Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.11 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ THU HUYỀN

HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TÁC PHẨM
TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ THU HUYỀN

HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TÁC PHẨM
TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Thái Ngun, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Nông Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Hà Quang Năng - Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện đề tài của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô Khoa Ngữ Văn
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp cao học K25B - ngành Ngôn ngữ Việt Nam
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Thái Ngun, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Nông Thị Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục các bảng...................................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Đóng góp của luận văn..................................................................................3
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn......................................................3
7. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN.......................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ và hành vi cảm thán
ở Việt Nam và trên thế giới...............................................................................5
1.1.1. Về hành vi cảm thán và câu cảm thán.....................................................5
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh...................................7
1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................... 7

1.2.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ................................................................ 7
1.2.2. Hành vi cảm thán.................................................................................. 12
1.2.3. Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán...........................15
1.2.4. Lí thuyết hội thoại.................................................................................17
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh...........24
1.4. Vị trí của “Tơi thấy hoa vàng trên có xanh” trong hành trình sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh........................................................................................... 26
iii


Tiểu kết chương 1............................................................................................27
Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU
HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA
VÀNG TRÊN CỎ XANH...............................................................................29
2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh............................................................................................29
2.1.1. Dùng từ cảm thán..................................................................................29
2.1.2. Dùng quán ngữ......................................................................................40
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh .. 44

2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp....................................................................44
2.2.2. Hành vi cảm thán gián tiếp................................................................... 53
Tiểu kết chương 2............................................................................................60
Chương 3: CHỨC NĂNG HỘI THOẠI CỦA HÀNH VI CẢM THÁN
TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH............62
3.1. Dẫn nhập..................................................................................................63
3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán................................ 63
3.2.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi.....................64
3.2.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến...........67
3.2.3. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán...........69

3.2.4. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thông báo..........71
3.2.5. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thuyết phục.......72
3.2.6. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi kể......................73
3.2.7. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi đánh giá............74
3.2.8. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi nhắc nhở...........75
3.2.9. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi đe dọa...............75
3.2.10. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi xin lỗi..............76
3.3. Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán............................ 77
3.3.1. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến
.........................................................................................................................78
iv


3.3.2. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào,
hô gọi...............................................................................................................79
3.3.3. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo............79
3.3.4. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá..............80
3.3.5. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa.................................81
3.4. Chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán..............................81
3.4.1. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi cầu khiến......................................................................82
3.4.2. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá........................................................83
3.4.3. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo......................................................84
3.4.4. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi khen..............................................................................85
3.4.5. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi chửi.............................................................................. 86
Tiểu kết chương 3............................................................................................87

KẾT LUẬN....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................91

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê, phân loại từ ngữ cảm thán............................................. 30
Bảng 2.2. Thống kê phân loại quán ngữ đưa đẩy............................................40
Bảng 3.1. Thống kê chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại............63
Bảng 3.2. Thống kê chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán.......64
Bảng 3.3. Thống kê chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán....78
Bảng 3.4. Thống kê chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán.....82

iv


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1. Ngơn ngữ học hiện đại (trong đó có Việt ngữ học) từ những năm 60 của thế
kỷ XX đã và đang đi sâu nghiên cứu những vấn đề theo Lý thuyết hành động
ngôn từ (Speech act Theory, còn được gọi là Thuyết hành vi ngôn ngữ) do hai
nhà ngữ học nổi tiếng J. L. Austin và J. Searle đề xướng. Ngày nay, vấn đề này
ngày càng được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm và nghiên cứu. Theo quan điểm
của thuyết này thì “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là
người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc
sống. Trong nhiều hành vi ngôn ngữ được xét, có hành vi chào hỏi, cám ơn, xin

lỗi, khen, chê, thỉnh cầu, cam kết, mắng chửi, phàn nàn… và cảm thán. Trong
đó hành vi cảm thán là hành vi thể hiện rõ nhất tình cảm, cảm xúc của con
người. Hành vi này thường được biểu thị bằng câu cảm thán gắn liền với giao
tiếp, với môi trường sử dụng tức là môi trường hội thoại.
1.2. Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Ông
được coi là một trong những nhà văn viết sách cho tuổi mới lớn thành công
nhất hiện nay, với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Tên tuổi của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt
biếc, Cịn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cơ gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối, …
Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những
người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.
1.3. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu
niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm từng nhận được giải thưởng văn
học ASEAN tại Thái Lan. Tiểu thuyết kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng
từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo
không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Đó là “tuổi thơ”. Có thể
xem cuốn sách Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một chuyến tàu chở đầy tuổi thơ,
mỗi mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi toa tàu là những màu sắc thú vị khác
nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó

1


là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn
năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Tất cả những điều tưởng như giản dị
ấy lại làm nên thành công của thiên tiểu thuyết.
Hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về tác phẩm Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh tuy nhiên bình diện ngơn ngữ chưa được chú ý nhiều, trong
đó, hành vi cảm thán trong tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh là đề tài chưa
từng được nghiên cứu.

Vì những lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong
tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh” cho đề tài
luận văn của mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh của Nguyễn Nhật Ánh để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của
hành vi cảm thán trong giao tiếp giữa các nhân vật, đặc biệt khám phá thêm
một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật trẻ thơ của Nguyễn
Nhật Ánh dưới góc độ ngữ dụng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
-

Nắm vững và biết vận dụng những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề

tài để xác lập một khung lí thuyết cho đề tài luận văn.
-

Khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện thể hiện hành vi cảm

thán, các loại hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
-

Tìm hiểu chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại: chức năng dẫn

nhập cuộc thoại, chức năng duy trì cuộc thoại và chức năng kết thúc cuộc thoại.


3.

Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Hành vi cảm thán trong tác
phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh”.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành vi cảm thán. Đó là các từ ngữ
cảm thán, các quán ngữ và các loại hành vi cảm thán: trực tiếp và gián tiếp.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát ngữ liệu trong truyện dài Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh Nhà xuất bản trẻ, 2015.
4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp miêu tả
Chúng tơi tiến hành phân tích ngữ liệu, miêu tả các hiện tượng, để thấy
được một cách cụ thể đặc điểm hành vi cảm thán trong tác phẩm Nguyễn Nhật
Ánh. Từ đó rút ra nhận định tổng quát về đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Bằng phương pháp này chúng tơi tiến hành phân tích tác phẩm của
Nguyễn nhật Ánh với vai trò là ngữ liệu để rút ra các phương tiện thể hiện hành
vi cảm thán, các chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.

4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán,
các loại hành vi cảm thán, chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.
5.

Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới đối với tác phẩm của Nguyễn Nhật

Ánh trên cơ sở kiến thức liên ngành ngơn ngữ và văn học.
6.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận văn góp phần làm rõ những biểu hiện và chức năng của hành vi cảm
thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp cho việc phân tích, giảng
dạy tác phẩm Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh trên bình
diện ngữ dụng học thơng qua việc miêu tả, phân tích các hành động ngôn ngữ
trong hội thoại giữa các nhân vật.
3


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3

chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.

-

Chương 2: Một số phương tiện và phương thức biểu hiện hành vi cảm

thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
-

Chương 3: Chức năng hội thoại của hành vi cảm thán trong tác phẩm

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ và hành vi cảm
thán ở việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Về hành vi cảm thán và câu cảm thán
Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các cơng trình nghiên
cứu về hành vi ngơn ngữ nói chung và hành vi cảm thán nói riêng đã được đưa
vào giảng dạy trong các trường học. Cảm thán trở thành vấn đề ngữ dụng quen
thuộc. Câu cảm thán là một trong bốn kiểu câu phân theo mục đích nói năng:
Câu tường thuật, Câu nghi vấn, Câu cảm thán và Câu cầu khiến. Việc phân chia
như trên được đề cập nhiều trong các tác phẩm nghiên cứu về ngữ pháp học và
cả trong ngữ dụng học. Đó là các cơng trình: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức
Dân; Đại cương ngơn ngữ học, tập 2, phần viết về ngữ dụng học của Đỗ Hữu

Châu; Dụng học Việt Ngữ của Nguyễn Thiện Giáp… Ngồi ra có nhiều bài
nghiên cứu về từ cảm thán, câu cảm thán như: Sắc thái cảm thán qua một số từ
cảm thán trong tiếng Việt và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành
(Tạp chí Khoa học - KHXH - ĐHQGHN, số 6/1999); Một số hình thức hỏi
biểu thị cảm thán trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2003, Hà Nội).
Đặc biệt là luận án Tiến sĩ Câu cảm thán trong tiếng Việt của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Ngọc, 2004 nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, đặc điểm về hình thức
của câu cảm thán trong tiếng Việt, nghiên cứu câu cảm thán từ góc độ ngữ
nghĩa và ngữ dụng để nêu lên được các giá trị cơ bản của câu cảm thán trong
tiếng Việt, giúp hiểu thấu đáo các nét sắc thái cảm thán được thể hiện trong câu
cảm thán và tầm tác động của câu cảm thán trong hành chức.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về hành vi cảm thán chưa nhiều.
Theo tìm hiểu của chúng tơi có những cơng trình nghiên cứu của các tác giả
sau: Hà Thị Hải Yến, Phạm Kim Thoa, Phạm Thanh Vân, Nguyễn Thị Việt Lê
và Bạch Quỳnh Hoa.
5


Luận án tiến sĩ của tác giả Hà Thị Hải Yến (2004): Hành vi cảm thán và
sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Luận án đã nghiên cứu hành vi cảm
thán, sự kiện, lời nói cảm thán trong hội thoại, cụ thể là trong cặp thoại, đoạn
thoại và trong một số hình thức hội thoại đặc biệt như lời than khóc trong lễ
tang, nhật kí, điếu văn, văn tế. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về hành vi
cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong hội thoại tiếng Việt. Luận án đã xây
dựng định nghĩa về hành vi cảm thán, sự kiện lời nói cảm thán; chỉ ra được
biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của hành vi cảm thán trong sự kiện lời nói
cảm thán, phân loại hành vi cảm thán, đồng thời đưa ra cấu trúc hình thức của
sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Qua đó, luận án khẳng định vị trí, vai
trị của hành vi cảm thán, sự kiện lời nói cảm thán trong hội thoại tiếng Việt.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Kim Thoa: Hành vi cảm thán trong

Truyện Kiều (2009) đã chỉ ra các đặc trưng của hành vi cảm thán và tác dụng
của hành vi cảm thán trong truyện Kiều. Từ đó tác giả tìm hiểu sâu thêm về vai
trị của hành vi cảm thán trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và thể hiện
thái độ của tác gia Nguyễn Du. Luận văn đã mở ra một hướng nghiên cứu tác
phẩm Truyện Kiều dưới góc độ ngữ dụng học.
Luận văn thạc sĩ Hành động cảm thán trong tiếng Việt (2010) của tác giả
Phạm Thanh Vân đã tiếp nhận và vận dụng những kết quả nghiên cứu của ngôn
ngữ học về vấn đề cảm thán, từ đó đặc trưng hóa các phương thức thể hiện
hành động cảm thán trong tiếng Việt. Đó là: phương thức thể hiện trực tiếp và
phương thức thể hiện gián tiếp hành động cảm thán trong tiếng Việt.
Luận văn thạc sĩ Hành vi cảm thán trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
(2013) của tác giả Nguyễn Thị Việt Lê đã vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn
ngữ và lí thuyết hội thoại để nghiên cứu các phương tiện biểu thị hành vi cảm
thán, các loại hành vi cảm thán và chức năng của hành vi cảm thán trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng.
Luận văn Hành vi cảm thán trong truyện ngắn Nguyễn thị Thu Huệ (2015)
của tác giả Bạch Quỳnh Hoa đã vận dụng lý thuyết về hành vi ngơn ngữ và lí
thuyết hội thoại để nghiên cứu các phương tiện biểu thị hành vi cảm thán, các

6


loại hành vi cảm thán và chức năng của hành vi cảm thán trong tuyển tập
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu về hành vi cảm thán và câu
cảm thán mà chúng tôi đã biết đến.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh
Cho đến nay đã có một số cơng trình tìm hiểu, đánh giá nội dung - hình
thức biểu hiện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh nhưng chủ yếu là đặc
điểm chung, hoặc các bài nghiên cứu, đánh giá về truyện thiếu nhi này chỉ nằm

xen kẽ trong nhận định cụ thể.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu mới từ góc độ văn
học, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về ngơn ngữ mà cụ thể là hành vi cảm
thán trong tác phẩm của Nguyễn Nhật ánh.
Như vậy căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu về hành vi cảm thán
và về tác giả Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi chọn đề tài: “Hành vi cảm thán
trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh”.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.2.1.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”
Nghiên cứu ngữ dụng học không thể không nhắc đến các hành động ngơn
ngữ. Có thể hiểu hành động ngơn ngữ hay hành vi ngôn ngữ là loại hành động đặc
biệt mà phương tiện biểu hiện chính là ngơn ngữ, chúng được thực hiện khi ta nói
năng. Theo các nhà nghiên cứu, người đầu tiên đặt nền móng cho lí thuyết về hành

vi ngôn ngữ là J.L Austin một - nhà triết học người Anh. Cơng trình nghiên cứu
của ơng về hành vi ngôn ngữ đã được tổng hợp trong cuốn How to do things with

word (Hành động như thế nào bằng lời nói) và sau này đã được phát triển bởi
nhà triết học J. Searle với cơng trình Speech Acts.


Việt Nam, từ cuối những năm 1980 trở lại đây, nghiên cứu về ngữ

dụng học mà đặc biệt là vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà ngơn ngữ học. Theo đó khi định nghĩa về “hành vi ngôn ngữ”
7


các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã trình bày một số khái niệm như

sau:
Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành
động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn
ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết)
Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ
cảnh C” [8; 88].
Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Khi thực hiện một phát ngơn trong một
tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người
nói đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận
được điều này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngơn ngữ mang tính chất
xã hội, được ước chế bởi xã hội” [13; 220].
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp, ông gọi hành vi ngôn ngữ là hành động
ngôn từ và cho rằng: “Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động
ngơn từ... Hành động ngơn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát
ngôn” [15; 337-338].
“Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học”, đã định nghĩa hành vi
ngôn ngữ là: "Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực hiện
trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu
- ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và
người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hồn cảnh giao tiếp
nào đó” [46; 107].
Như vậy, có thể khẳng định “hành vi ngơn ngữ” chính là một hành động
sử dụng ngơn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn
liền với hoạt động nói năng của con người và mang tính chất xã hội.
1.2.1.2. Các loại hành vi ngơn ngữ
J.L Austin c h i a hành động ngôn ngữ thành ba loại hành vi lớn là acte
locutoire, acte perlocutoire, acte illocutoire, Đỗ Hữu Châu đã dịch là: hành vi
tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.
8



a. Hành vi tạo lời.
Là hành động nói tạo ra một chuỗi các âm thanh có nghĩa làm thành nội
dung mệnh đề (nội dung phán đốn) trong lời. Từ đó ý nghĩa của lời được xác
lập. Đây là phần ý nghĩa biểu thị nội dung mệnh đề.
b. Hành vi mượn lời
Là những hành động “mượn” phương tiện ngôn ngữ, đúng hơn là mượn
các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó ở người nghe,
người nhận hoặc chính người nói. Hành động mượn lời khi thực hiện một phát
ngôn là hành vi nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lý (xúc
động, yên tâm, bực mình, phấn khởi...), trong hành động vật lý có thể quan sát
được gây ra một tác động nào đấy đối với ngữ cảnh.
c. Hành vi ở lời
Hành vi ở lời (cịn được gọi là hành động ngơn trung) là những hành
động người nói thực hiện ngay khi nói năng nhằm gây ra những hiệu quả ngôn
ngữ, tức là chúng ta gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận.
Đó là hành động nói được thực hiện bằng một lực thông báo của một phát ngôn
(lực ngơn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngơn
trung) như trần thuật, hỏi, cầu khiến làm nên ý nghĩa ngơn trung. Đích ngơn
trung và lực ngơn trung đều được dùng làm tiêu chí nhận diện hành động ngơn
trung bởi vì cùng một mục đích ngơn trung lại có thể được thực hiện bằng
những lời mang lực ngôn trung khác nhau.
Như vậy, khi thực hiện một phát ngơn, người nói thực hiện ba loại hành
vi này, trong đó hành vi ở lời được các nhà ngữ dụng học quan tâm nhất, đồng
thời đây là loại hành động tạo nên sắc thái giao tiếp phong phú, chính vì vậy ở
luận văn này chúng tơi chỉ đi sâu vào phân tích, khảo sát đối tượng nghiên cứu
hành vi ở lời.
1.2.1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
Theo Đỗ Hữu Châu: “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều
kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ

cảnh của sự phát ngơn ra nó.” [8; 111]. Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành

9


vi ở lời là các điều kiện “may mắn”, nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới
“thành cơng”, đạt hiệu quả.
Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin,
Searle đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn. Ông
cho rằng có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau:
a.

Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành động.

Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo
nghiệm, xác tín hay miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với câu hỏi khép kín,
tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng có hoặc khơng; phải, khơng phải…).
Nội dung của mệnh đề có thể là hành động của người nói (hứa hẹn), hay một
hành động của người nghe (lệnh, yêu cầu).
b.

Điều kiện nội dung chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát

ngơn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về mối quan hệ giữa người
nói, người nghe. Ví dụ khi ra lệnh, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có
khả năng thực hiện hành động quy định trong lệnh…sự hứa hẹn có ý muốn
thực hiện lời hứa và người nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa được thực
hiện. Khảo nghiệm, xác tín, khơng những địi hỏi người nói nói một cái gì đó
đúng mà cịn địi hỏi anh ta phải có những bằng chứng.
c.


Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người

phát ngơn. Xác tín, khảo nghiệm địi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; lệnh
địi hỏi lịng mong muốn; hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói….
d.

Điều kiện căn bản đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người

nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào
hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của
nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng
đắn của điều được nói ra)
1.2.1.4. Phân loại hành vi ở lời
Các nhà nghiên cứu chia các hành vi ngôn ngữ ra hai loại: hành vi ở lời
trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.
10


a. Hành vi ở lời trực tiếp
Theo Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp được hiểu là: “...các hành vi
ngôn ngữ chân thực, nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều
kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng đúng với các điều kiện sử
dụng.” [8; 145].
George Yule thì quan niệm: “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp” [17; 110].

Cùng quan điểm với Yule, Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Hành động
ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn có
quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” [15; 390].

Ví dụ:
[1]

“Ối, đau em quá!” [1; 46]

Đây là phát ngôn của nhân vật Tường với hành vi cảm thán thể hiện trực
tiếp thái độ đau đớn sau khi bị người anh trai ném đá trúng đầu khi hai anh em
rủ nhau chơi trò ném đá.
b. Hành vi ở lời gián tiếp
Thuật ngữ hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra. Theo ông, “... một
hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ
được gọi là một hành vi gián tiếp” [10; 60].
Trong thực tế giao tiếp, một phát ngơn thường khơng phải chỉ có một đích

ở lời. Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng
lại nhằm hiệu quả hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi
ngôn ngữ gián tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là: “… một
hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm
làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngơn ngữ và ngồi ngơn ngữ
chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [10; 146]
Sử dụng hành vi ở lời trực tiếp sẽ hạn chế được hiện tượng mơ hồ về nghĩa,
song trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng có thể nói thẳng ra ý định
của mình. Chính vì vậy người ta hay mượn hành vi ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu
quả ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác tạo thành hành vi ở lời gián tiếp. Vấn đề

11


này đã được Austin, Searle và nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm
nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn.

Theo George Yule: “Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp" [17; 110].
Nguyễn Thiện Giáp khẳng định: “Hành động ngôn từ gián tiếp là hành
động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ gián tiếp giữa một
chức năng và một cấu trúc” [15; 390].
Cịn Nguyễn Đức Dân thì cho rằng: “Một hành vi ngôn ngữ được gọi là
gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời khơng phản ánh trực tiếp
mục đích của điều muốn nói” [13; 229].
Ví dụ:
[2]

“- Mày khơng sợ té gãy cổ hả Tường!” [1; 52]

Đây là câu hỏi của nhân vật Thiều dành cho nhân vật Tường nhưng
khơng nhằm mục đích hỏi mà nhẳm thể hiện thái độ trách móc, khơng đồng
tình với hành động ngồi vắt vẻo trên cành cây của Tường.
Hành vi ở lời gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp
hơn là cách nói trực tiếp, góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ hội thoại, vừa
là môi trường để hành vi ngơn ngữ bộc lộ các khả năng vốn có. Tuy vậy, không thể
tuỳ tiện dùng mọi hành vi ở lời trực tiếp để tạo ra mọi hành vi ở lời gián tiếp. Người
sử dụng ngôn ngữ cần dựa vào những điều kiện nhất định để lựa chọn cách sử dụng
hành vi ở lời trực tiếp hay gián tiếp để đạt được mục đích giao tiếp.

1.2.2. Hành vi cảm thán
1.2.2.1. Khái niệm "hành vi cảm thán"
Theo Từ điển tiếng Việt, thì cảm thán là từ “biểu thị tình cảm, cảm xúc”.
Từ cảm thán đồng thời là phương tiện biểu thị hành vi cảm thán.
Trong nghiên cứu ngơn ngữ học đã có nhiều quan niệm khác nhau được
đưa ra về hành vi này. Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi cảm thán là hành động biểu
cảm và định nghĩa “...người nói thể hiện trạng thái tâm lí của mình đối với sự

tình trong nội dung mệnh đề, như xin lỗi, phàn nàn, chúc mừng, cảm ơn, hoan
nghênh. Đặc trưng của hành động biểu cảm là: làm từ ngữ khớp với thực tại,

12


người nói cảm thấy tình huống” [15; 384]
Cịn Yule thì gọi hành vi cảm thán là hành động bộc lộ “...là những thứ
hành động trình bày cái mà người nói cảm nhận. Chúng bộc lộ những trạng
thái tâm lí và có thể trình bày sự hài lịng, nỗi đau khổ, sự ưa thích, sự khơng
ưa thích, niềm hoan hỉ, hoặc nỗi buồn... Những hành động này có thể do cái
mà người nói hoặc người nghe gây ra, nhưng chúng đều là nói lên kinh
nghiệm của người nói” [17; 107]
Trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm
thán” tác giả Hà Thị Hải Yến cũng đưa ra một cách hiểu về hành vi cảm thán:
“Cảm thán là một hành vi ngôn ngữ mà người nói thực hiện, nhằm bộc lộ
trạng thái tình cảm, cảm xúc khơng thể kìm nén của mình trước sự tác động
của một sự vật, sự việc hay sự kiện nào đó đã, đang hoặc sắp xảy ra” [48; 20].
Như vậy khi nghiên cứu về hành vi cảm thán, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất quan niệm: hành vi cảm thán là một hành vi ngơn ngữ bộc lộ tình
cảm, cảm xúc mang tính tức thời, tự phát ở mọi lúc, mọi nơi. Cảm thán chỉ
được thực hiện khi trạng thái tâm lí đang tồn tại ở một mức độ nào đó khơng
thể khơng nói ra. a. Đặc trưng của hành vi cảm thán: Hành vi cảm thán được
biểu thị trong những câu có dấu hiệu hình thức:
- Có từ ngữ cảm thán chuyên biệt
- Có từ hoặc tổ hợp từ biểu thị cảm xúc đau đớn, buồn bực, vui sướng hạnh
phúc, ... hoặc bộc lộ thái độ lo lắng, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên, ...
b. Một số kiểu kết cấu đặc trưng biểu thị hành vi cảm thán:
- Kiểu kết cấu: x ơi là x ( x là danh từ): con ơi là con, cháu ơi là cháu,...
- Kiểu kết cấu:

- Kiểu kết cấu:
với chả + danh từ
nước động từ + với
với chả + động từ
1.2.2.2. Các thành tố của hành vi cảm thán
a.

Đối tượng cảm thán

13


Dựa vào cách hiểu trên về hành vi cảm thán, tác giả Hà Thị Hải Yến
trong luận án tiến sĩ ngữ văn đã phân loại bốn đối tượng cảm thán: sự vật, sự
việc thuộc về người cảm thán; sự vật, sự kiện thuộc về người tiếp nhận cảm
thán; sự vật, sự kiện thuộc về người thứ ba, sự kiện thuộc về ngoại cảnh.
- Sự vật, sự kiện thuộc về người cảm
thán Ví dụ:
[3] “Ối, đau em quá!” [1; 46]
Đây là phát ngôn của nhân vật Tường với hành vi cảm thán thể hiện trực
tiếp thái độ đau đớn sau khi bị người anh trai ném đá trúng đầu khi hai anh em
rủ nhau chơi trò ném đá
- Sự vật, sự kiện thuộc về người tiếp nhận cảm thán
Ví dụ:
[4] - Tội con quá!” [1; 110]
Phát ngôn trên là của nhân vật chú Đàn với nhân vật Tường. Ở ví dụ này
hành vi cảm thán thể hiện thái độ thương cảm, xót xa hướng tới đối tượng
người nghe là nhân vật Tường.
- Sự vật, sự kiện thuộc về người thứ ba
Ví dụ:

[5]

“Thằng khỉ! Lũ đã cuốn làm sao sống được mà tìm!” [1; 247]

Sự việc chú Đàn bỏ làng đi tìm chị Vinh là sự kiện thuộc về người thứ ba.
Sự kiện này không thuộc về người cảm thán (bà của Thiều), cũng không thuộc về
người tiếp nhận cảm thán (hai anh em Thiều), mà thuộc về nhân vật chú Đàn.

- Sự vật, sự kiện thuộc về ngoại
cảnh Ví dụ:
[6] “Đến con Vện cũng bỏ con Mận mà đi” [1; 199]
Cái chết của con Vện là sự kiện đã tác động đến người nói khiến họ thốt
lên một phát ngơn cảm thán.
Qua các ví dụ nêu trên, có thể thấy chính sự vật, sự kiện là những nhân tố

14


quan yếu làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc của người nói, khiến họ khơng
thể kìm giữ nổi tâm trạng của mình và buộc phải thực hiện hành vi cảm thán.
Tuy nhiên, để được cộng đồng chấp nhận và tuân theo thì hành vi cảm thán
phải đạt đến một ngưỡng nhất định. Vì vậy, trong thực tế, người ta chỉ cảm
thán khi cảm xúc ở ngưỡng cho phép và được mọi người chấp nhận. Nếu chưa
đến ngưỡng mà người nói đã cảm thán thì hành vi cảm thán đó bị coi là khơng
hợp tự nhiên và nhiều khi cịn bị người nghe phê phán.
b. Nội dung cảm thán
Trong giao tiếp hàng ngày, có một số vấn đề thường được cảm thán đó là:

-


Cảm thán về lĩnh vực riêng tư: là những hành vi cảm thán bắt nguồn từ

nguyên nhân thuộc về lĩnh vực riêng tư của đời sống con người, gồm tinh thần
và thể chất.Thông thường, ngoại cảnh là nguyên nhân làm nảy sinh các trạng
thái tâm lí như vui sướng, hạnh phúc hay lo sợ, đau buồn,...
Ví dụ
[7]

“Chết rồi! Chảy máu, mày ơi” [1;46]

Phát ngôn trên là của nhân vật Thiều thể hiện hành vi cảm thán bất ngờ
xen lẫn sợ hãi, lo lắng khi trông thấy Tường bị chảy máu sau khi hứng chịu cú
ném đá đầy giận giữ của Thiều.
- Cảm thán về lĩnh vực đời sống xã hội
Nguyên nhân dẫn đến loại cảm thán này xuất phát từ những vấn đề xã hội

như: văn hoá, chính trị, chế độ, tơn giáo, tâm linh,...
Ví dụ
[8] “Lụt lội như thế, mất mẹ nó cả cơ nghiệp rồi, cịn đếch gì mà
cướp”
Đây là phát ngơn của nhân vật Chánh Mận trong tác phẩm Vỡ đê của Vũ
Trọng Phụng thể hiện thái độ bực bội, đau xót trước tình cảnh lụt lội và nạn
cướp giật sau lụt lội của đám người đói.
1.2.3. Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán
15


Về câu cảm thán: Câu cảm thán giữ vai trò hết sức quan trọng trong giao
tiếp tiếng Việt. Đây là loại câu đặc biệt cả về mặt nội dung ý nghĩa lẫn hình
thức biểu hiện và có giá trị biểu cảm rất lớn. Về loại câu này hiện nay có nhiều

cách hiểu như sau:
Trong cuốn Câu trong tiếng Việt do Cao Xuân Hạo chủ biên, câu cảm
thán được xác định “là câu của một hành động ngôn trung bộc lộ cảm xúc, tình
cảm”. Các tác giả cho rằng có loại câu cảm thán điển hình (là câu cảm thán đặc
biệt) và câu cảm thán khơng điển hình (là các câu có ngun hình thức trần
thuật hoặc có hình thức trần thuật kết hợp với những đại từ không xác định làm
chúng có dáng dấp câu hỏi).
“Câu cảm thán dùng để bộc lộ những cảm xúc, tình cảm, thái độ của
người nói đối với sự vật hay hiện tượng được nói đến” [32; tr.98]. Hoàng
Trọng Phiến gọi câu cảm thán bằng thuật ngữ “câu than gọi” và cho rằng loại
câu này “...thể hiện hành vi bộc lộ những cảm nghĩ, suy tư nội tâm, thái độ của
chủ thể phát ngôn trước một sự kiện, sự tình, hiện tượng mong tìm một sự chia
sẻ của người tiếp ngôn” [39; 367].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu cảm
thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm
khác nhau, thái độ, đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của
người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ” [4; 237]
Như vậy những quan niệm đều thống nhất ở một điểm: Câu cảm thán là
câu sử dụng các từ ngữ chuyên biệt để biểu thị những cảm xúc mạnh, đột ngột,
có tính bộc phát của người nói, thường được dùng trong phong cách ngơn ngữ
sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ văn chương.
Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán: Về mặt nội dung
biểu hiện, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng: câu cảm thán là loại câu
biểu thị cảm xúc, tình cảm, trạng thái tâm lí đặc biệt. Sự thể hiện đó thường
được thơng qua các phương tiện đặc biệt là từ, cụm từ và ngữ điệu.
Về mặt hình thức biểu hiện, các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Từ cảm
thán chính là hình thức biểu hiện tiêu biểu của câu cảm thán. Tuy vậy, câu
16



cảm thán cịn có thể dùng các phương tiện tình thái khác như thực từ, trợ từ,
phó từ, kết từ, ngữ điệu,... và một số cấu trúc không bao hàm từ cảm thán.
Trong mối tương quan giữa hành vi cảm thán với câu cảm thán, có thể
nhận thấy rằng: "hành vi cảm thán" là một khái niệm thuộc ngữ dụng học còn
“câu cảm thán” là khái niệm thuộc cú pháp học. Khái niệm “hành vi cảm thán"
có thể trùng với khái niệm “câu cảm thán”, đặc biệt khi nó chỉ là biểu thức ngữ
vi ngun cấp, khơng có thành phần mở rộng, ví dụ: "Ối!", “Chao ơi!”, “Ối
dào!"... Ở góc độ ngữ pháp, các ví dụ được coi như những câu cảm thán đặc
biệt, ở góc độ ngữ dụng, đó là các hành vi cảm thán.
Cấu trúc của câu cảm thán thường gồm hai phần: phần cảm thán + phần
nêu lí do cảm thán. Trong đó, phần cảm thán biểu thị hành vi cảm thán được
coi là trung tâm, phần nêu lí do cảm thán được coi là thành phần mở rộng để
giải thích lí do cảm thán.
Hành vi cảm thán khi có thành phần mở rộng là các hành vi ngôn ngữ
khác đi kèm sẽ tạo nên phát ngôn ngữ vi cảm thán (ví dụ: Ối dào! Ba thứ thuốc
vớ vẩn đó thì ăn thua gì.). Khái niệm “hành vi cảm thán” tương tự khái niệm
“câu cảm thán” có yếu tố cảm thán đi cùng nịng cốt câu. Vì vậy, có thể kết
luận rằng: cấu trúc của hành vi cảm thán tương đương mơ hình của câu cảm
thán.
1.2.5. Lí thuyết hội thoại
1.2.4.1. Khái niệm hội thoại
Từ năm 1970, hội thoại đã trở thành đối tượng chính thức của phân
ngành ngơn ngữ học ở Mĩ, sau đó là Anh, Pháp và đến nay là hầu hết các nước
trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam , các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) hội thoại “là sử dụng một
ngơn ngữ để nói chuyện với nhau” [37, 444].
Đỗ Hữu Châu không đưa ra định nghĩa hội thoại nhưng khẳng định tầm quan

17



×