Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.96 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

VŨ HƯƠNG DỊU

THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6
THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 24
THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 20
XÃ THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HẠC VĂN VINH

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học.
Các số liệu và kết quả trong luận án không trùng lặp với bất kỳ cơng
trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngồi nước và chưa được cơng
bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu.
Tác giả luận văn

Vũ Hương Dịu


LỜI CẢM ƠN


Trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học
dự phịng, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trường
Đại học Y dược Thái Nguyên, địa phương triển khai nghiên cứu, gia đình và
bạn bè.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hạc Văn Vinh,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dành nhiều thời gian trao đổi và
định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo Sau Đại
học và các thầy cơ giáo các bộ môn Y tế công cộng của trường Đại học Y
dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành mục tiêu học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Phương đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực địa, thu thập và xử lý số
liệu nghiên cứu của đề tài này.
Cuối cùng, tôi vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành luận
văn.
Thái Ngun, tháng 11 năm 2017

VŨ HƯƠNG DỊU


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS

: Ăn bổ sung

BMHT

: Bú mẹ hồn tồn


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

NCBSM

: Ni con bằng sữa mẹ

SDD

: Suy dinh dưỡng

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới.

TĐHV

: Trình độ học vấn

TTDD

: Tình trạng dinh dưỡng

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization)

UNICEF


: Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1. Đại cương về sữa mẹ...................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ.............................................3
1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ................................................................4
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ........................................................................5
1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hồn hảo.............................................5
1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng............................................................5
1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con....................................5
1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ............................................................................ 5
1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế......................................................... 6
1.3. Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.........6
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi........................................ 6
1.3.2. Tầm quan trọng của ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu 6
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh.....................................................................7
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang ni con bằng sữa mẹ

hồn tồn trong 6 tháng đầu.......................................................................8
1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng

đầu............................................................................................................11
1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ................11
1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội........................................................ 13

1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ..................................................................................13
1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản...................................... 13
1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam....................................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................17


2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu.................................. 17
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................. 19
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá...............................................................................20
2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu..............................................21
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................21
2.5. Sai số và cách khắc phục.......................................................................... 22
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu........................................................ 22
Chương 3. KẾT QUẢ...................................................................................... 23
3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con
dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên........................23
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.................................................27
3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6
tháng đầu.................................................................................................. 27
3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu
ngay sau khi sinh......................................................................................33
Chương 4. BÀN LUẬN...................................................................................38
4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ.............................................................38
4.1.1. Thực trạng ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu............38
4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh........................................................39

4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng ni con bằng sữa mẹ trong 6 tháng

đầu............................................................................................................42
4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ...................................................................42
4.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ..........................................................................43
4.2.3. Chế độ thai sản và thời gian quay trở lại làm việc của bà mẹ................44
4.2.4. Các yếu tố liên quan khác...................................................................... 45
KẾT LUẬN......................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 50
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu........23
Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau sinh
..........................................................................................................................24
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ..............................................................24
Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ............................................................................ 25
Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ.............................................................26
Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu

27

Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu

28


Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 28
Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu

29

Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 30
Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

30

Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu

31

Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ

trong 6 tháng đầu 32
Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 32
Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 33


Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau

sinh 33
Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh 34
Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vịng 1 giờ

đầu sau sinh 34
Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1
giờ đầu sau sinh

35

Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu

sau sinh

35

Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh 36
Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vịng....36
Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu

sau sinh

37

Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng.......37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ…. ............................ 23



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang là một vấn đề đang nhận
được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo,
đang phát triển. Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm
mạnh nhưng tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn không giảm đáng kể. Ước tính hàng
năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong [20].
Bú mẹ là cách tốt nhất và an tồn nhất để ni dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu, bảo
vệ hệ miễn dịch cho trẻ, cung cấp cho trẻ nhỏ một sự khởi đầu tốt nhất trong
cuộc sống [17], [74]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF) đã khuyến cáo ni con hồn tồn bằng sữa mẹ ít nhất trong
6 tháng đầu. Dù nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ
lệ ni con bằng sữa mẹ (NCBSM) hồn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá
thấp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên tồn thế giới khơng q 35%. Tại Việt
Nam, tỷ lệ này được ước tính là 19.6% theo báo cáo năm 2011 của Viện Dinh
dưỡng [3], [37], [38] . Một trong những rào cản quan trọng chính là ảnh
hưởng của những chuẩn mực xã hội như: cho trẻ ăn dặm sớm, uống thêm các
loại dung dịch khác ngoài sữa mẹ như sữa bột, nước, nước trái cây [1].
NCBSM hoàn tồn khơng đơn giản là hành vi sức khỏe mà cịn chịu nhiều tác
động của văn hóa, xã hội.
UNICEF ước tính hàng năm cho trẻ bú sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng
đầu sau sinh có thể phịng tránh được tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới năm
tuổi. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt
Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả
tích cực, cho đến nay vẫn cịn nhiều thách thức cần vượt qua để việc nuôi con
bằng sữa mẹ trở thành một thực hành như mong muốn ở Việt Nam [26]. Các



2
chính sách về ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho
con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên
truyền vận động, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 19,6%
trẻ sơ sinh được ni hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một
phần tư các em được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh [3]. Ni con bằng
bình (bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ) vẫn là một thực hành rất phổ biến
và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn, uống quá sớm ngay trong 6 tháng
đầu vẫn là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ [43],[1].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, đời sống của người dân
vẫn cịn nhiều khó khăn. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở đây ra sao? Yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc cho nuôi con bằng sữa mẹ? Để có câu trả lời và cái
nhìn tồn diện hơn về vấn đề trên, là cơ sở cho xây dựng kế hoạch và xây
dựng các giải pháp tăng cường công tác nuôi con bằng sữa mẹ tại tỉnh Thái
Nguyên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nuôi
con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng
tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên”.
Với 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các

bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2016
2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong


6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về sữa mẹ
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ
-

NCBSM: là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ hoặc gián

tiếp do sữa mẹ vắt ra.
-

Sữa non: Vài ngày đầu tiên sau đẻ, vú mẹ tiết ra sữa non. Sữa non có

màu vàng và sánh hơn sữa về sau. Trong sữa non có rất nhiều chất đạm,
Vitamin A và nhiều kháng thể hơn giúp cho trẻ chống lại hầu hết các vi khuẩn
và siêu vi khuẩn. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ [40]
-

Bú sớm : là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.

-

Bú mẹ hoàn toàn (BMHT): là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi

hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngồi ra khơng ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng
hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung,

hoặc thuốc [40]
-

Bú mẹ là chủ yếu: là cách ni dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng

chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể nhận được thêm nước uống đơn thuần
hoặc một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, ORS, nước đường
hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít.
-

Ăn bổ sung: đứa trẻ vừa được bú sữa mẹ vừa được ăn thức ăn ở dạng

đặc hoặc nửa đặc. [40]
-

Cai sữa: là ngừng không cho trẻ bú sữa mẹ, đây chính là sự chuyển

giao vai trị cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ (ở giai đoạn
đầu) tới vai trò của các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ bú
mẹ.
Cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc
sinh dưới 2500 gram [40].
-


4
1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hồn chỉnh nhất thích hợp nhất với trẻ vì có đủ năng
lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ, Vitamin, muối khống)
với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh suy dinh dưỡng

hoặc tăng cân quá mức. [5]
-

Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa cơng thức

nhưng có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein của
sữa mẹ gồm casein, albumin, lactabumin, β-Lactoglobulin, globulin miễn dịch
(kháng thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt, casein là một chất đạm quan
trọng có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và
dị ứng.[2], [5]
-

Lipid: sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, là một acid

cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, mắt và sự bền vững của
mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase [2]
-

Lactose: trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa công thức, cung cấp

thêm nguồn năng lượng. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành
acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng
-

Vitamin: sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa cơng thức, vì vậy trẻ bú

sữa mẹ sẽ đề phịng được bệnh khơ mắt do thiếu Vitamin A. Các Vitamin khác
trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ
được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ [2], [16]
Muối khoáng: nguồn calci và sắt trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công

thức nhưng tỷ lệ hấp thu cao, do đó thỏa mãn nhu cầu hấp thu của trẻ nên trẻ
-

được bú mẹ ít bị cịi xương và thiếu máu do thiếu sắt [16].
Bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phịng được suy dinh dưỡng, giúp trẻ
thơng minh, khơng bị thiếu Vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, không bị thiếu
calci, phosphor [2].


5
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ
1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hồn hảo
Sữa mẹ khơng chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao, cân
nặng…) mà cả về trí não. Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần
quan trọng trong các mơ tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời,
các acid béo thiết yếu như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ tham
gia vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thơng
minh và có thị lực tốt. Ngồi ra, trẻ cịn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C
Sữa mẹ rất có ích với trẻ nhẹ cân, thiếu tháng và có thể làm giảm nguy
cơ nhiễm trùng khởi phát muộn [46]
[40].

1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì
IgA tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Ở nhiều nước
Châu Âu người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa cơng thức
có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ
có một số chất chống dị ứng [2].
1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con
Sữa mẹ giúp mẹ con gần gũi nhau hơn, là yếu tố tâm lý quan trọng cho

sự phát triển hài hịa của trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ, qua sự quan sát tinh
tế của mình sẽ phát hiện sớm nhất, đúng nhất những thay đổi bình thường
hoặc bệnh lý của con [40].
1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Cho con bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho
bà mẹ đề phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch. Cho con bú đúng, bú
đủ làm kinh nguyệt chậm trở lại và vì thế giảm bớt khả năng thụ thai.
Cho con bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung
[2], [40]. Nhờ cho con bú vóc dáng người mẹ sẽ nhanh hồi phục.


6
1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế
-

Thuận lợi vì khơng cần dụng cụ, khơng cần đun nấu, pha chế, không mất

thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất kỳ lúc nào cũng có thể cho trẻ

ăn ngay.
-

Kinh tế vì khơng phải mua.

-

Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho con

bú [2], [5].
1.3. Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nhu cầu năng lượ ng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường
nhìn chung được đáp ứng hồn tồn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ
có được tình trạng dinh dưỡng tốt.
Việc sản xuất sữa của người mẹ được điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu
của trẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì việc
sản xuất sữa cũng tăng theo trong vịng vài ngày, thậm chí trong vịng vài giờ.
Mức tiêu thụ sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa tháng 3
đến tháng thứ 6, nếu trẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi. Việc tiết
sữa là linh hoạt vì vậy bà mẹ tăng sản xuất sữa thông qua việc vắt sữa thường
xuyên, và có khả năng cho bú lại sau khi đã dừng [40].
1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên
toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được
quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình ni con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp quan
trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của
trẻ trong 6 tháng đầu đời [2], [4]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định:
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tang
trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng


7
thu nhập của trẻ trong tương lai . Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc
NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ
em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi
năm [79]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con bú nhiều lần,
bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng tiết nhiều
sữa. Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hồn tồn mà khơng cần

ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2], [79].
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh
Khuyến nghị của TCYTTG về nuôi dưỡng trẻ nhỏ:
- Bắt đầu cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ +
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú
Mẹ nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm
càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ăn bất kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần
đầu. Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đữa trẻ đã no, nếu cho trẻ
ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự tiết sữa và
không đủ sữa nuôi con. Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa
tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt
vừa ra đời của trẻ. Đồng thời, qua động tác bú của trẻ sẽ kích thích sữa mẹ tiết
sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ Prolactin, giúp co hồi tử cung tốt
ngay sau đẻ, hạn chế mất máu [5].
+ Số lần cho bú
Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số lần cho bú tùy
theo nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ bú bất kỳ lúc nào trẻ muốn, ban đêm vẫn có
thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc địi ăn [2].
+ Thời gian cai sữa
Trẻ được bú mẹ càng lâu càng tốt. Cho trẻ bú mẹ hồn tồn trong 6
tháng đầu. Khơng nên cai sữa trước 12 tháng, mà nên cho trẻ bú kéo dài từ 18


8
đến 23 tháng . Khi trẻ bị bệnh, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều
hơn bình thường, khơng nên cai sữa vì trẻ dễ bị SDD [79], [17].
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang ni con bằng
sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu
Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1979 trong một nghiên cứu của Annie Cherian về thái độ thực

hành cho trẻ ăn ở Zaria, Nigeria cho thấy hầu như tất cả các đứa trẻ đều được
bú ngay sau sinh, 31% các bà mẹ tin tưởng vào sữa của mình, tuy nhiên có
một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ cho con bú muộn hơn vì họ cho rằng sữa non là
khơng tốt cho sức khỏe sơ sinh [42].
Theo báo cáo của WHO (1993): tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4
tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn tồn ở thành thị thấp hơn ở nơng
thơn (7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM. Tỷ lệ
các bà mẹ NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thụy Sỹ dao động
quanh 90%. NCBSM ở các nước Tây Âu thấp hơn, ví dụ: 67% ở Anh, 50% ở
Pháp, 35% ở Ireland [52].
Gần đây vấn đề NCBSM vẫn được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM là
93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được ni
bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ yếu [31],[60]. Ở một
bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứu được tiến hành trong ba năm liên tiếp
từ1999 đến 2001 cho thấy tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn duy trì được ở
mức cao: 87% (1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ hồn tồn có sự
khác nhau: 34% (1999), 26% (2000), 25% (2001) [43].
Trong một nghiên cứu dọc tại Anh cũng chỉ rõ NCBSM giảm dần trong
3

tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2 tháng

(43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5 tháng (1,6%) [67].


9


Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70, xuống


đến mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong
những năm 90. Các chỉ số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so
với khu vực nông thôn [53]. Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải –
Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hồn tồn có sự khác nhau giữa các
vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hồn
tồn ở vùng ngoại ơ và nơng thơn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố
(63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở cả 3 vùng trên tương ứng là
96,5%, 96,8% và 97,4% [63]. Một nghiên cứu khác đã so sánh NCBSM giữa
những năm 1994-1996 và 2003-2004 ở một vùng thuộc Tây Bắc của Trung
Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷlệNCBSM năm 2003-2004 giảm hơn so với
năm 1994-1995. Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ban đầu cao, nhưng sau 3 tháng thì
tỉ lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc về NCBSM đều
không đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [53].
Một trong những chỉ số đánh giá chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ bằng
sữa mẹ là thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau khi
sinh. Theo báo cáo của WHO (2016): tỷ lệ trẻ được bú mẹ ngay trong 1 giờ
đầu là 17,7% ở Peru, 60,9 % ở Nhật. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm trong
1 giờ đầu ở các nước Nepal, SriLanka và Cuba dao động quanh 90%. [81].
Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM là
97,7%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được ni
bằng sữa mẹ (35,6%) và có 57% được bú mẹ là chủ yếu [54].


Việt Nam từ đầu năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành

nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng
trên cả nước. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã
nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội,
kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú mẹsau 2-3 ngày. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ lần

đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn ở


10
cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68 – 97% trẻ được ăn thêm trong vòng
4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ được
cai sữa trước 12 tháng [9].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành
nuôi con của bà mẹ nội thành và ngoại thành Hà Nội (1996) cho thấy tỷ lệ trẻ
được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ trẻ bú muộn
trong vòng 24 giờlà 20,1%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
là 20% [28]. Thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng
tiếp tục được bú mẹ là 60%. Những nghiên cứu tương tự như trên còn được
triển khai ở nhiều vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số như: nghiên cứu
của Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự ở 2 huyện Núi Thành và
Thăng Bình tỉnh Quảng Nam cho thấy chỉ có 2/816 trẻ được ni bằng sữa mẹ
hồn toàn trong 4-6 tháng đầu. Tỷ lệ bà mẹ cho ăn, uống trước khi bú lần đầu
cao (42,8%) [34].
Nguyễn Việt Dũng đã nghiên cứu trên 359 trẻ dưới 2 tuổi tại Hà Nội,
kết quả cho thấy có 2/3 số bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi
sinh, từ 1 giờ đến 24 giờ là 28,7%, sau 24 giờ chiếm 4,5%. [7].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Mai Thị Tâm về thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau
sinh là 87,2, tỷ lệ trẻ bú trong vòng 6 giờ là 72,6%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu là 32% [32]. Thời gian cho con bú trung bình là
14

tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng tiếp tục được bú mẹ là 60%. Nghiên cứu của

Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc đánh giá trên 322 trẻ tại huyện Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên lại cho biết chỉ có 44,4% trẻ được bú ngay trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh, 15,2% bà mẹ cho con bú sau 24 giờ và hơn 50% con trẻ ăn/ uống
những thức ăn khác trước khi cho trẻ bú lần đầu [14].
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc NCBSM đã được quan
tâm, tỷ lệ trẻ được bú sớm, bú mẹ hồn tồn …có tăng lên dần theo thời gian


11
nhưng vẫn còn thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt là
các vùng sâu xa, khó khăn.
1.5. Những yếu tố liên quan đến ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc NCBSM thành công hay không phụ
thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới người mẹ, đứa trẻ và mơi trường xung
quanh có thuận lợi hay khơng. Quá trình NCBSM liên quan chặt chẽ với tuổi
của bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, sự khác biệt của hệ thống chăm sóc
sau đẻ như tăng cường gần gũi trẻ trong 24 giờ và cho trẻ bú sớm. Những yếu
tố ảnh hưởng tiêu cực đến NCBSM gồm: việc làm quen với các sản phẩm sữa
bột, việc người mẹ quay trở lại làm việc sớm..[32].
1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
thực NCBSM trong 6 tháng đầu và chủng tộc được cho là có liên quan đến bú
sớm sau sinh và NCBSM, nghiên cứu trên những người phụ nữ di cư ở Tây
Ban Nha cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ trong những giờ đầu tiên là khá cao. Những
phụ nữ mới nhập cư thường có xu hướng cho trẻ bú ngay trong những giờ đầu
và thời gian cho bú kéo dài hơn những phụ nữ nhập cư đã lâu, một số bằng
chứng cho thấy phụ nữ Mỹ da đen, phụ nữ gốc Tây Ban Nha cho con bú sớm
sau sinh cao gấp 3,2 lần so với phụ nữ Mỹ da trắng [54]. Nghiên cứu của
McLachlan, H. L. trên 300 bà mẹ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Việt Nam sinh
con tại Úc cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về thực hành NCBSM của các bà

mẹ giữa các quốc gia khác nhau, có tới 98% bà mẹ Thổ Nhĩ Kỳ cho con bú
sớm sau sinh, của Úc là 84% và Việt Nam 75%, nghiên cứu cũng cho thấy có
đến 40% các bà mẹ Việt Nam cho con sử dụng sữa công thức ở trong bệnh
viện sau khi sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ người Úc chỉ là 19% [60].


12
Khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ cũng là một trong những yếu tố
liên quan đến việc thực hành bú sớm sau sinh và NCBSM. Nghiên cứu của Lê
Thị Hương và cộng sự tiến hành tại Hà Nội trên 2.690 trẻ em cho thấy những
phụ nữ ở nông thơn có xu hướng cho con bú nhiều hơn ở vùng thành thị, đồng
thời nghiên cứu cung chỉ ra 40% trẻ trai được bú sớm sau sinh tại thành thị so
với 35% ở nông thôn, tỷ lệ trẻ gái ở thành thị và nông thôn được bú sớm sau
sinh lần lượt là 49% và 40% [12]. Tuy nhiên việc NCBSMHT trong tháng đầu
tiên và 3 tháng tiếp theo ở nông thôn phổ biến hơn thành thị đối với cả trẻ trai
và gái [12]. Phụ nữ đã hồn thành ít nhất trung học cơ sở có xu hướng cho con
bú ít hơn so với những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp hơn, cũng theo nghiên
cứu của Lê Thị Hương ở khu vực thành thị số ngày cho con bú hồn tồn của
các bà mẹ có trình độ học vấn cao thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ học
vấn thấp, thời gian trung bình cho bú hồn toàn của các bà mẹ học hết cấp 2 là
108 ngày, bà mẹ học hết cấp 3 là 88 ngày và học đại học hoặc cao hơn là 82
ngày [12].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đồng quan điểm cho rằng việc cho con
bú sớm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và của trẻ mới sinh, tuổi
của mẹ, thời gian chuyển dạ hay tư vấn của nhân viên y tế. Bà mẹ ít tiết sữa
hoặc có cảm giác đau và khó chịu cũng là nguyên nhân của việc không cho trẻ
bú sớm [66].
Các yếu tố về nhân khẩu học, văn hóa cũng được xác định là có liên
quan đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu của các
bà mẹ và đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu tại Việt Nam. Theo kết quả

điều tra của nghiên cứu dọc tại Quảng Xương, Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ các
bà mẹ cho con bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong tuần đầu tiên khá
cao với 98,3% và 83,6%, tuy nhiên việc các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm
vẫn còn rất phổ biến.


13
1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
NCBSM ở Mỹ cho thấy tỷ lệ NCBSM cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và các bà
mẹ có mức kinh tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo nhất được bắt đầu
bú mẹ sau đẻ sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu nhất (89% và 7%), ngồi ra
cịn cho thấy tỷ lệ NCBSM đến 3 – 6 tháng ở các gia đình nghèo thấp hơn
nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ 12 tháng lại cao nhất ở trẻ em gia đình nghèo Các
bà mẹ có địa vị, kinh tế xã hội cao hơn và với trình độ học vấn tốt hơn cho
rằng trẻ cần được ăn sam sớm trước 4 tháng và cảm thấy việc NCBSM là cần
thiết cho trẻ dưới 2 tuổi [48]. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận tình trạng kinh
tế xã hội của gia đình ảnh hưởng đến thời gian NCBSM. Các yếu tố liên quan
đến việc cho trẻ bú sữa mẹ lại cho thấy những bà mẹ tiếp tục cho con bú hoàn
toàn ngoài 3 tháng tuổi là nhóm có trình độ học vấn cao. [66]
1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dưới 30
tuổi ít có xu hướng được ni bằng sữa mẹ ở các mức độ [54], một nghiên
cứu khác ở Chile cũng chỉ ra rằng các bà mẹ khơng cho con bú hồn tồn chủ
yếu là các bà mẹ cịn thanh thiếu niên [48].
1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản
Phương pháp đẻ (sinh thường, đẻ mổ), nơi đẻ và các yếu tố sức khỏe
cũng có ảnh hưởng nhất định đến thực hành NCBSM của các bà mẹ. Nghiên
cứu năm 2009 tại Bình Dương cũng cho kết quả rằng phương pháp đẻ, niềm
tin có đủ sữa mẹ, quyết định chọn loại sữa nuôi con trước khi sinh, tác động

của mẹ chồng, có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ảnh
hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSM sau này
[29].

Số liệu nghiên cứu của A&T cho thấy rằng cắt tầng sinh môn và sinh

mổ đều ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm sau sinh , có 67,6% sản phụ
sinh thường cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh, tỷ lệ này ở sản phụ


14
bị cắt tầng sinh môn và sinh mổ tương ứng là 54% và 11,3%. Các bà mẹ sinh
mổ có ít khả năng tránh cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa hơn và có nhiều khả
năng nhất cho trẻ ăn sữa bột cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu tiên [1]. Cũng
theo nghiên cứu của A&T, các bà mẹ sinh con tại bệnh viện ít có khả năng cho
con bú mẹ sớm ngay sau khi sinh. Chỉ 45,3% những người sinh con ở bệnh
viện bắt đầu cho con bú trong 1 giờ đầu tiên, so với tỷ lệ 72% ở các bà mẹ
sinh con tại trạm y tế xã và nhà hộ sinh [1]. Bên cạnh đó , NCBSM cịn bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội như sự quan tâm, tham gia của người
cha, bà nội, bà ngoại của trẻ, thói quen cho trẻ ăn bổ sung sớm ảnh hưởng đến
hành vi NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Tổ chức dinh dưỡng Nhi khoa Châu
Âu đã khuyến cáo rằng việc đưa các thực phẩm bổ sung cho trẻ không nên
trước 17 tuần. Trên thực tế việc cho ăn bổ sung thường được thực hiện sớm
hơn khuyến cáo. Chính việc tiêu thụ các thực phẩm chuyên biệt có thể dẫn tới
sự thay đổi cơ chế tác động chuyển hóa gây nên việc thừa cân, béo phì sau
này của trẻ [67], [76].
Sự ảnh hưởng của chính sách thai sản:
Một yếu tố liên quan khác có tác động khá nhiều đến thực hành
NCBSM đó là điều kiện làm việc cũng như chế độ nghỉ thai sản của bà mẹ.
Việc bà mẹ phải đi làm sớm được cho là một rào cản lớn đối với NCBSMHT,

hầu hết các bà mẹ đều phải tham gia cơng việc bên ngồi nhà trước tháng thứ
4. Theo kết quả của một nghiên cứu định tính được tiến hành trên tồn quốc
về đánh giá tác động của các chính sách đến việc ni con bằng sữa mẹ, nhiều
ý kiến của các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách cho rằng NCBSMHT
trong 6 tháng đầu là rất khó.
Nghiên cứu của Skafida V tiến hành tại Scotland từ năm 2004 - 2005
cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và thời gian nghỉ đẻ của bà mẹ tới
việc NCBSM trong 6 tháng đầu, những bà mẹ làm việc tồn thời gian có nguy
cơ cho con dừng bú cao gấp 1,6 lần so với những bà mẹ không


15
phải làm việc; người mẹ có thời gian nghỉ đẻ dài sẽ NCBSM trong thời gian
dài hơn [70].
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc kéo dài thời gian
nghỉ thai sản với sự gia tăng tỷ lệ NCBSM, kết quả nghiên cứu đã phân tích
một cách chi tiết ảnh hưởng của 3 yếu tố: thời gian nghỉ thai sản, độ dài nghỉ
thai sản có lương và thời điểm đi làm trở lại đến việc cho con bú sớm và thời
gian cho con bú . Các nghiên cứu cũng cho thấy số phụ nữ đi làm lại trong
thời gian từ 3 đến 6 tháng sau sinh có khả năng ngừng cho con bú trước khi
trẻ được 6 tháng cao gấp 3 lần so với những bà mẹ không phải đi làm sớm trở
lại . Chế độ nghỉ thai sản có tác động rất nhiều đến thực hành ni con bằng
sữa mẹ, nhiều bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy chính sách nghỉ thai
sản dài, có hưởng lương sẽ thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một nghiên
cứu gần đây ở Đài Loan cho thấy người mẹ đi làm lại sớm, đặc biệt trước khi
trẻ được 6 tháng, là rào cản đối với việc cho con bú sớm và tiếp tục cho bú
[53].
1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam
Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thường rất sớm. Trong số 23 nước



Châu Phi, ăn bổ sung thường bắt đầu trong vòng 2-4 tháng tuổi [64].


Lagos (Nigeria) 87% phụ nữ ở thành thị bắt đầu cho con ăn bổ sung

vào cuối tháng thứ nhất [30]. Ở phần lớn các vùng nông thôn Thái Lan, trẻ
thường được ăn bột quấy, cháo hoặc chuối rất sớm, sau khi sinh vài ngày.
Nhưng các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, dầu, mỡ cần cho sự phát
triển của trẻ lại thường cho ăn muộn. Khi trẻ bị ốm, chúng có thể chỉ được ăn
cơm với muối bởi vì các bà mẹ đều tin rằng thịt, trứng và các thức ăn khác
làm tăng nhiệt độ cơ thể [42].
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về thực hành ăn bổ sung cho trẻ, Nguyễn
Lân cho thấy lý do chủ yếu khiến các bà mẹ phải cho con ăn bổ sung thêm là
mẹ bận đi làm xa (54,9%), mẹ không đủ sữa cho con bú (16,9%), còn


16
lại là các lí do khác (trẻ cứng cáp hơn, sợ không đủ chất cho trẻ [19]. Tỷ lệ
các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm rất cao: có tới 4,5% số trẻ ăn bổ sung trong
tháng đầu, 13,5% ăn trong thời gian 1-2 tháng tuổi, trong 4 tháng đầu có tới
88,9% số trẻ đã ăn bổ sung. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ sung
trong thời gian từ 5-6 tháng tuổi [19]. Theo nghiên cứu của Từ Ngữ và cộng
sự về thực hành cho ăn bổ sung ở trẻ tại Phú Thọ thì đến tháng thứ 4, đã có
73,3% trẻ được cho ăn bổ sung, và đến 6 tháng tuổi thì hầu hết trẻ đã ăn bổ
sung (98,7%). Trên thực tế, đa số các bà mẹ đều cho rằng thời điểm cho ăn bổ
sung như vậy theo họ là sớm (73,3%), chỉ có 24,3% cho là đúng thời gian và
2% cho là muộn. Phân tích kỹ hơn thì những bà mẹ cho rằng trẻ đã ăn bổ sung
sớm thì thời điểm trung bình là 3,25 tháng; đúng thời gian khi độ tuổi trung
bình là 5,05 tháng và muộn là 6 tháng; tính chung thì trung bình, trẻ bắt đầu

ăn bổ sung khi được 3,75 tháng tuổi (±1,4) và các bà mẹ có nhận biết tương
đối đúng về thời điểm ăn bổ sung, chỉ là họ không thực hiện được. Sở dĩ các
bà mẹ quyết định thời điểm cho ăn bổ sung của trẻ như vậy là do một số lý do
sau: mẹ phải đi làm (63,1%), trẻ khóc/đói/mẹ khơng đủ sữa (63,8%), đúng
thời điểm (19,5%) và một số ít là theo lời khuyên của họ hàng/hàng xóm
(2,6%). Trong số 95 bà mẹ phải đi làm sớm nên phải cho trẻ ăn bổ sung sớm
thì có 29% phải cho trẻ ăn từ tháng thứ 2 và 78% phải cho trẻ ăn trước 4
tháng. Thực tế ở nông thôn bà mẹ phải trở lại công việc đồng áng sớm sau khi
sinh là một trở ngại chính khiến trẻ khơng được bú mẹ hồn tồn trong 4 (6)
tháng đầu. Việc cho bú bị gián đoạn do công việc của mẹ làm cho trẻ bị cắt
nguồn cung thực phẩm, khiến trẻ đói và khóc, đồng thời việc sản xuất sữa của
mẹ theo cơ chế sinh lý cũng bị giảm sút. Tất cả những yếu tố đó khiến người
mẹ phải quyết định cho trẻ ăn bổ sung dù biết đó chưa phải thời điểm đúng
[25].


17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi hiện đang sinh sống ở 20 xã thuộc 4
huyện nghiên cứu
-

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu

+ Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
+

Đồng ý tham gia nghiên cứu, sống trên địa bàn liên tục từ 6 tháng


trở lên
+Tham gia chính trong việc chăm sóc trẻ ở 6 tháng đầu tiên.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những bà mẹ khơng có khả năng hoặc hạn chế
trong giao tiếp, bà mẹ tự nguyện khơng tham gia trong q trình nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt dọc
Nghiên cứu tại 2 thời điểm lúc trẻ được 3 tháng tuổi, lúc trẻ được 6
tháng tuổi của những trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu
2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính tốn dựa trên cơng thức tính cỡ mẫu mơ tả cho một tỷ lệ

Theo công thức:

n=Z 2

(

n: Cỡ mẫu.

1−α 2

.

)



×