Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ Thành ngữ mới trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.37 KB, 102 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

THÀNH NGỮ MỚI TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với những
biện luận, quan điểm độc lập. Các số liệu khảo sát, kết quả nêu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào


khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 16 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình theo học ngành cao học Ngôn ngữ học Việt Nam
tại Trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết lòng từ gia đình, thầy cô và
bạn bè. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Gia đình tôi, hậu phương luôn đứng bên tôi trong những phút khó khăn
để hoàn thành được luận văn.
Các thầy, cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 6
tại Trường Đại học Hải Phòng, những người đã dành tâm sức tận tình hướng
dẫn tôi.
Thầy giáo, TS.Đỗ Phương Lâm người đã tận tâm hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe tới quí thầy cô, gia đình và các
anh chị học viên.
Hải Phòng, ngày 16 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn



iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 9
1.1. Khái niệm thành ngữ.................................................................................. 9
1.2. Đặc điểm của thành ngữ........................................................................... 11
1.2.1. Về mặt cấu tạo và chức năng ngữ pháp ................................................ 11
1.2.2. Về nội dung ngữ nghĩa.......................................................................... 13
1.2.3. Về mặt sử dụng ..................................................................................... 14
1.2.4. Về mặt ngữ âm ...................................................................................... 14
1.3. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tương đương.................... 15
1.3.1. Phân biệt thành ngữ với từ ghép ........................................................... 15
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do................................................... 16
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ........................................................... 17
1.3.4. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ ........................................................ 20
1.4. Phân loại thành ngữ.................................................................................. 21
1.5. Khái niệm thành ngữ mới......................................................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA
THÀNH NGỮ MỚI TRONG TIẾNG VIỆT .................................................. 32
2.1. Đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp................................................................ 32
2.1.1. Tiêu chí phân loại thành ngữ theo cấu trúc ngữ pháp........................... 32
2.1.2. Thành ngữ có kết cấu chính phụ ........................................................... 33
2.1.3. Thành ngữ có kết cấu đẳng lập ............................................................. 33
2.1.4. Thành ngữ có kết cấu chủ vị ................................................................. 37
2.2. Đặc điểm về chức năng ngữ pháp của thành ngữ mới ............................. 38
2.2.1. Ngữ danh từ........................................................................................... 38
2.2.2. Ngữ động từ .......................................................................................... 39



iv
2.2.3. Ngữ tính từ ........................................................................................... 39
2.2.4. Thành ngữ có cấu tạo là cụm chủ vị ..................................................... 42
2.3. Đặc điểm về cấu trúc ngữ âm................................................................... 42
2.3.1. Về số lượng âm tiết của thành ngữ mới ................................................ 42
2.3.2. Vần trong các thành ngữ mới................................................................ 44
2.4. Đặc điểm về phương thức cấu tạo của thành ngữ mới............................. 46
2.4.1. Các hình thức ghép vần......................................................................... 46
2.4.2. Cải biến các đơn vị ngôn ngữ sẵn có .................................................... 49
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA
THÀNH NGỮ MỚI TRONG TIẾNG VIỆT .................................................. 55
3.1. Đặc điểm về ý nghĩa nội dung của thành ngữ mới trong tiếng Việt........ 55
3.1.1. Phản ánh đời sống xã hội hiện đại ........................................................ 55
3.1.2. Phê phán, đả kích thói hư tật xấu trong xã hội hiện đại........................ 56
3.1.3. Phản ánh đặc trưng, tính cách con người, địa phương.......................... 63
3.2. Một số đặc điểm về ngữ dụng .................................................................. 66
3.2.1. Môi trường sử dụng............................................................................... 66
3.2.2 Mục đích sử dụng................................................................................... 66
3.2.3. Nguyên nhân ra đời và phát triển của thành ngữ mới........................... 68
3.2.4. Khả năng thích nghi và ảnh hưởng của thành ngữ mới đối với tiếng
Việt văn hóa .................................................................................................... 70
3.3. Đề xuất ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82
PHỤ LỤC ............................................................................................................


v

DANH MỤC BẢNG
Số liệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

So sánh kết cấu thành ngữ mới tiếng Việt

38

2.2

Thống kê thành ngữ mới theo đặc điểm từ loại

38

2.3

Thống kê thành ngữ mới theo số lượng âm tiết

43

2.4

Thống kê các kiểu gieo vần ở thành ngữ mới

45


2.5

Quan hệ ngữ âm giữa các thành tố cấu tạo thành ngữ mới

46


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong tiếng Việt hiện nay đang thịnh hành những lối nói “lạ tai”.
Đó là những cụm từ có tính cố định cao, được sử dụng lặp đi lặp lại với tần
suất lớn. Chẳng hạn như: “Ngất ngây con gà tây”, “Phi công trẻ lái máy bay
bà già”, “Thuận vợ thuận chồng con đông mệt quá”, “Tào lao bí đao”, “Hồn
nhiên như cô tiên”, “Xấu nhưng biết phấn đấu”, “Đói như con chó sói”, “Một
con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ”, “Bộ đội thì phải chơi trội”, “Một điều
nhịn chín điều nhục”, “Cái khó ló cái ngu”, v.v. Có thể tạm gọi đó là những
thành ngữ mới trong tiếng Việt.
Những lối nói này bắt nguồn hầu như chỉ phổ biến ở một bộ phận dân
cư, mà phần đông là thanh thiếu niên; hoặc tồn tại ở môi trường giao tiếp phi
tiêu chuẩn, mang tính suồng sã, xô bồ của xã hội. Những lối nói này không
được sử dụng trong các môi trường giao tiếp văn hóa, lịch sự và giao tiếp
hành chính, công vụ. Nhưng điều đáng nói là càng ngày những lỗi nói trên
đây đang lan tràn sang các bộ phận dân cư khác và có những ảnh hưởng nhất
định trong đời sống ngôn ngữ.
1.2. Thành ngữ có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội.
Thành ngữ là những ngôn ngữ được mọi người sử dụng rộng rãi trong cộng
đồng. Vì vậy chúng có thể là thước đo cho trình độ văn hóa, dân trí trong xã
hội. Thành ngữ lành mạnh thì phản ứng một xã hội có văn hóa lành mạnh và

ngược lại.
Với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ nằm ở vị trí trung gian giữa câu và
từ, đại diện tiêu biểu cho các ngữ cố định, thành ngữ luôn chiếm một vị trí
quan trọng trong hệ thống các đơn vị từ vựng nói riêng và hệ thống đơn vị
ngôn ngữ nói chung. Dưới góc độ ngữ pháp (cụ thể ở đây là cấu trúc từ pháp),
thành ngữ tương đương như từ. Dưới góc độ ngữ dụng, thành ngữ lại là một
phương tiện ngôn ngữ có giá trị biểu đạt tinh tế, độc đáo, cô đọng, súc tích,
giàu hình ảnh, giàu âm điệu và có tính gợi tả cao.


2
Khi các đơn vị ngôn ngữ khác không ngừng biến đổi, thì thành ngữ như
những “tiêu bản hóa thạch” sống, những lớp trầm tích ghi lại những thăng
trầm của mỗi một ngôn ngữ. Thành ngữ là kho tàng từ vựng, cũng là kho tàng
văn hóa vô giá của mỗi dân tộc.
1.3. Gần đây, dư luận xã hội xôn xao về cuốn sách có nhan đề “Sát thủ
đầu mưng mủ - thành ngữ sành điệu về tranh” được Nhà xuất bản Mỹ Thuật,
Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam phối hợp phát hành (tháng 11 năm
2011). Cuốn sách thực chất là một tập hợp minh họa bằng tranh một số thành
ngữ hiện đại đang được lưu hành khá phổ biến trong tiếng Việt. Như vậy,
cuốn sách đã thừa nhận sự tồn tại và khẳng định ảnh hưởng của những thành
ngữ mới này trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt. Cuốn sách đã nhận được sự
phản ứng mạnh mẽ của dư luận và ngay sau khi phát hành, nó đã bị thu hồi và
cấm lưu hành.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa Thông tin đã phối
hợp với các nhà chuyên môn bàn thảo để chuẩn bị tái bản cuốn sách Sát thủ
đầu mưng mủ dưới tựa đề mới. Và đến năm 2013, cuốn sách lại tiếp tục được
tái bản có sửa chữa, bổ sung dưới nhan đề “Phê như con tê tê” với lời tự dẫn:
“Tôi đã trở lại lợi hại hơn xưa”. Hành động này cho thấy cơ quan quản lí,
giới truyền thông, giới chuyên môn và dư luận xã hội đã có những hưởng ứng

nhất định đối với sự ra đời của “thành ngữ mới” trong tiếng Việt hiện đại.
Mặc dù có những ý kiến trái chiều xung quanh những thành ngữ mới
trong tiếng Việt, nhưng chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại và những
tác động lớn lao của những câu nói trên đối với tiếng Việt hiện đại, nhất là tiếng
Việt văn hóa. Đây là vấn đề có tính thời sự nóng hổi rất cần nghiên cứu để đưa ra
những đóng góp cả về lí luận cũng như giải pháp thực tiễn.
Xuất phát từ những lí do thiết thực trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Thành ngữ mới trong tiếng Việt ”.


3
2. Lịch sử vấn đề
“Thành ngữ” là thuật ngữ ngôn ngữ học có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Tên gọi này chỉ ra một đặc trưng cơ bản trong cấu trúc và trong sử dụng của
thành ngữ là: tính cố định, tính ổn định.
Do tính chất đặc biệt với những đặc điểm khá lí thú nên từ lâu thành
ngữ đã là vấn đề dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học.
Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thành ngữ ở tất cả
các phương diện hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa.
Ở Trung Quốc, thành ngữ được nghiên cứu từ khá sớm: bắt đầu kể từ
cuốn Từ nguyên ra đời. Năm 1954, Cao Mô Tổ có chuyên luận “Thử bàn về
từ vựng tiếng Hán hiện đại” đã nghiên cứu thành ngữ dưới góc độ từ vựng.
Sau đó, các tác giả Thẩm Tòng Hữu, Mã Quốc Phàm (1978), Sử Thức (1979),
Hòa Tam Tỉ (1980), Tỉ Ngạn (1984) đã nghiên cứu thành ngữ ở phạm vi rộng
hơn, miêu tả những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, giải thích nguồn gốc, ý
nghĩa của thành ngữ.
Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, đã bắt đầu có công trình
nghiên cứu về thành ngữ. Năm 1921, Phạm Quỳnh công bố cuốn sách Về tục
ngữ và ca dao. Ở đây, ông chưa phân biệt rõ ràng thành ngữ với các đơn vị kế
cận khác. Những nghiên cứu có tính chuyên sâu, có tính hệ thống và khoa học

về thành ngữ kể từ những năm 1960.
Trong các chuyên luận về từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta thấy các
tác giả cố gắng đi tìm lời giải cho câu hỏi: khái niệm thành ngữ tiếng Việt, các đặc
trưng cơ bản của thành ngữ tiếng Việt. Có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Văn Tu
(1960, 1968, 1976), Đỗ Hữu Châu (1962, 1981), Nguyễn Kim Thản (1983), Cù
Đình Tú (1973, 1982), Nguyễn Văn Mệnh (1972, 1986), Nguyễn Thiện Giáp
(1975, 1985), Hồ Lê (1976), Đái Xuân Ninh (1976), v.v.
Một số tác giả khác lại tách riêng vài loại thành ngữ ra để nghiên cứu
các mặt cấu trúc hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa. Theo hướng này chúng ta
thấy Trương Đông San (1974), Hoàng Văn Hành (1976) tập trung nghiên cứu


4
thành ngữ so sánh, trong khi Hoàng Văn Hoành và các tác giả cuốn Kể
chuyện thành ngữ, tục ngữ (1994) tập trung miêu tả thành ngữ đối.
Địa hạt mà các nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả là nghiên cứu các mặt
riêng rẽ của thành ngữ tiếng Việt như nguồn gốc hình thành và phát triển
thành ngữ, các vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ, các bình diện văn hóa của
thành ngữ, phương pháp nghiên cứu thành ngữ, v.v. Có thể bắt gặp các công
trình nghiên cứu theo hướng này của các tác giả Nguyễn Đức Dân (1986),
Phan Xuân Thành (1990, 1992, 1993), Vũ Quang Hào (1992), Nguyễn Như Ý
(1993), Phan Văn Hoàn (1993), Nguyễn Văn Khang (1994), Nguyễn Công
Đức (1994), Nguyễn Xuân Hào (1994), v.v.
Có một hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của khá nhiều nhà Việt
ngữ học đó là sự vận dụng thành ngữ trong văn chương, trong các loại ngôn
bản khác nhau hoặc trong các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Chúng ta nhận rõ
hướng nghiên cứu này qua các công trình của Cù Đình Tú (1972), Hoàng Văn
Hành (1972), Nguyễn Thiện Giáp, Lê Như Tiến (1988), Nguyễn Khắc Hùng
(1988), Hoàng Tất Thắng (1992), Trịnh Đức Hiển (1994). Vấn đề nghiên cứu
việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm văn chương cũng được khai

thác trong bài luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Như đề tài “Thành
ngữ, tục ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khải” (2006); “Tìm hiểu thành ngữ, tục
ngữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc” (2006); “Tìm hiểu thành ngữ, tục
ngữ trong những sáng tác của Nguyễn Minh”; đề tài nghiên cứu “Thành ngữ,
tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” (2007); v.v. Hầu hết trong
những luận văn này, các tác giả đã khái quát được thành ngữ, tục ngữ là gì và
đưa ra một số quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học cũng như
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Thông qua đó các tác giả đã tìm ra sự tương
đồng và dị biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Và quan trọng hơn nữa là các tác
giả đã làm nổi bật lên được hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm văn chương của Nguyễn Khải, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, v.v. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Minh có đề tài “Khảo sát


5
ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trưng” đã
nghiên cứu toàn cảnh thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại: cấu trúc của thành
ngữ, quán ngữ thời hiện đại; thành ngữ có cấu trúc so sánh; thành ngữ có kết
cấu cụm từ; thành ngữ có kết cấu câu. Tìm hiểu ngữ nghĩa thực tại của thành
ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của chúng. Từ đó tác giả đã
cho chúng ta thấy rằng những thành ngữ, quán ngữ này đã phản ánh được
những thay đổi trong đời sống của người dân nước ta trong thế kỷ XX và đầu
thế kỷ XXI: đó là cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam, công cuộc chiến
đấu bảo vệ tổ quốc đồng thời phản ánh những tiêu cực của xã hội. Do đó chúng
có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp người đọc hiểu được cuộc sống của người
dân Việt Nam lúc bấy giờ. [35]
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quan về thành ngữ, một số bài
viết, chuyên luận còn đề cập đến khía cạnh ứng dụng của thành ngữ. Bài viết
“Phan Bội Châu vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ ca” của Nguyễn
Đức Can đăng trên “Ngữ học trẻ 2001” đã phân tích tỉ mỉ về hiệu quả sử dụng

thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ ca của Phan Bội Châu. Sau khi khảo sát 14
bài thơ của Phan Bội Châu, tác giả đã đưa ra kết luận: “đây là một bằng chứng
chứng minh cho sức sống, sức mạnh mẽ của kho tàng ngôn ngữ dân tộc (ở đây là
kho tàng thành ngữ, tục ngữ ). Đặng Thanh Hòa cũng có bài viết về “Thành ngữ,
tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương” đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ & đời
sống” số 4/2001. Tác giả Bùi Thanh Lương đã có bài viết: “Cách sử dụng thành
ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ & đời sống”
số 9/2006. Sau khi khảo sát bốn loại báo: Đại đoàn kết, Thể thao - Văn hóa, Sài
Gòn giải phóng, Hà Nội mới, tác giả đã nhận ra được ba cách để tạo thành ngữ
mới trên báo chí: Cải biến các thành ngữ quen thuộc những nghĩa không thay đổi
bằng cách thế các từ đồng nghĩa hoặc chen từ; cải biến bằng cách sử dụng các mô
hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Từ đó tác giả đã đưa ra kết luận: “Sáng tạo
trong cách sử dụng thành ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong
phú, giàu đẹp”...[34,11].


6
Mới đây nhất, trong bài viết “Thành ngữ cải biến trong tác phẩm Sơn
Vương”, Nguyễn Thị Vân Thùy và Nguyễn Văn Nở đã thống kê được 446
thành ngữ mới được cải biến từ thành ngữ truyền thống. Trong đó, bài viết chỉ
ra 5 hình thức cải biến: thay đổi ngữ âm, thêm bớt từ, thay từ, đảo trật tự cú
pháp và mượn ý của thành ngữ gốc. [45, 1131-1145]
Có thể nói nhìn một cách tổng thể, những công trình nghiên cứu chuyên
sâu về thành ngữ dưới các góc độ khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn của thành ngữ tiếng Việt và có nhiều phát
hiện bất ngờ thú vị.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã phác họa một cách sinh
động diện mạo của thành ngữ tiếng Việt và ý nghĩa của chúng đối với việc thể
hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Song thành ngữ mới - một hiện tượng ngôn ngữ và
văn hóa rất đặc biệt chỉ xuất hiện trong tiếng Việt vào khoảng một thập kỉ lại đây còn là đối tượng nghiên cứu mới mẻ, chưa được quan tâm thích đáng. Hiện nay

chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến những đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa và đặc điểm sử dụng của thành ngữ mới tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong công trình này là những
thành ngữ mới trong tiếng Việt. Ý nghĩa “mới” ở đây đã bao hàm ý nghĩa giới
hạn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi: những thành ngữ mới xuất hiện và
được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt trong khoảng một thập kỉ nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, số lượng thành ngữ thời hiện đại là rất phong phú. Song
do những đơn vị này chưa được tập hợp trong các văn bản chính thức và thời
gian nghiên cứu của chúng tôi không cho phép nên việc thu thập thành ngữ,
của chúng tôi còn rất hạn chế. Luận văn của chúng tôi không có tham vọng
khảo sát hết tất cả những đơn vị thành ngữ mới mà chỉ mong muốn phần nào
giúp những người quan tâm có cái nhìn ban đầu về thành ngữ thời hiện đại


7
trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong sau tái bản thành
“Phê như con tê tê” và trong khẩu ngữ của một bộ phận giới trẻ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Khảo sát, thống kê các thành ngữ mới trong tiếng Việt;
- Nghiên cứu kết cấu ngữ pháp và quy tắc hình thành của các thành ngữ mới;
- Nghiên cứu nguyên nhân ra đời, phạm vi ứng dụng và tác động của
thành ngữ mới đối với tiếng Việt văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả;


- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp: thu thập, sưu tầm tư
liệu (thông qua sách báo, khẩu ngữ), thống kê, so sánh và tổng hợp để phân
tích nguồn ngữ liệu, có kết quả nghiên cứu khách quan phục vụ cho việc đưa
ra những luận điểm khoa học trong luận văn.
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
6.1. Về lí luận
Góp phần bổ sung và xác định các khái niệm liên quan đến thành ngữ
trong tiếng Việt.
6.2. Về thực tiễn
- Bổ sung tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ văn hóa. Cụ thể
là giúp cho người học, người nghiên cứu về thành ngữ có được những tư liệu
có giá trị.
- Những luận điểm trình bày trong công trình này sẽ hữu ích đối với
việc soạn thảo giáo trình, tài liệu về tiếng Việt, và nhất là biên soạn từ điển
tiếng Việt hiện đại, từ điển thành ngữ tiếng Việt.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn có
kết cấu gồm ba chương:


8
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 1 trình bày các vấn đề:
- Lí thuyết về thành ngữ và tình hình nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam;
- Đặc điểm của thành ngữ;
- Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác;
- Khái niệm thành ngữ mới trong tiếng Việt.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ âm của thành ngữ
mới trong tiếng Việt
Chương 2 đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ mới trong tiếng Việt
- Đặc điểm về chức năng của thành ngữ mới trong tiếng Việt
- Đặc điểm về phương thức cấu tạo của thành ngữ mới trong tiếng Việt
- Đặc điểm về hình thức ngữ âm của thành ngữ mới trong tiếng Việt
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của thành
ngữ mới trong tiếng Việt
Chương 3 tìm hiểu về thành ngữ mới trong tiếng Việt trên các bình diện:
- Đặc điểm về ý nghĩa nội dung;
- Một số đặc điểm sử dụng của thành ngữ mới.


9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là một đơn vị từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Với số
lượng đồ sộ, thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan
tâm nghiên cứu. Tuy vậy, còn tồn tại những quan niệm chưa nhất quán về
thành ngữ tiếng Việt. Dưới đây, chúng tôi tổng thuật một số quan điểm trong
việc định nghĩa thành ngữ tiếng Việt.
- Quan điểm thứ nhất: Coi thành ngữ là đơn vị cố định về cấu trúc và
có nghĩa hoàn chỉnh.
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1972) có viết: “Thành ngữ là đơn vị có nội
dung giới thiệu, miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một
trạng thái. Về mặt hình thức, tuyệt đại đa số chúng là những cụm từ cố định.”
(“Về ranh giới thành ngữ tục ngữ”, Ngôn ngữ, số 3/1972) [35, 11]
Đồng quan điểm với Nguyễn Văn Mệnh, Đái Xuân Ninh nhận định:
“Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố cấu tạo đã mất tính độc lập ở cái mức
độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc.” [38, 60]
Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (2010, 458): thành ngữ (idiom) là

“một tổ hợp tương đối ít biến đổi trong thành phần cấu tạo, có tính chất của đơn vị
trọn vẹn về nghĩa tương đương với cấu tạo của một từ có nghĩa từ vựng”.
- Quan điểm thứ hai: Chú trọng đến tính hình tượng của thành ngữ
Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa
của chúng có tính hình tượng và gợi cảm. [5, 153-165].
Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối
về mặt ngữ nghĩa không nhằm diễn đạt một ý, một nhận xét như tục ngữ mà
nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc.
“Thành ngữ là những cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa và có
giá trị gợi tả.” [12], Hồ Lê (1976) lại định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố
định hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình tượng
và gợi cảm.” [30, 77]


10
- Quan điểm thứ ba: Coi thành ngữ là đơn vị của ngôn ngữ văn hóa.
Đại diện cho khuynh hướng này là tác giả Nguyễn Công Đức (1995),
ông đã định nghĩa thành ngữ một cách chi tiết: “Thành ngữ là những cụm từ
cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, gọi tên
sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả bóng bảy; có hiệu năng trong
giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” [15, 34]
Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng có nhận xét về đặc tính văn hóa dân tộc của
thành ngữ: “Thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ ổn định về hình thức, phản ánh
lối nói, lối suy nghĩ đặc thù dân tộc, phản ánh khái niệm và hiện tượng.” [8]
- Quan điểm thứ tư: Chú trọng đến mặt sử dụng của thành ngữ
Tác giả Hoàng Văn Hành quan tâm đến phương diện ngữ dụng của
thành ngữ, ông cho rằng: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững
về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bảy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ.” [19, 27]
- Quan điểm thứ năm: Chú trọng đến mặt hình thức ngữ âm của thành ngữ

Có thể kể một số tác giả đại diện cho khuynh hướng này như: Nguyễn
Như Ý, Phan Xuân Thành, Nguyễn Văn Khang. Tác giả Nguyễn Văn Khang
đặc biệt chú ý đến vần điệu trong thành ngữ tiếng Việt: “Thành ngữ là những
cụm từ cố định, thường có vần điệu, được sử dụng rộng rãi trong đời sống
hàng ngày, trong đó nghĩa không giải thích đơn giản bằng ý nghĩa của các từ
cấu tạo nên nó” [27, 719].
Nói tóm lại, từ trước đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm thành ngữ. Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả đi
trước, chúng tôi quan niệm:
Thành ngữ là những ngữ cố định được dùng để định danh cho các sự vật,
hiện tượng, tính chất, hành động; có cấu trúc hình thái ổn định. Thành ngữ có nội
dung và hình thức khá hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có tình hình tượng, tính
gợi cảm, tính biểu trưng hóa và hàm súc, bóng bảy. Thành ngữ là đơn vị ngôn
ngữ văn hóa, thường có vần điệu, có phong cách khẩu ngữ.


11
1.2. Đặc điểm của thành ngữ
1.2.1. Về mặt cấu tạo và chức năng ngữ pháp
1.2.1.1. Về cấu tạo
Thành ngữ là loại cụm từ có tính cố định, chặt chẽ. Tính cố định của
thành ngữ thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng cấu tạo nên thành ngữ hầu như
được giữ nguyên trong quá trình sử dụng. Người ta không thể thay thế, thêm
bớt hoặc chêm xen bất kì một yếu tố nào vào trong lòng thành ngữ. Chẳng
hạn, thành ngữ hổ phụ sinh hổ tử không thể thay thế thành cọp phụ sinh cọp
tử, thành ngữ buộc chỉ chân voi không thể đổi thành buộc chỉ chân tượng, v.v.
Tuy nhiên, tính cố định và bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ
không phải là bất biến, bất di bất dịch. Nghĩa là trong hoạt động giao tiếp, người ta
vẫn chấp nhận sự thay đổi nhất định trong việc sử dụng thành ngữ một cách sáng
tạo, linh hoạt. Chẳng hạn, trong bài thơ “Bánh trôi nước” có viết:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Thành ngữ ba chìm bảy nổi đã được tác giả Hồ Xuân Hương đổi trật tự
hai vế thành bảy nổi ba chìm. Việc dùng thành ngữ theo cấu trúc đảo này có
tác dụng làm cho nhịp điệu câu thơ trở nên hài hòa, uyển chuyển.
Còn trong Truyện Kiều, nhiều trường hợp nhà thơ Nguyễn Du thường
tách thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý
nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của câu thơ.
Những thành ngữ “trong ấm ngoài êm”, “tình sông nghĩa bể”, “khổ tận cam
lai”, v.v. được “bẻ vụn đan cài vào” các câu thơ sau:
- “ Nàng rằng: non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.”
- “ Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông”
- “ Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai”


12
Tính cố định, bền vững và tính uyển chuyển của thành ngữ trong sử
dụng là hai mặt không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có tác dụng bổ sung
cho nhau. Chính điều này khiến cho kho tàng thành ngữ ngày càng được mở
rộng, phong phú hơn do xuất hiện nhiều biến thể của một thành ngữ. Bên
cạnh tan cửa nát nhà còn có nhà tan cửa nát hoặc vênh váo như bố vợ phải
đấm và vênh váo như bố vợ cậu ấm, v.v…
1.2.1.2. Về chức năng ngữ pháp
Thành ngữ là cụm từ cố định, có giá trị tương đương từ, vì vậy, trong
hành chức, thành ngữ có chức năng cấu tạo phát ngôn, nó có thể tham gia
làm thành phần cấu tạo phát ngôn, đó là làm thành phần chính: chủ ngữ và vị
ngữ. Khi tham gia làm thành phần phụ của phát ngôn, thành ngữ có khả năng

làm trạng ngữ (chủ yếu là trạng ngữ cách thức và trạng ngữ thời gian). Khi
làm thành phần phụ của cụm từ, thành ngữ xuất hiện với tư cách là bổ ngữ, là
định ngữ. Sau đây là một số ví dụ thành ngữ đảm nhận các chức vụ cú pháp
trong phát ngôn
– Lên voi xuống chó là quy luật thường tình của cuộc sống. -> làm chủ ngữ
– Dần //chân yếu tay mềm lắm. Hắn thà nhịn đói mà ở cửa ở nhà thì còn
hơn. -> làm vị ngữ
– Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi không còn nhịn được nữa, tiền học
tháng này còn chưa đưa cho người ta -> làm trạng ngữ chỉ cách thức.
– Người ta thăm hỏi nhau, kiêng mắng chó chửi mèo, không hốt rác, rồi
trồng nêu, vạch vôi vẽ cung tên, chẳng qua chỉ để hi vọng năm sắp tới, bản
thân mình, gia đình mình, làng nước mình sẽ khôn ngoan hơn, khoẻ mạnh
hơn, sinh sản nhiều hơn ->làm bổ ngữ
– Chị Hai đôi khi nhìn tôi chép miệng: “Chỉ sợ thằng Hoài vô môi
trường đó dễ sa ngã, phải chi nó chịu học cho giỏi rồi tìm một nghề ăn chắc
mặc bền như em. -> làm định ngữ
Tóm lại, về mặt ngữ pháp, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ,
dùng để cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn.


13
1.2.2. Về nội dung ngữ nghĩa
Có thể nhận thấy trong các công trình nghiên cứu về từ vựng, ngữ pháp
tiếng Việt nói chung, về thành ngữ tiếng Việt nói riêng, các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam đã đi đến một số điểm khá thống nhất căn bản về nghĩa của thành
ngữ. Phần lớn các tác giả trong những công trình nghiên cứu về từ vựng - ngữ
nghĩa nói chung đều ghi nhận nghĩa đặc trưng nổi bật về nghĩa của thành ngữ
là tính chỉnh thể hình tượng và tính hàm súc, bóng bẩy, gợi cảm cao. Mỗi
thành ngữ là một đơn vị hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, diễn đạt tương đối trọn
vẹn một khái niệm hay một hiện tượng trong đời sống xã hội. Nghĩa của một

thành ngữ không phải là sự cộng gộp ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ
một cách máy móc. Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ “treo đầu dê, bán thịt
chó” không phải đề cập đến việc mua bán mà ý nghĩa của nó là nói đến sự
không thống nhất giữa hình thức và nội dung, từ đó nâng lên một bước có thể
hiểu đó là một hành động giả dối, lừa đảo. Hay nghĩa của thành ngữ “mẹ tròn
con vuông” không thể hiểu một cách đơn giản là mẹ hình tròn, con hình
vuông. Theo quan niệm của người xưa “tròn” là ý niệm diễn tả Trời,
“vuông” là ý niệm diễn tả Đất, người xưa cho rằng trời thì tròn và đất thì
vuông, con người sinh ra là do Trời sinh và Đất dưỡng. Con người là sản
phẩm của Trời Đất, nên sản phẩm đó được toàn vẹn là do trời đất. Bởi vậy
“mẹ tròn con vuông” là lời chúc dành cho cả người mẹ và con đều khỏe mạnh
và an toàn, không bị rủi ro gì cả.
Trong thành ngữ, các yếu tố tham gia có giá trị như một nét tín hiệu
thẩm mỹ. Nghĩa của thành ngữ rút ra trên cơ sở khái quát hóa, trừu tượng hóa
của tín hiệu này. Bản chất của sự việc đưa ra mới là nghĩa của thành ngữ. Vì
vậy, cùng một nghĩa, có thể có nhiều thành ngữ khác nhau. Ví dụ như các
thành ngữ: chó ngáp phải ruồi; buồn ngủ gặp chiếu manh; chuột sa chĩnh
gạo;v.v. cùng có ý nghĩa chỉ sự may mắn. Đó là lí do vì sao nói thành ngữ có
tính chỉnh thể hình tượng. Nhờ tính chỉnh thể hình tượng mà thành ngữ trở
thành một phương tiện diễn đạt độc đáo.


14
1.2.3. Về mặt sử dụng
Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài
học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm
mỹ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp
yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một
lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách
bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại

cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào về quan hệ con
người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục). Thành ngữ
thuộc về ngôn ngữ. Cho nên, nó xuất hiện trong phát ngôn với chức năng
miêu tả, góp phần làm cho phát ngôn trở nên hình ảnh, đặc biệt là trong tác
phẩm văn chương. Bởi vậy mà thành ngữ thường được dùng trong cách diễn
đạt có ngụ ý: nhấn mạnh, cường điệu, bóng gió, hoa mĩ, v.v. Nói tóm lại là
không dùng trong các lối diễn đạt thông thường.
Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh
chứ không có chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức năng định danh
được thực hiện bằng các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất
là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho
những sự vật, hiện tượng mới.
1.2.4. Về mặt ngữ âm
Thành ngữ thường có vần lưng, ví dụ:
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường,
Đầu xuôi đuôi lọt,
Nói ngọt lọt đến xương,
Mặt xanh nanh vàng,
Quýt làm cam chịu,
Đầu tắt mặt tối,
Nhà rách vách nát, v.v.


15
1.3. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tương đương
Trong khi xác định khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng cố
gắng vạch ra một đường ngăn cách giữa thành ngữ với các đơn vị khác như:
từ ghép, cụm từ tự do, tục ngữ và quán ngữ.
1.3.1. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Về mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép, hầu hết các nhà nghiên cứu

đều cho rằng đó là mối quan hệ khá rạch ròi. Dù xếp từ ghép trong nội bộ
cụm từ cố định (như Trương Đông San, 1974) hay không thuộc cụm từ cố
định (Đỗ Hữu Châu, 1981, Nguyễn Văn Tu, 1976…) thì các tác giả đều phân
biệt rạch ròi ranh giới giữa thành ngữ và từ ghép dựa vào các tiêu chí về nội
dung, cấu trúc, thành tố cấu tạo.
Theo tác giả Hồ Lê (1976), thành ngữ và từ ghép phân biệt với nhau ở
chỗ: thành ngữ thường miêu tả những hình ảnh trạng thái phức tạp hơn so với
từ ghép, do đó cấu tạo và quan hệ ngữ pháp nội bộ cũng phức tạp hơn: thường
do bốn từ trở lên cấu tạo thành và có thể phân tích thành hai hoặc hơn hai
quan hệ ngữ pháp khác nhau. [30]
Cùng quan điểm với Hồ Lê, Nguyễn Văn Mệnh (1986) đã phân tích sâu
hơn về sự khác biệt giữa từ ghép và thành ngữ. Theo ông, thành ngữ và từ
ghép có một số điểm giống nhau: chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ cố
định, có sẵn, có tính thành ngữ và đều có chức năng định danh. Vì vậy, việc
vạch ra đường ranh giới giữa hai đơn vị này là rất cần thiết. Theo ông, thành
ngữ và từ ghép có thể phân biệt ở một số điểm như: ở phạm vi rộng hẹp và ở
mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng, ở mức độ phức tạp của
chức năng định danh, mức độ phức tạp trong mối quan hệ ngữ pháp giữa các
thành tố v.v. [36]
Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa, Nguyễn Thiện Giáp kết luận khái quát
rằng : “Từ ghép là tên gọi thuần tuý, còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của sự
vật nào đó”.[17, 26]


16
Nhìn chung, việc phân biệt thành ngữ và từ ghép của các nhà nghiên
cứu là khá thống nhất. Sự phức tạp và chưa thống nhất của các tác giả chỉ nằm
ở một vài trường hợp mà Đỗ Hữu Châu gọi là những đơn vị trung gian như
mắt lươn, mắt phượng, mắt ốc nhồi, mắt cá chày, mở rộng, thu hẹp, bóp méo,
vo tròn hoặc những trường hợp mà Trương Đông San và Nguyễn Văn Mệnh

cho là thành ngữ so sánh như trẻ măng, dẻo kẹo, đen thui… Đối với những
trường hợp này, hai ông cho rằng đó là những thành ngữ ở dạng tối giản nhất,
tuy không có từ so sánh nhưng ý nghĩa so sánh vẫn rõ. Hay Nguyễn Thiện
Giáp (1981) cũng cho rằng: “Một số thành ngữ lược bỏ từ so sánh đó thường
dễ được nhận thức như là từ ghép. Ví dụ: đen như thui > đen thui; trẻ như
măng > trẻ măng” [17, 26]. Theo Hoàng Văn Hành, có thể dựa vào tiêu chí
định lượng để phân biệt các trường hợp trên.
Bởi trong tri nhận của người Việt, đã là một thành ngữ thường ít nhất
phải có 3 âm tiết trở lên. Cho nên những trường hợp rút gọn như Nguyễn
Thiện Giáp đã nêu thì phải coi là “sự chuyển hóa từ khu vực thành ngữ sang
khu vực từ ghép” [17, 66]. Đó là sự “chuyển hoá thành ngữ sang từ có ẩn dụ".
Vì vậy, việc coi các đơn vị kiểu như đen thui, dẻo kẹo là từ ghép còn các đơn
vị kiểu như đen như thui, dẻo như kẹo là thành ngữ vừa phù hợp với đặc thù
của tiếng Việt, vừa phù hợp với tri nhận của người bản ngữ.
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Nguyễn Văn Mệnh (1986) cho rằng, đường ranh giới giữa thành ngữ và
các cụm từ tự do là khá rõ ràng vì chúng nằm ở những bình diện khác nhau,
thành ngữ thuộc bình diện ngôn ngữ, còn cụm từ tự do thuộc bình diện lời
nói. Xưa nay, trên đường biên giới này chưa xảy ra hiện tượng tranh chấp nào
đáng kể. [36]
Nhiều tác giả lại quan niệm như sau:
Thành ngữ và cụm từ tự do giống nhau ở chỗ cả hai đều là những đơn
vị lớn hơn từ, do các từ tạo nên. Hai đơn vị này khác nhau ở một số điểm sau:


17
- Sự khác biệt lớn nhất là khả năng tồn tại ở trạng thái tĩnh. Cụm từ tự
do được tạo ra do nhu cầu giao tiếp. Khi tồn tại ở trạng thái tĩnh chúng là
những từ riêng biệt, khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, chúng được gắn kết
với nhau thành một khối. Trong khi đó, ngữ cố định gồm các từ gắn kết với

nhau chặt chẽ ngay cả khi tồn tại ở trạng thái tĩnh, chưa hành chức. Như vậy
chỉ có ngữ cố định là tồn tại ở trạng thái tĩnh, còn cụm từ tự do không tồn tại
khi ngôn ngữ chưa hoạt động.
- Cấu tạo của ngữ cố định có tính ổn định, chặt chẽ. Muốn dùng ngữ cố
định ta phải dùng đúng với cấu tạo của nó. Trong khi đó, tuỳ mục đích diễn
đạt mà các cụm từ tự do có cấu tạo dài ngắn khác nhau.
- Về cơ chế tạo nghĩa: nghĩa của cụm từ tự do là do cấu trúc và nghĩa
của các từ tạo nên nó. Còn nghĩa của các cụm từ cố định được hình thành từ
các biện pháp tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ… Nhiều ngữ cố định có nghĩa
khác hẳn nghĩa tường minh của các yếu tố cấu tạo nên nó.
Một cụm từ mà ý nghĩa không phải thuần tuý do tổng nghĩa của các từ
theo cấu trúc của nó tạo nên là cụm từ có tính thành ngữ. Do đó sự khác biệt
giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do là sự khác biệt về tính thành ngữ.
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Vũ Ngọc Phan (1956) cho rằng: Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn
vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là
một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận
của câu và tự nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi
thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù
ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Nguyễn Văn Tu (1968) bước đầu cũng chỉ ra sự khác nhau giữa hai đơn
vị này khi ông viết: thành ngữ chỉ một nội dung chưa đầy đủ và dùng để làm
thành phần câu. Trong khi tục ngữ là những câu lưu truyền những kinh
nghiệm đời sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử. [50]
Nguyễn Văn Mệnh (1972) đã dành nhiều công phu khi phân định ranh
giới giữa hai đơn vị này. Mặc dù giữa thành ngữ và tục ngữ có sự chuyển hoá


18
cho nhau nhưng trên đại thể vẫn có thể tìm ra những đặc điểm khu biệt khá rõ

ràng trên hai phương diện nội dung và hình thức. Sự khác nhau về nội dung
và hình thức ngữ pháp dẫn đến sự khác nhau về năng lực hoạt động trong
chuỗi lời nói. Tục ngữ có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói, trong khi
thành ngữ không có khả năng này. [35]
Tuy nhiên, Nguyễn Văn Mệnh cũng có cái nhìn biện chứng khi xem xét
mối quan hệ giữa hai đơn vị này. Theo ông, mặc dù không thể đập nhập thành
ngữ và tục ngữ làm một nhưng giữa chúng lại có sự chuyển hoá và xâm nhập.
Có một số tục ngữ trong quá trình sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau
đã chuyển thành thành ngữ. Sự chuyển hoá này chỉ diễn ra một chiều mà
không có chiều ngược lại.
Cù Đình Tú (1973) đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt thành ngữ
và tục ngữ. Ông viết: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng
định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động…”[51,
112], còn tục ngữ mang chức năng thông báo. Nó thông báo một nhận định,
một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy,
mỗi tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng.
Các tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri trong “Tục
ngữ Việt Nam” (1975) cũng bổ sung thêm một tiêu chí để phân biệt, đó là
“thành ngữ là khái niệm và tục ngữ là những phán đoán” [10, 17]. Quan niệm
này được nhắc lại trong lời mở đầu của cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt
(Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, 1978): “Mối liên hệ giữa hai loại hình này
chủ yếu là về mặt ngữ nghĩa, mặt nhận thức của con người. Có thể xem tiêu
chí để phân biệt hai loại này là: nội dung của thành ngữ là những khái niệm,
nội dung của tục ngữ là những phán đoán. Một bộ phận của thể loại tục ngữ
có thể trở thành một bộ phận của thể loại thành ngữ” [33, 62].
Về mối quan hệ này, Hồ Lê (1976) cũng đã đề cập đến khi ông gộp
chung thành ngữ và ngạn ngữ (mà thực chất là tục ngữ) làm một. Theo ông,
sự khác nhau cơ bản giữa hai đơn vị này là về mặt ý nghĩa. Thành ngữ có



19
chức năng miêu tả hiện thực khách quan bằng hình ảnh, còn ngạn ngữ thì có
chức năng nêu lên những bài học có ý nghĩa răn đời. [30]
Tiếp tục khơi sâu về mối quan hệ này, Nguyễn Văn Mệnh (1986) đưa thêm
một tiêu chí nữa để phân định thành ngữ và tục ngữ, đó là dựa vào chức năng.
Thành ngữ làm nhiệm vụ định danh, còn tục ngữ có chức năng thông báo.
Hoàng Văn Hành (2008) đã nhận xét: “Thành ngữ tuy có nhiều nét
tương đồng với tục ngữ (như tính bền vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về
nghĩa…) nhưng lại khác tục ngữ về bản chất. Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ:
thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái niệm một cách
bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu - ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán
đoán một cách nghệ thuật”.[21,10]
Cùng quan điểm với Nguyễn Văn Mệnh, Phan Văn Hoàn (1992) cho rằng
giữa hai đối tượng này có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. Ở một góc độ nào đó,
thành ngữ và tục ngữ có mối quan hệ rất đặc biệt, khăng khít với nhau.
Từ việc chỉ ra một số khó khăn khi phân biệt hai đơn vị này, tác giả
Nguyễn Thị Trung Thành (2009) đã bổ sung thêm một tiêu chí nữa để nhận
diện thành ngữ, tục ngữ, đó là dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Chính hoàn cảnh
sử dụng sẽ hiện thực hoá mặt thành ngữ hay tục ngữ của đơn vị đang xét.
Cũng trong bài viết này tác giả còn nói thêm, cái khó trong việc xếp
một số ngữ liệu cụ thể vào thành ngữ hay tục ngữ chỉ xảy ra đối với các đơn
vị thuần Việt. Còn các đơn vị tương tự nếu là mượn Hán thì các nhà sưu tầm
lại thống nhất xếp vào thành ngữ.
Trên đây là kết quả của các nhà ngôn ngữ học trong việc phân định
ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ. Dựa vào các tiêu chí như ý nghĩa, cấu
trúc, chức năng chúng ta có thể phân biệt được hai đơn vị này. Trong trường
hợp nhập nhằng hoặc có sự chuyển hoá, xâm nhập chúng ta có thể vận dụng
thêm tiêu chí hoàn cảnh sử dụng.



×