Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.37 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN TUẤN AN NINH

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN TUẤN AN NINH

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH VĂN THÔNG


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tác giả. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Hà Nội, ngày
tháng năm
2020
Tác giả

Phan Tuấn An Ninh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo Khoa Kinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Văn Thông, thầy
là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Cục hải quan Hà Nội, các
đồng chí lãnh đạo các đơn vị, các phòng ban trực thuộc Cục hải quan hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản
đồ trong q trình nghiên cứu luận văn.

Cuối cùng, tơi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những
người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2020
Tác giả

Phan Tuấn An Ninh


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................................iii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1........................................................................................................ 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP
KHẨU TẠI HẢI QUAN..................................................................................... 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 6
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại hải quan
...............................................................................................................................8
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản..............................................................................8
1.2.2 Nội dung của quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Hải quan
.............................................................................................................................13
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục
Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...............................................22
1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số Cục
Hải quan và bài học đối với Hà Nội....................................................................28
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn tại một số Cục Hải quan........................................28

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Cục hải quan Hà Nội...................................31
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................33
2.1 Phương pháp thu thập thông tin....................................................................33
2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp........................................................................33
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp........................................................33
2.2. Phương pháp xử lý tài liệu...........................................................................34


2.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả.................................................................... 34


2.2.2 Phương pháp so sánh................................................................................. 34
2.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp.............................................................. 35
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI.................................36
3.1 Quá trình hình thành, phát triển của Cục Hải quan Hà Nội..........................36
3.1.1 Lịch sử hình thành phát triển..................................................................... 36
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Nội................................................. 38
3.1.3 Đội ngũ cán bộ, viên chức......................................................................... 39
3.1.4 Một số kết quả đã đạt được của Cục Hải quan Hà Nội..............................40
3.2 Thực trạng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải
quan Hà Nội........................................................................................................ 43
3.2.1 Lập kế hoạch quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục
Hải quan Hà Nội................................................................................................. 43
3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục
Hải Quan Hà Nội.................................................................................................44
3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
hải quan...............................................................................................................51
3.3 Đánh giá chung quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải
quan Hà Nội........................................................................................................ 56

3.3.1 Kết quả đạt được........................................................................................56
3.3.2 Hạn chế...................................................................................................... 58
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................... 59
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC
HẢI QUAN HÀ NỘI.........................................................................................61
4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu tại Cục hải quan Hà Nội.............................................................................61


4.1.1. Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh mới
.............................................................................................................................61
4.1.2. Định hướng hoàn thiện..............................................................................62
4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội................................................................... 65
4.2.1. Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản lý rủi ro.................................. 65
4.2.2. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản
lý rủi ro trong qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.......68
4.2.3. Tăng cường quan hệ phối hợp với hợp tác quốc tế trong quản lý rủi ro...69
4.2.4. Tập trung thu thập hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá thơng tin, trao
đổi thông tin để từ xây dựng các tiêu chí QLRR................................................ 70
4.2.5. Xây dựng trung tâm dữ liệu và cơng nghệ thơng tin phù hợp với u cầu
phân tích rủi ro.................................................................................................... 71
Nâng tầm địa vị pháp lý, phát ữiển năng lực của đem vị chuyên trách QLRR tại
các cấp, vừa đảm bảo yêu cầu hệ thống, chuyên nghiệp, chuyên sâu, vừa đáp
ứng yêu câu QLRR đặc thù vừa đáp ứng các đòi hỏi của hội nhập quốc tế và cải
cách hiện đại hóa hải quan. 4.2.6. Cải cách bộ máy, phân công nhiệm vụ công
chức hải quan làm nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý rủi ro................................ 72
4.2.7. Giải pháp gắn liền với tình hình mới của Cục hải quan Hà Nội...............74

KẾT LUẬN........................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu
1

AFTAKhu vực mậu dịch tự do
2

APEC

3

ASEAN

4

ECUS

5

EU

6

FDI


7

GDP

8

HQ

9

KT

10

QLRR

11

UNCTAD

12

USD

13

VCISHệ thống thơng tin tình báo Hải quan

14


VNACCS Hệ thống thông quan tự động

15

WCOTổ chức Hải quan Thế giới

16

WTOTổ chức thương mại thế giới

17

XNKXuất nhập khẩu

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1

2
3
4
5

6

7



ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
1
2

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
1
2

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Rủi ro tồn tại trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hiện nay. Trong thương
mại và các hoạt động liên quan thương mại, hải quan là cửa ngõ của một quốc
gia. Việc tham gia hội nhập kinh tế sâu và rộng của Việt Nam đặt ra rất nhiều
trọng trách khi hải quan vừa phải đóng vai trị đi đầu trong thuận lợi hóa thương
mại, vừa phải hết sức tỉnh táo để ngăn chặn rủi ro cho quốc gia mình ngay từ cửa
ngõ, bảo vệ an ninh kinh tế của quốc gia, bảo vệ cộng đồng xã hội và tạo thuận
lợi cho hoạt động thương mại, hợp tác quốc tế dựa trên tính tuân thủ luật pháp
về hải quan và các quy định khác có liên quan. Diễn biến thương mại càng rộng,
càng phức tạp, rủi ro hải quan càng gia tăng. Ngành Hải quan có trách nhiệm
phải ngăn chặn những hành vi, hàng hóa tiềm ẩn rủi ro ở mức cao nhất.

Trong bối cảnh Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được
triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, với 100% quy trình thủ tục
được tự động hóa và hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải
quan bằng phương thức điện tử, công tác quản lý rủi ro ngày càng phải tinh vi.
Cơ quan Hải quan Việt Nam đã triển khai Chương trình quản lý giám sát hải
quan tự động cảng biển, cảng hàng khơng; thí điểm triển khai hệ thống thông tin,
quản lý các doanh nghiệp hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu; triển khai nộp
thuế qua ngân hàng… Luật Hải quan; Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Nghị định
59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Việt Nam mở rộng về phạm vi
và chuyên sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong các lĩnh vực
nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc áp dụng quản lý rủi ro trong thực hiện thủ
tục hải quan đối với hàng hóa XNK; tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá
trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan nói riêng cũng như
cơng tác quản lý của ngành Hải quan nói chung.
1


Tuy nhiên, trong q trình triển khai cơng tác quản lý rủi ro, ngành hải
quan còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cụ thể: các quy định về quản lý rủi ro
đang được quy định tại nhiều văn bản; một số hoạt động nghiệp vụ hải quan
chưa áp dụng quản lý rủi ro; hạn chế về chất lượng đánh giá và quản lý doanh
nghiệp tuân thủ dẫn đến việc áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ trong quản lý hải
quan còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được các yêu cầu tạo thuận lợi trong hoạt động
XNK; chất lượng hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro .
Trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thủ đô
Hà Nội được đánh giá là điểm đến thu hút của các nhà đầu tư nước cũng như
ngồi nước, đặc biệt trong lĩnh vực cơng nghiệp như: sản xuất, chế tạo, chế
biến.... Xu hướng này có những tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu
(XNK) hàng hố nói chung và quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập

khẩu nói riêng. Hải quan Hà Nội là một đơn vị mạnh trong cải cách hành chính,
hiện đại hóa hải quan, cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong quản lý rủi
ro. Cục Hải quan Hà Nội đã giao các chi cục hải quan trực thuộc xây dựng danh
sách doanh nghiệp trọng điểm, hàng tháng gửi báo cáo đánh giá tình hình XNK
về cục, trên cơ sở đó xây dựng danh sách doanh nghiệp trọng điểm của cục để
thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra, cảnh báo trên hệ thống quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, việc áp dụng QLRR khơng chỉ mang lại thuận lợi cho công tác
quản lý của ngành Hải quan mà cịn mang lại những lợi ích thiết thực cho Doanh
nghiệp.
Thứ nhất, QLRR là nền tảng của việc tự động hóa hải quan, góp phần giảm
thiểu thủ tục hải quan.
Thứ hai, do dựa trên việc phân tích các đối tượng trọng điểm, tập trung vào
các đối tượng rủi ro cao nên các đối tượng chấp hành tốt, trong diện rủi ro thấp
sẽ được tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan, việc này sẽ khuyến khích các DN tự
nguyện tuân thủ để được hưởng các ưu đãi về thủ tục hải quan.
2


Thứ ba, áp dụng QLRR trong công nghệ thông tin nhằm minh bạch hóa các
họat động thủ tục hải quan, qua đó làm giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm
bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan,
điều này giúp cho DN không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí
phát sinh; đặc biệt loại trừ các tệ nạn gây phiền hà sách nhiễu có thể nảy sinh
trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Thứ tư, để thúc đẩy sự hợp tác, quan hệ đối với các DN, hướng tới các
chuẩn mực quốc tế, QLRR tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với
cộng đồng DN, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt, DN có kim ngạch XNK lớn,
đảm bảo tính tuân thủ pháp luật XNK, cơ quan hải quan xem xét lựa chọn tham
gia chương trình DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan, DN sẽ được hưởng lợi, gia
tăng năng lực cạnh tranh, được áp dụng thủ tục thơng quan hàng hóa nhanh hơn

rất nhiều từ cơ chế ưu tiên này.
Không những vậy, trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro, Hải quan Hà
Nội đã đề xuất Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính những kiến nghị giải pháp
trong quản lý rủi ro hàng hóa. Nghiên cứu trường hợp Quản lý rủi ro đối với
hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội, vì vậy, mang tính cấp thiết
về khoa học và thực tiễn.

3


2. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thực trạng công tác Quản lý rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải

1.

quan Hà Nội trong thời gian qua như thế nào?
2.

Cơng tác quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải

quan Hà Nội có những kết quả và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế?
3.

Cục hải quan Hà Nội cần có giải pháp gì để hồn thiện quản lý rủi ro

hàng hố xuất nhập khẩu thời gian tới?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.


Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất nhập
khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp hồn
thiện quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan.

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

tại một số Cục Hải quan và bài học đối với Cục Hải quan Hà Nội.
-

Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại

Cục Hải quan Hà Nội
-

Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro đối với hàng hóa

xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là cơng tác quản lý rủi ro đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội.
4



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng từ năm 2016
đến
2019. Đề xuất mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2025.
-

Phạm vi khơng gian: Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

tại Cục Hải quan Hà Nội.
-

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến áp dụng

quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK của Hải quan.
5.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại hải quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan Hà Nội.
Chương 4: Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý rủi ro đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội.

5



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HĨA XUẤT, NHẬP
KHẨU TẠI HẢI QUAN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có khá nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý rủi ro đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu, điển hình trong số đấy là của những tác giả sau:
Đinh Văn Hòa (2014) đã hệ thống những vấn đề lý luận về QLRR trong
lĩnh vực Hải quan, nêu ra kinh nghiệm trên thế giới để rút ra bài học trong
QLRR cho Hải quan Việt Nam trong đề tài "Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro
trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục Hải quan Hà Tĩnh". Đề tài đã phân tích
thực trạng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam, nêu bật được những kết quả
đạt được và những tồn tại của hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập
khẩu tại cục Hải quan Hà Tĩnh. Từ đó, đưa ra hệ thống giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục Hải quan
Hà Tĩnh.
Ngơ Duy Tùng (2014), một số giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro trong
hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Bình Phước
đến năm 2020, luận văn thạc sĩ trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai). Nghiên
cứu đã chỉ rõ để QLRR được triển khai hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý hải quan cả về phương diện kiểm soát lẫn tạo thuận lợi cho thương
mại, cần đẩy mạnh QLRR theo hướng áp dụng trong tất cả các khâu của quá
trình quản lý hải quan, giảm thiểu rủi ro, gắn thực hiện hiệu quả QLRR với việc
xây dựng nền tảng QLRR do Hiệp ước Kyoto khuyến nghị và hòa nhịp với tiến
trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam, triển khai đồng bộ QLRR về phương diện
chủng loại hàng hóa XNK,… phù hợp với định hướng đó nên ưu tiên thực hiện
6



các giải pháp áp dụng đồng bộ khung pháp lý chế định hoạt động hải quan theo
quy trình quản trị rủi ro, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hải quan liên quan đến
hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng quản trị rủi ro, nâng cấp và ứng dụng hệ
thống thơng tin phù hợp với u cầu phân tích, cải cách bộ máy quản lý hải quan
phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản trị rủi ro, đầu
tư cơ sở vật chất cần thiết cho quản trị rủi ro, tăng cường quan hệ phối hợp và
hợp tác quốc tế trong quản trị rủi ro. Với truyền thống nỗ lực đổi mới của đội
ngũ nhân viên hải quan tận tụy, chuyên nghiệp, kết hợp với sự hỗ trợ của
phương pháp QLRR dựa trên cơ sở khoa học Cục Hải quan tỉnh Bình Phước sẽ
tiến hành hiện đại hóa thành cơng, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý hải
quan, đưa nước ta lên vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Quách Đăng Hòa (2016), “Nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chuẩn quản
lý rủi ro của Hải quan Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà
Nội. Trong đề tài này tác giả đã đi sâu phân tích nhằm xây dựng khung tiêu
chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam, đề tài cũng đã phân tích xây dựng,
quản lý và sử dụng hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan.
Nguyễn Khánh Dư (2017), quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Cục hải quan Hải Phòng, luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học dân
lập Hải Phòng. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng đối với quản trị rủi ro
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải phịng từ đó đã đề xuất
một số giải pháp để tăng cường công tác quản trị rủi ro như: cập nhật kịp thời
các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động hải quan, đến hoạt động quản lý
rủi ro trong và ngoài ngành Hải quan để nhằm giảm tỷ lệ chuyển luồng, xác định
được đúng đối tượng lợi dụng sự thơng thống của Hải quan và của các văn bản
để thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế…; Tập trung thu thập hồ sơ doanh
nghiệp, phân tích đánh giá thơng tin, trao đổi thơng tin để từ xây dựng các tiêu
chí QLRR; Xây dựng trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin phù hợp với yêu
7



cầu phân tích rủi ro; Cải cách bộ máy, phân công nhiệm vụ công chức hải quan
làm nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý rủi ro; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực cán bộ quản lý rủi ro; Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với
việc áp dụng quản lý rủi ro trong qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất, nhập khẩu.
Thời gian qua các nghiên cứu trên đã đánh giá tầm quan trọng cũng như
sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động Hải quan, tuy nhiên, với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với q trình tồn cầu hóa thì phương
pháp quản lý rủi ro hiện đại cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình
hình thực tế, các đề tài trên đã có những lỗi thời về mặt số liệu và lý luận.
Đề tài đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo đó là thực trạng quản lý rủi ro tại
Cục Hải quan Hà Nội từ đó làm rõ phương hướng và giải pháp quản trị rủi ro đối
với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Hà Nội nói riêng và các Cục Hải quan nói
chung. Do đó, hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nào đó kiến
thức, thơng tin cũng như quan điểm để hồn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong
hoạt động xuất nhập khẩu trong tình hình mới.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
hải quan
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro
Trong thực tế, cả về phương diện lý thuyết cũng như trong thực tế quản lý,
có những khái nhiệm khác nhau về rủi ro. Thực chất nói về rủi ro, khơng có một
định nghĩa duy nhất, rủi ro có thể là: Sự cố/điều có thể xảy ra ngồi mong đợi,
khơng mong muốn, khả năng xảy ra một sự cố khơng may, sự khơng thể đốn
trước về kết quả, sự không chắc chắn về tổn thất. Rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu
nhiên tiêu cực tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh làm thay đổi kết quả
theo chiều hướng bất lợi. Rủi ro cũng là khả năng sai lệch xảy ra giữa
8



giá trị thực tế và kỳ vọng, kết quả sai lệch càng lớn thì rủi ro càng nhiều. Rủi ro
là sự việc không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội
ngày nay. Trong cuộc sống và công việc hàng ngày của chúng ta, rủi ro có thể
xuất hiện trên bất kỳ mọi lĩnh vực, không ngoại trừ một ai, một quốc gia, một
dân tộc, một lãnh thổ nào... Sự kiện đánh bom tòa tháp đơi ngày 11-09-2001 tại
New York - Mỹ là một ví dụ điển hình.
Tuỳ từng trường phái mà quan niệm về rủi ro có thể khác nhau.
* Theo trường phái tiêu cực
-

Rủi ro là điều khơng may mắn, có tính chất tiêu cực bất ngờ xảy đến

(Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội in và xuất bản năm
1995), Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại… (dịch từ
nguyên bản Từ điển Oxford).
-

Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu đã định nghĩa “Rủi ro là

những sự việc bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp”…
* Theo trường phái trung hoà
-

“Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, là sự bất trắc cụ thể liên quan đến

một biến cố không mong đợi” (Alan Willet).
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight).

-

“Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có

thể xác định được” (Marilu Carty).
Như vậy, phần lớn các học giả theo trường phái trung hoà đều thống nhất rằng:
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa
mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát,
nguy hiểm… cho con người, nhưng trong rủi ro cũng có những cơ hội có thể
được mang lại”.
9


* Rủi ro trong lĩnh vực Hải quan
Rủi ro trong lĩnh vực hải quan có thể phân chia thành hai dạng chủ yếu:
rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan được đánh giá qua biểu
hiện của một số đặc tính tự nhiên của hàng hóa cùng với sự kết hợp của phân
loại, thuế XNK, xuất xứ hàng hóa, phương tiện vận tải, phương thức vận
chuyển, đóng gói…là đối tượng cho hành vi vi phạm PLHQ. Ví dụ như hàng
hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa có thuế suất nhập
khẩu cao,…Rủi ro chủ quan được đánh giá qua biểu hiện của các yếu tố liên
quan như nhà XK, NK, hàng vận chuyển, đại lý khai hải quan…Các yếu tố chủ
quan được nhận biết từ sự kết hợp của các yếu tố cho phép đặc trưng hàng hóa
và có tính chất xác định các hành vi liên quan trong hoạt động; đặc biệt là các
chủ thể tham gia trực tiếp như nhà nhập khẩu, đại lý hải quan…Ví dụ như doanh
nghiệp thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, doanh nghiệp nhiều lần vi
phạm PLHQ,…
* Rủi ro trong kinh doanh Xuất nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh XNK là hoạt động luôn biến động theo thời gian và
không gian, chứa đựng nhiều rủi ro và sự mạo hiểm. Do có sự tách biệt về môi

trường địa lý, sự khác biệt về môi trường văn hoá - xã hội, phong tục tập quán
cũng như quan điểm chính trị giữa các quốc gia nên rủi ro trong kinh doanh
XNK rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh những điểm chung về rủi ro như đã nêu
ở trên, rủi ro kinh doanh XNK cịn có những đặc điểm riêng. Về cơ bản, rủi ro
trong kinh doanh XNK là những sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo
ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời,
nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt
động kinh doanh XNK.
Rủi ro thông thường được bao gồm bằng 03 yếu tố cấu thành, đó là: xác
suất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng.
10


1.2.1.2 Khái niệm về quản lý rủi ro
Cho đến nay, chưa có bất kỳ một khái niệm thống nhất về Quản lý rủi ro.
Có khá nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro, đưa ra những
khái niệm về quản lý rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Trên thế giới, Quản lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả không chỉ thành
công tại những “khu vực tư nhân” khi mà các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng,
thương mại, cơng nghiệp… tìm khả năng nắm bắt, tạo ra cơ hội để cải thiện kết
quả kinh doanh của mình mà việc áp dụng quản lý rủi ro cịn có thể
giúp cho nhiều “khu vực công” xác định được những lĩnh vực có rủi ro với mức
độ, thang độ nhất định để từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định xử lý rủi ro trong
điều kiện phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Theo bộ tiêu chuẩn TCVNISO/IEC31010:2013, khái niệm quản lý rủi ro
được hiểu là “Việc áp dụng một cách hệ thống các thông lệ và thủ tục quản lý
nhằm cung cấp thông tin cần thiết để xử lý rủi ro”.
Có những nhà nghiên cứu cho rằng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc
mua bảo hiểm. Đó chính là việc chỉ quản lý những rủi ro thuần tuý, những rủi ro
có thể phân tán, những rủi ro “có thể mua bảo hiểm”.

Trong khi đó, trường phái hiện đại lại cho rằng cần phải quản lý tất cả mọi
loại rủi ro của doanh nghiệp một cách toàn diện và đầy đủ, hơn nữa, quản lý rủi
ro còn là một chức năng chung để nhận dạng, đánh giá, đối phó với những
nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức.
Quan điểm của trường phái hiện đại ngày nay có thể coi là một quan điểm
“quản lý rủi ro tồn diện”, theo đó, trong lĩnh vực kinh doanh XNK, Quản lý rủi
ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm
nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro.
Vậy Quản lý rủi ro đó là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn
11


diện và có hệ thống nhằm nhận biết, kiểm sốt, đề phòng và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro.
Để quản lý rủi ro hiệu quả địi hỏi có sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích,
và như vậy, tất yếu sẽ khơng thể có đủ chi phí để giải quyết tất cả các rủi ro một
cách ngang bằng như nhau nên rủi ro cần phải được phân tách thành các loại
khác nhau dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hay không thể chấp
nhận được nhằm xử lý một cách phù hợp với các loại rủi ro khác nhau đó.
1.2.1.3 Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải
Quan - Rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải Quan:
Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) “Hải quan là cơ quan của Chính
phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan và thu thuế hải quan và các loại
thuế khác đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các bộ luật khác có liên
quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hoặc lưu kho hàng hóa”.
Theo Điều 4, Luật Hải quan năm 2015 thì rủi ro Hải quan là “nguy cơ
không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”.
- Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải Quan:

Theo tổ chức Hải quan thế giới WCO, quản lý rủi ro hải quan được hiểu là
“việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý và thông lệ mang đến cho Hải
quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc lô
hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Khi áp dụng quản lý rủi ro như một nguyên lý quản lý
thì có thể giúp cho Hải quan khơng chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách
hiệu quả mà cịn giúp cho cơ quan Hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo
hướng cải thiện toàn bộ hoạt động của mình.
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn
dưới Luật, quản lý rủi ro hải quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các
quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và
12


phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan,
quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng
hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế”
Như vậy, có thể thấy xét trên phương diện lợi ích quốc gia và lợi ích quốc
tế, hoạt động Hải quan đóng một vai trị khơng nhỏ nhằm phịng chống cũng như
kiểm sốt các hành vi gian lận thương mại quốc tế, phục vụ những mục tiêu phi
pháp như buôn lậu, xuất nhập khẩu những hàng hóa danh mục cấm của Nhà
nước và của quốc tế… Ngay từ lúc bắt đầu xuất hiện, Hải quan được thành lập
chủ yêu với mục đích là đánh thuế vào hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước vì thời bấy giờ các thương gia giàu có mới có thể
bn bán, trao đổi hàng hố đa quốc gia. Ngày nay, khơng chỉ đơn thuần là thu
thuế, ngành Hải quan còn mở rộng các chức năng nhiệm vụ trong đó quản lý rủi
ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là một chức năng quan trọng.
1.2.2 Nội dung của quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Hải
quan

1.2.2.1. Lập kế hoạch quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Lập kế hoạch quản lý rủi ro đối là chức năng rất quan trọng đối với công
tác quản lý, trong đó có cơng tác quản lý nhà nước về hải quan, bởi vì nó gắn
liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp
nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được
các mục tiêu đề ra. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro hàng nhập khẩu có ý nghĩa
quan trọng trong việc chủ động hoạt động giám sát hải quan. Thông qua việc xây
dựng kế hoạch giám sát hải quan hàng nhập khẩu có thể phịng ngừa, ngăn chặn
và đẩy lùi gian lận thương mại khi hàng hóa nhập khẩu qua biên giới vào một
quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương, làm lành mạnh hóa các quan hệ thương
mại, sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước.
Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa tại Cục Hải Quan bao gồm các nội dung:
13


×