Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tác động xã hội của du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.31 KB, 11 trang )

‘’TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH’’
Báo cáo đề dẫn của GS. C.L.Jenkins
Cố vấn của WTO
tại Hội nghị quốc tế của các nhà quản lý du lịch thế giới
về tác động xã hội của du lịch
tại Manila, Phillipines
22/5/1997
GIỚI THIỆU
Hội nghị quốc tế Các Nhà Quản Lý Du Lịch tập trung thảo luận đề tài tác động xã hội
của du lịch. Đây là một vấn đề quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư, chính phủ cũng như các bên có liên quan. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà du
lịch đem lại; tuy nhiên những ý kiến chỉ trích về tác động tiêu cực của nó đối với xã hội trong
quá trình phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên. Những vấn đề như mại dâm, cờ bạc, suy
giảm các giá trị đạo đức… thường đi liền với sự tăng trưởng của du lịch tại nhiều quốc gia, bao
gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân-quả này cần
được làm sáng tỏ. Sự tăng trưởng của du lịch có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến các
vấn đề trên; nó chỉ góp phần làm cho các tệ nạn trở nên trầm trọng hơn. Điều này không có
nghĩa là chúng ta có thể coi thường những vấn đề đó. Trên thực tế, bởi du lịch thường bị coi là
nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội, chúng ta cần xác định rõ nó thật sự là nguyên nhân hay
chỉ là một nhân tố tác động. Thật không may, không ít tài liệu hiện có lại tập trung phản ánh
khía cạnh tiêu cực của vấn đề.
Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội là không thể
tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh chóng và chiếm một tỉ
lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng
của các chuẩn mực văn hoá - xã hội tại địa phương cũng góp phần chi phối tác động của du
lịch trong khu vực. Du lịch là một tác nhân thay đổi; phạm vi hoạt động của du khách, sự can
thiệp về văn hoá, các cơ hội phát triển thương mại do nó mang lại hiển nhiên sẽ tác động đến
cộng đồng địa phương. Không phải tất cả những tác động trên đều mang ý nghĩa tiêu cực. Tại
nhiều nước, rõ ràng du lịch đã đem lại những lợi ích về mặt kinh tế dưới các hình thức tạo việc
làm, điều tiết thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng thu ngân khố quốc gia, góp phần đa dạng
hoá và tái phân phối thu nhập. Sự tăng trưởng của du lịch chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên


(như hệ thống bãi biển, rừng, động thực vật và phong cảnh) mà hiệu quả kinh tế sẽ không cao
nếu được khai thác theo những hướng khác. Đối với những người dân sống trong những khu
vực này, các hoạt động du lịch tạo điều kiện cải thiện mức sống thông qua các cơ hội việc làm
và hoạt động thương mại, giúp phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tạo cơ hội tiếp cận
với những dịch vụ tiên tiến gắn liền với sự phát triển của du lịch. Bên cạnh đó, người dân còn
có được niềm tự hào trong việc trình diễn nền văn hoá đậm đà bản sắc của địa phương.
1
Tuy nhiên, mọi lợi ích về kinh tế – xã hội đều có cái giá của nó. Nhiều tài liệu đã ghi
nhận những thiệt hại về mặt xã hội do du lịch gây ra, đặc biệt là những thay đổi tiêu cực tại địa
phương về tôn giáo, trang phục, các chuẩn mực hành vi, phong tục truyền thống… Những thay
đổi này thường được coi là hậu quả của một tác nhân hành động, tức là khi cộng đồng địa
phương bắt chước những hành vi và các đặc điểm phi bản địa khác. Việc kiểm soát những
thay đổi này là một công việc khó khăn bởi chúng không xảy ra một cách đột biến mà diễn tiến
trong một quá trình lâu dài, và thông thường chỉ có thể nhận ra một thay đổi như vậy khi nó đã
trở thành thói quen. Tại các quốc gia-điểm đến du lịch và các vùng trực thuộc, sự phát triển du
lịch bị coi là “tác nhân thay đổi” dẫn đến những xu hướng trên. Những thay đổi này không hề
được chào đón, đồng thời khách du lịch bị coi là thủ phạm chính của những diễn tiến tiêu cực
về mặt xã hội, và ngành du lịch phải đương đầu với những lời phê bình chỉ trích. Trong nhiều
trường hợp, trình độ quản lý yếu kém đối với phát triển du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến
những thay đổi ngoài ý muốn. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà thế giới được coi là một
ngôi làng chung, thì sự phát triển và vai trò truyền bá của các phương tiện thông tin đại chúng
cũng có ảnh hưởng đối với những biến đổi về mặt xã hội. Chúng ta cần nhận ra tầm quan
trọng của việc phân biệt những vấn đề chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch với những vấn đề
mang tính phổ biến trên thế giới.
Điều may mắn là cùng với việc du lịch đã phát triển đến phạm vi toàn cầu, chúng ta đã
tích luỹ được nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như sự quan tâm chung về tác động tiêu cực
của phát triển du lịch đối với xã hội. Qua những kinh nghiệm đã thu thập được, chúng ta nhận
thấy những vấn đề liên quan đến du lịch trong xã hội hiện nay (ví dụ như tệ nạn ma tuý) không
còn là chuyện mới mẻ hoặc chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất. Điều tương đối mới là thế
giới hiện ngày càng quan tâm đến một thực tế rằng, nếu chúng ta không có những hành động

thích hợp, những vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn và tiếp tục phá hoại hình ảnh của du
lịch như một nhân tố tích cực đối với sự phát triển. Chúng ta cần xây dựng một chiến lược
quản lý nhằm kìm hãm và hạn chế những hiện tượng bị coi là tác động tiêu cực đối với xã hội.
Bên cạnh những chiến lược nhằm tăng cường lợi ích kinh tế của du lịch, các nhân tố xã hội,
văn hoá, môi trường cũng cần được quản lý một cách hiệu quả.
Việc kiểm soát những tác động xã hội của du lịch không chỉ là trách nhiệm của riêng
cấp chính quyền. Du lịch là một tập hợp gồm nhiều tiểu ngành, do đó sự phối hợp trong cam
kết và hành động là cần thiết nhằm kiểm soát và hướng tới xoá bỏ các vấn đề tồn tại. Điển
hình là việc Tổ chức Du lịch Thế giới WTO đưa ra kế hoạch xây dựng Lực lượng Đặc Nhiệm
Giám sát Mại dâm Trẻ em và Mại dâm Du lịch (Tourism and Child Prostitution Watch Task
Force) tại Đại hội Quốc tế về Phòng chống Khai thác Tình dục Trẻ em vì Mục đích Thương mại
(World Congress against Commercial Sexual Exploitation of Children) tổ chức tại Stockholm,
Thụy Điển (tháng 8/1996). Việc xoá bỏ những ảnh hưởng ngoài ý muốn của du lịch về mặt xã
hội cũng như trong các lĩnh vực khác là mối quan tâm chung của các nhà đầu tư du lịch trên
thế giới. Nếu hành động này không được thực hiện, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế các
điểm đến du lịch có thể sẽ quay lưng lại với các hoạt động du lịch, trong không khí đó khách du
lịch cảm thấy họ không hề được chào đón. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút về lượng khách
du lịch và theo đó, giảm sút về lợi ích kinh tế. Chỉ riêng lý do này cũng đã cho thấy sự cần thiết
phải xem xét vấn đề phát triển du lịch theo hướng lạc quan hơn, thúc đẩy các tác động tích
cực, kiểm soát và giảm thiểu các tác động ngoài ý muốn. Việc tạo ra sự cân bằng như vậy có
thể là không đơn giản, nhưng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp quản lý và điều tiết,
2
hình ảnh đẹp của du lịch như một nguồn lợi kinh tế không nhỏ có thể sẽ biến mất bởi những
vấn đề xã hội gắn liền với nó.
MỤC TIÊU
Tài liệu này nhằm vào ba mục tiêu. Thứ nhất, xác định những tác động xã hội phổ biến
nhất của phát triển du lịch. Thứ hai, đưa ra những lý do dẫn đến những tác động tiêu cực. Thứ
ba, đề xuất các chính sách và chiến lược cho thế kỷ 21 nhằm giúp các quốc gia hạn chế các
yếu tố tiêu cực, tăng tối đa những tác động tích cực đối với cư dân các điểm đến du lịch, từ đó
đưa du lịch trở thành một ngành trong sạch, lành mạnh, đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH
Do phạm vi hạn hẹp, tài liệu này chỉ có thể đề cập đến một số tác động xã hội phổ biến
nhất mà phát triển du lịch đem lại. Dù ít hay nhiều, những tác động này cũng xuất hiện ở tất cả
các điểm đến du lịch. Đặc biệt, cần đề cập đến những vấn đề nổi cộm tại một số quốc gia. Mức
độ ảnh hưởng về mặt xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mô hình và mức độ tăng
trưởng du lịch, tỉ lệ giữa du khách và cư dân địa phương, các xu hướng mang tính mùa vụ và
tính co giãn của nền văn hoá - xã hội địa phương. Những yếu tố này thay đổi trên phạm vi từng
vùng, từng quốc gia, nhưng tất cả đều góp phần tạo nên môi trường xã hội của cư dân địa
phương. Sự đa dạng về tính chất của từng lượt khách cũng là một khó khăn trong việc phân
tích các tác động xã hội. Ví dụ, du khách từ Nhật Bản có nền tảng văn hoá cũng như yêu cầu
khác xa so với du khách từ châu Âu. Tương tự như vậy, xét trên khía cạnh cung, các nước
chủ nhà cũng có những kỳ vọng ở khách du lịch và lối ứng xử riêng bắt nguồn từ nền văn hoá
bản xứ. Mâu thuẫn này được đẩy lên ở mức độ sâu sắc hơn bởi du khách quốc tế thường có
xu hướng không muốn hoà nhập vào cộng đồng bản địa. Qua quá trình quan sát tình hình phát
triển du lịch toàn cầu, chúng tôi đã xác định được những phạm vi quan tâm liên quan đến tác
động xã hội của du lịch. Như đã đề cập ở trên, các tác động về mặt xã hội không phải là những
hiện tượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hoá, môi trường
trong từng cộng đồng dân cư.
Dưới đây là một số tác động xã hội phổ biến gắn liền với quá trình phát triển du lịch.
Các tác động tiêu cực sẽ được đề cập trước tiên bởi những vấn đề này thường được liên hệ
một cách trực tiếp với du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ chỉ ra một số tác động tích cực để
đảm bảo sự cân bằng trong việc hoạch định chính sách phát triển trong tương lai.
CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIÊU CỰC
1. Hình ảnh về điểm đến
Một điểm đến du lịch có thể là một quốc gia hay một địa điểm trong một quốc gia; đôi
khi một tour du lịch cũng bao gồm nhiều quốc gia trong khu vực. Việc xây dựng một hình ảnh
đẹp bao giờ cũng là mối quan tâm của mọi điểm đến bất kể cao cấp hoặc trung bình. Trong
trường hợp du khách muốn lựa chọn một địa điểm du lịch còn mới mẻ với họ, quyết định của
họ hiển nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tờ rơi, phim ảnh, thư khuyến mại và
các chương trình giới thiệu trên các phương tiện đại chúng. Chiến lược tiếp thị là trọng tâm

của phát triển du lịch với nhiệm vụ xây dựng nên một hình ảnh hấp dẫn nhất về điểm đến. Tuy
nhiên, các hoạt động tiếp thị thường vấp phải những hạn chế về mặt ngân sách, kéo theo việc
đại bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (NTA - National Tourism Administration)
phải tìm đến sự trợ giúp từ phía đối tác nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thương mại
3
du lịch tại địa điểm xuất phát. Mặt khác, các đối tác tư nhân sẽ tự xây dựng những quan hệ
quốc tế riêng như việc tiến hành quảng bá cho các tiện nghi và dịch vụ của mình. Hợp tác quốc
tế mang lại cả những cơ hội và thách thức. Khả năng chia sẻ chi phí và mở rộng thị trường là
những cơ hội có được, nhưng nếu chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch
(hoặc cả hai cơ quan này) không có chính sách quản lý hiệu quả, đất nước sẽ đứng trước
nguy cơ bị gắn liền với một hình ảnh không đáng có – kết quả của quảng bá du lịch. Xin đưa ra
một ví dụ đơn giản nhất, đứng trước từ “rẻ tiền” (cheap) trong mẫu quảng cáo về một đất nước
nào đó, không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn bao hàm cả ý nghĩa về xã hội. Cụm
từ “cuộc sống vô tư về đêm” (care-free night life) cũng có thể gây hiểu lầm. Hình ảnh là một
phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự tham gia của cấp
chính phủ trong việc định hướng quảng bá cho đất nước, vạch ra đường lối chỉ đạo thực hiện
chính sách, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các tổ chức tư nhân
hoạch định chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, tránh những hình ảnh sai lệch ngoài ý
muốn.
Khả năng xảy ra mâu thuẫn về mục đích quảng bá là hoàn toàn có thể khi hình ảnh mà
chính phủ hoặc ngành du lịch tại nước chủ nhà muốn xây dựng không thống nhất với những gì
mà các nhà điều hành du lịch ở nước ngoài cho rằng có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, mâu
thuẫn này có thể được giải quyết thông qua đàm phán; không lý do nào có thể bào chữa cho
việc xây dựng nên hình ảnh một đất nước rẻ tiền, băng hoại về xã hội với các điều kiện không
thể chấp nhận. Đây có lẽ là trường hợp mà sự phát triển du lịch tác động xấu đến cộng đồng
địa phương. Kiểu quảng bá này nếu không được kiểm soát sẽ chỉ thu hút những đối tượng du
khách ngoài ý muốn, điển hình là loại hình du lịch tình dục.
2. Tình trạng bóc lột
Bóc lột là một khái niệm nhạy cảm mà tầng lớp bóc lột thường phủ nhận, trong khi tầng
lớp bị bóc lột lại cảm nhận nó một cách sâu sắc. Trên thực tế, phần lớn khách du lịch quốc tế

đều xuất phát từ những nước giàu hơn để đến những đất nước nghèo hơn. Xét trên khía cạnh
tích cực, xu hướng này góp phần tái phân phối thu nhập trên bình diện quốc tế và điều tiết lợi
nhuận kinh tế tại nước nước chủ nhà. Về mặt xã hội, xu hướng này giúp nước chủ nhà tiếp
cận với những nền văn hoá và lối sống mới. Tác nhân biểu hiện này tạo ra những ảnh hưởng
về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, đồng thời khiến người dân bản xứ thèm muốn mức sống của
du khách nước ngoài. Khi so sánh giá cả tương đối thấp của các dịch vụ tại địa phương với
thu nhập của du khách nước ngoài, người dân bản xứ thường nhận ra sự chênh lệch, và do đó
cảm thấy bị bóc lột.
Tình trạng này có thể được giải thích dựa trên cơ sở trình độ phát triển của từng quốc
gia. Tuy nhiên, do phần lớn du khách đều phải tiết kiệm trong một thời gian tương đối dài để
trang trải cho chuyến đi, không phải lúc nào họ cũng có khả năng tiêu pha như vậy. Những du
khách có vẻ giầu có thường kéo theo nhiều dịch vụ tiêu cực như ma tuý và mại dâm. Sự lan
tràn của những dịch vụ này sẽ làm thay đổi hình ảnh của điểm đến, thu hút chỉ một bộ phận
khách du lịch nhất định. Cùng với sự phát triển của những dịch vụ như vậy, cư dân địa
phương, đặc biệt là những người không tham gia vào các hoạt động này, lại càng cảm thấy bị
bóc lột nặng nề. Điều này khiến cho tư tưởng chống đối du lịch và du khách trở nên trầm trọng
hơn, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển lâu dài của ngành du lịch.
4
3. Sự suy giảm các giá trị văn hoá
Như đã bàn ở trên, sự phát triển du lịch hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến nền văn hoá địa
phương, và mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào một số yếu tố. Có lẽ yếu tố quan trọng
nhất là tính co giãn của nền văn hoá bản địa và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
mà không phải hi sinh những giá trị truyền thống. Việc phân tích những yếu tố này gặp nhiều
trở ngại do những dữ liệu nghiên cứu và ngoài nghiên cứu đều thiếu đồng nhất. Như hầu hết
các biến đổi khác về văn hoá, quá trình suy giảm các giá trị văn hoá không diến ra trong một
sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu dài. Biến đổi không chỉ diễn ra bởi một tác
nhân biểu hiện xã hội (như việc bắt chước hành động, trang phục và phong cách ẩm thực của
du khách nước ngoài) mà nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế. Ví du, việc phụ nữ
tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch thường được xem như một biểu hiện giải
phóng tích cực; ngược lại, điều này cũng có thể được coi như nguồn gốc dẫn đến sự phá vỡ

cấu trúc và các giá trị gia đình truyền thống. Tương tự, việc phân ca trong ngành du lịch có thể
tác động xấu đến thời gian sinh hoạt gia đình và nghi lễ tôn giáo. Việc tìm ra sự cân bằng giữa
các tác động tích cực và tiêu cực là luôn luôn cần thiết.
Du lịch không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những biến đổi về văn hoá; quá
trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu du lịch là tác nhân thay đổi chủ đạo, chúng ta
cần nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng của các yếu tố tiêu cực như hàng thủ công chất lượng
kém, các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, đồ cổ giả… Những biến đổi trong cách trình
diễn khiêu vũ, âm nhạc và các lễ hội đang thu hút nhiều sự quan tâm ở mức độ quốc tế. Phần
lớn du khách không có thời gian hoặc không đủ hứng thú để theo dõi một buổi biểu diễn truyền
thống kéo dài; họ thường yêu cầu rút ngắn vở diễn hoặc nghi lễ. Họ không phải là nguyên
nhân dẫn đến sự suy giảm các giá trị văn hoá; họ chỉ yêu cầu trình diễn một trích đoạn nguyên
bản của một vở diễn hay nghi thức dài hơn.
Những biểu hiện rõ ràng hơn về sự suy giảm các giá trị văn hoá có lẽ là tình trạng các
di tích và công trình lịch sử không được bảo tồn, hoặc các quần thể kiến trúc truyền thống
đang dần biến mất. Việc nâng cao nhận thức về văn hoá trong du lịch là cần thiết nhằm tránh
những biến đổi tiêu cực có ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá.
4. Tác động của công suất du lịch
Tốc độ phát triển mạnh của du lịch toàn cầu đã mang lại cho các quốc gia một nguồn
lợi kinh tế lớn nhưng cũng đồng thời đặt thêm gánh nặng lên các nguồn tài nguyên hiện có. Du
lịch tiêu thụ một phần lớn tài nguyên thiên nhiên; càng phát triển, nhu cầu của du lịch càng
tăng, vượt quá khả năng cung cấp của cơ sở hạ tầng hiện có (như nước sạch, đất xây dựng).
Trong khi ngành du lịch được ưu tiên, cư dân địa phương lại phải chịu phần thiệt thòi. Đôi khi
họ không hiểu lí do vì sao phải dành cho du khách (và ngành du lịch) những tiện nghi và dịch
vụ mà bản thân họ không được hưởng, như nước sạch, điện và các dịch vụ hỗ trợ như an ninh
cá nhân. Tại những nơi du lịch phát triển theo một mô hình biệt lập và sự giao tiếp giữa du
khách và dân địa phương bị hạn chế, thì cảm giác bị xa lánh và bị tước đoạt quyền lợi càng
nặng nề hơn. Đó là một trong những cái giá phải trả cho tốc độ phát triển quá nhanh của
ngành du lịch; nhưng đây chưa phải là tất cả.
Khi có quá nhiều du khách tại một địa điểm, cộng đồng địa phương sẽ cảm thấy phải
chịu sức ép lớn hơn từ phía du khách và nhịp sống của cộng đồng có thể bị thay đổi. Việc mua

sắm và đi lại trở nên khó khăn hơn; giá cả tăng nhằm tranh thủ sự có mặt của khách du lịch sẽ
5

×