Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 51 trang )

Y cơ sở - Dược tá

MỤC LỤC
1. Y cơ sở - Dược tá.......................................................................................................1
2. ...................................................................................................................................1
3. MỤC LỤC..................................................................................................................2
4. SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN.....................................................................................4
5. SINH LÝ HÔ HẤP....................................................................................................4
6. SINH LÝ TIÊU HÓA................................................................................................5
7. SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU..........................................................................................7
8. GIẢI PHẪU SINH LÝ SINH DỤC VÀ NỘI TIẾT..................................................8
9. GIẢI PHẪU SINH LÝ THẦN KINH......................................................................10
10.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TUẦN HOÀN...................................................10
SUY TIM.........................................................................................................................10
TĂNG HUYẾT ÁP.........................................................................................................11
THIẾU MÁU...................................................................................................................12
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE.....................................................................................12
11.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ HÔ HẤP............................................................13
HEN PHẾ QUẢN............................................................................................................13
LAO PHỔI......................................................................................................................14
HO...................................................................................................................................14
12.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TIÊU HÓA........................................................16
TIÊU CHẢY....................................................................................................................16
BỆNH LỴ........................................................................................................................17
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG......................................................................................18
VIÊM GAN VIRUS........................................................................................................19
XƠ GAN..........................................................................................................................20
BỆNH GIUN SÁN..........................................................................................................21
13.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TIẾT NIỆU........................................................22
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU...................................................................................22
SỎI TIẾT NIỆU..............................................................................................................22


VIÊM CẦU THẬN CẤP................................................................................................23
14.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ NỘI TIẾT..........................................................24
BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN..............................................................................................24
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG......................................................................................................24
15.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THẦN KINH.....................................................26
ĐỘNG KINH..................................................................................................................26
____________________.................................................................................................26
ĐAU THẦN KINH TỌA................................................................................................27
16.BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP..........................................28
THẤP KHỚP CẤP..........................................................................................................28
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP...........................................................................................29
17.GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI................................................................................30
I. Đại cương về cấu trúc cơ thể người:............................................................................30
II. Các hệ cơ quan trong cơ thể:......................................................................................31
1. Hệ cơ xương khớp: ................................................................................................31
2. Hệ tiêu hóa: ...........................................................................................................32
3. Hệ tuần hoàn: .........................................................................................................33
4. Hệ hô hấp: .............................................................................................................34
5. Hệ tiết niệu: ...........................................................................................................35
6. Hệ thần kinh: .........................................................................................................36
7. Hệ sinh dục.............................................................................................................37
18.CÁC BỆNH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP........................................................38
I. Lồng ruột cấp: .............................................................................................................39
II. Ruột thừa viêm cấp: ...................................................................................................40
III. Thoát vị bẹn: .............................................................................................................41
IV. Tắc ruột: ...................................................................................................................43
SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được khái niệm và các thời kỳ của chu chuyển tim
2. Trình bày được khái niệm về huyết áp

I. Chu chuyển tim:
1. Khái niệm về chu chuyển tim: Tim hoạt động như một cái bơm, vừa hút, vừa
đẩy. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ và đẩy máu từ tâm thất vào các động
mạch làm máu lưu thông khắp cơ thể. Khi tim hoạt động, các buồng tim co bóp
theo thứ tự:
- Tâm nhĩ co bóp.
- Tâm thất co bóp.
- Tim giãn toàn bộ
Thứ tự này lặp đi lặp lại
một cách nhịp nhàng,
mang tính chu kỳ gọi là
chu chuyển tim.
2. Các thời kỳ của chu
chuyển tim:
2.1. Tâm nhĩ co bóp: 1/10
giây, đẩy máu từ tâm nhĩ
xuống tâm thất.
2.2. Tâm thất co bóp: 3/10
giây, đẩy máu từ tâm thất
vào động mạch.
2.3. Tim giãn toàn bộ: 4/10
giây. Sau khi co bóp, tâm thất giãn ra, trong khi đó, tâm nhĩ vẫn đang giãn. Đó
là thời kỳ tim giãn toàn bộ, sau đó lại bắt đầu chu chuyển tim mới.
II. Khái niệm về huyết áp: Khi máu chảy trong lòng mạch luôn luôn có xu hướng đẩy
thành mạch ra, đồng thời thành mạch có một áp lực ngược lại. Kết quả của sự tác động
giữa 2 nhân tố đó gọi là huyết áp. Trong thực hành, ta thường xác định huyết áp tối đa
và huyết áp tối thiểu.
1. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): Trung bình là từ 90 – 140 mmHg.
2. Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): Trung bình từ 60 – 90mmHg.
SINH LÝ HÔ HẤP

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được hiện tượng cơ học trong hô hấp.
2. Trình bày được hiện tượng lí hóa trong hô hấp.
III. Hiện tượng cơ học trong hô hấp: Không khí trong phổi luôn luôn được đổi mới nhờ
cử động của lồng ngực và phổi tạo nên động tác hít vào và thở ra.
1. Động tác hít vào: Khi hít vào, các cơ hô hấp co lại, các xương sườn nâng lên, cơ
hoành hạ thấp xuống. Lồng ngực sẽ tăng thể tích, giảm áp suất và không khí bên
ngoài sẽ tràn vào phổi.
2. Động tác thở ra: Khi thở ra, các
cơ hô hấp không co nữa, xương
sườn và cơ hoành trở về vị trí
cũ. Lồng ngực giảm thể tích,
tăng áp suất nên không khí trong
phổi sẽ bị đẩy ra ngoài. Mỗi lần
hít vào, thở ra gọi là một nhịp
thở. Người lớn trung bình thở từ
16 – 20 lần/phút.
IV. Hiện tượng lí hóa trong hô hấp:
1. Biến đổi về nhiệt độ và độ ẩm:
Không khí đi vào phổi đuợc
lọc sạch, sưởi ấm và làm ẩm nhờ
có hệ thống lông chuyển, các
mạch máu và tuyến tiết nhầy của
niêm mạc hô hấp.
2. Trao đổi khí giữa phổi và máu:
Ở phế nang Oxy có áp lực
cao, CO
2
có áp lực thấp, trong khi đó máu động mạch phổi đến phổi Oxy có áp
lực thấp và CO

2
có áp lực cao. Kết quả, Oxy từ phế nang sẽ khuếch tán vào máu
và CO
2
từ máu vào phế nang. Máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh
mạch phổi trở về tim.
3. Trao đổi khí giữa máu và tế bào:
Ở khu vực tế bào, Oxy có áp lực thấp, CO
2
có áp lực cao. Trong khi đó, máu
động mạch đến tế bào, Oxy có áp lực cao, CO
2
có áp lực thấp. Kết quả, Oxy sẽ
khuếch tán từ máu vào tế bào và CO
2
sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu. Máu đỏ
tươi của động mạch chủ sẽ trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trở về tim
lên phổi để tiếp tục trao đổi khí như trên.
SINH LÝ TIÊU HÓA
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được hiện tượng tiêu hóa thức ăn.
2. Trình bày được hiện tượng hấp thu thức ăn.
3. Trình bày được các chức năng chính của gan.
I. Hiện tượng tiêu hóa:
1. Tiêu hóa ở miệng:
Ở miệng có nước bọt làm mềm, trơn thức ăn cho dễ nuốt. Trong nước bọt có
men ptyalin biến một phần tinh bột chín thành đường mantose.
2. Tiêu hóa ở dạ dày:
Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn với dịch dạ dày (gọi là dịch vị). Thành phần
của dịch vị gồm có men pepsin tiêu hóa protid, men lipase tiêu hóa lipid, HCl,

chất nhầy bảo vệ niêm mạc và chất kiềm NaHCO
3
.
3. Tiêu hóa ở ruột non:
Đây là giai đoạn tiêu hóa thức
ăn quan trọng nhất dưới tác
dụng của 3 loại dịch: Dịch tụy
và dịch ruột giúp tiêu hóa
protid, lipid và glucid. Dịch
mật giúp tiêu hóa mỡ và các
vitamin tan trong mỡ.
4. Kết quả của quá trình tiêu
hóa:
- Tất cả protid chuyển thành
các amino acid.
- Tất cả lipid chuyển thành các
axít béo và glycerol.
- Tất cả glucid chuyển thành
glucose và dạng dự trữ của glucose là glycogen.
II. Hiện tượng hấp thu: Tất cả các đoạn trong ống tiêu hóa đều có khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng nhưng hiện tượng hấp thu quan trọng nhất là ở ruôt non. Hấp thu ở ruột
non quan trọng nhất là vì:
- Diện tích hấp thu của ruột non rất rộng khoảng 500m
2
.
- Niêm mạc ruột non rất giàu mạch máu.
- Thức ăn ở lại ruột non tương đối lâu.
- Thức ăn đã được phân giải thành các chất đơn giản nhất để được hấp thu.
Hấp thu ở ruột non đi theo 2 đường:
- Đường 1: Phần lớn glucose, các axit amin và chất khoáng được hấp thu vào tĩnh

mạch ruột, theo tĩnh mạch cửa về gan rồi theo tĩnh mạch trên gan về tim.
- Đường 2: Phần lớn axít béo và glycerol được hấp thu vào mạch bạch huyết, đổ vào
tĩnh mạch dưới đòn trái về tĩnh mạch chủ trên rồi về tim
III. Chức năng sinh lý của gan:
Gan là một tạng to nhất cơ thể, nặng trung bình 2300gam, có màu đỏ nâu, mặt nhẵn
và nằm dưới vòm hoành phải. Các chức năng chính của gan là:
1. Tạo Glycogen: Gan chuyển glucose thành glycogen dự trữ ở gan. Khi đường máu
giảm, gan lại chuyển glycogen thành glucose để giữ cho đường máu ổn định.
2. Tổng hợp protid: Gan có khả năng tổng hợp protid từ các axít amin và ngược
lại.
3. Chống độc: Gan chuyển các chất độc hấp thu qua đường tiêu hóa thành các chất
ít độc hơn để thải qua thận.
4. Bài tiết mật: Giúp cho quá trình tiêu hóa mỡ và hấp thu các vitamin tan trong dầu
như vitamin A, D, K, E.
5. Dự trữ sắt: Gan dự trữ 60% lượng sắt của toàn cơ thể cung cấp sắt cho tủy
xương sinh hồng cầu.
6. Đông máu: Gan sản xuất một số yếu tố đông máu tham gia quá trình đông máu
của cơ thể.
SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các chức năng chính của thận.
2. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận.
I. Các chức năng chính của thận:
1. Bài xuất các chất độc và chất cặn bã, sản phẩm của quá trình chuyển hóa các chất
trong cơ thể như urê, creatinin, axít uric…
2. Tham gia điều hòa thành
phần của máu:
2.1. Điều hòa lượng nước.
2.2. Điều hòa áp lực thẩm
thấu của máu

2.3. Điều hòa pH máu
3. Điều hòa huyết áp: Khi
máu qua thận ít, thận tiết
ra Renin làm co mạch,
tăng huyết áp.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến
bài tiết của thận:
1. Huyết áp: Huyết áp tăng hoặc giảm thì lượng nước tiểu cũng tăng hoặc giảm.
2. Thành phần hóa học của máu: Nếu trong máu có nhiều chất độc thì thận cũng tăng
cường làm việc để thải các chất đó ra ngoài.
3. Các thuốc lợi tiểu làm tăng bài tiết nước tiểu.
4. Ảnh hưởng của yếu tố thần kinh: Làm co, dãn mạch thận
5. Ảnh hưởng của tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến yên ( Các hormone
như ADH, cortisol, adrenalin…)
GIẢI PHẪU SINH LÝ SINH DỤC VÀ NỘI TIẾT
MỤC TIÊU:
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu sinh lý của bộ máy sinh dục nam, nữ
2. Trình bày đặc điểm giải phẫu sinh lý của các tuyến nội tiết.
I. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của bộ máy sinh dục nam:
Bộ máy sinh dục nam gồm có: tinh hoàn, đường dẫn tinh, dương vật và tuyến tiền
liệt.
1. Tinh hoàn: Vừa là tuyến nội tiết (tiết nội tiết tố nam Testosterone), vừa là tuyến
ngoại tiết (sản xuất tinh trùng). Có 2 tinh hoàn nằm trong bìu. Testosterone kiểm
soát các đặc điểm nam tính như: râu tóc, cơ bắp, giọng nói, tính tình…
2. Đường dẫn tinh: Gồm
mào tinh, ống dẫn
tinh, túi tinh đổ vào
niệu đạo.
3. Dương vật: là một ống
gồm quy đầu, thân

dương vật bên trong là
niệu đạo. Dương vật
được cấu tạo bằng
một tổ chức xốp khi
máu dồn vào thì
cương cứng.
4. Tuyến tiền liệt: Là một
tuyến bao quanh niệu
đạo. Tuyến tiền liệt
tiết chất nhầy cùng với
tinh trùng tạo ra tinh
dịch đổ vào niệu đạo.
II. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của bộ máy sinh dục nữ:
Bộ máy sinh dục nữ gồm có: buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ.
1. Buồng trứng: Vừa là tuyến nội tiết (tiết nội tiết tố nữ Oestrogene và
Progesterone), vừa là tuyến ngoại tiết (sản xuất trứng). Có 2 buồng trứng nằm ở
hai bên tử cung trong ổ bụng.
- Oestrogene kiểm soát các đặc điểm của nữ tính như tuyến vú, tiếng nói,
tính tình…
- Progesterone giúp trứng làm tổ, giúp thai phát triển.
- Cả Oestrogene và Progesterone phối hợp tạp ra kinh nguyệt.
2. Vòi trứng: Là hai ống nối buồng trứng với tử cung. Trứng gặp tinh trùng trong vòi
trứng, được thụ tinh rồi được chuyển vào tử cung.
3. Tử cung: Là một hình nón cụt rỗng, gồm có 3 phần: Thân, eo và cổ tử cung. Tử
cung là nơi sinh ra hiện tượng kinh nguyệt, là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và
là nơi thai nhi phát triển.
4. Âm đạo: Là 1 ống dẹt đi từ cổ tử cung đến âm hộ. Âm đạo là nơi nhận tinh trùng
khi giao hợp và là đường thai nhi lọt qua khi chuyển dạ.
5. Âm hộ: Là bộ phận ngoài của bộ phận sinh dục nữ, có các nếp da để bảo vệ bộ
phận sinh dục nữ.

III. Đặc điểm giải phẫu sinh lý các tuyến nội tiết:
Tuyến nội tiết là tuyến tiết ra các nội tiết tố (hormone) đổ vào dòng máu tham gia
điều hòa các hoạt động của cơ thể. Các tuyến nội tiết chính là:
1. Tuyến yên: Nằm ở nền sọ trong hộp sọ. Tuyến yên là tuyến chỉ huy, có nhiều tác
dụng đến các tuyến nội tiết khác. Tuyến yên có 2 thùy, được coi như 2 tuyến
khác nhau.
- Tuyến yên trước: Tiết ra kích tố điều hòa sự phát triển cơ thể và điều hòa hoạt
động các tuyến nội tiết khác.
- Tuyến yên sau: Tiết ra kích tố Oxytocin tác dụng làm co cơ trơn tử cung và
hormone chống bài niệu.
2. Tuyến thượng thận: Có hai tuyến nằm úp lên trên hai cực trên của thận. Mỗi
tuyến thượng thận có hai phần:
- Phần vỏ thượng thận: Tiết ra các kích tố điều hòa chuyển hóa đường và
muối.
- Phần tủy thượng thận: Tiết ra adrenalin va Nor- Adrenalin gây dãn cơ trơn
phế quản, co mạch, tăng huyết áp, chống lại các chấn động tâm lí (stress)
3. Tuyến giáp: Nằm ở vùng cổ, phía trước khí quản, tiết hormone giáp trạng
(Thyroxin) tham gia điều hòa hoạt động sống của cơ thể. Ở một số vùng cao, do
thiếu Iode trong thức ăn, nước uống nên:
- Tuyến giáp phải tăng cường hoạt động nên to ra làm phát sinh bệnh bướu
cổ.
- Cơ thể thiếu Thyroxin thường chậm phát triển về thể chất và tinh thần.
Ngược lại, khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết ra nhiều Thyroxin thì
người bệng thường sút cân, mạch nhanh, run tay, mắt lồi, tính tình nóng nảy, cáu
gắt (bệnh Basedow).
4. Tuyến cận giáp: Là 4 tuyến nhỏ bằng hạt thóc, nằm sát phía sau tuyến giáp.
Tuyến cận giáp tiết ra hormone cận giáp có tác dụng điều hòa chuyển hóa
calcium và phosphor.
5. Tuyến tụy: Tụy nằm trong ổ bụng, phía sau dạ dày. Tụy vừa là tuyến ngoại tiết
(tiết ra dịch tụy tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn) vừa là tuyến nội tiết (tiết

insulin và glucagon có tác dụng trái ngược nhau giữ cho đường máu ổn định)
GIẢI PHẪU SINH LÝ THẦN KINH
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh.
2. Trình bày được khái niệm về phản xạ và cung phản xạ.
I. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh: Hệ thần kinh gồm có hai phần chính:
1. Hệ thần kinh trung ương: Gồm não, tủy sống và các trung tâm thần kinh thực
vật (giao cảm và phó giao cảm).
1.1. Não: Gồm:
- Hành não và cầu não: Nối liền
tủy sống ở dưới , với não giữa và
não trung gian ở phía trên. Đây là
trạm dẫn truyền cảm giác, vận
động, là trung tâm của các phản
xạ rất quan trọng cho sự sống
như hô hấp, tuần hoàn, chuyển
hóa…
- Não giữa: Nằm trên hành não,
dưới não trung gian. Là trung tâm
của các phản xạ tư thế, chỉnh thế,
quay mắt, quay đầu
- Não trung gian: Nằm trên não
giữa gồm đồi thị, vùng dưới đồi
và cầu nhạt. Chức năng chính là:
* Trung tâm của mọi
loại cảm giác
* Trung tâm của hệ
thần kinh thực vật.
* Trung tâm điều hòa chuyển hóa protid, glucid, lipid.
- Tiểu não: Nằm sau hành não, có chức năng điều hòa trương lực cơ và thăng

bằng cho cơ thể.
- Đại não: Là phần cao cấp nhất của hệ thần kinh trung ương, có hai bán cầu
Phần hoạt động của đại não là phần vỏ não gồm nhiều lớp tế bào thần kinh
(neurone) có màu xám nhạt nên thường được gọi là chất xám.Vỏ đại não có
nhiều rãnh chia làm nhiều thùy, mỗi thùy chi phối một hoạt động khác nhau:
* Thùy trán: Chi phối vận động.
* Thùy đỉnh: Chi phối cảm giác.
* Thùy chẩm: Chi phối thị giác.
* Thùy thái dương: Chi phối thính giác
1.2. Tủy sống: Là một cột thần kinh dài khoảng 50cm nằm trong ống xương sống.
Tủy sống là trung tâm của các phản xạ tự động và là đường dẫn truyền thần
kinh 2 chiều đi lên não và xuống các bộ phận của cơ thể.
1.3. Các trung tâm thần kinh thực vật: Chia làm 2 loại:
- Các trung tâm thần kinh giao cảm: Nằm trong đoạn tủy sống ngực và thắt
lưng.
- Các trung tâm thần kinh phó giao cảm: Nằm ở não và đoạn tận cùng của tủy
sống.
SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA HỆ GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM
TÊN CƠ
QUAN
TÁC DỤNG HỆ GIAO
CẢM
TÁC DỤNG HỆ PHÓ GIAO
CẢM
Tuần hoàn
Tim đập nhanh, mạnh, co
mạch, tăng huyết áp
Tim đập chậm, yếu, dãn mạch, hạ
huyết áp.
Hô hấp Dãn cơ trơn phế quản Co cơ trơn phế quản

Tiêu hóa
Dãn cơ trơn, giảm co bóp dạ
dày - ruột
Co cơ trơn, tăng co bóp dạ dày –
ruột
Mắt Dãn đồng tử Co đồng tử
Tuyến nước
bọt, tuyến
mồ hôi
Tăng tiết Giảm tiết
2. Thần kinh ngoại biên: Gồm các dây thần kinh cảm giác, vận động và bài tiết.
Các dây thần kinh chia làm 2 loại chính:
- Dây thần kinh sọ não: Có 12 đôi
- Dây thần kinh tủy sống: Có 31 đôi
II. Phản xạ và cung phản xạ:
Khi cơ thể bị kích thích như đau, nóng, lạnh, nó sẽ phản ứng lại. Đó là một phần
phản xạ. Phản xạ là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh. Trên cơ sở các phản
xạ, hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể.
Từ khi bị kích thích đến khi đáp ứng, đường dẫn truyền thần kinh, gọi là một
cung phản xạ gồm có 5 phần:
- Cơ quan nhận cảm. Ví dụ: Lưỡi (vị giác)
- Đường truyền vào. Ví dụ: Dây thần kinh vị giác.
- Trung tâm thần kinh: Não hoặc tủy sống.
- Đường truyền ra: Dây thần kinh bài tiết.
- Cơ quan đáp ứng. Ví dụ: Tuyến nước bọt
_____________________________
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TUẦN HOÀN.
SUY TIM
MỤC TIÊU:

1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng thông thường của suy tim.
2. Nêu được hướng điều trị suy tim.
I. Định nghĩa: Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó tim không đáp ứng đủ nhu cầu Oxy
của cơ thể.
II. Nguyên nhân:
1. Bệnh về tim mạch:
- Tăng huyết áp.
- Bệnh van tim: Hẹp, hở van 2 lá; hở van động mạch chủ…
- Bệnh cơ tim: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim (trong thấp tim…)
- Các rối loạn nhịp tim.
- Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất…
2. Bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản…
3. Bệnh toàn thân: Thiếu máu, thiếu vitamin B
1
, Basedow
III. Triệu chứng: Các triệu chứng chung thường gặp là:
1. Nhịp tim nhanh
2. Khó thở: Tùy mức độ suy tim mà có khó thở khi gắng sức rồi khó thở thường
xuyên cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
3. Xanh tím: Thường tím ở môi, đầu ngón tay, ngón chân. Nếu nặng thì tím toàn
thân.
4. Phù: Thường bắt đầu bằng phù ở chân, nếu suy tim nặng thì phù toàn thân.
5. Gan to, tĩnh mạch cổ nổi rõ, tiểu ít.
IV. Điều trị:
1. Chế độ nghỉ ngơi:
- Nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc lao động nhẹ nhàng tùy mức độ suy tim.
- Trường hợp có khó thở phải nghỉ tại giường theo tư thế Fowler (nửa nằm, nửa
ngồi)
2. Chế độ ăn uống:
- Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn nặng, phù nhiều (< 0,5g muối/ngày)

- Giảm cân nặng ở bệnh nhân béo sẽ giảm được sức cản ngoại biên.
- Hạn chế nước uống (< 1,5 lít/ngày) để giảm tải cho tim và cải thiện tình trạng
Na
+
trong máu thấp ở bệnh nhân suy tim nặng.
- Không dùng các chất kích thích: trà, rượu, cà phê…
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
10
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
3. Thuốc:
- Lợi tiểu: Furosemide, hypothiazide.
- Thuốc trợ tim: Thường dùng các Glucosid trợ tim như digoxin, digitoxin…
4. Điều trị nguyên nhân: Điều trị nguyên nhân gây suy tim nếu có thể.
TĂNG HUYẾT ÁP
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân thường gặp của tăng huyết áp.
2. Nêu được nguyên tắc điều trị và hướng xử trí tăng huyết áp.
I. Định nghĩa: Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tối
thiểu ≥ 90mmHg.
II. Nguyên nhân:
- 90% các trường hợp tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân thường gặp ở người già.
- 10% còn lại thường thấy ở bệnh nhân có bệnh:
* Viêm cầu thận, suy thận.
* U tuyến thượng thận.
* Bệnh van tim.
* Nhiễm độc thai nghén.
* Do dùng thuốc như corticoids kéo dài, cam thảo…
III. Triệu chứng: Các hình thái triệu chứng của bệnh tăng huyết áp có thể là:
1. Không có triệu chứng: Chỉ phát hiện được tăng huyết áp do tình cờ.
2. Triệu chứng nhẹ: Đau đầu, nảy đom đóm mắt, chảy máu cam, tê tay chân, tiểu

đêm…
3. Triệu chứng nặng: Bệnh nhân thường vào viện vì các biến chứng của tăng huyết
áp như: suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, mờ mắt…
IV. Hướng điều trị:
1. Nguyên tắc:
- Bệnh tăng huyết áp phải được điều trị và theo dõi lâu dài.
- Uống thuốc điều trị tăng huyết áp phải có kiểm soát huyết áp.
- Nên bắt đầu điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc như: tập thể dục,
khí công, ăn nhạt, kiêng dầu mỡ và tăng cường rau quả…
2. Thuốc:
- Lợi tiểu như trong suy tim.
- Thuốc làm hạ huyết áp: Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc dùng trong điều trị
tăng huyết áp. Khi cho bệnh nhân dùng thuốc nên có ý kiến của bác sỹ. Vài
nhóm thuốc thông dụng là:
* Thuốc chẹn dòng Canxi: Nifedipin, Amlodipin,…
* Thuốc ức chế men chuyển: Catopril, Benalapril,…
* Thuốc liệt hạch giao cảm: α methyldopa (Aldomet, Dopegyt).
* Thuốc giãn mạch: Hydralazine
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
11
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
THIẾU MÁU
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa và các nhóm nguyên nhân gây thiếu máu.
2. Trình bày được hướng xử trí thiếu máu
I. Định nghĩa: Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết cầu tố
trong máu ngoại biên dẫn đến máu thiếu Oxy để cung cấp cho tế bào trong cơ thể.
II. Nguyên nhân:
1. Thiếu máu do mất máu
2. Thiếu máu do thiểu dưỡng

3. Thiếu máu do rối loạn tái tạo hồng cầu
III. Triệu chứng:
1. Da xanh xao, niêm mạc nhạt màu.
2. Hay mỏi mệt, hoa mắt, chóng mặt
3. Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức.
4. Xét nghiệm:
- Số lượng hồng cầu giảm: Bình thường là 3,8 – 4,2 triệu/mm
3
.
- Số lượng huyết sắc tố (Hb) giảm: Bình thường là 14 – 16g%
IV. Điều trị:
1. Điều trị nguyên nhân gây thiếu máu là quan trọng.
2. Ăn uống thêm các chất bổ dưỡng giàu protid như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương…
3. Bổ sung thêm viên sắt, vitamin B
12
, axít folic, vitamin C
4. Truyền máu và các chế phẩm của máu khi có thiếu máu nặng
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
MỤC TIÊU:
1.Trình bày được nguyên nhân gây bệnh và trung gian truyền bệnh SXH Dengue
2.Nêu triệu chứng chính và hướng điều trị của tăng huyết áp
I. Đại cương: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp do virus Dengue gây ra.
Bệnh có đặc điểm là có thể có xuất huyết và trụy tim mạch trong trường hợp nặng, nếu
không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Trung gian truyền bệnh là muỗi
Aedes aegypti.
II. Triệu chứng:
1. Sốt cao liên tục trong vài ngày, đau cơ, khớp.
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
12
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI

2. Có thể có chảy máu dưới da dưới dạng nốt, chấm, mảng xuất huyết, nôn ra máu,
đi cầu phân có máu.
3. Trường hợp nặng: Mạch nhanh, huyết áp hạ, vật vã, tay chân lạnh.
III. Điều trị:
1. Cho ăn lỏng, uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch ORS.
2. Cho thuốc hạ nhiệt: Paracetamol, không nên cho Aspirin vì có thể gây chảy máu.
3. Trường hợp nặng phải được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
______________________________
BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ HÔ HẤP.
HEN PHẾ QUẢN
I. Đại cương:
Hen phế quản là một trạng thái hoạt động quá mức của phế quản gây nên cơn khó thở
do:
- Sự co thắt cơ trơn phế quản.
- Sự phù nề niêm mạc phế quản.
- Sự tăng tiết chất nhầy.
Nguyên nhân của bệnh hen phế quản chưa rõ, người ta nghi ngờ có vai trò của dị
ứng (phấn hoa, bụi, lông, hóa chất, thời tiết, thức ăn…) và nhiễm khuẩn. ( viêm họng,
viêm xoang.
II. Triệu chứng:
1. Bệnh nhân đột ngột khó thở, thở ra khó khăn và thường phải ngồi dậy để thở.
2. Có tiếng khò khè, cò cử trong cơn khó thở
3. Sau cơn bệnh nhân ho nhiều, khạc đàm trong, dính
III. Điều trị:
1. Cho bệnh nhân ngồi hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Giữ ấm, thoáng và cho uống
đủ nước.
2. Cho thuốc giãn phế quản: Salbutamol, Bricanyl, Theophillin, Aminophyllin.
3. Trường hợp khó thở kéo dài sau khi đã dùng các thuốc trên, bệnh nhân cần được
đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI

13
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
LAO PHỔI
MỤC TIÊU:
1. Nêu nguyên nhân và triệu chứng thông thường của bệnh lao.
2. Nêu nguyên tắc điều trị và các công thức điều trị lao trong Chương Trình Phòng
Chống Lao quốc gia.
I. Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn lao (Mycobacterim tuberculosis) gây nên. Trực
khuẩn lao còn gọi là BK (Bacille de Koch) hoặc AFB (Acid Fast Bacilli)
II. Triệu chứng: Các triệu chứng thông thường là:
1. Ho kéo dài trên 1 tháng, có thể ho ra máu.
2. Sốt nhẹ, người mệt mỏi nhất là về chiều.
3. Sút cân, gầy yếu
4. Xét nghiệm: Thường làm:
- Xét nghiệm tìm AFB (Acid Fast Bacilli) trong đàm
- Tốc độ lắng máu.
- Phản ứng trong da: Mantoux.
- Chụp XQ phổi
III. Điều trị:
1. Nguyên tắc: Điều trị bệnh lao phổi cần chú ý:
- Cần dùng thuốc đủ liệu trình. Thời gian điều trị hiện nay là khoảng 8 tháng (2
tháng tấn công, 6 tháng duy trì) ở người lớn và 6 tháng ở trẻ em.
- Thuốc kháng lao uống và tiêm cần được dùng lúc bụng đói.
- Cần phải phối hợp ít nhât 3 thứ thuốc kháng lao để tăng hiệu quả diệt vi khẩn
- Thường xuyên theo dõi chức năng gan thận để xử trí kịp thời
2. Các công thức điều trị lao thông dụng: Bao gồm
* 2 SHRZ/ 6HE: Dùng cho bệnh nhân lao mới phát hiện.
* 2 SHRZE/ 1 HRZE/5 H
3
R

3
E
3
: Dùng cho bệnh nhân lao tái phát
Trong đó, cụ thể các thuốc là:
* STREPTOMYCIN ( KÍ HIỆU S)
* ISONIAZIDE (H)
* RIFAMPICIN (R)
* PYRAZINAMIDE (Z)
* ETHAMBUTOL (E)
HO
I. Ho là một động tác thở ra mạnh nhằm tống các chất tiết trong đường hô hấp ra ngoài.
Ho có thể biểu hiện:
1. Ho từng tiếng, khúc khắc (viêm họng) hay ho từng cơn (ho gà)
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
14
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
2. Ho khan (viêm họng mạn tính) hay ho có đàm (viêm phổi)
3. Ho ra máu (lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi…)
II. Muốn điều trị ho cần tìm nguyên nhân của ho để điều trị cho triệt để. Điều trị triệu
chứng kèm theo có thể dùng các thuốc giảm ho thông thường như:
- Viên terpin-codein.
- Dextromethophan
- Theralen…
III. Động tác ho có mục đích tống các chất bài tiết trong đường hô hấp ra ngoài. Do đó,
nếu bệnh nhân ho nhiều đờm thì không nên cho thuốc giảm ho và giúp cho bệnh nhân
khạc đờm ra (uống nhiều nước, nằm đầu thấp, vỗ lưng, uống thu6óc long đờm…)
__________________________
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
15

YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TIÊU HÓA.
TIÊU CHẢY
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được phân độ tiêu chảy
2. Cách pha dung dịch ORS
3. Cách bù nước cho một trường hợp tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước (tại nhà)
I. Đại cương: Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng, nhiều nước trên 3 lần/ngày, nếu tiêu chảy
kéo dài ≥ 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do:
- Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng)
- Do ăn uống không đúng cách (trẻ nhỏ < 4 tháng cho ăn dặm quá sớm, uống sữa nhân
tạo pha không đúng theo hướng dẫn…)
- Do một số bệnh ở cơ quan khác: sởi, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ em…
Khi bị tiêu chảy, người bệnh rất dễ bị mất nước, mất muối gây nên rối loạn
nước – điện giải trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
II. Triệu chứng và phân độ tiêu chảy: Dựa vào bảng sau:
Có 2 trong các dấu hiệu sau:
• Li bì hoặc khó đánh thức.
• Mắt trũng.
• Không uống được hoặc
uống kém.
• Nếp véo da mất rất chậm
(> 2 giây)
MẤT NƯỚC NẶNG
Có 2 trong các dấu hiệu sau:
• Vật vã, kích thích.
• Mắt trũng.
• Uống nước háo hức, khát.
• Nếp véo da mất chậm
CÓ MẤT NƯỚC

Không đủ các dấu hiệu để
phân loại mất nước
KHÔNG MẤT NƯỚC
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
16
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
III. Điều trị:
1. Trường hợp bệnh nhân có mất nước hoặc mất nước nặng: Bệnh nhân cần được
điều trị tại các cơ sở y tế, bù nước có theo dõi và chuyền dịch đường tĩnh mạch
cho trường hợp mất nước nặng.
2. Điều trị tại nhà cho trường hợp tiêu chảy không có dấu mất nước:
2.1. Tiếp tục cho ăn, bú mẹ bình thường đối với trẻ nhỏ.
2.2. Bù nước bằng dung dịch ORS: Pha 1 gói ORS vào 1 lít nước sôi nguội, khuấy
đều, cho uống trong 24 giờ với liều 100 – 200ml/ 1 lần đi ngoài hoặc cho uống
theo nhu cầu.
2.3. Theo dõi nếu xuất hiện dấu mất nước thì chuyển ngay đến cơ sở y tế.
2.4. Các trường hợp tiêu chảy thông thường không nên dùng kháng sinh và các
thuốc cầm tiêu chảy, nhất là ở trẻ em vì có nhiều nguy cơ gây chướng bụng,
nhiễm trùng ở ruột sẽ nặng nề thêm.
___________________
BỆNH LỴ
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được nguyên nhân của bệnh lỵ.
2. Phân biệt lỵ trực khuẩn và lỵ amíp.
3. Nêu được hướng điều trị cho từng loại.
I. Đại cương: Bệnh lỵ là một bệnh truyền nhiễm dễ lây và có khi gây thành dịch. Nguyên
nhân có thể do:
1. Trực khuẩn Shigella (trực khuẩn lỵ).
2. Do amip lỵ (Entamoeba hystolitica)
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI

17
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
Bệnh gây nên viêm đại tràng co thắt, tiết nhầy và chảy máu. Bệnh lây qua
đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm phân người bệnh hoặc người
lành mang mầm bệnh.
II. Triệu chứng lâm sàng:
1. Triệu chứng chung: Còn gọi là HỘI CHỨNG LỴ:
- Bệnh nhân đau quặn bụng từng cơn.
- Đi cầu mót rặn.
- Phân có nhầy máu
2. Những triệu chứng phân biệt lỵ trực khuẩn và lỵ amíp:
LỴ TRỰC KHUẨN LỴ AMÍP
• Có hội chứng nhiễm trùng: sốt
cao, môi khô, lưỡi bẩn
• Thường không sốt, thể trạng ít ảnh
hưởng.
• Đau bụng, mót rặn nhiều (đi
ngoài 20-60 lần/ngày)
• Đau bụng, mót rặn ít (vài lần/ngày)
• Phân có nhiều máu, nhầy, lượng
phân ít
• Phân có nước lẫn với máu nhầy, lượng
phân nhiều hơn.
• Thường phát thành dịch • Ít khi phát thành dịch
• Ít khi chuyển thành mạn tính. • Thường chuyển thành mạn tính hoặc có
biến chứng như ápxe gan, trĩ
III. Điều trị:
1. Điều trị chung:
- Bù nước và điện giải như trường hợp tiêu chảy.
- Cho ăn lỏng, giàu dinh dưỡng.

2. Điều trị lỵ trực khuẩn:
Cho kháng sinh như: Cotrimoxazol (Bactrim), Amoxicillin, Nalidixic acid
(Negram) trong 5 -7 ngày.
3. Điều trị lỵ amíp:
Cho kháng sinh như Metronidazole hoặc Tinidazole trong 5 – 7 ngày
_________________
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được triệu chứng thông thường của loét dạ dày – tá tràng.
2. Nêu được hướng điều trị.
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
18
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
I. Đại cương: Loét dạ dày – tá tràng là bệnh mạn tính gây ra các ổ loét ở niêm mạc dạ dày
và tá tràng. Nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có liên quan đến một số yếu tố như:
1. Sự căng thẳng tâm lý
2. Dùng thuốc gây kích ứng dạ dày: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS)
3. Dùng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ăn cay…
4. Vi khuẩn gây loét Helicobacter pylori (HP)
II. Triệu chứng:
1. Đau bụng vùng thượng vị, cảm giác đau rát bỏng. Đau có chu kì, từng đợt, có liên
quan đến bữa ăn, thời tiết, ăn uống các chất kích thích như ăn chua, uống
rượu…
2. Có thể kèm ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa.
3. Nếu biến chứng có thể có: Chảy máu dạ dày – tá tràng, thủng ổ loét, ung thư hóa.
III. Điều trị:
1. Nghỉ ngơi, luyện tập thể thao, thư giãn, khí công…
2. Tránh ăn uống chất kích thích, kiêng thuốc lá.
3. Dùng thuốc: Các nhóm thuốc thường dùng hiện nay trong điều trị là:
3.1. Kháng sinh: Diệt HP như: Amoxicillin, tetracycline, Clarithromycin,

metronidazol.
3.2. Kháng acid: Varogel, Phosphalugel, Maalox…
3.3. Kháng tiết H
2
: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin
3.4. Ức chế bơm proton (IPP): Omeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole
3.5. Bao che niêm mạc: Sucralfat
3.6. Thuốc an thần kinh: Diazepam, Sulpiride.
4. Điều trị ngoại khoa: Khi điều trị nội khoa tích cực trong 2 năm mà bệnh không đỡ
hoặc có biến chứng nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân
__________________
VIÊM GAN VIRUS
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được triệu chứng thông thường của viêm gan virus.
2. Nêu được hướng điều trị.
I. Đại cương: Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus viêm gan gây ra.
Có 2 loại thường gặp là:
1. Virus viêm gan A: Thường gây viêm gan nhẹ, lây qua đường tiêu hóa.
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
19
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
2. Virus viêm gan B: Thường gây viêm gan nặng hơn, lây qua đường máu, tiêm
chích, đường sinh dục.
II. Triệu chứng:
1. Thường có sốt nhẹ, chán ăn, sợ mỡ, mỏi mệt, đau bụng, nôn,…Các triệu chứng
này thường kéo dài vài ngày.
2. Khi hết sốt thường xuất hiện vàng da, vàng mắt, tiểu vàng sẫm, gan lách có thể
lớn, ngứa… Thời kỳ này kéo dài vài ngày đến vài tuần.
III. Bệnh thuyên giảm dần, bệnh nhân tiểu nhiều, vàng da, vàng mắt giảm song còn mệt
kéo dài. Bệnh tiến triển từng đợt và cuối cùng có thể để lại di chứng xơ gan, ung thư

gan.
IV. Điều trị: Bệnh chưa có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
1. Nghỉ ngơi tuyệt đối.
2. Ăn lỏng, tăng cường hoa quả, đường, đạm, giảm mỡ.
3. Cho thêm vitamin C, nhóm B.
4. Phòng bệnh chủ yếu là tiêm vaccine ngừa virus viêm gan B.
_________________
XƠ GAN
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được nguyên nhân thường gây xơ gan.
2. Nêu triệu chứng lâm sàng và hướng điều trị.
I. Đại cương: Xơ gan là quá trình xơ hóa mô liên kết trong gan, làm cho nhu mô gan bị
chèn ép và suy chức năng gan. Nguyên nhân thường gặp là:
1. Do nhiễm trùng: Viêm gan B, bệnh sán lá gan, sốt rét, bệnh nhiễm khuẩn gan mật
kéo dài…
2. Do nhiễm độc: Rượu, hóa chất, thuốc trừ sâu,…
3. Do suy dinh dưỡng kéo dài.
II. Triệu chứng:
1. Giai đoạn xơ gan còn bù (xơ gan tiềm tàng): Người bệnh có thể tương đối bình
thường trong thời gian dài. Thỉnh thoảng có thể thấy:
- Đau hạ sườn phải.
- Chán ăn, khó tiêu.
2. Giai đoạn xơ gan mất bù: Triệu chứng xuất hiện rõ:
- Vàng da.
- Phù hai chi dưới, rồi phù toàn thân, bụng báng.
- Có thể có chảy máu ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa
- Cơ thể bệnh nhân suy kiệt nặng, dễ bị nhiễm trùng
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
20
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI

- Gan có thể teo, lách to…
- Bệnh nhân thường tử vong trong bối cảnh của hôn mê gan.
III. Điều trị:
1. Sinh hoạt: Nghỉ ngơi, ăn tăng đường, vitamin, giảm mỡ, kiêng rượu, muối khi có
phù. Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù
2. Thuốc: Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng nhất là
trong giai đoạn mất bù:
- Cho vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K.
- Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Thuốc lợi tiểu: Furosemide.
- Chọc tháo dịch báng khi quá nhiều làm bệnh nhân khó thở.
____________________
BỆNH GIUN SÁN
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được triệu chứng khi nhiễm các loại giun sán thường gặp.
2. Nêu hướng điều trị.
I. Đại cương: Giun và sán là các kí sinh trùng đường ruột, lây nhiễm chủ yếu qua đường
tiêu hóa. Giun thường gặp gồm: giun đũa, giun móc, giun kim. Sán dây có hai loại
chính: sán lợn và sán bò.
II. Triệu chứng:
1. Triệu chứng chung:
- Gầy yếu, xanh xao, mỏi mệt (nếu nhiễm với số lượng lớn)
- Thỉnh thoảng có đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Đi ngoài ra giun hoặc đốt sán. Có khi biến chứng tắc ruột, giun chui ống mật
(giun đũa).
2. Triệu chứng riêng của từng loại:
- Giun đũa: Đau bụng quanh rốn, buồn nôn, đi ngoài ra giun.
- Giun kim: Ngứa ở hậu môn, nhất là ban đêm.
- Giun móc: Da xanh, thiếu máu.
- Sán lợn, sán bò: Đi ngoài ra đốt sán.

III. Điều trị:
1. Nguyên tắc:
- Dùng thuốc tẩy giun, sán.
- Vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh ăn uống phòng tái nhiễm.
2. Thuốc:
2.1. Đối với giun đũa, móc, kim: Dùng Mebendazole, Albendazole, Pyrantel
2.2. Đối với sán lơn và sán bò: Dùng Niclosamid (Yomesan)
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
21
YHCS –DTA – BỆNH HỌC NỘI
BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ TIẾT NIỆU.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU
MỤC TIÊU:
1. Nêu được triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường tiểu.
2. Nêu hướng điều trị.
I. Đại cương: Nhiễm trùng tiết niệu có thể từ thận xuống đến niệu đạo hoặc riêng từng
đoạn. Nguyên nhân thường do vi khuẩn
II. Triệu chứng:
1. Sốt: Sốt nhẹ nếu chỉ viêm bàng quang, có thể có sốt cao, rét run nếu viêm thận –
bể thận.
2. Đau vùng thắt lưng.
3. Đái rắt, đái buốt.
4. Nước tiểu đục, có thể đái ra máu hoặc mủ.
III. Điều trị:
1. Kháng sinh: Cotrimoxazol, Amoxicillin, Quinolon…
2. Cho uống đủ nước.
3. Giữ vệ sinh vùng sinh dục tiết niệu
SỎI TIẾT NIỆU
MỤC TIÊU:

1. Nêu được nguyên nhân thông thường và triệu chứng của sỏi tiết niệu.
2. Hướng xử trí.
I. Đại cương: Do trong nước tiểu có nhiều muối canxi, muối oxalat, muối urát dễ lắng
đọng thành sỏi hoặc do nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều lần tạo điều kiện sinh sỏi
II. Triệu chứng:
1. Có thể có đau vùng thắt lưng hoặc cơn đau quặn thận là đau vùng thắt lưng dữ dội
lan xuống dưới đùi và bộ phận sinh dục ngoài.
2. Bệnh nhân có thể đái ra sỏi hoặc đái máu.
3. Có thể kèm theo triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu.
4. Chẩn đoán bằng chụp XQ bụng có cản quang hoặc siêu âm bụng.
III. Điều trị:
1. Uống nhiều nước.
Biên soạn: BS Nguyễn Đình Tuấn – BỘ MÔN NỘI
22

×