Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.84 KB, 39 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Những thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu,
chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế
(WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. ở Việt
Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm
2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng.
UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu
lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cùng
với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Dự báo năm
2010 nước ta sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội
địa, thu nhập từ du lịch đạt từ 4 - 4.5 tỷ USD.
Việc phát triển du lịch nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về nguồn tài
nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi mà môi trường du lịch của mỗi quốc
gia tạo nên. Do đó mà môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa. Bên cạnh những hiệu quả to lớn
đã đạt được, ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến môi
trường du lịch kể cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã
hội. Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du lịch đến môi trường để
có biện pháp, phương hướng phát triển thích hợp với hòan cảnh đất nước. Đồng thời có
những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong
tương lai. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mối quan
hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
I.Khái niệm môi trường du lịch:
1.1. Môi trường là gì?
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một cá thể hay một sự
kiện nào đó. Bất kỳ một cá thể hay một sự kiện náo cũng tồn tại và diễn biến trong một
môi trường nhất định. Tùy thuộc vào từng đối tượng nhất định sẽ có môi trường tương


thích. Có 3 loại môi trường : môi trường tự nhiên , moi trường nhân tạo và môi trường xã
hội.
1.2.khái niệm môi trường du lịch:
Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhân văn
mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.
Hoạt động du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội và
nhân văn, du lịch khai thác những giá trị, đặc tính của môi trường mà nó tồn tại để phát
triển, qua đó thay đổi những đặc tính của môi trường này.
Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng của tài nguyên môi
trường tự nhiên như vẻ đẹp của quang cảnh biển, sông, núi, các hang động, sa mạc, các
hiện tượng tự nhiên khác. . .và các giá trị văn hóa của môi trường nhân văn như đền chùa,
am miếu, nhà thờ, thánh thất, tháp, lăng tẩm, cung điện. . .Các giá trị văn hóa phi vật thể
như không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, các loại hình
văn hóa dân gian (ca trù, hát quan họ, hát chầu văn. . .) nói chung là các giá trị của bản săc
văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên để hoạt động, thì có các quy hoạch,
các dự án, công trình xây dựng nên những môi trường du lịch nhân tạo trên cơ sở tích hợp
các yếu tố của tự nhiên, giá trị văn hóa. . .Để tạo nên sự phong phú đa dạng các loại hình
du lịch là những công viên, khu du lịch, khu vui chơi giải trí phức hợp. . .
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó. Cho
nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu
nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
II.Cơ cấu môi trường du lịch
Môi trường du lịch bao gồm 3 thành phần chính:
Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trường du lịch nhân văn
Môi trường kinh tế xã hội
1.Môi trường du lịch tự nhiên
Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối
tượng tự nhiên sống (hữu cơ ) và không sống ( vô cơ ). Trong đó có những đối tượng tự
nhiên chưa bị con người con người tác động và cả những đối tượng tự nhiên đã bị con

người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc
toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ
không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như : đất, nước, không khí, hệ động
vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến
hành các hoạt động du lịch.
Môi trường du lịch tự nhiên được cấu thành một loạt các môi trường tự nhiên bộ phận
trong một hệ thống chung. Các môi trường bộ phận này tồn tại và phát triển theo các quy
luật của mình song có liên quan tác động mật thiết với nhau bằng vô số các quan hệ nhiều
chiều trong tương quan nhân quả và giải quyết các mâu thuẫn về phát triển. Tuy nhiên vẫn
đảm bảo bảo sự thống nhất nội tại giữa các môi trường bộ phận trong một môi trường
chung.
Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động
du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu du lịch. Ví dụ như các khu du lịch nổi tiếng
như Phong Nha – Kẻ Bàng, Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt … là những điểm du lịch dựa trên cơ
sở môi trường tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Bởi vì các thành phần cơ
bản của môi trường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch và có
sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà “chúng”được trực tiếp khai thác vào
mục đích kinh doanh du lịch. các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên
có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa
mạo, thời tiết và khí hậu, môi trường nước, thủy văn và đa dạng sinh học.
1.1.Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của các khu du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Vị trí
của các khu du lịch càng gần các thị trường tiềm năng thì càng thuận tiện và thu hút nhiều
du khách. Bởi vì nếu quãng cách này quá xa thì sẽ ảnh hưởng tới sự chi trả của du khách
cho vận chuyển, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mất thời gian tham quan của du khách
do vận chuyển quá xa. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì khoảng cách càng
xa thì càng có sức hấp dẫn cao đối với những du khách có khả năng chi trả cao, có tính
hiếu kì vì sự tương phản và khác lạ của nơi tham quan và nơi ở của du khách.
1.2. Môi trường địa chất:
Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một thành phần

quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đặc điểm hình thái
của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan của khu vực đó. Địa hình của một khu du lịch càng
đa dạng,độc đáo và tương phản thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách. Thực tế du
khách rất thích những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình thể hiện được vẻ đẹp
hùng vĩ của và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.
Đặc biệt của địa hình đồi núi (Sa Pa, Tam Đảo, Lang Biang…) địa hình kiểu Karstơ (Hạ
Long, Phong Nha- Kẻ Bàng ) và kiểu địa hình ven bờ như đại dương, biển, sông hồ… có ý
nghĩa quan trọng cho việc hình thành nên các vùng du lịch nổi tiếng cũng như việc phát
triển du lịch.
1.3.Khí hậu và thời tiết
Đây là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên, ảnh
hưởng đến đất đai,động thực vật và các quá trình hoạt động địa mạo. Thông thường thì
những nơi có khí hậu và thời tiết đặc trưng,dễ chịu thì sẽ có sức lôi cuốn du khách ở những
nơi khác hơn là những nơi có thời tiết khắc nghiệt. Nói chung thì mỗi loại hình du lịch
khác nhau thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ như khách du lịch
biển sẽ ưu thích nhưng điều kiện khí hậu như: số giờ nắng trong ngày nhiều; không có mưa
hoặc mưa ít trong thời vụ du lịch; nhiệt độ của không khí trung bình; nhiệt độ nước biển từ
20 C đến 25 C. Không chỉ vậy, mà tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt
độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động của ngành du lịch. Sự thay dổi này
sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Trong việc
đáp ứng các nhu cầu và thỏa mãn của du khách thì khu du lịch có càng nhiều khả năng
cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng thì càng thu hút được nhiều du khách hơn.
Ngoài ra điều kiện thời tiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du
lịch hoặc các hoạt động về du lịch. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt,
khô hạn cũng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch.
Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng trong du lịch là chất lượng không khí của
khu du lịch. Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạch các khu du lịch nghỉ
dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch. Những biến động của môi trường không khí
như sự biến động về chế độ nhiệt,mưa, ẩm,gió… gây ra nhiều biến động đến đời sống sản

xuất của cả nhân loại trong đó có cả hoạt động du lịch.
1.4.Môi trường nước:
Môi trường nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Trong đó nguồn nước
mặt có vai trò vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc phát triển giao thông
vận chuyển của du khách bằng đường thủy,khả năng cung cấp nước và chất lượng nước
( nước ngọt, nước biển, nước khoáng…) phục vụ cho nhu cầu , sinh hoạt, vui chơi , giải trí
và tắm biển, nghỉ dưỡng,chữa bệnh của du khách. Không những vậy mà môi trường nước
còn kết hợp với các cảnh quan khác tạo nên những cảnh quan vô cùng sống động và hấp
dẫn du khách. Đồng thời môi trường nước còn có tác dụng lọc khí, tạo một môi trường
không khí trong lành, dễ chịu. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước mặt còn là nơi diễn ra các
hoạt đông vui chơi, giải trí của du khách như các hoạt động thể thao, du ngoạn, tham quan
sông nước, câu cá, tắm biển, lướt sóng…
1.5.Môi trường sinh học:
Đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên do
tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài sinh vật
từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó, các hệ sinh thái,
môi trường sống được tạo nên do các loài khác nhau sống chung trong những điều kiện
nhất định của một vùng hay một khu vực nào đó. Trong môi trường sinh học thì động vật
và thực vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với giải trí và du lịch của con người. Đồng
thời, đa dạng sinh học còn tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy rằng ở
khu vực càng có đa dạng sinh học cao thì càng có sức thu hút du khách đến tham quan, du
lịch, nghiên cứu.
Trong phát triển du lịch, các vườn quốc gia và cac khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa rất
lớn vì ở đó có sự tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý
hiếm. Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia nói trên là bảo vệ các
khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái. Tuy
nhiên những điểm du lịch ở các khu bảo tồn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại từ các loại
côn trùng độc, rắn độc, cá độc… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của du khách. Vì
vậy mà các khu du lịch này cũng cần có những thiết bị,dụng cụ để bảo vệ du khách khỏi
những nguy hiểm đó

1.6.Tai biến môi trường:
Tai biến môi trường là các sự cố hay các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng. ví dụ như :hạn hán, bão lụt, động đất…và các sự cố môi trường do con người gây ra
như: rò rỉ hóa chất độc hại, cháy nổ, sử dụng bom nguyên tử….bất kỳ loại tai biến nào
cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay đổi các điều kiên
tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch. Ngoài ra, các tai biến môi trường xã
hội, bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột tôn giáo, xung đột giữa các sắc
tộc, giữa các quốc gia. Tai biến môi trường sẽ làm giảm chất lượng môi trường du lịch, ảnh
hưởng đến tính mạng du khách, tác động xấu đến tâm lý du khách, làm cho họ cảm thấy
bất an khi lưu lại điểm du lịch đó. Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để
hạn chế các tai biến môi trường như sự sẵng sàng trong tình trạng đối phó với thiên tai,
cũng cần có những nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành
lập các bản đồ, sơ đồ phân vùng tai biến các nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu
quả trong các hoat động phát triển du lịch. Ngoài ra còn cần phải xây dựng các hệ thống
cảnh báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự an tâm. Hơn nữa,
phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho du khách cũng như cho
toàn xã hội.
2.Môi trường du lịch nhân văn
Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến
con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố
dân cư, dân tộc là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Khi
chúng ta đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường
du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của
môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng
đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên nhân văn ( di tích lịch sử, di sản thế giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân
tộc... )ở các điểm du lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các
giá trị nhân văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.
Bên cạnh đó,trình độ văn minh và dân trí có thể xem là yếu tố có ảnh hưởng đến chất

lượng môi trường bởi vì giữa các khu du lịch và cộng đồng dân cư luôn có mối quan hệ
giao tiếp gắn bó. Một môi trường du lịch được xem là thuận lợi khi trình độ văm minh và
nhận thức cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch đạt tới mức mà du khách
cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến trình độ cán bộ
nghiệp vụ vì đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển hoạt động du
lịch. Chúng ta cũng không thể xem thường yếu tố chất lượng cuộc sống dân cư bởi vì đây
là yếu tố ảnh hưởng tới cách sống, giao tiếp, nhận tức và văn minh cộng đồng. và chính vì
vậy cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch.
3.Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc
gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh tế xã hội thì cần xem xét
rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát
triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn
trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trường.
3.1.Yếu tố thể chế chính sách:
Đó là tất cả những chủ trương, chính sách có tính chiến lược về phát triển du lịch, phát
triển nguồn tài nguyên, phát triển nhân lực…đến các văn bản pháp luật như luật đầu tư,
luật tài nguyên, luật du lịch và các văn bản,quy định mang tính pháp lý đối với việc quản lý
hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội có liên quan. Yếu tố này thường ít được
xem trọng trong hệ thống chức năng của du lịch. Thực tế cho thấy rằng hệ thống chính trị,
các văn bản pháp luật như luật đầu tư, luật tài nguyên, luật bảo vệ môi trường,hệ thống tài
chính…và các chủ trương, chính sách phát triển du lịch dài hạn có ảnh hưởng rất lớn đối
với khả năng cạnh tranh của điểm du lịch đó trên trường quốc tế.
Chính những yếu tố pháp luật, thể chế chính sách thích hợp sẽ tạo nên hành lang pháp lý
thuận lợi cho sự phát triển du lịch, đồng thời hướng sự phát triển du lịch phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, phù hợp với những đặc điểm và điều
kiện cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước. chính những chiến lược và chính
sách phù hợp còn tạo điều kiện cho du lịch phát triển, thậm chí trong điều kiện khó khăn
nhất.
3.2.Trình độ phát triển khoa học công nghệ:

Khoa học công nghệ là yếu tố xuất hiện trễ nhưng có mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng
đối với các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển du lịch như tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch hiện đại và
hấp dẫn, ứng dụng vào kinh doanh du lịch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ tốt
cho du lịch và hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường xã hội cũng như môi trường nói
chung. Đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước cũng như nghiên cứu cơ bản về du lịch để có
hướng phát triển phù hợp hơn
3.3.Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật:
Mặc dù được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho dân cư địa phương nhưng yếu tố này lại
một chiếm vị trí rất quan trọng trong việc phát triển của môi trường kinh tế xã hội cũng
như môi trường du lịch. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật bao gồm toàn bộ các phương tiện ,
cơ sở phục vụ lưu trú, vận chuyển, thông tin, thương mại…sẽ tạo điều kiện tiếp cận khai
thác tài nguyên du lịch, phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan du lịch, giao lưu, trao đổi thông
tin… cũng như những nhu cầu thiết yếu của du khách. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải
quan tâm đến sự đa dạng của các cơ sở và hoạt động du lịch cũng như các vấn đề liên quan
như tổ chức quản lý, quy hoạch, nét thẩm mỹ trong các cơ sở và hoạt động du lịch cũng
cần phát huy tối đa nhằm tôn tạo các giá trị, vẻ đẹp của các khu di tích, điểm du lịch, các di
sản văn hóa truyền thống và các danh lam thắng cảnh của đất nước.
3.4.Môi trường đô thị và công nghiệp:
Đô thị là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, đặc biệt là các tài nguyên du lịch
nhân văn thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên ở đây cũng là nơi
thường xảy ra các tình trạng bất ổn về kinh tế xã hội cũng như mức độ ô nhiễm môi trường
rất cao gây ảnh hưởng xấu đến hình tượng du lịch
3.5.Yếu tố tổ chức quản lý xã hội:
Yếu tố này có ý nghĩa như một động lực cho sự phát triển bền vững nếu quản lý tốt thì sẽ
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
xã hội. Ở Việt Nam, việc tổ chức quản lý trong du lịch vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy mà
việc phát triển du lịch ở đây còn nhiều bất cập, khó khăn cũng như những hậu quả xấu đến
môi trường. Cũng chính vì vậy mà cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức du lịch thật
tốt để phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

3.6.Mức sống dân cư :
Mức sống dân cư có ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch vì thực tế cho thấy nước nào,
khu vực nào người dân có mức sống cao thì nhu cầu du lịch tăng và đồng thời tạo môi
trường tốt cho việc phát triển du lịch.
3.7.Yếu tố trật tự an toàn xã hội:
Một xã hội văn minh phải thể hiện ở trình độ đảm bảo an toàn, trật tự xã hội cho công dân
cũng như mọi mặt hoạt động của xã hội nói chung. Nó góp phần tạo nên hiệu quả hoạt
động du lịch vì chẳng những là điều kiện đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra mà còn có
tác động đến tâm lý du khách khi đến du lịch tại khu vực, quốc gia này. Trên thực tế cho
thấy những bất ổn như ở những nước xảy ra xung đột sắc tộc, chiến tranh, ở các khu vực
thương xảy ra bạo lực( khủng bố,bắt cóc…) và các tệ nạn xã hội (trộm cắp,ma túy…) thì
số lượng du khách giảm đi rõ rệt. Việt Nam được đáng giá là nước có tình hình an ninh trật
tự cao, chính vì vậy mà mọi người xem việt Nam là “điểm đến của thiên niên kỷ”.
III .Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch:
Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi
trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá, nhân văn.
Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công
viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc
tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu
rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích.
Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của
các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa
phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường. trong quá trình phát
triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự
suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch.
1.Tác động tích cực:
1.1.Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các
nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ

thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo
vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn
tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công
viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng
nhân tạo phục vụ du lịch.
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu
tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.
Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch
như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách
và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông
tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được
cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp
hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng s
Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du
lịch biển.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả.
Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu
vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.
Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.
1.2.Tác động đến môi trường du lịch nhân văn
Tác động đến chính trị: thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao lưu, hiểu
biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan
điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác nhau.
Ở bang Nam Ôxtrâylia, đã tiến hành một cuộc điều tra để xác định ảnh hưởng của du lịch
đối với hai láng và kết quả cho thấy du lịch đã làm tăng cường việc tiếp xúc giữa người
dân của hai làng nơi có hai dân tộc khác nhau và đã xóa bỏ được ranh giới chủng tộc đã tồn
tại hơn 1000 năm trước khi có du khách đến.
Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần

Du lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến. thông
qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt,
thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi luyện tình cảm. Vì vậy,
hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho
con người.
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của
phồn vinh xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết
của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội
của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và có tình thần
trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi
trường. Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự
nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và
địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc cung
cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn
có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân
tộc
Phát triển, giao lưu văn hóa: khách biết thêm về văn hóa của nước chủ nhà, biết âm nhạc,
nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của nước đó.
Tạo hình ảnh mới, người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng người dân nước họ du
lịch.
Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp
phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục
hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ.
Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ
đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những nước nghèo không có đủ tiềm
lực để trùng tu hay bảo vệ như:Các di sản kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ
hội, trang phục, lối sống truyền thống.
Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, các hoạt động
văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.

Ví dụ như hoạt động của Travel Walji’s thông qua viện trợ phát triển du lịch đối với vùng
núi xa xôi ở Kakakorum Nam Phi. Nguồn viện trợ này giúp hồi sinh các làn điệu âm nhạc
ở địa phương và các hoạt động múa kiếm truyền thống.
Du lịch tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như:Không để cho các
cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tiềm việc làm, tăng thu nhập của
dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho khách du
lịch.Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Phát triển du lịch có thể
phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.
Ví dụ Báo cáo kinh tế của tổ chức du lịch thế giới cho thấy nhiều công việc trong ngành du
lịch do phụ nữ đảm nhiệm, điều này đã làm thay đổi vai trò truyền thống của phụ nữ, họ có
vai trò kinh tế và xã hội tương đối mới khi tham gia vao hoạt động du lịch.
1.3.Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân.
Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm
từ 40% đến 60% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân. Công nghệ du lịch của thế giới chiếm
khoảng 6% thu nhập của thế giới.
Đối với nền kinh tế của vùng Caribean như các hòn đảo Cayman, Barbaclos, Curacao,
Aruba, Antigua và một số hòn đảo nhỏ ở Thài Bình Dương, ngành du lịch chiếm khoảng
50 đến 60% GDP. Ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, thu nhập từ du lịch chiếm khoảng 8
đến 10% GDP ở Indo và Philipine, 12% ở Malaysia, 16% ở Thái Lan, 20% ở Singapore và
Hồng Kông. Trên toàn cầu ngành du lịch chiếm khoảng 45,8 % tổng thu nhập của tất cả
các ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, ở Việt Nam tỷ trọng của du lịch trong GDP
1994 chiếm 3,5% và 1995 chiếm 4,9% trong tổng thu nhập. Năm 2002, du lịch chiếm
khoảng 8,8% GDP của thế giới và WTO đã dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 12,5%.
Đóng góp vào thu nhập của chính phủ Du lịch quốc tế tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn
cho ngành du lịch thế giới, năm 2000 đạt 476 tỷ USD.Một số quốc gia có thu nhập ngoại tệ
cao như Mỹ đạt 85,2 USD, Tây Ban Nha đạt 31 tỷ, Pháp đạt 29,9 tỷ USD ( số liệu của
WTO nắm 2000).WTTC ước tính nguồn thu từ thuế cá nhân từ du lịch một cách trực tiếp
và gián tiếp trên thế giới vào năm 1998 là trên 800 triệu USD, con số này theo dự báo sẽ
tăng gấp đôi vào năm 2010.

Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương. Xuất khẩu bằng con
đường du lịch đa số được gọi là xuất khẩu tại chỗ như các mặt hàng ăn uống, rau quả, hàng
lưu niệm. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn về nhiều mặt.
Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hóa đó đem xuất
khẩu theo đường ngoại thương. Hàng hóa du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn
giá xuất theo con đường ngoại thương là giá bán buôn. Tiết kiệm được chi phí đóng gói,
bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước chủ nhà. Sự
phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối
quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như là kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước
tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.
Du lịch tạo cơ hội giải pháp việc làm.
Với sự phát triển nhanh chóng và do đặc thù là dịch vụ nên ngành du lịch có hệ số sử dụng
lao động rất cao. Theo thống kê của Singapore, để tạo ra 1triệu USD ngành ngoại thương
thuê 14 lao động, trong khi đó du lịch cần 27 đến 33 lao động. Sự phát triển nhanh chóng
của du lịch quốc tế tạo ra nhiều việc làm. Ví dụ như chỉ riêng ngành khách sạn đã tạo ra
11, 3triệu việc làm trên thế giới năm 1995. Theo WTO, lao động trong ngành du lịch chiếm
khoảng 7% lực lượng lao động trên thế giới. Cuộc điều tra năm 1985 của ESCAP về kế
hoạch quản lì môi trường duyên hải phía Tây của Srilanca cho thấy năm 1982 ngành du
lịch đã đảm bảo việc làm trực tiếp cho khoảng 30 nghìn người và việc làm gián tiếp cho 35
nghìn người. ngoài ra còn làm lợi cho hơn 30 nghìn người nữa vì họ được tăng thu nhập do
hiệu ứng chảy tràn. Năm 1997 ngành du lịch trên thế giới có 252 triệu lao động ( chiếm 10,
7% lao động của thế giới)
Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và khả năng
phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành có liên quan.
Nhiều doanh nghiệp có qui mô và gia đình làm chủ như dịch vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu
niệm hay một nhà hàng nhỏ. Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóa đích
thực của vùng du lịch. Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hàng lưu niệm sản xuất tại
địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vật liệu của địa phương thì du lịch là
chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.

Khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và cơ hội
tìm việc làm đồng đều hơn. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế ước tính rằng du lịch tạo
ra nguồn thu không chính thức có thể bằng 100% nguồn thu chính thức ở các địa phương,
tạo nên hiệu quả kinh tế liên đới trong du lịch. Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu
nhập của các doanh nghiệp du lịch.
Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng. Giá trị đất gia tăng do thay đổi mục đích sử
dụng đất. khi DISNEY mua đất ở FLORIDA, giá đất là 350 USD/acre (0.4 mẫu). 5 năm
sau, vùng đất xung quanh tăng giá lên 150.000 USD/acre ( tăng hơn 428 lần).
Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, sự gia
tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.
Kích thích đầu tư ngành du lịch được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại
dịch vụ khác nhau. Vì thế, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và đôi khi cả kiến trúc
thượng tầng ( nghệ thuật, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ
kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nhỏ.
Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch
vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp.
Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ
thống điện, nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông, thu gom rác thải để cải thiện
hất lượng cuộc sống cho cư dân cũng như du khách.
Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến, mở cửa với bên
ngoài. Trên thực tế, để tạo môi trường đầu tư tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơi
ngành du lịch phát triển, đều coi trọng cải tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ
thuật du lịch. Ngoài ra, để có thể bảo đảm phát triển liên tục ngành du lịch, thu hút đầu tư
bên ngoài, cần coi trọng công tác bảo vệ môi trường, coi trọng lễ phép văn minh, giáo dục
đạo đức, nghề nghiệp của dân cư, coi trọng xây dựng pháp chế để tạo môi trường đầu tư
tốt. Cải thiện về mặt xã hội, các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm
nhiều hoạt động xã hội bổ ích. Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn.
Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học kĩ thuật. du lịch là hình
thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học. Hoạt động
thăm viếng nhau của đồng nghiệp trong du lịch thương mại hiện đại, du lịch hội nghị

chuyên ngành, du lịch du học tạo điều kiện cho phát triển khoa học – kĩ thuật du lịch.
Cải thiện y tế: Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao. Xử lí rác và nước thải
được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp.
Cải thiện về mặt xã hội: Cải thiện các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh
thêm nhiều hoạt động bổ ích
Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được nâng lên. Cơ hội đào tạo
được mở rộng, khuyến khích việc quản lí và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.
2.Tác động tiêu cực:
2.1.Đến môi trường tự nhiên:
• Tài nguyên nước xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá
rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục,
quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất
bị nhiễm độc bởi chất thải.
việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể
gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt. chất lượng
nứoc kém đi, bờ biển bị xuống cấp
các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm chất lượng nước
kém đi.
Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng xăng
dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.
• Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch
Đất bờ bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn, vì
thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng.
Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được
xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon của các phương tiện
giao thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…)
Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nứơc như: vứt rác bừa bãi
( khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức
khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất hyđrocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…), xăng dầu rơi vãi
tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước kém đi.

Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan,
đẩy nhanh quá trình xói mòn.
Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí
kém đi, các giá trị du lịch bị xuống cấp.
• Tài nguyên không khí
Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông,
do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân
đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng
cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt
động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài
Hậu quả trước mắt
Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra khi thi công các công trình du lịch và do sự hoạt động
tập trung của các phương tiện giao thông.
Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng.
Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, du lịch.
Tăng tiếng ồn do máy thiết bị xây dựng ( như máy đóng cọc), các phương tiện giao thông
phục vụ xây dựng, hoạt động của các nhà hàng karaoke, các quán bar dịch vụ ăn uống, đặc
biệt trong trường hợp khi các cơ sở dịch vụ này kề sát nhau.
Hoạt động dịch vụ ăn uống thường diễn ra vào cùng một thời điểm dẫn đến việc gia tăng
bụi khói, làm nóng bầu không khí hơn.
Hậu quả lâu dài
Ô nhiễm không khí do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí.
Ô nhiễm không khí do quá trình đốt ( củi, than, dầu, ga) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng
của các cơ sở, dịch vụ du lịch.
• Tài nguyên đất
Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch.
Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan
thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch
thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.
• Tài nguyên sinh vật

Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những khu
đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất
nơi cư trú.
Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại những
khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật
trong phạm vi khu du lịch.
Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.
Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái…các hoạt động du lịch dưới
nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm và thả neo tại những bãi đá san
hô đều làm gia tăng việc huỷ hoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài động vật ở dưới
nước. việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe
doạ diệt vong.
Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ
động thực vật.
Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động mạnh đến môi
trường của tôm hùm và các hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh thái nước ngọt
(sông, hồ) việc đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của khách cũng là mối đe doạ các động vật
có giá trị, đặc biệt là cá sấu.
Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách ở khu vực ven biển đã có tác động xấu
đến việc bảo tồn các loài sinh vật quí đang cần bảo vệ.
Các khu rừng cấm và rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách.
Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây bừa
bãi… làm mất dần nhiều loài động thực vật.
Ở các khu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du lịch cũng có ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống làm cho sự yếu tính bị mất đi và các sinh vật trở nên sợ
sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra.
2.2 Môi trường du lịch nhân văn
Hoạt động du lịch đã tác động đến dân địa phương trong quá trình họ quan hệ trực tiếp và
gián tiếp với du khách. ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các khía cạnh văn hoá – xã

hội khó có thể định lượng được vì phần lớn đó là
Những tác động của du lịch đến văn hoá xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi
các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức,
những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. phần lớn đó là những tác động gián
tiếp.
Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm.ở việt nam,
các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi
khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng.
• Văn hóa
Nền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị.
Văn hoá xuống cấp cả về qui mô lẫn tốc độ.
Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về tập quán tình dục.
Dân địa phương tiếp thu một cách không chọn lọc những tác phong, giá trị đúng mực của
khách nước ngoài. Làm cho nền văn hoá truyền thống địa phương thích nghi với nhu cầu,
đáp ứng lòng mong đợi của du khách.
• Tính truyền thống:
Tạo nên tình trạng quá tải về dân số, mất vệ sinh tệ hơn là sự mất lễ nghi trong các lễ hội.
Mất đi tình trạng ổn định ban đầu, mất đi lòng tự hào về văn hoá của chính mình.
Sự gắn bócộng đồng bị thay đổi, sự ràng buộc về họ hàng và cộng đồng bị rạn nứt.
Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách.
Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo thủ. Xã hội trở nên phức tạp hơn.
2.3. Môi trường kinh tế xã hội
Làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng:
Thay đổi cách tiêu dùng, hưởng thụ, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cướp và tội phạm phổ
biến.
Thương mại hoá hoạt động văn hoá truyền thống và xã hội. tăng thêm xung đột xã hội,
tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau. Cần nhiều cảnh sát hơn,
nhiều biện pháp kiểm soát hơn.
Các giá trị và lí tưởng bị xét lại
Quan hệ xã hội và sự lựa chọn : các quan hệ xã hội nhất thời với du khách không phải là

các quan hệ thực sự và có ý nghĩa lâu dài
Tốn kém về mặt kết cấu hạ tầng ở địa phương.
Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào ngành du lịch.
Hoạt động du lịch thường có tính thời vụ do các đặc điểm kinh tế - xã hội. do vậy, hầu hết
các công trình và các biện pháp hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn để đáp ứng nhu cầu của mùa
cao điểm, tránh lãng phí vào mùa thấp điểm.
Cư dân địa phương ở các khu du lịch và các khu nghỉ mát thường phải chịu đựng tình trạng
quá tải vào mùa du lịch và sẽ phải thay đổi lối sống của mình để phù hợp với sinh hoạt của
du khách.
Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi
trường trở nên tồi tệ do vứt rác và đổ nước thải bừa bãi và chưa có đủ khả năng để xử lí đồ
phế thải. việc tích tụ rác thải, đặc biệt là ở các khu du lịch, có thể thu hút nhiều loại côn
trùng, các loài gậm nhấm, là nơi sinh sôi nảy nở của chúng, làm cho dịch bệnh có điều kiện
phat triển gây nguy hại cho sức khoẻ du khách cũng như dân cư địa phương.
Hoạt động du lịch tại một số khu vực là nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong cộng đồng.
Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các
bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường sá tắt nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng
cuộc sống.
Kinh tế: lượng ngoại tệ nhập vào không thể tính được cụ thể bởi bản thân ngành du lịch
cũng cần khoảng chi ngoại tệ.
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM:
Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến
tài nguyên và môi trường. những hoạt động này có thể là tích cực , song cũng có thể là
tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tour
chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi
trường xác đáng.
Để việc lập kế hoạch , thực hiện các dự án, các chính sách phát triển du lịch và bảo
tồn tài nguyên và môi trường hiệu quả thì việc nghiên cứu , đánh giá các tác động của
du lịch lên tài nguyên và môi trường phải tiến hành song song cùng lúc với quy hoạch

du lịch.
I.Những tác động tích cực:
1.1.Chính sách bảo tồn các giá trị của tài nguyên tự nhiên:
Các giá trị của tài nguyên tự nhiên bao gồm :các khu vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên,các khu rừng lịch sử- văn hóa – môi trường,sự đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học,
và các yếu tố tự nhiên.
• Chính sách bảo tồn giá trị của các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sự đa
dạng sinh thái và đa dạng sinh học:
Tiến hành nghiên cứu thống kê, xếp hạng công nhận, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.
Ví dụ : Đã tiến hành nghiên cứu công nhận các khu vườn quốc gia sau :
Vùng Tên vườn Năm thành lập Diện tích
(ha)
Địa điểm
Trungdu
và miền núi
phía Bắc
Hoàng Liên Sơn
Lào Cai
Ba Bể
1992 7.610 Bắc Kạn
Bái Tử Long
22001 15.783 Quảng Ninh
Xuân Sơn
2002 15.048 Phú Thọ
Tam Đảo
36.883 Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
Đồng bằng
Bắc Bộ
Ba Vì

1991 6.986 Hà Tây
Cát Bà
1986 15.200 Hải Phòng
Cúc Phương
1994 20.000 Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình
Xuân Thủy
2003 7.100 Nam Định
Bắc Trung Bộ
Bến En
1992 16.634 Thanh Hóa
Pù Mát
2001 91.113 Nghệ An
Vũ Quang
2002 55.029 Hà Tĩnh
Phong Nha-Kẻ Bàng
200.000 Quảng Bình
Bạch Mã
1991 22.030 Thừa Thiên-Huế
Tây Nguyên
Chư Mom Ray
2002 56.621 Kon Tum
Kon Ka Kinh
2002 41.780 Gia Lai
Yok Đôn
1991 115.545 Đăk Lăk
Chư Yang Sin
2002 58.947 Đăk Lăk
Bidoup Núi Bà
64.800 Lâm Đồng
Đông Nam Bộ

Cát Tiên
1992 73.878 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
Bù Gia Mập
2002 26.032 Bình Phước
Côn Đảo
1993 15.043 Bà Rịa-Vũng Tàu
Lò Gò Xa Mát
2002 18.765 Tây Ninh
Tây Nam Bộ
Tràm Chim
1994 7.588 Đồng Tháp
U Minh Thượng
2002 8.053 Kiên Giang
Mũi Cà Mau
2003 41.862 Cà Mau
U Minh Hạ
2006 8.286 Cà Mau
Phước Bình
2006 19.814 Ninh Thuận

×