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà. Ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH cũ cũng về phần tương ứng bài toán (trang 26, sách giáo khoa Toán 4 cũ) được nêu với nội dung: Trong 2 ngày Lan đã đọc xong một quyển truyện. Ngày thứ nhất Lan đọc được 20 trang, ngày thứ hai Lan đọc được 40 trang. Hỏi mỗi ngày Lan đọc được số trang sách bằng nhau thì mỗi ngày Lan sẽ đọc được bao nhiêu trang? Khi đọc đề toán này đối với học sinh lớp 4 thì các em sẽ cảm thấy phức tạp và khó hình dung. Do vậy hiệu quả hình thành kiến thức của học sinh về dạng toán "Tìm số trung bình cộng của nhiều số" này sẽ đạt kết quả không cao. Ở Toán 4 - CTTH cũ nói chung là có nhiều bài tập sau tiết dạy học bài mới và đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy ở mức sâu mới giải được các bài tập đó. Như vậy, sẽ tạo cho học sinh lớp 4 bị áp lực lớn do khó giải quyết được bài tập ở sách giáo khoa ngay sau tiết học bài mới sẽ làm giảm hứng thú học tập của các em, làm các em thiếu tự tin khi học giải toán có lời văn ở lớp 4 do không hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể. Kết luận: Sách giáo khoa Toán 4- CTTH mới là sự kế thừa, tiếp nối những yếu tố phù hợp với tâm lý của học sinh lớp 4. Đồng thời có những đổi mới nhằm giúp học sinh nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo và hứng thú học tập môn toán của các em trong đó có mạch kiến thức giải toán có lời văn.. CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁC DẠNG TOÁN "GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN" TRONG TOÁN 4 - CTTH MỚI 1. NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG TOÁN 4 - CTTH MỚI 1.1 Nội dung chủ yếu của việc dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 – CTTH mới bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tiếp tục dạy học giải các bài toán đã học ở lớp 1 , 2, 3 đặc biệt là các bài toán có liên quan đến các phép tính với phân số hoặc là số đo các đại lượng mới học ở lớp 4. Giải các bài toán về: Tìm số trung bình cộng Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó Tìm phân số của một số Giải các bài toán có nội dung hình học : Giải các bài toán có liên quan đến ''biểu đồ" ứng dụng "Tỉ lệ bản đồ 1.2. Kỹ năng cần đạt được khi dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới Biết cách giải và trình bày các bài giải bài toán có đến ba bước tính (hơn ba bước tính đối với các bài tập sâu hơn). Trong đó có các bài toán có liên quan đến: Tìm số trung bình cộng của nhiều số Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Tìm hai số khi biết' tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó làm phân số của một số Tính chu vi và diện tích của một số hình đã học 2. CÁC DẠNG BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TOÁN 4 - CTTH MỚI 2.1. Các bài toán thuộc giải toán có lời văn đã học ở các lớp 1, 2, 3 có liên quan đến các phép tính với phân số hoặc số đo các đại lượng mới học ở lớp 4. Ví dụ l: (Tính các phần bằng nhau của một"số) Thùng thứ 'nhất đựng được 356 lít dầu, thùng thứ hai đựng được.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1 bằng 2 số dầu ở thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Bài giải: Thùng thứ nhất đựng được số lít dầu là: 356 : 2 = 178 (L) Cả hai thùng đựng được số lít dầu là: 356 + 178 = 534 (L) Đáp sô 534 lít dầu Ví dụ 2: (Bài toán liên quan đến số đo đại lượng) Có 1700 kg gạo đựng đều vào các bao, mỗi bao đựng 50 kg. Hỏi cần bao nhiêu bao để đựng hết 1700 kg gạo? Bài giải Số bao cần để đựng hết số gạo đó là: 1 700 : 50 = 34 (bao) Đáp sô . 34 bao gạo Chú ý: Khi giải các bài toán này không nhất thiết phải tóm tắt bài toán vào trong bài làm 2.2. Dạng toán: tìm số trung bình cộng của nhiều số. Ví dụ l: (Sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới, trang 26). Rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, rót vào can thứ hai 4 lít dầu. Hỏi số lít dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? Bài giải Tổng số lít dầu của hai can là: 6 + 4 = 10 (l) Số lít dầu rót đều vào mỗi can là: 10 : 2 = 5 (l) Đáp sô . 5 lít dầu Ví dụ 2: (Sách tham khảo)..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội hai trồng được ít hơn đội một là 246 cây, đội 3 trồng bằng. 1 3. tổng số cây của đội một và đội hai. Hỏi. trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? Bài giải Số cây đội hai trồng được là: 1356 - 246 = 1 1 10 (cây) Số cây đội một và đội hai trồng được là: 1356 + 1 1 10 = 2466 (cây) Số cây đội ba trồng được là: 2466 : 3 = 822 (cây) Trung bình mỗi đội trồng được là: (l356 + 1 1 10 + 822): 3 = 1096 (cây) Đáp số:. 1096 cây . Ví dụ 3: (Sách tham khảo): Số trung bình cộng của năm số là 162. Số thứ năm gấp đôi số thứ tư. số thứ tư bằng trung bình cộng của ba số đầu tiên. Tìm số thứ tư và số thứ năm? Bài giải Tổng của năm số đó là: 162 x 5 = 810 Số thứ tư bằng trung bình công của ba số đầu tiên nên tổng của ba số đầu tiên gấp 3 lần số thứ tư Ta có sơ đồ: số thứ năm : Số thứ tư: Tổng của ba số đầu tiên: Theo sơ đồ, 810 gấp 6 lần số thứ tư: Số thứ tư là: 810 : 6 = 135 Số thứ năm là:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 135 x 2 = 270 Đáp số: 135 ; 270 Trong Toán 4 - CTTH mới nội dung dạy học giải toán "tìm số trung bình cộng" được giới thiệu như sau: Nó được giới thiệu theo trình tự: Hiểu thế nào là số trung bình cộng của hai số: Xây dựng quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số Vận dụng : gián tiếp hoặc ý nghĩa thực tế Nó dùng vào các bài toán "tìm số trung bình cộng" là các bài toán có lời văn trong thực tế. 2.3. Dạng toán: tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Bài toán "tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" là một trong các bài toán thường gặp trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học . Trong Toán 4 - CITH mới nội dung được giới thiệu thông qua bài toán "Tổng hai số là 70, hiệu hai số là 10. Tìm hai số đó. Từ đó dẫn ra cách giải, ứng với việc đưa ra hai cách tìm. Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 và số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 Sau đó vận dụng chủ yếu vào giải toán có lời văn (gắn với thực tế về "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng". Ví dụ 1: Sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới Trang 47). Tìm hai số khi biết tổng của chúng bằng 70 và hiệu của chúng là 10 Tóm tắt: Số lớn: Số bé:. 70 10 Bài giải:. Cách 1: Hai lần số lớn là 70 + 10 = 80 Số lớn là. Cách 2: Hai lần số bé là 70 - 10 = 60 Số bé là:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 80 : 2 = 40. 60: 2 = 30. Số bé là:. Số lớn là:. 40 - 10 = 30. 30 + 10 = 40. Đáp số:. Số lớn : 40. Đáp số: Số lớn : 40. Số bé: 30. Số bé: 30. Khi giải các bài toán dạng này cần chú ý: Không bắt buộc phải tìm số bé trước (hoặc số lớn trước) tuỳ điều kiện bài toán mà chọn cách thích hợp. Tuy nhiên khi trình bày bài giải bài toán chỉ cần nêu một trong hai cách giải bài toán. Không bắt buộc phải vẽ sơ đồ vào bài giải của bài toán. Ví dụ 2 : ( Sách bài tập toán Toán 4 – CTTH mới , trang 15 ) . Hiện nay anh hơn em 5 tuổi. Sau 5 năm nữa, tuổi anh và tuổi em cộng lại được 25 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. Bài giải Sau 5 năm anh vẫn hơn em 5 tuổi. Từ đó có thể tính tuổi của anh và em sau 5 năm (biết tổng số tuổi của hai anh em sau 5 năm là 25 tuổi, hiệu số tuổi của anh và em là 5 tuổi) Sau 5 năm tuổi của anh là (25 + 5) : 2 = 15 (tuổi) Vậy tuổi của anh hiện nay là: 15 - 5 = 10 (tuổi) Tuổi của em hiện nay là: .. 10 - 5 =5 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi 5 tuổi Ví dụ 3: (Sách tham khảo) Trong đợt thi trồng cây, lớp 4A và lớp 4B trồng được 480 cây, lớp 4B và lớp 4C trồng được 532 cây, lớp 4C và lớp 4A trồng được 436 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? Bài giải.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hai lần tổng số cây trồng được của cả ba lớp là: 480 + 532 + 436 = 1448 (cây) Tổng số cây trồng được của cả ba lớp là: 1488 : 2 = 724 (cây) Số cây của lớp 4C trồng được là: 724 - 480 = 244 (cây) Số cây của lớp 4B trồng được là: 724 - 436 = 288 (cây) Số cây lớp 4A trồng được là: 724 - 532 = 192 (cây) Đáp sô . lớp 4A: 192 cây Lớp 4B : 288 cây Lớp 4C: 244 cây 2.4. Dạng toán: tìm phân số của một số. 2.4.1. Bài toán về so sánh các phân số. Ví d ụ 1 : (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới trang 122) . 3 2 Mai ăn hết 8 cái bánh, Hoa ăn hết 5 cái bánh đó: Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn . Bài giải 3 2 Ta so sánh hai phân số 8 và 5 Quy đồng mẫu số hai phân số đó: 3 3x5 15 8 8x5 40. ;. 2 2x8 16 5 5x8 40. Ta so sánh hai phân số cùng mẫu số: 15 16 40 40. (vì 16>15). 3 2 Kết luận : 8 < 5.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3 2 Do 8 < 5 nên Hoa ăn nhiều bánh hơn Mai. 2.4.2. Phép cộng phân số. Ví dụ 2: (Sách tham khảo). 1 Một xe Ô tô đi từ Hà Nội tới Hải Phòng giờ thứ nhất đi được 4 quãng 1 đường, giờ thứ hai đi được 5 quãng đường. Hỏi sau hai giờ xe ô tô đó đi được bao nhiêu phần quãng đường? Bài giải Sau hai giờ Ô tô đó đi được là: 1 1 9 4 5 20 (Quãng đường) 9 Đáp số. 20 Quãng đường. 2.4.3. Phép trừ phân số. Ví dụ 3: (Sách tham khảo). 1 1 Một ngày Mai dành 5 thời gian để học, 3 thời gian để ngủ, còn lại là thời gian cho các hoạt động khác. Hỏi trong một ngày bạn Mai dành bao nhiêu thời gian cho các hoạt động khác? Bài giải Thời gian bạn Mai dành để học và để ngủ là: 1 1 5 + 3 (thời gian của một ngày) Thời gian bạn Mai dành cho các hoạt động khác là: 8 7 1 - 15 5 (thời gian của một ngày) 7 Đáp số:. 5 thời gian của một ngày..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2.4.4. Phép nhân phân số. Ví dụ 4 :(Sách tham khảo) 3. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 4. m, chiều rộng. 1 m. 2. Bài giải Chu vi của hình chữ nhật đó là: 3. 1. 5. ( 4 + 2 ) x 2 = 2 (m) Diện tích của hình chữ nhật đó là: 3 4. 1 2. x. 3 (m2) 8. =. 5. Đáp số: Chu vi: 2 m 3. Diện tích : 8 m2 2.4.5. Tìm giá trị phân số của một số. Ví dụ 5 : (Sách tham khảo) 5. Trên sân có 42 con gà, trong đó có 7. số gà là gà mái. Tính số gà có trên. sân? Bài giải. Số gà mái có trên sân là: 5. 42 x 7 = 30 (con) Đáp số: 30 con. 2.4.6. Phép chia phân số. Ví dụ 6: (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới trang l36). 2. 3. Một hình chữ nhật có diện tích 3 m2, chiều rộng là 4 m. Tính chiều dài của hình đó?.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 2 3. 3 4. :. 8 9. =. (m) 8. Đáp số : 9 m. Ví dụ 7 : (Sách tham khảo) 7. 35. Một hình chữ nhật có diện tích 8 m2, Chiều dài 16. m. Tính chu vi của. hình chữ nhật đó : Bài giải Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: 7 8. 35. : 16. 2. = 5 ( m). Chu vi của hình chữ nhật đó là: 2. ( 5 +. 35 )x2= 16. 207 ( m) 40 207. Đ áp số: 40. m. Ví dụ 8: (Sách tham khảo) . Đội văn nghệ của trường có 20 học sinh nữ. Tính ra số học sinh nữ chiếm 2 3. số học sinh của cả đội văn nghệ. Hỏi đội văn nghệ của trường có bao nhiêu. học sinh nam? 2. Ta có 3 số học sinh của đội văn nghệ là 20 người (20 học sinh nữ) . 1. Suy ra 3 số học sinh của đội văn nghệ là: 20 : 2 = 10 (người) Số học sinh của đội văn nghệ đó là: 10 x 3 = 30 (người) Vậy số học sinh nam của đội văn nghệ đó là: 30 - 20 = 10 (người) Đáp số: 10 người.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Chú ý : Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn liên quan đến các phép tính với phân số thì cần lưu ý là không cần phải viết các bước tính trung gian mà viết ngay kết quả của phép tính. Chẳng hạn: Khi viết lời giải của "Ví dụ 6" ở phần này thì cần trình bày như trên không cần viết: 2 3. :. 3 4. =. 2 3. x. 4 3. =. 8 9. 2.5. Dạng toán: tìm hai số khi biết tổng hiệu) và tỉ số của hai số đó : 2.5.1. Dạng toán: tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số. Ví dụ 1 (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới trang 147). Tổng của hai số là 96. Tỉ của hai số đó là. 3 . Tìm hai số đó: 5. Bài giải Ta có sơ đồ sau: Số thứ nhất:. 96. Số thứ hai: Theo sơ đồ ta có : Tổng số phần bằng nhau là : 3 + 5 = 8 (phần) Số bé là: 96 : 8 x 3 = 36 Số lớn là: 96 - 36 = 60 Đáp số: Số bé : 36 Số lớn: 60 Khi các em đã nắm được phương pháp giải bài toán dạng này thông qua bài toán trên thì cần cho các em vận dụng vào giải bài toán có lời văn trong thực tế. Ví dụ 2 : sách bài tập Toán 4 - CTTH mới - trang 48 ) . Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:. Bài toán:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lớp 4A và lớp 4B có tất cả 55 học sinh. Tính số học sinh của mỗi lớp biết 5. rằng số học sinh của lớp 4A bằng 6. số học sinh của lớp 4B. Bài giải. Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 1 1 (phần) Số học sinh của lớp 4A là: 55 : 1 1 x 5 = 25 (học sinh) Số học sinh của lớp 4B là: 55 - 25 = 30 (học sinh) Đáp số: Lớp 4A: 25 học sinh Lớp 4B: 30 học sinh Khi trình bày bài giải cần lưu ý : Trong phần trình bày bài giải bài toán cần yêu cầu học sinh vẽ "sơ đồ đoạn thẳng" trước khi viết bài giải bài toán. Nếu học sinh không vẽ "sơ đồ đoạn thẳng" vào trong bài giải bài toán thì có thể diễn đạt như sau (cách này dùng ở giai đoạn học sinh nắm chắc dạng toán) : Bài giải Biểu thị số' học sinh của lớp 4A là năm phần bằng nhau thì số học sinh của lớp 4B là sáu phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 1 1 (phần) Số học sinh của lớp 4A là: 55 : 1 1 x 5 = 25 (học sinh) Số học sinh của lớp 4B là: 55 - 25 = 30 (học sinh) Đáp số: Lớp 4A: 25 học sinh Lớp 4B: 30 học sinh Ví dụ 3: (Sách tham khảo).
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Năm nay tổng số tuổi của mẹ và con là 36 tuổi. Sau hai năm nữa, tuổi mẹ sẽ gấp bốn lần tuổi con. Hỏi năm nay, mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Bài giải Tổng số tuổi của mẹ và con sau hai năm nữa là: 36 + 2 + 2 = 40 (tuổi) Ta có sơ đồ: Tuổi con sau 2 năm:. 40 tuổi. Tuổi mẹ sau 2 năm: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Tuổi con sau hai năm nữa là: 40 : 5 = 8 (tuổi) Tuổi con hiện nay là: 8 - 2 = 6 (tuổi) Tuổi của mẹ hiện nay là: 3 6 - 6 = 3 0 (tuổi) Đáp số: 30 tuổi; 6 tuổi 2.4.2. Dạng toán: tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó: Bài toán " tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó" và bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó" là hai dạng toán tương tự nhau . Ví dụ l: (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới - trang 50). Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12m. Tìm chiều dài, chiều 7. rộng của hình chữ nhật đó, biết rằng chiều dài bằng 4 chiều rộng. Bài giải Ta có sơ đồ sau: 12m. Chiều rộng: Chiều dài:. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 12 : 3 x 7 = 28 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: 28 - 12 = 16 (m) Đáp sô.. chiều dài: 28m chiều rộng : 1 6m Chú ý: Giống như chú ý của phần "Tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó Ví dụ: (Sách bài tập Toán 4 - CTTH mới, trang 49). Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau: Bài toán: Huệ có nhiều hơn Lan 16 quyển vở. Tìm số vở của mỗi 3. bạn, biết rằng số vở của Lan bằng 5 số vở của Huệ. Bài giải Lan:. 16 quyển vở. Huệ: Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 (phần) Số vở của Huệ là: 16 : 2 x 5 = 40 (quyển) Số vở của Lan là: 40 – 16 = 24 (quyển ) Đáp sô: Huệ 40 quyển Lan 24 quyển 2.6. Dạng toán: tính chu vi và diện tích một số hình đã học. Trong toán 4 nội dung các bài toán' "có nội dung hình học" thường là các bài toán về tính chu vi, diện tích các hình đã học: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Khi giải các bài toán có "nội dung hình học" thường không phải vẽ hình vào bài giải. Tuy nhiên có một số ít bài phải vẽ hình vào bài giải. Trong toán 4 phần lớn việc ..tính chu vi và diện tích của các hình là áp dụng các công thức tình bằng chữ, bởi vậy khi viết phép tính giải không cần phải viết các phép tính trung gian. Ví dụ 1: (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới , trang l05). Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó. Bài giải . Diện tích của mảnh đất đó là: 40 x 25 = 1000 (dm2). Đáp số: 1 000 dm2 Ví dụ 2: (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới , trang l43). Một miếng kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 14cm và 10cm. Tính diện tích miếng kính đó. Bài giải Diện tích của miếng kính đó là: 14 x 10 : 2 = 70 (cm2). Đáp số:. 70 cm2. Ví dụ 3: (Sách tham khảo) Một khu đất hình chữ nhật có trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng là 85m, chiều dài hơn chiều rộng 18m. Tính diện tích của khu đất đó . Bài giải Tổng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó là: 85 x 2 = 170 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: (l70 - l8): 2 = 76 (m) Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 76 + 18 = 94 (m).
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Diện tích của hình chữ nhật đó là: 94 x 76 = 7144 (m2). . Đáp số:. 7144m2 . 2.7. Dạng toán: các bài toán có liên quan đến "biểu đồ" ứng dụng "tỷ lệ bản đồ". Ví dụ 1 : (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới , trang 31). Biểu đồ dưới đây nói về số cây của lớp bốn và ' khối lớp năm đã trồng : SỐ CÂY CỦA KHỐI LỚP 4 VÀ 5 ĐÃ TRỒNG 55 50 45 40. 45 40 35 28 23. 35 30 25 20 15. 4A. 4B. 5A. 5B. 5C. 10 Nhìn vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi sau: 5 a, Những lớp nào đã tham gia trồng cây? 0 b, Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây? lớp 5B trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây? c Khối lớp 5 có bao nhiêu lớp tham gia trồng cây? Là những lớp nào? d, Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? là những lớp nào? c Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất? Biểu đồ trên cho ta biết : a, Những lớp tham gia trồng cây là: 4A, 4B, 5A, 5B, 5C. b, Lớp 4A trồng được 35 cây; lớp 5A trồng được 40 cây; lớp 5C trồng được 23 cây c Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây là các lớp: 5A, 5B, 5C. d, Có ba lớp trồng được trên 30 cây là: 4A, 5A, 5B..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> e, Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất; lớp 5C trồng được ít cây nhất. Ví dụ 2: (sách giáo khoa Toán 4 - ITH mới , trang l56). Trên bản đồ tỷ lệ 1 : 100.000 quãng đường Hà Nội - Hải Phòng đo được l02m. Tìm độ dài thật của quãng đường Hà Nội - Hải Phòng. Bài giải Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là: 102 x 1.000.000 = 102.000.000 (mm) 1 02 . 0 00 . 000 mm = 1 02km Đáp số: l02km. Ví dụ 3: (sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới , trang l57). Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây là 41km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000.000 quãng đường đó dài bao nhiêu mi li mét? Bài giải 41km = 41.000.000mm Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây trên bản đồ dài là: 41.000.000 : 1000 000 = 41 ( mm) Đáp số: 41 mm Ví dụ 4: (Sách tham khảo) Quãng đường AB dài 100km được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1 : 5 .000.000. Quãng đường CD dài 50 Khi được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 2500.000. Hãy so sánh độ dài thu nhỏ của quãng đường AB và độ dài thu nhỏ của quãng đường CD: Bài giải 100km = 10.000.000cm; 50km = 5.000.000 cm Độ dài thu nhỏ của quãng đường AB là : 10.000 000 : 5.000.000 = 2 (cm) Độ dài thu nhỏ của quãng đường CD là: 5.000.000 : 2.500.000 = 2 (cm) Vậy độ dài thu nhỏ của quãng đường AB bằng độ dài thu nhỏ của quãng đường CD ..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TOÁN 4 – CTTH MỚI Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy toán ở tiểu học nói chung và ở mạch kiến thức giải toán có lời văn nói riêng. Giải toán có lời văn nó là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh. Đặc biệt ở Toán 4 nó mở đầu cho giai đoạn học sâu nên việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết. Việc làm này nó đòi hỏi giáo viên phải có quyết tâm cao và rất kiên trì. Trong dạy học giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: 1. KHI HỌC LÀM BÀI MỚI. Tổ chức, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Hạn chế truyền đạt những kiến thức có sẵn. Khi dạy học giải toán có lời văn, giáo viên sẽ không phải là người truyền đạt một cách đơn thuần những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo viên sẽ là người tổ chức, hướng dẫn các em để các em dần dần nắm bắt các tri thức của bài mới. Khi dạy bài mới giáo viên có thể: củng cố lại kiến thức có liên quan như số học, hình học. Giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Ở lớp 4 nên khuyến khích học sinh phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp, . . . và cố gắng độc lập suy nghĩ trong học và làm bài với việc sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của học sinh (hoặc của một nhóm học sinh) để lập mối liên hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết .vấn đề của học sinh và giúp học sinh lựa chọn cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất. Như vậy, sẽ giúp cho học.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> sinh hiểu sâu, nhớ lâu về dạng toán đã học. Các em còn có cơ hội phát huy tính sáng tạo của mình. Ví dụ: Khi dạy học giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Thông qua bài toán "Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó. Trước hết giáo viên củng cố lại kiến thức số học phần cộng trừ của số tự nhiên đã học. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề bài của bài toán, phân tích cái đã biết và cái phải tìm, dùng các câu hỏi gợi ý dựa vào các em học sinh tích cực trong tập thể lớp, nhóm để trả lời câu hỏi dần dần mở ra tri thức mà các em cần lãnh hội nếu hướng dẫn một học sinh thì dựa vào khả năng nhận thức của học sinh và hướng dẫn một cách phù hợp với em học sinh đó . Các bước hướng dẫn cụ thể . Trước hết giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Học sinh sẽ dựa vào các kỹ năng về tóm tắt đã có và những phân tích đề bài toán trước đó để tóm tắt. Số lớn : Số bé:. 70 10. Sau đó giáo viên có các giả thiết để học sinh có thể tìm ra cách tìm: Số lớn: (70 + 10) : 2 = 40 hoặc số bé: (70 - 10): 2 = 30. Yêu cầu các em trình bày cụ thể Từ đó giáo viên có thể giúp các em khái quát lên cách giải đối với các bài toán thuộc dạng này. Có hai cách tìm: Sổ lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 hoặc Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 Khi học sinh nắm bắt được tri thức thì giáo viên không bắt buộc học sinh phải tìm tìm số lớn hay số bé trước. Tuỳ vào từng điều kiện và cách suy luận của các em, các em sẽ có cách giải quyết của mình. Như vậy, giáo viên sẽ tôn trọng các cách giải khác nhau của một bài toán làm cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và hứng thú học tập toán. Tổ chức cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức mới ngay sau tiết học bài mới để học sinh "học qua làm" góp phần hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh những tri thức mới bằng cách sử dụng các bài.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> tập trong sách giáo khoa toán 4 để tổ chức cho học sinh làm bài theo năng lực của mình. Sau những bài tập đặc biệt là các ''bài toán" mà sách giáo khoa đưa ra để giúp học sinh linh hội cách giải. Học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức mới học . Ở Toán 4 - CTTH mới các bài tập ngay sau khi bài giảng nhằm củng cố kiến thức học sinh mới lĩnh hội đã được giảm tải hơn so với CT cũ. Nhưng giáo viên cũng không nên yêu cầu tất cả học sinh của tập thể phải hoàn thành ngay tại lớp mà để các em giải quyết nhiệm vụ học tập theo năng lực của mình. 2. KHI DẠY CÁC TIẾT LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP CHUNG, THỰC HÀNH ÔN TẬP. Giáo viên nên: - Giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học. Từ đó học sinh biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập. - Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em tránh cách dạy "đồng loạt" , "bình quân". Giáo viên cần quan tâm đúng mức với từng đối tượng học sinh khi tổ chức cho các em làm bài và chữa bài. - Đối với học sinh khá, giỏi, có năng khiếu về toán học, giáo viên cần phát hiện và có biện pháp bồi dưỡng thích hợp để ngày càng phát huy năng lực và yêu thích môn toán hơn. Nhất là bài toán có lời văn nó là cơ hội và thách thức với các em. Như vậy khi các em làm hết các bài tập trong sách giáo khoa thì giáo viên có thể cho thêm các bài tập tham khảo để các em học tập môn toán sâu sắc hơn. Đối với học sinh khả năng nhận thức từ trung bình trở xuống khi học tập môn toán nó được biểu hiện như sau: Tư duy thiếu linh hoạt; sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm; diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn; sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn; biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài toán giáo viên hỏi lại cũng ngập ngừng không tin là mình đúng, thái độ trong lớp thụ động, cần phải có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục như:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> +Giáo viên cần theo sát học sinh, đi sâu, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân đưa tới tình hình đó của từng học sinh +Phân loại học sinh kém +Giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp +Tổ chức cho các em học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn kém. +Tổ chức kèm cặp phụ đạo trong điều kiện và thời gian quy định +Phối hợp với gia đình để tạo điều kiện học tập tết cho các em. +Khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh bằng cách phối hợp giữa làm bài của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của các bạn để có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh cách giải của bản thân. Giáo viên không khuyến khích hiện tượng làm hộ, thiếu tự lực hoặc thiếu trung thực trong làm bài. - Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra tự đánh giá, tự rút ra kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài. Như vậy học sinh sẽ có khả năng tự chỉnh sửa phương pháp học và có những định hướng học tập cho riêng mình. - Tập cho học sinh tìm ra nhiều cách giải một bài tập (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hợp lý nhất, không thoả mãn với các kết quả đạt được. Ví dụ: khi học sinh giải bài toán (sách giáo khoa Toán 4 – CTTH mới , trang l51). Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540 kg. Tính số gạo mỗi 1. loại, biết rằng số gạo nếp bằng 4 số gạo tẻ. Bài giải: Cách 1 : Ta có sơ đồ : Gạo tẻ: Gạo nếp:. 540 kg.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Dựa theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 3 = 1 (phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 x 1 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 540 : 3 x 4 = 720 (kg) Đáp số: gạo nếp: 180kg gạo tẻ: 720 kg Cách 2: Biểu thị số gạo nếp là một phần, số gạo tẻ là 4 phần như thế Hiệu số phần bằng nhau là: 4-3=1(phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 x 1 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg) Đáp số: gạo nếp: 180 kg gạo tẻ: 720 kg Như vậy, đa số các em trong lớp sẽ giải quyết vấn đề của bài toán này theo cách 1 . Nhưng cũng có những em học sinh tìm ra cách 2 (là cách giải mà các em hiểu sâu hơn mới đưa ra được). Giáo viên phải công nhận cách 2 là đúng và cần giảng cho các em khác hiểu cách này. Tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động đố vui và trò chơi học tập một cách có chủ định, có hệ thống trong giờ học toán, để phát huy hứng thú và tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học toán. PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1 . KẾT LUẬN :.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài "Một số vấn đề về dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CITH mới ",tôi đã được tìm hiểu sâu hơn mạch kiến thức giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 – CTTH mới, biết được những biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới. Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể giúp cho học sinh có hứng thú học tập, kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi và có niềm say mê với toán học. Chương trình sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới đã khắc phục được những hạn chế của chương trình cũ cải cách giáo dục. Đặc biệt trong mạch kiến thức giải toán có lời văn được giảng dạy ở Toán 4 - CTTH mới đã đáp ứng kịp thời với nhận thức của trẻ em hiện nay . Cụ thể. Mạch kiến thức này ở chương trình mới được chọn lọc phù hợp với khả năng của học sinh hơn. Cách trình bày bài giải của bài toán ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới gọn gàng và sáng sủa hơn . Mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp 4, nó mở đầu cho giai đoạn mới, đó là giai đoạn học tập sâu nên nó không chỉ đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn phải nắm ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Học sinh theo chương trình mới hứng thú hơn, tự tin hơn, phát huy được năng lực của bản thân và đạt kết quả cao hơn. 2. ĐỀ XUẤT KIẾN. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau: Cần thường xuyên tìm hiểu nội dung chương trình môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè để tìm cho mình cách học tốt nhất..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Đọc tìm hiểu, thu thập các tài liêu chỉ đạo chuyên môn về chương trình tiểu học mới . Có thể tự tích luỹ những kinh nghiệm thực tế để hiểu tâm lý trẻ. Đối với tổ chuyên môn. Nên tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trình bày những ý kiến thắc mắc về CTTH mới và giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về những thay đổi của chương trình. Để giáo viên có sự định hướng riêng cho bản thân. X¸c nhËn cña Nhµ trêng Nhã Nam, ngày 14 tháng 4 năm 2012 Ngêi viÕt. Nguyễn Thị Xuân.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Vũ Quốc Trung – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Trần Diễn Hiển - Đào Thái Lai - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Phạm Thanh Tâm - Vũ Dương Thuỵ - Toán 4 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2006 . .. 2. Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Vũ Quốc Trung - Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Trần Diễn Hiển - Đào Thái Lai - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Phạm Thanh Tâm - Vũ Dương Thuỵ - Bài tập Toán 4 - NXB Giáo dục 2006 3 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu Phạm Thanh Tâm - Bài tập toán 4 - NXB Giáo dục 2006. 4. Hà S Hồ - Đỗ Đình Hoan - Đỗ Trung Hiệu - Phương' pháp dạy học toán (Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12 + 2) - NXB giáo dục 200 1 . 5 . Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyên áng - Vũ Văn Dương - Đỗ Trung Hiệu - Vũ Mai Phương - Vũ Dương Thuỵ - Luyện giải toán 4 - NXB giáo dục 2006 . 6. PGS. TS Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt - Hỏi đáp về dạy học toán 4 - NXB giáo dục 2006. 7 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Phạm Thanh Tâm - Toán 1 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2002. 8 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Phạm Thanh Tâm - Toán 3 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2004. 9. Tạp chí lý luận - Khoa học giáo dục. Bộ giáo dục đào tạo..
<span class='text_page_counter'>(33)</span>